Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu, điều tra bệnh virus khảm lá (POTATO virus x PXX và POTATO virus y PVY) trên khoai tây nhập khẩu tại trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu i vụ đông xuân năm 2007 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------------

ðỖ THỊ THU HUYỀN
¬

NGHIÊN CỨU, ðIỀU TRA BỆNH VIRUS KHẢM LÁ (POTATO VIRUS
X - PVX VÀ POTATO VIRUS Y - PVY) TRÊN KHOAI TÂY NHẬP
KHẨU TẠI TRUNG TÂM KIỂM DỊCH THỰC VẬT
SAU NHẬP KHẨU I VỤ ðÔNG XUÂN NĂM 2007 - 2008

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số

: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học : GS.TS. VŨ TRIỆU MÂN

HÀ NỘI - 2008


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử
dụng và cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn



ðỗ Thị Thu Huyền

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tơi đã nhận
được sự giúp ñỡ của Thầy giáo, Giáo sư- Tiến sĩ Vũ Triệu Mân. Xin gửi tới
Thầy lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng.
Xin chân thành cám ơn tới các Thầy giáo, Cơ giáo, các cán bộ nhân viên
khoa Sau đại học và khoa Nơng học đã tạo điều kiện tốt nhất để chúng tơi có
cơ hội nâng cao kiến thức.
Xin chân thành cám ơn các cán bộ của Trung tâm nghiên cứu Bệnh cây
nhiệt đới, Trung tâm nghiên cứu cây có củ đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời
gian tơi thực tập và hoàn thành luận văn.
Xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới Ban giám ñốc và cán bộ Trung tâm
Kiểm dịch thực vật Sau nhập khẩu I ñã tạo mọi ñiều kiện tốt nhất về vật chất
cũng như tinh thần để tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự động viên, khích lệ, giúp đỡ của các thầy
cơ, bạn bè và đồng nghiệp.
Tơi cũng xin ñược cảm ơn những người thân trong gia ñình, ñã dành
nhiều tình cảm và điều kiện thuận lợi cho tơi trong quá trình thực hiện luận
văn.

Tác giả luận văn

ðỗ Thị Thu Huyền

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii



MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục các hình.

viii

1.

Mở đầu


i

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2.

Mục đích , u cầu của đề tài

5

2.

Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học

6

2.1.

Những nghiên cứu ở nước ngoài

6

2.2.

Những nghiên cứu ở trong nước


21

3.

ðối tượng, ñịa ñiểm, vật liệu, nội dung và phương pháp
nghiên cứu

26

3.1.

ðối tượng nghiên cứu

26

3.2.

Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu

26

3.3.

Vật liệu nghiên cứu

26

4.


Kết quả và thảo luận

35

4.1.

Bệnh virus khảm lá khoai tây trên khoai tây nhập khẩu

35

4.1.1. Tình hình nhập khẩu giống khoai tây năm 2007

35

4.1.2. Kết quả kiểm tra PVX và PVY trên khoai tây nhập khẩu trước
gieo trồng
4.1.3. Kết quả kiểm tra PVX, PVY trên khoai tây nhập khẩu ñược trồng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii

37


trong nhà kính tại Trung tâm Kiểm dịch thực vật Sau nhập khẩu I
4.2.

38

Tình hình bệnh virus khảm lá khoai tây trên khoai tây vụ ðông
Xuân năm 2007-2008 tại Hà Nội


42

4.2.1. Kết quả kiểm tra PVX, PVY trên khoai tây nhập khẩu tại Trung
tâm nghiên cứu có củ

42

4.2.2. Kết quả kiểm tra PVX, PVY trên giống khoai tây Diamant (Hà
Lan) vụ ðông Xuân 2007- 2008 tại ðặng Xá- Gia Lâm- Hà Nội

44

4.2.3. Kết quả kiểm tra PVX, PVY trên giống Solara (ðức) vụ ðông
Xuân 2007- 2008 tại Hà Hồi- Thường Tín- Hà Nội

46

4.2.4. Kết quả kiểm tra PVX,PVY trên giống VT2 (Trung Quốc) vụ
ðông Xuân năm 2007- 2008 tại Tràng ðịnh - Lạng Sơn
4.2.5.

47

Kết quả kiểm tra PVX,PVY trên khoai tây nhập khẩu từ Trung
Quốc gieo trồng vụ ðông Xuân năm 2007- 2008 tại Lộc Bình Lạng Sơn

