Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

đề tài nghiên cứu khoa học kỹ năng quản lý thời gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.58 KB, 44 trang )

LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả nghiên cứu của tôi.
Các kết quả, số liệu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn khách quan. Tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm về lời cam kết của mình.

Người cam kết

Vũ Thị Hiền

1
Vũ Thị Hiền_1405QTND


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian từ ngày 12/11/2015 đến ngày 10/01/2016, tại trường đại
học Nội vụ Hà Nội – CSMT, tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học: “Giải pháp nâng cao kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường
đại học Nội vụ Hà Nội, cơ sở miền Trung”. Trong quá trình thu thập nghiên cứu
và thu thập thông tin, tôi đã nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của các giảng viên và
sinh viên trong trường.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến hai giảng viên hướng dẫn là
Th.s Nguyễn Thanh Tuấn và Th.s Lê Thu Huyền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tôi thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên đã nhiệt tình cung
cấp thông tin, tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài với tất cả sự cố gắng, nỗ lực của
mình song do còn hạn chế về nhiều mặt nên nội dung đề tài không tránh khỏi
những sai sót, khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý
kiến của các giảng viên cũng như các sinh viên trong trường để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!



Quảng Nam, ngày 10 tháng 01 năm 2016
Người thực hiện

Vũ Thị Hiền
2
Vũ Thị Hiền_1405QTND


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CMST

Cơ sở miền Trung

Th.s

Thạc sĩ

T.s

Tiến sĩ

3
Vũ Thị Hiền_1405QTND


TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Thời gian


Công việc

Đánh giá

12-14/11/2015

Chọn đề tên đề tài, vấn đề nghiên cứu Hoàn thành

15-20/11/2015

Thu thập tài liệu nghiên cứu

Hoàn thành

21-23/11/2015

Lập đề cương nghiên cứu sơ bộ

Hoàn thành

24-28/11/2015

Khảo sát địa bàn nghiên cứu, thu thập Hoàn thành
và xử lý thông tin

29-30/11/2015

Lập đề cương nghiên cứu chi tiết


Hoàn thành

1-15/12/2015

Triển khai đề tài nghiên cứu

Hoàn thành

16-20/12/2015

Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Hoàn thành

21-27/2015

Kiểm chứng kết quả nghiên cứu

Hoàn thành

28/12/201509/01/2016

Viết tiểu luận tổng hợp kết quả Hoàn thành
nghiên cứu

10/01/2016

Xem xét, sửa chữa, in ấn

Hoàn thành


4
Vũ Thị Hiền_1405QTND


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngạn ngữ Pháp có câu: “Một tuần lễ đối với người chăm chỉ có bảy ngày,
một tuần lễ đối với kẻ lười biếng có bảy ngày mai”. Đây là một câu nói thể hiện
cách nghĩ, quan niệm của mỗi người đối với thời gian. Từ “thời gian” có trong
tất cả các ngôn ngữ của loài người. Không khó để nhận ra thời gian có ảnh
hưởng đến mọi sự sống trên trái đất. Con người luôn luôn tìm kiếm sự thay đổi,
họ đã tìm ra cách để chinh phục thiên nhiên, ngăn chặn các dịch bệnh, thậm chí
cả các thảm họa. Duy chỉ có thời gian vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của con
người. Thời gian cứ như vậy trôi đi, ngày nối tiếp ngày, tháng nối tiếp tháng,
năm nối tiếp năm,… Theo thời gian, con người dần trải qua sinh – lão – bệnh –
tử, không một ai có thể thoát khỏi vòng tuần hoàn ấy. Tuy nhiên, cùng trong
mấy chục năm cuộc đời, mỗi người lại có được những thành quả khác nhau.
Thành quả ấy không chỉ là danh tiếng hay khối tài sản họ tích lũy được mà còn
là cách mà họ sử dụng thời gian – những tháng năm hiện hữu trên đời để tận
hưởng cuộc sống, hay nói cách khác, đó chính là phương thức họ cân bằng giữa
công việc và cuộc sống.
Trong xu thế mới của thế giới hiện nay, thời gian đang trở thành thứ tài
nguyên vô giá. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai cũng coi trọng và sử
dụng thời gian một cách khoa học. Vì vậy, quản lý thời gian là một trong những
kỹ năng quan trọng nhất mà con người cần rèn luyện càng sớm càng tốt.
Là một sinh viên của trường đại học Nội vụ Hà Nội – CSMT, học tập và
nghiên cứu về chuyên ngành Quản trị nhân lực, hiểu được tầm quan trọng của
kỹ năng quản lý thời gian trong lĩnh vực học tập, trong lĩnh vực chuyên ngành
cũng như trong đời sống thường ngày. Cùng với đó, tôi nhận thấy kỹ năng quản

