Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Thực trạng nghiên cứu phát triển dược liệu của việt nam và trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.16 KB, 19 trang )

Bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội

2016

THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU Ở NƯỚC TA
VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Ngành Dược Việt Nam đâu tư phát triển nguồn dược liệu thiên nhiên
Với điều kiện thiên nhiên nhiều ưu đãi, Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú
và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Đây cũng là điều kiện
thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc
trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn dược liệu nước ta vẫn phải phụ
thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà chưa phát huy được hết
những tiềm năng thảo dược tự nhiên.
Việt Nam hiện có 4.000 loài cây thuốc, hơn 50 loài tảo biển, 75 loài khoáng vật
và gần 410 loài động vật làm thuốc, trong đó có nhiều loại dược liệu quý được
thế giới công nhận như cây hồi, quế, atisô, sâm Ngọc Linh... Tổng sản lượng
dược liệu trồng ở Việt Nam ước tính đạt khoảng 100.000 tấn/năm.Với sự đa
dạng về khí hậu và thổ nhưỡng - đất đai, ngay từ cuối những năm của thập kỷ
60-80 ở Việt Nam đã hình thành những vùng trồng, sản xuất cây dược liệu có
tính chuyên canh. Điều này đã cho thấy nguồn dược liệu ở nước ta rất phong
phú. Tuy nhiên bên cạnh tiềm năng như vậy thì việc phát triển nguồn dược liệu
trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Ngành Dược Việt Nam đâu tư phát triển nguôn dược liệu thiên nhiên
Theo Quyết định 1976 về Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam sẽ có 8 vùng
trồng nguyên liệu trên cả nước để trồng 54 loài dược liệu, lựa chọn và khai thác
hợp lý 24 loài dược liệu tự nhiên. Đây sẽ là tiền đề để quy hoạch và phát triển
nguồn dược liệu nước ta trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu sản xuất trong
nước. Hiện nay, trên cả nước đã có một số trung tâm được gây dựng để thu thập
và bảo tồn các loại dược liệu của Việt Nam như Vườn cây thuốc Yên Tử (Do
1




Bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội

2016

ĐH Dược Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị sở tại tổ chức), hay Trung tâm
nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội (thuộc quản lý của Vườn Dược
liệu - Bộ Y tế)... Ra đời từ năm 2012, sau hơn một năm hoạt động, Vườn cây
thuốc Yên Tử đã sưu tập, bảo tồn được hơn 500 loài dược liệu và được quy
hoạch thành những lô, thửa khác nhau. Tiến sĩ Trần Văn Ơn - Đại học Dược Hà
Nội - là chủ nhiệm của dự án Vườn cây thuốc Yên Tử cho biết: “Với diện tích
trên 5 ha, trong đó gần 3 ha trồng 512 loài cây thuốc được thu thập từ 14 tỉnh
phía Bắc, hiện nay Vườn cây thuốc Yên Tử đang là vườn thực vật, vườn cây
thuốc lớn nhất ở Việt Nam”. Còn nói về Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến
cây thuốc Hà Nội, ông Ngô Quốc Luật - Giám đốc Trung tâm chia sẻ: “Chức
năng và nhiệm vụ của trung tâm là tạo ra các giống cây thuốc có khả năng phù
hợp với điều kiện khí tượng thuỷ văn cũng như đất đai để tạo ra nguồn nguyên
liệu làm thuốc. Là một trong ba đơn vị có vườn thuốc lớn nhất cả nước, hiện nay
Trung tâm đang lưu giữ gần 400 cây thuốc từ những thuốc di thực nhập nội, các
cây thuốc nguyên sinh của các tỉnh đưa về, và các giống cây thuốc từ Trung
Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu thị trường vẫn còn
nhiều khó khăn, nhất là đối với việc đảm bảo quy trình sản xuất nguồn dược liệu
sạch theo tiêu chuẩn quốc tế”.
Nói về việc phát triển nguồn dược liệu trong nước, ông Nguyễn Tấn Đạt, Phó
cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết : “Theo chiến lược của đề án
phát triển ngành Dược đến năm 2030 chúng ta phải hoàn thành 4 mục tiêu: Mục
tiêu thứ nhất phát triển bền vững, mục tiêu thứ hai là gắn dược liệu vào sản xuất
công nghiệp, mục tiêu thứ 3 là phải có đầu tư của nhà nước về chính sách về
nghiên cứu cây trồng, bảo tồn bảo tàng và mục tiêu cuối cùng là xã hội hóa để

các thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước tham gia. Tuy nhiên khó khăn
hiện nay là sự kết hợp 4 nhà gồm: nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà
quản lý còn chưa chặt chẽ cũng là nguyên nhân dẫn tới những hạn chế của sự
phát triển nguồn dược liệu trong nước”.
2


Bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội

2016

Hiện nay, các địa phương đang tích cực triển khai quy hoạch để hoàn thành mục
tiêu đến năm 2020 đáp ứng được 60% và đến năm 2030 là 80% tổng nhu cầu sử
dụng dược liệu trong nước, tăng cường khả năng xuất khẩu dược liệu và các sản
phẩm từ dược liệu trong nước bởi nguồn nguyên liệu chính là nền tảng vững
chắc để ngành Dược Việt Nam có thể phát triển trong tương lai. Chương trình
Con đường Thuốc Việt số 4 phát sóng trên VTV1 vào thứ 7 ngày 15/03/2014
cung cấp cho người dân cái nhìn toàn cảnh về thực trạng phát triển nguồn
nguyên dược liệu ở nước ta hiện nay. Số thứ 5 sắp tới, chương trình sẽ lý giải vì
sao nguồn dược liệu của Việt Nam lại có giá trị cao như thế trong tiến trình phát
triển của ngành Dược với chủ đề: “Thuốc từ dược liệu”.
Một số giải pháp phát triển Dược liệu và sản phẩm từ Dược liệu tại Việt Nam
ThS. Nguyễn Huy Văn
Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Traphaco
Thế kỉ 21 là thế kỉ sinh học và công nghệ sinh học. Dược liệu là tài nguyên di
truyền - tài nguyên tái tạo. Nắm được, phát huy được tài nguyên di truyền là
nắm kinh tế, nắm tương lai. Dùng thế mạnh dược liệu đẩy mạnh công nghiệp
dược trở thành ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, làm cho nhân dân ta có đủ
thuốc tốt, khỏe mạnh và giàu có, đất nước ta kinh tế - xã hội phát triển, tạo nên
hình ảnh Việt Nam - một cường quốc về dược liệu đó là ý nguyện của Dân tộc.

