SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG GIỜ ĐỌC - HIỂU
“HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT”
CỦA LƯU QUANG VŨ
Người thực hiện: Đỗ Thị Hoa
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HÓA NĂM 2013
MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
2
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
3
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
4
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
CỦA ĐỀ TÀI
5
1. Thuận lợi
5
2. Khó khăn
5
3. Số liệu thống kê
6
III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KNS
TRONG GIỜ ĐỌC - HIỂU “HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT”
1. Giáo dục KNS thông qua việc lồng ghép, tích hợp vào nội dung
bài học.
2. Giáo dục KNS thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực.
IV. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GIÁO DỤC KNS TRONG GIỜ ĐỌC
– HIỂU “HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT ”
6
6
7
8
V. KẾT QUẢ
17
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
20
C. KẾT LUẬN
20
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
-Bốn mục tiêu giáo dục quan trọng hàng đầu mà UNESCO đã đề ra là “ Học để
biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Trong xu thế hội
nhập và phát triển, thế kỉ XXI đòi hỏi con người phải luôn năng động, sáng tạo,
có khả năng tìm kiếm, xử lí thông tin và ứng phó với các tình huống trong đời
sống. Nhằm đáp ứng yêu cầu này, mục tiêu giáo dục phổ thông của nước ta đã
chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng
lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Vì
vậy, việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy cũng là tất yếu nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh. Với bản chất là hình thành và phát triển cho HS
khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những tình huống,
giáo dục kĩ năng sống (KNS) rõ ràng là hết sức quan trọng nhằm đáp ứng mục
tiêu giáo dục hiện nay.
-Trong xã hội hiện nay với sự phát triển nhanh chóng về các lĩnh vực kinh tế ,
xã hội, sự hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra những tác động phức tạp ảnh
hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Đặc biệt
là thời gian qua, tình trạng đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên trong đó có
cả học sinh đang bị xuống cấp. Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện
tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua như:
nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đọa... là do các em còn
thiếu những kĩ năng sống cần thiết.Vì thế giáo dục KNS là một yêu cầu cấp thiết
đối với thế hệ trẻ. Đó là lí do khiến giáo dục KNS trở thành xu thế chung của
nhiều nước trên thế giới.
- Dù Ngữ Văn là một môn học có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục KNS
cho HS nhưng thực tế cho thấy vấn đề giáo dục KNS ở trường phổ thông mới
chỉ được chú trọng từ năm học 2010-2011. Hơn nữa bản chất của môn Văn là sự
kết hợp giữa tính khoa học và nghệ thuật. Làm sao để HS vừa cảm thụ, rung
động với tác phẩm văn chương lại vừa tích hợp được các KNS cũng không phải
là đơn giản. Do vậy việc làm thế nào để tích hợp nội dung giáo dục KNS trong
nội dung bài học và thông qua các phương pháp triển khai nội dung bài học đến
nay vẫn là sự thử nghiệm tìm đường của các giáo viên dạy văn.
2
- Trong chương trình THPT,tác giả Lưu Quang Vũ là cây bút vàng của sân khấu
Việt Nam.Vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của ông được xếp vào hàng
những vở kịch kinh điển của nền kịch nói Việt Nam. Mặc dù khai thác chất liệu
dân gian, nhưng tác giả đã thổi vào đó những triết lí về cuộc đời, những vấn đề
của cuộc sống hiện đại mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tác giả của vở kịch đã
trở thành “người trong cõi nhớ”, nhưng đứa con tinh thần của ông – “Hồn
Trương Ba da hàng thịt” thì vẫn sống mãi với thời gian, vẫn có tác dụng lay thức
bao thế hệ. Công năng giáo dục KNS cho học sinh của vở kịch này là không
cùng.
Xuất phát từ những lí do trên, là một giáo viên dạy văn, tôi luôn luôn có tâm
nguyện mong muốn giúp học sinh của mình có khả năng thích ứng với cuộc
sống mới, biết tự chủ, sống có bản lĩnh, có nhân cách . Đây là lí do tôi đi sâu tìm
hiểu và thực hiện đề tài “Giáo dục kĩ năng sống qua giờ đọc - hiểu “ Hồn
Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ ”.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu cách thức lồng ghép giáo dục KNS trong một giờ đọc - hiểu văn
bản văn học thông qua nội dung và phương pháp dạy học tích cực.
- Để giờ học văn trở nên hấp dẫn, lôi cuốn, phát huy được tính chủ động, tích
cực của học sinh nhằm giáo dục KNS cho các em một cách nhẹ nhàng mà hiệu
quả.
- Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo con người toàn diện đáp ứng
yêu cầu của thời đại.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu các tài liệu về giáo dục KNS trong môn ngữ văn ở trường THPT, các
tài liệu về phương pháp dạy học tích cực.
- Tìm hiểu các bài nghiên cứu phê bình về “ Hồn Trương Ba da hàng thịt” của
Lưu Quang Vũ.
- Dự giờ dạy của đồng nghiệp, phân tích, đánh giá phương pháp giáo dục KNS
trong giờ đọc – hiểu văn học để rút kinh nghiệm.
- Thực nghiệm triển khai đề tài trong quá trình giảng dạy.
- Đối chứng, so sánh.
3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
- Theo thống kê của các nhà tâm lí học, để đạt thành công trong cuộc sống kĩ
năng mềm( trí tuệ cảm xúc) còn gọi là kĩ năng sống chiếm 85%, kĩ năng cứng
( trí tuệ lô-gic) chỉ chiếm 15%. Vì vậy dạy học nói chung, dạy văn nói riêng phải
tăng cường dạy kĩ năng sống cho HS.
