Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá và đề xuất một số biện pháp sử dụng đất đồi núi có hiệu quả tại xã lục ba huyện đại từ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.17 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NGUYỄN HẢI PHONG

Tên đề tài :
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT ĐỒI NÚI
CÓ HIỆU QUẢ TẠI XÃ LỤC BA – HUYỆN ĐẠI TỪ
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NGUYỄN HẢI PHONG



Tên đề tài :
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT ĐỒI NÚI
CÓ HIỆU QUẢ TẠI XÃ LỤC BA – HUYỆN ĐẠI TỪ
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K43 - LN - N01
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Mạn

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NGUYỄN HẢI PHONG


Tên đề tài :
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT ĐỒI NÚI
CÓ HIỆU QUẢ TẠI XÃ LỤC BA – HUYỆN ĐẠI TỪ
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K43 - LN - N01
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Mạn

Thái Nguyên, 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học, ngoài
sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cá

nhân trong và ngoài trường.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo
trong khoa Lâm nghiệp cùng các thầy cô trong trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo - Ths
Nguyễn Văn Mạn, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ UBND xã Lục Ba,
các cán bộ xã Lục Ba, các cán bộ nông lâm nghiệp, địa chính xã Lục Ba, các
cán bộ và bà con xóm Bẫu Châu, xóm Gò Lớn, xóm Đồng Mưa, xóm Đầm
Giáo, xóm Văn Thanh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nội
dung đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Hải Phong


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thành phần dân tộc xã Lục Ba năm 2014 ..........................................12
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo ngành nghề .......................................................14
Bảng 4.3.Cơ cấu đất đai xã Lục Ba ......................................................................25
Bảng 4.4: Tỷ lệ diện tích và cơ cấu diện tích của các hộ điều tra .....................27

Bảng 4.5: Mức thu nhập của kiểu sử dụng đất theo mô hình
nông lâm kết hợp.....................................................................................29
Bảng 4.6: Thu - chi của mô hình 1 (ĐVT 1000 đồng) .......................................30
Bảng 4.7: Thu - chi của mô hình 2 .......................................................................30
Bảng 4.8: Loại hình sử dụng đất đai của hộ ........................................................31
Bảng 4.9: Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ (ĐVT: VND) ...........................33
Bảng 4.10: Tình hình sử dụng đất đai của hộ ......................................................33
Bảng 4.11: Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ .................................................35
Bảng 4.12: Mức thu nhập từ mô hình SALT .......................................................36
Bảng 4.13: Tình hình sử dụng đất đai của hộ ......................................................36
Bảng 4.14: Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ .................................................38
Bảng 4.15: Mức độ thu nhập của các kiểu sử dụng mô hình khác ...................39


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện thành phần dân tộc theo nhóm hộ xã Lục Ba
năm 2014 .......................................................................................... 12
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo ngành nghề của xã Lục Ba
năm 2014 .......................................................................................... 14
Hình 4.1. Mô hình RVACRg của gia đình ông Trần Văn Lượng tại
xóm Gò Lớn ..................................................................................... 32
Hình 4.2. Mô hình RVCRg của gia đình ông Tô Vĩnh Sơn tại
xóm Bẫu Châu .................................................................................. 34
Hình 4.3. Mô hình SALT của gia đình ông Vũ Văn Lâm tại xóm Bẫu Châu .... 37


iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm về mô hình sử dụng đất đồi núi ............................................. 3
2.1.2. Đặc điểm của đất đồi núi......................................................................... 3
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................ 4
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 4
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................ 7
2.2.2.1. Những văn bản chính sách có liên quan đến sử dụng đất đai
nông lâm nghiệp ................................................................................................ 7
2.2.2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan............................................... 9
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 10
2.3.1. Điều kiên tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................ 10
2.3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 10
2.3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................... 13
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 18


v


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 19
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 19
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 22
4.1. Sơ lược tình hình sử dụng đất đồi núi của xã Lục Ba qua các thời kỳ .... 22
4.1.1. Quá trình sử dụng đất đồi núi của xã trước thời kỳ chuyển sang cơ cấu
thị trường ......................................................................................................... 22
4.1.2. Quá trình sử dụng đất từ khi chuyển sang cơ chế thị trường
cho tới nay ....................................................................................................... 22
4.1.3. Kết quả giao đất giao rừng .................................................................... 24
4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đồi núi của xã Lục Ba ............................ 24
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Lục Ba ............................................ 24
4.2.2. Tình hình sử dụng đất đồi núi tại xã Lục Ba......................................... 27
4.2.3. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất đồi núi xã Lục Ba .................... 28
4.2.3.1. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất đồi núi theo hướng nông
lâm kết hợp (NLKH) ....................................................................................... 28
4.2.3.2. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất dốc theo hướng canh tác
đất dốc mô hình SALT .................................................................................... 35
4.3.2.3. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất dốc theo hướng
canh tác khác ................................................................................................... 38
4.2. 4. Hiệu quả về mặt xã hội - môi trường của việc sử dụng đất đồi núi xã
Lục Ba ............................................................................................................. 40
4.2.4.1. Hiệu quả về mặt xã hội của việc sử dụng đất đồi núi xã Lục Ba....... 40



