Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bệnh khảm lá bầu bí (CMV )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.75 KB, 6 trang )

1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp. Các vùng trồng rau màu đã và đang phát triển theo hướng chuyên canh với quy
mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên
năng suất nông sản lại bấp bênh, không ổn định trong từng vụ, từng năm do thời tiết,
thiên tai, dịch hại mà đặc biệt là do dịch hại trong dó gây thiệt hại đáng kể nhất là bệnh
virus.
Bệnh virus gây thiệt hại lớn nhất không phải là làm cho cây trồng bị chết nhanh chóng
mà chính là chúng làm cho cây bị thoái hóa, giảm sức sống, dần dần tàn lụi. Ngoài ảnh
hưởng đến sức sống của cây, bệnh virus còn ảnh hưởng lớn tới sản phẩm cuối cùng như
làm biến dạng quả, giảm năng suất và chất lượng quả.
Trong số cây trồng nông nghiệp, cây rau ăn quả họ bầu bí được người dân trồng rất phổ
biến vì dễ trồng và có giá trị kinh tế cũng như giá trị dinh dưỡng cao. Điển hình trong
nhóm cây họ bầu bí là cây dưa chuột. Hiện nay trên dưa chuột, bệnh khảm lá rất phổ biến
và đáng lo ngại.Bệnh làm năng suất, chất lượng cũng như giá trị thẩm mĩ của quả bị giảm
mạnh.

2. NỘI DUNG:
2.1. Lịch sử nghiên cứu và phân loại CMV:
Bệnh khảm dưa chuột được mô tả đầu tiên vào năm 1916 (Doolittle, 1916), là một
trong số những bệnh cây sớm nhất được biết là do virus gây ra (Jagger, 1916). Những bài
thuyết trình về bệnh này xuất hiện sớm ở Mỹ, sau đó ở Châu Âu và Châu Phi (Price,
1934) và các nước còn lại trên thế giới. Trong thời gian đầu, những công cụ để xác định
sự tồn tại của virus chuyên biệt rất hạn chế. Sau đó, CMV cũng được biết là do Cucumber
Mosaic Virus (CMV) gây ra (Kaper và Waterworth, 1981). Một số lượng rất lớn những
bài mô tả chi tiết về đặc điểm sinh vật học của CMV được xuất bản (Edwardson và
Christie, 1991; Kaper và Waterworth, 1981; Palukaitis và cộng sự, 1992; Roossinck,
1999). Nhiều dòng CMV đã được mô tả. Dữ liệu di truyền hiện nay chứa trình tự của
khoảng 60 protein khác nhau, và 15 trình tự genome virus hoàn chỉnh. CMV có 3 nhóm
phụ là IA, IB và II với khoảng 25% trình tự nucleotit là khác nhau giữa chúng (Roossinck
và cộng sự, 1999). Vì vậy, CMV là virus có khả năng thích ứng cao, với khả năng tiến


hóa lạ thường. Khả năng này làm cho nó vừa là mối đe dọa cho nông nghiệp thế giới, vừa
là mô hình lí tưởng cho nghiên cứu sự tiến hóa của những virus RNA.
Virus này thuộc họ Bromoviridae. Họ Bromoviridae gồm có 5 giống là Alflamovirus,
Bromovirus, Ilarvirus, Cucumovirus, Oleavirus. Trong giống Cucumovirus có một loài là
Cucumber Mosaic Virus. Virus này có nhiều dòng, những dòng được biết rõ là: A-CMV,
E-CMV, L-CMV, N-CMV, P-CMV, Z-CMV và WAI/WAII. Dường như những nhóm
này có 2 nhóm kháng nguyên là ToRS và DTL (Devergne, 1975), có 2 thành viên thêm
vào của giống này là Peanut stunt virus (PSV) và Tomato aspermy virus (TAV). RNA3
của tất cả các thành viên của giống có thể được trao đổi với nhau trong khi đó RNA1 và 2
chỉ có thể được trao đổi trong loài. Những trình tự tương đồng cho thấy virus có quan hệ
với Alfalfa Mosaic Virus và Tobacco Mosaic Virus (Razaian và cộng sự, 1985; Davies và
Symons, 1987)

1


2.2. Phạm vi phân bố:
Hiện nay, bệnh phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta bệnh gây hại mạnh trên
nhiều cây trồng quan trọng như các cây trồng họ bầu bí họ cà, họ đậu, chuối, cây dược
liệu và nhiều loài hoa và cây cảnh.

