Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

XÂY DỰNG WEBSITE KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP THU BÀI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA TỪNG TIẾT HỌC Ở CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

HÀ ĐẶNG THÚY PHƯƠNG
XÂY DỰNG WEBSITE KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
TIẾP THU BÀI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUA TỪNG TIẾT HỌC Ở CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Đà Nẵng, tháng 5/2016
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

XÂY DỰNG WEBSITE KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
TIẾP THU BÀI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUA TỪNG TIẾT HỌC Ở CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Sinh viên thực hiện

: Hà Đặng Thúy Phương


Lớp

: 12SHH

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

Đà Nẵng, tháng 5/2016
2


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA



NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: HÀ ĐẶNG THÚY PHƯƠNG
Lớp:

12SHH


1. Tên đề tài: Xây dựng website KTĐG khả năng tiếp thu bài của học sinh trung học
phổ thông qua từng tiết học ở chương Oxi – lưu huỳnh
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị: Không
3. Nội dung nghiên cứu:
* Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài:.
* Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng website trong KTĐG mơn Hố ở trường THPT.
* Xây dựng website KTĐG khả năng tiếp thu bài của HS THPT qua từng tiết học –
chương Oxi – Lưu huỳnh 10.
* Thực nghiệm sư phạm.
4. Giáo viên hướng dẫn:

Th.S Nguyễn Thị Lan Anh

5. Ngày giao đề tài:

01/05/2015

6. Ngày hoàn thành:

24/04/2016

Chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày……tháng…..năm…………

Kết quả điểm đánh giá:
Ngày…….tháng…..năm………

3


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................12
2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................13
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................13
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................14
6. Giả thiết khoa học ................................................................................................14
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ..................................15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .....................15
1.1 Tổng quan về đề tài nghiên cứu .......................................................................15
1.2. Các phương pháp KTĐG kết quả học tập. ....................................................16
1.2.1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ........................................16
1.2.2. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá ............................................................17
1.2.2.1. Phương pháp vấn đáp .................................................................................17
1.2.2.2. Phương pháp kiểm tra viết tự luận ............................................................17
1.2.2.3. Phương pháp kiểm tra thực hành ..............................................................18
1.2.2.4. Phương pháp kiểm tra bằng TNKQ. ..........................................................18
1.2.2.5. So sánh phương pháp kiểm tra trắc nghiệm tự luận và TNKQ ................19
1.2.3. Các hình thức câu hỏi TNKQ [2], [5] ...........................................................21
1.2.3.1. Câu hỏi đúng-sai, có-không .......................................................................21
1.2.3.2. Câu hỏi ghép đôi .........................................................................................21

1.2.3.3. Câu điền khuyết hay có câu trả lời ngắn ...................................................21
1.2.3.4. Câu hỏi nhiều lựa chọn ..............................................................................22
1.2.3.5. So sánh các hình thức câu hỏi TNKQ. ......................................................23
1.3. TNKQ trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ..........................................24
1.3.1. Các yêu cầu, nguyên tắc viết câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn ......................24

4


1.3.1.1. Yêu cầu viết câu hỏi TNKQ ........................................................................24
1.3.1.2. Nguyên tắc viết câu hỏi TNKQ ...................................................................24
1.3.2. Quy trình soạn thảo một bài TNKQ ..............................................................26
1.3.3.1. Xác định mục tiêu .......................................................................................26
1.3.2.2. Lập bảng trọng số (bảng đặc trưng) ...........................................................26
1.3.2.3. Thiết kế câu hỏi theo bảng trọng số ...........................................................27
1.3.3. Phân tích, đánh giá bài kiểm tra TNKQ câu hỏi nhiều lựa chọn................28
1.3.3.1. Phân tích câu hỏi ........................................................................................28
1.3.3.2. Đánh giá một bài TNKQ .............................................................................31
1.4. Ứng dụng CNTT vào KTĐG bằng TNKQ ....................................................33
1.4.1. Vai trò của CNTT vào dạy học Hóa học .......................................................33
1.4.2. Ứng dụng CNTT vào KTĐG TNKQ bằng website ........................................34
1.4.3. Cơ sở lý thuyết của việc thiết kế website .......................................................35
1.4.3.1. Sơ lược về World Wide Web .......................................................................35
1.4.3.2. Ngơn ngữ lập trình web PHP .....................................................................35
1.4.3.3. Cơ sở dữ liệu MySQL ..................................................................................36
1.4.3.4. Ngôn ngữ truy vấn SQL ..............................................................................37
1.5. Thực trạng sử dụng website vào KTĐG môn Hóa học ở trường THPT ....38
1.5.1. Mục đích điều tra ..........................................................................................38
1.5.2. Đối tượng điều tra .........................................................................................38
1.5.3. Nội dung điều tra ...........................................................................................38

1.5.4. Phương pháp xử lí kết quả ...........................................................................39
1.5.5. Kết quả điều tra .............................................................................................39
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG WEBSITE KTĐG KHẢ NĂNG TIẾP THU BÀI
CỦA HS THPT QUA TỪNG TIẾT HỌC Ở CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH 46
2.1. Đặc điểm của website KTĐG ..........................................................................46
2.1.1. Yêu cầu của website đối với việc KTĐG. .......................................................46
2.1.2. Đối tượng và chức năng chung của website .................................................47
2.1.3. Quy trình thiết kế một website .......................................................................47
2.1.3.1. Xác định mục tiêu và đối tượng của website..............................................47