50

4.2.6. Diễn biến bệnh khảm lá khoai tây trên giống Diamant nhập khẩu từ

Hà Lan vụ ðông Xuân năm 2007- 2008 tại ðặng Xá- Gia Lâm- Hà
Nội

51

4.2.7. Diễn biến bệnh khảm lá khoai tây trên giống Solara nhập khẩu từ
ðức vụ ðông Xuân năm 2007- 2008 tại Hà Hồi- Thường Tín- Hà
Nội

52

4.2.8. Diễn biến bệnh khảm lá khoai tây trên giống Solara nhập khẩu từ
ðức vụ ðông Xuân năm 2007- 2008 tại Trung tâm nghiên cứu
cây có củ- Viện khoa học Nơng nghiệp Việt Nam

54

4.2.9. Diễn biến bệnh khảm lá khoai tây trên giống Diamant nhập khẩu
từ Hà Lan vụ ðông Xuân năm 2007- 2008 tại Trung tâm nghiên
cứu cây có củ- Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv

55


4.3.

Kết quả lây nhiễm virus trên cây chỉ thị và cây ký chủ phụ trong
phịng thí nghiệm


57

4.3.1. Kết quả lây bệnh nhân tạo PVX bằng phương pháp cây chỉ thị

58

4.3.2. Kết quả lây bệnh nhân tạo PVY bằng phương pháp cây chỉ thị

64

5.

Kết luận và ñề nghị

69

5.1.

Kết luận

69

5.2.

ðề nghị

70

Tài liệu tham khảo


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v

71


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ð/C (-)

:

ðối chứng âm

ð/C (+)

:

ðối chứng dương

KDTV

:

Kiểm dịch thực vật

OD

:


Giá trị mật ñộ quang

PVX

:

Potato virus X

PVY

:

Potato virus Y

TKTD

:

Thời kỳ tiềm dục

TLB

:

Tỷ lệ bệnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

4.1.

Tình hình nhập khẩu giống khoai tây vào Việt Nam năm 2007

4.2.

Kết quả kiểm tra PVX và PVY trên mẫu củ giống khoai tây nhập
khẩu trước gieo trồng

4.3.

46

Kết quả kiểm tra PVX, PVY trên giống khoai tây VT2 nhập khẩu
từ Trung Quốc gieo trồng tại Tràng ðịnh - Lạng Sơn

4.8.

45

Kết quả kiểm tra PVX, PVY trên giống Solara (ðức) vụ ðông
Xuân 2007- 2008 tại Hà Hồi- Thường Tín- Hà Nội

4.7.


42

Kết quả kiểm tra PVX, PVY trên giống khoai tây Diamant (Hà
Lan) vụ ðông Xuân 2007- 2008 tại ðặng Xá- Gia Lâm- Hà Nội

4.6.

40

Kết quả kiểm tra PVX, PVY trên khoai tây nhập khẩu tại Trung
tâm nghiên cứu cây có củ

4.5.

38

Kết quả kiểm tra PVX,PVX trên khoai tây nhập khẩu trồng trong
nhà kính tại Trung tâm Kiểm dịch thực vật Sau nhập khảu I

4.4.

36

49

Kết quả kiểm tra PVX, PVY trên khoai tây VT2 nhập khẩu từ
Trung Quốc gieo trồng vụ ðơng Xn năm 2007- 2008 tại Lộc
Bình - Lạng Sơn.


4.9.

