Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận ATVSLD tại công ty Sam Sung Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.54 KB, 14 trang )

Bài tiểu luận về an toàn vệ sinh lao động
I.Khái quát về doanh nghiệp và các nhóm lao động đặc thù trong doah nghiệp:
1.1 Thực trạng quy mô, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty:
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) chính thức đi vào hoạt động từ
tháng 4 năm 2009 với tổng vốn đầu tư 670 triệu USD. SEV là nhà máy sản xuất điện thoại
di động đầu tiên với quy mô hoàn chỉnh tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Ngoài
ra, hiện nay công ty còn chuyên sản xuất một số thiết bị điện tử khác như: máy hút bụi,
camera, máy tính bảng, máy tính,…Sản phẩm của SEV xuất khẩu sang 50 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Đồng thời công ty cũng giải quyết việc làm cho hơn 39.400 người lao động
trong và ngoài tỉnh. Các công nhân làm việc tại các nhà máy lắp ráp chủ yếu là nữ chiếm
khoảng 80% với độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi.
Do điều kiện đặc thù của ngành lắp rắp các thiết bị điện tử, nên môi trường làm việc
của lao đông thường làm việc trong phòng kín với hệ thống diều hòa luôn có sự chênh
lệch so với ngoài trời từ 5- 12 độ. Mặc dù, qua kiểm tra bằng phương pháp đặc biệt để xác
định hơi hóa chất ở khu vực lắp ráp, kết quả xác định được là: các dạng hơi a xít và hơi
dung môi hữu cơ toluen, xylen, các hợp chất benzene và đồng đẳng của benzene... đều
nhỏ hơn tiêu chuẩn VSCP. Nhưng việc các lao động thường xuyên làm việc ở môi trường
đó trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sưc khỏe của người lao động.
Chính vì thế, công tác ATVS luôn được chủ doanh nghiệp coi trong. Công ty đã thành
lâp hội đồng bảo hộ lao động tiến hành xây dựng kế hoạch bảo hộ hàng năm, với 40 cán
bộ làm công tác bảo hộ, trong đó, 7 người chuyên trách. Từ đó, công tác ATVSLĐ-PCCN
được quan tâm, kiểm tra thường xuyên, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, bảo đảm an
toàn cho người lao động. Công ty thực hiện nghiêm việc đăng ký, kiểm định 121 loại máy
móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động với cơ quan
chức năng. Xây dựng nội quy, quy trình an toàn các máy móc và thường xuyên đo kiểm
tra môi trường làm việc.
Mỗi năm, Công ty dành hàng trăm triệu đồng để trang bị bảo hộ lao động như quần áo
bảo hộ, giầy, mũ, găng tay cho công nhân. Khi đã được trang bị bảo hộ lao động, công


nhân nào không sử dụng sẽ bị phạt nặng về kinh tế, từ đó tạo sự đồng bộ trong chấp hành


nội quy, quy định ATVSLĐ.
1.2 Các nhóm lao động chính của công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam:
Phân chia theo đặc điểm công việc của các lao động trong công ty TNHH Samsung
Electronics Việt Nam, doanh nghiệp có các nhóm lao động sau:
- nhóm lao động quản lý. bao gồm giám đốc, quản đốc phân xưởng, trưởng bộ
phận,…
- nhóm lao động công nghệ cao: sản xuất các thiết bị điện tử, điền khiển máy, thiết
kế hệ thống,…
- nhóm lao động phổ thông lắp ráp các linh kiện thiết bị điện tử.
II.Thực trạng an toàn vệ sinh lao động:
2.1.Thực trạng về an toàn lao động và các biện pháp
2.1.1.Những yếu tố nguy hiểm chung cho các nhóm lao động và biện pháp bảo hộ:
-Các yếu tố nguy hiểm:

 Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học.
• Các mảnh vỡ, mảnh văng của các dụng cụ, vật liệu gia công, mảnh dụng cụ
cắt gọt.. văng bắn vào cơ thể người lao động có thể gây các tổn thương bên
ngoài về da, về mắt...
• Những trục máy, bánh răng, dây đai chuyền và các loại cơ cấu truyền động
khác…tạo nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt… Tai nạn gây ra có thể làm cho
người lao động bị chấn thương hoặc chết.
 Nhóm yếu tố nguy hiểm về điện.
• Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật, điện
phóng, điện từ trường, cháy do chập điện…đường đi của dòng điện qua cơ
thể người làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch.
 Nhóm yêu tố nguy hiểm về hóa chất.
• Các chất độc công nghiệp bị rò rỉ trong quá trình chế biến thành phẩm
• Các chất lỏng hoạt tính, axit và chất kiềm ăn mòn.
 Nhóm yếu tố nguy hiểm nổ.
• Nổ vật lý: Trong sản xuất có thể nổ khi áp suất của môi chất trong các thiết

bị chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên hóa lỏng vượt quá giới
hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị rạn nứt, bị ăn mòn do sử


dụng lâu và không được kiểm định. Khi thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm
phá vỡ các vật cản và gây tai nạn cho mọi người xung quanh.
• Nổ hóa học: khí cháy và bụi công nghiệp,sự biến đổi về mặt hóa học của
các chất, đến một tỷ lệ nhất định kèm theo có mồi lửa thì sẽ gây nổ.
 Nhóm yếu tố nguy hiểm về nhiệt.
• Các yếu tố nhiệt. Kim loại nóng chảy, vật liệu được gia nhiệt, thiết bị nung,
khí nóng, hơi nước nóng, ... có thể gây bỏng, cháy rộp da.
 Nhóm yếu tố nguy hiểm khác:
• Làm việc trên cao không đeo dây an toàn, vật rơi từ trên cao xuống, trơn
trượt vấp ngã…
• Tổ chức nơi làm việc chật hẹp, tư thế làm việc thao tác khó khăn…
• Máy moc, trang thiết bị được thiết kế không phù hợp với tư thế, tâm sinh lý
của người lao động.
• Độ bền của chi tiết máy không đảm bảo gây sự cố trong quá trình làm
việc…
Nhóm yếu tố nguy hiểm đều có ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ và nhiều nhất đến nhóm
lao động sản xuất lịnh kiện điện tử, nhóm lao động lắp ráp
-Biện pháp bảo hộ:

• Tăng cường trang phục bảo hộ cho người lao động.
• Thiết kế, bổ sung các phương tiện che chắn an toàn với các bộ phận chuyển
động, vùng nguy hiểm điện áp cao, bức xạ mạnh…
• Tăng cường kiểm nghiệm, kiểm tra định kỳ máy móc, nhà xưởng…
• Tổ chức nơi làm việc hợp lý, bố trí máy móc thiết bị phù hợp với thao tác
làm việc của người lao động.
• Tăng cường các biển cảnh báo, thiết bị cảnh bảo…



Tiến hành nghiên cứu chuyên sâu để xác định rõ các ảnh hưởng của điều
kiện lao động đến sức khỏe người lao động; rà soát đưa công việc sản xuất,
lắp ráp điện tử vào danh mục nghề/công việc độc hại nguy hiểm; xây dựng
hệ thống quy chuẩn an toàn vệ sinh lao động về hóa chất, điện tử trường,
phóng xạ đảm bảo an toàn cho người lao động…



Công khai các loại hóa chất được sử dụng nhằm đảm bảo quyền tiếp cận
thông tin của người lao động; xây dựng chính sách trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, đảm bảo môi trường làm


việc an toàn cho người lao động; tăng cường áp dụng các giải pháp kỹ thuật
vệ sinh để giảm thiểu các tác hại của điện từ trường, các hóa chất độc hại….


Doanh nghiệp phải tăng cường khám sức khỏe cho người lao động để phát
hiện sớm những bệnh do ảnh hưởng của hóa chất, sóng điện từ

2.1.2.Những yếu tố nguy hiểm riêng cho từng nhóm lao động đặc thù và biện pháp
bảo hộ:
Công ty điện tử Sam Sung có rất nhiều nhóm lao động, tuy nhiên dưới đây chỉ trình
bày các yếu tố nguy hiểm của hai nhóm lao động (nhóm lắp ráp thiết bị điện tử và nhóm
sản xuất các linh kiện điện tử- 2 nhóm lao động đối mặt với nhiều yếu tố nguy hiểm và là
lực lượng sản xuất chủ yếu ) như những ví dụ điển hình.
a, Nhóm lao động phổ thông lắp rắp các thiết bị điện tử.
Lao động nhóm này thường gặp nguy hiểm bởi hóa chất, cụ thể:

Thông thường hơi hóa chất ở khu vực lắp ráp là các dạng hơi axít và hơi dung môi hữu
cơ toluen, xylen, các hợp chất benzen và đồng đẳng của benzen, ngoài ra những con chíp
điện tử nhỏ xíu cũng hàm chứa nguy cơ đe dọa sức khỏe công nhân vì có chứa hóa chất
độc hại.
Có rất nhiều minh chứng về ảnh hưởng của nhóm yếu tố nguy hiểm hóa chất gây ảnh
hưởng tới sức khỏe người lao động ở công ty Sam Sung, ví dụ vụ việc Tháng 5/2012,
hàng loạt lao động (LĐ) tại công ty Samsung Bắc Ninh ngất xỉu, nguyên nhân được cho
là do các công nhân phải làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc
hại thông qua hai con đường là hô hấp (ngửi mùi hóa chất) và xúc giác.
b, Nhóm lao động công nghệ cao sản xuất các linh kiện thiết bị điện tử.
Có nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe người LĐ sản xuất ở Sam Sung khi họ phải đối mặt
với tiếng ồn, ánh sáng, độ rung xóc, điện từ trường, bụi kim loại, hơi khí độc, tia cực tím,
phóng xạ... Điều đáng lo ngại hơn cả là tư thế làm việc và cường độ LĐ căng thẳng. Công
nhân buộc phải ngồi hoặc đứng ở tư thế tĩnh trong suốt ca làm việc kéo dài tới 12 tiếng
đồng hồ. Độ đơn điệu của thao tác “lái” con người hành động như một cỗ máy, đó là chưa
kể đến tốc độ thực hiện các thao tác cực nhanh, khiến họ phải tập trung cao độ. Có chi tiết
của máy in buộc người LĐ phải thực hiện 500 - 600 động tác/giờ.


Các con chíp siêu nhỏ, gắn bằng kính hiển vi, yêu cầu công nhân phải làm việc trên
màn hình. Đôi mắt người LĐ khi phải kéo sát linh kiện trong một khoảng cách cố định sẽ
gây căng cơ, khiến thị giác của họ luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Người LĐ khi tuyển
dụng, thị lực bắt buộc phải đạt 10/10 (mắt kém, công ty không nhận) nhưng chỉ sau 8
tháng làm việc, “mắt đã nhức mỏi, chảy nước, kiểm tra lại thì cả hai mắt thị lực chỉ còn
5/10”. Trong khi đó, những công nhân ở bộ phận kiểm tra (test) các chức năng của điện
thoại thì một ca làm việc phải liên tục nghe tín hiệu từ 76 sản phẩm.
-Các biện pháp bảo hộ.
Cần xây dựng hệ thống quy chuẩn an toàn vệ sinh lao động về hóa chất, điện từ trường,
phóng xạ đảm bảo an toàn cho người lao động, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận
thức của người lao động đối với các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.

Cần có những nghiên cứu sâu về điều kiện lao động và ảnh hưởng sức khỏe người lao
động trong ngành công nghiệp điện tử Việt Nam nhằm đưa ra những bằng chứng khoa
học đáng tin cậy để có những chính sách phù hợp bảo vệ người lao động, cả vĩ mô và tại
cơ sở.
Cần có sự chia sẻ thông tin giữa các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách,
người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan thông tin, báo đài nhằm có những
thông tin chính xác và cập nhạt về an toàn, vệ sinh lao động, sức khỏe nghề nghiệp và
môi trường liên quan đến ngành công nghiệp điện tử.
Cần tiến hành các biện pháp can thiệp để bảo vệ người lao động như lập hệ thống hồ sơ
theo dõi sức khỏe của người lao động trước – trong và sau quá trình làm việc ở các nhà
máy điện tử. Tăng cường chất lượng công tác khám sức khỏe định kì và phát hiện sớm
bệnh nghề nghiệp.
Công nhân, người lao động khi tham gia làm việc cần chú ý tự bảo vệ sức khỏe của bản
thân bằng cách mặc đồ bảo hộ đúng cách, đúng tiêu chuẩn, tuân thù quy trình làm việcvà
tham khám sức khỏe định kì.
2.2.Thực trạng vệ sinh lao động và các biện pháp :
2.2.1.Những yếu tố có hại chung và các biện pháp bảo hộ
Những yếu tố gây hại chung:
- Tiếng ồn: tiếng ồn của máy móc. Nhóm lao động ảnh hưởng nhất là công nhân sản xuất,


