Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ DỊCH CHIẾT THÂN RỄ SÂM CAU TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 75 trang )

i

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC


HUỲNH THỊ HỒNG PHÚC

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN
HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ DỊCH CHIẾT THÂN RỄ SÂM CAU
TỈNH QUẢNG NGÃI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Đà Nẵng - 2016


ii

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CỦA MỘT SỐ DỊCH CHIẾT THÂN RỄ SÂM CAU Ở TỈNH QUẢNG
NGÃI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thị Hồng Phúc
Lớp :

12SHH

Giáo viên hướng dẫn : GS. TS Đào Hùng Cường

Đà Nẵng – 2016


iii

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TRƯỜNG ĐHSP

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

KHOA HÓA

----------------------------

------------

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Huỳnh Thị Hồng Phúc

Lớp: 12SHH
1. Tên đề tài: Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học trong một
số dịch chiết thân rễ cây sâm cau ở tỉnh Quảng Ngãi.
2. Nguyên liệu dụng cụ và thiết bị:
 Nguyên liệu
Rễ sâm cau được trồng và thu hái tại Quảng Ngãi.
 Dụng cụ
 Bộ chiết soxhlet.
 Tủ sấy, lò nung, cân phân tích
 Cốc thuỷ tinh, bình tam giác, bếp điện, bếp cách thuỷ, cốc sứ, các loại
pipet, bình định mức, bình hút ẩm, giấy lọc…
 Hóa chất
 Các hóa chất dùng để chiết:n-hexan, metanol, etylaxetat, diclometan.
 Các hóa chất khác: nước cất, HNO3 loãng…
3. Nội dung nghiên cứu
 Xử lí nguyên liệu, xác định độ ẩm, thành phần kim loại.
 Xác định thành phần hóa học của các dịch chiết bằng phương pháp sắc kí
ghép khối phổ (GC – MS, …).
 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chiết các thành phần hóa học
với dung môi chiết tối ưu (thời gian, ….).


iv

4. Giáo viên hướng dẫn: GS. TS. Đào Hùng Cường
5. Ngày giao đề tài: 11/9/2015
6. Ngày hoàn thành: 20/4/2016
Chủ nhiệm khoa

Giáo viên hướng dẫn


PGS. TS. Lê Tự Hải

GS. TS. Đào Hùng Cường

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho khoa ngày…..tháng…..năm
2016

Kết quả điểm đánh giá
Ngày…. tháng….năm 2016
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(kí và ghi rõ họ tên)


v

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS. Đào Hùng Cường đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề
tài này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo giảng dạy và công tác tại
phòng thí nghiệm khoa Hóa, trường đại học Sư phạm; các cán bộ Trung tâm kỹ thuật
tiêu chuẩn đo lường chất lượng II, thành phố Đà Nẵng đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho em thực hiện đề tài này.
Đà nẵng, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Huỳnh Thị Hồng Phúc



vi

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1

2.

Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2

3.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2

3.2.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2

4.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2

4.1.


Nghiên cứu lý thuyết ............................................................................................. 2

4.2.

Nghiên cứu thực nghiệm ....................................................................................... 2

5.

Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 3

5.1.

Lý thuyết tổng quan về cây sâm cau ở tỉnh Quảng Ngãi ..................................... 3

5.2.

Xác định tính chất vật lý của thân rễ cây sâm cau .............................................. 3

5.3.

Xác định thành phần hóa học trong dịch chiết thân rễ non và thân rễ già ........ 3

6.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................... 3

6.1.

Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 3


6.2.

Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 3

7.

Cấu trúc của đề tài ................................................................................................... 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................... 5
1.1.

Tổng quan về họ Curculigo .................................................................................. 5

1.2.

Tổng quan về Curculigo orchioides Geartn.......................................................... 6

1.2.1.

Vị trí phân loại .................................................................................................. 7

1.2.2.

Đặc điểm phân bố .............................................................................................. 7

1.2.3.

Đặc điểm hình thái ............................................................................................ 7

1.2.4.


Thành phần hóa học .......................................................................................... 8

1.2.5.

Tác dụng dược lý và công dụng ........................................................................ 9

1.2.5.1.

Độc tính .......................................................................................................... 9

1.2.5.2.

Tác dụng sinh học ........................................................................................ 10

1.2.5.3.

Công dụng .................................................................................................... 14

1.3.

Một số bài thuốc từ sâm cau ............................................................................... 15

1.4.

Một số sản phẩm trên thị trường ....................................................................... 16

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ................... 17
2.1.


Nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị hóa chất .............................................................. 17

2.1.1.

Nguyên liệu ...................................................................................................... 17

2.1.2.

Dụng cụ ............................................................................................................ 17


vii

Hóa chất ........................................................................................................... 17

2.1.3.
2.2.

Quy trình ............................................................................................................. 17

2.3.

Các phương pháp xác định chỉ số hóa lý............................................................ 17

2.3.1.

Xác định đổ ẩm: phương pháp sấy đến khối lượng không đổi ...................... 17

2.3.2.


Xác định hàm lượng tro: phương pháp tro hóa mẫu ..................................... 19

2.3.3.

Xác định hàm lượng kim loại nặng................................................................. 20

2.4.

Phương pháp chiết mẫu thực vật ....................................................................... 20

2.4.1.

Giới thiệu ......................................................................................................... 20

2.4.2.

Phương pháp chiết soxhlet .............................................................................. 21

2.4.3.

Khảo sát chọn thời gian chiết.......................................................................... 22

2.5.