50

Diễn biến bệnh khảm lá khoai tây trên giống Diamant vụ ðông
Xuân năm 2007- 2008 tại ðặng Xá- Gia Lâm- Hà Nội

51

4.10. Diễn biến bệnh khảm lá khoai tây trên giống Solara nhập khẩu từ
ðức vụ ðông Xuân năm 2007- 2008 tại Hà Hồi- Thường Tín- Hà
Nội

53

4.11. Diễn biến bệnh khảm lá khoai tây trên giống Solara nhập khẩu từ
ðức vụ ðông Xuân năm 2007- 2008 tại Trung tâm nghiên cứu
cây có củ - Viện khoa học Nơng nghiệp Việt Nam

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii

54


4.12. Diễn biến bệnh khảm lá khoai tây trên giống Diamant nhập khẩu
từ Hà Lan vụ ðông Xuân năm 2007- 2008 tại Trung tâm nghiên
cứu cây có củ- Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam
4.13.

56


Kết quả lây bệnh nhân tạo PVX (potato virus X) lên cây chỉ thị
bằng phương pháp tiếp xúc cơ học.

4.14. Triệu chứng của PVX trên cây chỉ thị và ký chủ phụ

59
60

4.15. Kết quả lây bệnh nhân tạo PVY (potato virus Y) lên cây chỉ thị
bằng phương pháp tiếp xúc cơ học
4.16. Triệu chứng của PVY trên cây chỉ thị và ký chủ phụ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii

64
65


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

4.2.

Khoai tây trồng tại Trung tâm KDTV Sau nhập khẩu I


41

4.2.

Bản giếng ELISA

41

4.3.

Triệu chứng khảm thường lá khoai tây

43

4.4.

Triệu chứng khảm nhăn lá khoai tây

44

4.5.

Diễn biến bệnh khảm lá khoai tây trên giống Diamant nhập khẩu
từ Hà Lan vụ ðông Xuân năm 2007- 2008 tại ðặng Xá- Gia
Lâm- Hà Nội

51

4.6.


Ruộng khoai tây ñiều tra

52

4.7.

Diễn biến bệnh khảm lá khoai tây trên giống Solara nhập khẩu
từ ðức vụ ðông Xuân năm 2007- 2008 tại Hà Hồi - Thường
Tín - Hà Nội

4.8.

53

Diễn biến bệnh khảm lá khoai tây trên giống Solara nhập khẩu
từ ðức vụ ðông Xuân năm 2007- 2008 tại Trung tâm nghiên
cứu cây có củ - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam

4.9.

55

Diễn biến bệnh khảm lá khoai tây trên giống Diamant nhập
khẩu từ Hà Lan vụ ðông Xuân năm 2007- 2008 tại Trung tâm
nghiên cứu cây có củ- Viện khoa học Nơng nghiệp Việt Nam

4.10.

Triệu chứng bệnh trên cây thuốc lá Nicotiana tabacum cv.
Samsun nhiễm PVX


4.11.

Triệu

chứng

bệnh

61
trên

cây

rau

muối

Chenopodium

amaranticolor nhiễm PVX
4.12.

61

Triệu chứng bệnh trên cây thuốc lá Nicotiana tabacum cv.
xanthi-nc nhiễm PVX

4.13.


56

Triệu chứng bệnh trên cây thuốc lá Nicotiana glutinosa nhiễm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ix

61


PVX
4.14.

Triệu chứng bệnh trên cây thuốc lá Nicotiana tabacum cv.
xanthi-nc nhiễm PVX

4.15.

66

Triệu chứng bệnh trên cây thuốc lá Nicotiana tabacum cv.
Samsun nhiễm PVY

4.19.

62

Triệu chứng bệnh trên cây thuốc lá Nicotiana tabacum cv.
White Burley nhiễm PVY

4.18.


62

Triệu chứng bệnh trên cây rau muối Chenopodium quinoa
nhiễm PVX

4.17.

62

Triệu chứng bệnh trên cây thuốc lá Nicotiana benthamiana
nhiễm PVX

4.16.

62

66

Triệu chứng bệnh trên cây Nicotiana tabacum cv. Samsun
nhiễm PVY

67

4.20, 4.21. Triệu chứng bệnh trên cây thuốc lá Nicotiana benthamiana
nhiễm PVY
4.22.

Triệu chứng bệnh trên cây thuốc lá Nicotiana tabacum cv.
xanthi-nc nhiễm PVY


4.23.

