Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC MỘT SỐ DỊCH CHIẾT CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

NGUYỄN THỊ LIỄU

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN
HÓA HỌC MỘT SỐ DỊCH CHIẾT CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH SƢ PHẠM HÓA HỌC

Đà Nẵng – 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN
HÓA HỌC MỘT SỐ DỊCH CHIẾT CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH SƢ PHẠM HÓA HỌC

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Liễu

Lớp



: 12SHH

Giáo viên hướng dẫn : GS.TS.NGND Đào Hùng Cường

Đà Nẵng – 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Liễu
Lớp

: 12SHH

1. Tên đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học một số dịch
chiết từ cây Nở ngày đất”.
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị
- Nguyên liệu: Cây Nở ngày đất được thu hái tại Quế Sơn, Quảng Nam.
- Dụng cụ, thiết bị: bộ chiết Soxhlet, bình tam giác, cốc thủy tinh, bình tỉ
trọng, cân phân tích, bếp cách thủy, tủ sấy, lò nung …

3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát độ ẩm, hàm lượng tro, hàm lượng kim loại nặng độc hại.
- Chiết mẫu bằng phương pháp soxhlet với các dung môi n-hexane, ethyl
acetate, dichloromethane, methanol.
- Nghiên cứu, khảo sát quá trình chiết các thành phần có trong cây Nở ngày
đất với các dung môi n-hexane, ethyl acetate, dichloromethane, methanol.
4. Giáo viên hƣớng dẫn: GS.TS.NGND Đào Hùng Cường
5. Ngày giao đề tài: 30/06/2015
6. Ngày hoàn thành: 20/04/2016


Chủ nhiệm khoa

Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Lê Tự Hải

GS.TS.NGND Đào Hùng Cường

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày 20 tháng 04 năm 2016
Kết quả điểm đánh giá
Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2016
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA HÓA


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN NHẬN XÉT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên:..................................................................................................
Ngành:…………….............................................Khoa: ...........................................
Giáo viên hướng dẫn hoặc duyệt: ...........................................................................
Ngày giao nhiệm vụ .................................................................................................
Ngày hoàn thành khóa luận tốt nghiệp .....................................................................
Đề tài khóa luận tốt nghiệp:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Nội dung khóa luận tốt nghiệp:
Số trang: ……………………………………………….
Số bảng biểu:…………………………………………...
Bao gồm những nội dung chính:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................



Nhận xét:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Đánh giá: (Điểm)
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Đề nghị: (Câu hỏi)
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Ngày ……../ 05 / 2016
Giáo viên hƣớng dẫn hoặc duyệt


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo NGND.GS.TS Đào Hùng Cường đã giao

đề tài và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn
thành tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn và các thầy cô công tác
phòng thí nghiệm khoa Hóa trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã nhiệt
tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian nghiên cứu làm
khóa luận.
Trong quá trình làm khóa luận, do bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa
học nên khó tránh khỏi thiếu sót, em rất mong Thầy, Cô bỏ qua và em mong nhận
được những ý kiến đóng góp, bổ sung của Thầy, Cô để em thu nhận thêm nhiều
kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân sau này.
Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong
cuộc sống cũng như sự nghiệp giảng dạy của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng, ngày….. tháng ….. năm 2016
Sinh Viên

Nguyễn Thị Liễu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

2.

Mục đích nghiên cứu .....................................................................................2

3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................2

4.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3

5.

Nội dung nghiên cứu .....................................................................................3

6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ......................................................4

7.

Bố cục của khóa luận gồm 3 phần .................................................................4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................5
1.1.

Giới thiệu thực vật học họ Dền (AMARANTHACEAE) .............................5

1.2.

Giới thiệu chi Gomphrena .............................................................................6

1.3.


Giới thiệu loài celosioides .............................................................................6

1.4.

Tổng quan về cây Nở ngày đất ......................................................................6

1.4.1

Giới thiệu chung về cây Nở ngày đất .............................................................6

1.4.2

Hình thái thực vật của cây Nở ngày đất .........................................................7

1.4.3

Phân bố, thu hái và chế biến ..........................................................................7

1.4.4

Tác dụng dược lý - Công dụng ......................................................................7

1.5.