- Theo quan niệm của UNESCO: Kĩ năng sống là khả năng tâm lí xã hội, nội
dung bao gồm tri thức, thái độ, giá trị và kĩ năng giúp con người giải quyết có
hiệu quả những tình huống, những vấn đề đáp ứng hoạt động của cuộc sống một
cách tích cực.
Như vậy, KNS chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu
và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả. Việc đưa giáo dục KNS vào
nhà trường cho thấy mục tiêu của giáo dục trong thời kì mới chú trọng tính hữu
dụng, thiết thực của chương trình, đồng thời tăng khả năng đáp ứng yêu cầu đào
tạo con người mới năng động, tích cực, tự tin, hội nhập thành công trong xã hội.
- Mục tiêu và nội dung môn Ngữ Văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục
KNS, phù hợp với các nội dung cơ bản của giáo dục KNS, bao gồm kĩ năng xác
định các giá trị cuộc sống, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ
năng giao tiếp,... phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học
trên cơ sở nhận thức về các nội dung của môn Ngữ Văn.
+ Văn học là một bộ môn nghệ thuật.Tác phẩm văn học có nhiều giá trị:
• Trước hết tác phẩm văn học là một tấm gương phản chiếu cuộc sống. Thông
qua những hình tượng nhân vật sống động, cụ thể như con người thực bằng
xương, bằng thịt, văn học giúp cho các em hiểu được bản chất của con người
nói chung ( chẳng hạn như đâu là mục đích tồn tại của con người ? Đâu là tư
tưởng, tình cảm, khát vọng và sức mạnh của con người ? v.v …). Đồng thời mỗi
học sinh có thể soi chiếu vào chính mình để nhận ra ánh sáng và bóng tối, thiên
thần và ác quỷ, rồng phượng và rắn rết, sự cao thượng và cái thấp hèn trong con
người mình để rồi vươn lên hoàn thiện chính mình.
• Sáng tác văn học không chỉ là một hoạt động nhận thức mà còn là một hoạt
động tinh thần. Trong tác phẩm, nhà văn không chỉ ghi lại những điều mắt thấy,
tai nghe mà còn gửi gắm, kí thác những tư tưởng, tình cảm, những ước mơ, khát
vọng của mình. Những tư tưởng, tình cảm ấy sẽ đến với trái tim người đọc,
4
người học bằng con đường của mối cảm hòa giữa những trái tim đồng điệu. Học
sinh sẽ được khóc, được cười, được hạnh phúc hay khổ đau cùng tác giả. Tâm
hồn các em sẽ trở nên trong sáng, cao đẹp hơn. Tư tưởng của các em sẽ được
nâng lên một tầm cao mới. Tóm lại, văn học có giá trị giáo dục lớn lao, nó có thể
thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, tình cảm con người theo chiều hướng tích cực,
tốt đẹp, tiến bộ, đồng thời làm cho con người ngày càng hoàn thiện về đạo đức.
• Tuy nhiên đặc trưng giáo dục của văn học hoàn toàn khác với những nguyên
tắc áp đặt của pháp luật hay những lời giáo huấn trực tiếp trong những bài giảng
về đạo đức, bởi văn học giáo dục con người bằng con đường đi từ cảm xúc đến
nhận thức, bằng cái thật, cái đẹp của những hình tượng sinh động, đầy sức thuyết
phục. Có lẽ vì thế, tác dụng giáo dục của văn học không phải ngay lập tức mà
dần dần thấm sâu nhưng rất lâu bền, nó gợi ra những cảm nghĩ sâu xa về cuộc
đời và con người, nó gián tiếp đưa ra những bài học, những đề nghị về cách
sống.
+ Mặt khác, các KNS còn được giáo dục thông qua phương pháp học tập tích
cực, dựa trên sự tương tác giữa nội dung bài học với những hiểu biết, kinh
nghiệm vốn có của bản thân người học và quá trình đối thoại, tương tác người
học với nhau để thực hành, vận dụng linh hoạt vào các tình huống trong cuộc
sống phù hợp với lứa tuổi của các em.
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
- Chưa bao giờ cả xã hội, đặc biệt là ngành giáo dục lại ý thức rõ cần phải
truyền đạt các kĩ năng sống cho học sinh trong thời kì hội nhập như bây giờ.
Cũng vì thế mà tài liệu tham khảo về giáo dục KNS khá phong phú. Đội ngũ
giáo viên được tập huấn bài bản về phương pháp giáo dục KNS.
- Mác - xim Gor- ki nói “ Văn học là nhân học”. Dạy văn cũng là dạy các em
làm người, con người có khả năng thích ứng , hội nhập tốt với xã hội hiện đại.
Đây là những điều kiện thuận lợi để GV thực hiện đề tài này.
2. Khó khăn
-Tác giả Lưu Quang Vũ và trích đoạn “ Hồn Trương Ba da hàng thịt” mới được
đưa vào chương trình THPT nên còn khá mới mẻ với cả giáo viên và học sinh.
5
- Kịch là một thể loại chưa được quan tâm thỏa đáng trong chương trình học phổ
thông. Việc đọc - hiểu kịch theo đặc trưng thể loại với học sinh và ngay cả giáo
viên vẫn còn mơ hồ, nhiều lúng túng.
