Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 95 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và
xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Nếu có sai sót gì tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm
Hà nội, ngày 17 tháng 6 năm 2014
Tác giả khóa luận

Khóa luận tốt nghiệp


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu
TK
CP
QLDN
TSCĐ
GTGT
HĐSXKD

Diễn giải
Tài khoản
Chi phí
Quản lý doanh nghiệp
Tài sản cố định
Giá trị gia tăng
Hoạt động sản xuất kinh



Ký hiệu

SL
ĐG
K/c
BHXH
TNHH

Diễn giải
Hóa đơn
Số lượng
Đơn giá
Kết chuyển
Bảo hiểm xã hội
Trách nhiệm hữu hạn

doanh

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu số 1.1

Giao diện Phần mềm MISA

Biểu số 1.2

Giao diện Quy trình làm việc trên Phần mềm MISA

Biểu số 1.3


Một số thành tích đạt được trong mấy năm gần đây

Biểu số 2.1

Giao diện “Tính giá xuất kho”

Biểu số 2.2

Giao diện kế toán Bán hàng

Biểu số 2.3

Giao diện phần Hóa đơn bán hàng thu tiền ngay

Biểu số 2.4

Giao diện phần Phiếu thu bán hàng thu tiền ngay

Biểu số 2.5

Giao diện phần Hóa đơn bán hàng chưa thu tiền

Biểu số 2.6

Giao diện phần Phiếu xuất bán hàng thu tiền ngay

Biểu số 2.7

Giao diện phần mềm Tỉ lệ chiết khấu trong bán hàng chưa thu tiền


Biểu số 2.8

Giao diện phân hệ Hóa đơn trong Hàng bán bị trả lại

Biểu số 2.9

Giao diện phân hệ Quỹ/Phiếu chi

Biểu số 2.10

Giao diện Kết chuyển lãi, lỗ

Biểu số 2.11

Giao diện Báo cáo tài chính

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1

Tổ chức bộ máy quản lý công ty

Sơ đồ1.2

Quy trình ghi sổ kế toán trên máy vi tính

Khóa luận tốt nghiệp


Khóa luận tốt nghiệp


Sơ đồ1.3

Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Sơ đồ2.1

Trình tự luân chuyển chứng từ của giá vốn hàng bán

Sơ đồ2.2

Hạch toán tổng hợp TK 632

Sơ đồ 2.3

Hạch toán trên phần mềm TK 632

Sơ đồ 2.4

Quy trình luân chuyển kế toán tiêu thụ

Sơ đồ 2.5

Hạch toán tổng hợp TK 5111

Sơ đồ 2.6

Hạch toán trên phần mềm TK 5111

Sơ đồ 2.7


Quy trình hạch toán tổng hợp TK 5211

Sơ đồ 2.8

Quy trình hạch toán chi tiết TK 5211

Sơ đồ 2.9

Quy trình hạch toán trên phần mềm TK 5211

Sơ đồ 2.10

Quy trình luân chuyển chứng từ hàng bán bị trả lại

Sơ đồ 2.11

Quy trình hạch toán tổng hợp TK 5212

Sơ đồ 2.12

Quy trình hạch toán trên phần mềm TK 5212

Sơ đồ 2.13

Quy trình hạch toán kế toán chi phí quản lý kinh doanh

Sơ đồ 2.14

Quy trình hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài trên phần mềm


Sơ đồ 2.15

Quy trình hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài trên phần mềm

Sơ đồ 2.16

Quy trình hạch toán tổng hợp TK 635 và TK 515

Sơ đồ 2.17

Quy trình hạch toán trên phần mềm TK 635 và TK 515

Sơ đồ 2.18

Quy trình hạch toán tổng hợp TK 811

Sơ đồ 2.19

Quy trình hạch toán tổng hợp TK 711

Sơ đồ 2.20

Quy trình hạch toán trên phần mềm TK 711, 811

Sơ đồ 2.21

Quy trình hạch toán tổng hợp TK 911

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................1

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC
QUẢN LÝ KINH DOANH CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾ TOÁN TIÊU

Khóa luận tốt nghiệp


Khóa luận tốt nghiệp
THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SỐ BÁCH KHOA BKC......................
1.1. Đặc điểm về tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh tại Công ty
cổ phần công nghệ số Bách Khoa BKC .......................................................4
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty..........................................
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty ............................................
1.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của Công ty........5
1.2. Đặc điểm công tác kế toán .........................................................................
.................................................................................................................................
1.2.1. Hình thức kế toán.......................................................................................
1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán............................................................................
1.2.3. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty..........................................................
1.2.4. Tình hình sử dụng máy tính trong kế toán ở Công ty ...............................
1.2.5. Thành tích đạt được................................................................................
1.3. Một số đặc điểm riêng của Công ty ảnh hưởng tới kế toán tiêu thụ
và xác định kết quả kinh doanh......................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
1.3.1. Đặc điểm về mặt hàng tiêu thụ của Công ty.............................................
1.3.2. Thị trường tiêu thụ....................................................................................
1.3.3. Phương thức tiêu thụ ................................................................................
1.3.4. Phương thức thanh toán............................................................................
1.3.5. Về dự trữ, kho hàng, địa điểm tiêu thụ.....................................................