Thành phần hóa học có trong cây Nở ngày đất ...........................................11

1.6

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................12


1.6.1

Phương pháp chiết Soxhlet ..........................................................................12

1.6.2

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) .....................................15

1.6.3

Phương pháp sắc ký ghép khối phổ (GC-MS) .............................................18

CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............24
2.1

Nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ ...................................................................24

2.1.1

Nguyên liệu ..................................................................................................24

2.1.2

Hóa chất .......................................................................................................24

2.1.3

Dụng cụ ........................................................................................................24

2.1.4


Các loại máy móc, thiết bị ...........................................................................25

2.2

Nghiên cứu thực nghiệm .............................................................................25


2.2.1

Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm ....................................................................25

2.2.2

Xác định một số chỉ tiêu hóa lý ...................................................................25

2.2.3

Phương pháp chiết tách chất từ cây Nở ngày đất với các dung môi n-

hexane, ethyl acetate, dichloromethane, methanol bằng phương pháp Soxhlet. ......28
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................30
3.1.

Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lý .......................................................30

3.1.1

Độ ẩm ...........................................................................................................30


3.1.2

Xác định hàm lượng tro ...............................................................................30

3.1.3

Kết quả thành phần và hàm lượng kim loại nặng ........................................31

3.2

Phương pháp chiết tách các thành phần hóa học từ câ Nở ngày đất với các

dung môi n-hexane, ethyl acetate, dichloromethane, methanol bằng phương pháp
Soxhlet. …………………………………………………………………………….32
3.2.1

Khảo sát thời gian chiết tốt nhất đối với bột cây Nở ngày đất .....................32

3.2.2

Kết quả xác định thành phần hóa học có trong các dịch chiết bột cây Nở

ngày đất .....................................................................................................................35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................52
1.

Kết luận ........................................................................................................52

2.


Kiến nghị ......................................................................................................52

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................53


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Kết quả khảo sát độ ẩm bột cây Nở ngày đất

30

3.2

Kết quả khảo sát hàm lượng tro bột cây Nở ngày đất

31

3.3

Thành phần và hàm lượng kim loại nặng cây Nở ngày đất

31


3.4

3.5

3.6

3.7

3.8

3.9

3.10

3.11

3.12

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối
lượng sản phẩm chiết đối với dung môi n-hexane
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối
lượng sản phẩm chiết đối với dung môi ethyl acetate
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối
lượng sản phẩm chiết đối với dung môi dichloromethane
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối
lượng sản phẩm chiết đối với dung môi methanol
Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết nhexane cây Nở ngày đất
Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết
ethyl acetate cây Nở ngày đất
Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết

dichloromethane cây Nở ngày đất
Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết
methanol cây Nở ngày đất
Tổng hợp định danh các cấu tử có trong dịch chiết cây Nở
ngày đất ở Quảng Nam

32

33

34

35

37

41

44

46

49


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình


Trang

1.1

Hình thái cây Nở ngày đất

8

1.2

Sơ đồ cấu tạo bộ chiết Soxhlet

14

1.3

Sơ đồ thiết bị đo quang phổ hấp thụ nguyên tử

17

1.4

Cấu tạo hệ thống sắc ký khí

20

2.1

Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm


26

2.2

Nước cường toan

28

2.3

Mẫu tro được hòa nước cường toan

28

3.1

3.2

3.3

3.4

Sắc ký đồ biểu thị thành phần hóa học dịch chiết n-hexane
cây Nở ngày đất
Sắc ký đồ biểu thị thành phần hóa học dịch chiết ethyl
acetate cây Nở ngày đất
Sắc ký đồ biểu thị thành phần hóa học dịch chiết
dichloromethane cây Nở ngày đất
Sắc ký đồ biểu thị thành phần hóa học dịch chiết methanol
cây Nở ngày đất


36

40

43

45


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, những cây thuốc dân gian vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng
trong việc chăm sóc sức khỏe con người. Ngày nay, những hợp chất tự nhiên có
hoạt tính sinh học được phân lập từ cây cỏ đã được ứng dụng trong rất nhiều ngành
công nghiệp, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe con người. Người ta có thể sử
dụng các hợp chất thiên nhiên một cách trực tiếp để làm thuốc, hoặc sử dụng làm
các mô hình để nghiên cứu tổng hợp các hoạt chất mới theo phương pháp phát triển
thành thuốc. Chúng còn được dùng như là nguồn nguyên liệu trực tiếp, gián tiếp
hoặc cung cấp những chất đầu cho công nghệ bán tổng hợp nhằm tìm kiếm những
chất mới, dược phẩm mới có hoạt tính, tác dụng chữa bệnh tốt hơn, hiệu quả hơn.
Mặc dù công nghệ tổng hợp hóa dược ngày nay đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra
các biệt dược khác nhau được sử dụng trong công tác phòng, chữa bệnh, nhờ đó
giảm tỉ lệ tử vong rất nhiều. Song, những đóng góp của thảo dược không vì thế mà
mất đi chỗ đứng trong y học.
Tuy nhiên, phần lớn các cây được sử dụng làm thuốc trong dân gian chưa
được nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về mặt hóa học cũng như hoạt tính sinh học
mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian. Dó đó vẫn chưa phát huy được hết hiệu