Các phương pháp đo mẫu .................................................................................. 24
Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử AAS .............................................. 24

2.5.1.
2.5.1.1.


Cơ sở phương pháp đo phổ hấp phụ nguyên tử ......................................... 24

2.5.1.2.

Nguyên tắc và bộ phận của phương pháp đo phổ hấp phụ nguyên tử ...... 24

2.5.1.3.

Ưu nhược điểm của phép đo AAS ............................................................... 26

2.5.1.4.

Đối tượng phạm vi ứng dụng của phép đo AAS ......................................... 26
Phương pháp sắc kí khí khối phổ (GC-MS) ................................................... 27

2.5.2.
2.5.2.1.

Giới thiệu về phương pháp sắc kí khí ......................................................... 27

2.5.2.2.

Phương pháp khối phổ (MS) ....................................................................... 28

2.5.2.3.

Sắc kí khí kết hợp Khối phổ (GC-MS) ........................................................ 28

2.5.2.4.


Công dụng máy sắc kí khí kết hợp khối phổ GC-MS ................................. 28

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 30
3.1.

Xác định độ ẩm ................................................................................................... 30

3.2.

Xác định hàm lượng tro ...................................................................................... 30

3.3.

Xác định hàm lượng kim loại ............................................................................. 31

3.4. Chiết tách và xác định thành phần hóa học của dịch chiết rễ non với dung môi
n-hexan .......................................................................................................................... 31
3.4.1.

Khảo sát chọn thời gian chiết tối ưu ............................................................... 31

3.4.2.

Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết n-hexan............................ 32

3.5. Chiết tách và xác định thành phần hóa học của dịch chiết rễ non với dung môi
etyl axetat ....................................................................................................................... 34
3.5.1.

Khảo sát chọn thời gian chiết tối ưu ............................................................... 34


3.5.2. Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết etyl axetat ............................ 36
3.6. Chiết tách và xác định thành phần hóa học của dịch chiết rễ non với dung môi
metanol .......................................................................................................................... 37
3.6.1.

Khảo sát chọn thời gian chiết tối ưu ............................................................... 37


viii

3.6.2. Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết metanol ................................ 38
3.7. Chiết tách và xác định thành phần hóa học của dịch chiết rễ non với dung môi
diclometan...................................................................................................................... 40
3.7.1.

Khảo sát chọn thời gian chiết tối ưu ............................................................... 40

3.7.2.

Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết diclometan ....................... 41

3.8. Chiết tách và xác định thành phần hóa học của dịch chiết rễ già với dung môi
n-hexan .......................................................................................................................... 44
3.8.1.

Khảo sát chọn thời gian chiết tối ưu ............................................................... 44

3.8.2.


Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết .......................................... 45

3.9. Chiết tách và xác định thành phần hóa học của dịch chiết rễ già với dung môi
etyl axetat ....................................................................................................................... 47
3.9.1.

Khảo sát chọn thời gian chiết tối ưu ............................................................... 47

3.9.2.

Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết .......................................... 48

3.10.
Chiết tách và xác định thành phần hóa học của dịch chiết rễ già với dung môi
metanol 50
3.10.1.

Khảo sát chọn thời gian chiết tối ưu ........................................................... 50

3.10.2.

Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết metanol ........................ 51

3.11.
Chiết tách và xác định thành phần hóa học của dịch chiết rễ già với dung môi
diclometan...................................................................................................................... 53
3.11.1.

Khảo sát chọn thời gian chiết tối ưu ........................................................... 53


3.11.2.

Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết diclometan ................... 54

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 60


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

3.2

Kết quả khảo sát độ ẩm của rễ sâm cau tươi

30

3.2

Kết quả khảo sát hàm lượng tro của rễ sâm cau tươi

30

3.3


Bảng hàm lượng một số kim loại có trong rễ sâm cau

31

3.3

3.5

Ảnh hưởng của thời gian tới % chất chiết với dung
môi n-hexan của rễ cau non
Bảng định danh các cấu tử của dịch chiết với dung
môi n-hexan của rễ sâm cau non

32

33

Ảnh hưởng của thời gian tới % chất chiết với dung
3.6

3.7

3.8

môi etyl axetat của rễ cau non
Bảng định danh các cấu tử của dịch chiết với dung
môi etyl axetat của rễ sâm cau non
Ảnh hưởng của thời gian tới % chất chiết với dung
môi metanol của rễ cau non


35

36

37

Bảng định danh các cấu tử của dịch chiết với dung
3.9

môi metanol của rễ sâm cau non

39

Ảnh hưởng của thời gian tới % chất chiết với dung
3.10

môi diclometan của rễ cau non

41

Bảng định danh các cấu tử của dịch chiết với dung
3.11

môi diclometan của rễ sâm cau non

43

Ảnh hưởng của thời gian tới % chất chiết với dung
3.12


3.13

3.14

môi n-hexan của rễ cau già
Bảng định danh các cấu tử của dịch chiết với dung
môi n-hexan của rễ sâm cau già
Ảnh hưởng của thời gian tới % chất chiết với dung
môi etyl axetat của rễ cau già

44

46

47

Bảng định danh các cấu tử của dịch chiết với dung
3.15

môi etyl axetat của rễ sâm cau già

49


x

Ảnh hưởng của thời gian tới % chất chiết với dung
3.16


3.17

3.18

môi metanol của rễ cau già
Bảng định danh các cấu tử của dịch chiết với dung
môi metanol của rễ sâm cau già
Ảnh hưởng của thời gian tới % chất chiết với dung
môi diclometan của rễ cau già