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CÔNG NGHỆ SỐ BẠCH KHOA BKC...........................................................
2.1. Hạch toán giá vốn hàng bán .....................................................................
2.1.1. Cách xác định giá vốn hàng bán...............................................................
2.1.2. Chứng từ sử dụng .....................................................................................
2.1.3. Tài khoản sử dụng....................................................................................
2.1.4. Sổ sách sử dụng ........................................................................................
Khóa luận tốt nghiệp


Khóa luận tốt nghiệp
2.1.5. Trình tự luân chuyển chứng từ .........................................................17
2.1.6. Trình tự hạch toán........ 17
2.2. Hạch toán doanh thu tiêu thụ ...................................................................
........
2.2.1. Cách ghi nhận doanh thu...........................................................................
2.2.2. Chứng từ sử dụng .....................................................................................
2.2.3. Tài khoản sử dụng....................................................................................
2.2.4. Sổ sách sử dụng ........................................................................................
2.2.5. Trình tự luân chuyển chứng từ.................................................................
2.2.6. Trình tự hạch toán ....................................................................................
2.2.7. Kế toán các khoản giảm trừ......................................................................
.................................................................................................................................
2.2.7.1. Chiết khấu thương mại..........................................................................
.................................................................................................................................
2.2.7.2. Hàng bán bị trả lại ........42
2.3. Hạch toán chi phí quản lý kinh doanh....................................................
2.3.1. Cách xác định các chi phí bán hàng, chi phí QLDN................................
2.3.2. Chứng từ sử dụng.....................................................................................

2.3.3. Tài khoản sử dụng ....................................................................................
2.3.4. Sổ sách sử dụng........................................................................................
2.3.5. Quy trình hạch toán..................................................................................
2.3.5.1. Hạch toán tổng hợp................................................................................
2.3.5.2. Hạch toán chi tiết...................................................................................
2.3.5. Quy trình hạch toán..................................................................................
2.4. Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính.................
2.4.1.Chứng từ sổ sách.......................................................................................
2.4.2. Tài khoản sử dụng....................................................................................
Khóa luận tốt nghiệp


Khóa luận tốt nghiệp
2.4.2.1. Tài khoản sử dụng của doanh thu hoạt động tài chính..........................
2.4.2.2. Tài khoản sử dụng của chi phí tài chính................................................
2.4.3. Tài khoản sử dụng....................................................................................
2.5. Kế toán thu nhập khác và chi phí khác...................................................
2.5.1 Chứng từ sổ sách.......................................................................................
2.5.2. Tài khoản sử dụng ....................................................................................
.................................................................................................................................
2.5.3. Quy trình hạch toán..................................................................................
2.6. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ .........................................................
2.6.1. Xác định kết quả kinh doanh....................................................................
2.6.2. Chứng từ, sổ sách .....................................................................................
2.6.3. Tài khoản sử dụng....................................................................................
2.6.4. Quy trình hạch toán ..................................................................................
2.7. Nhận xét về hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại
Công ty................................................................................................................
2.7.1. Ưu điểm....................................................................................................
2.7.2. Nhược điểm...............................................................................................

CHƯƠNG III: PHƯƠNG THỨC HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TIÊU
THỤ VÀ XÁC ĐINH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CÔNG NGHỆ SỐ BÁCH KHOA BKC..............................................
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện chế độ kế toán, chế độ quản lý kinh tế
về vấn đề tiêu thụ..............................................................................................
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện.....................................................................
3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện..............................................................................
3.2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán kế toán tiêu thụ và
xác định kết quả kinh doanh............................................................................
3.2.1. Về sổ sách kế toán sử dụng và hình thức thanh toán.................................
Khóa luận tốt nghiệp


Khóa luận tốt nghiệp
3.2.2. Về kế toán tiêu thụ hàng hóa ....................................................................
3.2.3. Về kế toán CP bán hàng, CP QLDN ........................................................
.................................................................................................................................
3.2.4. Hoàn thiện hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho .......................
3.3. Điều kiện thực hiện..................................................................................
KẾT LUẬN .......................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................
MỤC LỤC

Khóa luận tốt nghiệp


Khóa luận tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Song song với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế thị trường cũng

