Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

NHỮNG dược LIỆU có TIỀM NĂNG KHAI THÁC TINH dầu ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.07 KB, 24 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NHỮNG DƯỢC LIỆU CÓ TIỀM NĂNG KHAI
THÁC TINH DẦU Ở VIỆT NAM

Họ tên: Nguyễn Văn Thắng

Hà Nội – 03/2016


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tinh dầu xuất hiện và phát triển theo nền văn minh của nhân loại. Từ xa xưa con
người đã biết sử dụng trực tiếp các loại cây cỏ, hoa lá có mùi thơm trong các nghi lễ
tôn giáo. Đến thời kì cổ trung đại tại Châu âu, những hợp chất thiên nhiên mới được sử
dụng rộng rãi. Hiện nay tinh dầu đang là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp
trên thế giới và ngày càng được ứng dụng trong nhiều sản phẩm từ những sản phẩm
đắt tiền như các loại nước hoa cao cấp đến những mặt hàng rẻ tiền như một nồi xông
trị cảm ta đều bắt gặp sự hiện diện của tinh dầu. Người ta xem tinh dầu như là “vàng
lỏng” và nó sẽ trở thành nguồn tài nguyên vô hạn nếu con người biết khai thác, sử
dụng một cách hợp lý. Một đặc điểm quan trọng không thể thay thế của tinh dầu với
các hợp chất hữu cơ tổng hợp khác là nó không gây hại môi trường và dễ phân hủy.
Do có những công dụng thực tiễn như vậy nên ngày càng có nhiều các nghiên cứu
cũng như khai thác tinh dầu trên toàn thế giới. Hằng năm thế giới sản xuất ra khoảng
20.000 tấn tinh dầu thiên nhiên chủ yếu từ thực vật.
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc
hình thành và phát triển các loài thực vật, đặc biệt là các loại cây tinh dầu có giá trị
cao. Do đó nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu có tiềm năng rất lớn. Cho tới nay,
chúng ta mới khai thác tự nhiên hoặc đưa vào gây trồng khoảng 20 loài (chiếm khoảng
3% số loài tinh dầu đã biết) để lấy tinh dầu.
Vấn đề đặt ra là phải khai thác, sử dụng và nuôi trồng các thực vật có tinh dầu


như thế nào cho hợp lý và hiệu quả, đem lại hiệu quả kinh tế và giá trị sử dụng trong
chữa bệnh ngày càng cao.
Với mong muốn đó, bài tiểu luận “Những dược liệu có tiềm năng khai thác
tinh dầu ở Việt Nam” sẽ tập trung vào các nội dung chính sau:
1. Tổng quan về tinh dầu và nguồn dược liệu chứa tinh dầu ở Việt Nam
2. Một số nguồn dược liệu chứa tinh dầu quý tại Việt Nam, giá trị sử dụng và tiềm
năng khai thác.
3. Hướng khai thác, trồng trọt và thu hái nguồn dược liệu chứa tinh dầu ở Việt
Nam


I. Tổng quan về tinh dầu và nguồn dược liệu chứa tinh dầu ở Việt Nam:
1. Tổng quan về tinh dầu:
* Khái niệm về tinh dầu:
Tinh dầu là hỗn hợp của nhiều hợp chất thiên nhiên, có mùi đặc trưng gặp nhiều
trong thực vật, có trong động vật, bay hơi ngoài không khí ở nhiệt độ thường, không
để lại vết trên giấy, có thể điều chế từ thảo mộc bằng phương pháp cất kéo hơi nước.
Tinh dầu rất ít tan trong nước, tan tốt trong dầu béo và các dung môi hữu cơ.
Tinh dầu có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế ra các chất thơm khác đáp ứng các nhu cầu
xã hội (Thuốc, chất thơm thực phẩm, nước hoa...)
Concrete oil: Sản phẩm chiết xuất hương thơm thu được từ thực vật khi dùng phương
pháp chiết xuất với dung môi, sau khi bốc hơi dung môi phần còn lại được gọi là
Concrete oil thường có chứa sáp và ở thể đặc.
Pomade: Chất béo thơm được lấy từ các loại hoa bằng phương pháp chiết lạnh hay
chiết nóng
Absolute oil: Khi hoà tan Concrete oil, Pomade trong cồn nồng độ cao, để lạnh phần
sáp bị đông đặc, lọc loại bỏ phần này, phần còn lại đem cất kéo hơi nước, sản phẩm
thu được có tên Absolute oil
Water absolute oil: Một số trường hợp khi cất kéo hơi nước một lượng đáng kể tinh
dầu nằm trong nước ở dạng nhũ dịch. Tinh dầu này được chiết ra bằng dung môi, sau

khi bốc hơi thu được "Water absolute oil"
Rhodinol, Rhodinal: Rhodinol là hỗn hợp các thành phần có nhóm chức alcol trong
tinh dầu, Rhodinal là hỗn hợp các thành phần có nhóm chức aldehyd trong tinh dầu.
* Phân loại:
- Tinh dầu có thành phần là các hợp chất aliphatic.
- Tinh dầu có thành phần là các terpen và những dẫn chất của chúng.
- Tinh dầu có thành phần là các dẫn chất có nhân thơm.
- Tinh dầu có thành phần pha tạp.
* Tính chất lý, hoá của tinh dầu
Thể chất: Ða số là chất lỏng ở nhiệt độ thường, một số thành phần ở thể rắn: Menthol,
borneol, camphor, vanilin, heliotropin.


Màu sắc: Thường không màu hoặc màu vàng nhạt.
Mùi: Ðặc biệt, đa số có mùi thơm dễ chịu, một số có mùi hắc, khó chịu (tinh dầu
giun). Vị: cay, một số có vị ngọt: Tinh dầu quế, hồi.
Tỷ trọng: Ða số nhỏ hơn 1. Một số lớn hơn 1: Quế, đinh hương, hương nhu.
Ðộ tan: Không tan, hay đúng hơn ít tan trong nước, tan trong alcol và các dung môi
hữu cơ khác.
Ðộ sôi: Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo, có thể dùng phương pháp cất phân đoạn để
tách riêng từng thành phần trong tinh dầu.
* Phân bố tinh dầu trong tự nhiên.
Tinh dầu có trong tất cả các bộ phận của cây: Lá: Bạc hà, Tràm, Bạch đàn. Bộ phận
trên mặt đất: Bạc hà, Hương nhu. Hoa: Hoa hồng, Hoa nhài, Hoa bưởi. Nụ hoa: Ðinh
hương. Quả: Sa nhân, Thảo quả, Hồi. Vỏ quả: Cam, Chanh. Vỏ thân: Quế. Gỗ: Long
não, Vù hương. Rễ: Thiên niên kiện, Thạch xương bồ. Thân rễ: Gừng, Nghệ. Tinh dầu
thường được tạo thành trong các bộ phận tiết của cây
* Các phương pháp chiết xuất tinh dầu: Có 4 phương pháp được áp dụng để chế tạo
tinh dầu:
- Phương pháp cất kéo hơi nước.