-Thời gian dạy 2 tiết rất ngắn, nhất là với một trích đoạn kịch mang tính triết lí
thâm trầm, sâu sắc như “ Hồn Trương Ba da hàng thịt” nên việc lồng ghép KNS
cũng chỉ trong một thời gian hạn hẹp, vậy GV khó kết hợp lồng ghép được nếu
không khéo léo.
- Học sinh học lệch, không thích, thậm chí xem thường, coi văn học là một thứ
xa xỉ, viễn vông , không thiết thực nên không đầu tư học văn.
- Đa số HS yếu về cảm thụ văn học nên khó có khả năng rút ra bài học KNS cho
bản thân, vì vậy GV phải dẫn dắt để các em hiểu.
3. Số liệu thống kê
Tôi đã đưa ra câu hỏi điều tra sơ bộ nhận thức của học sinh về tác dụng giáo dục
KNS của môn ngữ văn ở ba lớp dạy (135 HS) và đã thu nhận được kết quả như
sau:
Theo em học văn có tác dụng:
a) Giải trí
: 53 HS
b) Nâng cao sự hiểu biết
: 22 HS
c) Bồi dưỡng tâm hồn
: 41 HS
d) Thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi
: 19 HS
Dựa trên số liệu thống kê, tôi nhận thấy đa số các em HS coi văn học chỉ thuần
túy là món ăn tinh thần, không có ý nghĩa thiết thực đối với cuộc sống
III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KNS TRONG GIỜ
ĐỌC - HIỂU “HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT”
1. Giáo dục KNS thông qua việc lồng ghép, tích hợp vào nội dung bài học.
- Từ việc đọc - hiểu, suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, phát hiện giá trị nội dung
tư tưởng văn bản, thấu hiểu, đồng cảm với nỗi đau, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn
cao quí của nhân vật, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các giá trị cuộc
sống, tự nhận thức về lối sống, phẩm chất, tích cách của chính mình. Từ đó tự
điều chỉnh hành vi, lối sống, từng bước hoàn thiện bản thân.
- Điều đáng lưu ý, văn học vừa là môn học công cụ vừa là môn học nghệ
thuật, nên khi lồng ghép giáo dục KNS phải khéo léo, tự nhiên, nhẹ nhàng, “mưa
6
dầm thấm lâu”. Những bài học nhân sinh phải đến với các em bằng con đường
từ trái tim đến với trái tim. Phải thật sự là những rung cảm, những suy tư lắng
đọng, thấm thía. Tránh biến giờ đọc - hiểu văn học thành giờ đạo đức khô khan,
giáo điều.
2. Giáo dục KNS thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học
tích cực.
Trong bài đọc – hiểu này, tôi sẽ sử dụng :
- Phương pháp dạy học đóng vai với các kĩ thuật phỏng vấn (hỏi- trả lời), kĩ
thuật tái hiện nội dung qua đóng kịch.
- Phương pháp dạy học nhóm với kĩ thuật “ các mảnh ghép”.
- Phương pháp “ viết sáng tạo”.
Qua đó, giáo dục cho các em những kĩ năng sống cần thiết như:
+ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: Giúp các em rèn luyện kĩ năng thể hiện
sự tự tin, chủ động và có ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác
trong nhóm.
+ Kĩ năng hợp tác: Là kĩ năng cùng chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợ
lẫn nhau trong một công việc nào đó vì mục đích chung.
+ Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Tin vào chính mình, tự hài lòng với bản
thân...
+ Kĩ năng giao tiếp: Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo
hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn
cảnh và với văn hóa, đồng thời biết lắng nghe , tôn trọng ý kiến của người khác
ngay cả khi bất đồng quan điểm.
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực: Biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện
sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác, biết cho ý
kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình
giao tiếp.
+ Kĩ năng thương lượng: Là khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải
thích, đồng thời có thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất về
cách suy nghĩ, cách làm hoặc về một vấn đề gì đó.
+ Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn: Giúp các em có khả năng kiềm chế cảm
xúc, tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra
nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
7
+ Kĩ năng tư duy sáng tạo: Rèn luyện cho các em khả năng nhìn nhận và
giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới,
cách sắp xếp và tổ chức mới. Độc lập trong suy nghĩ.
Việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực sẽ tạo điều
kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học
tập. Với cách tiếp cận này, sẽ không làm nặng nề, quá tải thêm nội dung bài học
mà ngược lại, còn làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, thiết thực và bổ ích, thú vị
hơn.
IV. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GIÁO DỤC KNS TRONG GIỜ ĐỌC – HIỂU
“HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT”
*Hoạt động 1:Tìm hiểu chung
- Phương pháp đóng vai phỏng vấn: Theo công việc được giao chuẩn bị bài ở
nhà, giáo viên yêu cầu nhóm 1 thực hiện cuộc phỏng vấn giữa phóng viên đài
truyền hình và người biên soạn sách giáo khoa về việc chọn đưa tác giả Lưu
Quang Vũ và trích đoạn “ Hồn Trương Ba da hàng thịt” vào chương trình
THPT.
- Yêu cầu:
+ Nêu được lí do tại sao chọn đưa tác giả, tác phẩm, đoạn trích này vào
chương trình: Vị trí, những đóng góp của tác giả, vị trí, giá trị của vở kịch, của
đoạn trích.