2.3. Triệu chứng gây bệnh:
Bệnh thường thể hiện rõ trên các lá non những vết khảm loang lổ, xanh đậm và xanh
vàng xen kẽ nhau, lá cây thường bị biến dạng, phiến lá gồ ghề , bệnh nặng lá nhỏ hẹp co
quắp. Quả bị bệnh thường nhỏ và biến dạng, trên vỏ quả có các vết đốm xanh đậm và
xanh nhạt loang lổ.

Triệu chứng trên quả dưa chuột

Triệu chứng trên lá


Trên cây cà chua nhiễm virus CMV lá cây bệnh thường biến dạng, thuỳ lá co lại, chỉ
còn lại đường gân lá, cây nhiễm bệnh thấp lùn, hoa biến dạng. Cây con nhiễm bệnh
thường không có khả năng hình thành quả, nếu bị nhiễm bệnh muộn cây có thể ra quả
nhưng quả nhỏ biến dạng, có màu nhợt nhạt.
Trên cây ớt nhiễm virus CMV, lá thường có các vết đốm vàng sáng và các vết chết
hoại. Thân cành có các vết đen mọng nước, có thể nứt vỡ dễ dàng. Hoa biến dạng và bất
dục. Quả nhỏ, biến dạng và có các vết chết đốm vàng sáng trên bề mặt quả. Trên cây cà
tím, cà pháo nhiễm bệnh lá thường xuất hiện các vết khảm vàng loang lổ, lá nhỏ và biến
dạng. Bệnh nặng lá bị khảm và nhăn có vết chết hoại. Hoa bất dục.
Trên cây chuối: một loại gây chứng sọc vàng trên các lá già, thường chạy gần từ giữa
mép lá. Sọc có thể liên tục hoặc có thể ñứt quãng. Loại thứ hai gây khảm kèm theo các
vết đốm vòng không đều đặn. Những trường hợp cây bị bệnh nặng có thể xuất hiện các
điểm chết thối khắp thân giả. Nếu bị nhiễm nhẹ cây có thể hồi phục nhưng chồi non có
biểu hiện khảm nhẹ. Cây chuối nuôi cấy mô ít bị nhiễm virus CMV, trường hợp cá biệt
nếu nhiễm triệu chứng có thể xuất hiện sau 6 - 12 tuần khi cây được chuyển ra đất. Cây bị
nhiễm bệnh thường xuất hiện các đốm chết hoại, khảm xanh ñậm hoặc nhăn lá nhẹ.
Virus CMV còn gây hiện tượng khảm lá cần tây, chết lụi củ cải đường…

2.4. Nguyên nhân gây bệnh:
2


Bệnh do virus khảm lá dưa chuột Cucumber mosaic virus (CMV) gây ra. Virus thuộc
nhóm Cucumovirus, là loại virus hình cầu, đường kính 28 nm, có cấu trúc phân tử ARN,
trọng lượng phân tử là 5,0-6,7.10^6 . Virion của CMV không có vỏ .Có nhiều loại virion
nhưng kích thước tương đối giống nhau . Virion chứa 18% nucleic acid. Virion chứa 3
đoạn RNA sợi đơn positive - sense thẳng (RNA1, RNA2 và RNA3). Phân tử lượng 5,8 6,7x10^6. Cucumovirus cần 3 RNA sợi đơn có chức năng để gây nhiễm là RNA 1, 2 và
3. Chiều dài tổng cộng của genome là 8.621 nucleotide. Đoạn RNA lớn nhất có kích
thước là 3.383 nucleotide (RNA1); đoạn thứ 2 là 3.012 nucleotide (RNA2); đoạn thứ ba

