Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Mô hình cơ cấu tổ chức ma trận của ngân hàng tiên phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.51 KB, 6 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Mô hình cơ cấu tổ chức ma trận của ngân hàng Tiên Phong
LỚP LTĐH 12 - NHC

1


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
1.

Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Đại hội đồng Cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của TiênPhongBank, quyết định
các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ TiênPhongBank quy
định.
Hội đồng Quản trị
Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng
để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế
hoạch hoạt động hằng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban
điều hành và các Hội đồng.
Ban Kiểm soát
Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát
việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán
nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính
chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.
Ủy ban điều hành (EXCO)
Là cơ quan thường trực của HĐQT có chức năng giải quyết các vấn đề thuộc chức năng
do HĐQT ủy quyền
Các Hội đồng, Ủy ban


Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị Ngân hàng, thực hiện
chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục
tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có hai Hội đồng và một Ủy ban, bao gồm:
Ủy ban Rủi ro
Do HĐQT thành lập, có chức năng tham mưu cho HĐQT trong việc ban hành các quy
trình, chính sách thuộc thẩm quyền của mình liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động
ngân hàng, tham mưu trong việc quyết định phê duyệt các khoản đầu tư, các giao dịch có
liên quan, phương án xử lý rủi ro trong phạm vi chức năng do HĐQT giao
Hội đồng ALCO
Có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng và giám
sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
Ủy ban Nhân sự
Do HĐQT thành lập, có chức năng tham mưu cho HĐQT về quy mô và cơ cấu HĐQT,
BĐH phù hợp với quy mô hoạt động và chiến lược phát triển của Ngân hàng, tham mưu
về các vấn đề liên quan đến thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh
HĐQT/BKS/BĐH, các vấn đề về lương thưởng, các chính sách đãi ngộ với cán bộ, nhân

LỚP LTĐH 12 - NHC

2


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
viên Ngân hàng

LỚP LTĐH 12 - NHC

3



HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Ủy ban Đầu tư
Do HĐQT thành lập, có chức năng tham mưu cho HĐQT về xây dựng và thực hiện kế
hoạch đầu tư tài chính, phê duyệt các các hoạt động tài chính trong phạm vi thẩm
quyền được phân công/ủy quyền
Ủy ban tín dụng
Quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân
hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại
các tổ chức tín dụng khác.
Hội đồng Xử lý Rủi ro Tín dụng
Do HĐQT thành lập, có chức năng tham mưu cho HĐQT về phê duyệt việc áp dụng
biện pháp xử lý nợ, xử lý rủi ro, và miễn giảm lãi theo quy định.
Văn phòng HĐQT
Do HĐQT thành lập, có chức năng giúp việc cho HĐQT nhằm tạo điều kiện thuận lợi
trong việc triển khai công việc của HĐQT, hỗ trợ HĐQT/BKS hoàn thành chức năng
Quản trị và Kiểm soát Ngân hàng.
Tổng Giám đốc
Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của
Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các Giám đốc cao
cấp, Giám đốc tài chính, Giám đốc các Trung tâm, Trưởng phòng Kế toán, Trưởng, Phó
các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ.

Ưu và nhược điểm
1. Chuyên môn hóa công việc

Cơ cấu ngân hàng thể hiện sự chuyên môn hóa và tổng hợp hóa rất rõ biểu hiện thông
qua tính độc lập của các phòng ban trong cơ cấu. Tổng hợp hóa cao trong công việc có
sự kết hợp với việc thực hiện chuyên môn hóa giúp nhân viên dễ thích nghi với những
biến động của môi trường bên ngoài, điều đó mang lại những phản ứng tích cực với biến
động. Một số nhiệm vụ trong hoạt động của ngân hàng mà chuyên môn hóa mang lại