- Phương pháp chiết xuất bằng dung môi.
- Phương pháp ướp.
- Phương pháp ép.
* Ứng dụng tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu
Một số tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu được dùng làm thuốc. Tác dụng của tinh
dầu được thể hiện:
- Tác dụng trên đường tiêu hoá: Kích thích tiêu hoá (Gừng, Riềng, Tía tô, Kinh giới...),
lợi mật, thông mật
- Tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn: Tác dụng trên đường hô hấp như tinh dầu bạch
đàn, bạc hà. Tác dụng trên đường tiết niệu như tinh dầu hoa cây Barosma betulina.
- Một số có tác dụng kích thích thần kinh trung ương: Dược liệu chứa tinh dầu giàu
anethol: Ðại hồi...
- Một số có tác dụng diệt ký sinh trùng: Trị giun, sán


- Rất nhiều tinh dầu có tác dụng chống viêm, làm lành vết thương, sinh cơ v.v.. khi sử
dụng ngoài da (Tinh dầu Tràm).
Một số dùng làm thuốc.vừa ở dạng dược liệu vừa sử dụng dạng tinh dầu như Quế, Hồi,
Đinh hương, Tiểu hồi, Bạc hà, Hạt mùi, Bạch đàn Nhưng cũng có những dược liệu chỉ
sử dụng tinh dầu như: Long não, Màng tang, Dầu giun v.v.. Và cũng có rất nhiều dược
liệu chứa tinh dầu chỉ sử dụng dược liệu để làm thuốc mà không sử dụng tinh dầu như
Đương qui, Bạch truật, Thương truật, phòng phong v.v..
Kỹ nghệ thực phẩm:
- Một lượng lớn dược liệu chứa tinh dầu được tiêu thụ trên thị trường thế giới dưới
dạng gia vị: Quế, Hồi, Đinh hương, Hạt cải, Mùi, Thì là, Thảo quả, Hạt tiêu v.v.. Tác
dụng của những dược liệu này là bảo quản thực phẩm, làm cho thực phẩm có mùi
thơm, kích thích dây thần kinh vị giác giúp ăn ngon miệng. Ngoài ra còn kích thích tiết
dịch vị giúp cho sự tiêu hoá thức ăn dễ dàng.
- Một số tinh dầu và thành phần tinh dầu được dùng làm thơm bánh kẹo, các loại mứt,
đồ đóng hộp ...: vanilin, menthol, eucalyptol v.v..

- Một số dùng để pha chế rượu mùi: Tinh dầu hồi, Tinh dầu đinh hương...
- Một số được dùng trong kỹ nghệ pha chế đồ uống: Tinh dầu vỏ cam, chanh ...
- Một số tinh dầu được dùng trong kỹ nghệ sản xuất chè, thuốc lá: Tinh dầu Bạc hà,
hoa nhài, hạt mùi...
2. Nguồn dược liệu chứa tinh dầu ở Việt Nam.
Theo thống kê của Phan Kế Lộc ( 1998) thì số loài thực vật bậc cao có mặt trong
hệ thực vật nước ta hiện có 10.386 loài thuộc 2.257 chi và 305 họ. Theo số liệu của Lã
Đình Mỡi ( 2001) thì số loài có chứa tinh dầu trong hệ thực vật nước ta gồm 657 loài
thuộc 357 chi và 114 họ ( Chiếm 6,3% tổng số loài, 15,8% tổng số chi, 37,8% số họ).
Tinh dầu được phân bố rất rộng ở trong hệ thực vật, đặc biệt tập trung nhiều ở một số
họ: Họ Cần - Apiaceae, họ Cúc - Asteraceae, họ Bạc hà - Lamiaceae, họ Long não Lauraceae, họ Sim - Myrtaceae, họ Cam - Rutaceae, họ Gừng - Zingiberaceae v.v..
Một số động vật cũng có chứa tinh dầu: Hươu xạ, cà cuống...
Theo luận án nghiên cứu sinh bảo vệ ở Liên Xô năm 1969, Phan Kế Lộc thống
kê tập hợp điều tra bằng cách vò, ngửi, thấy nước ta có khoảng 500 cây có tinh dầu
thuộc 93 họ.


Lê Văn Giai thống kê được 77 cây có tinh dầu trong tài liệu “Sơ khảo danh mục
đặc sản Việt Nam” do Tổng cục Lâm nghiệp công bố năm 1962.
Năm 1969, Lâm Quang Thanh thống kê được 135 cây có tinh dầu trong cuốn
“Cơ sở sản xuất tinh dầu ở địa phương” do Nhà xuất bản Công nghiệp xuất bản.
Đến 1969, Viện Dược liệu có công bố công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn
Đàn và Lê Hồng, thống kê được 97 cây có tinh dầu trong số các cây thuốc.
Tại Hội nghị nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Y Dược (1963), Vũ
Ngọc Lộ báo cáo đã điều tra 50 cây có tinh dầu, có ghi hàm lượng cho từng cây.
Trong nhiều công trình tốt nghiệp dược sỹ đại học bảo vệ các năm từ 19701971, Nguyễn Bảo Cường, Nguyễn Thị Chắt, Trần Thị Phương tiếp tục điều tra các
cây thuốc có tinh dầu, có ghi hàm lượng cho từng cây và sơ bộ xác định bằng sắc ký
lớp mỏng với 162 cây thuốc, thuộc 30 họ thực vật.
Với thống kê, điều tra ở từng địa phương, báo Dược học số 4 năm 1972 có đăng
công trình của kỹ sư Đặng Minh báo cáo có trên 79 loài cây chứa tinh dầu riêng ở

miền Trung Trung Bộ,…
Những dược liệu có tinh dầu đã được trồng và khai thác ở Việt Nam
Stt

Tên
Việt Nam

Tên khoa học

11

Trầm hương
(Gió bầu)

Aquilaria crasna
Pierre,
họ Thymeleaceae)

22

Pơ mu

Fokienia hodginsii

33

Hoàng đàn

44


Xá xi

55

Quế

66

Đại hồi

Uniperus virginiana
Cinnamomum
parthenoxylon
Cinnamomum cassia
(Lauraceae)
Illicium verum

Trữ lượng khai thác

Phân bố

Năm 1980-1990 khai
thác tự nhiên 32 tấn/năm.
Hiện nay đang có dự án
xây dựng Nhà máy
chưng cất tinh dầu Trầm
hương. Chính phủ cho
phép xuất khẩu trầm (cây
xóa đói giảm nghèo, góp
phần bảo vệ môi trường)

Khai thác tự nhiên

Mọc nhiều ở Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình,…
Hiện nay :trồng ở Quảng
Trị, Quảng Nam, Khánh
Hòa, Gia Lai, Bình Phước,
Kiên Giang,…Với khoảng
20.000 hecta và mỗi năm
cả nước tăng thêm gần
2.000 hecta.
Mọc tự nhiên ở các tỉnh
Bắc Giang, Hà Giang, Hà
Tĩnh, Hòa Bình, Sơn La.