không ngừng phát triển, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự
do kinh doanh, tự do cạnh tranh trên cơ sở tôn trọng pháp luật. Các doanh
nghiệp thương mại có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường để tiêu thụ hàng hóa.
Để quá trình kinh doanh được thường xuyên, liên tục, các doanh nghiệp
phải thực hiện việc tiêu thụ hàng hóa do đó việc xác định rõ quá trình tiêu
thụ hàng hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng với doanh nghiệp.
Hàng hóa của doanh nghiệp tiêu thụ trên thị trường với giá cả xác
định chủ yếu dựa vào quy luật cung cầu của thị trường. Vì vậy, doanh
nghiệp phải có lãi và có hiệu quả ngày càng cao thì mới đứng vững và cạnh
tranh không ngừng phát triển trên thị trường. Đảm bảo hiệu quả kinh doanh
là đảm bảo vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu dài đối với mỗi doanh
nghiệp cũng như nền kinh tế để từ đó doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến
việc tiêu thụ từ khâu giao hàng tới khâu thu tiền bán hàng đồng thời cũng
giúp cho việc xác định chính xác kết quả của hoạt động kinh doanh.
Nhận thức được vấn đề trên, vận dụng kiến thức đã tiếp thu được ở
nhà trường kết hợp với quá trình tìm hiểu công tác kế toán tiêu thụ hàng
hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ số Bách
Khoa BKC, em đã mạnh dạn viết đề tài “Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và
xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ số Bách
Khoa BKC” để làm báo cáo tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài:
Việc hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là
khâu quan trọng và trọng tâm trong toàn bộ công tác kế toán trong các
doanh nghiệp thương mại. Nó tác động tới lợi nhuận, khả năng cạnh tranh
của của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Do đó, kế toán tiêu thụ
và xác định kết quả kinh doanh luôn được các doanhh nghiệp thương mại
quan tâm và là đề tài được nghiên cứu trong nền kinh tế thị trường cạnh
tranh tự do.
Công ty cổ phần công nghệ số Bách Khoa BKC với hoạt động kinh
doanh các thiết bị điện tử là chủ yếu nên luôn đặt yêu cầu tiêu thụ sản phẩm

Sinh viên:

1


Khóa luận tốt nghiệp
nhiều và sinh lợi nhuận. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập, em có tìm hiểu
về đề tài hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh
doanh chưa được ai nghiên cứu. Nhận thấy tầm quan trọng của kế toán tiêu
thụ và xác định kết quả kinh doanh nói chung và thực tiễn của vấn đề tại
Công ty nói riêng, em đã lựa chọn đề tài hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác
định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ số Bách Khoa BKC
để thực hiện bài khóa luận này.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực tế công tác kế toán tiêu thụ và
xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ số Bách Khoa
BKC, so sánh với kiến thức đã học để đưa ra những ý kiến, nhận xét về
công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty và giải
pháp hoàn thiện phần hành kế toán này.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu tháng
12/2013 của Công ty cổ phần công nghệ số Bách Khoa BKC.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, báo cáo sử dụng tổng hợp nhiều
phương pháp:
-

Phương pháp quan sát, phỏng vấn.

-


Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.

-

Phương pháp phân tích, đánh giá.

5. Cấu trúc của khóa luận :
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của báo cáo gồm ba phần
chính:
Chương 1: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh
ảnh hưởng tới kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại
công ty Cổ phẩn công nghệ số Bách Khoa BKC
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty Cổ phẩn công nghệ số Bách Khoa BKC
Chương 3: Phương thức hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh tại công ty Cổ phẩn công nghệ số Bách Khoa BKC

Sinh viên:

2


Khóa luận tốt nghiệp

6. Đóng góp của đề tài:
Đề tài này giúp em so sánh được giữa lý luận đã học và thực tiễn về
công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty.
Với những giải pháp của em đề xuất trong đề tài, em hi vọng sẽ đóng
góp nhằm hoàn thiện hơn tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ số Bách Khoa BKC.

Tuy nhiên, trong quá trình thực tập, mặc dù đã cố gắng song trình độ
nhận thức và lý luận cũng như kiến thức còn hạn chế vì vậy không tránh
khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô
giáo trong khoa kế toán, của các anh chị trong phòng kế toán để em có thể
hoàn thiện hơn bài báo cáo này.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Mai Thị Nga, Ban
lãnh đạo Công ty cổ phần công nghệ số Bách Khoa BKC cùng các anh chị
trong phòng Kế toán đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành báo cáo
này.
Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2014
Sinh viên

Sinh viên:

3


Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC
QUẢN LÝ KINH DOANH CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾ TOÁN TIÊU
THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SỐ BÁCH KHOA BKC
1.1. Đặc điểm về tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh tại Công ty
cổ phần công nghệ số Bách Khoa BKC
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa BKC thuộc hình thức
Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện
hành khác của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Ngày 28/10/2010 theo quyết định của Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành
Phố Hà Nội, Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa BKC được thành

lập dưới loại hình Công ty cổ phần và lấy tên giao dịch chính thức. Giấy
đăng ký kinh doanh số 0104911261 do Sở Kế hoạch Đầu Tư Thành Phố Hà
Nội cấp ngày 28/10/2010.
Tên Công ty: Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa BKC.
Trụ sở chính: Số 159 Thái Hà, Phường Láng Hạ, Quận Đống
Đa,Thành phố Hà Nội. Phòng bảo hành: Số 70, Chùa Láng, P. Láng
Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội.
Hệ Thống showroom tại Siêu Thị Co.op Sài Gòn, Siêu Thị BigC
Thăng Long, Long Biên, Mê Linh, Vĩnh Phúc, Vinh, Nam Định, Hải
Dương, Hải Phòng và Trung Tâm Thương Mại INDOCHINA PLAZA Hà
Nội.
Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa BKC được thành lập từ
năm 2001 nhưng hoạt động dưới tư cách là một cửa hàng có tên Bách Khoa
Computer để trưng bày sản phẩm và chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty
TNHH Bách Khoa S.G.
Tháng 1 năm 2006, Ban lãnh đạo Công ty đã quyết định thành lập Chi
Nhánh Công ty TNHH Bách Khoa S.G hoạt động hoàn toàn độc lập với
Công ty TNHH Bách Khoa S.G.
Tới tháng 10 năm 2010 Công ty được đổi tên từ Chi Nhánh Công ty
TNHH Bách Khoa S.G sang thành Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách
Khoa BKC. Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa BKC với vốn điều
lệ là 20.000.000.000 đồng (Hai mươi tỷ đồng Việt Nam).