khả năng sang tạo cao hơn của nhân viên trong công việc thực hiện chức năng của mình.
Tuy vậy, cơ cấu hiện nay khó đảm bảo trình độ chuyên môn cho nhân viên cũng như
đào tạo kỹ năng đối với những nhân viên còn yếu kém. Chuyên môn hóa tạo sự chuyên
sâu trong công việc đối với các nhân viên, cơ cấu tránh cho nhân viên sự nhàm chán
trong công việc của mình. Song điều đó cũng gây ra thách thức phải đối mặt với áp lực,
mệt mỏi dẫn đến năng suất lao động giảm.
2. Bộ phận và các mô hình tổ chức bộ phận
Cơ cấu tổ chức được xây dựng theo đơn vị chiến lược, mô hình mang tính độc lập cao,
từ đó ngân hàng có thể vận dụng nguồn nhân lực cao để thực hiện mục tiêu mang tính
linh hoạt chọn gói. Cơ cấu thể hiện sự tập trung nguồn lực vào những khâu xung yếu ví
dụ như khối vận hành và khối quản trị nguồn nhân lực. Tuy vậy, dễ gây ra sự trùng lặp
LỚP LTĐH 12 - NHC

4


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
lãnh đạo, không rõ ràng trong khâu quản lý. Cơ cấu còn thể hiện sự không bền vững.
3. Xét theo cấp quản lý và tầm quản lý
Mô hình cơ cấu của Ngân hàng được xây dựng theo mô hình cơ cấu nằm ngang nên tầm
quản lý của một số nhà quản lý là tương đối rộng. Thực tế, bộ máy quản lý của ngân hàng
theo cơ cấu hiện tại là tương đối ít so với khối lượng công việc rất lớn. Nhiệm vụ của Giám
đốc là tương đối rộng khi phải trực tiếp quản lý các phòng ban chức năng vid thế tạo ra
những khó khăn vất vả và kém hiệu quả.
4. Xét theo mối quan hệ quyền hạn và phân bổ quyền hạn

Cơ cấu tổ chức là sử dụng cơ cấu trực tuyến tham mưu của phòng ban có nhiệm vụ tham
mưu cho Ban Giám Đốc trong quá trình điều hành quản lý của bộ máy. Cơ cấu theo trực
tuyến tham mưu làm tăng tính chủ động, tạo sự linh hoạt cho quản lý tránh chờ đợi đem lại
hiệu quả, tiết kiệm thời gian.

Tuy vậy mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức theo mối quan hệ này có thể xảy ra tình trạng
thiếu trách nhiệm của tham mưu. Mà biểu hiện rõ nét của sự thiếu trách nhiệm là những suy
luận vô căn cứ ảnh hưởng tới những quyết định đưa ra của cán bộ quản lý cấp cao.
5. Sự phối hợp giữa các bộ phận bên trong tỏ chức

Mối liên hệ giũa các bộ phận bên trong tổ chức là riêng lẻ, duy trì mối quan hệ được gắn kết
thông qua các cán bộ quản lý cấp cao nhất. Tổ chức xây dựng các kế hoạch chi tiết cụ thể
đối với từng phòng ban và rõ rang về quyền hạn trách nhiệm. Sự giám sát và ra quyết định
trực tiếp là của nhà quản lý cấp cao, nhân viên cũng như các cán bộ quản lý cấp dưới phải
tuân thủ và chấp hành quyết định của cấp trên.
Kết luận:
Ngân hàng TMCP Tiên Phong có mô hình cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ các cấp lãnh đạo đến
các phòng ban và đến nhân viên. Các cấp quản lý của ngân hàng phù hợp với cơ cấu sản
xuất kinh doanh hiện nay và đều được thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Cơ cấu tổ chức thể
hiện tính chuyên môn hóa cao, mỗi bộ phận, phòng ban đảm nhiệm một phần công việc
nhất định. Vận dụng được khả năng, trình độ chuyên sâu của cán bộ quản lý. Hệ thống phân
cấp, bậc rõ ràng, phân chia chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, từng cá nhân trong tổ
chức nên đạt được những hiệu quả tốt trong công việc. Mỗi phòng ban có một trưởng
phòng quản lý và đôn dốc công việc để công việc luôn được tiến hành tốt, đúng tiến độ mà
không bị ùn ứ. Việc tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên đầy đủ kịp thời. Ngân
hàng đang tiến hành những biện pháp để hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