quả của nguồn tài nguyên này.
Trong thế giới thực vật muôn màu, nhiều loài cây cỏ đã được sử dụng như
những dược liệu quý. Trong đó có cây Nở ngày đất. Ở Việt Nam cũng như Ấn Độ
hay Úc, Nở ngày đất được sử dụng rộng rãi làm thuốc chữa các bệnh bệnh gút, giảm
đau nhức xương khớp, trị ho, cảm cúm, giảm mệt mỏi, thiếu máu, chống vi khuẩn.
Là một loài cây mang đặc tính dược lý cao nên thành phần hóa học của cây Nở
ngày đất luôn được các nhà khoa học quan tâm. Các nghiên cứu trên thế giới cho
thấy thành phần cơ bản của cây Nở ngày đất có steroides, glycosides, alkaloids,
flavones, có tác dụng kháng viêm, thải độc, lợi tiểu, hạ nhiệt, chống oxy hóa. Vì có
tính mát nên những người bị hư hàn, tiêu chảy không nên dùng. [3]


2

Về cơ bản cây nở ngày đất đã được một số người dân sử dụng có người nói có
tác dụng, có người nói không, trong các sách về thuốc nam từ trước đến nay không
thấy sách nào nhắc đến độc tính của cây này, cũng chưa có nghiên cứu chuyên sâu
nào nói đến việc chữa bệnh gout và tiểu đường bằng cách chỉ dùng cây này. [3]
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu về thành phần hóa học,
tính chất của các hợp chất hóa học có trong cây Nở ngày đất. Đây là những vấn đề
cần được quan tâm nhằm quy hoạch, khai thác, chế biến và ứng dụng các sản phẩm
trong cây Nở ngày đất một cách hiệu quả, khoa học hơn.
Với lý do trên, tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần
hóa học một số dịch chiết có trong cây Nở ngày đất ”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng quy trình chiết tách các hợp chất hóa học có trong Nở ngày đất
khô trong các dung môi khác nhau.
- Xác định thành phần hóa học, công thức cấu tạo của các hợp chất có trong
cây Nở ngày đất.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu
Cây Nở ngày đất được thu hái tại xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng
Nam.
Phạm vi nghiên cứu
- Xác định một số chỉ tiêu vật lý của nguyên liệu như độ ẩm, hàm lượng tro,
thành phần và hàm lượng một số kim loại nặng độc hại.
- Chiết tách các cấu tử hữu cơ trong cây nở ngày đất khô bằng các dung môi
n-hexane, ethyl acetate, dichloromethane, methanol.
- Định danh, xác định thành phần của các cấu tử trong cây Nở ngày đất bằng
phương pháp GC-MS.


3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập thông tin tài liệu liên quan đến đề tài.
- Xử lí các thông tin về lý thuyết để đưa ra các vấn đề cần thực hiện trong quá
trình thực nghiệm.
Phƣơng pháp thực nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu và xử lí mẫu;
- Phương pháp trọng lượng xác định các thông số vật lý của nguyên liệu.
- Phương pháp AAS xác định thành phần và hàm lượng một số kim loại nặng
độc hại.
- Phương pháp chiết nóng Soxhlet bằng các dung môi n-hexane, ethyl acetate,
dichloromethane, methanol.
- Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) để định danh các cấu tử
chính có trong các dịch chiết.
5. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết

Thu thập, tổng hợp các tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu thực nghiệm
- Xử lý mẫu, áp dụng các phương pháp trọng lượng, phân hủy mẫu phân tích
để khảo sát độ ẩm, hàm lượng tro, hàm lượng kim loại nặng.
- Chiết mẫu bằng phương pháp soxhlet với các dung môi n-hexane, ethyl
acetate, dichloromethane, methanol.
- Nghiên cứu, khảo sát quá trình chiết các thành phần có trong cây Nở ngày
đất với các dung môi n-hexane, ethyl acetate, dichloromethane, methanol.
- Khảo sát chọn dung môi kết tinh lại chất rắn thu được từ dịch chiết các
dung môi và tiến hành kết tinh lại.


4

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp các thông tin khoa học về quy trình chiết tách và thành phần cấu
tạo một số hợp chất có trong cây Nở ngày đất.
- Cung cấp các số liệu thực nghiệm cho các nghiên cứu tiếp theo sâu hơn về
cây Nở ngày đất.
Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp các tư liệu về quy trình chiết tách cây Nở ngày đất với các dung
môi khác nhau, từ đó có thể đề ra quy trình ứng dụng trong thực tế.
- Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian cũng như các bài
thuốc cổ truyền về ứng dụng của cây Nở ngày đất.
7. Bố cục của khóa luận gồm 3 phần
Khóa luận gồm 53 trang, trong đó có 12 bảng và 11 hình. Phần mở đầu 4
trang, kết luận và kiến nghị 1 trang, tài liệu tham khảo 1 trang. Nội dung của khóa
luận chia làm 03 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu 19 trang.

Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 6 trang.
Chương 3: Kết quả và bàn luận 22 trang.


5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu thực vật học họ Dền (AMARANTHACEAE)
Họ Dền hay họ Giền (danh pháp khoa học: Amaranthaceae) là một họ chứa
khoảng 160-174 chi với khoảng 2.050-2.500 loài. Phần lớn các loài là cây thân thảo
hay cây bụi nhỏ; rất ít loài là cây gỗ hay dây leo. [6]
Họ này phổ biến rộng khắp thế giới, nhưng chủ yếu được tìm thấy tại các
khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, mặc dù có nhiều loài thuộc về các khu khu
vực ôn đới mát. [6]
Trong hệ thống APG II năm 2003 (không thay đổi từ hệ thống APG năm
1998), họ này được đặt trong bộ Cẩm chướng (Caryophyllales). Nó bao gồm cả các
loài trước đây đặt trong họ Rau muối (Chenopodiaceae). Các loài trong họ Rau
muối cũ được nhiều người biết đến là củ dền, củ cải đường, rau muối, lê
mạch và rau bina. Các khác biệt cơ bản giữa họ Amaranthaceae (nghĩa hẹp) và
Chenopodiaceae là các cánh hoa và nhị hoa thường hợp nhất thành một cấu trúc
vòng. [6]
Trước khi hợp nhất cả họ Chenopodiaceae thì họ Amaranthaceae (nghĩa hẹp)
chỉ chứa khoảng 65 chi và khoảng 900 loài. Phần lớn trong số các loài này có mặt
tại khu vực nhiệt đới của châu Phi và Bắc Mỹ. Một vài loài bị coi là cỏ dại, nhưng
các loài khác thì lại được coi là các loại cây cảnh phổ biến trong vườn, đặc biệt là
các loài từ các chi Alternanthera, Amaranthus, Celosia, và Iresine. Các cây đáng
chú ý là rau dền và cỏ lăn. Nhiều loài trong họ này là cây chịu mặn, phát triển tốt tại
các khu vực đất mặn. [6]
Lá của các loài trong họ này là lá đơn, có thể mọc đối hay so le, các mép lá
nhẵn hay hơi có khía và chúng không có các lá kèm. Trong phần lớn các trường

hợp, hoặc là có sự tập hợp ở gốc hay ở ngọn các lá. [6]
Các hoa hoặc là mọc đơn hoặc mọc thành cụm dạng xim hoa, cành
hoa hay chùy hoa. Thông thường chúng là hoa hoàn hảo (lưỡng tính) và đối xứng
tỏa tia. Một số ít loài có hoa đơn tính. Các hoa có 4-5 cánh hoa, thông thường kết


6

nối với nhau và có khoảng 1-5 nhị hoa. Nhụy hoa dạng dưới bầu có 3-5 lá đài kết
nối với nhau. [6]
Quả có thể là quả bế, quả hạch, hay quả nang nứt theo đường vòng, ít thấy
dạng quả mọng. [6]
1.2. Giới thiệu chi Gomphrena
Chi Nở ngày hay Chi Bách nhật (Gomphrena) là chi thực vật có hoa trong
họ Amaranthaceae. [5]
1.3. Giới thiệu loài celosioides
Loài celosioides là một cây lâu năm thân thảo thuộc họ Amaranthaceae và
là một trong 51 loài trong chi có nhiều phân nhánh. [7]
Lá hình elip có ngắn, cuống lá rậm, chiều dài khoảng 3-4 cm. Những bông
hoa trong gai ga dày đặc và phát triển trên một chỗ chứa len; phân đoạn bao hoa là
mỏng như giấy, dài 4-6 mm, tỏa sáng, và màu trắng sang màu hồng nhạt. Các hạt
giống là khoảng 1,5 mm chiều dài, đậu lăng hình, nâu và bóng, và thường xuyên
được phân phối bởi kiến. [7]
Cây từ Amaranthaceae được sử dụng trong y học dân gian cho chất lượng
dinh dưỡng và để điều trị các rối loạn khác nhau như tiêu hóa và các vấn đề hô hấp,
nhiễm trùng da, cũng như một số bệnh truyền nhiễm . Phân tích cũng đã cho biết có
chứa hydrocarbon, rượu, steroid, terpenoid, ecdysteroids, flavonoid, saponin, acid
amin, butacyanins, làm giảm lượng đường và ketoses. [7]
1.4. Tổng quan về cây Nở ngày đất
1.4.1. Giới thiệu chung về cây Nở ngày đất

