Lớp : OTV10 – Nhóm 1
Tiểu Luận môn Kinh Tế Vĩ Mô:
Thất nghiệp: Bản chất - Nguyên nhân - Lý do. Thất
nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và
phát triển kinh tế? Một số giải pháp cơ bản nhằm
hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
GIẢNG VIÊN: TS. GVC. PHAN THẾ CÔNG
GIẢNG VIÊN CHUYÊN MÔN
CHUYÊN GIA CAO CẤP
ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VÀ TOPICA
Các thành viên tham gia :
1- Vũ Thị Hoàng 192213050
2- Nguyễn Văn Cường 192213054
3- Lê Hiền 192213738
4- Võ Văn Tiếp 192213056
5- Vũ Văn Hoà 192213704
6- Nguyễn An Lân 192213721
7- Lê Thị Thuý Liên 192213712
8- Nguyễn Việt Thắng 192213722
9- Phạm Thị Thu Thuỷ 192213705
10- Lê Quang Tuấn 192213706
11- Nguyễn Anh Tuấn 192213720
12- Sầm Quách Điều 142213639
13- Phan Thị Sáu 192213702
Nhóm trưởng: Vũ Thị Hoàng
Email:
SĐT: 0903030689
TP. Hồ Chí Minh – Tháng 8/2015
Page 1 of 16
MỤC LỤC
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
2
2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
5
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
6
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
6
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
7
6. NGUỒN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
7
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP
7
1.1. Phân tích Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
8
1.2. Phân tích Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
8
1.3. Phân tích kinh nghiệm của một số nước về vấn đề nghiên cứu
11
Phần 2: Đánh giá, phân tích thực trạng tình trạng thất nghiệp giai đoạn hiện nay? ____12
2.1. Đánh giá tổng quan tình hình của tình trang thất nghiệp từ năm 2008 đến năm 2014?
12
2.2. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
13
2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu, chỉ rõ các phần:
13
Phần 3: Giải pháp cơ bản nhằm hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở VN
14
3.1. Dự báo triển vọng, phương hướng, quan điểm giải quyết
14
3.2. Giải pháp
14
3.3. Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu
15
- Đối với chính phủ
15
- Đối với các hiệp hội
15
KẾT LUẬN
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
16
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
- Biểu đồ tình trạng thất nghiệp 2013, 2014
- Quang cảnh buổi công bố Bản tin thị trường lao động số 2/2014
- Cong cong Philips
- Bản phân tích SWOT
3
4
6
7
Page 2 of 16
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tình trạng thiếu việc làm nói chung và cử nhân thất nghiệp nhiều nói riêng đã từng khiến
dư luận giật mình. Và hôm 24-4, một lần nữa, dư luận lại lo lắng khi nghe Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận thông báo tại phiên giải trình của Chính phủ với Ủy ban Văn hóa Giáo dục - Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: “Mặc dù trong giai đoạn 20102014, số lao động có trình độ ĐH, CĐ có việc làm tăng nhưng người thất nghiệp cũng tăng cao
hơn so với số tốt nghiệp và số có việc làm. Trong khi người có việc làm chỉ tăng 38% thì người
thất nghiệp tăng gấp đôi (ở nhóm lao động này - NV)”.
Hội thảo quốc gia bàn về Đề án phát triển thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2011-2020 vừa
được Viện Khoa học lao động và xã hội tổ chức ngày 17-3 tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thanh Hòa cho biết Bộ sẽ trình đề án này cho Chính phủ xem xét, phê duyệt
vào tháng 4 tới. Theo đề án, năm 2015, nước ta sẽ có 50% lao động được qua đào tạo tay nghề,
lao động nông nghiệp giảm còn 40%; tỉ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị là 5% và ở nông thôn
là 3% ; mức tiền lương trung bình tăng 12%/tháng.
Thực chất, việc làm có tăng nhưng không kịp số người cần việc.