Có sản phẩm tinh dầu
hoàng đàn trên thị trường
Khai thác tự nhiên hàng
ngàn tấn
Năm 2002 xuất 14 tấn x
6 USD/kg.
Hiện nay đạt mức 200300 tấn/năm
5.000-6.000

tấn

Lâm Đồng, Đồng Nai

Trồng nhiều ở Yên Bái
(10.000 ha), Thanh Hóa

(6.000 ha), Quảng Nam,
Đà Nẵng (6.000 ha). Quế
cho tinh dầu tốt nhất là ở
Trà My ( Quảng Nam).
hồi Trồng nhiều ở Lạng Sơn


Họ Hồi (Illiciaceae)
77

Màng tang

Litsea cubeba
Họ Bạc hà Lauraceae
Mentha arvensis
Họ Hoa môi
Lamiaceae

88

Bạc hà

99

Húng quế

110

Sả Java


111

Sả chanh

112

Sả hoa hồng

Ocimum basilicum
Họ Hoa môi
Lamiaceae
Cymbopogon
winterianus
Họ lúa Poaceae.
Cypbopogon citratus
Họ lúa Poaceae.
Cymbopogon martinii
Họ lúa Poaceae.

113

Tràm

Melaleuca cajuputi
Họ Sim Myrtaceae

114

Thông đo


Taxus wallichiana

khô/năm. Giá xuất 200400 USD/kg hạt quả hồi
Có sản phẩm tinh dầu
Màng tang trên thị trường
Năm 2000 xuất cho Nhất
10 tấn tinh dầu x 15
USD/kg
Sản lượng 50 tấn/năm
Năm 2000 xuất cho Pháp
10 tấn tinh dầu x 15
USD/kg
Năm 2000 xuất khẩu 150
tấn. Năm 2002 xuất 250
tấn x 4,5 USD/kg.

(50.000 ha), Quảng Ninh,
Cao Bằng, Bắc Cạn.
Khai thác tự nhiên tại Yên
Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc
Trồng nhiều ở Hưng Yên
(60 ha), Nam Định, Lâm
Đồng.
Trồng nhiều ở Hưng Yên
100 ha
Trồng nhiều
Quang




9-10 USD/kg

Hàng trăm ha được trồng ở
phía Bắc

10-15 USD/kg

Trồng ở Lào Cai 10 ha
Giai đoạn từ 1997-2003
Long An trồng mới đến
4.000-5.000 ha/năm. Cà
Mau 4.000 ha/năm, Sóc
Trăng 2.000 ha/năm. Chưa
kể, con số không nhỏ từ
nhiều địa phương khác.
Lâm Đồng chỉ còn khoảng
300 cây thông đỏ tự nhiên
Trung tâm Nghiên cứu
trồng và chế biến cây
thuốc Đà Lạt đã trồng
được 100.000 cây.

II. Một số dược liệu cho tinh dầu tại Việt Nam và tiềm năng khai thác.
Nước ta hiện có nhiều loại tinh dầu nổi tiếng và quý không những được sử dụng
trong nước mà còn xuất khẩu sang nước ngoài.
Theo thống kê có một số tinh dầu sau: Trầm hương, hồi, bạc hà, tràm, sả, quế, màng
tang, pơ mu, hương nhu, hoàng đàn, húng quế, xá xị...
2.1.

Trầm hương


Tuyên


TINH DẦU TRẦM HƯƠNG
Trầm hương là phần gỗ của cây Gió bầu. Một số loại Gió (tên khoa học là
Aquilaria) trong quá trình sinh trưởng, do những tác động nào đó, gây ra những tổn
thương/nhiễm bệnh, lâu ngày cây tích tụ một chất dạng nhựa (dầu), rồi lan dần ra, làm
biến đổi các phần từ gỗ, tạo nên nhiều màu sắc (đen, nâu, chàm, xám,…), nhiều tính
chất (cứng, mềm, dẻo, giòn,…), nhiều mùi vị (đắng, cay, chua, ngọt,…), nhiều hình
dáng (tròn, xoắn, nhọn, dài,…) ở nhiều vị trí (thân, cành, rễ) trong cây dó. Đó chính là
trầm hương, có tên giao dịch thương mại Quốc tế là Agarwood oil hay Eaglewood oil.
Đặc điểm và phân loại:
Đặc điểm nổi bật của trầm hương là tỏa mùi thơm đặc biệt lúc đốt hoặc chưa
đốt. Khi hàm lượng dầu lớn hơn 25%, trầm hương có thể chìm trong nước. Loại trầm
hương cao cấp của thể đạt hàm lượng dầu 60-80%. Căn cứ mức độ nhiễm dầu, màu
sắc, hương vị, hình dáng, trọng lượng, xuất xứ,…mà trầm hương có các tên gọi khác
nhau như: Trầm mắt tử, trầm mắt đào, trầm bọ sánh, trầm bông, trầm da báo, trầm điệp
lá, trầm điệp trai, trầm kiến xanh, trầm kiến lọn, trầm rục, trầm sanh,…Theo phẩm cấp,
trầm hương được xếp thành 3 hạng và mỗi hạng chia thành nhiều loại, như sau:
Hạng nhất là kỳ nam hay còn gọi là kỳ:
Là loại trầm hương có phẩm cấp cao nhất, cho nhiều dầu, nhẹ, mềm, dẻo,
nhuyễn, khi nếm có đủ vị chua, cay, đắng, ngọt, tỏa mùi thơm tự nhiên, khi đốt có
hương thơm đặc biệt, khói xanh, bay thẳng và dài lên không trung. Kỳ nam được chia
làm 4 loại:


Bạch kỳ: sắc trắng ngà, xám nhạt, vô cùng quý hiếm, ít khi có, giá thành đắt
nhất.
Thanh kỳ: sắc xanh xám, ánh lục, rất quý hiếm, đắt giá sau bạch kỳ.