Sinh viên:

4


Khóa luận tốt nghiệp
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty

- Mua bán phần mềm, máy tính, linh kiện máy tính, đồ điện, điện tử, điện
lạnh, thiết bị viễn thông, thiết bị giáo dục và các sản phẩm cơ khí.
- Mua bán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ ngành công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thủy lợi, xây dựng.
- Mua bán, tư vấn cài đặt, sửa chữa sản phẩm tin học.
- Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm thương mại, bán buôn thiết bị và linh kiện
điện tử, điện thoại viễn thông, máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm.
1.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của Công ty
Là tổng hợp các bộ phận lao động quản lý chuyên môn với trách
nhiệm được bố trí thành các cấp, các khâu khác nhau nhưng có mối quan
hệ khăng khít với nhau để cùng tham gia quản lý Công ty đem lại hiệu quả
kinh tế, lợi nhuận cao.

Giámtyđốc
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý Công
Cơ cấu
nhân sự và chức năng của từng bộ phận như sau:
+
Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động
PhóCông
Giámty,đốc
Phó Giám
hàng ngày của
chịu trách nhiệm trước hội đồng thành
viên vềđốc
việc
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, giám đốc phụ trách chung toàn
Công ty nhưng phụ trách trực tiếp 03 phòng là phòng kinh doanh tổng hợp,
Phòng
Kinh

Phòng
kế
Phòng sản
phòng kế toán tài
chính,
phòng sản xuất
và kho.
Doanh tổng
toánTài chính
xuất và kho
hợp
Sinh viên:

5


chính nhân sự
và tổng hợp

thuật phần
mềm

giao
vận

thuật hệ
thống

trưng bày
và bán lẻ


Khóa luận tốt nghiệp
+ Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc và được giám đốc ủy quyền quản
lý quá trình hoạt động của nhân sự và hoạt động của các phòng ban. Ban
giám đốc họp thường kì một tháng một lần để đánh giá tình hình hoạt động
của Công ty và đưa ra phương hướng hoạt động kế tiếp, rút kinh nghiệm
điều chỉnh kế hoạch chi tiết nếu cần thiết.
+ Phòng kinh doanh tổng hợp: Xây dựng các phương án, lập kế hoạch
kinh doanh, nghiên cứu điều tra nhu cầu thị trường, khuyếch trương thương
hiệu và hình ảnh Công ty. Tiếp thị bán sản phẩm, giới thiệu sản phẩm đến
các cá nhân đơn vị quan tâm, tạo được ấn tượng tốt của khách hàng. Tìm
kiếm phát hiện các nhu cầu mua hàng, tiếp cận đàm phán với các đại lý lớn.
Đàm phán tiếp cận mua bán trực tiếp với chủ đầu tư. Phân tích thông tin,
cập nhật thông tin để tiếp cận, tạo dựng cơ hội đàm phán mua bán với
khách hàng. Báo cáo thị trường: Báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình
khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Báo cáo tháng được báo cáo tại cuộc họp
cuối tháng của phòng. Quan hệ đối ngoại: với khách hàng tiếp cận các
thông tin phục vụ công việc, quan hệ, với đối tác cạnh tranh.
+Phòng Kế toán tài chính: Tổ chức hoạt động tài chính kế toán của doanh
nghiệp theo quy định thống nhất của Bộ tài chính, cung cấp số liệu đầy đủ
kịp thời cho ban giám đốc, đề xuất phương án tài chính đáp ứng yêu cầu
kinh doanh của Công ty.
+ Phòng sản xuất và kho: hàng hóa được nhập về chưa hoàn hiện được
qua sơ chế kiểm tra và xuất kho lưu đảm bảo đủ hàng hóa bán ra cho bộ
phận kinh doanh.
+ Phòng Hành chính – Nhân sự và Tổng hợp: Là phòng quản lý nội bộ
Công ty trong lĩnh vực hành chính, quản lý con người, tổ chức các hoạt
động tinh thần cho cán bộ công nhân viên, điều hành bố trí công việc, giám
sát nhằm phục vụ một cách tốt nhất các hoạt động nội bộ và đối ngoại của
Công ty, tổ chức nhân sự tham mưu cho Giám đốc về quản trị nhân lực.

