Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến THỜI GIAN tự học của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.77 KB, 18 trang )

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN TỰ HỌC CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG

Nguyễn Hoàng Minh1 , Ngô Thị Thúy An1, Lương Văn Út1
TÓM TẮT
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên Trường Đại
học Cửu Long. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là phỏng vấn 573 bạn sinh viên hiện
đang học tại trường Đại học Cửu Long. Đề tài áp dụng phương pháp phân tích hồi quy
đa biến và cho thấy có 10 nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học trong tuần của các
bạn sinh viên bao gồm: độ tuổi, giới tính, đi làm thêm, số điểm đậu Đại học, số năm học
tại trường, điểm trung bình tích lũy, tỷ lệ phần trăm các môn học có bài tập nhóm trong
học kỳ, trang bị máy tính cá nhân và có sử dụng internet để phục vụ việc học tập. Trên
cơ sơ đó, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao thời
gian tự học của các bạn sinh viên trường Đại học Cửu Long trong thời gian tới.
Từ khóa: tự học, internet, trường Đại học Cửu Long.
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đang trên đà phát triển, đi cùng
với sự phát triển của nền giáo dục là chất lượng học tập của các bạn sinh viên cũng đang
dần cải thiện. Mà chất lượng học tập của các bạn sinh viên luôn là vấn đề quan tâm hàng
đầu của toàn xã hội vì tầm quan trọng của nó gắn liền với sự nghiệp phát triển nguồn
nhân lực cho đất nước trong xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa.
Tuy nhiên, một thực trạng đang xảy ra là có một số bạn sinh viên có kết quả học
tập ngày càng kém. Nguyên nhân chủ yếu là do sinh viên phải đối mặt với môi trường
học tập mới, môi trường này đòi hỏi các bạn sinh viên phải sáng tạo, tự học và tích cực
cùng với các phương pháp học tập mới mà bản thân các bạn sinh viên chưa sẵn sàng
chuẩn bị tâm lý cho việc học tập. Do đó, việc “nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
thời gian tự học của sinh viên Đại học Cửu Long” là hết sức cần thiết để góp phần vào
việc cải thiện chất lượng học tập của các bạn sinh viên và góp phần nâng cao vị thế của
trường. Vì vậy, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên sẽ
giúp cho các bạn sinh viên có thể tự điều chỉnh các yếu tố để có được khoảng thời gian tự
học và nghiên cứu một cách hiệu quả nhất từ đó sẽ nâng cao được chất lượng học tập của


sinh viên.


1

Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh, Khóa 12, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cửu Long


2. Giải quyết vấn đề
2.1 Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên
Trường Đại học Cửu Long từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện thời gian tự học
của sinh viên trường Đại học Cửu Long.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các bạn sinh viên đang học năm 2 đến năm 4
tại Trường Đại học Cửu Long.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp song song với phương
pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể như sau:
Nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu khám
phá: Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và thảo luận tay đôi với một chuyên gia được chọn
để thảo luận trong đó chuyên gia được chọn là Thầy Đặng Văn Phan và 15 bạn sinh viên
đang học tại trường Đại học Cửu Long để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian
tự học của sinh viên. Sau đó, dựa vào bảng câu hỏi điều chỉnh để phỏng vấn thử 20 bạn
sinh viên. Từ kết quả đó dùng để thiết kế bảng câu hỏi chính thức phục vụ cho nghiên
cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xem xét sự khác nhau về

thời gian tự học trên tuần của 2 nhóm đối tượng sinh viên đào tạo theo 2 hình thức khác
nhau: Sinh viên đào tạo theo hình thức tín chỉ và sinh viên được đào tạo theo hình thức
niên chế. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn xem xét những nhân tố ảnh hưởng (đã được xác
định ở phần nghiên cứu định tính) đến thời gian tự học của sinh viên trong một tuần.
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp chọn mẫu
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.Tổng thể nghiên cứu là các bạn
sinh viên đang học tại trường Đại học Cửu Long.
Phương pháp xác định cỡ mẫu
Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để thực hiện phân tích các nhân tố ảnh


hưởng đến thời gian tự học của sinh viên trường Đại học Cửu Long. Đối với mô hình hồi