Huỳnh kỳ: sắc vàng sẫm, vàng nâu, quý hiếm, và đắt giá sau thanh kỳ.
Hắc kỳ: sắc đen chàm, hắc ín, quý và đắt giá sau huỳnh kỳ.
Hạng hai là trầm:
Là loại trầm hương ít dầu, nặng, vị đắng, hầu hết khi đốt mới tỏa mùi thơm,
khói màu trắng bay quanh rồi tan ngay. Theo phẩm cấp, trầm được xếp thành 6 loại:
Loại 1: sức sáp trắng, giá trị cao nhất trong 6 loại trầm.
Loại 2: sắc xanh đầu vịt, giá trị sau loại 1
Loại 3: sắc sáp xanh, giá trị sau loại 2
Loại 4: sắc sáp vàng, giá trị sau loại 3
Loại 5: sắc vằn lông hổ, giá trị sau loại 4
Loại 6: sắc vàng đốm dầu, giá trị thấp nhất trong 6 loại trầm
Hạng ba là tốc:
Phần lớn tốc có mức nhiễm dầu ít hơn trầm, chủ yếu là từ bên ngoài và dài theo
thớ gỗ. Có khoảng vài chục loại tốc, với các tên gọi như: tốc kiến, tốc đá, tốc cá ngừ,
tốc hương, tốc lọn, tốc dây, tốc đỉa,….Tuy nhiên, có thể xếp các dạng tốc thành 4
nhóm như sau:
Tốc đỉa: có mức độ nhiễm dầu nhiều trong các thớ gỗ, dạng nhỏ, cờ ngón tay,
đầu đũa con hoặc như con đỉa.
Tốc dây: mức độ nhiễm dầu xen, tạo nhiều vòng giữa các thớ gỗ, thường có
dạng tròn, dài, dáng rễ cây.
Tốc hương: mức độ nhiễm dầu dạng mảnh, mùi thơm nổi trội hơn các loại tốc
khác.
Tóc pi: mức độ nhiễm dầu mỏng, bao quanh bên ngoài các thớ gỗ theo dạng
hình tháp, hình ống lớn.
Trong 4 nhóm tốc, thì tốc đỉa được đánh giá cao hơn về chất lượng, tuy nhiên
việc xếp nhóm tốc không nhất thiết tuân theo thứ bậc phẩm cấp.
Tính chất đặc biệt của trầm hương:


Tinh dầu được chiết xuất từ trầm hương hoặc từ gỗ cây dó đã tạo trầm hương,

là chất lỏng sánh, nhớt, dẻo, màu vàng hoặc màu hổ phách, có mùi thơm đặc trưng.
Tinh dầu tốt được chiết xuất từ trầm hương loại tốt và ngược lại.
Công dụng của trầm hương:
Theo Đông y: trầm hương là vị thuốc quý hiếm, có vị cay, tính ôn, quy vào 3
kinh: tỳ, vị, thận. Có tác dụng giáng khí, nạp thận, bình can, tráng nguyên dương, chữa
các bệnh đau bụng, đau ngực, nôn mửa, hen suyễn, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, hạ sốt,
cấm khẩu, thổ huyết, khỏ thở, kích dục,…
Theo Tây y: Trầm hương có tính kháng sinh, tạo ra kháng thể mạnh (diệt
khuẩn, làm lành vết thương), có tác dụng chữa một số bệnh về tim mạch (suy tim, đau
ngực), bệnh về hô hấp (hen suyễn), bệnh về thần kinh (an thần, mất ngủ, giảm đau,
trấn tĩnh,…), bệnh về tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), bệnh về tiết niệu (bí
tiểu tiện). Đặc biệt có thể dùng trầm hương để chữa ung thư tuyến giáp.
2.2.

Đại hồi (Oleum Anisi stellati)

Tinh dầu hồi lấy từ quả hồi (Illicium verum Hook.f), họ Hồi (Illiciaceae), bằng
phương pháp cất kéo hơi nước.


Phân bố:
Là đặc sản của nước ta, mọc hoang và trồng nhiều ở Lạng Sơn. Ngoài ra ở Cao
bằng, bắc cạn, quảng ninh cũng trồng nhiều.
Trồng trọt, thu hái:
Trồng bằng hạt. Thích nghi với đất thịt pha cát, nhiều mùn tơi xốp, độ cao 200700 m so với mặt biển, nhiệt độ bình quân 21-230C.
Thu hoạch sau khi trồng 7-8 năm, tới năm thứ 15 đạt sản lượng cao. Thu hoạch
2 vụ: tháng 9-10 và tháng 4-5.
Thành phần hóa học: Chủ yếu của tinh dầu hồi là trans – anethol ( 80 – 90%),
ngoài ra còn có trên 20 hợp chất khác ( limonene, α – pinen, α – terpinen); cis –
anethol thường chỉ có hàm lượng rất nhở ( Vết – 0,1%) nhưng lại rất độc và độ độc

gấp 15 – 30 lần so với trans – anethol.
Công dụng:
Tinh dầu hồi có tác dụng chữa thấp khớp, các bệnh đường ruột, dạy dày, ho.
Còn là hương liệu dùng trong thực phẩm và rượu mùi.
Tinh dầu có anethol là nguyên liệu để tổng hợp các hormone (stilbestrol và
hexoestrol), tổng hợp hương liệu như aldehyd anitic.
Chiết xuất acid shikimic – Thành phần hóa học quan trọng của thuốc Tamiflu.
Cứ 100 kg quả hồi khô có thể chiết được 6,5 – 7.0 kg acid shikimic.


2.3.

Tràm .

TINH DẦU TRÀM
Tràm là một chi trong họ sim (Myrtaceae). Trên thế giới có hơn hai trăm loài, tập
trung ở úc và một số nước vùng Ðông Nam á có 3 loại tràm được xác định có tiềm
năng để phát triển ngành công nghiệp chưng cất tinh dầu là: Melaleuca alternifolia, M
cajeputi và M quinquinervia, trong đó M cajeputi tỏ ra có tính ưu việt nhất vì vùng
phân bố rộng và đặc điểm tạo dầu.
Phân bố:
Tràm (Melaleuca) là loài cây được trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc
biệt là ở những vùng đất ngập phèn. Tiêu biểu là rừng tràm ở U Minh Thượng và ở U
Minh Hạ trước đây có hàng vạn hécta rừng tràm nguyên sinh, trải qua những cuộc
cháy rừng, trong thời gian qua diện tích tràm trên bị hao hụt nhiều tuy nhân dân và
chính

quyền

địa


phương

đã

phấn

đấu

trồng

trọt,

khôi

phục

lại.