Số người có việc làm năm 2014 dù tăng so với năm 2013 nhưng chưa thể giải quyết được nạn thất nghiệp
(Nguồn: Tổng cục Thống kê;; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Page 3 of 16
Thực trạng chung:
Theo Bản tin thị trường lao động số 2/2014: có 162.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Đây là số
liệu được Bộ LĐTB&XH, Tổng cục thống kê và Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra sáng 1/7,
trong Hội thảo công bố bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 2, quý 2/2014. Theo đó,
tình trạng nhân lực trình độ ĐH thất nghiệp vẫn tăng nhanh. Quý 1/2014 được ghi nhận có
162.400 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, tăng 4.300 người so với quý 4/2013. Số lao
động trình độ cao đẳng thất nghiệp chiếm 6,81%, tăng 7.500 người so với quý 4/2013.
Quang cảnh buổi công bố Bản tin thị trường lao động số 2/2014.
Thực trạng của doanh nghiệp: các doanh nghiệp mới ra đời rất nhiều, chứng tỏ thị trường việc
làm cũng tăng lên, nhưng đó chỉ là bề nổi và về mặt lý thuyết. Thực chất, việc cần người rất
nhiều, nhưng người tài đáp ứng được công việc thỉ chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Các công ty
nước ngoài và các tập đoàn lớn trong nước sẵn sàng trả lương US$1,000 – US$5,000 nhưng vẫn
không thể kiếm ra được người phù hợp. Chúng ta cần đặt ra câu hỏi: chất lượng giáo dục và đào
tạo của ta như thế nào đây? Ngoài câu hỏi về chất lượng, các trường lớp phổ thông không trang bị
đầy đủ những “công cụ” cho học sinh để khi ra trường, các em có thể sử dụng các “công cụ” đó
để phát huy tay nghề chính. Các công cụ đó là gì?: ngoại ngữ, kiến thức vi tính, kỹ năng đánh
máy, phần mềm thiết kế… Thường các sinh viên ra trường đi xin việc không được trang bị những
“công cụ” trên nên họ phải chịu 1 thời gian thất nghiệp để trang bị thêm những công cụ đó. Kéo
dài thêm tình trạng thất nghiệp chung cả khu vực.
Page 4 of 16
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu : Sẽ mãi là vấn đế cấp thiết của việc giải quyết việc làm.
Vì ai cũng hiểu, không có việc làm sẽ kéo theo rất nhiều những hệ lụy và tệ nạn trong xã hội mà 1
trong những cái đó là: gia đình mất hạnh phúc è bố mẹ chia tay è con cái không được giáo dục
kỹ è tệ nạn è không có tiền xài nên trộm cướp, giết người è xã hội đi xuống.
Ngoài ra, chính phủ ta còn phải chi rất nhiều để giải quyết những tệ nạn kia, sản phẩm quốc nội
đã không được làm ra, đầu ra không có mà chi phí công lại quá nhiều. Chưa kể đến tình hình làm
không ra tiền, nhu cầu giảm nên đầu tư cũng theo tình hình mà giảm theo.
2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Chúng ta sẽ xem tổng quan các nghiên cứu Đường Cong Philips và Định Luật Okun
* Định luật Okun ra đời nhằm khảo sát sự biến động của chu kỳ kinh tế, sự giao động của
mức sản lượng thực tế quanh sản lượng tiềm năng, và mối quan hệ giữa chúng, trên cơ sở
đó, dự báo mức tỷ lệ thất nghiệp kỳ vọng trong sự ràng buộc với hai biến số nêu trên.
- Định luật Okun 1: Khi sản lượng thực tế (Yt) thấp hơn sản lượng tiềm năng (Yp) 2%
thì thất nghiệp thực tế (Ut) tăng thêm 1% so với thất nghiệp tự nhiên (UN).
Ut = Un + 50/frac (YP - Y) (Yp)
- Định luật Okun 2: Khi tốc độ của sản lượng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của sản lượng
tiềm năng 2,5% thì thất nghiệp thực tế giảm bớt 1% so với thời kỳ trước đó.
Ut = U0 – 0,4(g-p )
Trong đó:
- Ut là tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm đang tính
- U0 là tỷ lệ thất nghiêp thực tế của thời kỳ trước
- g: tốc độ tăng trưởng của sản lượng Y
- p: tốc độ tăng trưởng của sản lượng tiềm năm Yp
* Đường Cong Phillips: Đường cong Phillips biểu thị quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm
phát (đường cong Phillips phiên bản lạm phát) hoặc giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng
GDP (đường cong Phillips p hiên bản GDP). Đường này được đặt theo tên Alban William
Phillips, người mà vào năm 1958 đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liệu của nước
Anh từ năm 1861 đến năm 1957 và p hát hiện ra tương quan âm giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ
tăng tiền lương danh nghĩa .