+ Phòng kỹ thuật phần mềm: Có chức năng thiết kế và lập trình trang
web, nhằm đưa lên mạng được những thông tin mới nhất, tính năng của sản
phẩm, những yêu cầu tuyển dụng, đối thoại.
+ Phòng giao vận: Có chức năng chủ yếu là chuyên trở hàng theo yêu cầu
làm sao cho nhanh và hiệu quả nhất.
+ Phòng kỹ thuật hệ thống: Là phòng có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng
và kỹ thuật mới trong vận hành, sửa chữa và đầu tư trang thiết bị máy móc
cho hoạt động kinh doanh của Công ty, có kế hoạch cung ứng vật tư và có

Sinh viên:

6


Khóa luận tốt nghiệp
trách nhiệm đảm bảo đầy đủ những yêu cầu thắc mắc của khách hàng về
chức năng của từng sản phẩm cũng như tính năng của chúng.

Sinh viên:

7


Khóa luận tốt nghiệp
1.2. Đặc điểm công tác kế toán
1.2.1. Hình thức kế toán
Công ty sử dụng hình thức kế toán máy với phần mềm kế toán MISA
trong tổ chức kế toán. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán
hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được
dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập

dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào
sổ kế toán tổng hợp (nhật ký chung, sổ cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên
quan.
Cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo
tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực
hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được
nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ
kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối năm sổ kế toán
tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực
hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

Sơ đồ1.2: Quy trình ghi sổ kế toán trên máy vi tính
Chú thích:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Sinh viên:

8


Khóa luận tốt nghiệp

Biểu số 1.1: Giao diện Phần mềm MISA
1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán
Kế Toán Trưởng

Bộ
phận

kế
toán
TSCĐ

đầu tư
dài
hạn

-

Bộ
phận
kế
toán
vật tư
hàng
hoá
tồn
kho

Bộ
phận
kế toán
tiền
lương

BHXH

Bộ
phận

kế
toán
tổng
hợp
kiểm
tra

Bộ
phận
KT
bán
hàng

phân
phối
LN

Bộ
phận
kế
toán
thanh
toán

Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
Kế toán trưởng: Theo dõi chung toàn bộ hoạt động tài chính. Cụ thể:

Sinh viên:


9


Khóa luận tốt nghiệp
kiểm tra, kiểm soát, quy định chế độ ghi chép ban đầu để lập báo cáo tài
chính.
Bộ phận kế toán TSCĐ và đầu tư dài hạn: Theo dõi tình hình
TSCĐ và đầu tư dài hạn của Công ty, định kỳ hoặc thường xuyên kiểm tra
TSCĐ. Có số liệu chính xác về TSCĐ trong Công ty, lập bảng trích khấu
hao TSCĐ. Bộ phận kế toán theo dõi trên các TK 211, 214, 241...
Bộ phận kế toán vật tư hàng tồn kho: Hằng ngày mở sổ theo dõi vật
tư hàng hóa nhập. Cuối kỳ lập báo cáo nhập, xuất, tồn kho. Bộ phận này
theo dõi trên các TK 156...
Bộ phận kế toán tiền lương và BHXH: Theo dõi các hợp đồng
khoán lương, thanh toán lương cho cán bộ, công nhân viên và các khoản
trích theo lương, theo dõi lương thời gian, lương nghỉ ốm của cán bộ, công
nhân viên toàn Công ty. Cuối tháng lập bảng phân bổ tiền lương và các
khoản trích theo lương. Bộ phận này theo dõi trên các TK 334, 338, 3382,
3383, 3384, 138...
Bộ phận kế toán bán hàng và phân phối lợi nhuận: giúp kế toán
trưởng kiểm tra, theo dõi, quản lý kho hàng hóa, doanh thu bán hàng, kết
quả kinh doanh... Bộ phận này theo dõi trên các TK 131, 511, 632, 635,
642, 421, 711,811, 8211, 911...
Bộ phận kế toán thanh toán: kiểm tra xem xét tính hợp lý của chứng
từ thu chi tiền mặt, tiền gửi và tiền vay, hằng ngày viết phiếu thu chi, cuối
ngày đối chiếu với thủ quỹ, cuối tháng đối chiếu với số dư ngân hàng, đối
chiếu và đôn đốc công nợ, theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng và
đôn đốc khách hàng thanh toán đúng hạn. Bộ phận này theo dõi trên các
TK 111, 112, 131, 331...
Bộ phận kế toán tổng hợp kiểm tra: Chịu trách nhiệm ghi sổ tổng

hợp, xử lý số liệu kế toán hàng tháng trước khi khóa sổ kế toán, chịu trách
nhiệm về tính chính xác của số liệu và tiến độ báo cáo.
1.2.3. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty
Chế độ kế toán Công ty áp dụng: theo các Chuẩn mực Kế toán Việt
Nam đã ban hành. Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định
số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài
chính.
+
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhập ký chung.
+
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung theo hình thức
tập trung. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được căn cứ vào chứng từ gốc để
Sinh viên:

10


Khóa luận tốt nghiệp
ghi vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian và nội dung nghiệp vụ kinh
tế phát sinh.
+
Đồng tiền sử dụng: Việt Nam đồng (VNĐ), nguyên tắc quy đổi theo tỷ
giá thực tế.
+
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 (tính theo năm
dương lịch).
+
Kế toán hàng tồn kho hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Kế toán chi tiết hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá vốn.
Giá.vốn hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên

quan tực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái
hiện tại.
+
Phương pháp tính trị giá vốn hàng xuất kho: Theo phương pháp bình
quân gia quyền.
+
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng.
+
Hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty bao gồm:
*Bảng cân đối kế toán.
*Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
*Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
*Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
1.2.4. Tình hình sử dụng máy tính trong kế toán ở Công ty
Hiện nay, Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán MISA trong tổ chức
kế toán.