Cây Nở ngày đất còn có tên gọi khác là cúc bách nhật đất, cây bạc dầu.
Tên khoa học của Nở ngày đất Gomphrena celosiodes Mart.
Nở ngày đất thuộc giới thực vật, hạt kín, hai lá mầm: Plantae Angiospermae
Eudisost.
Nở ngày đất thuộc bộ Cẩm Chướng Caryophylales.
Nở ngày đất thuộc họ rau Dền (Giền) Amaranthaceae.


7

Nở ngày đất thuộc chi Gomphrena.
Nở ngày đất thuộc loài G. celosioides.
1.4.2. Hình thái thực vật của cây Nở ngày đất
Đây là loại cỏ mọc hoang thân thảo sống lâu, mọc nằm rồi đứng, phân nhiều
nhánh, rễ to. Thân có rãnh sâu, có lông nằm trên thân. Có phiến lá dầy mọc đối
xứng nhau, đầy lông màu trắng ở mặt dưới lá. Cuống lá nhỏ, một cành thường cho
5-7 lá. [4]
Hoa màu trắng, cánh hoa cứng và thon gọn, cụm hoa hình bông trụ rộng
khoảng 1cm, dài 2-3cm, có mang lá bắc phía dưới hoa 5-6mm, 5 lá đài, 5 nhị dính
thành ống,bầu hình trứng có màu nâu. Không nên nhầm với cây Cúc bách nhật cùng
chi nhưng khác loài (Gomphrena globosa L. Amaranthaceae), đôi khi dân gian cũng
gọi là Bông nở ngày nhưng cụm hoa thì có màu đỏ tím.Cây ra hoa quanh năm và
cho nhiều quả, quả hộp chứa nhiều hạt màu nâu. Hình 1.1 mô tả hình thái tự nhiên
cây Nở ngày đất. [4]
1.4.3. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây được phân bố nhiều trên thế giới, điển hình khu vực Châu á, như Trung
Quốc, Thái Lan, Camphuchia… Tại việt nam cây mọc hoang ở nhiều khu vực khô,
đồi núi phổ biến là phía Tây Nam và miền Trung. [4]
Cây mọc hoang khắp nơi trên bãi cỏ, lề đường, các vùng đất cát, rừng và rất
khó tiêu diệt. [4]

1.4.4. Tác dụng dƣợc lý - Công dụng
* Theo tài liệu y học cổ truyền Việt Nam
Cây nở ngày đất (Gomphrena celosiodes) chỉ được dùng trong phạm vi dân
gian chữa ho, cảm cúm, tiêu độc, chưa thấy nghiên cứu về thành phần hoạt chất.
* Theo các tài liệu hiện nay
Chứa nhiều flavones, flavonoïdes glycosides, gomphrenol giúp làm giảm các
triệu trứng sốt, cảm cúm do virut gây ra, giúp ức chế các Acid uric trong máu, thải
các độc tố ra ngoài, cây được dân gian sử dụng phổ biến và cũng chính từ bài thuốc


8

đó mà khoa học đã tìm ra được dược tính từ cây để chiết xuất một số dược tính từ
cây ra làm thuốc, Trên thị trường Điều đáng ngạc nhiên là tinh dầu từ lá giúp tán
phong, tiêu viêm tốt cho phụ nữ sau sinh.

Hình 1.1 Hình thái cây Nở ngày đất
Hiện một số lương y đang sử dụng cây thân thảo này để điều trị bệnh Gout
trong thời gian điều trị sớm nhất, trong rễ cây có thành phần flavonoïdes và
saponines làm giảm đau các triệu chứng cơ bắp va chạm gây ra, Người sử dụng
nhiều chất đạm dẫn đến khớp, Gout qua tác dụng từ dược tính ở rễ, lá cây giúp điều
trị hoàn toàn loại bệnh này.
Ngoài các công dụng trên cây Nở ngày đất có tác dụng giảm căng thẳng, mệt
mỏi, giúp tiêu hóa tốt, ngoài ra hai thành phần Anti và cancereux giúp ức chế chống
lại các tế bào ung thư gây ra, nó còn làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và cải
thiện lưu thông tim mạch vành.
Một nghiên cứu mới nhất của Bangladesh, đại học Dhaka, 2012 cho thấy cây
nở ngày đất có 3 tác dụng sau:



9

1. Khả năng kháng khuẩn: nở ngày đất có tác dụng kháng một số vi khuẩn
gram dương như:Aspergillus niger với vòng vô khuẩn lớn nhất trong điều kiện
chuẩn là 25 ± 0,33; Saccharomyces cerevisiae là 25 ± 0; Bacillus cereus là 44 ±
0,234; B. megaterium 44 ± 0.33; Staphylococcus aureus 44 ± 0,370. Với gram âm
chúng tác dụng tốt với Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi,
Shigella boydii, Sh. Dysenteriae, Mimicus Vibrio, Vibrio parahaemolyticus, S.
paratyphi và với cả nấm Candida albicans. [9]
2. Khả năng chống oxy hóa: với dịch chiết thô cây nở ngày đất bằng
chloroform, n-hecxan, cacbon tetrachloride thì chiết với hecxan hiệu ứng chống oxy
hóa là mạnh nhất, nhặt rác cho cơ thể tốt nhất. 3. Độc tính: Các sinh trắc nghiệm
nuôi tôm và cho thêm một lượng nhỏ dịch chiết của cây nở ngày thì gây chết tôm
đáng kể. Tác giả làm thí nghiệm này không nói rõ liều và không xác định độc tính
cấp hay liều chí tử 50 (LD50. Tác giả này cũng khuyến cáo không nên uống liều
cao hoặc kéo dài vì cúc bách nhật có thể gây độc tế bào theo chương trình khi so
sánh với Vincristin sunphat. Kết luận theo hiểu biết của cá nhân tác giả: 1. Khả
năng chữa khỏi bệnh gout của cây nở ngày đất là không có thật. 2. Cây nở ngày có
khả năng chống oxy hóa khá mạnh, nên có thể pha dạng trà với liều thấp 12 – 20
gam/ngày. [9]
3. Cây nở ngày kháng khuẩn phổ khá rộng với gram âm, gram dương và ngay
cả với nấm Candida albicans nên có thể dùng cho viêm nhiệt mồm, tưa lưỡi trẻ em
hoặc đắp mụn nhọt. 4. Nở ngày đất có khả năng gây chết tôm nuôi ở liều thấp và có
thể gây độc tế bào người theo chương trình kiểu Vincristin.[9]
* Theo tài liệu y học thế giới
Tại Ấn Độ
Kết quả công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý của Gomphrena
celosiodes Mart. của 2 nhà khoa học Neha Sharma và Rekha Vijayvergia ở Ấn Độ
đã được đăng trong Tạp chí "International Journal of Pharma and Bio Sciences" vào
năm 2011 ghi nhận trong dịch chiết nước và cồn của cây Nở ngày có chứa đường,

tinh bột, protein, chất béo và phenol.


10

Nghiên cứu này chứng minh cây nở ngày có tác dụng kháng khuẩn
(antimicrobial activity) trên 3 chủng vi khuẩn là Escherichia coli, Pseudomonas
aeroginosa và Staphylococcus aureus (so sánh với Amoxylline).
Các dịch chiết từ lá, hoa, thân và rễ đã được phân lập và thử nghiệm, kết quả
đều cho thấy tác dụng kháng khuẩn mạnh của cây Nở ngày và đây cũng là tiền đề
cho các hướng nghiên cứu mới của các viện bào chế hy vọng tìm ra những loại
thuốc có tác dụng kháng sinh thực vật có ích cho con người đồng thời cũng hạn chế
bớt các tác dụng phụ của hóa chất tổng hợp.
Tại Mỹ và Brazil
Theo Ebana và cộng sự, 1991, dịch chiết nước và cồn của cây Nở ngày có
chứa alkaloid, saponin, tannin, glycosid, steroid, đường đơn và terpen. Thử nghiệm
chứng minh không chỉ có hiệu lực trên vi khuẩn mà dịch chiết cồn của cây Nở ngày
còn có tác dụng mạnh trên các chủng nấm (antifungal activity).
Cũng theo kết quả nghiên cứu của De Moura và cộng sự (2004) Gomphrena
celosiodes còn có chứa nhóm flavonoid và amino acid, những hợp chất
phytochemical nàycó khả năng thâm nhập vào các vách tế bào nấm, một cách phối
hợp giữa các chất có hoạt tính sinh học làm tăng tác động ức chế sự tăng trưởng của
nhiều chủng loại nấm.
Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Dosumu và cộng sự (2010) về hoạt
tính sinh học của Gomphrenacelosiodes, cũng cho thấy dịch chiết methanol có tác
động kháng nấm và diệt giun sán.
Tại Úc
Loài Nở ngày Gomphrena celosiodes (được gọi là Khaki weed), theo 2 tác
giả Parsons và Cuthbertson của quyển "Poisonous Plants of Australia", 1999, hai
ông này xếp cây Nở ngày vào nhóm cây độc và cho rằng nó bất lợi cho chó, các gờ

nhọn của hoa sẽ làm trầy xước chân của chó và gây ra bệnh về da ở một số loài gia
súc.
Súc vật ít ăn loại cỏ này nhưng cừu thì thường ăn những cây non và mềm.
Nhưng may mắn cho cừu vì đây không phải là thức ăn chính của nó nên không gây
bệnh.