Page 5 of 16
Trong ngắn hạn và trung hạn, nền kinh tế vận động theo các đường PC có sự đánh đổi tạm thời
giữa lạm phát và thất nghiệp trong thời gian nền kinh tế đang tự điều chỉnh bởi các cơn sốc về
phía cầu, nhưng không có sự đánh đổi lạm phát và thất nghiệp bởi các sốc về phía cung. Còn
trong dài hạn, về cơ bản không tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Thất nghiệp là gì?
- Bản chất của thất nghiệp?
- Nguyên nhân và lý do của thất nghiệp?
- Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát triển kinh tế?
- Một số giải pháp cơ bản.
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đính đưa ra những thực trạng của thất nghiệp, nghiên
cứu kỹ hơn và đưa ra những giải pháp thực tế để khắc phục tình trạng thất nghiệp hiện
nay. Khắc phục được tình trạng thất nghiệp, chúng ta sẽ khắc phục được rất nhiều khía
cạnh nóng hổi khác mà theo chúng tôi, trọng điểm là hai mối quan tâm quan tâm hàng đầu
mà đất nước đang đượng đầu:
a- Lạm phát, khủng hoảng kinh tế.
b- Tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma túy, trộm cướp, giết người….nhất là tình trạng giết người
hiện nay ngày càng gia tăng, đưa đến một hình ảnh một đất nước Việt Nam không còn
bình yên nữa vốn có nữa.
Page 6 of 16
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu về chủ đề THẤT NGHIỆP và những vấn đề xung quanh, do còn có hạn chế về
kiến thức, thời gian không cho phép nên nghiên cứ chỉ nằm gọn trong các câu hỏi đã được nêu ra.
Và phạm vi phân tích, những giải pháp cũng sẽ chỉ giới hạn ở một số điều cơ bản và những điều
đang xảy ra trong xã hội gần đây.
6. NGUỒN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU: Nguồn nghiên cứ từ báo chí và mạng internet.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp với tư duy logic
dựa trên số liệu đã thu thập được.
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP
Để bàn luận cơ sở lý luận về thực trạng thất nghiệp, trước hết, ta cần trả lời hai câu hỏi:
+ Thất nghiệp là gì? Trong kinh tế học, đó là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà
không tìm được.
Định nghĩa thất nghiệp ở Việt Nam : “Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có
khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm”.
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ,”Đây là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng
lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền lương thịnh hành”.
Nói chung, khái niệm thất nghiệp phải đáp ứng đủ ba điều kiện là: Không có việc làm, sẵn
sàng làm việc và đang tìm việc.
+ Bản chất của thất nghiệp? Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của công
cuộc công nghiệp hóa. Ở nông thôn, mặc dù có tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp một phần,
làm việc ít thời gian ở nông thôn, nhưng thất nghiệp không bị coi là vấn đề nghiêm trọng. Các
phần phân tích dưới đây ở mục 1.1 sẽ cho ta thấy bản chất thất nghiệp được hiểu như thế nào.
+ Nguyên nhân và lý do gây thất nghiệp: ngoài những lý do mang tính cá nhân của người lao
động như : bỏ việc, mất việc, mới vào, quay lại; nhóm thấy có thêm các nguyên nhân mang tính
vĩ mô như :
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh thay đổi
- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
- Gia tăng dân số và nguồn lực
Page 7 of 16
1.1. Phân tích Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
Để có cơ sở xác định tỷ lệ thất nghiệp, chúng ta cần phân biệt một vài khái niệm sau đây:
• Những người trong độ tuổi lao động: Là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao
động theo quy định đã ghi trong hiến pháp và phát luật Lao động. Ở Việt Nam, độ tuổi lao động
đối với nam là từ 16 – 60 tuổi, đối với nữ là từ 16 – 55 tuổi.