50

52

53

Bảng định danh các cấu tử của dịch chiết với dung
3.19

môi diclometan của rễ sâm cau già

55

Bảng tổng hợp các thành phần định danh trong dịch
3.20

chiết rễ sâm cau

56



xi

DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên hình, đồ thị

Trang

1.1

Sâm cau trong tự nhiên

7

1.2

Đặc điểm hình thái của cây sâm cau

8

1.3

Rượu sâm cau

16

2.1


QUY TRÌNH THỰC NGHIÊM

18

2.2

Bột rễ non(trái) và bột rễ già(phải)

19

2.3

Bộ chiết soxhlet

22

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của % chất chiết vào
3.1

3.2

thời gian chiết với dung môi n-hexan rễ sâm cau non
Sắc kí đồ GC-MS của dịch chiết rễ sâm cau non với
n-hexan

32

33

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của % chất chiết vào

3.3

thời gian chiết với dung môi etyl axetat rễ sâm cau

35

non
3.4

Sắc kí đồ GC-MS của dịch chiết rễ sâm cau non với
etyl axetat
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của % chất chiết vào

3.5

thời gian chiết với dung môi metanol rễ sâm cau non
Sắc kí đồ GC-MS của dịch chiết rễ sâm cau non với

3.6

metanol rễ

36

38

39

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của % chất chiết vào
3.7


thời gian chiết với dung môi diclometan rễ sâm cau

41

non
3.8

Sắc kí đồ GC-MS của dịch chiết rễ sâm cau non với
diclometan

42

Dịch chiết rễ sâm cau non với các dung môi theo thứ
3.9

tụ từ trái qua là n-hexan, etyl axetat, diclometan,
metanol

44


xii

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của % chất chiết vào
3.10

thời gian chiết với dung môi n-hexan của rễ sâm cau

45


già
Sắc kí đồ GC-MS của dịch chiết rễ sâm cau già với
3.11

n-hexan

46

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của % chất chiết vào
3.12

thời gian chiết với dung môi etyl axetat của rễ sâm

48

cau già
Sắc kí đồ GC-MS của dịch chiết rễ sâm cau già với
3.13

etyl axetat

49

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của % chất chiết vào
3.14

thời gian chiết với dung môi metanol của rễ sâm cau

51


già
Sắc kí đồ GC-MS của dịch chiết rễ sâm cau già với
3.15

metanol

51

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của % chất chiết vào
3.16

thời gian chiết với dung môi diclometan của rễ sâm

54

cau già
3.17

Sắc kí đồ GC-MS của dịch chiết rễ cau già với
diclometan

55

Dịch chiết rễ cau già với các dung môi theo thứ thụ
3.18

từ trái qua là n-hexan, etyl axetat, diclometan,
metanol


56


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người,
đặc biệt là trong thời gian gần đây khi mà các căn bệnh nguy hiểm như ung thư, viêm
gan B, tiểu đường,.. đang có chiều hướng gia tăng. Đây chính là vấn đề cấp bách đặt
ra cho những người học về hóa chất và y dược nghiên cứu tìm kiếm các phương thuốc
mới để phòng ngừa, điều trị hiệu quả các loại bệnh tật. Việt Nam nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, mưa thuận gió hòa nên hệ thực vật rất phong phú và đa dạng
với nhiều loại thực vật là các dược liệu quí trong đó có cây Sâm cau.
Sâm cau mọc hoang trên các đồi cỏ ven rừng núi của một số tỉnh ở miền Bắc
Việt Nam và cũng tìm thấy trên vùng đồi núi cao ở Lâm Đồng. Bộ phận dùng làm
thuốc là thân rễ (căn hành), có tên dược liệu là tiên mao (Rhizoma Curculiginis).
Người ta thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu. Đào lấy củ về, loại bỏ những rễ
con, rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo một đêm để khử độc, rồi phơi hoặc
sấy khô. Trong thân rễ sâm cau có chứa tinh bột, chấy nhầy, tanin, acid béo, betasitosterol, stigmasterol và các hợp chất flavonoid, các chất thuộc nhóm cycloartan,
triterpenic, cycloartan glycosid là curculigosaponin (A, B, C, D). Sâm cau là dược
thảo có chứa steroid thiên nhiên, có tác dụng dạng testosteron (một nội tiết tố sinh
dục nam).
Dược lý học hiện đại ghi nhận tiên mao có tác dụng chống oxy hóa, có khả năng
làm nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường năng lực hoạt động của tuyến sinh dục nam,
tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí hoặc môi
trường có nhiệt độ cao, tăng cường hoạt động của tim, làm giãn mạch vành, bảo vệ
gan, kháng viêm, chống huyết khối, chống nấm, chống co giật, giúp trấn tĩnh, giảm
đau, cải thiện làn da, tăng cường hoạt động cơ bắp, chống lão hóa, giúp phòng chống
đái tháo đường, ung thư. Theo Đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào

kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn
thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa. Thường dùng chữa nam giới thận dương hư
suy, tinh lạnh, số lượng tinh ít, liệt dương, khí lực giảm, tay chân yếu mỏi, bệnh
suyễn, viêm gan vàng da; phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục, loãng xương