11

Tuy nhiên, tài liệu cũng ghi nhận là loại cỏ này là nguyên nhân gây bệnh sốt
mùa hè, hen suyễn và viêm da ở một số người.
Còn trong quyển "Plants of Western New South Wales" của tác giả
Cunningham, Mulham, Milthorpe và Leigh ghi chú rằng "Ngựa được thả trên những
vùng đồng cỏ có mọc nhiều loại cây này thì thấy chúng có hiện tượng lảo đảo…".
Tuy nhiên, độc tố trong cây nở ngày đất thì chưa được xác định, chỉ thấy ghi nhận là
có chứa nhiều oxalate.
Nếu người ăn nhiều sẽ có dấu hiệu ngộ độc thường là run cơ, choáng váng,
mất phương hướng nhận định, trầm cảm, sợ ánh sáng, người trở nên suy sụp tinh
thần và dễ tử vong. Cũng cần chú ý với người có vấn đề bệnh mạn tính ở thận. Vì
những cảnh báo trên nên mọi người cần thận trọng khi dùng.
Tóm lại, những kết quả nghiên cứu chứng minh cây nở ngày đất tác dụng
trên các chủng vi trùng, nấm và không thấy ghi nhận tác dụng giảm đau do gout
hoặc làm hạ đường huyết. Nhưng trước khi được công nhận là cây thuốc có tác
dụng chữa bệnh, những nhà nghiên cứu còn phải tiến hành thêm nhiều thử nghiệm
nữa trước khi công bố.
1.5. Thành phần hóa học có trong cây Nở ngày đất
Theo wikipedia Nở ngày đất chứa nhiều flavones, flavonoïdes glycosides,
gomphrenol giúp làm giảm các triệu trứng sốt, cảm cúm do virut gây ra, giúp ức chế
các Acid uric trong máu, thải các độc tố ra ngoài.
Một số bài thuốc dân gian từ cây Nở ngày đất

1. Hoa cây Nở ngày đất có thể phơi khô hoặc để tươi. Hoa nở ngày đất có khả năng
kháng khuẩn, chống viêm, chống phù nề.
2. Lá cây Nở ngày đất: phơi khô, ngâm trong 1 tách nước nóng, áu đó uống như
uống trà. Lá có tác dụng cho người bệnh huyết áp, ho, tiểu đường.
3. Toàn cây Nở ngày đất: ngâm trong nước sôi, hoặc đun sôi lấy nước uống, được
để nghị như một đơn thuốc cho bệnh tiểu đường.


12

4. Rễ cây Nở ngày đất có thể phơi khô ngâm rượu, hay xay nhuyễn thành bột để
dành pha nước uống hay trộn bổ sung vào thức ăn, có khả năng làm giảm đau, an
thần, giúp ngủ ngon.
- Mùi vị thơm thơm như nước trà, để tủ lạnh uống càng ngon, uống bình thường
ngâm trong nước đun sôi khoảng 10 phút( 9- 10 bông) tương đương 3 -9g.
- Trị mỡ trong máu: say toàn cây uống hằng ngày, kết hợp với diệp hạ châu càng
tốt.
- Trị gout: sử dụng nước uống đậm nhạt tùy mức độ bệnh và nhu cầu người sử
dụng.
Cây Nở ngày đất có tính nóng, sau khi uống nên bổ sung các loại nước mát giải
nhiệt. Ví dụ: Cây chùm ngây, cây cà gai leo ...
- Dùng sắc thuốc uống trị sốt, cảm cúm, tiêu độc : Lá, Thân, rễ, 30gr sắc với 1lit
nước uống sau bữa ăn
- Dùng điều trị Gout, khớp : Dùng 200gr cây nở ngày đất tươi ( cả hoa ) sắcvới
1500 ml nước cạn còn 500ml , uống khi thấy khát, sắc lại khi nào thấy nhạt thì thôi,
uống khi nào thấy bệnh khỏi hẳn thì giảm lượng thuốc còn 100g/ ngày, sắc uống
thay nước hàng ngày, nếu dùng khô thì sắc lâu hơn một chút, lưu ý, phủ nử cho con
bú, phụ nữ có thai, người huyết áp thấp thì không nên dùng.
Đặc biệt: tinh dầu từ lá giúp tán phong, tiêu viêm tốt cho phụ nữ sau sinh. [2]
1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu

1.6.1 Phƣơng pháp chiết Soxhlet
Có nhiều cách để chiết tách hợp chất hữu cơ ra khỏi cây cỏ. Các kỹ thuật đều
xoay quanh hai phương pháp chính là chiết lỏng – lỏng và chiết rắn – lỏng. Trong
thực nghiệm, việc chiết rắn – lỏng được áp dụng nhiều hơn, bao gồm sự nghấm kiệt,
sự ngâm dầm, sự trích với bộ Soxhlet... Ngoài ra còn có thể chiết bằng phương pháp
lôi cuốn hơi nước, phương pháp sử dụng chất lỏng siêu tới hạn, chiết có sự hỗ trợ
của vi sóng.
Phương pháp chiết Soxhlet là phương pháp lấy chất từ hỗn hợp bằng dung
môi để tách các cấu tử có trong hỗn hợp thành những cấu tử riêng. Dung môi bay


13

hơi ngưng tụ hòa tan các cấu tử trong mẫu tạo các dịch chiết. Đặc biệt dụng cụ chiết
Soxhlet có thêm một ống xi – phông gắn bên cạnh để dịch chiết chảy vào bình cầu
khi nào mức chất lỏng trong ống chiết tăng lên tới khuỷu trên của ống xi – phông.
Các chất được chiết cần có tỷ khối lớn hơn dung môi. Trong quá trình đó cấu
tử cần được tách được làm giàu thêm trong dung môi.
1.6.1.1 Cấu tạo bộ chiết Soxhlet
Bộ chiết Soxhlet gồm ba bộ phận tháo ráp được tại các vị trí nút mài (1), (2)
và (3). Gồm:
- Bình cầu A đặt trong một bếp đun có thể điều chỉnh nhiệt độ;
- Bộ phận chứa mẫu bột cây, gồm ba ống: Ống D có đường kính lớn, ở giữa,
để chứa bột cây; ống B có đường kính trung bình, để dẫn dung môi từ bình A bay
lên, đi vào ống D chứa bột cây; ống E có đường kính nhỏ, là ống thông nhau, để dẫn
dung môi từ D trả ngược lại bình cầu A;
- Trên cao nhất là ống sinh hàn C, có nhiệm vụ ngưng hơi.
Hình 1.2 mô tả cấu tạo bộ chiết soxhlet.
1.6.1.2 Một số lưu ý khi chiết Soxhlet
- Các hợp chất chiết được trữ trong bình cầu A, đến một lúc khi nồng độ của

chất đạt đến mức bão hòa thì cần phải thay dung môi mới.
- Tùy trường hợp, việc chiết có thể kéo dài trong vài ngày. Khi nghỉ, ra về,
cần tắt bếp điện trước, chờ thêm ba mươi phút sau đó mới tắt nguồn nước làm lạnh
ống ngưng hơi.
- Khi thực hiện sự chiết với dung môi có nhiệt độ sôi thấp, phòng thí nghiệm
ở xứ nóng, cần lưu ý xem ống ngưng hơi có đủ sức làm ngưng tụ hay không, nếu
không, sẽ thấy khí bốc ra khỏi hệ thống từ đầu trên cao của ống ngưng hơi. Trong
trường hợp đó, cần tìm cách nối dài thêm ống ngưng hơi. Lưu ý đây là hệ thống hở,
phần bên trong của ống thông với không khí bên ngoài nhờ ống ngưng hơi, vì thế
khi nối dài ống ngưng hơi không làm ống bị bít.


14

Hình 1.2 : Sơ đồ cấu tạo bộ chiết Soxhlet
- Sau khi chiết kiệt với một loại dung môi, ví dụ như ete dầu hỏa, nếu muốn
tiếp tục chiết với một dung môi có tính phân cực hơn, ví dụ cloroform, thì ta rút bao
chứa bột cây ra khỏi ống D, mở miệng bao cho dung môi bay hết rồi mới cho bao
vào trở lại ống D, rót dung môi là cloroform vào, bắt đầu quá trình chiết mới.
- Tỉ lệ rắn- lỏng cần phải cân đối với thể tích bộ chiết Soxlet.
1.6.1.3 Ưu, nhược điểm của hệ thống
- Ƣu điểm
+ Tiết kiệm dung môi, chỉ một lượng ít dung môi mà chiết kiệt được mẫu
cây. Không phải tốn công lọc và châm dung môi mới.
+ Không tốn các thao tác lọc và châm dung môi mới như các kĩ thuật chiết
khác. Chỉ cần cắm điện, mở nước hoàn lưu là máy sẽ thực hiện sự chiết.


×