67
68

Triệu chứng bệnh trên cây thuốc lá Nicotiana glutinosa nhiễm
PVY

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………x

68


1. MỞ ðẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Khoai tây (Solanum tuberosum L. thuộc cây họ cà Solanaceae) là cây

lương thực chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước trên Thế
giới. Theo ñánh giá của FAO (1995), khoai tây là cây lương thực ñược xếp
thứ tư sau lúa mì, ngơ và lúa nước [6].
Cây khoai tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, ñược trồng ñầu tiên ở vùng
núi Andes, sau đó được đem đến Châu Âu vào thế kỷ 16. ðến thế kỷ 19, thời
kỳ ñang diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh, cây khoai tây là một cứu
tinh cho con người. Nó chính là nguồn cung cấp calo rẻ và rất dễ trồng, giải
phóng ñáng kể sức lao ñộng của con người, giúp các nhà máy sản xuất cơng
nghiệp có đủ nhân lực. Khi nhắc ñến khoai tây, người Mỹ nghĩ ngay ñến Idaho,
nơi trồng hơn 1/4 số khoai tây của nước này. Người Ailen sẽ nghĩ ngay đến nạn

đói do mất mùa khoai tây năm 1845, cịn người Ba Lan thì nghĩ đến rượu
Vodka làm từ khoai tây. Nhưng tự hào về loài cây này nhất là ở Peru, nơi ñã
trồng khoai tây từ cách ñây hơn 7.000 năm. Theo tổ chức khoai tây Quốc tế,
ñất nước Nam Mỹ này là nơi cư ngụ của hơn 3.500 giống khoai tây khác nhau.
Và bình quân mỗi người dân Peru tiêu thụ 90 kg khoai tây một năm. Tuy nhiên,
một ñiều ñáng ngạc nhiên là con số đó mới chỉ bằng 1/4 lượng khoai tây tiêu
thụ của Belarus, quốc gia ñược coi là ăn nhiều khoai tây nhất trên Thế giới.
Với hy vọng Thế giới có nhận thức đúng và đầy đủ hơn về loại cây
trồng rất hữu ích này, góp phần vào việc đạt ñược những mục tiêu thiên niên
kỷ (MDGs) ñã ñề ra (bao gồm xố đói giảm nghèo, tăng cường an ninh lương
thực và thúc ñẩy phát triển kinh tế), Liên hiệp quốc ñã tuyên bố năm 2008 là
năm Quốc tế về khoai tây.
Cơ quan đặc trách về lương thực và nơng nghiệp của Liên hiệp quốc

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


(FAO) ñang hợp tác với Hiệp hội các nhà trồng khoai tây Quốc tế tổ chức hội
nghị ở thành phố Cusco của Peru để bàn về những lợi ích của việc sản xuất
khoai tây, món ăn đang được xem là thực phẩm ñứng số 1 của Thế giới, nếu chỉ
kể về loại thực phẩm không phải là hạt. Hội nghị lần này tại Peru có mục tiêu
thảo luận tiềm năng của việc sản xuất khoai tây, ñặc biệt là tại các nước nghèo.
Theo các chuyên gia, trước tình hình giá cả các loại ngũ cốc tăng cao,
các nước nghèo có thể tiêu thụ nhiều khoai tây hơn vì vừa khơng chiếm nhiều
diện tích, lại dễ trồng và có nhiều chất bổ.
Ở Việt Nam, khoai tây ñược ñưa vào trồng cách ñây khoảng 100 năm.
Ngày nay, khoai tây là một trong bốn loại cây lương thực quan trọng của nước
ta sau lúa, ngô và khoai lang [6]
Ở nước ta, khoai tây ñược trồng chủ yếu ở ñồng bằng sông Hồng và
ñược xem là cây vụ đơng quan trọng trong cơ cấu ln canh cây trồng.