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá và đề xuất một số
biện pháp sử dụng đất đồi núi có hiệu quả tại xã Lục Ba - huyện Đại Từ - tỉnh
Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Văn Mạn trong thời gian từ
tháng 2/2015 đến tháng 5/2015. Những phần tài liệu tham khảo trong khóa luận
đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực,
nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của
khoa và nhà trường đề ra.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước Hội Đồng khoa học

ThS. Nguyễn Văn Mạn

Nguyễn Hải Phong

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận đã chỉnh sửa sau khi hội đồng đánh giá chấm.
(Ký, họ và tên)


1


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự
sống của con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Vai
trò của đất càng lớn hơn khi dân số ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng đất làm
nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất, giao thông,… ngày càng tăng và nông nghiệp
phát triển, trở thành ngành kinh tế chủ đạo. Do vậy việc sử dụng hợp lý và có
hiệu quả bảo vệ đất đai và môi trường sống là mốt nhiệm vụ mang tính chất
chiến lược của mỗi quốc gia.
Ngày nay, tiềm năng đất đai của nước ta còn nhiều, đặc biệt là khu vực
miền núi trung du phía bắc, vùng tây nguyên và duyên hải miền trung, việc
khai thác và sử dụng đất đai chưa gắn với quy hoạch tổng thể và bảo vệ môi
tường, hiệu quả kinh tế còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng hợp lý
và đầy đủ đất đai.
Đứng trước thực trạng đó, trong những năm qua, nhà nước đã hoàn
thiện công tác quy hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia bước đầu và áp dụng
được trên địa bàn nông thôn miền núi và đưa ra một số chủ trương, chính sách
giao đất giao rừng, đầu tư vốn, ký thuật giúp phát triển nông lâm nghiệp thông
qua các chương trình dự án của nhà nước.
Do điều kiện kinh tế tự nhiên, kinh tế xã hội, phong tục tập quán của
từng vùng nên việc sử dụng đất đai mang tính chất đặc thù riêng cho từng
vùng. Vì vậy việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất đồi núi để từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên này là việc rất cấp
thiết hiện nay.
Lục Ba là một xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Đại Từ, với đặc trưng
của vùng đất trung du miền núi phía bắc, xã có thế mạnh về cây chè. Hiện nay



2

vấn đề sử dụng đất đai nói chung, đồi núi nói riêng đã và đang được Đảng bộ
và chính quyền xã quan tâm. Song do trình độ hiểu biết của người dân còn
hạn chế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn mỏng, người dân thiếu vốn đầu tư để cải
tạo và phát triển các loại cây trồng thích hợp. Vì vậy, đòi hỏi phải đưa ra các
giải pháp sử dụng đất đồi núi cụ thể là: Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bằng
các biện pháp canh tác, đưa vào đó các loại cây trồng phù hợp đem lại hiệu
quả kinh tế cao, cải thiện đời sống người dân, bảo vệ môi trường, tạo công ăn
việc làm, vv.
Xuất phát từ nhu cầu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất đồi núi có hiệu quả tại xã Lục Ba –
huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đồi núi của xã Lục Ba trong giai
đoạn những năm qua.
- Đề xuất các giải pháp giúp quy hoạch và sử dụng đất đồi núi có hiệu
quả tại khu vực nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
Đề tài tốt nghiệp là một cơ hội tốt cho mỗi sinh viên có thể hệ thống và
cũng cố lại kiến thức đã học trong nhà trường và áp dụng vào thực tế công việc,
đáp ứng yêu cầu đào tạo kỹ sư ngành lâm nghiệp. Qua đó biết cách thu thập,
tổng hợp, xử lý số liệu và biết cách trình bày một báo cáo khoa học hoàn chỉnh.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Do tình hình sử dụng đất hiện nay của xã chưa đem lại hiệu quả cao vì
vậy cần nghiên cứu để đưa ra được những giải pháp thích hợp trong quá trình
sử dụng đất của xã. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồi núi tại
xã Lục Ba - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.