2

sau mãn kinh; người cao tuổi thường bị tiểu đêm, tiểu són, lạnh bụng, lưng gối lạnh
đau, phong thấp, viêm khớp mãn tính, vận động khó khăn, suy nhược thần kinh.
Vậy nên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học
trong một số dịch chiết thân rễ cây sâm cau ở tỉnh Quảng Ngãi”.
2. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu quy trình chiết tách và định danh thành phần hóa học của dịch
chiết thân rễ cây sâm cau.
 Xác định công thức cấu tạo của cấu tử chính trong dịch chiết thân rễ cây sâm
cau.
 So sánh sự khác nhau trong thành phần hóa học của thân rễ cây sâm cau non
và thân rễ cây sâm cau già.
 Đóng góp thêm những thông tin, tư liệu khoa học về cây sâm cau, tạo cơ sở
khoa học ban đầu cho các nghiên cứu về sau.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
 Thân rễ cây sâm cau và dịch chiết từ thân rễ cây sâm cau.
 Nguyên liệu thân rễ cây sâm cau lấy ở tỉnh Quảng Ngãi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Khảo sát thời gian chiết tối ưu với từng loại dung môi.
 Định danh thành phần hóa học trong các dịch chiết thu được.
 Thử hoạt tính sinh học của các dịch chiết thân rễ cây sâm cau.
4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu lý thuyết
 Tổng quan tài liệu, tìm hiểu thực tế về cây sâm cau.
 Trao đổi ý kiến với thầy cô giáo và với các anh chị học cao học.
4.2. Nghiên cứu thực nghiệm
Phương pháp vật lý:
 Thu gom và xử lý mẫu thân rễ cây sâm cau.
 Phương pháp phân tích trọng lượng để xác định các chỉ số hóa lý.


3

 Dùng phổ hấp thụ nguyên tử AAS để xác định hàm lượng kim loại.
 Xác định thành phần hóa học của dịch chiết dựa vào phương pháp sắc kí khí
ghép khối phổ (GC-MS).
Phương pháp hóa học
 Phương pháp chiết Soxhlet với các dung môi hexan, etylaxetat, diclometan,
methanol.
5. Nội dung nghiên cứu
5.1.

Lý thuyết tổng quan về cây sâm cau ở tỉnh Quảng Ngãi

 Từ các nguồn tài liệu khác nhau, tìm hiểu về hợp chất thiên nhiên, các phương
pháp chiết tách và xác định thành phần hóa học của các hợp chất thiên nhiên
và hoạt tính sinh học của chúng..
 Sơ lược cây sâm cau, thành phần hóa học và ứng dụng của các bộ phận cây
sâm cau:
 Đặc điểm, phân bố
 Công dụng của cây sâm cau với đời sống
5.2.


Xác định tính chất vật lý của thân rễ cây sâm cau

 Xử lí nguyên liệu, xác định độ ẩm, thành phần kim loại.
5.3.

Xác định thành phần hóa học trong dịch chiết thân rễ non và thân rễ già

 Xác định thành phần hóa học của các dịch chiết bằng phương pháp sắc kí ghép
khối phổ (GC – MS).
 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chiết các thành phần hóa học với
dung môi chiết tối ưu (thời gian).
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
 Cung cấp thông tin khoa học về thành phần, cấu tạo một số hợp chất chính có
trong dịch chiết thân rễ cây sâm cau góp phần nâng cao giá trị sử dụng của cây
này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
 Ứng dụng hoạt tính sinh học vào lĩnh vực y dược.


4

7. Cấu trúc của đề tài
Mở đầu
Chương I: Tổng quan
Chương II: Các phương pháp nghiên cứu thực nghiện
Chương II: Kết quả và thảo luận
Kết luận
Tài liệu tham khảo



5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về họ Curculigo
Chi Curculigo có cây thảo, sống lâu năm thường có thân rễ củ. Lá hình ngọn
giáo hoặc hình dải, thường xếp nếp, thường mọc từ rễ. Cụm hoa chùm, hình trứng
hoặc hình đầu, ở ngọn một cán hoa mọc từ rễ, dài nhiều hay ít. Hoa có cuống hoặc
không, màu vàng, bao hoa đính trực tiếp trên bầu hoặc trên một mỏ dài nằm trên bầu.
Lá đài 3, tràng 3, rời, hầu như giống nhau về hình dạng và kích thước, trải ra thành
hình sao. Nhị 6 xếp 2 dãy, không có chỉ nhị hoặc trên chỉ nhị dài; bao phấn dài có 2
ô khác nhau, song song, hướng trong. Bầu hạ, 3 ô có nhiều noãn. Quả không mở, có
vỏ quả mỏng có mỏ hoặc không.
Theo Phạm Hoàng Hộ có nói trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam” chi Curculigo ở
Việt Nam có 7 loài. Ngoài loài Curculigo orchioides Geartn thì còn có các loài sau:
 Curculigo gracilis Wall
Tên thường gọi: Tam lăng, cồ nốc mảnh, Lòng thuyền, tiên mao hoa thưa.
Đặc điểm thực vật: Cò cao đến 1 m; thân cao vào 6-7 cm, to 1-2 cm. Lá cao;
cuống 30-50 cm; phiến thon hẹp, dài 50-60 cm, rộng 2-8 cm, gân nhiều. Phát hoa trên
cọng dài 20 cm, đầy lông, chùm cao 6-7 cm, hoa có cọng, phiến hoa cao 1 cm, tiểu
nhụy 6, noãn sâu có lông. Trái có cọng.
Phân bố: Ở Việt Nam gặp ở Lào Cai, Hà Tây, Ninh Bình vào đến Quảng Trị cây
thường mọc ở nơi rừng rậm, ẩm ướt, độ cao 1000m.
 Curculigo capitulata (Lour) O.Ktze
Tên thường gọi: Sâm cau lá lớn, Cồ nốc lan.
Đặc điểm thực vật: Đa niên, căn hành to, rex nhiều, lá có bẹ và cuống dài đến
60-90 cm, có lông; phiến tròn dài, thon, to 50-80 x 8-15 cm, xếp theo gân dọc; không
lông. Phát hoa có trục nhiều lông, hoa dấu cao, hoa khít, lá hoa nhiều, có lông; phiến
hoa 10-12mm, vàng, mặt trong không lông, tiểu nhụy 6, vòi nhụy dài, không lông.