• Người có việc làm: Là những người đang làm việc trong các cơ sở kinh tế, giáo dục, văn hoá,
xã hội, v.v. và là những người có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện
vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì
thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật.
• Những người ngoài lực lượng lao động: gồm người đang đi học, nội trợ gia đình, người không
có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật và cả một bộ phận không muốn tìm việc làm.
• Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động
và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm.
• Người thất nghiệp: Là người hiện đang chưa có việc làm và mong muốn, đang tìm kiếm việc.
1.2. Phân tích một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu:
• Lao động thiếu việc làm: là những người mà trong tuần nghiên cứu được xác định là có việc
làm nhưng có thời gian làm việc thực tế dưới 35 giờ, có nhu cầu và sẵn sàng làm thêm giờ.
• Tỷ lệ thiếu việc làm: là tỷ lệ phần trăm lao động thiếu việc làm trong tổng số lao động có việc
làm. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng
lao động xã hội.
Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x Số người không có việc làm
Tổng số lao động xã hội
• Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là mức mà ở đó các thị trường lao động khác biệt ở trạng thái cân
bằng, ở một số thị trường thì cầu quá mức (hoặc nhiều việc không có người làm) trong khi đó ở
những thị trường khác thì cung quá mức (hay thất nghiệp).
• Phân loại thất nghiệp :
+ Phân loại theo đặc tính chủ thể thất nghiệp:
- Theo giới tính: Tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới.
- Theo lứa tuổi: Tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ tuổi cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở người cao tuổi.
- Theo lãnh thổ: Khu đô thị thường có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nông thôn.
Page 8 of 16
- Theo ngành nghề: Tùy thuộc vào từng giai đoạn, từng thời điểm, các ngành suy thoái thì thất
nghiệp đối với ngành đó gia tăng và ngược lại.
- Theo chủng tộc: Tình trạng thất nghiệp có thể phụ thuộc vào chủng, sắc tộc tại 1số quốc gia.
+ Phân loại theo lý do thất nghiệp:
- Bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì các lý do: cho rằng lương thấp, không hợp nghề, vùng…
- Mất việc: Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh,.v.v.
- Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm (thanh
niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác,…).
- Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng
chưa tìm được việc làm.
+ Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:
- Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi một số người lao động đang trong thời gian tìm việc ở nơi
làm tốt hơn, phù hợp hơn (lương cao hơn, gần nhà hơn,…) hoặc những người mới bước vào thị
trường lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm,…
- Thất nghiệp theo mùa vụ: cũng là một phần của nền kinh tế, và thường do thực tế là một số
công việc mùa vụ v.v...
- Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu lao động. Loại này gắn liền với
sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của thị trường lao động (tổ chức đào tạo
lại, môi giới,…). Khi biến động này mạnh và kéo dài, sẽ chuyển sang thất nghiệp dài hạn.
- Thất nghiệp do thiếu cầu: xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống. Nguồn gốc
chính là ở sự suy giảm tổng cầu. Đây còn gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị
trường gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của
loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề.
+ Phân loại theo tiếp cận mô hình cung cầu:
- Thất nghiệp tự nguyện (người lao động tự nguyện thất nghiệp): Là số lượng người lao động
tự nguyện thất nghiệp do công việc và tiền công chưa phù hợp với ý muốn của mình.
- Thất nghiệp không tự nguyện (hay thất nghiệp chu kỳ): Do chu kỳ kinh tế gây nên, còn gọi
là thất nghiệp do thiếu cầu (theo trường phái Keynes).
- Thất nghiệp tự nhiên: Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp xảy ra khi thị trường lao
động đạt trạng thái cân bằng.
Page 9 of 16
Vậy - Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát triển kinh tế?
a. Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản
xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế- xã
hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái, là nguyên nhân đẩy nền kinh
tế đến (bờ vực) của lạm phát. Mối quan hệ nghịch lý 3 chiều giữa tăng trưởng kinh tế- thất nghiệp
và lạm phát luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) mà
giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng và lạm phát tăng theo; ngược lại, tốc độ tăng trưởng (GDP) tăng
thất nghiệp sẽ giảm, kéo theo tỷ lệ lạm phát cũng giảm. Mối quan hệ này cần được quan tâm khi
tác động vào các nhân tố kính thích phát triển- xã hội. Tuy nhiên, nếu trong môi trường ổn
định, thất nghiệp mức độ nhẹ cũng góp phần tạo sự cạnh tranh trong thị trường lao động,
tạo động lực tìm tòi, tự phát triển kỹ năng và trau dồi kiến thức với mong muốn giữ được
việc làm hoặc kiếm vị trí tốt hơn.
b, Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động.