quy tuyến tính thì kích thước cỡ mẫu thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu
và số lượng biến đưa vào mô hình phân tích. Theo Mai Văn Nam (2008) cho rằng cỡ mẫu
nghiên cứu tối thiểu để sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính là 8 lần số biến cộng với 50.
Do đề tài có 13 biến được xây dựng trong mô hình hồi quy tuyến tính vì vậy cỡ mẫu ít
nhất của đề tài phải là (8 x 13) + 50 = 154 mẫu. Tóm lại, dựa vào phương pháp trên và
nhằm tăng thêm tính khoa học cho nghiên cứu nên trong nghiên cứu này nhóm tác giả
tiến hành phỏng vấn 573 bạn sinh viên. Cỡ mẫu được phân bổ như sau:
Bảng 1: Cỡ mẫu điều tra phân theo địa bàn nghiên cứu
STT

Khoa

Số quan sát (Người)

Tỷ lệ (%)


1

Khoa học Nông nghiệp

71

12,4

2

Ngoại ngữ - Đông phương học

77

13,4

3

Công nghệ thông tin

57

9,9

4

Kỹ thuật – công nghệ

93


16,2

5

Kế toán – Tài chính – Ngân hàng

99

17,3

6

Ngữ văn

65

11,3

7

Quản trị Kinh doanh

111

19,4

Tổng cộng

573


100

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015.
Phương pháp phân tích
Để thực hiên được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng phần mềm thống kê kinh tế
SPSS để hỗ trợ việc chạy mô hình hồi quy tuyết tính, thống kê mô tả, phân tích ANOVA
để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học trong tuần của các bạn sinh
viên Trường Đại học Cửu Long.
Mô hình nghiên cứu
Mô hình hồi qui tuyến tính được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
thời gian tự học trong tuần của các bạn sinh viên Trường Đại học Cửu Long. Mô hình
phân tích có dạng:


TGTH = β0 + β1GT + β2SDDH + β3KHTH + β4PTDT + β5SNDH + β6DTB + β7DLT + β8SOTC
+ β9BTN + β10MT + β11INTER + β12NO
Trong đó: TGTH là biến phụ thuộc và các biến TGTH, GT,NO,SDDH, KHTH, PTDT,
SNDH, DTB, DLT, SOTC, BTN, MT, INTER là các biến độc lập (biến giải thích). Các biến độc
lập trong mô hình được giải thích cụ thể trong bảng sau:
Bảng 2: Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến

Diễn giải

Loại

Đơn vị tính

TGTH


Thời gian tự học
của sinh viên

Định
lượng

Giờ/tuần

GT

Giới tính

Biến giả

= 1 nếu là nam;
= 0 nếu là nữ

NO

Nơi ở

Biến giả

= 1 nếu ở nhà
trọ

Tác giả

Kỳ

vọng

Anh, 2013; Đặng và ctv,
2014

-

Đặng và ctv, 2014

+

= 0 khác
SDDH

Số điểm đậu Đại
học

Định
lượng

Số điểm

Đặng và ctv, 2014

+

PTDT

Phương thức đào
tạo


Biến giả

= 1 tín chỉ;

Bộ GD&ĐT, 2007

+

SNDH

Số năm học Đại
học

Định
lượng

Số năm

Đặng và ctv, 2014

+

DTB

Số điểm tích lũy
trung bình

Định
lượng


Số điểm

Đặng và ctv, 2014

+

KHTH

Kế hoạch tự học

Biến giả

= 1 nếu có kế
hoạch

Thắng, 2013

+

= 0 niên chế

tự học;
= 0 nếu không
có kế hoạch tự


học
Đi làm thêm


DLT

Biến giả

= 1 có đi làm
thêm;
= 0 không đi
làm thêm

Đặng và ctv, 2014; Thu,
2014; Khoa, 2007; và
Anh, 2013

-

SOTC

Số tín chỉ trong
HK

Định
lượng

Số tín chỉ

Đặng và ctv, 2014

-

BTN


Tỷ lệ môn học

BT nhóm

Định
lượng

%

Đặng và ctv, 2014

+

MT

Máy tính cá
nhân

Biến giả

= 1 là có;
= 0 là không có

Đặng và ctv, 2014;
Lê Đình, 2003

+

INTE

R

Internet

Biến giả

= 1 là có;

Đặng và ctv, 2014; Anh,
2013; Lê Đình, 2003

+

=0 là không có.