Khoai tây là sản phẩm vụ đơng quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế
cao hơn cây lúa, ngơ hay khoai lang trên cùng một diện tích, ñặc biệt là ở
những vùng như ñồng bằng sông Hồng và miền Bắc Việt Nam (chiếm 85%
sản lượng cả nước) bởi nó được trồng ln canh xen kẽ giữa hai vụ lúa, thời
gian canh tác khơng q dài.
Khoai tây đã góp phần quan trọng giúp nơng dân nâng cao thu nhập,
xố đói giảm nghèo, nhất là ở những nơi mà mật độ dân số đơng và diện tích
đất hạn chế.
Khoai tây là nguồn lương thực quan trọng, ñồng thời là nguồn thực phẩm
quý, cùng với các loại rau khác, nó ñã cung cấp nguồn vitamin C, B1,B2, PP và
nhiều thành phần dinh dưỡng, khoáng chất. Mặt khác, xét về thời gian sinh
trưởng cây trồng, khoai tây là cây có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng cho
năng suất năng lượng và năng suất protein cao nhất so với lúa gạo và ngơ [6].
Sản xuất khoai tây tại Việt Nam đã đạt đỉnh cao về diện tích vào những

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


năm 1979- 1980, sau đó giảm dần. ðến nay, cây khoai tây ở Việt Nam có diện
tích khoảng 40 nghìn ha với trên 10 nghìn hộ nơng dân tham gia trồng trọt,
sản lượng 450 nghìn tấn, đáp ứng được một nửa nhu cầu trong nước. Theo dự
báo chiến lược của FAO, thế kỷ 21 này, khi mức sống của con người nâng lên
thì nhu cầu sử dụng khoai tây cũng sẽ tăng. Việc mở rộng và phát triển sản
xuất khoai tây được coi là tiềm năng lớn, góp phần làm tăng thu nhập và cải
thiện ñời sống ở vùng ñồng bằng sông Hồng. Bên cạnh những thuận lợi, sự
mở rộng và phát triển sản xuất khoai tây ñang phải ñối mặt với nhiều thách
thức, nhất là về chất lượng giống. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng
diện tích sản xuất khoai tây bị thu hẹp. Việc sử dụng phổ biến các giống khoai
tây kém chất lượng hoặc thoái hoá là những yếu tố hạn chế ñối với sản xuất
khoai tây. Hiện tượng thoái hoá này là do bệnh truyền nhiễm virus gây ra

[19]. Bệnh virus không những gây ra hiện tượng thối hố củ giống mà cịn
ảnh hưởng đến phẩm chất củ khoai tây như: làm cho củ nhỏ, hàm lượng tinh
bột và các chất dinh dưỡng thấp [19]. ðặc biệt triệu chứng virus rất khó phát
hiện, chúng có thể ẩn khi nhiệt ñộ quá cao hoặc quá thấp. Vì vậy rất dễ bị
nhầm lẫn khi chọn phải củ giống đã bị nhiễm virus, đó là ngun nhân chính
dẫn ñến việc năng suất giảm ñáng kể và hiệu quả kinh tế thấp.
Vấn đề khó khăn của Việt Nam khi phát triển diện tích cây khoai tây
lên 50 nghìn ha vào năm 2010 đó là giống. Hiện nay, giống khoai tây ở trong
nước mới chỉ ñáp ứng 20 - 25% nhu cầu, số còn lại phải nhập khẩu từ Trung
Quốc và một số nước khác nên khơng kiểm sốt được chất lượng giống.
Trong những năm gần ñây, khoai tây giống nhập khẩu từ các nước như:
ðức, Hà Lan, Trung Quốc... ngày càng tăng về cả số lượng và chủng loại nên
diện tích trồng và năng suất tăng, nhưng bên cạnh đó chất lượng giống chưa
đảm bảo.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


ðể ñáp ứng ñược nhu cầu ngày càng cao về số lượng cũng như chất
lượng của thị trường, các giống khoai tây cũ dần dần ñược thay thế bằng các
giống mới có năng suất, phẩm chất tốt hơn. Tuy nhiên, nguồn giống trong
nước khơng đủ cung cấp cho sản xuất, chính vì vậy hàng năm số lượng và
chủng loại giống nhập khẩu từ nhiều nguồn gốc khác nhau tăng lên không
ngừng.
Bệnh truyền qua giống nhập khẩu không những làm giảm chất
lượng giống mà cịn đe doạ gây tổn thất cho sản xuất trong nước, trong
đó có những bệnh hại đặc biệt nghiêm trọng. Việc nghiên cứu các loại
bệnh hại củ giống là điều cần thiết và có ý nghĩa làm cơ sở khoa học cho
biện pháp xử lý củ giống, góp phần bảo vệ sản xuất đồng thời tăng cường công tác Kiểm dịch thực vật, ngăn ngừa các loại bệnh hại nguy hiểm
từ nước ngồi qua con đường nhập khẩu giống vào nước ta góp phần