lý thời gian của sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội – CSMT còn nhiều hạn
chế, đồng thời trong quá trình học tập và sinh hoạt, tôi nhận thấy mình đã được
5
Vũ Thị Hiền_1405QTND


trang bị đủ về điều kiện và phù hợp về khả năng nên tôi đã quyết định chọn đề
tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên
trường đại học Nội vụ Hà Nội cơ sở miền Trung”
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức của bản thân còn
hạn chế nên bài nghiên cứu còn thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của các thầy cô và các bạn sinh viên để tôi có thể hoàn thiện đề tài nghiên
cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Kỹ năng quản lý thời gian là một kỹ năng rất quan trọng và đang nhận
được nhiều sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu. Đã có nhiều bài viết nghiên cứu
về vấn đề này, sau đây là một số bài viết và công trình nghiên cứu tiêu biểu về
giải pháp để cải thiện, nâng cao kỹ năng quản lý thời gian:
- Cuốn sách Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý thời gian (2011) đã đưa
ra những định hướng, lời chỉ dẫn để cái thiện kỹ năng quản lý thời gian: Sử dụng
mục tiêu như một hướng dẫn (thiết lập mục tiêu,sắp xếp mục tiêu phù hợp, phân
loại mục tiêu, làm chủ tình thế khó xử trong tính cấp bách và tầm quan trọng,
cách phân chia mục tiêu thành những nhiệm vụ có thể dạt được, triển khai mục
tiêu cho bộ phận của bạn); Xem xét cách bạn sử dụng thời gian (dùng sổ nhật ký
công tác để ghi lại cách bạn sử dụng thời gian, phân tích dữ liệu ghi chép để tìm
ra nguyên nhân của việc quản lý thời gian kém, tạo thói quen quản lý thời gian
tốt); Lập kế hoạch cho thời gian của bạn (sử dụng danh sách và công cụ lập
chương trình làm việc, xây dựng lịch làm việc xoay quanh những việc ưu tiên
chính, dựng danh sách việc phải làm hằng ngày, lập kế hoạch làm việc nếu bạn
có một công việc không hệ thống) [1]

- Theo luanvan.net (29/03/2013), để quản lý tốt thời gian, bạn cần đề ra các
mục tiêu mà mình cần đạt được; Phân biệt được sự khác nhau giữa các đòi hỏi
đối với quỹ thời gian xác định công việc ưu tiên của chính bạn; Biến nhiều mục
6
Vũ Thị Hiền_1405QTND


tiêu của bản thân thành hiện thực hơn bằng cách sử dụng thời gian hiệu quả hơn;
Phân tích các vấn đề liên quan đến việc quản lí thời gian và đưa ra cách giải
quyết chúng; Lập kế hoạch quản lí thời gian một cách khoa học, đặt ra các kế
hoạch cụ thể, tránh sự trì trệ, duy trì các mục tiêu và và thực hiện kĩ năng tổ
chức tốt. [8]
- Diễn giả - TS. Lê Thẩm Dương trong buổi nói chuyện về đề tài kỹ năng làm
việc nhóm và quản lý thời gian tháng 7/2015, cho rằng điều đầu tiên làm nên
chiến thắng là bạn phải biết mình đang ở đâu và điểm yếu của bạn là gì, cũng
theo đó, diễn giả cho rằng có bốn nguyên tắc để quản trị thời gian hiệu quả: Ý
chí; Thái độ lao động (độ chăm chỉ); Phương pháp lao động và trí tuệ. [10]
- Trường doanh nhân Pace trong “chương trình đào tạo kỹ năng quản lý thời
gian” khai giảng ngày 28/11/2015 đã đưa ra năm nguyên tắc vàng trong quản lý
thời gian: Hữu hạn – không thể thay đổi; Bắt đầu; Tối ưu hóa; Kẻ đánh cắp [7]
Các bài viết, công trình ngiên cứu trên đều đã đánh giá được tầm quan trọng
của kỹ năng quản lý thời gian và đưa ra những cách để cải thiện, nâng cao kỹ
năng quản lý thời gian. Trong đề tài này, với việc kế thừa nội dung của các bài
viết trước, tôi sẽ đi sâu nghiên cứu về kỹ năng quản lý thời gian, từ đó đưa
phương pháp để nâng cao kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường đại
học Nội vụ Hà Nội - CSMT.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên đại học Nội Vụ Hà
Nội – CSMT.
- Đánh giá về nguyên nhân kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường đại

học Nội vụ Hà Nội – CSMT còn hạn chế.
- Đưa ra các giải pháp nâng cao khả năng quản lý thời gian cho sinh viên đại học
Nội vụ Hà Nội – CSMT.
7
Vũ Thị Hiền_1405QTND