Đặc điểm thực vật: Cây tràm cajeputi là loài cây một thân, mọc thẳng, cao khoảng
25m lá màu xanh đục, vỏ cây từ màu xám đến màu trắng.
Bộ phận dùng: Lá và phần ngọn.
Thành phần hóa học: Tinh dầu, flavonoid.
Người ta thường chưng cất tinh dầu từ lá. Dầu cajuput chủ yếu ở thể lỏng, màu vàng
nhạt, thành phần bao gồm:
- Cineol từ 3% đến 60%, giá bán phụ thuộc vào tỷ lệ % chất này.
- Cồn terpen globulol (9%), vidiflorol (16%) và spathulenol (30%), các hợp chất khác
thường có với khối lượng lớn là: limonen (5%) B caryophylen (4%) humulen (2%).



viridifloren (0,5 đến 9%) các thành phần trong tinh dầu thay đổi tùy thuộc vào điều
kiện tự nhiên nơi trồng tràm và khâu chưng cất.
Công dụng:
Tinh dầu tràm thuộc loại không độc, sử dụng nhiều trong ngành dược phẩm để chế
các thuốc uống, dùng ngoài nhằm chữa ho, cảm lạnh, chống đau thần kinh, đau khớp.
Ngoài ra còn dùng chống côn trùng, sát trùng, diệt nấm, làm hương liệu trong sản xuất
mỹ phẩm.
Trong công nghiệp dược phẩm, tràm được dùng dưới nhiều hình thức.
- Cao lá trà : Có trong: antuss xirô của Xí nghiệp dược phẩm (XNDP) 2/9, thành phố
Hồ Chí Minh.
- Dầu gió: Dầu Cửu Long (XNDP Trung ương 3 - Hải Phòng)
Dầu khuynh diệp (XNDP Trung ương 25 - thành phố Hồ Chí Minh)
Dầu cao sao vàng (XNDP TƯ 3, XNDP TƯ 25)
Ngoài ra tinh dầu tràm còn có trong cao xoa Trường Sơn, dầu cù là Ðại Bàng và thuốc
calo - P dùng để trị bỏng hoặc sát khuẩn vết thương.
- Hoạt chất cineol có trong tinh dầu tràm:
Dùng uống:
+ Brocalyptol à la pholcodine (thuốc nước ngoài)
+ Eucalyptin le Brun (thuốc nước ngoài)
+ Pectol E của Công ty dược phẩm Sài Gòn - Sagopha
+ Sirô trẻ em: Chai 90ml. TP: cineol, natribenzoat, một số sirô: viễn chí, trần bì, húng
chanh...
+ Có dạng viên bao đường. Lọ 30v
+ Quintol (CTDPSG - Sagopha)
+ Rumafar (CTDPSG - Sagopha)
+ Dùng ngoài:
Xúc miệng: Orafen: chai 90ml. TP: cineol, menthol, methylsalicylat, acid baric,
acid benzoic. Dùng: Sát khuẩn miệng sau nhổ răng, sưng nướu răng, viêm họng, khử
hôi miệng. Không được uống.
Ông hít Hải Yến (XNDP TƯ 26)

ống hít: 6 ống một vỉ. TP: cineol, methol, long não


Dùng hít để thông mũi, tạo cảm giác khoan khoái khi mệt mỏi, cảm cúm. Không dùng
cho trẻ dưới 6 tuổi.
2.4.

Quê

Các bộ phận dùng là vỏ quế, cành và lá nhỏ để cất tinh dầu.
Phân bố:
Ở Việt Nam có 3 loài quế được trồng và mọc hoang
Quế Thanh còn gọi là quế quỳ (Cinnamomum loureirii)
Quế quan còn gọi là quế Srilanca (Cinnamomum zeylanicum)
Quế đơn còn gọi là quế Trung Quốc (Cinnamomum cassia)
Quế đơn là loại phổ biến ở nước ta hiện nay. Các vùng trồng quế lớn ở nước ta theo
thứ tự diện tích là:
1.

Yên bái: Cinnamomum cassia

2.

Quảng Nam, Quảng Ngãi: Cinnamomum cassia

3.

Thanh Hóa, Nghệ An: Cinnamomum loureirii

4.


Quảng Ninh: Cinnamomum cassia

Trồng trọt, thu hái:
Là cây vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trồng bằng hạt, có thể dùng chồi non, chiết
cành. Hạt lấy từ quả chín màu đỏ từ cây 15-0 tuổi, gieo vào tháng 3 ở đất có bón lót


phân chuồng và apatit. Sau 18-26 tháng, cây cao 60-70 cm, thì đem trồng vào mùa
xuân hay mùa thu (đào hố có bón lót phân chuồng). Thu hoạch vào tháng 4-5 (đầu vụ
mưa) và tháng 8-9 (cuối vụ mưa)
Thành phần hoá học
Tinh dầu quế (hàm lượng >1%), thành phần chính của tinh dầu là aldehyd cinnamic,
các thành phần cinnamylacetat, cinnamylalcol làm giảm giá trị tinh dầu.
Trong vỏ quế có các hợp chất diterpenoid, phenyl glycosid, chất nhầy, các hợp chất
flavonoid, tanin, coumarin
Công dụng:
Tinh dầu quế dùng làm thuốc có tác dụng kích thích thần kinh, tăng hô hấp và hoạt
động của tim, sát khuẩn, kích thích ruột và tẩy giun.
Tinh dầu quế còn dùng trong công nghiệp chế biến rượu, nước hoa.
Ở Việt Nam, dùng làm nguyên liệu chế tạo cao xoa, quế chỉ chữa cảm mạo, ho hen do
lạnh, đau cơ và dây thần kinh do lạnh.
2.5.

Bạc hà


Tinh dầu Bạc hà có trong: Thân, cành mang lá, hoa đã phơi trong râm hoặc sấy khô
của cây bạc hà (Mentha arvensis L.), họ Hoa môi (Lamiaceae). Tinh dầu bạc hà được
lấy bằng phương pháp cất kéo bằng hơi nước và đã được làm khan nước.