2.2 Kết quả nghiên cứu và bình luận
Tác động của phương pháp tự học đến thời gian tự học của sinh viên
Kiểm định giả thuyết Ho1: Có sự khác nhau về thời gian tự học giữa các bạn
sinh viên có trang bị phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học.
Bảng 3: Kết quả kiểm định sự khác nhau về thời gian tự học của sinh viên có trang bị
phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học
Kết quả kiểm định
Trang bị phương pháp tự học
bình

Giá trị trung

phương sai

Phân tích

ANOVA

Mức ý nghĩa Mức ý nghĩa
Có phương pháp tự học

14,97

Không có phương pháp tự học

13,01

0,884

0,015


Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015.


Theo bảng 3, ta thấy kết quả kiểm định Levene biến thời gian tự học có mức ý
nghĩa lớn hơn 0,05 có thể nói phương sai thời gian tự học đối với biến phương pháp tự
học có mức ý nghĩa lớn hơn 5%, do đó phương sai của các nhóm so sánh là bằng nhau từ
đó kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.
Với độ tin cậy 95%, phân tích ANOVA có kết quả như sau: biến phương pháp tự
học có mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn 5% (0,015 < 0,05) nên có sự khác biệt về thời gian
tự học giữa sinh viên có trang bị phương pháp tự học và sinh viên không trang bị phương
pháp tự học. Cụ thể là sinh viên có trang bị phương pháp tự học sẽ có thời gian tự học
nhiều hơn so với sinh viên không có trang bị phương pháp tự học (do giá trị trung bình
của sinh viên có phương pháp tự học = 14,97 lớn hơn giá trị trung bình của sinh viên
không có phương pháp tự học = 13,01). Từ đó, ta đã có đủ bằng chứng để kết luận kiểm

định giả thuyết Ho1: Có sự khác nhau về thời gian tự học giữa các bạn sinh viên có
trang bị phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học được chấp
nhận.
Tác động của phương pháp tự học đến kết quả học tập
Kiểm định giả thuyết Ho2: Có sự khác nhau về kết quả học tập giữa các bạn sinh
viên có trang bị phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học.
Bảng 4: Kết quả kiểm định sự khác nhau về kết quả học tập giữa các bạn sinh viên có
trang bị phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học
Kết quả kiểm định
Trang bị phương pháp tự học

Giá trị trung bình

phương sai

Phân tích
ANOVA

Mức ý nghĩa

Mức ý nghĩa

0,812

0,085

Có phương pháp tự học
7,13
Không có phương pháp tự học
7,04

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015.

Theo bảng 4, ta thấy kết quả kiểm định Levene biến kết quả học tập có mức ý


nghĩa lớn hơn 0,05 có thể nói phương sai kết quả học tập đối với biến phương pháp tự
học có mức ý nghĩa lớn hơn 5%, do đó phương sai của các nhóm so sánh là bằng nhau từ
đó kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.
Với độ tin cậy 90%, phân tích ANOVA có kết quả như sau: Biến phương pháp tự
học có mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn 10% (0,085 < 0,1) nên có sự khác biệt về kết quả
học tập giữa sinh viên có trang bị phương pháp tự học và sinh viên không trang bị


phương pháp tự học. Chi tiết hơn là sinhviên có trang bị phương pháp tự học sẽ có kết
quả học tập tốt hơn so với sinh viên không có trang bị phương pháp tự học (do giá trị
trung bình của sinh viên có phương pháp tự học = 7,13 lớn hơn giá trị trung bình của
sinh viên không có phương pháp tự học = 7,04). Từ đó, ta đã có đủ bằng chứng để kết
luận: Kiểm định giả thuyết Ho2: Có sự khác nhau về kết quả học tập giữa các bạn sinh
viên có trang bị phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học được
chấp nhận.
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên Trường
Đại học Cửu Long
Thời gian tự học của sinh viên trường Đại học Cửu Long bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố khác nhau, trong đó có cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Nhưng để xác định một
cách khoa học những nhân tố nào thực sự có ảnh hưởng như thế nào thì cần phải được
kiểm định bằng các mô hình kinh tế lượng. Dựa vào mô hình hồi quy tuyến tính đa biến
đã được thiết lập ở phần phương pháp nghiên cứu, sử dụng phần mềm thống kê kinh tế
SPSS để hỗ trợ phân tích, kết quả như sau:
Bảng 5: Kết quả hồi qui tuyến tính đa biến
Nhân tố