Quả hình xoan to 5mm có lông.
Phân bố: phân bố ở Lạng Sơn, Hà Nội, Hòa Bình đến Đồng Nai, cây thường
mọc dưới tán rừng xanh, ẩm, những nơi ẩm ướt, độ cao từ 300-2200m.
 Curculigo disticha Gagn


6

Tên thường gọi: Cồ nốc song dính, cồ nốc hai hàng, rau báo rừng.
Đặc điểm thực vật: cò cao 80cm, thân ngắn. Lá có cuống dài 20cm; phiến thon,
dài 30-40 cm, rộng 4-6 cm, gân phụ cách nhau 3-4 cm. phát hoa có cọng cao 3-4 cm,
hoa song đính, lá hoa dài 2-4 cm, phiến hoa dài 3,5 mm, tiểu nhụy 6, noãn sâu có
lông, dài 26mm kể cả mỏ. trái hình thoi, dài 2 cm.
Phân bố: Ở nước ta có gặp từ Quảng Trị vào Gia Lai và Đồng Nai, có trồng ở
thảo cầm viên ở thành phố Hồ Chí Minh.
 Curculigo latifolia Dryand . Ex Ait
Tên thường gọi: Cồ nốc lá rộng, Sâm cau lá rộng.
Đặc điểm thực vật: Thâm ngầm ngắn, lá dài ddeenss 1m, phiến thon, rộng đến
10cm, dày và xếp dọc như lá dừa non; cuống dài. Hoa nhiều, ghép thành chụm to ở
mặt đất, màu vàng có lông xám ở ống và lá dài, cánh hoa núm hình cầu. Trái có hột
đen.
Phân bố: Ở nước ta có gặp ở Komtum, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Dương.
 Curculigo annamitica Gagn
Tên thường gọi: Cồ Nốc Trung Bộ.
Đặc điểm thực vật: cây cao đến 50cm. Lá có phiến thon, to 25-35 x 4-5 cm, xếp
dọc; cuống dài 10-15cm, bẹ làm thành một thân giả. Phát hoa, có cọng có lông, hoa
vàng giữa lá hoa 1cm, có sọc lông bìa; lá dài và cánh hoa dài 13mm; tiểu nhụy 6,
noãn sâu đầy lông.
Phân bố: Ở Đà Lạt.
 Curculigo tokinensis Gagn

Tên thường gọi: Cồ Nốc Bắc bộ.
Đặc điểm thực vật: cod cao 20cm; thân rất ngắn. Lá cao 20-30 cm, rộng 0,5-1,2
cm, xếp dọc; cuống không phân biệt với phiến. Phát hoa giữa đáy lá, không cọng có
lá, hoa không lông, dài 2-4cm; hoa ít, màu vàng, noãn sâu có lông, tiểu nhụy 6, núm
hình cầu
Phân bố: Ở Đà Lạt
1.2. Tổng quan về Curculigo orchioides Geartn
Tên Việt Nam: sâm cau, ngải cau, bồ cốc lan.


7

Trên thế giới có nhiều tên gọi khác nhau của loài cây này như: golden eyegrass, xian mao, weevil-wort, black musli, Kali musli hoặc Kali Musali
1.2.1. Vị trí phân loại
Phân loại khoa học
Giới

: Plants

Ngành

: Magnoliophyta

Lớp

: Liliopsida

Phân lớp

: Liliidae


Bộ

: Heamodorales

Họ

: Hypoxidaceae

Chi

: Curculigo

Loài

: C.orchioides Gaernt

Hình 1.1 Sâm cau trong tự nhiên
1.2.2. Đặc điểm phân bố
Sâm cau được tìm thấy ở các vùng núi cao 1600m, phía Nam và Tây Nam Tung
Quốc, Cam puchia, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Myanmar, Pakistan, Papua
New, Guinea, Philippines, Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt Nam cây mọc ở trên các đồi
cỏ, nơi ẩm mát vùng núi cao như Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng, Quảng Ngãi,…
Môi trường sống của cây sâm cau được thể hiện trong Hình 1.1.
1.2.3. Đặc điểm hình thái