3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm về mô hình sử dụng đất đồi núi
Một trong những phương thức sử dụng đất có hiệu quả cao, lâu bền trên
đất dốc là mô hình SALT (Sloping Agriculture Land Technology) đã được
trung tâm phát triển đời sống nông thôn Basptit Mindanao Philipin tổng kết,
hoàn thiện và phát triển từ giữa năm 1970 đến nay[10].
Đến năm 1992 đã có 4 mô hình SALT được tổ chức quốc tế ghi nhận là:
- Mô hình SALT 1: (Sloping Agriculture LandTechnology) Đây là mô
hình tổng hợp dựa trên cơ sở các biện pháp bảo vệ đất đối với sản xuất lương
thực. Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc với cơ cấu 25% cây lâm
nghiệp, 25% cây lưu niên + 50% cây nông nghiệp hàng năm.
- Mô hình SALT 2: (Simple Agro - Livestock Technology) Đây là mô
hình kinh tế nông lâm súc kết hợp đơn giản với cơ cấu: 40% cây nông nghiệp
+ 20% cây lâm nghiệp + 20% chăn nuôi + 20% làm nhà ở và chuồng trại.
- Mô hình SALT 3: (Sustainable Agro - Forest Technology) Kỹ thuật
canh tác nông lâm kết hợp bền vững. Cơ cấu sử dụng đất là 40% cây nông
nghiệp + 60% cây lâm nghiệp.
- Mô hình SALT 4: (Small agrofruit Likelihood Technology) Là mô
hình kỹ thuật sản xuất nông lâm kết hợp với cây ăn quả quy mô nhỏ, cơ câu
sử dụng đất là 60% cây lâm nghiệp + 15% cây nông nghiệp +25% cây ăn quả.
2.1.2. Đặc điểm của đất đồi núi
Ngoài đặc điểm chung của đất đai, đất đồi núi có các đặc điểm riêng
như sau:
- Đất đồi núi là đất dốc, cao chỉ thích hợp cho việc trồng cây ưa cạn do

đó tập đoàn cây trồng trên đất đồi núi phong phú và đa dạng.


4

- Đất đồi núi dễ bị sạt lở, rửa trôi, độ màu mỡ kém, việc tưới nước cho
cây trồng gặp nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào nước mưa.
- Diện tích rộng lớn, có thể gần hoặc xa khu dân cư sinh sống.
- Đất đồi núi thường gắn liền với các tiểu vùng khí hậu đặc biệt, mỗi
vùng chỉ thích hợp với một loại cây trồng hay vật nuôi nhất định.
Từ những đặc điểm trên, cho thấy đặc điểm nổi trội của đất đồi núi là
khả năng trồng trọt nhiều loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày như cây ăn quả,
cây công nghiệp, cây đặc sản, cây lương thực,…
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay, tổng diện tích đất trên thế giới 14.777 triệu ha, với 1.527
triệu ha đất đóng băng và 13.250 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12%
tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất cư trú, đầm lầy.
Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn
1.500 triệu ha. Tỷ lệ đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở
các nước đang phát triển là 36%. Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho
sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%;
những loại đất quá xấu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài
nguyên chiếm đến 40,5%; còn lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng
trọt như đất dốc, tầng đất mỏng,…[12]
Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông
nghiệp trở lên khó khăn hơn. Hoang mạc hóa hiện đang đe dọa 1/3 diện tích
trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất
canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động giảm
tiếp của sự gia tăng dân số[13].

- Theo số liệu của viện tài nguyên thế giới năm 1993 quỹ đất của toàn
thế giới khoảng 13 tỉ ha.
- Mật độ dân số 43 người/km


5

- Một số nước có quỹ đất hạn hẹp như Hà Lan, Mỹ, Nhật, Hàn quốc, Ấn
Độ, Singapore (chỉ 0,3ha/người).
- Toàn thế giới có khoảng 3,8 tỷ ha rừng. Hàng năm mất đi khoảng
trên 15 triệu ha.
- Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2%/năm.
- Châu Á mỗi năm mất khoảng 5 triệu ha rừng.
Hiện nay chất lượng tài nguyên đất trên thế giới bị suy giảm mạnh.
Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái
nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hóa, chua hóa,
mặn hóa, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất
nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hóa do biến
động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi
năm mở rộng lấn mất 100.000ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hóa môi
trường đất có nguy cơ làm giảm 10-20% sản lượng lương thực thế giới trong
25 năm tới.
Tỷ trọng đóng góp gây thoái hóa đất trên thế giới như sau: mất rừng
30%, khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,...) 7%, chăn thả gia súc
quá mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hóa gây
ô nhiễm 1%. Vai trò của các nguyên nhân gây thoái hóa đất ở các châu lục
không giống nhau: ở Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân
hàng đầu, châu Đại Dương và Châu phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò
chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nông nghiệp.
Xói mòn rửa trôi: Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân

thoái hóa đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trò, gió đóng góp 28% vai
trò,mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai trên thế giới bị
xói mòn 1,8%-3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn
hàng năm là 5,4-8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30-50 triệu
tấn lương thực.