Hằng số (constant)

Hệ số B

Hệ số Beta

Mức ý nghĩa

VIF

9,071

TUOI

-0,961

-0,095

0,001

1,784

GIOITINH

-4,050

-0,214

0,000


1,932

1,633

0,129

0,009

5,398

-0,688

-0,035

0,117

1,080

PTDT

0,900

0,042

0,316

3,812

SDDH


0,585

0,131

0,000

2,050

DTB

1,077

0,071

0,017

1,935

SOTC

-0,024

-0,019

0,481

1,561

BTN


0,046

0,113

0,000

1,707

KHTH

1,913

0,099

0,000

1,213

SNHD
NO


DLT

-4,971

-0,262

0,000


1,577

MT

6,236

0,326

0,000

1,685

INTER

4,833

0,196

0,000

1,899

Hệ số R2

0,748

Hệ số R2 hiệu chỉnh

0,742


Hệ số Sig.F

0,000

Hệ số Durbin-Watson

1,523

Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính từ số liệu điều tra thực tế, 2015.

Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 5 ta thấy, hệ số Sig.F của mô hình = 0,000 nhỏ
hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 1% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê, phù hợp
với tập dự liệu và có thể sử dụng được, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc Y (thời gian tự học). Hệ số R 2 hiệu chỉnh của mô hình là 74,2%, tức là sự biến
thiên của thời gian tự học được giải thích bởi các yếu tố được đưa vào mô hình là 74,2%.
Hệ số Durbin-Watson của mô hình là 1,523 chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự
tương quan (Trọng và Ngọc, 2008).Bên cạnh đó, độ phóng đại phương sai (VIF) của các
biến trong mô hình đều nhỏ hơn 10 nên ta kết luận rằng các biến đưa vào mô hình không
có hiện tượng đa cộng tuyến (Trọng và Ngọc, 2008).
Qua kết quả phân tích còn cho thấy, trong 13 biến đưa vào mô hình thì có 3 biến
không có ý nghĩa thống kê đó là nơi ở, phương thức đào tạo và số tín chỉ vì có mức ý
nghĩa lớn hơn 10%. Điều này cho thấy, không đủ cơ sở để kết luận rằng Nơi ở, Phương
thức đào tạo, Số tín chỉ có ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên trường Đại học
Cửu Long.
Bên cạnh đó, kết quả phân tích hồi qui còn cho thấy trong 10 biến có ý nghĩa
thống kê (Sig. < 5%) thì có 7 biến tác động cùng chiều với thời gian tự học trong tuần của
các bạn sinh viên. Cụ thể: số năm học Đại học, số điểm đậu Đại học, điểm trung bình tích
lũy học kỳ, tỷ lệ phần trăm môn học có bài tập nhóm trong học kỳ, kế hoạch tự học, trang
bị máy tính cá nhân và kết nối internet để phục vụ học tập tương quan thuận với thời gian
tự học trong tuần của các bạn sinh viên, hay nói cách khác là số năm học Đại học, số

điểm đậu Đại học, điểm trung bình tích lũy học kỳ, tỷ lệ môn học có bài tập nhóm trong
học kỳ cao hơn; các bạn sinh viên có kế hoạch tự học, có trang bị máy tính cá nhân và có
kết nối internet để phục vụ học tập thì thời gian tự học trong tuần của các bạn sinh viên sẽ
tốt hơn.