5


2.1.3.2. Xây dựng nội dung ......................................................................................47
2.1.3.3. Thiết kế website ...........................................................................................48
2.2. Xây dựng website KTĐG khả năng tiếp thu bài của HS qua từng tiết học.
...................................................................................................................................48
2.2.1. Tạo máy chủ CSDL (web server, PHP, MySQL) bằng công cụ Xampp ......48
2.2.2. Sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP để thiết kế website bằng Wordpress ......51
2.2.2.1. Ưu và nhược điểm của wordpress ..............................................................51
2.2.2.2. Cài đặt và tạo website bằng wordpress .......................................................52
2.2.3. Thiết lập công cụ hỗ trợ kiểm tra TNKQ trên wordpress .............................53
2.2.4. Đưa website lên host online ...........................................................................55
2.2.4.1. Sơ lược về host.............................................................................................55
2.2.4.2. Đưa website lên host online ........................................................................57
2.3. Giới thiệu về website ...................................70
2.3.1. Tên gọi và mục đích của website ...................................................................70
2.3.2. Sơ đồ cấu trúc website ....................................................................................71
2.3.3. Nội dung của website .....................................................................................72
2.3.3.1. Chuyên mục bài giảng ................................................................................73

2.3.3.2. Chuyên mục hóa học vui ............................................................................73
2.3.3.3. Chuyên mục thí nghiệm hóa học................................................................74
2.3.3.4. Chuyên mục kiểm tra trắc nghiệm .............................................................74
2.4. Thao tác sử dụng website ................................................................................74
2.4.1. Đối với giáo viên .............................................................................................74
2.4.2. Đối với học sinh ..............................................................................................83
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .........................................................87
3.1. Mục đích thực nghiệm .....................................................................................87
3.2. Đối tượng thực nghiệm ....................................................................................87
3.3. Nội dung thực nghiệm ......................................................................................87
3.4. Tiến hành thực nghiệm ....................................................................................87
3.5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................88
3.5.1. Phân tích định tính dựa trên phiếu điều tra .................................................88

6


3.5.1.1. Về chất lượng của website ..........................................................................88
3.5.1.2. Về hiệu quả của website ..............................................................................90
3.5.1.3. Một số ý kiến đóng góp của HS ..................................................................91
3.5.2. Phân tích định lượng dựa trên kết quả kiểm tra của HS .............................91
3.5.2.1. Kiểm tra chất lượng đầu vào ......................................................................91
3.5.2.2. Kiểm tra chất lượng sau khi tiến hành thực nghiệm ................................92
KẾT LUẬN ..............................................................................................................95
1. Kết luận ................................................................................................................95
1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng website KTĐG khả năng tiếp thu
bài của HS THPT qua từng tiết học ở chương Oxi – Lưu huỳnh. ........................95
1.2. Xây dựng website KTĐG khả năng tiếp thu của HS THPT qua từng tiết học
...................................................................................................................................95
1.3. Kết quả thực nghiệm .........................................................................................96

2. Kiến nghị và đề xuất ...........................................................................................96
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo ..............................................................................96
2.2. Với các trường THPT ........................................................................................97
2.3. Với giáo viên các trường THPT ........................................................................97
3. Hướng phát triển của đề tài ...............................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98
PHỤ LỤC ...............................................................................................................100

7


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

THPT

:

Trung học phổ thông


ĐHSP

:

Đại học sư phạm

CNTT

:

Công nghệ thông tin

KTĐG

:

Kiểm tra đánh giá

TNKQ

:

Trắc nghiệm khách quan

SGK

:

Sách giáo khoa


PPDH

:

Phương pháp dạy học

TN

:

Thực nghiệm

ĐC

:

Đối chứng

CSDL

:

Cơ sở dữ liệu

PHP

:

Hypertext Preprocessor


SQL

:

Structured Query Language

HTML

:

HyperText Markup Language

HTTP

:

HyperText Transfer Protocol

8


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa phương pháp trắc nghiệm tự luận và khách quan
...................................................................................................................................19
Bảng 1.2: So sánh các hình thức câu hỏi TNKQ ...................................................23
Bảng 1.3. Số lượng câu hỏi trắc nghiệm trong 1 tiết học ở các cấp học. ..............26
Bảng 1.4. Ví dụ về bảng trọng số trong kiểm tra, đánh giá 1 tiết ở THPT............27
Bảng 1.5: Số lượng phiếu thăm dò ý kiến HS ........................................................38
Bảng 3.1: Danh sách lớp TN và lớp đối chiếu ........................................................87
Bảng 3.2. Đánh giá của HS về chất lượng website ................................................88

Bảng 3.3. Đánh giá của HS về hiệu quả của website .............................................90
Bảng 3.4. Bảng điểm kiểm tra chất lượng đầu vào của lớp TN và ĐC .................91