4. Mẫu khảo sát
100 sinh viên thuộc các ngành, khóa học tại trường đại học Nội vụ Hà Nội CSMT
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: kỹ năng quản lý thời gian
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội – CSMT
- Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: từ ngày 12/11/2015 – 10/01/2016
Không gian: Trường đại học Nội vụ Hà Nội – CSMT và khu vực quanh
trường
6. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường đại
học Nội vụ Hà Nội – CSMT?
Câu hỏi 2: Nguyên nhân dẫn đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên
trường đại học Nội vụ Hà Nội - CSMT còn hạn chế?
Câu hỏi 3: Làm thế nào để nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của sinh
viên trường đại học Nội vụ Hà Nội – CSMT?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường đại học Nội
vụ Hà Nội - CSMT còn hạn chế, hầu hết chưa sử dụng hợp lý thời gian của
mình.

8
Vũ Thị Hiền_1405QTND



Giả thuyết 2: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường đại học Nội
vụ Hà Nội – CSMT còn hạn chế là do chưa có ý thức về việc hành động theo kế
hoạch.
Giả thuyết 3: Để nâng cao kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường
đại học Nội vụ Hà Nội – CSMT cần đặt ra những mục tiêu, định hướng rồi cố
gắng hoàn thành trong thời gian cho phép.
8. Phương pháp nghiên cứu
· Phương pháp nghiên cứu tài liệu
· Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm
৹ Phương pháp điều tra bảng hỏi
৹ Phương pháp phỏng vấn sâu
9. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài tiểu luận gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 2: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường đại học Nội vụ
Hà Nội - CSMT
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nâng cao kỹ năng quản lý thời gian
cho sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nôi – CSMT

9
Vũ Thị Hiền_1405QTND


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm liên quan

1.1.1.1. Thời gian
“Thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với không gian)
trong đó vật chất vận dộng và phát triển liên tục, không ngừng [4, tr.1280].
Cũng có thể hiểu một cách đơn giản rằng thời gian chính là ngày tháng, là nguồn
tài sản mà mỗi người đều có như nhau. Mỗi giờ có 60 phút, mỗi ngày có 24 giờ
và mỗi năm có 365 ngày. Đó là quy luật chung của tự nhiên, tồn tại khách quan
với ý muốn của con người, tuy nhiên con người lại có thể điều chỉnh và quản lý
quỹ thời gian ấy theo cách của riêng mình dẫn đến những hiệu quả khác biệt.
1.1.1.2 Kỹ năng
“Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong
một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế” [9], cùng với đó cũng có nhiều định
nghĩa khác về kỹ năng. Những định nghĩa này bắt đầu từ những góc nhìn chuyên
môn hoặc từ những quan niệm của người viết. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta thừa
nhận rằng kĩ năng hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kĩ
năng là các hành động được lặp đi lặp lại. Kỹ năng luôn có chủ đích và mục đích
rõ ràng.
Vậy kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thuần thục một hay một
chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết của mình (kiến thức hoặc kinh nghiệm)
nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
10
Vũ Thị Hiền_1405QTND


1.1.1.2. Quản lý thời gian
Quản lí thời gian nghĩa là biết hoạch định thời gian của mình đang có cho
những mục tiêu và những nhiệm vụ thật cụ thể. Quản lí thời gian không có nghĩa
luôn tiết kiệm thời gian mà là biết làm chủ thời gian của mình khi đặt những
khoảng thời gian mình đang có trong một kế hoạch thật cụ thể và chi tiết [3,
tr.12]. Quản lí thời gian là quá trình làm chủ, sắp xếp, sử dụng thời gian một
cách khoa học và nghệ thuật [4, tr.6].

1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Tên, địa chỉ, số điện thoại, email
Tên trường: Trường đại học Nội vụ Hà Nội cơ sở miền Trung hoặc trường
đại học Nội vụ Hà Nội tại miền Trung
Địa chỉ: Thị xã Điện Bàn – phường Điện Ngọc – tỉnh Quảng Nam
1.2.2. Giới thiệu về trường đại học Nội vụ Hà Nội – CSMT
1.2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại miền Trung được thành lập theo
Quyết định số 493 QĐ-BNV ngày 31/5/2012 của Bộ Nội vụ trên cơ sở Trường
Cao đẳng Nội vụ tại thành phố Đà Nẵng, để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, bồi
dưỡng của Trường Đại học Nội vụ. Đây là đơn vị duy nhất đào tạo nguồn nhân
lực có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp các chuyên ngành thuộc lĩnh vực
nội vụ, góp phần đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính nhằm phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam.
1.2.2.2. Vị trí và chức năng
Theo quyết định thành lập, Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại miền
Trung có vị trí và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể:
11
Vũ Thị Hiền_1405QTND


Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Miền Trung (sau đây gọi tắt là
Cơ sở miền Trung) là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, có chức
năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực theo nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học và triển
khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ sở miền Trung có con dấu, tài khoản riêng tại kho bạc nhà nước và
ngân hàng.
Cơ sở miền Trung đặt trụ sở chính tại Khu Đô thị mới Điện Nam – Điện
Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
1.2.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn

Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển hàng năm, ngắn hạn, dài hạn.
Xây dựng các văn bản quản lý phục vụ hoạt động của Cơ sở miền Trung; Tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học và thấp
hơn thuộc các ngành, lĩnh vực Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được phép đào
tạo.
Tổ chức tuyển sinh, khai giảng, bế giảng và trao bằng tốt nghiệp, cấp
bảng điểm toàn khóa cho sinh viên; tổ chức thi, quản lý bài thi và kết quả thi kết
thúc học phần cho các lớp thuộc Cơ sở miền Trung quản lý; Xây dựng và triển
khai các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được
giao.
Đề xuất thay đổi về cơ cấu tổ chức, nhân sự; quản lý viên chức, người lao
động và người học thuộc Cơ sở miền Trung. Thực hiện ký hợp đồng lao động vụ
việc theo phân cấp của Hiệu trưởng; Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực
theo quy định của pháp luật; sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo và dịch vụ
để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Cơ sở miền Trung và chi cho các hoạt
động đào tạo theo quy định của pháp luật; Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo
yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa; Chủ trì, tìm kiếm và phối hợp với các đối tác
12
Vũ Thị Hiền_1405QTND


xây dựng và thực hiện các chương trình liên kết về đào tạo các bậc, hệ đào tạo;
Quản lý nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo; quản lý chất lượng hoạt
động khoa học và công nghệ của viên chức và người học thuộc Cơ sở miền
Trung; Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động
đào tạo.
Tham gia quy trình tự đánh giá chất lượng đào tạo của Cơ sở miền Trung
và chịu sự kiểm định chất lượng đào tạo của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng
và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng của Cơ sở miền Trung; tăng cường
các điều kiện đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

của Cơ sở miền Trung.
Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế,
nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử
dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho
Cơ sở miền Trung.
Tham gia hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng, phát triển và
chuyển giao công nghệ; tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội của
địa phương và đất nước; thực hiện dịch vụ khoa học theo quy định của pháp
luật.
Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ viên chức; kế hoạch trang bị cơ sở
vật chất theo hướng chuẩn hóa; kế hoạch tăng cường điều kiện đảm bảo chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế; Xây
dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống cho viên chức và người học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc Cơ
sở.
Tổ chức đánh giá viên chức và người học thuộc Cơ sở; tham gia đánh giá
cán bộ quản lý cấp trên, cán bộ quản lý ngang cấp theo quy định của Nhà
13
Vũ Thị Hiền_1405QTND


trường; Tổ chức cho viên chức và người học tham gia các hoạt động xã hội phù
hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội.
Chấp hành pháp luật về giáo dục; thực hiện xã hội hóa giáo dục; Được
Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được miễn,
giảm thuế, vay tín dụng theo quy định của pháp luật; Thực hiện chế độ báo cáo
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Bộ Nội vụ và các cơ quan quản lý Nhà nước về
hoạt động của Cơ sở theo quy định của pháp luật
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế làm

việc của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội;
Thực hiện nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
1.2.2.4. Các bậc đào tạo tại cơ sở
Là một bộ phận của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Cơ sở miền Trung có
chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng thuộc lĩnh vực nội
vụ cùng các ngành nghề khác theo nhu cầu xã hội trên địa bàn miền Trung và
Tây Nguyên.
-

Các ngành đào tạo của bậc Đại học:

+ Quản lý nhà nước;
+ Quản trị văn phòng;
+ Quản trị nhân lực;
+ Lưu trữ học.
-

Các ngành đào tạo của bậc Cao đẳng:

+ Quản trị nhân lực;
+ Quản trị văn phòng;
14
Vũ Thị Hiền_1405QTND


+ Văn thư lưu trữ;
+ Hành chính học;
+ Dịch vụ pháp lý.
-


Các ngành đào tạo bậc trung cấp:

+ Hành chính văn phòng
+ Hành chính văn thư.
Bên cạnh đào tạo bậc đại học, cao đẳng, trung cấp, Cơ sở miền Trung
thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước và doanh nghiệp các lĩnh vực như: Văn thư, Lưu trữ, Thư viện,
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, Quản lý nhà nước, và các lĩnh vực do
Bộ Nội vụ quản lý.
Phát huy thế mạnh trong công tác đào tạo chuyên sâu về ngành Nội vụ,
trong những năm qua, Cơ sở miền Trung đã cung cấp cho xã hội nói chung và
ngành Nội vụ nói riêng một số lượng không nhỏ nguồn nhân lực có phẩm chất
đạo đức tốt, kỹ năng chuyên sâu, biết nắm bắt cơ hội trong xu thế hội nhập quốc
tế.
Cơ sở Trường Đại học Nội vụ tại miền Trung đã có những bước đột phá
về quản trị đại học, đào tạo, nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên để trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học có chất lượng trong
các lĩnh vực Nội vụ; cung cấp các dịch vụ khoa học và giáo dục chất lượng cao
cho nền kinh tế quốc dân; khẳng định vị thế của một trung tâm đào tạo, nghiên
cứu khoa học quan trọng ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