lắp ráp, điều khiển máy.
- Rung động: rung động tạo ra từ máy móc. Nhóm lao động ảnh hưởng nhất là công nhân
đứng máy, điều khiển máy.
- Hóa chất độc hại: từ các linh kiện, các công cụ lắp ráp. Nhóm lao động ảnh hưởng nhất
là công nhân lắp ráp.
- Các yếu tố về cường độ, tư thế và tính chất đơn điệu trong lao động: ngồi hoặc đứng liên
tục tại một tư thế.
Nhóm lao động phổ thông là những người chịu áp lực từ những yêu tố này lớn nhất.
BIỆN PHÁP:

- Thường xuyên bảo dưỡng máy móc để giảm bớt tiếng ồn và rung động do máy tạo ra.
- Phải thực hiện các biện pháp bảo hộ hợp lý trong quá trình lao động.
- Trong ca làm việc nên bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
2.2.2.Những yếu tố có hại riêng cho từng nhóm lao động đặc thù và biên pháp :
a, Đối với lao động công nghệ cao
-

Làm việc trong phân xưởng sản xuất chất bán dẫn và màn hình tinh thể lỏng
Trong thời gian cúp điện thường xuyên, hệ thống lọc không khí sẽ ngừng hoạt
động. Công việc tạm thời ngưng lại, nhưng phải tiếp tục trở lại trước khi khí độc

-

được làm sạch hoàn toàn.
Hóa chất ở khu vực lắp ráp là các dạng hơi axít và hơi dung môi hữu cơ toluen,

-

xylen, các hợp chất benzen và đồng đẳng của benzen.
Tiếng ồn, rung động phát ra từ máy móc.

* Các biện pháp phòng ngừa
-

100% công nhân trước khi được tuyển dụng vào Công ty phải được huấn luyện an
toàn lao động, khám sức khỏe và phải trải qua kỳ sát hạch.

-

Người lao động phải được trang bị bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, giầy, mũ,

găng tay. Khi đã được trang bị bảo hộ lao động, công nhân nào không sử dụng sẽ
bị phạt nặng về kinh tế.

-

Công ty cần chú trọng đến việc cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động,
đầu tư các thiết bị máy móc hiện đại, cải tạo mặt bằng nhà xưởng, tăng cường sử
dụng ánh sáng tự nhiên, chống ồn, chống bụi, chống nóng… nhằm tạo điều kiện
làm việc tốt nhất cho công nhân.


-

Công ty cần có đội ngũ bác sĩ ý tá, có phòng y tế sẵn sang khi có tai nạn lao động.

b, Đối với lao động quản lý:
-

Thường làm việc trong văn phòng, làm việc nhiều với máy tính có thể gây các
bệnh về mắt như giảm thị lực,..

-

Ít di chuyển, ngồi trong một tư thế lâu ngày có thể gây các bệnh về cột sống như
đau nhức mỏi cột sống, nặng hơn có thể gây thoái hóa cột sống, béo phì, giảm thể
lực do ít vận động…hay các bệnh về tiêu hóa…

-

Bộ phận quản lý, giám sát cũng như những người công nhân thường trực tiếp tiếp

xúc với sản phẩm, và làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất độc hại rất dễ
gây hại đến sức khỏe.

-

Môi trường làm việc căng thẳng trong thời gian dài có thể gây stress ảnh hưởng
đến tâm lý, khả năng làm việc của bộ phân quản lý.

-

Các yếu tố nguy hiểm đối với trưởng bộ phận giám sát sản xuất hay kiểm kê hàng
hóa.

-

Yếu tố nguy hiểm cơ học: rơi đổ vật liệu sản xuất trong quá trình đi giám sát sản
xuất của công nhân, đổ kho hàng, kho chứa gây nguy hiểm đến thân thể.

* Các biện pháp phòng ngừa
-

Thay đổi ca làm việc của các nhân viên quản lý một cách phù hợp hơn .