9


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỜ THỊ
Hình 1.1. Mức đợ yêu thích bộ Hóa học của HS....................................................39
Hình 1.2. Mức độ hoạt động của HS trong giờ học Hóa học ................................40
Hình 1.3. Ứng xử của GV khi HS có thắc mắc, câu hỏi tốn nhiều thời gian .......41
Hình 1.4. Mức độ kiểm tra khả năng tiếp thu của HS sau bài giảng của GV ......42
Hình 1.5. Mức độ sử dụng câu hỏi trắc nghiệm vào bài kiểm tra của GV ...........42
Hình 1.6. Mức độ sử dụng Internet của HS ...........................................................43
Hình 1.7. Trình độ sử dụng website của HS THPT ...............................................43
Hình 1.8. Mức độ sử dụng website kiểm tra trắc nghiệm ở HS THPT .................44
Hình 1.9. Mức độ hiệu quả của các câu hỏi trên các website................................44
Hình 1.10. Nhu cầu của HS THPT đối với việc xây dựng website KTĐG từ GV .45
Hình 2.1. Trang hoạt động của Xampp ..................................................................49
Hình 2.2. Trang chủ của Xampp trong trình duyệt ................................................50
Hình 2.3. Tạo cơ sở dữ liệu trên Xampp .................................................................51
Hình 2.4. Trang thiết kế của Wordpress .................................................................53
Hình 2.5. Download công cụ hỗ trợ soạn thảo trắc nghiệm Slick Quiz ................54
Hình 2.6. Kích hoạt công cụ Slick Quiz ..................................................................54
Hình 2.7. Thiết lập Slick Quiz vào Wordpress ........................................................55
Hình 2.8. Các gói cước đăng kí tài khoản hostinger ..............................................58
Hình 2.9. Cài đặt hosting cho website .....................................................................59
Hình 2.10. Xác nhận đơn hàng hostinger tạo website ...........................................60
Hình 2.11. Danh sách tài khoản hosting ................................................................61
Hình 2.12. Trang quản lí hosting ............................................................................61
Hình 2.13. Tạo cơ sở dữ liệu trên host ....................................................................62

10


Hình 2.14. Danh sách database MySQL và user hiện hành. .................................62
Hình 2.15. Trang myPhpAdmin của Xampp ..........................................................63
Hình 2.16. Trang quản trị cơ sở dữ liệu của Xampp .............................................63
Hình 2.17. Bảng dữ liệu của cơ sở dữ liệu hệ thống. .............................................64
Hình 2.18. Thẻ export trong bảng dữ liệu ..............................................................64
Hình 2.19. Mã lệnh của hệ thống ............................................................................65
Hình 2.20. Thẻ SQL của hosting .............................................................................66
Hình 2.21. File wp-config.php trong thư mục wordpress ......................................67
Hình 2.22. Thư mục quản lí file ..............................................................................68
Hình 2.23. Thư mục public_html trong quản lí file ...............................................68
Hình 2.24. Upload file public_html .........................................................................69
Hình 2.25. Hoàn thành việc upload public_html ...................................................69
Hình 2.26. Website sau khi được đẩy lên host ........................................................70
Hình 2.27. Sơ đồ cấu trúc của website ....................................................................72
Hình 2.28. Trang cài đặt chung của wordpress ......................................................75
Hình 2.29. Trang tạo chuyên mục cho website.......................................................76
Hình 2.30. Trang tạo menu cho website .................................................................77
Hình 2.31. Trang thêm thành viên cho website ......................................................78
Hình 2.32. Trang tạo bài viết mới cho website .......................................................79
Hình 2.33. Thẻ Default Options của SlickQuiz .....................................................80
Hình 2.34. Trang tạo bài kiểm tra trắc nghiệm trong SlickQuiz ..........................81
Hình 2.35. Trang danh sách các SlickQuiz đã tạo .................................................81
Hình 2.36. Chèn bài kiểm tra trắc nghiệm vào bài viết ..........................................82
Hình 2.37. Cách xem điểm bài kiểm tra trắc nghiệm của HS ..............................82
Hình 2.38. Danh sách điểm của HS ........................................................................83
Hình 2.39. Cách xem bài viết đối với HS ................................................................84
Hình 2.40. Cách làm bài kiểm tra trắc nghiệm đối với HS ....................................85

Hình 2.41. Cách chọn câu trả lời đúng đối với bài kiểm tra trắc nghiệm .............85
Hình 2.42. Trang kết quả bài kiểm tra của HS.......................................................86
Hình 2.43. Phần bình luận của HS để tương tác với GV ......................................86

11


Hình 3.1: Kết quả đầu vào của lớp ĐC và lớp TN ..................................................92
Hình 3.2. Kết quả TN của lớp ĐC và lớp TN ..........................................................93

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong dạy học, KTĐG là giai đoạn cuối cùng và không thể thiếu của quá trình
dạy học. Việc KTĐG có hệ thống và xuyên suốt không chỉ giúp cho GV biết được
trình độ, mức độ hiểu bài, nắm bắt kiến thức của HS mà còn giúp cho các em nhận
thấy trình độ của bản thân, phát hiện những sai lệch trong kiến thức và bổ sung kịp
thời. Trong KTĐG, TNKQ là hình thức được ứng dụng rộng rãi nhất, nó bao quát
được kiến thức của bài và rèn luyện được kĩ năng tư duy, nhanh nhẹn cho HS. Đặc
biệt, hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo chính thức áp dụng hình thức thi trắc nghiệm
cho kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng cho môn Hóa học nên
việc sử dụng TNKQ vào kiểm tra, đánh giá được coi là tối ưu nhất
Bên cạnh đó, CNTT ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn,
mang đến sự tiện ích trong cuộc việc, trong cuộc sống hằng ngày của mỗi con
người. Đối với HS, nó giúp các em có thêm nguồn tư liệu, tài liệu phong phú, đa
dạng trong học tập, đáp ứng tốt nhu cầu tự học của HS. Bên cạnh đó, CNTT cũng
có mặt trái của nó. Với lượng kiến thức khổng lồ, tràn lan trên mạng, các em dễ
dàng bị vấp phải các trang website chứa nội dung khó hiểu, lang mang thậm chí là
sai lệch khiến các em gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận, hấp thu kiến thức
Ngoài ra, thời gian lên lớp của GV là 45 phút/1 tiết, kiến thức không được
truyền tải một cách chi tiết, cặn kẽ, đầy đủ. GV không thể biết chắc chắn HS trong

lớp mình có hiểu bài hay không, hiểu được bao nhiêu, còn phần nào chưa nắm bắt
được.
Với các lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Xây dựng website đánh giá
khả năng tiếp thu bài của HS qua từng tiết học ở chương Oxi - Lưu huỳnh” nhằm
giúp cho GV nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của HS với lượng kiến thức mà