Biểu số 1.2: Giao diện “quy trình làm việc” phần mềm Misa

Sinh viên:

11


Khóa luận tốt nghiệp
Tất cả các nhân viên văn phòng đều được trang bị máy tính cá nhân
riêng. Bên cạnh đó, Công ty cũng sử dụng các phần mềm như EXCEL,
WORD để phục vụ công tác kế toán tại Công ty. Tất cả máy tính trong
phòng đều được nối mạng Internet để phục vụ cho việc cập nhật các thông
tin mới về chế độ kế toán, các quy định về luật thuế...

1.2.5. Thành tích đạt được
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Năm 2013
Năm 2012
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tỷ lệ %
1. Doanh thu
bán hàng và
64,387,687,552 42,340,650,427 22,047,037,125
152.07
cung cấp
dịch vụ
2. Các khoản
giảm trừ
386,256,548
271,930,004
114,326,544
142.04
doanh thu
3. Doanh thu
thuần về bán
64,001,431,00
hàng và
42,068,720,423 21,932,710,581
152.14
4
cung cấp
dịch vụ

4. Giá vốn
38,440,018,73 18,860,876,60
57,300,895,334
149.07
hàng bán
4
0
5. Lợi nhuận
gộp về bán
hàng và
6,700,535,670 3,628,701,689 3,071,833,981
184.65
cung cấp
dịch vụ
6. Doanh thu
hoạt động tài
8,429,877
17,505,881
-9,076,004
48.15
chính
7. Chi phí tài
4,702,144
441,067,000
-436,364,856
1.07
chính
8. Chi phí
quản lý kinh 6,911,048,795 3,213,828,079 3,697,220,716
215.04

doanh
Sinh viên:

12


Khóa luận tốt nghiệp
9. Lợi nhuận
thuần từ hoạt
-206,785,392
21,312,491
-228,097,883
(970.25)
động kinh
doanh
10. Thu
11,182,195
11,182,195
nhập khác
11. Lợi
11,182,195
11,182,195
nhuận khác
12. Tổng lợi
nhuận kế
-195,603,197
21,312,491
-216,915,688
(917.79)
toán trước

thuế
13. Chi phí
thuế thu
5,328,123
-5,328,123
nhập doanh
nghiệp
14. Lợi
nhuận sau
thuế thu
-195,603,197
15,984,368
-211,587,565 (1,223.72)
nhập doanh
nghiệp
Biểu số 1.3: Một số thành tích đạt được trong mấy năm gần đây
Qua số liệu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần Công Nghệ Số Bách Khoa BKC ta thấy hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty trong 2 năm 2012 và 2013 như sau:
Doanh thu: Năm 2013 đạt 64,387,687,552 so với năm 2012 tăng
22,047,037,125 (152.07%). Doanh thu đạt được như vậy là do công tác chỉ
đạo điều hành các kế hoạch chương trình bán hàng mới, bán hàng cho dự
án đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực và hiệu quả cao.
Giá vốn hàng bán thay đổi: Giá vốn hàng bán năm 2013 đạt
57,300,895,334 tăng 18,860,876,600VNĐ (149.07 %).
Chi phí quản lý kinh doanh thay đổi : Năm 2013 đạt 6,911,048,795 so
với năm 2012 tăng 3,213,828,079VNĐ, (215.04%).
Bên cạnh đó các chỉ tiêu lợi nhuận khác có những sự giảm sút so với
năm trước. Rõ ràng kết quả hoạt động năm 2013 giảm hơn so với năm
2012. Có thể nói sau khi mở rộng quy mô hoạt động của Công ty và sau

Sinh viên:

13


Khóa luận tốt nghiệp
những ảnh hưởng của khủng hoảng năm 2012 công ty chưa tìm ra hướng
khắc phục hiệu quả, cùng với sự chỉ đạo sát sao từ phía Hội Đồng Quản
Trị. Những chính sách mở rộng phương thức bán hàng mới đang được đưa
ra áp dụng chưa mang lại nhiều thành công mới, hiệu quả chưa cao vì chi
phí đầu tư ban đầu lớn nên đã đưa Công ty có vị trí của mình trong ngành
điện tử tin học, nhưng kết quả lợi nhuận thì chưa đạt.
1.3. Một số đặc điểm riêng của Công ty ảnh hưởng tới kế toán tiêu thụ
và xác định kết quả kinh doanh
1.3.1. Đặc điểm về mặt hàng tiêu thụ của Công ty
Hàng hóa của Công ty đa phần là phần mềm, máy tính, linh kiện máy
tính, đồ điện, điện tử, điện lạnh, thiết bị viễn thông, thiết bị giáo dục... với
chất lượng cao.
Mục tiêu của Công ty là đẩy mạnh khối lượng các sản phẩm bán ra,
nên khách hàng đến với Công ty sẽ được đảm bảo chất lượng hàng hóa, giá
cả phù hợp với cả hai bên và được lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp
và tiện lợi nhất với mình.
Công ty sẵn sàng chấp nhận cho khách hàng trả lại hàng hóa chất
lượng kém, sai quy cách… Do đó, Công ty luôn chú trọng đảm bảo các mặt
sau:
+) Chất lượng hàng hóa: Trước khi đến tay người tiêu dùng phải được
kiểm tra đầy đủ và kĩ lưỡng về chất lượng, chủng loại, quy cách…
+) Giá bán: có chính sách giá cả phù hợp và linh hoạt. Giá bán tính trên cơ
sở giá mua, chi phí...điều chỉnh theo giá thị trường đồng thời phụ thuộc mối
quan hệ giữa khách hàng với Công ty trên cơ sở giá cạnh tranh, đảm bảo có

lợi nhuận.
1.3.2. Thị trường tiêu thụ
Mạng lưới các chi nhánh của Công ty phủ sóng cả nước nên thị trường
tiêu thụ của Công ty khá rộng lớn và tiềm năng. Tình hình tiêu thụ hàng
hóa trong thời gian qua của Công ty diễn ra tốt. Có rất nhiều phản hồi tích
cực từ phía khách hàng về chất lượng sản phẩm cũng như phong cách phục
vụ.
1.3.3. Phương thức tiêu thụ
Hiện nay, Công ty chỉ áp dụng phương thức bán hàng trực tiếp: áp
dụng với những đơn đặt hàng trực tiếp tại Công ty và các chi nhánh của
Công ty. Bán hàng trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực
Sinh viên:

14


Khóa luận tốt nghiệp
tiếp tại kho (hoặc trực tiếp tại phân xưởng không qua kho) của doanh
nghiệp. Khi giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua, doanh nghiệp
đã nhận được tiền hoặc có quyền thu tiền của người mua, giá trị của hàng
hoá đã hoàn thành, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được ghi
nhận.
1.3.4. Phương thức thanh toán
Do Công ty kinh doanh nhiều mặt hàng có giá trị khác nhau nên việc
thanh toán cần linh hoạt nhằm tạo mọi điều kiện cho khách hàng thanh toán
một cách thuận lợi và dễ dàng. Công ty thực hiện các phương thức thanh
toán hết sức đa dạng phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên theo hợp
đồng kinh tế đã kí kết như: tiền mặt, chuyển khoản, séc chuyển khoản.
Nếu khách hàng thanh toán bằng tiền mặt: kế toán lập phiếu thu và thủ
quỹ dựa vào phiếu thu nhận đủ tiền hàng.

Nếu thanh toán bằng chuyển khoản: Giấy báo có của ngân hàng làm
căn cứ để kế toán ghi sổ kế toán cho khoản tiền hàng.
Công ty đang áp dụng hai hình thức thanh toán chủ yếu: thanh toán
ngay và thanh toán chậm. Hình thức thanh toán chậm được áp dụng chủ
yếu với những khách quen của Công ty được giới thiệu từ những nguồn
đáng tin cậy. Công ty chỉ thực hiện giảm giá đối với khách hàng mua
thường xuyên, ổn định, số lượng lớn và thanh toán ngay.
1.3.5. Về dự trữ, kho hàng, địa điểm tiêu thụ
Công ty đặt kho hàng ngay tầng một của tòa nhà Công ty nên việc vận
chuyển hàng bán rất thuận tiện, nhanh gọn và dễ dàng cho việc dự trữ hàng
hóa. Hệ thống bảo vệ hàng hóa của Công ty hạn chế tối đa khả năng bị lấy
cắp khi sử dụng các hệ thống chống trộm như camera, màn hình theo dõi
trong phòng trưng bày sản phẩm…Các hệ thống cửa hàng, chi nhánh với hệ
thống điều hòa, ánh sáng phục vụ nhu cầu mua sắm tốt nhất cho khách
hàng.