Ngược lại, giới tính của các bạn sinh viên, độ tuổi của các bạn sinh viên và các
bạn sinh viên đi làm thêm có tác động nghịch chiều với thời gian tự học trong tuần hay
nói cách khác nếu các bạn sinh viên là nam, sinh viên có đi làm thêm và độ tuổi của các
bạn sinh viên càng cao thì thời gian tự học trong tuần của các bạn sinh viên sẽ giảm. Điều
này được giải thích thực tế là các bạn sinh nữ có nhận thức đúng đắn hơn về việc tự học
hơn các bạn sinh viên nam và khi các bạn sinh viên có đi làm thêm thì họ sẽ dành nhiều
thời gian hơn cho công việc từ đó thời gian tự học trong tuần sẽ giảm là phù hợp.
2.3 Một số giải pháp nâng cao thời gian tự học cho sinh viên Trường Đại học
Cửu Long
2.3.1 Giải pháp về vấn đề thay đổi cách nghĩ, cách học của sinh viên
Để có thể thay đổi cách nghĩ, cách học tập của các bạn sinh viên thì giảng viên
đóng vai trò rất quan trọng, vì giảng viên sẽ là người hướng dẫn, giải thích cho các bạn
sinh viên về vai trò của tự học và cách thức để việc thực hiện việc tự học một cách tốt
nhất. Giảng viên nên tập trung vào việc định hướng và tổ chức cho các bạn sinh viên tự đi
tìm mài mò kiến thức thay vì truyền đạt những kiến thức trong bài giảng. Cụ thể, giảng
viên nên tạo cho sinh viên phong cách học tập mới như: Giảng viên sẽ giới thiệu sách và
ra yêu cầu về học phần đó còn các bạn sinh viên thì phải tự tìm sách, tự nghiên cứu các
vấn đề để có thể nắm vững kiến thức đó. Từ đó, các bạn sinh viên sẽ có thể phát huy
được năng lực tự học của mình thì những kiến thức mà các bạn sinh viên thu thập được sẽ
nhớ tốt hơn.
2.3.2 Giải pháp về kỹ năng lập kế hoạch cho sinh viên
Đầu tiên, các bạn sinh viên cần phải biết cách bố trí, sắp xếp công việc các công
việc một cách hiệu quả, đưa ra các dự định về kế hoạch sẽ thực hiện của cá nhân sao cho
phù hợp về thời gian, sức khỏe và các điều kiện khác cho phép. Để làm được điều này thì

cần phải có sự hỗ trợ của nhà trường thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm,

Tiếp theo, để xây dựng được kế hoạch tự học thì các bạn sinh viên cần phải biết
quy trình sau: Thứ nhất, các bạn sinh viên phải thống kê ra các công việc cần làm trong
một tuần, một tháng, một học kỳ hoặc một năm,… Thứ hai, các bạn sinh viên cần phải
xác định chính xác thời gian tự học ở nhà, ở trường, ở thư viện, … Thứ ba, là các bạn
sinh viên cần phải xác định được chính xác các yêu cầu cần đạt được trong một công việc
như mốc thời gian, mức độ hoàn thành một bài tập quản trị sản xuất, …. Thứ tư, các bạn
sinh viên sẽ sắp xếp và phân phối thời gian hợp lý cho từng công việc. Cuối cùng, là các
bạn sinh viên sẽ kiểm tra lại tính hợp lý của kế hoạch tự học mà mình đã đặt ra. Sau đó,
sẽ đánh giá lại những gì mà mình đã làm được và những gì chưa làm được để tìm cách


khắc phục trong lần sau. Có như thế, thì các bạn sinh viên sẽ rèn luyện và tự trang bị
được cho mình một kỹ năng lập kế hoạch tự học hiệu quả.
2.3.3 Giải pháp về hoàn thiện cơ sở vật chất
Để việc tự học của các bạn sinh viên tốt hơn thì cơ sở vật chất phải đảm bảo đủ để
phục vụ cho việc tự học, bao gồm: phải đảm bảo về số lượng và chất lượng của hệ thống
giảng đường, lớp học cho các bạn sinh viên; cải thiện cơ sở hạ tầng về công nghệ thông
tin (như lắp đặt wifi toàn trường, nâng cao chất lượng wifi, …); thư viện phải được trang
bị đầy đủ các loại sách giáo khoa và tài liệu nghiên cứu, đặc biệt là khi trường ta đang
dần chuyển sang đào tạo theo hình thức tín chỉ vì vậy việc đòi hỏi các bạn sinh viên phải
dành nhiều thời gian hơn cho việc tự nghiên cứu tài liệu là rất quan trọng nếu có thể,
trường nên triển khai hệ thống thư viện điện tử để các bạn sinh viên có thể tự chủ động
nghiên cứu tìm kiếm tài liệu; các thiết bị dạy học phục vụ thí nghiệm, thực hành, máy
tính, máy in, máy chiếu, … cần phải được đảm bảo một cách tốt nhất, có như vậy thì việc
tự học của các bạn sinh viên sẽ dần được cải thiện.
2.3.4 Giải pháp về vấn đề đào tạo
Hiện nay, do trường ta đang chuyển dần sang đào tạo tín chỉ vì vậy vấn đề cấp
thiết đặt ra là phải chú trọng việc đào tạo, tập huấn và cung cấp thêm các thông tin cho