8

Đặc điểm hình thái của cây sâm cau được mô tả trong Hình 1.2. Cây sâm cau là

một cây nhỏ không thân hoặc thân cột rất ngắn, với những căn hành, lớn, cứng và
những sợi lan rộng và phong phú.
Lá, có phiến thon dẹp, không cuống hoặc có cuống dài 10 cm, thẳng hoặc hẹp
dài hình mũi mác từ 20 đến 40 cm dài, 2 đến 3,5 cm rộng, xếp dọc ( giống như lá
cau), mũi nhọn.
Phát hoa ở mặt đất, mang 2 – 3 hoa màu vàng tươi, với những hoa thấp nhất
thành chùm hoàn hảo và phát hoa bên trên là những hoa đực. Bao hoa tạo ra ở bên
trên bầu noản dạng sợi nhỏ filiforme, có lông, thành dải mảnh mai dài khoảng 10 đến
25 cm, giữa các cánh hoa kết lợp 6 xếp thành 2 luân sinh 3, dài khoảng 3,5 cm, lá đài
có lông mặt ngoài, tiểu nhụy 6 chỉ ngắn, noản sào dài 1 cm.
Nang dài 1,5 cm, hình bầu dục
đường kính 10 mm.
Hột, 1 đến 4, thuôn dài, đen với
vỏ hạt có rãnh sâu trong đường lượn
sóng.
Mùa ra hoa quả hằng năm là
tháng 5-7. Mọc tự nhiên nơi đất ẩm
nhiều mùn, râm mát, dưới rừng, trong
rừng mưa mùa, rừng lá rộng thường
xanh, hốc cây, hốc đá.
Hình 1.2. Đặc điểm hình thái của cây sâm cau
1.2.4. Thành phần hóa học
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây sâm cau.
Trong một số bài báo cáo đã chỉ ra sự có mặt của một số hợp chất bao gồm: flavanone
glycoside, steroid, terpenoid, phenolic glycosides và các hợp chất khác. Từ sâm cau
đã phân lập được steroids và triterpenoids: ba steroid, sitosterol, stigmasterol[14] và
yuccagenin[31]. Ngoài 6 triterpenes đã được cô lập đó còn có một triterpene là của
nhóm ursane axit 31-metyl-3-oxo-20-ursen-28-oic và phần còn lại trong số đó là của
nhóm cycloartene cụ thể là cycloartenol ,curculigol , curculigenin A[38],[40],



9

Curculigenin B và curculigenin C[39]. Xu J.P và các đồng nghiệp[37],[39],[40] đã tìm ra
13 chất thuộc nhóm saponin có trong thân rễ cây sâm cau và đặt tên chúng là
curculigosaponin và kí hiệu từ A-M. Năm hợp chất phenolic đã được phân lập từ cây
sâm cau đó là các curculigoside (5-hydroxy-2-O-

-D-glucopyranosyl benzyl-3’-

hydroxy-2’,6’-dimetoxy benzoate)[15], curculigine A và orcinol glucoside[41],[42],
corchioside A và flavanone glycoside-I (glycoside-5,7-dimetoxy-dihydromyricetin3-O-∝-L-xylopyranosyl (4-1) -

-D-glycopyranoside)[33]. Thành phần đạm được

phân lập trong thân rễ sâm cau bao gồm: N-acetyl-N-hydroxy-2-carbamic metyl axit
este, 3-acetyl-5-carbomethoxy-2H 3,4,5,6, -tetrahydro-1,2,3,5,6-oxotetrazine, N, N,
N ', N'- tetramethyl succimmid[31]. Trong sâm cau chỉ cô lập được một chất thuộc
Lycorine là alkaloid. xeton hydroxy béo: Một số axit béo được phân lập từ tinh dầu
của sâm cau bằng sắc ký khí lỏng cao áp. Các hợp chất đó là palmitic, oleic, linoleic,
arachidic và behenic axit. Sau đó, người ta cũng tìm thấy thêm Hentriacontanol, 3methoxy-5-acetyl-31-tritriacontane, 4-acetyl-2- methoxy-5-methyltriacontane và 25hydroxy-33. methylpentatriacontan-6-one[22],[23] đã được xác định từ thân rễ. Misra et
al[24],[25] đã báo cáo rằng trong thân rễ sâm cau còn chứa 27-hydroxy triacontan-6một, 23-hydroxytriacontan-2-one, 21- hydroxytetracontan-20-một, và heptadecanoic
4-methyl acid. Ngoài những hợp chất trên, trong sâm cau còn có chứa glucose,
mannose, xylose, acid glucoronic, nhựa, tanin, chất béo, tinh bột và các chất nhầy.
Trong nước chỉ tìm thấy được một vài nghiên cứu về thành phần hóa học của
sâm cau của Nguyễn Duy Thuần và Nguyễn Thị Phương Lan (2001), Nguyễn Thị
Vân Ly (2015). Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Lan đã nhận dạng được
loài sâm cau mọc hoang ở Sơn Dương, Hà Giang ban đầu kết luận được rễ sâm
cauViệt Nam chứa phytosterol, đường khử, saponin, chất béo và phân lập được một
hợp


chất

tinh

khiết

từ

dịch

chiết

aceton

-

nước



4-hydroxy-3-

methoxybenzoicacid[3]. Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Ly đã phân lập được 2
hợp chất có trong cây sâm cau thu hái ở Cao bằng và Đắc Lắc đó là -sistosterol và
Orcinol-3-O- -D-gulcosid[5].
1.2.5. Tác dụng dược lý và công dụng
1.2.5.1. Độc tính