Người lao động bị thất nghiệp sẽ mất nguồn thu nhập. Do đó, đời sống bản thân người lao động
và gia đình sẽ khó khan, con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ giảm sút do thiếu kinh
tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng,
chán nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc…
c, Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội…
Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng bãi công, biểu tình đòi quyền
làm việc, quyền sống… tăng lên: tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều như trộm cắp, cờ bạc,
nghiện hút, mại dâm…; Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy
giảm… Từ đó, có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đên biến động về chính trị. Thất nghiệp
là hiện tượng kinh tế- xã hội khó khăn và nan giải của quốc gia, có ảnh hưởng đến nhiều mặt đời
sống kinh tế- xã hội.
Giải quyết tình trạng thất nghiệp không phải “một sớm, một chiều”, không chỉ bằng một chính
sách hay một biện pháp mà phải là một hệ thống các chính sách đồng bộ, phải luôn luôn cọi trọng
trong suốt quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Bởi lẽ, thất nghiệp luôn luôn tồn tại trong nền kinh
tế thị trường và tăng (giảm) theo chu kỳ phát triển của nền kinh tế thị trường.
Page 10 of 16
Trong hàng loạt các chính sách và biện pháp để khắc phục tình trạng thất nghiệp, bảo hiểm thất
nghiệp có vị trí quan trọng- không nói là hữu hiệu nhất!.
1.3. Phân tích kinh nghiệm của một số nước về thất nghiệp
Tại Mỹ, tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức 5.30% tính đến tháng 7/2015 (theo Văn Phòng Thống Kê
Lao động Hoa Kỳ - Bureau of Labor Statistics), trong đó, tỉ lệ người thất nghiệp dài hạn ( trên 27
tuần) chiếm 26.9% . Điều này cho thấy Mỹ đã thành công trong việc giảm, ngăn chặn tình trạng
gia tăng tỉ lệ thất nghiệp.
* Để giải quyết tình hình thất nghiệp, chính phủ Obama đã:
- Lấy quỹ công trả lương ngắn hạn trong các tổ chức phi lợi nhuận, tạo cơ hội cho 1 số người giỏi
tồn tại hoặc ít nhất dễ kiếm việc hơn khi họ không trống 1 khoảng thời gian trong sơ yếu lý lịch.
- Trả lương cho 1 số người tại các công ty lợi nhuận trong 1 thời gian ngắn, nếu họ đủ năng lực
và đã mang lại lợi ích cho công ty đó, khi hết thời hạn trên, các công ty tư nhân sẽ giữ họ lại.
- Đào tạo được chú ý hơn để tạo ra các nhân tài trong tương lai.
* Theo Pooja Mehta đăng trên Economics Discussion, nên có các bước sau:
- Chiến lược công nghệ: mặc dù có khó khăn, các công ty vẫn nên kéo các tài năng công nghệ về
làm cho mình, cho dù lương có ít đi 1 chút nhưng họ sẽ chấp nhận hơn là thất nghiệp, nhưng đây
là bước bảo đảm có sẵn tài năng khi công ty có cơ hội phát triển.
- Đẩy mạnh nghành nông nghiệp: những người trong nghành nông nghiệp thường có xu hướng
tìm việc bên nghành công nghiệp, nhưng nếu ta đưa kỹ thuật, công nghệ cao áp dụng vào nghành
nông nghiệp (trồng trọt, làm vườn, nông trại,…) để tạo hưng phấn cho họ ở lại, không tạo ra hiện
tượng “thiếu nông dư công” dẫn đến tình trạng quá thừa công nhân và nhân viên bên nghành
công nghiệp tại các thành phố lớn.
- Chú ý hơn đến giáo dục, tạo tài năng trong tương lai.