15
Vũ Thị Hiền_1405QTND


Chương 2
KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI – CSMT
2.1. Vai trò của kỹ năng quản lý thời gian đối với sinh viên trường Đại học
Nội Vụ Hà Nội – CSMT

Con người luôn là nhân tố quan trọng trong xã hội. Trong nền kinh tế hiện
đại như hiện nay vị trí của con người ngày càng được nâng lên và được khẳng
định là yếu tố quyết định sự thành công của mọi tổ chức, mọi hoạt động. Cùng
với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, trình độ của con người
ngày càng được nâng cao, kèm theo đó là sự đòi hỏi về hiệu suất làm việc. Tuy
nhiên hiệu suất làm việc lại là một vấn đề đáng lo ngại đối với nguồn nhân lực
nước ta. Để có thể nâng cao hiệu suất làm việc, giải pháp tối ưu vẫn là phải
nâng cao chất lượng chuyên môn, bên cạnh đó, nâng cao kỹ năng quản lý thời
gian cũng là một giải pháp không thể thiếu.
Xét trên quy mô trường Đại học Nội vụ Hà Nội - CSMT, cùng với việc
đổi mới phương pháp dạy tại các trường đại học, sinh viên phải thường xuyên tự
nghiên cứu tài liệu, làm việc nhóm và rút ra kết luận. Vì vậy kĩ năng quản lý
thời gian đã trở thành kỹ năng cần thiết, cần phải có đối với mỗi sinh viên. Có
được kỹ năng quản lý thời gian, sinh viên sẽ có thể chủ động hơn trong hoạt
động học tập của mình, cân bằng giữa các công việc và đặc biệt là sẽ hạn chế
được tình trạng “nước đến chân mới nhảy” của đa số sinh viên. Sau khi tốt
nghiệp, kỹ năng này sẽ giúp sinh viên trở nên chuyên nghiệp hơn, được đánh giá
cao hơn trong mắt các nhà tuyển dụng. Đây cũng là cơ hội để sinh viên tự rèn
luyện tính tự giác, kỷ luật cho chính bản thân mình, là bước chuẩn bị căn bản
cho hành trang vào đời của mỗi con người.
Có thể nói rằng: Để thực sự trở thành một người thành công, người ta
không chỉ cần có trí tuệ thông minh, kiến thức uyên bác, tư duy sáng tạo mà còn
16
Vũ Thị Hiền_1405QTND


cần phải tự quản lý được chính mình - được biểu hiện cụ thể, cơ bản nhất qua
việc quản lý thời gian. Điều này đúng với mọi sinh viên nói chung và sinh viên
trường Đại học Nội vụ Hà Nội - CSMT nói riêng.
2.2. Nhận thức của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội – CSMT về tầm

quan trọng của kỹ năng quản lý thời gian
“Thời gian là một lý do thông dụng mà mọi người dùng để biện hộ rằng
họ luôn thiếu. Nhưng tất cả chúng ta đều có đúng 24 giờ mỗi ngày để ăn, ngủ,
thư giãn, nạp lại năng lượng và làm việc. Khác biệt ở chỗ, có những người sử
dụng thời gian rất khôn ngoan và một số khác thì ngược lại. Do đó, khả năng lên
kế hoạch, quản lý và sử dụng thời gian đóng vai trò hết sức quan trọng trong
việc quyết định thành công hay thất bại của bạn. Một lần nữa, vấn đề quay trở
lại cách bạn sử dụng tiềm năng nội tại như thế nào.” [2, tr.21]
Để tìm hiểu về thực trạng kỹ năng quản lỹ thời gian của sinh viên trường
đại học Nội vụ Hà Nội - CSMT, tôi đã lập một bảng trắc nghiệm khảo sát về kỹ
năng quản lý thời gian, phát ra 110 bản và thu lại 100 bản kết quả tại trường đại
học Nội Vụ Hà Nội – CSMT. Mở đầu, tôi đã sử dụng câu hỏi: “Theo bạn quản
lý thời gian có phải là một kỹ năng quan trọng?” Kết quả thu được cho thấy có
đến 98% số sinh viên được hỏi cho rằng đây là kỹ năng quan trọng.
Quan ly thoi gian co phai ky nang quan trong?
Frequency Percent