12


GV truyền tải. Qua đó GV có thể chỉnh sửa, thay đổi nội dung và phương pháp dạy
phù hợp hơn nhằm giúp HS học tốt hơn.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của website là giúp GV kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu bài
của HS với bài giảng của GV trên lớp từ đó GV điều chỉnh hướng dạy phù hợp,
cách ra đề kiểm tra đối với từng lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Ngoài ra, website được xây dựng có chứa nội dung kiến thức mà GV truyền
đạt trên lớp, giúp HS có thể kiểm tra lại kiến thức đã tiếp thu nếu thấy thắc mắc,
nhầm lẫn. Bên cạnh đó, website cung cấp thêm những kiến thức và tài liệu tham
khảo để giúp HS tự học, tự rèn luyện kĩ năng của bản thân va có hứng thú với bộ
môn Hóa học hơn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
* Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài:
- Các phương pháp KTĐG trong học tập
- TNKQ trong KTĐG kết quả học tập
- Ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học..
- Cơ sở lý thuyết của việc thiết kế website.
* Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng website trong KTĐG mơn Hố ở trường THPT.
* Xây dựng website KTĐG khả năng tiếp thu bài của HS THPT qua từng tiết học –
chương Oxi – Lưu huỳnh 10.

* Thực nghiệm sư phạm, xử lí số liệu theo thống kê tốn học để:
- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của website đã thiết kế trong việc hỡ trợ q
trình dạy và học mơn hố ở trường THPT.
- Tìm ra ưu – nhược điểm để cải tiến website phù hợp hơn với yêu cầu dạy học và
trình độ nhận thức của HS, từ đó nâng cao hiệu quả của việc sử dụng website.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

13


- Đối tượng: Phục vụ cho nhu cầu dạy và học bộ môn Hóa học lớp 10 ở trường
THPT.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: nghiên cứu chương Oxi – Lưu huỳnh trong chương trình Hóa học 10
THPT.
+ Phạm vi: trường THPT Nguyễn Trãi – Thành phố Đà Nẵng.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
+ Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài
+ Phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Trò chuyện, phỏng vấn
+ Điều tra bằng phiếu khảo sát
+ Hỏi chuyên gia, giảng viên, GV THPT
+ Thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp nghiên cứu toán học: phân tích , tổng hợp số liệu và xử lí kết quả thu
được theo phương pháp thống kê
6. Giả thiết khoa học
Nếu thiết kế được website tớt về hình thức và nợi dung sẽ góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học bộ môn Hoá học ở trường THPT. Khi học tập với sự hỗ trợ

của website, học sinh cố thể củng cố kiến thức được học, từ đó nắm vững, tự tin với
kiến thức của bản thân, làm tăng sự yêu thích Hóa học hơn.

14


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Ngày nay, CNTT là một trong các ngành phát triển nhanh chóng và có tác
động mạnh mẽ lên mọi lĩnh vực của đời sống, trở thành một phần không thể thiếu
với cuộc sống của người dân. Các hệ thống website ngày càng phát triển đa dạng
hơn, chất lượng hơn để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Các website về Hóa
học trên mạng không hề ít, tuy nhiên chủ yếu là những website cung cấp kiến thức
và đa số là bằng tiếng anh, những trang web giúp HS tự kiểm tra, đánh giá bản thân
rất ít nên gây khó khắn cho các em trong việc tìm tòi và kiểm tra kiến thức.
Với bối cảnh đó, một số khóa luận và luận văn tốt nghiệp đã nghiên cứu xây
dựng website hỗ trợ quá trình dạy và học Hóa học. Tuy nhiên, cũng chỉ dừng ở mức
độ cung cấp lí thuyết, còn việc kiểm tra, đánh giá rất ít, các sản phẩm như website
tự học, sách điện tử (ebook), thư viện điện tử cho HS… chỉ dừng lại ở mức là công
cụ hỗ trợ cho HS trong việc ôn tập, củng cố kiến thức mà không có “tín hiệu ngược”
lại cho GV, không giúp GV đánh giá, nắm bắt được năng lực của HS mình.
Tóm lại, việc ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá đã và đang thu hút
được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Thế nhưng, tính tới nay, các sản phẩm
vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa đầy đủ, hoàn chỉnh, vẫn chưa có một website hay hệ
thống nào vừa hỗ trợ GV, vừa giúp HS tìm kiếm kiến thức, tự kiểm tra, đánh giá
năng lực của bản thân.
Sau đây là một số khóa luận và luận văn có liên quan đến đề tài chúng tôi nghiên
cứu:


15


1. Đoàn Thị Thu Huyền, Xây dựng website trực tuyến nhằm kiểm tra, đánh giá HS
môn Tin học 10 trường THPT, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội
2. Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần hóa
hữu cơ lớp 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
3. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học
chương Halogen lớp 10 THPT, khóa ḷn tớt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
4. Nguyễn Trần Đông Quỳ (2007), Website giáo dục môi trường qua chương trình
hóa hoc lớp 10, Khóa ḷn tớt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
5. Ngơ Thị Phương Bích (2008), Thiết kế website hỡ trợ việc dạy và tự học
chương nhóm oxy lớp 10 THPT, Khóa ḷn tớt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
6. Hỉ A Mởi (2005), Thiết kế website tự học mơn hóa học lớp 11 chương trình
phân ban thí điểm, khóa ḷn tớt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
7. Thái Hoài Minh (2008), Thiết kế website hỡ trợ việc kiểm tra đánh giá mơn
hóa học lớp 10 THPT (chương trình nâng cao), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP
TP.HCM.
8. Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2008), Thiết kế website về phương pháp giải nhanh các
bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học vơ cơ ở trường THPT, Ḷn văn thạc sĩ,
ĐHSP TP.HCM.
9. Lê Thị Thu Hà (2009), Thiết kế website hỡ trợ việc dạy và học mơn Hóa học ở
trường THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
1.2. Các phương pháp KTĐG kết quả học tập.
1.2.1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. [1], [13].
KTĐG là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học, đảm nhận một chức
năng lí luận dạy học cơ bản, chủ yếu không thể thiếu của quá trình này.
Kiểm tra có 3 chức năng: đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh. Ba chức
năng này luôn liên kết, thống nhất với nhau, thâm nhập và bổ sung cho nhau.
Mục đích của đánh giá là xác định xem khi kết thúc một giai đoạn trọn vẹn

của dạy học, kết quả học tập của học sinh đạt đến mức độ nào so với mục tiêu mong
muốn (mục đích lí luận dạy học đã hoàn thành đến mức độ nào).

16


Thông qua đánh giá sẽ phát hiện ra cả những mặt tốt lẫn mặt chưa tốt trong
trình độ đạt tới của học sinh, thậm chí cả những mặt thất bại nữa.
Phát hiện ra lệch lạc, tìm ra nguyên nhân của lệch lạc là điều quan trọng hơn
so với việc liệt kê thành tích. Từ đó biết sửa chữa lệch lạc, loại trừ lệch lạc.

1.2.2. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá. [1], [2], [8], [23]
Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập hiện nay rất nhiều, mỗi
phương pháp đều có giá trị trong việc thu nhận kết quả của HS. Tuy nhiên, dựa vào
mục đích đánh giá mà lựa chọn các phương pháp phù hợp
1.2.2.1. Phương pháp vấn đáp
Phương pháp vấn đáp (kiểm tra nói) là phương pháp trong đó GV tổ chức hỏi
và đáp giữa GV và HS, qua đó thu được thông tin về kết quả học tập của HS.
Phương pháp này có thể tiến hành cho từng cá nhân hoặc nhiều HS cùng lúc.
* Ưu điểm: giúp cho GV thu được tín hiệu ngược nhanh chóng, kịp thời với nhiều
đối tượng HS khác nhau để điều chỉnh công việc truyền thụ kiến thức tiếp theo, thúc
đẩy HS học tập thường xuyên, hệ thống và phát khiển khả năng diễn đạt bằng ngôn
ngữ nói.
* Nhược điểm: số lượng HS được kiểm tra ít, tốn nhiều thời gian. Hiệu quả phương
pháp phụ thuộc vào câu hỏi, phong thái của GV nên để đạt hiệu quả tốt cần phải
chuẩn bị kĩ càng và khéo léo.
1.2.2.2. Phương pháp kiểm tra viết tự luận
Phương pháp kiểm tra viết (trắc nghiệm tự luận) là phương pháp dùng bài
kiểm tra dạng tự luận để đo lường mức độ mà cá nhân đạt được ở một lĩnh vực, một
môn học cụ thể.

* Ưu điểm: trong cùng một thời gian nhất định có thể kiểm tra được nhiều HS với
cùng một mức độ, từ đó dễ dàng đánh giá, đối chiếu, so sánh trình độ của các HS
với nhau. HS rèn luyện được cách trình bày vấn đề, cách suy nghĩ, cách diễn đạt
ngôn ngữ viết của chính mình.
17


* Nhược điểm: Số lượng câu hỏi ít, không phủ kín được toàn bộ nội dung, dễ gây
hiện tượng học tủ, học lệch ở HS. Bên cạnh đó, phương pháp nên khó đảm bảo tính
chính xác nếu không được tổ chức nghiêm túc, tốn thời gian chấm, việc chấm lại
phụ thuôc vào tính chủ quan, trình độ của người chấm nên không thể bắt thông tin
ngược chính xác, kịp thời, không rèn luyện được ngôn ngữ nói và không phản ánh
được khả năng thực hành của HS.
1.2.2.3. Phương pháp kiểm tra thực hành
Phương pháp kiểm tra thực hành là phương pháp GV tổ chức cho HS tiến
hành các hoạt động thực tiễn, qua đó thu được các thông tin về kĩ năng thực hành
của HS.
* Ưu điểm: giúp HS nắm vững kiến thức, kích thích khả năng sáng tạo, tư duy và
hứng thú hơn trong việc học tập bộ môn Hóa học, giúp hình thành và hoàn thiện kĩ
năng thực hành cho HS.
* Nhược điểm: Không kiểm tra được hết HS, tốn nhiều thời gian và chi phí cao.
1.2.2.4. Phương pháp kiểm tra bằng TNKQ.
Phương pháp kiểm tra bằng TNKQ la phương pháp dùng hệ thống câu hỏi
trắc nghiệm, mỗi câu hỏi thường được trả lời bằng một dấu hiệu đơn giản, một từ
hay một cụm từ và cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người
chấm
Các câu hỏi trong bài kiểm tra TNKQ có thể thuộc một trong các loại: câu
hỏi nhiều lựa chọn, câu đúng-sai, câu điền vào chỗ trống (điền khuyết) hay câu ghép
đôi.
* Ưu điểm:

- Có thể đo lường đa dạng và khách quan với nhiều mức độ nhận thức
- Kiểm tra được nhiều nội dung trong thời gian tương đối ngắn.
- Buộc HS phải tự giác, chủ đợng, tích cực học tập, tránh được tình trạng học tủ,
học lệch trong học sinh.
- Thời gian làm bài từ 1-3 phút một câu hỏi, hạn chế được tình trạng quay cóp và sử
dụng tài liệu.
18


- Có tác dụng rèn luyện kĩ năng nhanh nhẹn phát triển tư duy cho học sinh vì học
sinh chủ yếu đọc đề, suy nghĩ, không tốn thời gian viết ra bài làm.
- Ít tớn cơng sức, thời gian chấm bài và hoàn toàn khách quan.
- Điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan hầu như thật sự là điểm do HS tự
làm bài.
- Lượng thông tin phản hồi rất lớn nếu biết xử lí sẽ cải thiện chất lượng dạy học.
* Nhược điểm:
- Không cho phép kiểm tra khả năng sáng tạo, chủ động, khả năng tổng hợp kiến
thức cũng như phương pháp tư duy suy luận, giải thích, chứng minh của học sinh.
- Chỉ cho biết “kết quả” suy nghĩ của HS mà không cho biết quá trình tư duy, thái
độ của học sinh với nội dung được kiểm tra, HS có thể chọn đúng ngẫu nhiên.
- Khó đánh giá được khả năng: giải quyết vấn đề, tổ chức, sắp xếp, diễn đạt, suy
luận, óc tư duy độc lập, sáng tạo và sự phát triển ngôn ngữ hoá học và kĩ năng thực
hành của học sinh.
- Việc biên soạn câu hỏi hồn hảo thực sự khó và tốn kém công sức và HS cũng mất
nhiều thời gian để đọc câu hỏi.
1.2.2.5. So sánh phương pháp kiểm tra trắc nghiệm tự luận và TNKQ
Cả hai phương pháp đều là thuộc phương pháp viết
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa phương pháp trắc nghiệm tự luận và khách quan
Trắc nghiệm tự luận


Trắc nghiệm khách quan

Mỗi câu hỏi HS tự vận động để trả lời, Mỗi câu hỏi HS phải chọn ra một đáp án
vận dụng khả năng ngôn ngữ, kiến thức đúng từ một số gợi ý có sẵn hoặc chưa
của mình

có sẵn

Mất nhiều thời gian để tiến hành kiểm Có thể tiến hành kiểm tra đánh giá trên
tra trên diện rộng

diện rộng trong một khoảng thời gian
ngắn

Mỗi đề bài gồm một vài câu hỏi, HS Mỗi đề bài là một hệ thống gồm nhiều
phải trả lời bằng cách trình bày theo tư câu hỏi, có tính riêng biêt, HS phải trả

19


duy ngơn ngữ của minh

lời bằng mợt đáp án ngắn

Góp phần rèn lụn cho học sinh khả Khơng góp phần rèn luyện cho HS khả
năng trình bày, diễn đạt ý kiến của năng trình bày, diễn đạt ý kiến của mình.
mình..

Học sinh khi làm bài chỉ có thể chọn câu
trả lời đúng có sẵn


Khi làm bài HS phải dành nhiều thời Khi làm bài HS phải dành nhiefu thời
gian đề suy nghĩ và viết

gian để đọc và suy nghĩ

Chất lượng bài kiểm tra phụ thuộc nhiều Chất lượng của bài kiểm tra phụ thuộc
vào cá nhân, người biên doạn đề, người vào kĩ năng soạn thảo câu trắc nghiệm
chấm bài

của người soạn đề

Một bài tự luận dễ soạn, nhưng khó Một bài trắc nghiệm thường khó soạn,
chấm và điểm số có độ chính xác không đòi hỏi công phu nhưng việc chấm điểm
cao

và cho điểm nhanh và chính xác

Dùng đề đo quá trình tư duy của HS

Dùng để đo tốc độ tư duy của HS

HS có cơ hội thể hiện quan điểm, tư duy Nguời soạn câu trắc nghiệm có cơ hội
của mình trên bài làm theo hướng riêng, thể hiện quan điểm của mình. HS chỉ có
người chấm bài có quan điểm chấm cơ hội thể hiện mức độ kiến thức
riêng.
Mức độ thẩm định hoàn thành nhiệm vụ Mức độ thẩm định hoàn thành nhiệm vụ
học tập thường không rõ ràng

học tập rõ ràng


Có thể chức một sự đánh lừa trong câu Bắt buộc phải chấp hành sự phỏng
hỏi hoặc bằng một từ hay một hình thức ddoans dựa trên kinh nghiệm của người
khó xác định do người soạn đề chủ ý.

làm bài.