- Mạng lưới thông tin viêc làm cần được trải rộng ra khắp mọi nơi.
- Giúp vốn cho các nhà kinh doanh vừa và nhỏ: chủ trại, nhà buôn…để họ có thể tồn tại và nhân
viên của họ cũng được tồn tại.
- Tăng sản lượng nông nghiệp và công nghiệp.
- Kế hoạch 5 năm cho các công trình công ích cần được phổ biến và thực hiện: hệ thống tưới
nước, đường xá, mạng lưới điện nông thôn, phòng chống lũ lụt…sẽ tạo công ăn việc làm cho
những người ở nông thôn.
Page 11 of 16
- Kerala, thuộc Ấn Độ, đã thành công khi tạo 600 cơ hội việc làm cho những người thất nghiệp
khi mở hợp tác xã dệt.
Các giải quyết trên có 1số phù hợp nhưng có 1 số cách không phù hợp với Việt Nam chúng ta,
chúng ta sẽ thấy rõ hơn ở phần 3.
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH THƯC TRẠNG VỀ TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY?
2.1. Đánh giá tổng quan tình hình của tình trang thất nghiệp từ năm 2008 đến năm 2015.
TS Bùi Sỹ Lợi đúc kết một số nguyên nhân cơ bản khiến thất nghiệp ở Việt Nam như sau:
Một là, lực lượng lao động phân bố không đồng đều giữa các vùng địa lý kinh tế, chủ yếu tập
trung ở đồng bằng sông Hồng (không bao gồm Hà Nội): 15,2%, đồng bằng sông Cửu Long:
19,1%, trong khi các vùng đất rộng có tỉ trọng lao động thấp như trung du và miền núi phía Bắc
chỉ chiếm 13,7%, Tây Nguyên chiếm 6,3% lực lượng lao động.
Hai là, lực lượng lao động có chất lượng thấp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng
nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số
12 quốc gia được khảo sát tại châu Á. Nguồn nhân lực nước ta yếu về chất lượng, thiếu năng
động và sáng tạo, tác phong lao động công nghiệp; thể lực ở mức trung bình kém, chưa đáp ứng
được cường độ làm việc và yêu cầu sử dụng máy móc thiết bị tiêu chuẩn quốc tế. Công tác chăm
sóc sức khỏe và an toàn nghề nghiệp chưa tốt; kỷ luật lao động còn kém. Một bộ phận lớn người
lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp, hành vi. Người lao động chưa
được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, thiếu khả năng hợp tác và gánh chịu
rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
Ba là, năng suất, hiệu quả lao động trong các ngành kinh tế thấp và có sự khác biệt đáng kể giữa
khu vực nông nghiệp với khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ.
Bốn là, tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ thường xuyên xảy ra như sẽ đề cập ở
phần phát biểu ở dưới của ông Nguyễn Bá Ngọc.
Năm là, mặc dù đã tiến hành 2 đợt cải cách tiền lương (năm 1993 và 2004), bước đầu tách bạch
tiền lương sản xuất kinh doanh và hành chính sự nghiệp, tạo điều kiện đổi mới chính sách tiền
lương khu vực sản xuất kinh doanh theo định hướng thị trường nhưng mức tiền lương tối thiểu
thấp chưa được tính đúng, tính đủ cho mức sống tối thiểu và chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu cơ
bản của người lao động.
Sáu là, công tác quản lý nhà nước về lao động - việc làm còn nhiều hạn chế, các chính sách đang
từng bước hoàn thiện, hệ thống thông tin thị trường lao động còn sơ khai thiếu đồng bộ.
Page 12 of 16
2.2. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
* Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu thu thập từ những nguồn có sẵn. Những dữ liệu này đã qua tổng hợp,
xử lý công bố hay xuất bản. Trong bài viết này, các dữ liệu chủ yếu là thứ cấp. Tuy nhiên, các
diễn dàn và trang web giáo dục hoặc các trang web chứa thông tin, tài liệu giáo dục của sinh viên
còn thiếu sự cập nhật, các bài tiểu luận chủ yếu đã qua 1 thời gian nên bài viết này đã được thêm
vào các thông tin từ các trang web của các cơ quan nước ngoài và cơ quan nhà nước ta nên khá
chính xác và đầy đủ, dữ liệu được cập nhật đến thời gian thực hiện bài viết.