Valid Percent Cumulative Percent

98

98.0

98.0

98.0

Khong 2

2.0


2.0

100.0

Total 100

100.0

100.0

Valid Co

17
Vũ Thị Hiền_1405QTND


Sau đó, tôi đã đưa ra một bài trắc nghiệm được lấy từ cuốn sách cẩm nang
kinh doanh Harvard - Quản lý thời gian (2011) với các câu hỏi:
1. Khi vào thang máy, bạn có nhấn nút đóng cửa thay vì chờ thang máy tự động
đóng không?
2. Bạn có thường chỉnh lại đồng hồ đeo tay và treo tường để thời gian chính xác
không?
3. Bạn có chuẩn bị hay nấu nướng hơn 30% bữa tối không?
4. Bạn có thấy mình phải làm nhiều việc ở chỗ học/làm không?
5. Bạn có bận rộn đến không thể đi dạo vào buổi trưa/tối dù bạn biết cần làm
như vậy để có một cơ thể cân đối và khỏe mạnh?
6. Bạn có ăn khi đang lái xe không?
7. Nếu có người thông báo rằng bố của bạn đang phải đưa vào bệnh viện vì
chứng đau ngực, ý nghĩ đầu tiên của bạn là về sức khỏe của bố và việc đến bệnh

viện, ý nghĩ tiếp theo có phải là về một đống công việc trong kế hoạch của bạn?
“Nếu bạn trả lời “có” cho đa số các câu hỏi trên, điều đó có nghĩa là bạn
đang phải chịu áp lực về thời gian” [1, tr.15]. Theo kết quả khảo sát, có tới 80%
số sinh viên được khảo sát trả lời “có” cho đa số (≥4/7 câu) các câu hỏi kể trên.
Điều này đồng nghĩa với việc đa số các bạn sinh viên phải chịu áp lực về thời
gian. Tuy nhiên, khi được hỏi “Bạn có cảm thấy mình đang phải chịu áp lực về
thời gian không?” có tới 57% câu trả lời là “không”.
Kết quả thu được từ hai câu hỏi trên đã cho thấy hầu hết sinh viên đều
nhận biết được tầm quan trọng của kỹ năng quản lý thời gian tuy nhiên có ít nhất
37% số sinh viên được khảo sát không nhận biết được áp lực thời gian mà mình
đang phải chịu.

18
Vũ Thị Hiền_1405QTND


2.3. Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội –
CSMT
Trong cuộc khảo sát, với câu hỏi “bạn tự nhận xét như thế nào về kỹ năng
quản lý thời gian của mình”, kết quả thu được như sau:
Ban tu nhan xet the nao ve kha nang quan ly thoi gian cua minh
Valid
Frequency Percent Percent

Cumulative Percent

15

15.0


15.0

15.0

chua tot

54

54.0

54.0

69.0

kha tot

30

30.0

30.0

99.0

thuc su tot

1

1.0


1.0

100.0

Total

100

100.0

100.0

Valid chua

hinh

thanh

Đây là bản kết quả dựa trên những đánh giá chủ quan của chính những
người được hỏi về kỹ năng quản lý thời gian của chính họ. Qua đó, ta có thể rút
ra kết luận sơ bộ: Khả năng quản lý thời gian của sinh viên trường đại học Nội
vụ Hà Nội – CSMT chưa tốt. Kết luận này trùng với giả thiết thứ nhất được đặt
ra. Để khẳng định thêm tính đúng đắn của giả thiết cũng như kết luận, tôi đã đưa
ra câu hỏi tiếp theo: “Xác định câu trả lời đúng hoặc gần đúng nhất với thói
quen sử dụng thời gian của bạn” với các thói quen được kể ra: Lên kế hoạch
công việc ứng với mốc thời gian cụ thể; Xem xét, sắp xếp thứ tự ưu tiên công
việc; dành thời gian ưu tiên cho một số công việc quan trọng; Xác định khoảng
thời gian bị lãng phí; Luôn mang theo bảng kế hoạch, dụng cụ nhắc nhở thực
hiện công việc theo thời gian đã định; Chia nhỏ công việc khó thành các việc
nhỏ hơn để thực hiện. Bảng kết quả thu được có như sau:

19
Vũ Thị Hiền_1405QTND


Thoi quen su dung thoi gian cua ban
Valid
Frequency Percent Percent

Cumulative
Percent

Valid len ke hoach cong
viec ung voi moc 43

43.0

43.0

43.0

5.0

5.0

48.0

17.0

17.0


65.0

13

13.0

13.0

78.0

hoach, dung cu nhac 12

12.0

12.0

90.0

10

10.0

10.0

100.0

100

100.0


100.0

thoi gian
xem xet, sap xep thu
tu uu tien cong viec

5

danh thoi gian uu
tien cho mot so cong 17
viec
xac

dinh

khoang

thoi gian bi lang phi
mang theo bang ke
nho thoi gian
chia nho cong viec
kho de thuc hien
Total