đội ngũ giảng viên của trường (đặc biệt là các giảng viên cơ hữu). Nếu giảng viên không
am hiểu chính xác về đào tạo theo hình thức tín chỉ thì sẽ không thể cải thiện được chất
lượng đào tạo trong thời gian tới. Do đó, việc giảng viên hiểu rõ vấn đề về hình thức đào
tạo theo tín chỉ từ đó họ sẽ tự chủ động thay đổi các phương pháp dạy học theo hình thức
tín chỉ hiệu quả nhất nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo cho trường trong thời gian tới.
2.3.5 Các giải pháp khác
a) Giải pháp duy trì khả năng tự học thông qua việc thực hiện bài tập
Để thực hiện được giải pháp này thì giảng viên cần phải xây dựng được một hệ
thống bài tập hợp lý cho từng học phần. Trong đó, mỗi loại bài tập sẽ hướng đến một mục
tiêu cụ thể phù hợp với các công việc của nghề nghiệp trong tương lai mà các bạn sinh
viên sẽ thực hiện thông qua đó các bạn sinh viên sẽ tự rèn luyện được năng lực bản thân
của mình. Bên cạnh đó, từ kết quả nghiên cứu cho ta thấy, việc thực hiện càng nhiều bài
tập nhóm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quỹ thời gian tự học của các bạn sinh viên. Vì vậy,
việc xây dựng các bài tập sẽ là tiền đề cho các bạn sinh viên rèn luyện kỹ năng cũng như
là những kinh nghiệm trong quá trình tự học từ đó giúp các bạn sinh viên có nhận thức tốt
hơn trong vấn đề tự học nhằm cải thiện kết quả học tập trong tương lai.
b) Giải pháp về rèn luyện các kỹ năng đọc sách và tài liệu tham khảo cho sinh
viên


Việc rèn luyện các kỹ năng đọc sách và tài liệu tham khảo sẽ giúp cho các bạn
sinh viên hoàn thiện, khắc sâu và mở rộng thêm kiến thức mà mình đã được tiếp thu. Do
đó, để các bạn sinh viên có thể đọc sách và tài liệu tham khảo một cách hiệu quả thì cần
phải thực hiện các bước sau: (1) Cần phải xác định rõ ràng mục đích là “đọc cái gì?” “đọc
để làm gì?”; (2) Các bạn sinh viên cần phải chọn lựa sách sao cho phù hợp, đảm bảo
đúng nội dung mình cần nghiên cứu và lựa chọn tài liệu thông qua kênh nào là phù hợp
nhất?; (3) Các bạn sinh viên cần phải xác định chính xác các phương pháp đọc sách phù
hợp nhất như: đọc mục lục, lời giới thiệu để hiểu sơ lược về cuốn sách, đọc lướt qua, đọc
có trọng điểm, đọc kỹ những nội dung cơ bản của cuốn sách để làm cơ sở nhận xét, đánh
giá về nội dung và kết cấu của cuốn sách; (4) Các bạn sinh viên nên tích cực suy nghĩ