phát triển một nền nơng nghiệp bền vững. Giống mang nguồn bệnh có
thể truyền cho vụ sau hoặc lây lan từ nơi này tới nơi khác qua con ñường
trao ñổi giống. ðây là một phương thức lan truyền nhanh nhất, xa nhất và
hiệu quả nhất của dịch hại. Ngoài ra, việc nhập khẩu giống cịn là một trong
những ngun nhân làm thay đổi thành phần dịch dại, làm cho thành phần
dịch hại ngày càng trở nên phong phú và phức tạp hơn. Theo số liệu của
CABI năm 2005 có 351 lồi gây hại trên cây khoai tây, trong đó có 28 lồi là
virus. Chính vì vậy, việc tạo nguồn giống khoẻ, sạch bệnh ngày càng trở nên
quan trọng và đóng vai trị then chốt trong tạo giống.
Xuất phát từ thực tế trên, ñể ñánh giá tình hình bệnh virus trên một số
giống khoai tây nhập nội và thực trạng bệnh virus hại khoai tây vụ ðơng
Xn năm 2007, góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về thành phần sâu bệnh hại
trên khoai tây phục vụ cho việc phân tích nguy cơ dịch hại, xây dựng danh
mục Kiểm dịch thực vật trên khoai tây nhập khẩu, chúng tôi tiến hành thực

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


hiện ñề tài: “Nghiên cứu, ñiều tra bệnh virus khảm lá (Potato virus X- PVX
và Potato virus Y - PVY) trên khoai tây nhập khẩu tại Trung tâm Kiểm dịch
thực vật sau nhập khẩu I vụ ðông Xuân năm 2007 – 2008”.
1.2.

Mục đích , u cầu của đề tài

1.2.1. Mục ñích
Nghiên cứu ñánh giá thực trạng bệnh virus khảm lá (Potato virus X PVX và Potato virus Y - PVY) trên khoai tây nhập khẩu tại Trung tâm Kiểm
dịch thực vật Sau nhập khẩu I.
Áp dụng phương pháp ELISA ñể xác ñịnh nguyên nhân gây bệnh virus
khảm lá PVX và PVY trên khoai tây nhập khẩu.

1.2.2. Yêu cầu
- Kiểm tra và đánh giá tình hình bệnh virus hại trên củ giống khoai tây
nhập khẩu trước và sau gieo trồng.
-

ðiều tra, xác ñịnh thành phần và ñánh giá thực trạng bệnh virus hại

trên các giống khoai tây nhập khẩu tại Trung tâm nghiên cứu cây có củ- Viện
Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam.
- Kiểm tra bệnh virus khảm lá khoai tây PVX, PVY bằng phương pháp
ELISA, phương pháp cây chỉ thị.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1.

Những nghiên cứu ở nước ngồi

2.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh virus hại khoai tây trên thế giới
Hiện nay, trên Thế giới đã phát hiện được 977 lồi virus khác nhau thuộc
70 giống [71]. Theo George N. Agrios [59] tổng số các lồi virus phát hiện
được khoảng 2000 lồi và các lồi virus mới được cơng bố hàng tháng. Khoảng
một phần tư trong tổng số các lồi virus phát hiện được có khả năng tấn cơng
và gây hại cho thực vật. Một lồi virus có khả năng xâm nhiễm một hoặc nhiều
loại thực vật khác nhau và một loài thực vật thường bị nhiều lồi virus gây hại.
Một cây có thể bị nhiều loài virus gây hại trong cùng một thời gian.
Bệnh virus hại khoai tây ñược nhiều nhà khoa học trên Thế giới quan
tâm nghiên cứu chi tiết về hình thái, cấu tạo, phân loại, ñặc ñiểm sinh thái