Theo cơ chế sinh học, một người bình thường trong một ngày, có những
khoảng thời gian mà thần kinh rơi vào trạng thái “hưng phấn” cao độ, làm cho
con người cảm thấy sảng khoái và minh mẫn. Nếu sử dụng khoảng thời gian này
cho những việc quan trọng đòi hỏi phải nỗ lực tư duy thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn
khi thực hiện vào những thời điểm khác. Tuy vậy, không phải ai cũng ý thức
20

Vũ Thị Hiền_1405QTND


được điều này và thường làm việc theo cảm tính hay theo ngẫu nhiên mà không
có sự sắp xếp trước. Điều này được thể hiện ở thói quen “lên kế hoạch công việc
ứng với mốc thời gian cụ thể” đứng ở vị trí thứ nhất (43%). Dù đứng ở vị trí thứ
nhất nhưng thói quen này cũng chưa được tới một nửa số sinh viên được khảo
sát sử dụng, mặc dù lên kế hoạch là điều cơ bản nhất trong hoạt động quản lý
thời gian. Ở phía dưới là các thói quen thuộc về cấp độ cao của việc quản lí thời
gian như việc chia nhỏ các công việc khó, mang theo bảng kế hoạch và xác định
thời gian lãng phí… Thói quen “Chia các công việc khó, phức tạp thành những
việc nhỏ với khoảng thời gian tương ứng” được sinh viên lựa chọn ít nhất
(10%), đứng ở vị trí thứ 7. Để làm được việc này, đòi hỏi sinh viên phải có khả
năng phân tích và tổng hợp. Đây là một yêu cầu khá cao đối với sinh viên nhưng
cũng hết sức cần thiết bởi trong quá trình học tập, vào giai đoạn chuẩn bị thi, áp
lực học tập gia tăng. Trong khoảng thời gian này, nếu sinh viên không biết cách
chia nhỏ việc học tương ứng với những khoảng thời gian nhất định thì các bạn
sẽ khó đạt kết quả cao. Thói quen “luôn mang theo bảng kế hoạch hoặc những
dụng cụ nhắc nhở để quản lí thời gian” đứng ở vị trí thứ 6 với 12% sinh viên lựa
chọn. Đây cũng là một yêu cầu khá cao đối với sinh viên bởi có nhiều sinh viên
không hề lập kế hoạch sử dụng thời gian thì làm sao có thể mang theo để nhắc
nhở mình. Dù rằng trong thế giới ngày càng hiện đại, sinh viên có lợi thế rất lớn
khi sớm được tiếp cận với các công nghệ tiên tiến có thể ứng dụng rất hiệu quả
cho cuộc sống. Hiện nay sinh viên có thể sử dụng các phần mềm để xây dựng
thời gian biểu và sử dụng các thiết bị di động như điện thoại, ipad… để nhắc
nhở những việc cần làm nhưng không có nhiều sinh viên thực sự khai thác được
các tiện ích công nghệ này.
Một vấn đề khá nổi bật trong việc quản lí thời gian của sinh viên là việc
sử dụng thời gian rảnh rỗi. Với cuộc sống sinh viên, ngoài thời gian học trên lớp
thì các bạn hoàn toàn tự do và có thể làm những gì mình thích. Nếu sinh viên

không có kế hoạch sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách hợp lí thì các bạn rất dễ
lãng phí nó vào những việc không cần thiết hay vô bổ. Trong thực tế, mặc dù đa
21
Vũ Thị Hiền_1405QTND


phần các trường đều đã có sự đầu tư cho thư viện để tạo điều kiện cho sinh viên
tự học ngoài thời gian lên lớp nhưng dường như vẫn chưa thu hút được sinh
viên. Theo quan sát, trường đại học Nội vụ Hà Nội – CSMT có khoảng hơn
1500 sinh viên thuộc các ngành học và khóa học khác nhau, thư viện trường
được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại với cả phòng đọc sách, phòng học
nhóm và máy vi tính, Tuy nhiên, khi phỏng vấn cô Nguyễn Tâm Huyền – thủ
thư trường đại học Nội vụ Hà Nội – CSMT và nhận được một số câu trả lời về
thực trạng hoạt động của thư viện như sau:
Hỏi: Thưa cô, phòng đọc thư viện đã bao giờ được sử dụng hết công suất chưa
ạ?
Trả lời: Chưa, phòng đọc thư viện tuy không lớn nhưng hầu như chỉ có một vài
sinh viên tới đọc, mùa thi có thể đông hơn nhưng cũng không quá nhiều.
Hỏi: Thưa cô, các bạn sinh viên thường tới thư viện để mượn sách gì ạ?
Trả lời: Chủ yếu là các loại giáo trình, sau đó là các loại sách giải trí.
Hỏi: Vậy tần suất sinh viên mượn/trả sách như thế nào ạ?
Trả lời: Ngoài một số sinh viên rất chăm chỉ lên thư viện thì hầu như các bạn
chỉ đến thư viện một vài lần trong một học kỳ, thậm chí có những sinh viên đến
giờ vẫn chưa từng tới mượn sách.
Qua câu trả lời của cô Tâm Huyền, có thể thấy không có nhiều sinh viên
sử dụng thời gian ngoài lớp học để đến thư viện. Khi đi khảo sát ký túc xá và
khu vực quanh trường vào ban ngày, không tính ngày chủ nhật, có rất nhiều sinh
viên dùng thời gian để ngủ, sử dụng internet với mục đích giải trí tại nhà hay ra
quán net chơi game, tụ tập tại các quán cà phê quanh trường. Buổi tối, ba tiệm
internet quanh trường là nơi tập trung nhiều sinh viên nhất, đặc biệt là các sinh