+ Giáo viên nhận xét, uốn nắn nhằm rèn luyện kĩ năng đảm nhận trách
nhiệm, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe
tích cực, tìm kiếm, xử lý thông tin cho học sinh
- Giáo viên củng cố, bổ sung thêm một số vấn đề về tác giả, tác phẩm, đoạn
trích:
a. Tác giả
- Lưu Quang Vũ( 1948-1988) là một tác giả đa tài. Nhưng kịch là đóng góp đặc
sắc nhất của ông.
- LQV là cây bút vàng của sân khấu Việt Nam, tên tuổi ông gắn liền với nhiều
vở kịch nổi tiếng gây xôn xao sân khấu Việt Nam thời kì đổi mới.
- Đề tài chính của kịch LQV
+Phê phán những hiện tượng tiêu cực trong xã hội
+ Số phận con người
8
b. Tác phẩm
- Viết 1981, được công diễn lần đầu năm 1984
- Là tác phẩm nổi tiếng nhất của tác giả, được xếp vào hàng những vở kịch kinh
điển của nền kịch nói Việt Nam
- Tóm tắt: SGK
- Đề tài: Khai thác cốt truyện dân gian để gửi gắm những suy ngẫm về nhân
sinh, về hạnh phúc, kết hợp phê phán một số hiện tượng tiêu cực trong lối sống
hiện thời.
- Tình huống kịch: Xung đột giữa linh hồn và thân xác trong nhân vật hồn
Trương Ba
- Chủ đề: Tình cảnh trớ trêu, đau khổ của Trương Ba khi phải sống nương nhờ
thân xác anh hàng thịt
c. Đoạn trích
- Trích cảnh 7 và đoạn kết trong vở kịch
- Đoạn trích là đỉnh điểm của xung đột dẫn tới mở nút
*Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản.
1. Tóm tắt đoạn trích: GV yêu cầu một HS tóm tắt diễn biến tình huống kịch
trong đoạn trích.
2. Xung đột kịch: GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận: Trong đoạn trích có
những xung đột nào? Đâu là xung đột chính? Những xung đột đó được cụ thể
hóa qua các lớp đối thoại nào?
- HS trao đổi, thảo luận, trả lời. GV chốt lại nội dung cần đạt: Đoạn trích có hai
xung đột:
+ Xung đột giữa hồn và xác (chính)
+ Xung đột giữa hồn và người thân (phụ)
Xung đột đó được cụ thể hóa qua các lớp đối thoại:
+ Đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
+ Đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân
+ Đối thoại giữa hồn Trương Ba và tiên Đế Thích
3. Yêu cầu nhóm 2 theo công việc được giao diễn kịch cuộc đối thoại giữa hồn
Trương Ba và xác hàng thịt.
- GV nhận xét về kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng hợp tác, thể hiện sự tự tin, đặc
biệt là kĩ năng thấu hiểu, cảm thông với nỗi đau của hồn Trương Ba qua màn kịch.
9
4. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật đoạn trích
- Phương pháp dạy học nhóm với kĩ thuật “các mảnh ghép”
Bước 1: GV chia lớp học thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ qua phiếu học tập
+Nhóm 1: Tìm hiểu cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
Phiếu học tập- Nhóm 1
1. Qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt hãy xác định: mục
đích, cử chỉ, cách xưng hô, giọng điệu, vị thế của hồn Trương Ba, xác hàng
thịt?
2. Nhận xét về thực chất, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc đối thoại này?
+Nhóm 2: Tìm hiểu cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân
Phiếu học tập – Nhóm 2
1. Trước sự biến đổi của Trương Ba, phản ứng của người vợ ra sao? Nguyên
nhân? Phản ứng của cháu gái? Nguyên nhân? Phản ứng của người con dâu?
Nguyên nhân?
2. Trước phản ứng của người thân, tâm trạng của Trương Ba ra sao? Nguyên
nhân?
3. Ý nghĩa của cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân?
+Nhóm 3: Tìm hiểu cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và tiên Đế Thích
Phiếu học tập – Nhóm 3
1. Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm về ý nghĩa sự sống của Trương Ba
và tiên Đế Thích? Ý nghĩa của cuộc đối thoại?
2. Thái độ của Trương Ba khi Đế Thích có ý định cho hồn Trương Ba nhập vào
xác cu Tị- một em bé hàng xóm vừa chết?
3. Quyết định chết đi vĩnh viễn để anh hàng thịt và cu Tị được sống lại của
Trương Ba nói lên điều gì?
+Nhóm 4: Tìm hiểu đoạn kết
Phiếu học tập – Nhóm 4
1. Nêu ý nghĩa của hình ảnh màu xanh lá vườn và lời nói của Trương Ba, cái
Gái?
2. Nhận xét về giọng điệu của nhân vật Trương Ba và cái Gái trong đoạn kết?
3. Ý nghĩa của màn kết?
10
Các nhóm tìm hiểu, trao đổi, thảo luận thống nhất ý kiến
Bước 2: Mỗi thành viên của 4 nhóm kết hợp với nhau tạo thành nhóm mới gồm
4 người. Mỗi thành viên của nhóm mới có trách nhiệm trao đổi lại với nhóm
mình nội dung kiến thức đã lĩnh hội được qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, trao
đổi, thảo luận ở nhóm cũ để cả nhóm nắm được kiến thức chung
Bước 3: GV yêu cầu bốn đại diện của bốn nhóm bất kì trình bày mỗi em một
nội dung. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV củng cố, chốt lại nội dung cần
đạt bằng trình chiếu:
a. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
Phương diện
Mục đích
Cử chỉ
Xưng hô
Hồn Trương Ba
Xác hàng thịt
Phủ định sự lệ thuộc của linh hồn
vào xác thịt, coi xác thịt chỉ là cái
vỏ bề ngoài, không có ý nghĩa.