Đặc điểm thực vật:
Cây thân vuông, nhẹ xốp, dài 20-40 cm, đường kính 0,15-0,3 cm, chia gióng, mỗi
gióng dài 3-7 cm. Mặt ngoài thân màu nâu tím, có rãnh dọc và nhiều lông trắng nhỏ
mềm. Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến hình mũi mác, dài 3-7 cm, rộng 1,5-3,0 cm. Đầu
lá thuôn nhọn, mép có răng cưa nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn,
hai mặt lá đều có lông, giòn, dễ vụn nát. Cụm hoa mọc ở kẽ lá. Mặt cắt ngang thân
màu trắng, thường rỗng ở giữa. Dược liệu có mùi thơm, vị cay, sau mát.
Phân bố:
Ở Việt Nam, Bạc hà Á mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Lào Cai, Sơn
La, Lai Châu,..được di thực về đồng bằng để trồng trọt nhưng không phát triển.
Đã có nhiều tỉnh trồng để khai thác tinh dầu như Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình,
Quảng Ninh, Đà Nẵng, Tiền Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Long An,…
Công dụng:
Tinh dầu bạc hà là thành phần của cao Sao vàng và các cao, dầu xoa khác để chữa
cảm lạnh, nhức đầu, chóng măt, say tàu xe,….
Menthol là thành phần chính trong tinh dầu bạc hà có tính sát khuẩn, tiếp xúc với
da, gây cảm giác mát và tê tại chỗ (do hiện tượng bay hơi)
Menthol có trong thành phần cao Sao vàng và các cao xóa khác, còn là chất thơm
dùng trong công nghiệp thuốc lá, thuốc đánh răng, kẹo, mỹ phẩm,…
2.6.

Xá xị ( Sassafras oil)

Cây xá xị còn được gọi là vù hương, rè hương, cô châu, canh châu, có tên khoa học:
Cinnamomum parthenoxylon Meissn, thuộc họ long não (Lauraceae).
Tinh dầu chủ yếu ở phần cây dưới đất, nhất là vỏ rễ với 6-9% tinh dầu, còn gỗ rễ chứa
ít nhất 1% tinh dầu. Thân, cành lá tuy có mùi thơm nhẹ, nhưng có ít tinh dầu nên
không dùng để cất. Để cất tinh dầu, dùng phương pháp cất kéo hơi nước.
Mùa hạ thu hái tốt nhất. Cây khoảng 10 tuổi mới thu hái về. Thời gian cất là 4 giờ về
mùa đông và 3 giờ về mùa hạ. Hiệu suất trung bình là 1,8%.



Đặc điểm thực vật:
Cây xá xị là một loại gỗ cao 12-19m, thân hình trụ, nhẵn bóng, cành non hơi 4 cạnh.
Lá dài 12-18cm, rộng 5-7cm, 3 gần hoặc gân hình lông chim, cả hai gần cùng xuất
hiện trên cùng một cành. Cuống là gầy, ngắn chừng 4 cm. Hoa trắng hơi có mùi thơm,
mọc thành ngù ít hoa, quả mọng hình cầu. Ở nước ta, xá xị mọc nhiều từ Quảng Trị trở
vào, nhất là ở Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước. Ngoài ra, còn thấy ở một số quốc
gia như Thái Lan, Malaysia, Indonesia,…
Tác dụng:
Ở liều lượng bình thường, Safrole gây hưng phấn, làm tỉnh táo và sảng khoái
tinh thần. Nhưng nếu sử dụng liều cao, nó sẽ gây ảo giác, đồng thời làm rối loạn chức
năng thần kinh vận động cũng như làm giảm các phản xạ, đôi khi mất nhận thức.
Công dụng:
Thành phần chính trong tinh dầu xá xị là safrole.
Safrole đã từng được sử dụng rộng rãi như một loại phụ gia thực phẩm, trà xá xị
và nhiều mặt hàng thông thường khác. Tuy nhiên, FDA Hoa Kỳ đã cấm sử dụng
safrole sau khi một số nghiên cứu đã cho thấy nó là một chất thuộc nhóm có thể gây
ung thư 2B. Ngày nay, safrole cũng bị Hiệp hội Chất thơm quốc tế IFRA cấm sử dụng
trong xà phòng và nước hoa.
Là tiền chất để tổng hợp chất hiệp trợ cho thuốc trừ sâu là piperonyl butoxid.
Gần đây, nó cũng được sử dụng như là tiền chất chính để sản xuất lậu các ma túy như
MDMA và MDEA.
Tại Việt Nam, trước đây chỉ thấy khai thác lấy gỗ, dùng trong xây dựng và
đóng đồ dùng. Chưa thấy sử dụng vỏ, gỗ hay tinh dầu xá xị làm thuốc. Gần đây, tại
một số tỉnh phía Nam, nhân dân một số vùng khai thác cất từ vỏ thân và gỗ thân một
loại tinh dầu mùi thơm dùng pha nước uống và làm thuốc.
2.7.

Sả


Ở Việt Nam, sả được trồng ở cả 3 miền. Có 3 loại sả: sả Java (sả xòe) ( Cymbopogon
winterianus), có hàm lượng tinh dầu cao (0,7-1%).
Sả chanh: Cymbopogon citratus, Họ lúa Poaceae. Cây thảo, sống lâu năm, cao đến 2
m. Thân ngắn có đốt. Lá hình dải, ngắn hơn dóng thân, phẳng, gốc hẹp. Cụm hoa mọc
thành chùy, có tỷ lệ tinh dầu chế biến bình quân 0,5%, ưa đất tốt và độ ẩm, chịu hạn
hơn.


Sả hoa hồng: Cymbopogon martinii. Cây thảo, cao 1,5 – 2 m, có dóng dài. Lá hình
dải. Cụm hoa là một chùy, chia nhiều nhánh mảnh, dài, hoa dài, hình mác nhọn.
Công dụng:
Tinh dầu bôi lên da để đuổi muỗi, làm xà phòng thơm, gội đầu.
2.8. Màng tang
Tinh dầu màng tang lấy từ hạt màng tang (Litsea cubeba), họ Long não (Lauraceae)
bằng phương pháp ép.
Đặc điểm thực vật:
Cây có thể cao tới 8-10m. Lá đơn mọc cách, mặt trên bóng. Hoa mọc thành chùm ở
nách lá. Quả nhỏ, lúc xanh có nhiều dấu trắng trên vỏ, khi ương có màu tím, khi chín
chuyển màu đen.
Phân bố:
Mọc hoang ở vùng núi cao, lạnh hay mát như Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Hà Giang,
Tuyên Quang,..
Trồng trọt, thu hái:
Trồng bằng hạt vào mùa đông và xuân. Cây ra hoa khoảng tháng 1 đến tháng 3 và có
quả vào tháng 4-6. Thu hái quả (hạt) để cất tinh dầu.
Công dụng:
Tinh dầu màng tang có tính chất kháng khuẩn và kháng nấm, được sử dụng trong y
học làm thuốc sát khuẩn và xua muỗi. Tinh dầu dùng làm chất thơm trong công nghiệp
sản xuất nước hoa, xà phòng thơm.