Điểm số trong mỗi câu hỏi có sự phân Điểm số thường được chia đều ở mỗi
bố không đều. Điểm số phụ thuộc vào câu hỏi, không phụ thuộc vào yếu tố
người chấm.

nào, ngay cả người ra đề.

Khơng thể sử dụng các phương tiện hiện Có thể sử dụng các phương tiện hiện đại
đại trong chấm bài và phân tích kết quả trong chấm bài và phân tích kết quả
kiểm tra. Cách chấm bài duy nhất là giáo kiểm tra.

20


viên phải đọc bài làm của học sinh.
Từ bảng so sánh có thể thấy rằng cả hai phương pháp, trắc nghiệm và tự
luận, đều là những phương pháp hữu hiệu để đánh giá kết quả học tập, nhưng từng
phương pháp có các ưu điểm và nhược điểm nhất định. Cần nắm vững bản chất
từng phương pháp và công nghệ triển khai cụ thể để có thể sử dụng mỗi phương
pháp đúng lúc, đúng chỗ.
Tuy nhiên, phương pháp TNKQ có thể cho phép ta sử dụng các phương tiện
hiện đại trong biên soạn, chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra, điều này giúp
người GV nhanh chóng nhận được tín hiệu ngược, qua đó kịp thời đổi mới chỉnh
sửa, thay đổi nội dung và phương pháp dạy phù hợp hơn nhằm giúp HS học tốt hơn.

1.2.3. Các hình thức câu hỏi TNKQ [2], [5]
1.2.3.1. Câu hỏi đúng-sai, có-không
Loại câu hỏi này được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và HS phải trả
lời bằng cách lựa chọn một trong hai phương án để khẳng định câu phát biểu đó là
đúng hay sai hoặc có hay không.
Loại câu này rất thích hợp với các loại kiến thức sự kiện trong một thời gian
ngắn, dễ dàng và nhanh chóng biên soạn hơn. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy rằng
xác suất đoán mò là 50% nên có độ tin cậy thấp.
1.2.3.2. Câu hỏi ghép đôi
Loại câu hỏi có hai dãy thông tin, một bên là câu hỏi (bên trái) và bên kia là
câu trả lời (bên phải). HS phải ghép một dòng ở dãy bên trái với một dòng ở dãy
bên phải sao cho phù hợp với yêu cầu. Mỗi một câu hỏi ghép đôi gồm có ba phần:
Phần nêu yêu cầu, phần câu hỏi và phần câu trả lời.
Số câu hỏi ghép đôi càng nhiều thì xác suất may rủi càng thấp, do đó nên để
hai phần ghép đôi không bằng nhau để tránh HS suy luận may rủi.
Loại câu này thích hợp với việc nhận biết kiến thức hay các mối tương quan,
liên hệ với nhau. Tuy nhiên, nó không thích hợp cho việc áp dụng các kiến thức
mang tính nguyên lí, quy luật.
1.2.3.3. Câu điền khuyết hay có câu trả lời ngắn

21


- Câu điền khuyết: Loại câu nêu một mệnh đề với một bộ phận được để khuyết, HS
phải nghĩ ra nội dung thích hợp để điền vào chỗ trống.
- Câu trả lời ngắn: Loại câu đòi hỏi trả lời chỉ bằng một từ hoặc cụm từ rất ngắn.
Loại câu này giúp hạn chế sự đoán mò, may rủi của HS, GV dễ soạn câu hỏi
hơn. Ngoài ra, HS còn có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thích hợp khác với
đáp án của GV, vì vậy có thể phát huy sự sáng tạo, tư duy của HS. Tuy nhiên, loại
câu này tốn nhiều thời gian chấm bày và GV thường không đánh giá cao các câu trả

lời sáng tạo khác đáp án của GV soạn ra.
1.2.3.4. Câu hỏi nhiều lựa chọn
Loại câu này có ưu điểm nhiều hơn các loại câu hỏi TNKQ khác và được
dùng phổ biến nhất. Câu hỏi nhiều lựa chọn đưa ra một câu hỏi và một số phương
án trả lời (thường là 4), HS phải trả lời câu hỏi và chọn vào phương án đúng hoặc
đúng nhất.
Câu hỏi nhiều lựa chọn gồm có hai phần: Phần đầu được gọi là phần dẫn, nêu
lên vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi, phần sau là phương
án chọn, thường được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D, … hoặc các chữ số 1,
2, 3, 4, … Và phương án chính xác phải là một phương án, các phương án còn lại
gọi là phương án nhiễu được đưa vào để gây nhiễu đối với các HS không nắm chắc
vấn đề.
Loại câu này cho phép đánh giá một phạm vi rộng các mục tiêu học tập so
với các loại khác. Không đòi hỏi HS phải trau chuốt câu trả lời, tránh việc gây nhầm
lẫn từ ngữ khi đánh giá mà chỉ tập trung vào khả năng đọc và suy nghĩ của HS. So
với phương pháp đúng sai, câu hỏi nhiều lựa chọn có nhiều phương án chọn hơn
nên giảm bớt được khả năng đoán mò của HS. Tuy nhiên, câu hỏi này cũng có
nhiều hạn chế: HS phải trả lời theo một khung định sẵn, không thể tự diễn đạt ý
tưởng của mình nên không thể đánh giá khả năng diễn đạt của HS. Trong câu chỉ có
một phương án đúng nên khi gặp những câu có những phương án đúng chưa thỏa
mãn thì HS giỏi có thể nhận ra và không chọn, trong khi các HS khác lại không