-

Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức còn đặt ra cho bộ máy quản lý một số tồn tại hạn chế như: do
phân chia thành nhiều phòng chức năng, một số phòng lại có chức năng tương tự nhau gây
tốn kém chi phí quản lý. Lực lượng lao động là khá lớn so với công việc đảm nhiệm. Một số
nhân viên chưa đáp ứng được nhu cầu công việc dẫn đến sự phối hợp giữa các bộ phận
không được nhịp nhàng. Ngân hàng chưa có những chính sách đãi ngộ đối với nhân viên lâu
năm và chưa có chính sách thu hút những người lao động trẻ có trình độ đào tạo cao, nhiệt

tình, năng động và thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường cạnh tranh. Một số biểu
hiện hạn chế thông qua những yếu tố cơ cấu tổ chức:
Tính thống nhất: do cơ cấu hoạt động theo hình thức phân bổ quyền hạn theo cán bộ cấp cao
nên cơ cấu tổ chức ngân hàng không đảm bảo được sự góp sức của tất cả các cán bộ trong
tổ chức.

LỚP LTĐH 12 - NHC

5


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-

-

-

-

Tính linh hoạt: khả năng thích ứng nhanh và có điều chỉnh của cán bộ cấp quản lý còn thấp.
Những nguyen nhân tồn tại những yếu điểm của cơ cấu tổ chức
Sự chuyên môn hóa chưa cao giữa các cấp quản lý
Các cấp quản lý còn chưa thực sự chuyên sâu về lĩnh vực của mình, sự phân cấp chưa phụ
thuộc và trình độ chuyên môn mà chủ yếu là yếu tố kinh nghiệm, nên phần lớn lãnh đạo
chưa am hiểu hết được các chiến lược trong quản lý.
Bộ máy quản lý còn cồng kềnh
Nhiều bộ phận chồng chéo chức năng giữa các bộ phận với nhau.
Đội ngũ cán bộ quản lý trình độ chưa cao
Đội ngũ lãnh đạo chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, chưa chú trọng đến vấn đề chuyên môn

nghiệp vụ. chưa tạo được phong cách quản lý và lãnh đạo để đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
Bên cạnh đó công tác đào tạo cán bộ rời rạc mà chủ yếu là tự đào tạo nâng cao trình độ,
chuyên môn.
Giải pháp
Hoàn thiện bộ máy quản lý phải đảm bảo thực hiện một số mục tiêu sau:
Đảm bảo phát huy vai trò của bộ máy quản lý của ngân hàng trong điều hành sản xuất kinh
doanh và tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Đồng thời nâng cao tính năng động, gọn
nhẹ của bộ máy quản lý, đem lại hiệu quả cao, làm cho hoạt động của ngân hàng tăng lên.
Đảm bảo mối quan hệ chỉ đạo giữa cán bộ quản lý cấp cao, ban giám đốc, các phòng ban, tổ
chức sản xuất tạo nên một khối quản lý thống nhất hoạt động nhịp nhàng với nhau.
Gắn việc kiện toàn tổ chức với việc sắp xếp cán bộ, tổ chức, đào tạo thi nâng bậc, đào tạo
lại đội ngũ cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận công nhân viên được xác định rõ ràng, sắp xếp lao
động đúng người, đúng việc, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động.
Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức
Định hướng đào tạo và phát triển
Chính sách tuyển dụng nhân viên mới
Tạo động lực về vật chất và tinh thần cho các nhân viên trong ngân hàng
Phân cấp quản lý để phù hợp với nền kinh tế thị trường luôn luôn biến động
Chuyên môn hóa sâu sắc các bộ phận
Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong tổ chức.

LỚP LTĐH 12 - NHC

6



×