1. Sự cần thiết phát triển dược liệu và sản phẩm từ dược liệu tại Việt Nam
Thứ nhất, Đất nước ta, với một vị trí tự nhiên hiếm có, một mặt gắn liền với lục
địa, mặt khác lại thông với đại dương và nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa,
khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng, thay đổi từ điều kiện khí hậu nhiệt đới
điển hình ở vùng núi thấp phía Nam, đến khí hậu mang tính chất Á - nhiệt đới
vùng núi cao ở các tỉnh phía Bắc. Điều kiện tự nhiên đó đã thực sự ưu đãi cho
đất nước và con người Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một

3


Bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội

2016

tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng và tài nguyên dược liệu nói
chung.
Theo kết quả điều tra khảo sát của các nhà nghiên cứu khoa học đa ngành khác
nhau cho biết, Việt Nam có được sự giầu có về đa dạng sinh học bao gồm 275
loài có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài vừa ở cạn vừa ở nước, 2.500
loài cá, 5.500 loài côn trùng. Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao
có mạch (đã xác định tên của 8.000 loài), 600 loài nấm, 800 loài rêu và hàng
trăm các loài tảo lớn. Trong đó có tới gần 4.000 loài thực vật bậc cao và bậc
thấp được dùng làm thuốc, chúng được phân bố rộng khắp cả nước. Với chiều
dài hơn 3.260 km bờ biển, có nguồn tài nguyên sinh vật biển nhiệt đới rất phong
phú đa dạng về số lượng, giàu về hàm lượng. Môi trường biển là cái kho ngoại
hạng cung cấp các hoạt chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học cao, mà nhiều chất
cho thấy những đặc điểm cấu trúc chưa hề gặp ở các hợp chất thiên nhiên trên
cạn.
Thứ hai, Việt Nam có một nền y học dân tộc lâu đời với các tri thức sử dụng các

loại dược liệu, các bài thuốc có giá trị dùng để chữa các bệnh thông thường và
nan y. Nền y học cổ truyền độc đáo đó bảo vệ sức khỏe cho dân tộc ta suốt chiều
dài lịch sử với phương châm "Nam dược trị nam nhân", nếu chúng ta biết phát
huy thì có thể nói có một nền tảng vững chắc để phát triển.
Thứ ba, hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng "Trở về
thiên nhiên" thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng
gia tăng, ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể
hơn. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên thế
giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khoẻ cộng
đồng (Akérelé). Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và "Hướng dẫn đánh
giá y học cổ truyền" năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ
truyền vào chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả
cũng như bảo đảm nguồn cung cấp những thuốc này.
4


Bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội

2016

Thứ tư, dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế to lớn hơn bất
kỳ cây lương thực, thực phẩm nào (Có thể thu nhận trên 100 triệu đồng/ha).
Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự
nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận lớn. Cây thuốc được phát triển
có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển
kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.
Thứ năm, dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng tồn tại cùng với thế hệ sinh
thái rừng, nông nghiệp và nông thôn, lại có mối tương quan chặt chẽ giữa đa
dạng sinh học cây thuốc và đa dạng văn hóa, y học cổ truyền, gắn với tri thức y
dược học của 54 dân tộc, là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Thế kỉ 21 là thế kỉ sinh học và công nghệ sinh học. Dược liệu là tài nguyên
di truyền - tài nguyên tái tạo. Nắm được, phát huy được tài nguyên di truyền
là nắm kinh tế, nắm tương lai. Dùng thế mạnh dược liệu đẩy mạnh công
nghiệp dược trở thành ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, làm cho nhân dân ta
có đủ thuốc tốt, khỏe mạnh và giàu có, đất nước ta kinh tế - xã hội phát triển,
tạo nên hình ảnh Việt Nam - một cường quốc về dược liệu đó là ý nguyện của
Dân tộc.
2. Thực trạng phát triển dược liệu và sản phẩm từ dược liệu tại Việt Nam:
Những năm qua chúng ta đã đạt được nhiều thành công trong công tác
phát triển, bảo tồn, khai thác sử dụng dược liệu chăm sóc bảo vệ sực khỏe, tuy
nhiên còn nhiều bất cập trong nghiên cứu, quản lý khai thác và phát triển dược
liệu.
2.1. Khai thác tràn lan, không chú ý tái tạo bảo tồn
Lợi ích nhiều mặt thu được từ nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam thực sự là
lớn lao. Song thực trạng hiện nay do con người đang gây ra là một thảm hoạ,
nạn phá rừng tràn lan, khai thác dược liệu bừa bãi, chưa có kế hoạch tái sinh
phát triển, nhiều loài cây thuốc mọc tự nhiên cho nhiều loại dược liệu quý trong