22


nhận ra và làm đúng, chính vì vậy, việc biên soạn câu hỏi nhiều lựa chọn rất khó
khăn và tốn nhiều công sức của GV hơn các loại câu khác.
1.2.3.5. So sánh các hình thức câu hỏi TNKQ.
Bảng 1.2: So sánh các hình thức câu hỏi TNKQ
Loại câu


Cách dùng

Ưu điểm

Nhược điểm

hỏi
Đúng/Sai

- Cần đánh giá một - Có thể nêu nhiều câu - Có thể trở thành câu
mảng

kiến

thức hỏi trong một thời gian hỏi không hay nếu

rộng, đòi hỏi sử ngắn.

không biên soạn tốt.

dụng nhiều câu hỏi

- Xác suất đoán mò

- Dễ chấm điểm

lớn (50%)
Ghép đôi


- Có nhiều ý hoặc sự - Có thể bao phủ nhiều - Quá trình loại trừ có
việc

liên

quan, nội dụng.

muốn đo lường các - Dễ chấm điểm.

thể làm lệch kết quả
nếu không biên soạn

mối quan hệ giữa - Có thể xem như là cẩn thận
các thông tin.

nhiều câu hỏi nhiều
lựa chọn

Điền

- Đòi hỏi một câu - Dễ biên soạn.

khuyết

trả lời ngắn và rõ - Giảm sự đoán mò.

hoặc

- Khó chấm điểm


trả ràng.

lời ngắn

- Kiểm tra xem HS
có biết chính xác
câu trả lời đúng hay
không

Câu

hỏi - Chỉ có một đáp án - Có thể đánh giá được - Đoán mò có thể làm

nhiều lựa đúng.
chọn

nhiều mục tiêu, bao lệch việc đánh giá.

- Có một số phương phủ nhiều nội dụng

- Khó biên soạn do

án chọn hợp lí ứng - Dễ chấm điểm.

phải tạo các phương

với phương án đúng. - Các phương án nhiễu án nhiễu hợp lí.

23



tốt cung cấp thông tin
để biết HS sai lệch
kiến thức như thế nào.

1.3. TNKQ trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
1.3.1. Các yêu cầu, nguyên tắc viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn [2], [13], [5]
1.3.1.1. Yêu cầu viết câu hỏi TNKQ
- Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình
- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra, thi về mặt trình bày và sớ
điểm tương ứng
- Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc mợt vấn đề cụ thể
- Khơng nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa
- Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi người học
- Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những người học không nắm vững kiến
thức
- Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của người
học
- Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác
trong bài kiểm tra
- Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn
- Mỗi câu hỏi chỉ có mợt đáp án đúng, chính xác nhất
1.3.1.2. Nguyên tắc viết câu hỏi TNKQ
* Nguyên tắc viết câu dẫn
24


Khi chế tác câu hỏi trắc nghiệm cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Nên viết câu hỏi trực tiếp.

- Đưa “ý chính” của câu hỏi vào câu dẫn, không nên đưa vào các phương án lựa
chọn.
- Sắp xếp câu dẫn hợp lý, cấu trúc và ngữ pháp đơn giản để tránh các ngôn ngữ/cách
diễn đạt mới lạ, không hợp lý nhưng cũng cố gắng để đưa được nhiều hơn ý của chủ
đề vào câu dẫn và đưa ra những phương án lựa chọn ngắn gọn hơn.
- Tránh các từ ngữ mang tính chất phủ định như “ngoại trừ”, “khơng”. Nếu sử dụng
những từ ngữ này, bạn phải làm nổi bật chúng bằng cách in nghiêng, in đậm hoặc
gạch chân. Đánh dấu các từ ngữ quan trọng như “không”, “chỉ có”, “ngoại trừ” nếu
sử dụng chúng trong câu hỏi.
- Tránh viết các loại câu hỏi buộc HS thể hiện ý kiến riêng của bản thân, các câu từ
rập khuôn trong SGK. Tránh việc đưa các câu hỏi có sự gợi ý, dẫn dắt đưa tới đáp
án.
* Nguyên tắc viết phương án lựa chọn
- Câu hỏi khách quan đa lựa chọn có từ 3-5 phương án, thơng thường nên có bớn
phương án lựa chọn trong đó có một phương án đúng/đúng nhất. Các phương án
sai/ nhiễu là một phương án gần đúng và những lỗi thường gặp ở học sinh.
- Các phương án lựa chọn phải phù hợp với câu dẫn về mặt ngữ pháp. Sử dụng các
dấu chấm câu đúng và phù hợp với câu dẫn
- Các phương án lựa chọn nên có độ dài tương xứng. Một phương án dài hơn hoặc
ngắn hơn mợt cách thái q có thể thu hút sự chú ý của học sinh vì chúng nởi bật và
có thể dễ dàng nhận thấy.
- Phân bớ các phương án chọn theo một trình tự có ý nghĩa, logic.
- Tránh đưa ra các phương án lựa chọn chờng chéo, có sự trùng lặp, nới tiếp với
nhau.
- Tránh sử dụng cụm từ “Không có phương án nào đúng” hoặc “ Tất cả đều đúng”
làm một phương án chọn của loại câu trả lời chọn đáp án tốt nhất.
- Phương án nhiễu được đưa ra nhằm “thu hút” những học sinh khơng hồn tồn
nắm vững nợi dung/kiến thức. Đây không phải là “thủ đoạn” hay “đánh lừa” hoặc
25



×