10

Theo Dược điển Trung Quốc (2010), Curculigo orchioides có độc tính và liều
lâm sàng khuyến cáo cho người trưởng thành là 3g-9g/ngày. Liều LD50 của cao chiết
ethanol là 215,9 g/kg, gấp 1439 lần liều khuyến cáo lâm sàng. Trong thử nghiệm độc
tính trường diễn của mẫu, sử dụng mức liều 120 g/kg trong 6 tháng trên chuột cống
thấy xuất hiện những tổn thương trên gan, thận và cơ quan sinh sản của chuột; dùng
kéo dài ở mức liều 30 g/kg hay 60 g/kg không thấy bất kỳ độc tính nào xuất hiện.
Thông thường khi uống sâm cau ở liều khuyến cáo không gây ra bất kỳ tác dụng
phụ hay độc tính nào. Tuy nhiên nếu uống nhiều trong khoảng thời gian dài có thể
xuất hiện một số tác dụng như ra mồ hôi lạnh, tê cóng chân tay. Vì vậy, chỉ sử dụng
ở mức liều mà đã chắc chắn tính an toàn của chế phẩm. Chống chỉ định với những
người thiếu âm, nội nhiệt, những người bị nhiễm lạnh do các tác nhân ngoại cảnh.
Jiao và cộng sự cho rằng tác dụng gây độc cho gan có thể do thành phần
triterpenoid ketone có trong dịch chiết ethanol.
Nghiên cứu về độc tính của C.orchioides tại Việt Nam còn chưa nhiều và đa số
các nghiên cứu đều thực hiện với dạng trà tan Sâm cau3 g/gói, do khoa Dược bệnh
viện YHCT Trung ương sản xuất. Đề tài do Dương Minh Sơn và cộng sự thực hiện
(2007) cho kết quả nghiên cứu độc tính cấp trên 5 nhóm chuột trong 7 ngày với mức
liều tăng dần từ 10 g/kg tới 30 g/kg là đa số các chuột chỉ giảm hoạt động, nằm và
ngủ trong 2-3 giờ, sau đó tất cả đều hoạt động và ăn uống bình thường, không có
chuột nào chết. Do đó nghiên cứu vẫn chưa xác định được liều LD50 bằng đường
uống. Kết quả thử độc tính bán trường diễn trên thỏ với mức liều uống 9 g/3 lần/ngày,
theo dõi trong 6 tuần, chưa thấy có các dấu hiệu thay đổi về các thành phần máu và
chức năng gan, thận có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị.
Kết quả “Khảo sát tính an toàn của trà Sâm cautrên bệnh nhân bị rối loạn cương
dương.” của Trần Quốc Bình và Dương Minh Sơn thực hiện (2011) trên 31 bệnh nhân
bị mắc bệnh rối loạn cương dương tại khoa ngoại bệnh viện Y học cổ truyền Trung
ương trong 3 tháng cho thấy uống trà sâm cauvới liều 9 g chia 3 lần/ngày không gây
ra tác dụng không mong muốn, không làm thay đổi các chỉ số cận lâm sàng, huyết

học, sinh hóa[1]
1.2.5.2. Tác dụng sinh học


11

 Tác dụng chống oxy hóa :Trong nghiên cứu in vitro của Bafna và Mishra
(2005) đã thấy dịch chiết methanol của thân rễ C. orchioides có hiệu quả rất
tốt trong việc dọn sạch các gốc tự do nhóm superoxide, có tác dụng trung bình
đối với các gốc tự do DPPH, nitric 12 oxide và ức chế quá trình peroxide
lipid[11]. Theo Wu và cộng sự, các hợp chất phenolic là yếu tố chính tạo nên
tác dụng chống oxi hóa của C.orchioides. Wang cũng đã chỉ ra các
curculigoside cản trở tác dụng phá hủy tế bào nội mô tĩnh mạch rốn người,
đồng thời làm giảm quá trình apoptosis tế bào. Apoptosis là một quá trình hoạt
động của sự lão hóa và chết tế bào, sự tích lũy H2O2 trong tế bào chính là tác
nhân châm ngòi cho quá trình apoptosis[36]. Các curculigoside còn tác động
lên protein ở tế bào da người: làm tăng biểu hiện của protein procollagen type
I và làm giảm biểu hiện của protein MMP-1 dẫn đến có tác dụng tốt trong điều
trị sự lão hóa da người[20]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Duy Thuần
và Nguyễn Thị Phương Lan (2001) cũng đã chỉ rõ tác dụng chống oxi hóa in
vitro của polyphenol chiết từ thân rễ sâm cau là tương đối cao[3].
 Tác dụng bảo vệ, chống độc cho gan: Qua các nghiên cứu của Rao và cộng
sự đã cho thấy tác dụng chống nhiễm trùng và bảo vệ gan của C.orchioides do
chúng có tác dụng đối kháng với một số chất có khả năng gây độc cho gan như
rifampicin[30]. .Các curculigenin A và curculigol cũng đã được nghiên cứu và
sàng lọc thấy có tác dụng chống độc cho gan[8]. Nghiên cứu của Venukurma
và Latha (2002) thực hiện trên chuột cống đã được tiêm CCl4, sau đó cho dùng
dịch chiết methanol từ thân rễ C.orchioides cho thấy: nồng độ của AST, ALT,
ALP, GGT, lipid, triglyceride, cholesterol trong huyết thanh giảm tới mức bình
thường[34]. Ngoài ra, Venukurma còn chỉ ra cơ chế bảo vệ gan của dịch chiết

methanol là thông qua các tác dụng ổn định màng tế bào gan; ngăn chất độc
từ ngoài nhiễm vào; tăng cường tổng hợp rRNA và protein nhằm thúc đẩy
phục hồi các tế bào gan bị tổn thương, kích thích sự phát triển các tế bào gan
mới; ức chế sự biến đổi gan thành tổ chức xơ, giảm sự hình thành các sợi
collagen. Rajesh và cộng sự (2000) cũng nghiên cứu về Kamilari có chứa thành
phần là C.orchioides, có hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị xơ gan do rượu[29].