Khẳng định linh hồn vẫn có đời
sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch,
thẳng thắn
Khẳng định sự âm u, đui
mù của thể xác có sức
mạnh ghê gớm, có khả
năng điều khiển, làm át đi
linh hồn cao khiết, dồn hồn
Trương Ba vào thế đuối lý,
phải thỏa hiệp, quy phục
Ôm đầu, đứng vụt dậy, nhìn chân Lắc đầu -> tỏ vẻ thương hại
tay, thân thể, bịt tai lại -> uất ức,
giận dữ, bất lực
Mày – ta -> khinh bỉ, xem thường
Ông – tôi -> ngang hàng,
thách thức
Giọng điệu
Giận dữ, khinh bỉ, mắng mỏ, ngậm Khi ngạo nghễ, thách thức,
ngùi, thấm thía, tuyệt vọng
khi buồn rầu, thì thầm ranh
mãnh, khi an ủi, vỗ về
Vị thế
Bị động, kháng cự yếu ớt, đuối lý
Đặt nhiều câu hỏi phản
-> thua cuộc, chấp nhận trở lại với biện -> thắng thế, buộc
xác hàng thịt
được hồn Trương Ba quy
phục
11
- Thực chất là cuộc giao tranh giữa hai linh hồn trong một thân xác. Là cuộc đấu
tranh giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng, giữa phần “người” và
phần “con” trong mỗi con người.
- Diễn biến : Căng thẳng, quyết liệt, nhưng mức độ của cuộc tranh luận cứ yếu
ớt dần theo sự phản ứng của hồn.
- Kết quả: Xác hàng thịt thắng thế, còn hồn Trương Ba đau đớn, bất lực, tuyệt
vọng, cam chịu, chấp nhận chung sống với xác thịt dung tục.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện bi kịch đớn đau của hồn Trương Ba: Linh hồn cao khiết, thanh
tao nhưng lại phải trú ngụ trong thân xác hàng thịt phàm tục, thô thiển và bị thân
xác chi phối, chế ngự, điều khiển, biến thành quái vật mang tên “ Hồn Trương
Ba da hàng thịt”.
+ Cảnh báo: Khi con người sống chung với cái dung tục sẽ bị cái dung
tục ngự trị, lấn át, tàn phá những gì tốt đẹp, cao quí trong con người.
b. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân.
Người thân
Mối quan hệ
Vợ
Cháu
Con dâu
Trương Ba
Phản ứng
Nguyên nhân
Buồn bã,
đau khổ,
muốn bỏ đi
thật xa
Trương Ba không
còn là Trương Ba
Quyết liệt,
dữ dội, xua
đuổi,nguyền
rủa.
Tâm hồn con trẻ
trong sáng, không
chấp nhận sự dung
tục
Thương
cảm, đau
đớn, xót xa
Tâm trạng
Tê tái, đớn đau,
bế tắc, tuyệt
Thấy cảnh “ cửa nhà vọng, “mặt lạnh
ngắt như tảng
tan hoang”, và
không làm sao giữ đá”
được người cha hiền
hậu, vui vẻ, tốt lành
xưa kia
Nguyên nhân
Hiểu những gì mình
đã, đang và sẽ gây ra
cho người thân là rất
tệ hại, mặc dù không
hề muốn.
12
- Ý nghĩa:
+ Tô đậm bi kịch đau khổ đến tột cùng của hồn Trương Ba khi nhận thấy
không chỉ mình đau khổ mà xót xa hơn khi những người thân của mình cũng
chịu sự đau khổ, thậm chí họ còn đau khổ hơn lúc chôn ông xuống đất.
+ Đưa xung đột kịch lên tới đỉnh điểm dẫn tới quyết định đứt khoát, quyết
liệt của hồn Trương Ba không sống chung với xác thịt dung tục.
c. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và tiên Đế Thích.
- Sự khác nhau trong quan niệm về ý nghĩa sự sống của Trương Ba và tiên Đế
Thích:
Trương Ba
-Không chấp nhận cách sống “ Bên
trong một đàng, bên ngoài một nẻo”,
muốn được là mình “ toàn vẹn”.
- Không chấp nhận lối sống nhờ,
sống đậu, sống tầm gửi, sống bằng
hơi thở, bằng thân xác người khác.
-> Không thể được vì thân xác của
Trương Ba đã thối rữa.
Tiên Đế Thích
- Khuyên Trương Ba chấp nhận vì thế giới
vốn không toàn vẹn.
-> Cái nhìn quan liêu, hời hợt về cuộc
sống. Coi sống đơn giản chỉ là tồn tại, bất
chấp sự tồn tại như thế nào.
- Ý nghĩa của cuộc đối thoại: Thể hiện quan niệm sống đẹp đẽ: Sự sống là vô
giá, nhưng không thể sống bằng mọi giá. Sống phải có ý nghĩa mà cuộc sống chỉ
có ý nghĩa khi được sống là chính mình, sống trọn vẹn, hài hòa, thống nhất giữa
linh hồn và thể xác. Không được sống đúng với chính mình thì thà chết còn hơn.
- Thái độ của Trương Ba khi Đế Thích có ý định cho ông nhập vào xác cu Tị:
Không chấp nhận sự tái diễn bi kịch sống trong thân xác người khác. Bởi
Trương Ba hình dung ra “ bao nhiêu sự rắc rối”, vô lí lại diễn ra.