5


Bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội

2016

rừng bị phá huỷ đã và đang làm cho vốn quý đa dạng sinh học cây thuốc ngày
càng bị cạn kiệt.
Mặt khác nguồn tài nguyên cây thuốc của chúng ta bị một số nhà khoa học và
công ty nước ngoài lợi dụng khai thác các nguồn gen quý hiếm đưa về nước hay
bị khai thác trao bán cho các nước khác để kiếm lời. Tình trạng chảy máu tài

nguyên dược liệu cự kỳ trầm trọng đối với các dược liệu hoang dại ở các tỉnh
biên giới.
Để đánh giá chung về hiện trạng nguồn cây thuốc tự nhiên của Việt Nam, chúng
ta có thể nêu lên một số nhận xét:
- Do khai thác tài nguyên kéo dài cộng với nhiều nguyên nhân tác động khác,
nguồn cây thuốc tự nhiên nói chung đều đã bị suy giảm, nhất là các cây thuốc có
giá trị sử dụng phổ biến. Trước kia một số dược liệu có thể khai thác hàng chục
ngàn tấn/năm ở Việt Nam ví dụ như: Ba kích, Đảng sâm, Hoàng tinh... thì thực
tế hiện nay các cây thuốc này đã được đưa vào sách đỏ vì có nguy cơ bị tuyệt
chủng. Nghiêm trọng hơn là đối với một số cây thuốc vốn được coi là quý ở Việt
Nam, do bị tìm kiếm không ngừng hoặc vô tình bị tàn phá hiện đang đứng trước
nguy cơ bị cạn kiệt ở các mức độ khác nhau như: Hoàng liên đặc trưng của dãy
núi Hoàng Liên Sơn nay chỉ tìm thấy dạng dấu tích .
- Vào đầu thế kỷ này, Việt Nam có khoảng 60% diện tích được rừng che phủ,
giờ đây đã giảm xuống còn 20%, trong đó chỉ có 3% hoặc ít hơn rừng nhiệt đới
là chưa bị xâm phạm. Rõ ràng là cần phải có hành động kịp thời để bảo vệ
nguồn đa dạng sinh học còn lại và vẫn được coi là tương đối phong phú.
- Vai trò của cây thuốc trong việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và đem lại lợi
ích kinh tế to lớn cho người dân là điều không thể phủ nhận, nhưng việc sử dụng
nguồn nguyên liệu này hiện nay có rất nhiều vấn đề báo động. Theo ước tính,
nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc thảo mộc được sử dụng hàng năm tại cộng
đồng, tại các cơ sở y tế, phòng khám đông y, sản xuất và kinh doanh ...khoảng
50.000 tấn/năm thì 1/3 nguyên liệu do thu hái và khai thác tự nhiên, 1/3 do trồng
6


Bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội

2016


trọt và còn lại do nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc , Đài Loan , Hồng Công.
Thực trạng của nguyên liệu này hiện nay : (i) Đối với nguyên liệu tự nhiên, mọc
hoang dại vấn đề khai thác quá mức, không có sự kiểm soát của các cấp các
ngành đã làm cho không phát triển và bảo tồn bền vững được. (ii) Đối với nguồn
nguyên liệu được trồng trọt tại các khu vực, làng nghề truyền thống như Thanh
Trì, Ninh Hiệp (Gia Lâm), Nghĩa Trai (Hưng Yên), Lục Yên (Yên Bái), Trà My
(Quảng Nam), Núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sa Pa (Lào Cai) , Sìn Hồ (Lai Châu) ,
Đà Lạt (Lâm Đồng)... do không có kế hoạch điều tiết nên việc trồng trọt biến
thiên tăng, giảm thất thường theo cơ chế thị trường, có khi đột biến về giá cả
tăng gấp hai, ba chục lần vì trồng ít mà nhu cầu sử dụng và xuất khẩu tăng dẫn
đến việc tư thương làm hàng giả để chạy theo lợi nhuận, dẫn đến chất lượng dược liệu giảm và không an toàn cho người sử dụng, hay có khi bị mất mối nhập
khẩu nguyên liệu (ví dụ như: Quế, Sả) thì người dân lại phá đi một diện tích lớn
cây thuốc đã đựơc trồng lâu đời vì ế không có ai mua. (iii) Đối với dược liệu
nhập từ Trung Quốc hay còn gọi là thuốc bắc thì tình hình còn tồi tệ hơn. Dường
như việc nhập các vị thuốc bắc qua biên giới Trung Quốc và Việt Nam, Nhà nước chỉ coi là một loại hàng hóa bình thường như đồ gia dụng, chứ không tính
đến đó là một sản phẩm đặc biệt, đó là thuốc ảnh hưởng đến tính mệnh của con
người. Theo đánh giá của các nhà kiểm nghiệm dược liệu thì trên thị trường
thuốc đông dược (nguyên liệu thô) hiện nay có rất nhiều vị dược liệu chỉ là hàng
trung phẩm hay thứ phẩm của Trung Quốc được bán sang Việt Nam và do thiếu
nguyên liệu nên rất nhiều dược liệu bị dùng thay thế bởi các nguyên liệu rẻ tiền
hơn, chất lượng kém hơn. Ví dụ như vị Hoài sơn, dược liệu là rễ của cây củ mài
nhưng hiện nay trên thị trường chỉ có củ cọc, củ mỡ được bán dưới tên là Hoài
sơn. Hay vị thuốc Đan sâm, nếu mua ở phố Lãn Ông các thời kỳ khác nhau thì
nguyên liệu hoàn toàn khác nhau, có những đợt nguyên liệu được nhuộm màu
đỏ để có màu nâu đỏ tự nhiên của vị Đan sâm, nhưng khi dùng rửa nước thì màu
đỏ này thôi ra và dược liệu không có vỏ màu đỏ nữa ...
7


Bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội


2016

Chúng tôi xin được lược trích ra đây một số vấn đề về chất lượng dược liệu hiện
nay, nó cũng ở mức báo động không kém vấn đề ngộ độc thực phẩm xảy ra ồ ạt
trong những năm gần đây.
2.2. Sử dụng dược liệu dược tính mạnh và độc tính cao
Chắc hẳn rất nhiều người còn nhớ câu chuyện về vị thuốc Phụ tử và Mã tiền đã
xảy ra ở Việt Nam nhiều năm trước gây ra cái chết rất thương tâm của 1 người
chế biến thuốc và 1 lương y. Tương tự cũng như trường hợp Mã tiền, một vị dược liệu chứa alcaloid Strychnin, có dược tính mạnh và độc tính cao, muốn dùng
vị dược liệu này cũng phải chế biến và quy trình chế biến cũng nhằm giảm hàm
lượng Strychnin trong hạt Mã tiền. Đa số những lương y sử dụng các vị dược
liệu có chứa alcaloid (độc tính cao) theo phương pháp đông y thường không biết
rằng alcaloid trong các bộ phận của cây có quy luật biến động hàm lượng đặc
biệt, nó thay đổi theo mùa, thay đổi theo quá trình sinh trưởng. Do đó thu hái
các mùa khác nhau thì hàm lượng alcaloid khác nhau.
Trong những năm qua việc thu hái dược liệu nhầm lẫn dẫn đến những cái chết
thương tâm xảy ra rất nhiều ở Việt Nam, ví dụ như việc thu hái nhầm dây đau xương trong bài thuốc bổ gân cốt với dây của cây lá ngón đã làm cho bị thiệt
mạng. Trẻ em ở các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên (Thái Nguyên) ăn quả
rừng (quả của cây móc gai hay móc hùm Capparis versicolor họ Màn màn) có
chứa glycosid tim bị ngộ độc chết. Hay đơn giản hơn nhiều là việc người dân tự
dùng hạt bí, hạt cau để tẩy sán dải, nhưng một số người không biết đã uống nước
hạt cau quá nhiều (dùng 2 chén hạt cau khoảng 300 gam) vì cho rằng ông bà ta
nhai trầu cau có thấy bị làm sao đâu, để tẩy sán nhưng do quá liều nên bị truỵ
tim mạch, chết. Do đó nên nhớ rằng không có ranh giới giữa thức ăn, thuốc và
chất độc. Sự khác biệt giữa chúng chỉ ở liều lượng và cách dùng.
Một số cây vẫn được dùng thường xuyên trong các toa thuốc nhưng gần đây mới
phát hiện được độc tính như cây Vòi voi, có chứa alcaloid pyrrolizidin (AP) vẫn
có mặt trong các toa thuốc điều trị phong thấp, đau nhức, mụn nhọt. Người ta
8



Bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội

2016

tình cờ phát hiện độc tính khi theo dõi tình trạng chết hàng loạt cừu ở Australia
vì ăn một loại lá có chứa AP. Kết quả nghiên cứu cho thấy AP gây huỷ hoại tế
bào gan, có thể gây ung thư gan.
Gần đây nhất là thông tin cây Phòng kỷ (Aristolochia fangchi) có mặt trong
thành phần bài thuốc đông y giảm cân, được ghi nhận có độc tính trên thận, có
thể gây ung thư do acid aristocholic có trong cây là dẫn xuất có liên quan đến
cấu trúc nitrophenanthrene là chất có tính gây đột biến cho vi khuẩn và gây ung
thư cho động vật thí nghiệm.
2.3. Dược liệu mốc, kém chất lượng
Ở Việt Nam với khí hậu nóng, ẩm và mưa nhiều làm cho hàm lượng nước trong
không khí cao, cộng với dược liệu phần lớn có nguồn gốc thực vật (lá, thân, rễ,
hoa, quả, hạt,...), nguồn gốc động vật (xương, da thịt, mật,...) và một số từ
khoáng vật rất dễ hút ẩm và là thành phần dinh dưỡng thích hợp cho vi khuẩn,
nấm mốc, côn trùng phát triển. Theo thống kê tỷ lệ số dược liệu bị mốc mọt 1520%, tỷ lệ khối lượng dược liệu bị mốc 12-28%. Nấm mốc làm giảm chất lượng
dược liệu, tiết men phân huỷ hoạt chất trong dược liệu, tiết các độc tố
(mycotoxin) đặc biệt là các aflatoxin trong dược liệu. Nấm mốc và độc tố nấm
gây bệnh nấm (viêm giác mạc, viêm màng trong tim,...), gây bệnh dị ứng do tiếp
xúc bào tử nấm, gây bệnh độc tố nấm do ăn, uống phải mycotoxin (ngộ độc,
nhiễm độc, tổn thương gan, ung thư gan). Những loại độc tố trong nấm như trên
không bị diệt ở nhiệt độ cao (160 - 170 oC) do đó nếu trong trường hợp nấu chín
thì độc tố aflatoxin vẫn tồn tại mà không bị phân huỷ.
Nếu độ ẩm môi trường quá thấp, nước sẽ kết tinh trong nguyên liệu có thể làm
thuỷ phân các thành phần và chất lượng dược liệu giảm và sẽ thay đổi tính chất.
2.4. Dư phẩm kim loại nặng và thuốc trừ sâu trong dược liệu

Cho đến nay tiêu chuẩn kiểm nghiệm dư phẩm thuốc trừ sâu trong dược liệu vẫn
chưa được coi trọng, chưa được xem như là một tiêu chí để kiểm soát chất lượng
nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc thảo mộc. Mặc dù theo khuyến cáo của tổ
9


Bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội

2016

chức y tế thế giới (WHO) về tiêu chuẩn kiểm nghiệm chất lượng dược liệu thì
vấn đề dư phẩm thuốc trừ sâu là rất quan trọng. Bởi vì trong cuộc sống hiện nay
để có năng suất cao người dân đã sử dụng rất nhiều phân hóa học và nhiều hóa
chất trừ sâu hay còn gọi là thuốc bảo vệ thực vật. Vấn đề ngộ độc do kim loại
nặng cũng rất đáng chú ý. Đã có một số ca ngộ độc chì liên quan đến sử dụng
chế phẩm đông dược mà thành phần chì không thấy ghi trong công thức các chế
phẩm này. Nhà sản xuất không thừa nhận nguồn chì trong chế phẩm, do đó
nguồn chì có thể từ nguồn phẩm màu dùng để bọc viên, hay trong quá trình sơ
chế dược liệu đã dùng chì để đánh bóng (ví dụ như trường hợp một số cửa hàng
đông dược đã dùng chì để đánh đen bóng Tam thất chẳng hạn). Ngộ độc thuỷ
ngân, asenic trong các nguyên liệu làm thuốc đông y có một số dược chất chứa
thuỷ ngân như Chu sa, Kinh phấn, Thăng dược và chứa Asenic như Hùng hoàng,
Thạch tín, Thư hoàng, Dự thạch vẫn còn được sử dụng trong các chế phẩm đông
dược (các chế phẩm được lưu hành nhiều ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông), đã có nhiều ca ngộ độc thuỷ ngân và asenic phải nhập viện vì các chế
phẩm này chứa một lượng thuỷ ngân, asenic gấp 300 - 500 lần Bộ Y tế cho
phép.
2.5. Quá trình chế biến dược liệu và bảo quản dược liệu
Đối với dược liệu quá trình chế biến nguyên liệu là rất quan trọng. Dược liệu có
bộ phận dùng là rễ, củ rất nhiều nên quá trình sơ chế của dược liệu rất quan

trọng cho việc bảo quản dược liệu sau đó. Hàng năm ở các làng nghề (Nghĩa
Trai , Ninh Hiệp, ...) trồng một lượng lớn Cúc hoa. Hoa cúc được thu hái vào
cuối tháng 12 và tháng 1, thời gian này ở miền Bắc rất ít nắng, trời âm u nên
Cúc hoa được xông sinh vừa để bảo quản dược liệu khỏi nấm mốc, sâu bọ vừa
làm đẹp, sáng sản phẩm. Tất nhiên việc sơ chế và bảo quản dược liệu bằng phương pháp xông sinh là một phương pháp cổ điển lâu đời nhưng hàm lượng lưu
huỳnh bao nhiêu là đủ, bao nhiêu thì an toàn cho người sử dụng ?

10


Bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội

2016

Trong những năm gần đây nếu các bạn mua Ngưu tất trên thị trường thuốc đông
dược, các bạn sẽ mua được một sản phẩm là rễ có màu trắng và rất dẻo (chứ
không phải là màu hồng như trước đây nữa) bởi vì ngưu tất sau khi thu hái đã
được chất thành đống và xông sinh ngay chứ không được phơi khô, họ cứ chất
đống như vậy và thỉnh thoảng lại xông sinh, khi nào cần bán mới dỡ ra. Do đó
nếu các bạn để ý các thang thuốc đông y bây giờ khi sắc để uống có mùi lưu
huỳnh rất đậm.
Hay một ví dụ khác về việc sử dụng các phương pháp để chống nấm, mốc của dược liệu, đó là vị Nhục thung dung. Trước đây, vị dược liệu này rất khó bảo
quản bởi nó luôn bị mốc. Do đặc tính của vị dược liệu này là thể nấm, hàm lượng nước lớn nên dược liệu luôn bị mốc. Nhưng 2 - 3 năm gần đây, vị dược
liệu để cả năm cũng không mốc. Vậy họ đã dùng hóa chất gì, phương pháp gì để
bảo quản. Chưa được kiểm chứng nhưng có người đã mách rằng họ dùng Sulfua
kẽm để quét lên bề mặt của dược liệu. Mà sulfua kẽm thì rất độc.
2.6. Quản lý dược liệu và sản phẩm có nguồn gốc dược liệu
Những vấn đề còn tồn tại trong sử dụng và phát triển dược liệu đã được nêu ra ở
trên xuất phát từ những điều bất cập trong quản lý thu hái, trồng, phát triển, bảo
tồn dược liệu và có thêm nguyên nhân từ sự thiếu hiểu biết và thiếu ý thức của

người dân trong các hoạt động liên quan đến dược liệu:
* Đối với dược liệu trong nước:
- Việc trồng cây thuốc nói riêng và sản xuất dược liệu nói chung mới có quy
hoạch vùng trồng hạn chế cho khoảng 30 loại dược liệu và chưa thực sự triển
khai. Tuy thế, quy hoạch trồng cũng bị gặp khó khăn do sự không thống nhất
giữa điều tra tài nguyên dược liệu (theo địa lý hành chính) với phân bố và phát
triển cuả cây thuốc (theo vùng sinh thái). Cây thuốc được trồng tự phát, phương
pháp canh tác truyền thống chưa thực hiện theo hướng dẫn GACP-WHO do đó
sản lượng và chất lượng không ổn định, ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp,
chất lượng thành phẩm không ổn định.
11


Bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội

2016

- Khai thác dược liệu chưa có tổ chức, không có kế hoạch, không có hướng dẫn
khai thác gắn với bảo tồn, phát triển bền vững, dẫn đến một số loài cây thuốc có
nguy cơ cạn kiệt hoặc tiệt chủng (Bảy lá một hoa, Ba kích, Hà thủ ô đỏ...).
- Chất lượng dược liệu chưa được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn giống, nuôi
trồng đến thu hái, chế biến, bảo quản.
- Đa số chưa có được sự hợp tác tốt giữa doanh nghiệp, nhà khoa học, người
nông dân và Nhà nước (4 nhà) trong suốt quá trình sản xuất dược liệu: sản xuất
giống, nuôi trồng, thu hái, chế biến, bảo quản. Chỉ một vài cơ sở có tổ chức
thành công mô hình hợp tác 4 nhà trong sản xuất và phát triển một số dược liệu.
Mặt khác, mối quan hệ quản lý giữa ngành với ngành (Công nghiệp, Nông
nghiệp, Lâm nghiệp, Dược, Y...) với quản lý lãnh thổ chưa thỏa đáng, chưa có
sự tập trung và phối hợp đa ngành, Trung ương và địa phương, cơ quan quản lý,
cơ quan hoặc tổ chức khoa học.