* Dữ liệu sơ cấp (thông tin gốc) là dữ liệu không có sẵn, dữ liệu ban đầu thu thập trực tiếp từ đối
tượng nghiên cứu. Vì trong khuôn khổ giới hạn về địa lý (các học viên đều ở xa nhau) và thời
gian (chỉ trong vài tuần) và giới hạn về kiến thức nên không thể thực hiện được các buổi điều tra
trực tiếp đến các đối tượng.
2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu:
ƯU ĐIỂM
NHƯỢC ĐIỂM
-Tuy có lạm phát nhưng chưa thấp đến mức
- Công tác đào tạo còn hạn chế, không đáp
báo động.
ứng được nhu cầu tuyển dụng.
- Chính sách mở cửa và tính ổn định thu hút
- Xu hướng người lao động tập trung ở
nhiều đầu tư từ nước ngoài nên vẫn có nhu cầu
các vùng trọng điểm làm cho việc phân bổ
nguồn lực.
lao động bị hạn chế.
CƠ HỘI
- Được sự quan tâm của Nhà Nước
HẠN CHẾ
- Bội chi ngân sách quá nhiều.
- Bị ảnh hưởng từ những biến động trên
- Các trung tâm đào tạo được cấp phép cho mở
toàn thế giới, thí dụ như khủng hoảng tiền
nhiều, có sự đồng bộ, phổ biến.
tệ hiện nay.
- Được chính sách bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ
- Chính sách tiền lương ngày càng tăng.
Page 13 of 16
PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HẠ THẤP TỶ LỆ
THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
3.1. Dự báo triển vọng, phương hướng, mục tiêu và quan điểm giải quyết thực trạng thất nghiệp:
Trong các lần Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đã đề ra mục tiêu “ Giải quyết việc làm cho
hàng triệu lao động…Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2% / năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt
55%...Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập, khuyến khích tạo
thuận lợi để người lao động học tập nâng cao trình độ lao động, tay nghề, đồng thời có cơ chế
chính sách phát triển, trọng dụng nhân tài”
3.2. Giải pháp:
Đánh giá nguyên nhân, ông Nguyễn Bá Ngọc, Phó Viện trưởng Viện KHLĐXH (Bộ
LĐTB&XH), cho rằng có nhiều, nhưng quan trọng nhất là chất lượng đào tạo trong các trường
CĐ, ĐH chưa cao nên lao động mới tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các
cơ quan, doanh nghiệp. Ông nhận xét: “Sự chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung
và cầu trong lao động thay đổi, trong khi các ngành đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp được
xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc thiếu công khai, minh bạch thông
tin tuyển dụng phần nào hạn chế khả năng tiếp cận, tìm kiếm việc làm của nhóm lao động này”.
Giải quyết vấn đề lao động để tránh thất nghiệp, cơ cấu lại nguồn lực lao động cả nước, tái cấu
trúc lại nền kinh tế theo mô hình năng suất cao, tăng trưởng nhanh và bền vững, Đồng thời, phải
tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp cơ bản và hữu hiệu.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp.
- Phê chuẩn và thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) liên quan đến thị
trường lao động nước ta.
- Phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển các DN vừa và nhỏ để nhanh chóng
tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động vào sản xuất. Phát triển kinh tế trang trại, HTX trong
nông nghiệp. Đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi
phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ, sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu để tận dụng lượng lao động dư thừa và lao động có ngành nghề truyền thống của
nước ta. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thúc đẩy thị trường lao động trong nông nghiệp và thị trường
xuất khẩu lao động ngày càng phát triển cao hơn nữa.
Page 14 of 16
- Nhà nước cùng các DN quan tâm đào tạo công nhân có trình độ cao, trình độ văn hóa đối với
lao động trẻ, nhất là ở khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm.
- Mở rộng phát triển thị trường lao động ngoài nước. Đây là một trong những thế mạnh của lao
động nước ta về số lượng đông và trẻ. Vì vậy phải tập trung đào tạo ngoại ngữ, pháp luật cho lao
động xuất khẩu, nhất là thanh niên nông thôn.
- Mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp ngành nghề (sơ cấp nghề,
trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Cần mở rộng đào tạo và đào tạo lại số lao động nước ta, để có
cơ cấu hợp lý ở 3 trình độ như trên.
- Đa dạng hóa các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà nước, của tư nhân và quốc tế.
Áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần hình thành thị trường phù hợp với pháp luật.
Đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trường lao động bằng thông qua hệ thống thông tin,
quảng cáo, trang tin việc làm trên các báo, đài và tổ chức các hội chợ việc làm để tạo điều kiện
cho các quan hệ giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động
3.3. Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu
- Đối với chính phủ:
Ø Hoàn thiện thể chế phát triển thị trường lao động
Ø Kết nối cung cầu lao động
Ø Hỗ trợ lao động di chuyển
Ø Tín dụng ưu đãi cho sản xuất và kinh doanh
Ø Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
Ø Cho phép lao động nước ngoài làm việc tại VN.
- Đối với các hiệp hội:
Theo dự báo của Bộ lao động, thương binh và xã hội, lực lượng lao động tăng chậm, giai đoạn
2011-2015 tăng bình quân 860 ngàn người/ năm. Do tác động đồng thời của giảm sức ép về lực
lượng lao động, số việc làm vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ giảm dần. Nhằm để cải thiện tình
hình này, cần có định hướng chính sách như sau:
Ø Cần ban hành luật việc làm quy định chính sách cụ thể
Ø Cần gắn kết chính sách việc làm với chính quá trình và kế họach tổng thể về tái cấu trúc
kinh tế theo hướng hiện đại và phát triển bền vững
Ø Chính sách việc làm được thực hiện trong đồng bộ và đồng thời, thậm chí đi trước một bước
với các chính sách kinh tế khác. Đặc biệt, công tác đào tạo nghề cần bám sát nhu cầu thị
Page 15 of 16
trường, đón đầu các quy họach phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, nhất là những
địa bàn có tốc độ đô thị hóa và tốc độ tái cấu trúc kinh tế - xã hội nhanh.
Ø Chính sách việc làm phải phát huy được các nguồn lực của xã hội vào việc tạo việc làm và
đảm bảo việc làm. Tăng cường huy động các nguồn vốn của DN và các tổ chức cho đào tạo
nâng cao trình độ của người lao động.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh tình hình kinh tế cũng như chính trị Việt Nam hiện nay, chúng ta có rất nhiều vấn
đề cần được quan tâm. Song có lẽ vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay không chỉ có Việt Nam chúng
ta quan tâm, mà còn được cả thế giới quan tâm đó là vấn đề thất nghiệp. Với khả năng nhận thức
cũng như hạn chế của bài viết, chính vì thế mà bài viết này chúng ta không phân tích kỹ từng vấn
đề cụ thể.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, vấn đề đầu tiên cũng là vấn đề cuối cùng tiên quyết
đến sức sống của nền kinh tế, quyết định đến mức độ giàu nghèo của xã hội vẫn là con người.
Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á đã trở nên giàu mạnh nhờ có chiếc lược đào tạo nghề,
bồi đắp nguồn nhân lực một cách bài bản, lâu dài. Từ đó, họ chuyển dịch nền kinh tế theo cơ cấu
hiện đại, lấy dịch vụ làm động lực để tăng nhanh thu nhập, đặc biệt từ đó tạo điều kiện cho sức
lao động có thêm giá trị gia tăng.
Qua đó Việt Nam cần có quan điểm đào tạo nghề, tạo việc làm rõ ràng và phù hợp với hướng
phát triển trong nước cũng như quốc tế để đón nhận những cơ hội mới cho sự phát triển, đưa nền
kinh tế nước ta từng bước phát triển và hội nhập cùng kinh tế thế giới, có uy tín trên thị trường
quốc tế, góp phần xây dựng đời sống xã hội được nâng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trang web Bộ Lao Động, Thương Binh Xã Hội.
- Văn Phòng Thống Kê Lao động Hoa Kỳ - Bureau of Labor Statistics)
- Economics Discussion
- Tailieu.vn
- Báo Người Lao Động
Page 16 of 16