- Quyết định dứt khoát chết đi vĩnh viễn để anh hàng thịt và cu Tị sống lại,
không muốn và không thể nhập vào thân xác của bất kì ai nữa cho thấy
Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc
biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.
13
d. Màn kết.
- Hình ảnh màu xanh cây vườn và lời nói của Trương Ba, của cái Gái
cho ta thấy:
+ Cuộc sống vẫn tuần hoàn theo quy luật của muôn đời.
+ Sự bất tử của linh hồn trong sự sống và trong lòng của mọi
người. Trương Ba chết nhưng ông vẫn sống, sống trong tình cảm, tr ong
“cõi nhớ” của mọi người. Ông đã hóa thân vào đất, gửi hồn mình vào
màu xanh cây lá, vào hương vị thơm ngọt, mát lành của hoa trái vườn
nhà. Những việc làm, những lời nói tốt đẹp của những con người như
Trương Ba vẫn có ý nghĩa giáo dục đối với thế hệ mai sau. Điều tốt
lành đã được tiếp nối, phát huy mãi mãi qua các thế hệ.
- Nhận xét về giọng điệu của nhân vật Trương Ba và cái Gái
+ Lời của Trương Ba: Đây là lời nói dịu dàng, thấm đẫm cảm xúc thương
yêu, quý mến, gần gũi bên những người thân, là hạnh phúc của Trương Ba khi
được sống là chính mình, được sống có ích trong cuộc đời.
+ Lời của cái Gái: Đầy yêu thương, trìu mến, đầy tự hào, kiêu hãnh về ông
nội. Dù ông nội đã chết hẳn về thể xác nhưng trong lòng nó ông nội đã hoàn
nguyên kì diệu về tâm hồn. Ông nội Trương Ba đang sống một sự sống khác - sự
sống bất diệt trong trái tim trẻ thơ.
- Ý nghĩa của màn kết: Đoạn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng
thanh thoát cho một bi kịch lạc quan, đồng thời truyền đi một thông điệp về sự
chiến thắng của cái thiện, cái đẹp và của sự sống đích thực.
Bước 4: GV giao nhiệm vụ mới cho các nhóm: Nêu giá trị nội dung và nghệ
thuật của đoạn trích?
- Học sinh trong nhóm trao đổi, thảo luận thống nhất ý kiến, ghi vào giấy A0.
GV yêu cầu ba nhóm bất kì treo kết quả của mình lên bảng. Các nhóm khác
nhận xét, đánh giá, bổ sung cho kết quả của nhóm bạn. GV nhận xét, bổ
sung, hoàn chỉnh và trình chiếu nội dung cần đạt:
Giá trị nội dung:
1. Phê phán các hiện tượng tiêu cực trong xã hội đương thời
+ Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm
thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển.
+ Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng
14
chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.
→ Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán.
+ Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc,
đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống
là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và
lợi.
2. Đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa triết lý về cuộc đời, nhân
sinh
+ Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một
tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi
phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân
xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.
+ Tồn tại trong chúng ta là cả phần con và phần người, phần linh hồn và xác
thịt. Xác thịt cũng có sự tồn tại độc lập, tương đối của nó, có tiếng nói riêng
của nó, có những nhu cầu, đòi hỏi tự nhiên của nó. Nhưng linh hồn là chủ thể,
linh hồn phải kiểm soát những nhu cầu đó, phải điều chỉnh, thăng hoa và khi
cần phải kìm hãm, đè nén nó và nếu cần nữa, phải hi sinh chứ không thể phủ
nhận, phớt lờ nó. Linh hồn giữ vị trí chủ đạo nên phải chịu trách nhiệm cuối
cùng về hành động của thể xác, không thể thỏa mãn mọi nhu cầu của thể xác ở
mọi mức độ, mọi nơi, mọi lúc.
+ Sự sống là vô giá, nhưng không thể sống bằng mọi giá. Để được sống mà
phải trả giá bằng “cước phí tâm hồn” để rồi trở thành quái vật mang tên “ Hồn
Trương Ba da hàng thịt” thì quá đắt.
+ Sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống
nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô
nghĩa.
Giá trị nghệ thuật:
+ Sáng tạo cốt truyện dân gian.
+ Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại.
+ Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách góp
phần phát triển tình huống truyện.
+ Những độc thoại nội tâm của nhân vật hồn Trương Ba góp phần
thể hiện rõ tính cách nhân vật và quan niệm về lẽ sống đúng đắn.
15
+ Ngôn ngữ nhân vật sinh động, gắn liền với tình cảm, tâm
trạng cụ thể, giọng điệu biến hóa, lôi cuốn.
- GV nhận xét, uốn nắn, rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy sáng tạo: Phân
tích, bình luận về ý nghĩa tư tưởng của vở kịch, về cách xây dựng nhân vật, ngôn
ngữ, hành động, xung đột của vở kịch; Kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng lắng nghe tích cực, kĩ năng thương lượng, giải quyết mâu thuẫn, …
*Hoạt động 3: Vận dụng, liên hệ bản thân
- Phương pháp trò chơi: Chia bảng làm hai phần nên và không nên,
chia lớp thành hai nhóm. Học sinh mỗi nhóm thay nhau lên bảng ghi ra
những bài học nên hay không nên trong cuộc sống mà mình rút ra từ
đoạn trích “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Thời gian quy định là 3 phút.