Sinh viên:

15


Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CÔNG NGHỆ SỐ BÁCH KHOA BKC
2.1. Hạch toán giá vốn hàng bán
2.1.1. Cách xác định giá vốn hàng bán
Để xác định giá vốn hàng bán, kế toán phải căn
cứ vào giá nhập kho của hàng hóa và chi phí thu mua của số hàng đã
xuất kho, sau đó dựa vào phương pháp tính giá của hàng xuất để xác

định giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán phản ánh trị giá gốc của hàng
hóa thực sự tiêu thụ trong kỳ, ý nghĩa của giá vốn hàng bán chỉ được sử
dụng khi xuất kho hàng bán và tiêu thụ. Khi hàng hóa đã tiêu thụ và xác
định doanh thu thì đồng thời giá trị hàng xuất kho cũng được phản ánh
theo giá vốn để xác định kết quả kinh doanh. Đối với doanh nghiệp
thương mại, giá vốn giúp cho nhà quản lý đánh giá được khâu mua
hàng có hiệu quả hay không để từ đó tiết kiệm chi phí thu mua.
Hiện tại Công ty hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, sử dụng
phương pháp bình quân cả kì dự trữ để tính giá vốn sản phẩm xuất bán.
Công thức tính:
Đơn giá bình
Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + trị giá hàng nhập trong kỳ
quân cả kỳ dự =
Số lượng hàng tồn đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ
trữ
Để tính được trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho, cần phải phân bổ
chi phí thu mua số hàng đã xuất ra theo công thức:
Chi phí mua của + Chi phí mua hàng phát Số lượng
Chi phí thu
sinh trong kỳ
mua của
hàng tồn đầu kỳ
mua phân bổ =
x hàng xuất
chi hàng đã
Số lượng mua của + Số lượng mua hàng nhập
kho
xuất kho
hàng tồn đầu kỳ

trong kỳ
Căn cứ vào lượng hàng hóa xuất kho trong kỳ và đơn giá bình quân kế
toán xác định giá trị thực tế hàng xuất kho trong kỳ theo công thức
Chi phí thu mua phân bổ
Số lượng hàng
Giá thực tế hàng
=
+
chi hàng đã xuất kho
hóa xuất kho
hóa xuất kho

x

Đơn giá bình
quân

Thực tế ở Công ty, trên phần mềm MISA, chi phí thu mua được phân bổ
ngay trên hàng bán ra hạch toán trên TK 1561.

Sinh viên:

16


Khóa luận tốt nghiệp
Ví dụ minh họa: sản phẩm Máy tính xách tay Sony SVF1421DSG I3
3217U 1.8/2G/500G/INTEL-HD4000/14"/DVDRW/BT/W8_Black:
Tồn đầu kỳ: 100 sản phẩm, đơn giá: 10,473,260đ/ sản phẩm.
Mua trong kì: 200 sản phẩm, đơn giá: 10,469,000/sản phẩm.

Bán trong kì: 150 sản phẩm
Đơn giá bình quân 1 sản phẩm theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ là:
100*10,473,260đ + 200*10,469,000đ
Đơn giá 1
=
= 10,470,420 đ/sản phẩm
sản phẩm
100 + 200
Chi phí thu mua phân bổ chi hàng đã xuất kho là 1,972,350đ
Giá thực tế hàng= 10,470,420 * 150 + 1,972,350
= 10,483,569 đ/sản phẩm
xuất kho
150
2.1.2. Chứng từ sử dụng
- Hợp đồng kinh tế
- Giấy đề nghị xuất kho
- Phiếu nhập, xuất kho
- Biên bản giao hàng
- Các chứng từ liên quan khác
2.1.3. Tài khoản sử dụng
TK 632- “Giá vốn hàng bán”
- Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ, bán trong kỳ.
- Kết cấu: Bên Nợ: ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ.
Bên Có: ghi nhận giá vốn hàng bán bị trả lại trong kỳ và kết
chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả kinh
doanh.
2.1.4. Sổ sách sử dụng
- Sổ chi tiết hàng hóa
- Sổ chi tiết giá vốn hàng bán

- Bảng tổng hợp chi tiết giá vốn hàng bán
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái TK 632
- Sổ chi tiết TK 632

Sinh viên:

17


Khóa luận tốt nghiệp
2.1.5. Trình tự luân chuyển chứng từ
Khách hàng

Nhân viên bán hàng

Kế toán

Thủ kho

Nhận
phiếu
Nhận
Lập
Yêuphiếu
yêu
cầu
cầu
xuất


mua
xuất
muakho
hàng
kho
hàng
xuất hàng
Lập
hóahàng,
đơn
Nhận
bán
hóahàng
đơn và

chuyển
hàng
nộp tiền
Sơ đồ 2.1: Trình tự luân chuyển chứng từ của giá vốn hàng bán
2.1.6. Trình tự hạch toán
+) Hạch toán tổng hợp:
TK 632
TK 156
Bán hàng qua kho

TK 911
Kết chuyển giá vốn vào TK
xác định kết quả kinh doanh
Hàng bán bị trả lại nhập kho


TK156

Sơ đồ 2.2: Hạch toán tổng hợp TK 632
+) Hạch toán trên phần mềm:
Dữ liệu đầu vào
Phân hệ:
Chứng
từ :kế
kế toán kho,
Phiếu
mua
toánđề
bánnghị
hàng

Sổ chi tiết:
Sổ chi tiết TK 632

Nhập liệu và kết xuất

Cập nhập số liệu:
Hóa đơn bán hàng,
phiếu xuất, tính giá
trung bình
Sổ tổng hợp:
Sổ nhật ký chung
Sổ cái tài khoản 632

Sơ đồ 2.3: Hạch toán trên phần mềm TK 632
Sinh viên:


18


×