12

 Tác dụng điều hòa miễn dịch: Nghiên cứu của Bafna và cộng sự chỉ ra rằng
dịch chiết methanol của thân rễ C.orchioides có tác dụng làm tăng số lượng
bạch cầu, tăng lượng kháng thể dịch thể ở những chuột được điều trị ức chế
miễn dịch bằng cyclophosphamide[10]. Cácglucosid phenolic từ sâm cau đóng
vai trò khá quan trọng trong việc điều hòa miễn dịch cơ thể do chúng có tác
dụng làm tăng hàm lượng kháng thể dịch thể. Lacaille-Dubois và Wagner cũng
nghiên cứu tác dụng sinh học của các curculigosaponin – cycloartane từ thân
rễ sâm cau, kết quả cho thấy các curculigosaponin kích thích sự tăng sinh tế
bào lympho ở lách chuột nhắt trắng, tác dụng của curculigosaponin trên kháng
thể vẫn chưa rõ rệt[11],[28]. Các curculigosaponin C và F thúc đẩy sự tăng sinh
tế bào lympho ở lách chuột nhắt trắng, còn curculigosaponin G làm tăng trọng
lượng tuyến ức in vivo ở chuột nhắt trắng[8].
 Hoạt tính tăng cường chức năng sinh lý: Dịch chiết ethanol của thân rễ
Curculigo orchioides có tác dụng kích thích sinh dục đáng kể thỏ đực, làm
tăng lượng glycogen, tăng độ ẩm ở tử cung của chuột cái trưởng thành;tác
dụng làm tăng số lần, tăng tần xuất giao phối trên động vật. Điều này đã gợi ý
cho các nhà nghiên cứu có thể dùng thân rễ sâm cau như một vị thuốc để điều
trị chứng rối loạn cương dương[28]. Bài thuốc gồm sâm cau và hai vị dược liệu
khác uống với sữa và đường trong 3 tháng, đã được thử nghiệm trên những
cặp vợ chồng vô sinh, người nam giới có các chứng giảm tinh trùng, tinh trùng

chết, tinh trùng kém chuyển động và tinh trùng yếu. Kết quả có sự thay đổi
đáng kể về khả năng sống của tinh trùng sau một tháng điều trị. Ở tháng thứ
hai có sự tăng về số lượng và khả năng chuyển động của tinh trùng, đồng thời
số lượng tinh trùng non giảm. Sau 3 tháng điều trị, tinh trùng bình thường phát
triển ở 80% bệnh nhân nam giới[8]. Một số các nghiên cứu khác cho thấy dịch
chiết ethanol từ thân rễ C.orchioides có tác dụng làm tăng nồng độ hormone
FSH, LH và hormone testosterone trên chuột cống. Kết quả này càng làm rõ
hơn cơ chế tác dụng điều khiển hành vi tình 14 dục trên chuột cống là thông
qua điều chỉnh hợp lý hệ thống thần kinh – nội tiết[13].


13

 Tác dụng chống loãng xương: Theo Cao DP và cộng sự Curculigosides trong
dịch chiết ethanol có tác dụng kích thích, thúc đẩy hoạt động của các
phosphatase kiềm và làm tăng canxi lắng đọng trong xương; làm giảm nồng
độ của các ROS và lipid peroxid; thúc đẩy hoạt động của các enzym chống
oxy hóa trong tế bào tạo xương. Ngoài ra, các phenolic glycosides này còn
kích thích sự phát triển và làm tăng biểu hiện của các yếu tố như: VEGF,
tyrosine kinase-1 và một số các đích sinh học khác trong điều trị các bệnh
xương chuyển hóa thường gặp như tế bào MC3T3-E1[24].
 Tác dụng kháng khuẩn: Dịch chiết dầu từ thân rễ C.orchioides có tác dụng
kháng lại một số chủng vi khuẩn như Bacillus anthracis, Bacillus subtilis,
Salmonella pullorum, Salmonella newport, Staphylococcus aureus và một số
chủng nấm như Fusarium moniliforme, Fusarium solani, Aspergillus flavus,
Cladosporium spp[16]. Dịch chiết nước của C.orchioides có tác dụng chống lại
tác dụng gây bệnh của một số chủng tụ cầu Gram (+) như: Staphylococcus
aureus, Staphylococcus epidermidis; các chủng Gram (-) như: Escherichia
coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhimurium và có tác dụng chống
nhiễm trùng như một thuốc kháng khuẩn.

 Tác dụng kháng histamine: Dịch chiết ethanol của thân rễ sâm cau có tác
dụng chống co thắt hồi tràng cô lập ở chuột lang gây bởi histamine. Một số
nghiên cứu khác chỉ ra rằng dịch chiết có tác dụng bảo vệ chống lại cơn co
thắt khí quản trên chuột lang. Các tiêu chí này phần nào cho thấy hiệu quả
trong việc điều trị hen.
 Tác dụng hạ đường huyết: Dịch chiết nước và dịch chiết ethanol sâm cau đều
có tác dụng chống tăng đường huyết trong điều kiện bình thường và trong điều
kiện tăng đường huyết do alloxan trên chuột cống. Tác dụng hạ đường huyết
phụ thuộc liều của dịch chiết đã được so 15 sánh với glimepiride - thuốc điều
trị tiểu đường đường uống, liều 500 µg/kg.
 Tác dụng trợ đẻ: Sharma và cộng sự (1975) đã quan sát, nghiên cứu tác dụng
trợ đẻ của các hợp chất flavon glycoside từ sâm cau. Các thử nghiệm trên chuột
cống, chuột lang và thỏ đã cho thấy hợp chất flavon glycoside có tác dụng kích


×