học, quy luật phát sinh phát triển và phương thức lan truyền ñể ñưa ra biện
pháp phòng trừ hiệu quả ñối với từng loại bệnh.
2.1.2. Tác hại của bệnh virus hại khoai tây
Bệnh virus gây thiệt hại rất lớn cho sản suất khoai tây, làm giảm năng
suất, chất lượng và gây ra hiện tượng thối hóa giống (J.A.Debokx, 1981;
W.J.Hooker và Editor, 1981; Salazar và P.D.Darison, 1979).
Theo Houtonia (1972), hàng năm bệnh virus làm thiệt hại mất 13% sản
lượng tức khoảng 13 triệu tấn khoai tây. Sự thiệt hại này phụ thuộc vào từng
loại virus, từng vùng sinh thái khác nhau và có thể làm giảm 25 - 30% năng
suất (Ambrosov, 1964; V.A. Smuglie và ctv, 1988).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


Theo A.Reestman (1972), thiệt hại do bệnh gây ra tăng dần theo mức ñộ
nhiễm bệnh. Nếu tỷ lệ bệnh từ 5 -15% thì năng suất giảm 2%, tỷ lệ bệnh từ 15
-25% thì năng suất giảm 7,5%, tỷ lệ bệnh từ 25 - 50% thì năng suất giảm
18%, cịn tỷ lệ bệnh trên 50% thì năng suất giảm 39% trở lên [22].
ðối với từng loại virus, hầu hết các tác giả như: J.A.Debokx (1972);
W.J.Hoker (1981); D.Peters (1970), ñều thống nhất cho rằng: trong số các loại
virus khoai tây thì virus Y khoai tây (PVY) là loại bệnh rất nguy hiểm. Khoai
tây bị nhiễm PVY có thể làm giảm năng suất từ 10 -80% tùy thuộc vào chủng
của PVY.
Theo Bode (1968); J.A.Debokx (1981); A.Reestman (1970), khoai tây
bị nhiễm virus X (PVX) có thể làm giảm năng suất từ 10 - 20%, nhiễm virus
A năng suất giảm 40%, nhiễm virus S năng suất giảm 10 - 20% [19].
Theo R.A.C.Jone và C.E.Fribour (1978), thiệt hại do bệnh gây ra ở
dạng ẩn triệu chứng năng suất bị giảm ít hơn so với dạng có triệu chứng.
Theo kết luận của Trung tâm khoai tây Quốc tế (CIP), 1977: sự kết hợp
của nhiều loại virus trên khoai tây gây thiệt hại nhiều hơn khi chỉ có một loại

virus [28][36].
2.1.3. Những nghiên cứu về triệu chứng của virus hại khoai tây
Các tác giả trong và ngoài nước ñã mô tả và phân loại triệu chứng virus
hại khoai tây và được chia thành các nhóm khác nhau
+ Triệu chứng khảm lá: lá loang lổ, mặt lá xanh xen kẽ với những vết
màu vàng, lá gồ ghề, cây phát triển kém, đơi lúc lá hơi nhăn nheo và có các
vết chết hoại.
+ Triệu chứng nhăn lá ñen gân: lá nhăn nheo khi có biểu hiện khảm lá.
Mặt dưới gân lá có nhiều vết đen. Mức độ đen gân tùy theo chủng virus,
giống khoai tây và thời tiết. Cây lùn hẳn, có thể bị chết khơ do các vết đen
gân gây ra.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