* Đối với dược liệu nhập khẩu:
- Chủ yếu nhập không chính thức qua con đường tiểu ngạch, không rõ nguồn
gốc, có hiện tượng nhầm lẫn về nguồn gốc dược liệu, nhầm trong phân loại,
nhầm cây thuốc, nhầm vị thuốc.
- Chất lượng không được kiểm soát và cũng chưa kiểm soát được. Có tình trạng
dược liệu chất lượng kém không tiêu thụ được ở Trung Quốc được đưa sang
Việt Nam tiêu thụ.
- Hệ thống cung ứng dược liệu nhỏ lẻ nên gặp khó khăn cho cơ sở sử dụng dược
liệu khi có nhu cầu lớn về số lượng và yêu cầu đồng đều về chất lượng.
* Đối với công tác bảo tồn dược liệu:
- Khung pháp lý cho công tác bảo tồn chưa được đồng bộ. Nhiều luật, chủ
trương, chính sách chưa được cụ thể hoá dẫn đến lúng túng trong triển khai do
hiện tượng chồng chéo.
- Nguồn lực về tài chính còn hạn hẹp so với tiềm năng và tầm quan trọng của
công tác bảo tồn.
12


Bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội

2016

- Hiện tại, công tác bảo tồn mới chú trọng đến bảo tồn nguồn gen, chưa chú
trọng đến phát triển và thương mại hoá các loài được bảo tồn.
Bằng thực tế và qua nhiều kênh thông tin, tất cả các cấp quản lý và lãnh đạo từ
dưới các cơ sở, các công ty lên đến Nhà nước đều có thể nhìn thấy thực trạng
còn nhiều vấn đề và những bất cập trong sản xuất và phát triển dược liệu, các
Nhà quản lý Y tế từ qui mô trong nước ra đến toàn cầu đều thấy được những ích
lợi và giá trị to lớn mà cây thuốc nói riêng, dược liệu nói chung có thể mang lại
cho người dân, cho xã hội. Trên thế giới, song hành với xu hướng sử dụng

thuốc và các sản phẩm từ dược liệu ngày càng tăng là những chính sách về sử
dụng và phát triển dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu
3. Một số giải pháp phát triển dược liệu và sản phẩm từ dược liệu tại
Việt Nam
Để phát triển dược liệu và sản phẩm từ dược liệu cần triển khai đồng bộ và
quyết liệt nhiều giải pháp như: Nhóm giải pháp hoạch định, tổ chức, quản lý;
nhóm giải pháp về khoa học công nghệ; nhóm giải pháp về bảo tồn và phát triển
bền vững; nhóm giải pháp về nhân lực, đào tạo; nhóm giải pháp về thông tin và
truyền thông. Được thự hiện thống nhất trong toàn ngành, liên ngành Y tế Nông nghiệp & Nông thôn - Khoa học & Công nghệ, .... từ Trung ương đến Địa
phương. Tuy nhiên vì thời gian có hạn chúng giới thiệu một giải pháp mà
Traphaco đã và đang triển khai thành công: Mô hình phối hợp bốn Nhà.
Traphaco đã thực hiện mô hình hợp tác giữa "4 nhà": Nhà nước - Nhà khoa
học - Nhà Doanh nghiệp - Nhà nông trong bốn khâu của công nghiệp dược
(Nghiên cứu - Phát triển - Sản xuất - Thị trường). Trong đó:
3.1. Nhà nước
Người quản lý ở mức độ vĩ mô, tạo cơ sở pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động của
công ty, các cá nhân hay các tổ chức. Ở cấp độ nhỏ hơn, đó là chính quyền địa
phương các nơi Công ty CP Traphaco tổ chức hoạt động, là những người tạo
điều kiện về kinh tế - chính trị - xã hội, phối hợp tổ chức hoạt động của công ty.
13


Bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội

2016

Nhà nước cũng có thể là nhà đầu tư cho những dự án phát triển của công
ty.
3.2. Nhà doanh nghiệp
CT CP Traphaco tổ chức hoạt động chung, chủ trì thực hiện trồng trọt, chế biến,

sản xuất, kinh doanh. Trong phát triển vùng trồng, công ty quản lý trồng, thu hái
dược liệu với quy mô lớn, giúp đỡ các điều kiện ban đầu, hỗ trợ về kỹ thuật,
giống, vốn (nếu cần) cho người nông dân. Công ty đến với địa phương, với nhà
nông bằng sự tín nhiệm và sự bảo đảm bao tiêu dược liệu. Hợp đồng với nông
dân về sản xuất thu mua dược liệu dài hạn (5 năm hay 10 năm).
CT CP Traphaco trở thành đầu mối liên kết giữa các bộ, ngành khác nhau, phối
hợp với các nhà khoa học và nhà nông tổ chức nghiên cứu sản xuất từ nguồn
giống đến sản xuất dược liệu, dược phẩm và tiêu thụ sản phẩm để thực hiện sứ
mạng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, phát triển kinh tế, đưa thương hiệu dược
liệu Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Trong nghiên cứu, phát triển dược liệu và thuốc từ dược liệu, Traphaco đã thực
hiện thành công:
- Hiện đại hoá thuốc Y học cổ truyền
- Khai thác tiềm năng tự nhiên
Mặt khác, công ty cũng phải đối đầu với những mối lo: Đầu tư phát triển, tạo
vùng dược liệu có an toàn? Có mạo hiểm? Sản phẩm sáng tạo, nổi tiếng thường
bị hàng nhái lấn chiếm thị trường, mất cắp bản quyền.
Cùng với công ty CP Traphaco, không thể thiếu các công ty dược khác, các công
ty cung cấp nguyên vật liệu và trang thiết bị, các công ty hay đơn vị trung gian
thu mua, phân phối, hợp tác hoạt động.
3.3. Nhà Khoa học
Những người được công ty mời làm chuyên gia tư vấn thông tin, tư vấn quản lý,
hướng dẫn kỹ thuật về nông nghiệp, chế biến dược liệu, bào chế sản phẩm sản
xuất theo công nghệ mới, chuyển giao đề tài khoa học. Họ là các chuyên viên
14


Bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội

2016


cao cấp của các Viện, Trung tâm trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, giảng viên
các trường , cao đẳng, đại học về Y, Dược, Kinh tế, Chính trị.
Công ty CP Traphaco đã hợp tác rộng rãi với các nhà khoa học, các tổ chức
nghiên cứu như: Trường đại học Dược Hà Nội, Học viện Quân Y, Đại học Y Hà
Nội, các bệnh viện Bạch Mai, Hữu Nghị, Quân Y 108, Quân Y 103, Bệnh viện
Y học cổ truyền trung ương, Viện Sốt rét ký sinh trùng côn trùng trung ương,
Viện Kiểm nghiệm trung ương, Viện Dược liệu, Viện Hoá học công nghiệp,
Viện Công nghệ sinh học, Viện Hoá học các hợp chất tự nhiên thuộc Trung tâm
khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia.v.v...
Khi nhà khoa học đi cùng doanh nghiệp đến với nông thôn và nông dân, họ sẽ
phát huy được tiềm lực của mình và có hiệu quả trực tiếp đối với phát triển dược
liệu và sản phẩm từ dược liệu.
3.4. Nhà nông
Người trực tiếp trồng trọt, thu hái, khai thác dược liệu theo hướng dẫn của các
chuyên gia. Những người góp phần không nhỏ trong việc ổn định nguồn dược
liệu đầu vào của Công ty CP Traphaco.
Nói rộng hơn, Nhà nông bao gồm tất cả những người sở hữu nguồn tri thức tài
nguyên cây thuốc, đang vận dụng nguồn tri thức đó hàng ngày trong chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, họ cũng là những người luôn có nhu cầu phát
triển kinh tế từ cây thuốc bản địa.
Với mô hình hợp tác như trên, Traphaco đã chủ động trong trồng trọt, khai
thác, nhập khẩu gần 90% nhu cầu dược liệu phục vụ sản xuất; chủ động thu mua
dược liệu của người nông dân (thông qua trung gian thu mua), có giám sát quá
trình trồng trọt, thu hái. Công ty đã có vùng trồng rộng lớn và tiến hành nghiên
cứu, trồng trọt bài bản một số dược liệu như Actiso, Đinh lăng, Cúc hoa,...ở Lào
Cai, Nam Định, Hưng Yên,.... Công ty đảm bảo 100% dược liệu đầu vào đạt tiêu
chuẩn chất lượng mới được sản xuất. Hiện nay, Traphaco đang từng bước áp

15



Bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội

2016

dụng triển khai GACP trên thực tế (hiện tại đã thực hiện một số khâu trong
GACP đối với các dược liệu chủ yếu).
Trong 4 năm gần đây, doanh thu của công ty là: Năm 2005 là 274 tỉ đồng ; Năm
2006: 371 tỉ đồng ; Năm 2007: 490 tỉ đồng; Năm 2008: 700 tỉ đồng; Năm
2009: dự kiến là 778 tỉ đồng. Tính từ năm 2005 đến năm 2008, tăng trưởng bình
quân hàng năm của công ty trên 35%.
Traphaco đã được tôn vinh là "Thương hiệu nổi tiếng nhất ngành hàng Dược
phẩm" trong Chương trình Gala tôn vinh Thương hiệu nổi tiếng nhất của từng
ngành hàng Việt Nam (tối 15/08/2009).
Hiện tại, Traphaco đã được đăng ký bảo hộ ở trên 20 quốc gia, đã đăng ký bảo
hộ quốc tế ở 10 nước (Lào, Campuchia, Australia, Thái Lan, Nhật Bản,
Singapore, Indonesia, Mỹ, Trung Quốc, Malaysia) và sở hữu hàng chục bằng
độc quyền giải pháp hữu ích, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và
trên 200 nhãn hiệu hàng hóa.
4. Những đề xuất và kiến nghị
4.1. Những đề xuất và kiến nghị chung
Để phát triển toàn ngành cần phải đổi mới mạnh mẽ toàn diện từ: Nhận thức Tổ chức - Quản lý - Đầu tư - Phát triển bền vững theo tinh thần "Hội nghị phát
triển dược liệu và sản phẩm thuốc quốc gia" do PTT Chính phủ chủ trì ngày
30/5/2010.
a) Về nhận thức:
Với hàng ngàn loài cây thuốc, dược liệu là thế mạnh làm nền tảng để phát triển
mạnh mẽ công nghiệp dược, công nghiệp hóa dược thành ngành kinh tế - kỹ
thuật mũi nhọn, đảm bảo nhu cầu to lớn về thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân ta và xuất khẩu. Do đó rất cần có tổ chức thích hợp, đổi mới

quản lý, coi phát triển dược liệu và công nghiệp dược là một mặt trận kinh tế
quan trọng, có sự chỉ đạo, đầu tư mạnh mẽ của Chính phủ. Không đầu tư chất
xám, không quyết liệt chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức việc phát triển dược liệu có
16


Bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội

2016

qui mô lớn và ổn định, bền vững, thì rất khó phát triển công nghiệp dược, công
nghiệp hóa dược như mong muốn. Điều này dẫn đến: nước ta sẽ mãi mãi phụ
thuộc vào thuốc từ nước ngoài, nguyên liệu dược của nước ngoài; công nghệ
dược chỉ dừng ở gia công, bao gói; nền y học cổ truyền, bản sắc văn hóa y dược
học cổ truyền sẽ ngày càng mai một.
b) Về tổ chức:
- Tổ chức tốt việc khai thác, phát triển cây con làm thuốc cần phải quản lý, điều
hành tốt hệ thống 4 khâu R-D-P-M (Nghiên cứu - Phát triển - Sản xuất - Thị
trường) với sự phối hợp 4 nhà: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà nông - Nhà
doanh nghiệp, cần thiết thành lập Cơ quan chuyên trách về Dược liệu Việt
Nam.
- Ngành Nông lâm nghiệp đảm bảo việc quy hoạch, sản xuất, cung ứng dược
liệu. Ngành Y tế lấy dược liệu làm nền tảng để phát triển công nghiệp dược (sản
xuất dược phẩm, thuốc y học cổ truyền, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, màu
thực phẩm,...) đáp ứng yêu cầu thuốc cho nhân dân ta và xuất khẩu. Hai ngành
phối hợp về nghiên cứu KHKT, công nghệ sinh học, công nghệ trước và sau khi
thu hoạch, đào tạo huấn luyện xây dựng đội ngũ cán bộ và kỹ thuật viên có trình
độ cao, tổ chức quy hoạch và sản xuất, phối hợp bốn nhà, xây dựng các vùng
dược liệu, nhà máy.
- Thành lập các Viện cây thuốc và Trung tâm dược liệu, nghiên cứu chuyên sâu

các loài cây thuốc về sinh học, nông học, di truyền và chọn giống, công nghệ
sinh học, bảo tồn nguồn gen, hóa sinh học, thổ nhưỡng, dược học, khí hậu và
môi trường sinh thái, thực vật dân tộc học, công nghệ trước và sau thu hoạch,
v.v.. (Ta đã có các Viện ngô, Viện chè, Viện cà phê, Viện lúa, Viện rau,...Những
năm 60, nước ta đã có Viện nghiên cứu Cây công nghiệp, Cây ăn quả và Cây
làm thuốc, do GS. Vũ Công Hậu làm Viện trưởng. Các nước Nga, Ấn Độ,... đã
có Viện cây thuốc cách đây nhiều năm...)

17


Bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội

2016

Như vậy, cần tập hợp cán bộ hiện có trong cả nước, sắp xếp lại, đào tạo lại, đổi
mới tổ chức mạnh mẽ và đầu tư toàn diện để đưa Công nghiệp dược thành ngành
kinh tế - kĩ thuật mũi nhọn phát triển kinh tế xã hội.
c) Về chính sách, cơ chế quản lý:
Các Chính sách, Nghị quyết, Nghị định của Nhà nước phải được thể chế hóa và
đầu tư mạnh mẽ vào một chương trình quốc gia dài hạn với các hoạt động cụ
thể, đồng bộ:
- Đổi mới tổ chức và cán bộ;
- Có các chính sách, chế độ cụ thể ưu đãi các doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà
nông;
- Đầu tư cơ sở vật chất và nguồn vốn vào các chương trình hành động, các cơ
sở nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp và công nghệ, đào tạo và huấn luyện,
truyền thông và xuất bản,...Các doanh nghiệp có đủ điều kiện được thành lập
Viện nghiên cứu và Trường đại học, trung học.
- Chỉ đạo, đầu tư cho một số doanh nghiệp dược thí điểm xây dựng mô hình

hợp tác bốn nhà để xây dựng vùng dược liệu, sản xuất thuốc từ nguyên liệu
trong nước để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu;
d) Về vấn đề đầu tư phát triển bền vững
Nhà nước đầu tư trực tiếp nguồn lực vào việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ
thuật cho công tác nghiên cứu, đào tạo và huấn luyện, tuyên truyền giáo dục
nâng cao nhận thức, truyền thông và xuất bản, công nghệ, qui hoạch, xây dựng
vùng trồng dược liệu; Đầu tư cho doanh nghiệp xây dựng mô hình hợp tác bốn
nhà; Đầu tư theo cách cấp đất, cấp vốn không hoàn lại, cho vay dài hạn không
lãi suất và miễn thuế,... tùy thuộc vào từng dự án cụ thể; Các hoạt động kết gắn
chặt chẽ và lâu dài với địa phương, chính quyền địa phương đóng vai trò lớn tạo
điều kiện hỗ trợ các dự án thành công.
Nhà nước ta đã khẳng định dược liệu, cây thuốc có vai trò quan trọng trong
việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và góp phần đáng kể trong
18


Bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội

2016

phát triển kinh tế xã hội. Từ dược liệu Việt Nam, hoàn toàn có thể đáp ứng đầy
đủ nhu cầu thuốc, thực phẩm chức năng cho nhân dân ta và xuất khẩu.
4.2. Những đề xuất và kiến nghị cụ thể
- Cần tiếp tục điều tra đánh giá thực tế nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam để
có sự hoạch định cho phát triển phù hợp.
- Sớm có cơ quan chuyên trách của Nhà nước « Cục Quản lý Dược liệu » để chỉ
đạo, phối hợp các Bộ, Ngành, Chính quyền các Tỉnh, Thành phố trong công tác
dược liệu.
- Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triền khai Chương trình quốc
gia về phát triển dược liệu.

- Sửa Luật ưu đãi khuyến khích đầu các nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu.
- Ban hành quyết định cấm xuất khảu dược liệu hoang dại tránh nạn chảy máu
tài nguyên rất trầm trọng hiện nay.
- Đưa chương trình đào tạo nuôi trồng, chế biến sau thu hoạch dược liệu vào các
trường Nông Lâm nghiệp và Dược.
- Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ sinh học trong tạo giống, nuôi trồng,
chế biến dược liệu.
Do đó "sắp xếp lại, đổi mới tổ chức, lấy dược liệu làm nền tảng đưa công
nghiệp Dược thành ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn" theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa là giải pháp cấp bách để tự lực, tự cường
thuốc Việt Nam cho người Việt Nam, phát triển mạnh mẽ công nghiệp Dược
giúp nhân dân ta khỏe mạnh, làm giàu, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường,
đảm bảo an sinh xã hội.

19



×