Sau đó, học sinh của nhóm này nhận xét, đánh giá mức độ đúng sai,
phù hợp của các bài học nhân sinh của nhóm kia. GV là trọng tài đánh
giá điểm số của mỗi nhóm để phân định thắng, thua. Phần thưởng có
thể chỉ là một túi kẹo cho nhóm thắng.
- Những bài học các em có thể viết ra:
+ Không nên:
Biến thành nô lệ của những ham muốn bản năng, tầm thường để trở
thành kẻ phàm tục, thô thiển.
Quá coi trọng đời sống tinh thần mà bỏ bê thân xác khổ sở, nhếch
nhác.
Khi vướng vào những hành động bẩn thỉu, không nên chỉ đổ lỗi cho
thân xác để ru ngủ mình trong giấc mộng tinh thần cao quý, siêu
hình.
Sống giả dối, “bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo”
Không nên sống bằng mọi giá
Không nên sống nhờ, sống đậu, sống tầm gửi, lệ thuộc vào người
khác để rồi đánh mất mình
Không nên sống vô trách nhiệm như Nam Tào, Bắc Đẩu
Không nên sửa cái sai này bằng cái sai khác để gây ra bao rắc rối,
khổ đau cho con người
16
+ Nên:
Sống hài hòa thống nhất giữa hồn và xác, giữa nhu cầu vật chất và
tinh thần
Sống có ý thức, biết kiềm chế “phần con” - bản năng sinh vật trong
chính mình để vươn lên hoàn thiện nhân cách.
Chịu trách nhiệm trước những việc làm tội lỗi, dung tục của chính
mình.
Sống trung thực, thẳng thắn, là chính mình
Sống có ý nghĩa, nhân hậu, giàu đức hi sinh.
Chấp nhận cái chết khi sự sống không còn ý nghĩa, nhất là khi sự
sống của mình gây khổ đau cho người khác.
- Qua hoạt động này giúp học sinh xác định được những giá trị cuộc
sống, tự nhận thức cho mình những bài học nhân sinh bổ ích.
*Hoạt động 4: Bài tập về nhà.
- Phương pháp viết sáng tạo
- GV chia lớp thành ba nhóm
+ Nhóm 1: Nếu là Trương Ba thì trong cuộc đối thoại với tiên Đế
Thích, em sẽ giải quyết vấn đề của mình như thế nào? Vì sao?
+ Nhóm 2: Viết đoạn kịch về cuộc đối thoại giữa hồn hàng thịt và
xác Trương Ba.
+ Nhóm 3: Viết đoạn văn với chủ đề “Em đã từng là “hồn Trương
Ba, da hàng thịt”
- Những bài viết sáng tạo này giúp học sinh có điều kiện trải nghiệm
trong những tình huống giả định, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề,
ra quyết định, tự nhận thức, tự đánh giá về bản thân để hoàn thiện nhân
cách.
V. KẾT QUẢ
- Việc lồng ghép KNS vào môn ngữ văn là một vấn đề hết sức cần thiết. Bởi nó
giúp người GV dạy văn làm tốt hơn thiên chức của mình- Người kĩ sư tâm hồn,
người thắp lửa trong tâm hồn con trẻ. Hơn nữa trong giai đoạn đổi mới giáo dục
hiện nay, việc làm này cũng đi đúng quỹ đạo chung của việc cải cách giáo dục:
quan tâm đến đối tượng trung tâm của quá trình dạy và học là HS nhằm đào tạo
17
những con người toàn diện, có tài, có đức, năng động, tự tin, có khả năng thích
ứng với mọi hoàn cảnh.
- Với việc làm này, tôi và học sinh của tôi đã thực sự yêu và say văn từ khi nào
chẳng biết. Cô và trò cùng nhận ra “Dạy văn, học văn là một niềm vui sướng
lớn”. Nhiều em có năng khiếu văn, nhưng do xu hướng thời đại, do áp lực từ gia
đình dù học kém các môn tự nhiên vẫn cố học khối A đã xin chuyển sang khối
D, khối C để được thỏa mãn niềm đam mê văn học và nhiều em đã đạt kết quả
cao trong kì thi đại học năm 2011-2012.
Ngay cả ở các lớp thuộc ban tự nhiên, các em cũng tỏ ra rất hứng thú học văn.
Say sưa đóng kịch, đọc thơ, hào hứng tham gia trò chơi, sôi nổi trao đổi, thảo
luận, tranh luận, say mê viết sáng tạo...Giờ đây các em không còn coi môn văn
là xa xỉ, phù phiếm mà nhận ra đây là môn học bổ ích, thiết thực và đọc văn, học
văn là một phần tất yếu của cuộc sống.
- Sau một thời gian áp dụng việc lồng ghép KNS vào nội dung và phương pháp
dạy học môn ngữ văn, tôi đã thu được kết quả như sau:
+ Năm học 2011-2012:
* Kết quả thi đại học:
Ở lớp 12A11( Ban cơ bản D) có 26/ 45 học sinh đỗ đại học, trong đó có 9 em
đạt điểm 8,0 -8,5 môn văn, nhiều em đạt điểm 7,0.
Ở lớp 12A10 ( Ban cơ bản C) có 23/47 học sinh đỗ đại học, trong đó có 7 em
đạt điểm 8,0- 8,5, nhiều em đạt điểm 7,0. Em Trịnh Thị Nhung đạt điểm 9,0
môn văn trường cao đẳng nội vụ.
* Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh:
9/11 em đạt giải, trong đó 3 giải ba, 6 giải khuyến khích.
* Kết quả thực nghiệm:
- Năm học 2012-2013, tôi chọn 2 lớp ban tự nhiên có trình độ ngang nhau, lớp
12A5 áp dụng việc lồng ghép giáo dục KNS vào nội dung và phương pháp
đọc – hiểu đoạn trích “ Hồn Trương Ba da hàng thịt”, còn lớp 12A6 thì không.
Kết quả cho thấy ở lớp 12A5, học sinh học bài sôi nổi, tích cực, chủ động chiếm
lĩnh kiến thức, đa số các em hiểu bài. Có em viết bài sáng tạo đã thú nhận thành
thực việc mình đã để con người bản năng lấn át, điều khiển nên đã có lần bị cám
dỗ bởi những thú vui tầm thường, dung tục. Nhiều em thừa nhận mình sống như
một thứ tầm gửi, kí sinh, mình đã không dám sống thực với lòng mình, không
18
dám sống với những đam mê, những khát khao, mơ ước của chính mình. Còn
lớp 12A6 , giờ học trầm, buồn. Đa số các em soạn bài bằng cách chép trong sách
học tốt và dựa vào đó trả lời câu hỏi của giáo viên theo kiểu đối phó. Giờ học
trôi qua như gió thoảng, mây bay, cảm tưởng không có gì đọng lại trong tâm trí
các em, dù là một vấn vương, day dứt về tình cảnh đáng thương, tội nghiệp của
Trương Ba .
Cùng một bài viết về bi kịch tinh thần đớn đau của nhân vật Trương Ba trong
đoạn trích “ Hồn Trương Ba da hàng thịt”, nhưng kết quả đạt được của 2 lớp
khác xa nhau.
Kết quả
Giỏi
(Điểm 9-10)
Khá
(Điểm 7-8)
44
2
4,6%
25 56,8% 13 29,5%
4
9,1%
0
0%
48
0
0%
14 29,2% 27 56,2%
7
14,6%
0
0%
Sĩ
số
Lớp
TB
Yếu
Kém
(Điểm 5-6) (Điểm 3-4) (Điểm1-2)
12A5
(Thực
nghiệm)
12A6
(Đối
chứng)
70
60
50
40
Thực nghiệm
Đối chứng
30
20
10
0
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Sơ đồ so sánh kết quả giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng
→ Rõ ràng, việc áp dụng thực nghiệm đề tài đã tạo ra kết quả học tập cao hơn
cho học sinh, đây là điều không chỉ học sinh mà giáo viên đều mong muốn.
19
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Theo tôi việc lồng ghép KNS vào môn văn là thực sự cần thiết nên phải có chủ
trương chung để giáo viên thực hiện đồng bộ.
- Song môn văn là một bộ môn mang tính nghệ thuật vì thế việc lồng ghép giáo
dục KNS vào nội dung bài giảng cũng nên để mỗi giáo viên tự khám phá và liên
hệ một cách tự nhiên, khéo léo, tùy theo sự cảm nhận và kinh nghiệm sống của
từng người trong từng bài như vậy hiệu quả lồng ghép mới cao. Tránh tình trạng
khiên cưỡng, biến tất cả các giờ dạy văn thành những giờ thuyết giáo về đạo lí
khô khan.
- Còn việc lồng ghép thông qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực thì
có thể áp dụng rộng rãi với tất cả các bài đọc – hiểu cũng như Tiếng Việt, làm
văn.
Biện pháp này đã được tôi thực hiện thường xuyên trong các lớp dạy của
mình và có hiệu quả giáo dục khá tốt.
C. KẾT LUẬN
- Quả thực “Văn học là nhân học”.Văn là người. Dạy văn là dạy làm người.
Nhưng con người trong xã hội hiện đại không chỉ cần có kiến thức, mà còn cần
phải có kĩ năng mềm để giao tiếp, ứng xử, để chung sống hòa bình, đồng thời
phải có bản lĩnh, có ý chí, nghị lực... để đương đầu với những khó khăn, thách
thức, những áp lực tiêu cực trong cuộc sống hội nhập. Thông qua các giờ dạy,
GV văn phải truyền được cho các em những bài học này. Nó là hành trang để
các em vững bước trên con đường đời, tránh được những va vấp, rủi ro đáng
tiếc.
- Với những điều đã trình bày trên, tôi những mong có thể đóng góp một phần
nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy Ngữ văn trong trường THPT
Yên Định I. Đặc biệt trong thời gian này, những năm đầu giáo dục phổ thông
thực hiện đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực
chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, học để làm, học để tự
khẳng định mình, học để cùng chung sống. Mặc dù rất cố gắng nhưng ắt hẳn
không thể tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của
quý thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn trong tương lai. Xin chân thành cảm
ơn!
20
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Đỗ Thị Hoa
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục kĩ năng sống trong môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông.
( Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)
2. Sổ tay trường học thân thiện, học sinh tích cực 2008-2013 ( Bộ GD và ĐT )
3. Thẩm bình tác phẩm ngữ văn12( Nhà xuất bản giáo dục)
4. Những lời bình về tác giả, tác phẩm ngữ văn 12 (Nhà xuất bản giáo dục)
22
NhËn xÐt cña héi ®ång khoa häc cÊp tr-êng
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………….………………….……………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………
NhËn xÐt cña héi ®ång khoa häc cÊp ngµnh
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………….………………….……………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
23