trong quá trình đọc sách kết hợp với việc phân tích, hệ thống hóa, … để phát hiện ra
những vấn đề cơ bản, cái chủ yếu và cái không chủ yếu được nêu ra trong sách từ đó rút
ra nội dung mình cần và nội dung nào không cần thiết; (5) Các bạn sinh viên cần phải lưu
ý về tốc độ đọc sách hợp lý để nắm rõ được nội dung, các thuật ngữ chuyên ngành kết
hợp với việc sử dụng từ điển hoặc các tài liệu hướng dẫn khác (6) Các bạn sinh viên cần
phải biết ghi chép một cách tóm tắt nhưng khoa học đầy đủ các nội dung đã chọn lọc. Có
như vậy thì các bạn sinh viên mới tự rèn luyện cải thiện được kỹ năng đọc sách và tài liệu
tham khảo một cách tốt nhất.
c) Giải pháp về mở các khóa đào tạo, tập huấn phương pháp tự học hiệu quả
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hạn chế là ở trường ta chưa có cơ sở đào tạo, tập
huấn về phương pháp tự học cho các bạn sinh viên mà phương pháp tự học thì ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả học tập và quỹ thời gian tự học của các bạn sinh viên. Do đó, việc
mở ra các khóa đào tạo, tập huấn phương pháp tự học nhằm nâng cao thời gian tự học
cho các bạn sinh viên là rất cần thiết nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại và trong lai của
các bạn sinh viên ở Trường Đại học Cửu Long trong thời gian tới. Từ đó, sẽ đảm bảo thời
gian tự học cũng như là cải thiện kết quả học tập sẽ đi theo hướng tốt nhất.
d) Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ký túc xá của trường
Ký túc xá của trường là nơi mà các bạn sinh viên tin tưởng nhất để có thể chuyên
tâm lo học hành nhưng hiện nay việc quản lý quá yếu kém làm ảnh hưởng mạnh đến việc
học hành của các bạn sinh viên. Do đó, nhà trường cần phải đặt ra các điều kiện cho nhà
trọ Huy Hưng thực hiện nhằm đảm bảo về an ninh, trật tự và dãy nhà trọ nam nữ phải
nằm riêng biệt nhau, … Có như vậy, thì các bạn sinh viên mới có thể cải thiện được kết
quả học tập trong thời gian tới.
3. Kết luận
3.1 Kiến nghị


3.1.1 Đối với các bạn sinh viên
Các bạn sinh viên nên nhận thức rõ tầm quan trọng và vai trò của viêc tự học đối
với học tập và cuộc sống của mình trong tương lai. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cần

phải xác định mục tiêu học tập rõ ràng từ đó kiên trì theo đổi mục tiêu đến cùng. Kèm
theo đó, là việc lập một kế hoạch tự học đầy đủ và chi tiết cho tất cả các môn học trong
học kỳ ngay từ đầu khóa học. Tuy nhiên, các bạn sinh viên cũng nên chú ý đến vấn đề
thời gian, chi phí, không gian và điều kiện bản thân. Cuối cùng, các bạn sinh viên cũng
nên học tập những kinh nghiệm từ anh chị, bạn bè, thầy cô, người thân, … từ đó sẽ giúp
cho các bạn sinh viên tăng cường thêm những kiến thức và rèn luyện được kỹ năng tự
học của mình trong tương lai.
3.1.2 Đối với Trường Đại học Cửu Long
Nhà trường nên có những hướng điều chỉnh về phương thức đào tạo sao cho phù
hợp với xu thế phát triển của trường, đặc biệt là đối với đội ngũ giảng viên cơ hữu của
trường trong công tác giảng dạy. Bên cạnh đó, nhà trường nên mở ra các khóa tập huấn
về phương pháp tự học, các kỹ năng lập kế hoạch, các buổi tọa đàm nhằm giúp các bạn
sinh viên thiết lập mục tiêu và quản lý thời gian một cách tốt nhất.
Cán bộ giảng viên nên lồng ghép các chương trình giảng dạy với việc kết nối bài tập
thực tế để các bạn sinh viên tự mài mò nghiên cứu từ đó cải thiện được thời gian tự học của
các bạn sinh viên.
Cuối cùng, nhà trường nên quan tâm hơn về các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ
cho việc tự học của các bạn sinh viên. Đặc biệt, là việc trang bị các tài liệu, sách giáo
khoa ở thư viện trường đảm bảo về số lượng và chủng loại các loại sách để đáp ứng được
yêu cầu tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu khi cần của các bạn sinh viên.
3.1.3 Đối với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên
Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên nên phổ biến sâu rộng tầm quan trọng của việc tự
học đến với các bạn sinh viên nhằm giúp các bạn sinh viên cải thiện kết quả học tập theo
hướng tốt nhất.
Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên nên có những buổi thảo luận, trao
đổi với các bạn sinh viên về kỹ năng tự học, phương pháp học, cách thức xác định mục
tiêu, … từ đó sẽ giúp cho các bạn sinh viên có thể cải thiện được việc tự học của mình
trong thời gian tới theo hướng tốt nhất.
3.2 Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài thì nhóm tác giả đã chấp nhận 2 giả thuyết