-

Cải thiện văn phòng làm việc thoáng khí, nhiều ánh sáng tự nhiên.

c, Đối với lao động phổ thông:
-


Nhân viên vệ sinh thường không làm việc tại một vị trí cố định nào đó mà thực
hiện công việc tại nhiều bộ phận khác nhau tuy nhiên vẫn là những nơi có tiếp xúc

-

nhiều với bụi bẩn và các hóa chất
Công nhân lắp ráp màn hình làm việc trong môi trương phòng “ sạch” để đảm bảo
độ sạch của sản phẩm. Làm việc trong phòng kín, với hệ thống điều hòa, luôn có
sự chênh lệch nhiệt độ so với ngoài trời từ 5- 12 độ, không khí trong phòng còn ẩn

-

chứa nhiều hơi hóa chất có hại.
Tiếng ồn và rung động từ các máy móc, thiết bị đối với công nhân sản xuất có thể
gây tổn thương thính giác, lâu ngày giảm thính giác


-

Các chất độc hại từ hóa chất tẩy rửa, dọn dẹp vệ sinh cũng như các linh kiện điện
tử, nguyên vật liệu sản xuất linh kiện tại khu vực sản xuất như Axit, kiềm, khi
đông lạnh, xyanua, chất phụ gia, chất độn, kim loại, chất oxy hóa, nhựa, dung môi
chất bán dẫn, hạt nano được sử dụng trong nhà máy có thể gây bệnh cho công

-

nhân.
Trong quá trình làm việc, nhân viên vệ sinh thường làm việc trong tư thế dễ gây

-


ảnh hưởng đến cột sống như lau chùi tại gầm máy hoặc những nơi quá cao.
Các tư thế làm việc tĩnh tại đứng hoặc ngồi trong dây chuyền lắp ráp với cường độ
cao cùng các chi tiết nhỏ, màn hình, âm thanh yêu cầu độ chính xác… dễ gây giảm

-

thị giác, thính giác và căng thẳng, mệt mỏi thần kinh.
Ánh sáng hoàn toàn nhân tạo gây hiện tượng lóa mắt, mỏi mắt, giảm thị lực
Bức xạ điện tử trường phát ra từ hệ thống máy thiết bị tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh
cho công nhân.

* Các biện pháp phòng ngừa
-

Tự có ý thức bảo vệ bản thân trong quá trình lao động bằng cách: Sử dụng bảo
hộ lao động đầy đủ, đúng kĩ thuật; áp dụng đúng các quy trình, quy tắc kĩ thuật

-

trong quá trình làm việc đặc biệt khi làm việc với các hóa chất.
Kiểm tra máy móc, thiết bị thường xuyên để đảm bảo không có sự cố trong quá

-

trình vận hành
Tiến hành nghiên cứu chuyên sâu để xác định rõ các ảnh hưởng của điều kiện
lao động đến sức khỏe người lao động; rà soát đưa công việc sản xuất, lắp ráp

-


điện tử
vào danh mục nghề/công việc độc hại nguy hiểm; xây dựng hệ thống quy chuẩn
an toàn vệ sinh lao động về hóa chất, điện tử trường, phóng xạ đảm bảo an toàn

-

cho người lao động…
Công khai các loại hóa chất được sử dụng nhằm đảm bảo quyền tiếp cận thông
tin của người lao động; xây dựng chính sách trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, đảm bảo môi trường làm việc an toàn
cho người lao động; tăng cường áp dụng các giải pháp kỹ thuật vệ sinh để giảm

-

thiểu các tác hại của điện từ trường, các hóa chất độc hại….
Doanh nghiệp phải tăng cường khám sức khỏe cho người lao động để phát hiện
sớm những bệnh do ảnh hưởng của hóa chất, sóng điện từ


3.Bộ máy an toàn vệ sinh lao động trong công ty và quản lý nhà nước về an toàn vệ
sinh lao động trong ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử:
3.1.Bộ máy an toàn vệ sinh lao động:
Tổ chứa bộ máy về công tác ATVS – LĐ tại Samsung gồm:

• Bộ phận an toàn - vệ sinh lao động
1. Nhiệm vụ:

+ Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong Công ty tiến hành các công việc sau:
- Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, phòng chống cháy

nổ trong Công ty;
- Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư,…
- Xây dựng kế hoạch ATVSLĐ hàng năm và đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch;
đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về ATVSLĐ động
của Nhà nước, của Công ty trong phạm vi Công ty;
- Tổ chức huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động;
+ Đề xuất tham gia kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn - vệ sinh lao động;
+ Đề xuất với người sử dụng lao động biện pháp khắc phục các tồn tại về an toàn - vệ
sinh lao động;
2. Quyền hạn
+ Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết
định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiện các nguy cơ
xẩy ra tai nạn lao động.
+ Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không đảm bảo an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng.
+ Tham gia điều tra, thống kê, báo cáo và quản lý các vụ tai nạn lao động theo quy định
pháp luật hiện hành.
+ Tham dự các buổi họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh
và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động.
+ Tham gia ý kiến vào việc thi đua, khen thưởng; tổng hợp, đề xuất khen thưởng, xử lý kỹ
luật đối với tập thể, cá nhân trong công tác bảo hộ lao động, ATVSLĐ.

• Bộ phận y tế


1. Nhiệm vụ:
+ Thực hiện công tác khám chữa bệnh thông thường tại cơ sở lao động.
+ Quản lý tình hình sức khỏe của người lao động, bao gồm: Tổ chức khám sức khỏe định
kỳ; khám bệnh nghề nghiệp, lưu giữ và theo dõi hồ sơ sức khỏe…
+ Quản lý cơ số trang thiết bị thuốc men phục vụ sơ cấp cứu trong công ty.

+ Xây dựng các nội quy về vệ sinh lao động, các yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp và
các biện pháp dự phòng để người lao động tham gia phòng tránh.
+ Xây dựng các tình huống sơ cấp cứu thực tế tại cơ sở; chuẩn bị sẵn sàng các phương án
và tình huống cấp cứu tai nạn lao động.
+ Định kỳ hàng năm tổ chức huấn luyện cho người lao động các bệnh liên quan đến yếu
tố nghề nghiệp; các biện pháp sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động thông thường tại nơi làm
việc.
+ Hàng năm kiểm tra, giám sát môi trường lao động; quản lý hồ sơ vệ sinh lao động của
cơ sở; đề xuất các khuyến nghị và biện pháp cải thiện điều kiện lao động và nâng cao sức
khỏe người lao động.
2. Quyền hạn
+ Tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, lập và duyệt các đề
án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị để
tham gia ý kiến về lĩnh vực ATVSLĐ
+ Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết
định việc tạm đình chỉ công việc ( trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiện có dấu hiệu
vi phạm hoặc các nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật, ốm đau cho người lao động,
đồng thời phải báo cáo Giám đốc Công ty về tình trạng này;
+ Đình chỉ việc sử dụng các chất không bảo đảm quy định về vệ sinh lao động;

• Mạng lưới an toàn vệ sinh viên
1. Cơ cấu tổ chức
+ Mạng lưới an toàn - vệ sinh viên gồm những người lao động trực tiếp, có am hiểu về
nghiệp vụ, nhiệt tình, gương mẫu trong việc chấp hành các quy định về công tác ATVSLĐ
và được người lao động trong tổ bầu ra. Để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động, an
toàn vệ sinh viên không được là tổ trưởng.


+ Mỗi phòng, tổ sản xuất phải bố trí ít nhất một an toàn - vệ sinh viên.
+ ATVS viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ

sở, trên cơ sở “Quy chế hoạt động của mạng lưới ATVS viên”.
2. Nhiệm vụ.
+ Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, phòng chấp hành nghiêm chỉnh các
quy định về ATVSLĐ
+ Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy trình, nội quy ATVSLĐ,
phát hiện những thiếu sót, vi phạm về ATVSLĐ động của người lao động trong tổ, phòng,
phát hiện những trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị.
+ Tham gia xây dựng kế hoạch ATVSLĐ, các biện pháp phương án làm việc ATVSLĐ
trong phạm vi tổ, phòng; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người
lao động mới đến làm việc ở tổ, phòng;
+ Kiến nghị với tổ trưởng sản xuất hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ, biện pháp
đảm bảo ATVSLĐ và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu ATVS của máy, thiết bị
và nơi làm việc.
3. Quyền hạn
+ Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của ATVSLĐ.
+ Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp đảm bảo
ATVSLĐ, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động.
+ Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt
động do công đoàn và người sử dụng lao động phối hợp tổ chức.