+ Triệu chứng xoăn lá: cây bị bệnh thấp lùn, lá co nhỏ, xoăn cuốn
khơng đều, bản lá nhỏ, dầy và giòn, thân mảnh, lá thưa.
+ Triệu chứng cuốn lá: lá bị cuốn hai mép và có dạng hình thìa. ði lá
ngọn bị đỏ, có khi tím thâm, lá cứng, dựng đứng, cây lùn, tồn cây hơi vàng
nhạt.
+ Triệu chứng vàng lùn: cây lùn thấp, giịn và dễ gãy. Tồn cây có màu
vàng nhạt, mép lá cuốn hướng lên trên, lá co ngắn chiều dài.
+ Triệu chứng lùn biến dạng: lá bị bệnh biến dạng mạnh, thay ñổi hẳn.
Lá bị nhăn nheo, khơng bằng phẳng, mép lá khơng đều, lá dài có khi gấp 2 lần
lá bình thường.
+ Triệu chứng hỗn hợp: cây có biểu hiện ít nhất hai loại hình triệu
chứng.
2.1.4. Những nghiên cứu về Potato virus X (PVX)
Trong vị trí phân loại PVX thuộc họ Flexiviridae và giống Potexvirus,
ngồi tên PVX, virus này cịn có tên khác như: Potato X potexvirus, Potato

mild mosaic virus, Potato virus B, Ptato virus D….
PVX được mơ tả đầu tiên vào năm 1931, được Brandes và Wetter
(1959) nhóm với những virus có hình dạng và kích thước phân tử tương tự
[35].
Nhóm này ban ñầu dược xác ñịnh là nhóm Potato virus, sau ñó ñược
sửa lại thành nhóm Potexvirus. Năm năm sau, nó ñược Ủy ban danh pháp
virus Quốc tế xếp vào nhóm của PVX.
+ Phổ ký chủ
PVX có phổ ký chủ rất rộng và là lồi phổ biến trong tự nhiên. Nó có
thể tồn tại trên 62 loài thực vật thuộc 27 họ và có thể nhiễm bệnh nhân tạo
trên 348 lồi trong 33 lồi thực vật khác nhau [54]. PVX đặc biệt quan trọng
trên Thế giới như một tác nhân chính gây bệnh trong mùa vụ. ðáng chú ý là ở

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


khoai tây, thuốc lá, cà chua, hồ tiêu. Ở một số nơi nó cịn gây hại trên cây
astiso (Scolymus sp.), cây củ cải (Brassica sapa) và một số cây trồng khác
(Paulus và cộng sự, 1960; Fribourg và Fernander).
Các cây ký chủ chính bao gồm: cây ớt (Capsicum annuum), cây cà chua
(Lycopersicon esculentum), cây thuốc lá (Nicotiana tabacum), cây khoai tây
(Solanum tuberosum).
Các cây ký chủ phụ bao gồm: cây củ cải (Brassica sapa), cây astiso
(Scolymus sp.), cây cỏ ba lá (Trifolium pratense), cây nho (Vitis vinifera).
Cây ký chủ dại bao gồm: cây rau muối (Chenopodium album), cây
Amaranthus retroflexus, cây Solanum laciniatum.
+ Phân bố ñịa lý
PVX ñầu tiên ñược phát hiện cách ñây 7 thập kỷ và các isolate của PVX
loài huyết thanh O xuất hiện ở khắp nơi trên Thế giới. Tuy nhiên, các isolate
của PVX loài huyết thanh A chỉ xuất hiện ở Peru và Bolivia.

+ ðặc ñiểm sinh vật học và sinh thái học
Trải qua một thời gian dài người ta mới biết ñược rằng PVX lan truyền
dễ dàng qua sự tiếp xúc của cây khỏe và cây bệnh hoặc qua các tác động cơ
giới ngồi đồng ruộng (Smith, 1933; Loughname, 1972). Nó lan truyền từ củ
bệnh sang củ khỏe khi ñể trong cùng một bao (Bawden và cộng sự, 1948).
Ở ngồi đồng nó lây lan qua các dụng cụ làm vườn ñã bị lây nhiễm khi làm
việc (Winther - Nielson, 1972) và các ñộng vật cào từ củ bệnh sang củ khỏe
như thỏ, chó (Todd,1958). Có một cảnh báo là PVX có thể lan truyền qua
châu chấu (Melanopus differentialis và Ettigonia viridissima). Cũng có một
báo cáo cho rằng PVX có thể truyền qua du động bào tử của nấm
Synchytrium endobioticum. ðây là sự ghi nhận về sự lan truyền qua ñất của
PVX [86].
Nguồn xâm nhiễm ban ñầu của PVX thường từ ruộng trồng khoai tây

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9



×