Nguyên liệu chiết được chủ yếu từ tinh dầu màng tang là citral dùng để điều chế
nhiều chất thơm có giá trị cao như citronelal, citronelol và để tổng hợp vitamin A.
2.9. Pơ mu
Tinh dầu Pơ mu chiết xuất từ gỗ và rễ cây pơ mu bằng phương pháp cất kéo hơi
nước. Thu được tinh dầu với tỷ lệ 6-8%.
Đây là một loài cây tùng bách. Với các tên khoa học sau:
Fokiena hodginsii
Cupressus hodginsii
Fokiena kawai
Đặc điểm thực vật:


Cây gỗ cao tới 25-30, thân thẳng, đường kính tới 1m. Tán hình tháp, vỏ nâu xám,
bong thành mảng. Cành nhỏ dẹt lá hình vảy. Quả màu nâu, hạt hình trứng, có 2 cánh
không đều nhau.
Phân bố
Mọc tự nhiên ở Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Hà
Tây, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Gia Lai, Lâm Đồng,…
Cây mọc thuần loài ở các núi đá vôi, núi đất hay mọc hỗn loài trong rừng rậm.
Công dụng:
Tinh dầu gỗ và rễ làm hương liệu
Tinh dầu còn có tính chất sát khuẩn và chống viêm.
2.10. Hương nhu.

Có trong 2 loài hương nhu thuộc chi Ocimum, họ Hoa môi (Lamiaceae) là
hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.) và hương nhu tía (Ocimum sanctum L.)
Loài cho nhiều tinh dầu là hương nhu trắng.
Phân bố:
Cây hương nhu trắng vốn mọc hoang dại ở một số tỉnh như Hà Giang, Quảng Ninh,
….gần đây, còn nhập hạt từ nước ngoài và trồng tại một số tỉnh như Hà Nội, Hải

Dương, Hưng Yên,…
Đặc điểm thực vật:
Cây gỗ sống nhiều năm, cao 1,5-2,5m, mang nhiều cành xum xuê, phía dưới thân
hóa gỗ. Thân xanh, vuông, nhiều lông. Lá dài 4-5 cm, rộng 1,5-5cm, mọc đối chéo chữ


thập, mang nhiều lông che chở và lông tiết ở hai mặt, cuống dài 1-5cm. Mép lá có răng
cưa.
Hoa mọc ở ngọn cành. Vỏ lá và hoa có mùi thơm của đinh hương. Quả: 4 quả đóng
nhỏ, hình cầu, nâu đen, có lớp nhầy bao quanh khi ngâm nước.
Trồng trọt, thu hái:
Trồng bằng dâm cành cho tỷ lệ sống trên 90%. Trồng bằng hạt phổ biến hơn, chọn
loại hạt chín già, mới thu hoạch trong vòng 6 tháng, một năm thu hái 2-3 lứa sau 6
tháng. Có thể thu hoạch 5 năm nữa rồi mới trồng lại.
Ở miền Bắc trồng cây con vào tháng 2-3, còn ở miền Nam vào các tháng 5-7.
Nếu gieo hạt thì thời vụ ở miền Bắc là tháng 9.
Nếu trồng tập trung thì mỗi hecta có thể thu hoạch được 20-40 tấn lá, cất được 50-100
lít tinh dầu. Tinh dầu tập trung ở lá và hoa.
Công dụng:
Tinh dầu hương nhu là nguồn nguyên liệu cung cấp eugenol. Eugenol là hương liệu
dùng trong mỹ phẩm. Trong Y học, eugenol dùng làm thuốc sát khuẩn, giảm đau, làm
chất hàn răng tạm thời, có trong thành phần cao xoa.
Eugenol còn là nguyên liệu để tổng hợp nhiều chất dùng trong mỹ phẩm như
isoeugenol, vanillin, methyl eugenol,…Vanilin dùng trong công nghiệp bánh kẹo, làm
thơm thuốc, còn methul eugenol là chất dẫn dụ ruồi trong nông nghiệp.
2.11. Hoàng đàn.
Hoàng đàn có tên khoa học là Cupressus torulosa, họ Hoàng đàn (Cupressaceae).
Cây gỗ cao 10-25m, có khi cao tới 40m. Vỏ nứt dọc. Lá hình vẩy xếp lợp lên nhau, áp
sát vào cành.
Phân bố:

Cây mọc ở vùng Lạng Sơn và được trồng ở Gia Lai, Kontum, Lâm Đồng (Đà Lạt).
Công dụng:
Tinh dầu hoàng đàn làm chất thơm có giá trị, đoạn cao có mùi của long diên hương.
Có thể làm giảm sự đau mệt của trẻ em ho gà bằng cách nhỏ dung dịch cồn có 25%
tinh dầu hoàng đàn vào vải giường, áo gối, quần áo lót của bệnh nhân, cơn ho kịch
phát sẽ giảm về số lượng lần, độ dài và cường độ.


2.12. Húng quê .
Đặc điểm thực vật:
Cây húng quế ở Việt Nam còn gọi là húng giỏi cùng thuộc loài Ocimum basilicum.
Cây thuộc loài thảo, sống hàng năm, thân nhẵn hay có lông, cao 50-60cm. Lá mọc đối
có cuống, có loại màu xanh lục, có loại màu tím nhạt, hoa nhỏ trắng hay tía, quả có
hạt, đen bóng. Khi ngâm quả vào nước, có chất nhầy màu trắng bao quanh.
Công dụng: Dùng làm gia vị, chống táo bón.
III. Hướng khai thác, trồng trọt và thu hái để bảo tồn và phát triển các cây
có tinh dầu ở Việt Nam
Vấn đề này đặt ra nhiều yêu cầu cho ngành tinh dầu và các cơ sở nghiên cứu
các điều kiện như: đầu tư trang thiết bị nghiên cứu, đặc biệt là các thiết bị chiết tách,
xác định cấu trúc hóa học, các kỹ thuật về gieo trồng, thu hái,…Cụ thể như sau:
Xác định thời vụ trồng và thu hoạch các cây có tinh dầu:
Việc xác định đúng thời vụ trồng cũng như thời điểm thu hoạch đóng vai trò rất quan
trọng trong việc nâng cao hiệu suất chiết tách tinh dầu trong dược liệu. Qua thực tế, đã
có một số cây đã có kết luận về thời vụ trồng như:
Bạc hà X2, bạc hà 974, bạc hà Đài loan, bạc hà 70
Các cây: Sả hoa hồng, dầu giun, hương nhu, húng quế, hương nhu trắng.
Đối với hương nhu trắng, húng quế, dầu giun phải gieo hạt ra luống vào hạ tuần tháng
11 dương lịch (ở phía Bắc Việt Nam).
Với thân ngầm bạc hà, trồng vào tháng 11 với 10-20 kg thân ngầm cho 360m 2.
Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu về thời vụ trồng và thu hoạch

những dược liệu có chứa tinh dầu có giá trị trong y dược học. Bằng cách phối hợp giữa
các nhà Dược học và Nông lâm học, có sử dụng những kinh nghiệm nuôi trồng và sử
dụng của người dân trong thực tế.
Bảo quản và xử lý giống:
Cách chọn giống có thể lựa chọn trong sản xuất đại trà hay từ khâu chuyên sản xuất
giống riêng biệt. Lựa chọn giống từ những cây to khỏe, không bệnh và chọn vào đúng
thời vụ.
Ở Việt Nam đã có một số kinh nghiệm sau:


Hạt giống hương nhu, húng quế, sả hoa hồng: hạt chắc, chín già. Ở miền Bắc, thu
hoạch vào cuối mùa thu. Hạt hương nhu, dầu giun, húng quế cho vào dung dịch nước
muối 10%, tỷ lệ chìm trên 90%.
Thân ngầm của bạc hà phải trắng, to, có đường kinh tối tiểu là 4 mm, cắt thành từng
đoạn 12-15 cm.
Bảo quản giống: Mỗi loại giống có nhu cầu bảo quản riêng.
Hạt hương nhu trắng: bảo quản ở 20-300C, với độ ẩm tuyệt đối dưới 70%.
Hạt tinh dầu giun: điều kiện lạnh, ẩm hơn.
Thân ngầm bạc hà sau khi thu hoạch giống, có thể bảo quản được 15-30 ngày nếu
được rải mỏng ở chỗ râm, tưới ẩm thường xuyên và càng mát càng tốt.
Xử lý giống: Mỗi loại giống có yêu cầu xử lý riêng, ví dụ:
Hạt hương nhu trắng ở 600C trong 2 giờ cho tốc độ và tỷ lệ nảy mầm cao nhất.
Hạt dầu giun nếu để lạnh 100C trong 24 giờ rồi mang trồng thì tỷ lệ mọc trên 95%, nếu
trồng thẳng không qua xử lý thì tỷ lệ nẩy mầm không quá 5%.
Hạt hương nhu trắng, húng quế và dầu giun sau khi xử lý nhiệt, có thể ngâm 2 - 4 giờ
trong nước có pha thêm 1 thuốc diệt sâu bọ rồi mang gieo.
Chuẩn bị đất gieo trồng và chăm sóc cây giống:
Nếu gieo trồng bằng hạt thì lấy hạt đã xử lý trộn với cát, bột đất khô, gieo tải trên mặt
luống với 1kg giống cho 360m2. Sau đó phủ một lớp rơm rạ mỏng để bảo vệ hạt và giữ
độ ẩm của luống, sau tưới cho ướt đều mặt luống.

Nếu trồng bằng cành và hom giống: Trồng trên rãnh 40x40 cm, sâu 15 cm. Nếu là
cành thì để hở một ít ngọn trên mặt đất. Nếu là hom thân ngầm thì đặt dọc theo rãnh,
phủ đất lấp hoàn toàn, sau tưới đẫm trên mặt luống.
Sau khi trồng, tưới liên tục hàng ngày cho đến khi cây con được 4-6 lá thì tưới cách
nhật. Làm cỏ, tưới phân đạm (5kg/100 lít nước cho 360m2).
Thu hoạch
Bạc hà nên thu hoạch ở thời kỳ cây ra hoa, tinh dầu sẽ có hàm lượng menthol cao.
Hương nhu cũng thu hoạch lúc ra hoa.


IV. Kết luận và đề xuất
1. Kết luận
Có thể thấy rằng, tiềm năng dược liệu khai thác tinh dầu của nước ta hết sức đa
dạng và phong phú. Điều kiện tự nhiên ưu ái cho Việt nam một hệ sinh thái đa dạng
nguồn dược liệu nói chung và nguồn dược liệu chứa tinh dầu nói riêng. Nhờ đó đã thu
hút nhiều nhà khoa học thuộc các ngành hoá thực vật, nông dược học, tài nguyên, công
nghệ sinh học tham gia nghiên cứu. Điều này được chứng minh bởi nhiều loại tinh dầu
đã được chiết xuất, tổng hợp từ dược liệu trong nước.
Lợi ích nhiều mặt thu được từ nguồn tài nguyên tinh dầu trong nước thực sự là
lớn lao. Song thực trạng hiện nay, nạn phá rừng tràn lan, khai thác dược liệu bừa bãi,
cũng như chưa có quy hoạch phát triển nguồn dược liệu chứa tinh dầu trong nước (đa
phần là nhân dân dùng theo kinh nghiệm) đang làm cho nguồn dược liệu này bị hạn
chế đáng kể trong việc chiết xuất tinh khiết các loại tinh dầu để có giá trị cao. Hơn nữa
việc chiết xuất tinh khiết cũng khó có thể cho kết quả tốt khi việc trồng trọt và thu hái
chế biến vẫn còn tự phát, thủ công, khiến cho hàm lượng tinh dầu trong dược liệu bị
giảm sút đáng kể.
Bên cạnh đó, những dược liệu chứa tinh dầu có giá trị cao lại đang bị nước
ngoài thu mua với tốc độ và số lượng lớn, nhận thức trong nhân dân chưa cao khi chỉ
thấy cái lợi trước mắt đã tạo nên hiện tượng "chảy máu dược liệu" nói chung và nguồn
tinh dầu tự nhiên nói chung xảy ra từ nhiều năm nay.

2. Đề xuất
Cần phải có những nghiên cứu cụ thể về từng loại tinh dầu để đưa ra quy trình chiết
xuất cụ thể từ đó phát triển hơn nữa các loại tinh dầu thiên nhiên.
Nhà nước phải đề ra chính sách cụ thể để phát triển nguồn dược liệu chứa tinh
dầu trong nước, đặc biệt là những dược liệu chứa tinh dầu có giá trị cao.
Đi liền với đó là việc đầu tư nghiên cứu cũng như phát triển quy mô lớn, tìm
đầu ra tiêu thụ những sản phẩm tinh dầu trong và ngoài nước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. GS. Vũ Ngọc Lộ và cộng tác viên, Những cây tinh dầu Việt Nam, Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1996
2. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
3. Lã Đình Mỡi (2001-2002) Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam Tập I.II
Nhà xuất bản Nông nghiệp.
4. "Dược liệu học" tập II, chủ biên PGS.TS. Phạm Thanh Kỳ. Nhà xuất bản Y học.
5. "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam", Viên Dược liệu (2004), Nhà xuất
bản Khoa học kỹ thuật.
6. (Câythuốcvn.Com)/ (Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học
Dược Hà Nội)



×