là 2.199 nucleotide (RNA3); đoạn thứ tư là 1000 nucleotide (RNA4). MRNA mã hóa cho
protein vỏ (RNA4, một đoạn của RNA3). Tỷ lệ cơ bản của các nucleic acid là 24%
Guanine; 23% Adenine; 23% Cytosine; 30% Uracil. Đầu 5’ của genome có một mũ hay
còn gọi là protein liên kết với genome (VPg). Trình tự mũ là m7G5’ppp5 (trên cả 4
RNAs). CMV không có poly A ở đầu 3’. Đầu 3’ của tất cả các RNA của CMV đều có
cấu trúc giống tRNA (cấu trúc nhận tyrosine). Không tìm thấy nucleic acid nào trong
virion mà không thuộc genome của virus. Nucleic acid của genomic và subgenomic đều
được đóng gói. Sub - genomic mRNA được tìm thấy trong các tế bào nhiễm. Genome
đƣợc chia thành ba loại phân tử khác nhau (mỗi loại chứa một phân tử RNA1, hoặc một
phân tử RNA2, hay một trong hai phân tử RNA3 và RNA4). Mảnh RNA thứ tư (RNA4)
mã hóa một protein là một protein vỏ đưa tin, thành phần RNA thứ 5 là CARNA 5
(RNA5 kết hợp với CMV) nhưng cũng được gọi là RNA vệ tinh Virion chứa 82%
protein. CMV mã hóa cho 5 protein trên 3 RNA. RNA1 chỉ là RNA đơn cistron, mã hóa
cho protein 1a. Protein này cần cho sự tái bản của virus và chứa methyl transferase và
helicase motif (Kadaré và Haenni, 1997; Rozanov và cộng sự, 1992). RNA2 mã hóa cho
2a protein có kích thước là 31kDa, một polymerase của virus (Ishihama and Barbier,
1994; O’Reilly và Kao, 1998), và 2b protein, đƣợc biểu hiện từ sự dư thừa của
subgenomic RNA là RNA 4A (Ding và cộng sự, 1994). Khung đọc (ORF) 2b được đè lên
(overprinted) đầu carboxy của khung đọc 2a. Khung đọc này không được tìm thấy trong
tất cả các thành viên của giống Bromoviridae mặc dù có một khung đọc ở vị trí tương tự
được tìm thấy ở Tobacco streak virus, một thành viên của giống Ilarvirus. 2b protein của
dòng CMV thuộc nhóm phụ thứ II được thấy là ức chế sự yên lặng sau dịch mã của ký
chủ (post - transcriptional gene silencing (PTGS)) (Béclin và cộng sự, 1998; Brigneti., và
cộng sự, 1998). RNA3 mã hóa cho protein di chuyển (movement protein) (MP) có kích
thước là 9,9kDa được biểu hiện từ đầu 5’ của khung đọc và protein vỏ (coat protein) (CP)
được biểu hiện từ subgenomic RNA4. Cả hai protein này đều cần cho sự di chuyển của
CMV (Canto và cộng sự, 1997). Virion không chứa lipid. Nucleic acid có thể gây nhiễm
(không cần protein vỏ hay mRNA4 cho sự nhiễm). CMV có thể che dấu một phân tử ký
sinh khác là RNA vệ tinh (satellite RNA (satRNA). SatRNA của CMV không mã hóa
một protein nào mà nó phụ thuộc vào RNA để có hoạt động sinh học. SatRNA của CMV

là những RNA thẳng, nhỏ, không có khả năng mã hóa (Garcisa - Arenal và Palukaitis,
1999; Roossinck và cộng sự, 1992).
Virus không bền vững trong dịch cây bệnh sau một vài ngày ở nhiệt độ phòng, virus
chống chịu được nhiệt độ 70 0 C trong thời gian 10 phút. Virus truyền qua tiếp xúc cơ
học và dễ dàng lan truyền bởi hàng loạt các loại rệp muội theo kiểu không bền vững. Có
khoảng 60 loài rệp truyền virus CMV, một số loài rệp chính là rệp bông Aphis gossypii
Glover, rệp đào Myzus persicae Sulz, rệp ngô Rhopalosiphum maydis Fitch thuộc họ

3


Aphididae, Trong số đó, rệp bông là quan trọng nhất. Virus có thể truyền qua hạt giống
của một số loài cỏ và loài tơ hồng Cuscuta.