• Hội đồng Bảo hộ lao động Công ty.
1. Cơ cấu tổ chức
+ Hội đồng bảo hộ lao động là tổ chức phối hợp, tư vấn về các hoạt động ATVSLĐ ở
Công ty và để đảm bảo quyền được tham gia và kiểm tra giám sát về công tác bảo hộ lao
động, ATVSLĐ của tổ chức công đoàn.
+ Số lượng thành viên Hội đồng bảo hộ lao động phải đảm bảo các quy định sau.
- Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng.
- Đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở làm Phó Chủ tịch Hội đồng.



- Đại diện lãnh đạo phòng Tổ chức – Nhân sự làm Uỷ viên thường trực, kiêm Thư
ký Hội đồng.
- Các Uỷ viên khác là cán bộ Phụ trách y tế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ lao động - tiền
lương hoặc các thành viên khác có liên quan nhưng số lượng không được vượt quá 9
người.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
+ Tham gia, tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong việc xây
dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch ATVSLĐ và các biện pháp
ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
của Công ty.
+ Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ theo định kỳ 6 tháng và một
năm. Trong kiểm tra, nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn, có quyền yêu cầu người sử dụng
lao động thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó.
3.2.Đề xuất , kiến nghị các biện pháp nhằm hoàn thiện bộ máy an toàn vệ sinh lao động:

3.3.Quản lý nhà nước về ATVSLĐ tại khu công nghiệp:
+ Thông tư quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động của Bộ
lao động – thương binh và xã hội số: 27/2013/TT-BLĐTBXH
+ Thông tư liên tịch hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động
trong cơ sở lao động của Bộ lao động – thương binh và xã hội – Bộ y tế Số:
01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT
+ Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều luật của an toàn vệ, sinh lao động của
Chính Phủ Số: /2016/NĐ-CP
+ Thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2014) ngày 06/03/2014
"Ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động".
+ Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2014) ngày 06/03/2014
"Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội".



+ Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí kiểm định và lệ phí cấp giấy chứng
nhận đảm bảo chất lượng, an toàn kỹ thuật đốI với máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn tại Thông tư 20/2009/TT-BTC ngày 04 tháng 02 năm
2009 của Bộ Tài chính (Có hiệu lực đến ngày 14 tháng 7 năm 2014).
+ Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định máy, thiết bị, vật
tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; phí đánh giá điều kiện hoạt động kiểm
định kỹ thuật an toàn lao động tại Thông tư 73/2014/TT-BTC ngày 30 tháng 5 năm 2014
(Có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2014- thay thế cho Thông tư 20/2009/TT-BTC).
+ Quy chuẩn quốc gia QCVN08: 2012/BLĐTBXH ngày 16/04/2012 "Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về những thiết bị bảo vệ đường hô hấp - bộ lọc bụi".
+ Quy chuẩn quốc gia QCVN7: 2012/BLĐTBXH ngày 30/03/2012 "Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng".
+ Quy chuẩn quốc gia QCVN3: 2011/BLĐTBXH ngày 29/07/2011 "Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về an toàn lao động đối với máy hàn điện và công việc hàn điện".
+ Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ngày 15/11/2011 "Ban hành quy định về sử dụng
cần trục tháp tại các công trường xây dựng trên địa bàn TP.HCM".
+ Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao
động tại Nghị định số 110/2002/ND-CPngày 27/12/2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ.
+ Nghị định số 06/CP ngày 20-01-1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Bộ luật Lao động Về an toàn lao động, vệ sinh lao động (hết hiệu lực từ ngày
01/07/2013).
+ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm định kỹ
thuật an toàn lao động (có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 thay thế nghị định số 06/CP).
+ Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật chất lượng hàng hóa về quản lý tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng
hóa nói chung và các sản phẩm hàng hóa các sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an
toàn nói riêng.



+ Quy chuẩn quốc gia QCVN: 01-2008/BLĐTBXH quy định về An toàn lao động trong
thiết kế, chế tạo, xuất nhập khẩu, mua bán, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng các Nồi hơi và Bình
chịu áp lực.
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện
QCVN:02/2011/BLĐTBXH
+ Thông tư 18/2009/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức
kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
+ Nghị định số 67/2009/NĐ-CP sửa đổi một số điều của nghị định số 127/2007/NĐ-CP
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và nghị
định số 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản
phẩm hàng hóa.
+ Nghị định số 95/2013/NĐ-CP "Quy định vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động,
bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng".



×