viên nam, sau đó là các quán nhậu, quán cà phê. Thế nhưng, khi được hỏi: “Có
bao giờ bạn gặp khó khăn trong việc quản lý quỹ thời gian của mình, ví dụ như
22
Vũ Thị Hiền_1405QTND


không đủ thời gia để làm bài tập, ôn thi hay hoàn thành một dự định nào đó”.
Kết quả cho thấy có tới 91% số sinh viên được khảo sát thường xuyên gặp khó
khăn trong việc quản lý và sử dụng quỹ thời gian của mình.
Ban co gap kho khan trong viec quan ly thoi gian

Valid da tung
chua

bao

gio
thuong
xuyen
Total

Valid

Cumulative

Frequency Percent

Percent

Percent


8

8.0

8.0

8.0

1

1.0

1.0

9.0

91

91.0

91.0

100.0

100

100.0

100.0


Như vậy, sau các câu hỏi khảo sát và phân tích trên, một lần nữa có thể
khẳng định lại giả thiết “kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường đại học
Nội vụ Hà Nội – CSMT còn hạn chế, hầu hết chưa sử dụng hợp lý thời gian của
mình” đồng thời nó cũng cho ta kết luận của gải thiết thứ hai “Kỹ năng là do
chưa có ý thức về việc hành động theo kế hoạch”
2.4. Ảnh hưởng của kỹ năng quản lý thời gian hoạt động học tập, sinh hoạt
của sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội – CSMT
Trong cuộc khảo sát của mình, tôi đã đưa ra một số câu hỏi về những điều
sinh viên có thể và chưa thể làm tốt. Kết quả được tổng hợp dưới dạng biểu đồ
như sau:

23
Vũ Thị Hiền_1405QTND


24
Vũ Thị Hiền_1405QTND


Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy: “Đi học đúng giờ” là việc sinh viên có
thể làm tốt nhất (97%), “Không trễ hẹn” xếp vị trí thứ hai. Tuy nhiên chỉ có 50%
số sinh viên được khảo sát cho rằng đây là việc họ có thể làm tốt. Cùng là việc
yêu cầu sự chính xác về thời gian tuy nhiên ta có thể lý giải việc có sự chênh
lệch lớn giữa hai hoạt động này là do đi học là hoạt động bắt buộc, được giám
sát bởi lực lượng xung kích và các giảng viên. Hay nói cách khác, sinh viên chỉ
có thói quen đúng giờ đối với những hoạt động mang tính chất bắt buộc. Đây là
một thói quen xấu bắt nguồn từ việc quản lý thời gian không hiệu quả.
Ở mục “những việc sinh viên không thể làm tốt”, xếp vị trí thứ nhất là
“kiên quyết, cố gắng hết mình hoàn thành công việc theo thời gian tự định” với

con số gần như tuyệt đối (97%). Điều này cho thấy hầu hết sinh viên chưa thực
sự nghiêm túc trong việc thực hiện công việc theo kế hoạch, hay nói cách khác,
họ dễ dãi với bản thân, chưa đề cao tính tự giác. Sau đó là việc “không bị cuốn
hút bởi internet”. Có tới 76% cho rằng họ không làm tốt được việc này. Đây
chính là lý do khiến thời gian của hầu hết sinh viên bị ăn mòn. Họ thường xuyên
vội vã, thường xuyên rơi vào tình trạng “khẩn cấp”, thường xuyên không có đủ
thời gian cho những hoạt động cần thiết, quan trọng nhất.
Qua những nhận xét và kết luận trên, có thể khẳng định thêm một lần nữa,
quản lý thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng. Nó có ảnh hưởng đối
với toàn bộ các hoạt động của sinh viên trong học tập cũng như trong cuộc sống.

25
Vũ Thị Hiền_1405QTND


×