Hình 3: Cấu tạo của CMV
Virus có phạm vi ký chủ rộng, gây hại trên 800 loài thuộc 85 họ thực vật. Sự biểu hiện
triệu chứng phụ thuộc vào các chủng virus và cây ký chủ. Cây chỉ thị của virus CMV:
theo Hill,1984 khi lây nhiễm virus CMV các cây chỉ thị thể hiện các triệu chứng sau:
+ Chenopodium amaranticolor và Cucurbita moschata: tạo ra vết chết đốm cục bộ
+ Lycopersicon esculentum: lá khảm nặng biến dạng mất thuỳ lá dạng dương xỉ
+ Cucumis sativus: nhiễm hệ thống và gây lùn cây.
+ Nicotianae glutinosa: triệu chứng bệnh thể hiện đa dạng tuỳ thuộc vào chủng virus.
Nhiều chủng gây vàng gân lá và khảm.
+ Vigna unguiculata: vết bệnh nâu đỏ trên lá.
Một số chủng nhiễm hệ thống và tạo khảm trung bình. Cây nhân nồng độ virus CMV:
N. glutinosa, N. tabacum. 6 Chủng CMV: Rất nhiều chủng CMV đã được xác định qua
ký chủ, triệu chứng, qua mối quan hệ huyết thanh và kỹ thuật lai DNA, bao gồm các
chủng: Y, M, S, Q.

2.5. Đặc điểm phát sinh phát triển:

- Virus CMV có thể gây hại từ giai đoạn cây con cho đến khi cây ra hoa, hình thành
-

quả. Giai đoạn cây còn non, bón đạm nhiều, bón không cân đối thường mẫn cảm với
bệnh.
Bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ khoảng 20-22ºC, cây trồng trong điều kiện ánh
sáng yếu, mật độ dày, chăm sóc kém thường mẫn cảm với bệnh.
Bệnh lây lan mạnh trong vụ đông xuân.
Virus lan truyền do bọ trĩ làm môi giới. Ngoài dưa leo, loài bù lạch này còn gây hại
những cây thuộc họ bầu bí như: dưa lê, dưa gang, bí đỏ, bí xanh... và nhất là dưa

4


hấu.
=> Vì thế việc phòng trừ chúng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn do ký chủ của
chúng rất phong phú và thường xuyên có mặt trên đồng ruộng.

2.6. Biện pháp phòng trừ:
- Dùng giống kháng bệnh, giống sạch bệnh.
- Vì hầu hết sự nhiễm ban đầu đều xuất phát từ những cây cỏ lâu năm nên việc loại bỏ

-

những cây cỏ này thì có lợi hơn là phun thuốc diệt côn trùng. Việc loại bỏ những
cây cỏ lâu năm hay cây hai năm chính đang sống ở gần cây trồng có thể làm giảm áp
lực lên virus. Áp dụng thuốc diệt côn trùng và xịt dầu khoáng được sử dụng để
khống chế virus này cũng như những virus được truyền theo kiểu không bền vững
khác.
Loại bỏ cây bệnh.

Phun thuốc trừ rệp. Khử trùng phương tiện thu hái. Hạn chế gây vết thương, xây xát
trong quá trình chăm sóc.
Chăm sóc để cây sinh trưởng phát triển tốt, bảo vệ cây, tránh nhiễm CMV vào giai
đoạn cây con. Có thể sử dụng phương pháp kháng chéo bằng cách sử dụng những
chủng nhược độc chỉ gây triệu chứng nhẹ, không ảnh hưởng đến năng suất cây để
lây bệnh cho cây khỏe.

3. KẾT LUẬN:
Dưa chuột đang là loại cây mang lại thu nhập khá cao cho đời sống nông dân đặc biệt
là một số vùng trồng dưa chuột bao tử…Bệnh khảm lá dưa chuột không chỉ làm giảm
năng suất mà còn giảm tính thẩm mỹ của sản phẩm. Ngoài ra bệnh vius còn làm chúng ta
dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, đến lúc có triệu chứng biểu hiện rồi thì rất khó để trừ
bệnh.Vì vậy, cần sử dụng kết hợp các biện pháp nhằm phòng bệnh là chính cũng như
nâng cao năng suất cây trồng để đảm bảo lợi ích cho người dân.

5


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình bệnh cây chuyên khoa, NXB Nông Nghiệp Hà Nội năm
2007, Chủ biên: GS. TS. Vũ Triệu Mân.
2. />3. />mod=news&wid=21&cpid=109&nid=3397&view=detail/
4. />5. />
6



×