nghiên cứu đó là: Thứ nhất, có sự khác nhau về thời gian tự học giữa các bạn sinh viên có


trang bị phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học. Thứ hai, có sự
khác nhau về kết quả học tập giữa các bạn sinh viên có trang bị phương pháp tự học và
không có trang bị phương pháp tự học.
Bên cạnh đó,với kết quả nghiên cứu của đề tài đã tìm ra các nhân tố ảnh hưởng
đến thời gian tự học của sinh viên trường Đại học Cửu Long, các nhân tố đó là: Độ tuổi;
giới tính; số năm học tại trường; số điểm đậu Đại học của sinh viên; điểm tích lũy trung
bình; tỷ lệ các môn học có bài tập nhóm; kế hoạch học tập của sinh viên; đi làm thêm;
máy tính cá nhân và sử dụng kết nối Internet để phục vụ học tập. Trong đó, 2 nhân tố tác
động mạnh nhất đến thời gian tự học đó là đi làm thêm và máy tính cá nhân của sinh
viên.
Với những kết quả nghiên cứu trên thì đề tài cũng đưa ra một số giải pháp giúp
cho các bạn sinh viên cải thiện được thời gian tự học của mình bằng cách thực hiện các
giải pháp về: vấn đề thay đổi cách nghĩ, cách học của sinh viên; kỹ năng lập kế hoạch tự
học cho sinh viên; hoàn thiện cơ sở vật chất và vấn đề đào tạo. Kèm theo đó, Nhà trường
kết hợp với các bạn sinh viên nên áp dụng một số giải pháp khác như: giải pháp duy trì
khả năng tự học thông qua việc thực hiện bài tập; giải pháp về rèn luyện các kỹ năng đọc
sách và tài liệu tham khảo cho sinh viên; giải pháp về mở các khóa đào tạo, tập huấn
phương pháp tự học hiệu quả và cuối cùng là giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý ký
túc xá của trường.
Cuối cùng, nhóm tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp đỡ cho các bạn
sinh viên cải thiện được thời gian tự học của mình. Cụ thể, đối với trường Đại học Cửu
Long, đối với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và đối với các bạn sinh viên. Nhóm chúng
tôi hy vọng rằng bài nghiên cứu này có thể sẽ đem lại một cái nhìn khoa học hơn về vấn
đề tự học và học tập ở trường Đại học Cửu Long hiện nay. Đây là một vấn đề không mới
nhưng để có thể cải thiện nó thì Nhà trường và các bạn sinh viên phải cùng giải quyết
từng khó khăn một cách hợp lý nhất. Đây cũng là cách để các bạn có cơ hội để nhìn nhận
và đánh giá về việc tự học của chính bản thân mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Thế Anh (2013), Đánh giá năng lực tự học của sinh viên các ngành sư phạm
được đào tạo theo học tín chỉ tại trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, luận văn Thạc
sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Lê Đình (2003), Cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu
cho sinh viên sư phạm ngành Vật lý, Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, Mã số
B2004.09.07, Trường Đại học Sư phạm Huế.


3. Nguyễn Hữu Đặng và ctv (2014), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời
gian tự học của sinh viên khoa kinh tế Đại học Cần Thơ, đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Trường, Đại học Cần Thơ.
4. Nguyễn Hồ Anh Khoa (2007), Đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng quỹ thời
gian đến kết quả học tập của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại
học Cần Thơ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, trường Đại học Cần Thơ.
5. Mai Văn Nam (2008), Giáo trình Kinh tế lượng (Econometrics), Nhà xuất bản Văn
hóa Thông tin.
6. Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Hoàng Trọng (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, NXB Thống kê.
7. Dương Thị Minh Thu, Nguyễn Hoàng Minh, Lê Trường Khanh và Nguyễn Thị
Kim Ngân (2014), Đánh giá sự tác động từ việc làm thêm đến kết quả học tập của
sinh viên trường Đại học Cửu Long, Tạp chí Khoa học, Đại học Cửu Long.



×