6

Hoang mạc hóa là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích
trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang bị hoang mạc hóa đe
dọa và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hóa,mất khả năng
canh tác do những hoạt động của con người.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 6,2 tỷ người theo tài liệu của tổ chức
FAO thì thế giới đang sử dụng 1,476 tỷ ha đất nông nghiệp trong đó đất dốc
là 973 triệu ha chiếm 65,9%. Theo FAO(1980) Thông báo tình hình sử dụng
đất nông nghiệp toàn thế giới với loại hình quảng canh và du canh chiếm
45%, tỷ lệ này quá lớn đã làm hạn chế việc khai thác tiềm năng đất đai và cây
trồng làm suy thoái đất[3].
Đất đồng bằng thuận lợi cho việc trồng cây hao màu,lương thực đã
được khai thác tới hạn do đó việc phát triển nông lâm nghiệp trong những
thập kỷ tiếp theo phụ thuộc phần lớn vào việc quản lý,sử dụng hiệu quả và lâu
dài ¾ quỹ đất đồi núi vốn rất đa dạng,giàu tiềm năng nhưng đang bị thoái hóa
nghiêm trọng.
Trên thế giới,vấn đề sử dụng đất đồi núi cũng trở nên bức thiết,Hội
nghị Quốc tế về vấn đề quản lý đất đồi núi tại Bắc Kinh kêu gọi:”...Một tiềm
năng lớn lao đang nằm trong các vùng cao nhiệt đới,các nước phát triển cũng
như đang phát triển cần tăng cường đầu tư và nỗ lực tăng sức sản xuất của
vùng cao. Điều đó không những chỉ cho nông dân địa phương mà còn có lợi
cho nhân loại nói chung”[2].

Ngày nay,nhiều quốc gia trên thế giới nhất là các nước nhiệt đới vá cận
nhiệt đới rất quan tâm đến việc sử dụng đất đồi núi và hệ thống canh tác trên
đất dốc các nước Châu Á như Nhật Bản,Thái Lan,Trung Quốc...đều có kinh
nghiệm tốt trong vấn đề này.
Chẳng hạn:Tại vùng Hockaido-Nhật Bản là vùng núi xa xôi nhất và
chậm phát triển vào loại bậc nhất của Nhật bản đã có những biện pháp thích
hợp như đầu tư phát triển đường giao thông,đầu tư vốn,hướng đẫn kỹ


7

thuật,phát triển ngành nghề theo hướng sản xuất hàng hóa. Hockaido đã trở
thành vùng trồng cây ăn quả và hoa tươi,đời sống nhân dân được cải thiện rõ
rệt,bộ mặt nông thôn vùng này được thay đổi toàn diện.
Hiện nay, tại các nước philippin, Trung Quốc, Xilanka đã có nhiều
công trình lý thuyết và thực tiễn triển khai việc sử dụng đất dốc theo mô hình
SALT thu được nhiều kết quả tốt. Trên đất dốc 20 ở Philippin trên mô hình
SALT cho thu hoạch gấp 3 lần so với trên đất canh tác truyền thống[11].
Cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam cũng là một nước đã và
đang nghiên cứu việc sử dụng đất đai nói chung, đất đồi núi nói riêng sao cho
có hiệu quả nhất.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.2.1. Những văn bản chính sách có liên quan đến sử dụng đất đai nông
lâm nghiệp
Trước thực trạng về việc sử dụng đất đai nông lâm nghiệp như hiện nay
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra một số chủ trương,chính sách sau:
- Năm 1986 Đại hội Đảng, VI Của ban chấp hành TW, lần đầu tiên
thông qua chính sách đổi mới, đến khởi đầu của sự chuyển đổi từ cơ chế tập
trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong
nông nghiệp cơ chế khoán sản phẩm đến từng hộ gia đình được áp dụng, điều

này phát huy tác dụng đối với người dân gắn với đất canh tác nông nghiệp.
Nghị quyết 10 của Bộ chính, trị ngày 5/4/1988 xóa bỏ bao cấp trong
lĩnh vực nông nghiệp xây dựng kinh tế thị trường, hộ gia đình được xem là
đơn vị kinh tế tự chủ và là đối tượng cho việc giao đất ổn định lâu dài, đóng
vai trò là người chủ sản xuất nông lâm nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu khách
quan, luật đất đai năm 1988 đã được xem xét, sửa đổi năm 1993 và luật sửa
đổi bổ xung một số điều luật đất đai năm 1998 và 2001.
Riêng đối với đất rừng và rừng:


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học, ngoài
sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cá
nhân trong và ngoài trường.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo
trong khoa Lâm nghiệp cùng các thầy cô trong trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo - Ths
Nguyễn Văn Mạn, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ UBND xã Lục Ba,
các cán bộ xã Lục Ba, các cán bộ nông lâm nghiệp, địa chính xã Lục Ba, các
cán bộ và bà con xóm Bẫu Châu, xóm Gò Lớn, xóm Đồng Mưa, xóm Đầm
Giáo, xóm Văn Thanh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nội
dung đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Hải Phong


9

Bên cạnh những văn bản, chính sách còn có các công trình
Nghiên cứu có liên quan đến việc sử dụng đất đai nông lâm nghiệp.
2.2.2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan
Theo số liệu thống kê của tổng cục địa chính năm 1994 thì bình quân
đất nông nghiệp theo đầu người thấp và có xu hướng giảm. Cụ thể là:
- Năm 1980 bình quân đất nông nghiệp theo đầu người là 1.318m2
- Năm 1985 là 1.159 m2
- Năm 1990 là 1.080 m2
- Năm 1993 là 1.052 m2
Trước thực trạng đó một loạt các công trình nghiên cứu về đất đai đã ra đời.
- Công trình nghiên cứu “Sử dụng đất tổng hợp bền vững” của Nguyễn
Xuân Quát năm 1996 đã nêu ra những điều cần biết về đất đai và đưa ra các
hệ thống sử dụng đất và cách tiếp cận, đồng thời bước đầu đề xuất tập đoàn
cây trồng thích hợp cho mô hình sử dụng đất tổng hợp bền vững[4].
- Nghiên cứu của Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên về “Biện pháp tổng hợp
sử dụng hiệu quả đất đồi núi trên cơ sở sinh thái bền vững”[2].
- Đối với tài nguyên đất dốc các tác giả Phạm Chí Thành và cộng sự đã
nghiên cứu và sử dụng hợp lý tài nguyên đất dốc ở Văn Yên-Yên Bái.
- Nghiên cứu về chuyển đổi hệ thống canh tác trên cùng sinh thái đất
đồi núi dốc tại tỉnh Sơn La của Nguyễn Tiến Mạnh và Lê Thế Hoàng (Viện
kỹ thuật nông nghiệp)[1].

- Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên có tài liệu “Đất đồi núi Việt Nam thoái
hóa và Phục hồi” nêu rõ tính bền vững trong sử dụng đất đồi núi gồm 3
phương diện: Bền vững kinh tế, bền vững môi trường và sự chấp nhận xã hội,
trong đó 5 thuộc tính cần xem xét là tính sản xuất hiệu quả, tính an toàn, tính
bảo vệ, tính lâu bền và tính chấp nhận.
Ngoài ra các tác giả cũng đề cập đến vấn đề làm giàu rừng như:


10

- Năm 1997, Nguyễn Tiến Bân đã nghiên cứu về cơ sở khoa học phục
hồi sinh thái vùng núi đá Cao Bằng.
-Chương trình xây dựng các mô hình canh tác bền vững trên đất dốc ở
tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn... của trường đại học nông
lâm Thái Nguyên.
Trong những năm gần đây, đã có một số chương trình dự án vận dụng
phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai nông lâm nghiệp cho cấp xã, thôn, hộ
gia đình ở nước ta.
Có thể nói có rất nhiều công trình nghiên cứu trên cả nước vừa là mặt
phương pháp lý luận vừa là những giải pháp cụ thể cho sử dụng đất đai nông
lâm nghiệp đặc biệt là đất dốc trên quan điểm bền vững.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiên tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý và địa hình
* Vị trí địa lý
Lục Ba là xã nằm ở phía Nam huyện Đại từ cách trung tâm huyện 4km,
cách trung tâm tỉnh Thái Nguyên 28 km. Có tiếp giáp:
- Phía Đông giáp xã Tân Thái và xã Vạn Thọ
- Phía Tây giáp với xã Mỹ Yên

- Phía Nam Giáp với xã Văn Yên và xã Ký Phú
- Phía Bắc giáp với xã Bình Thuận
* Địa hình
Là một xã miền núi nằm ở phần thượng nguồn Hồ Núi Cốc, địa hình chủ
yếu là đồi núi thấp và mấp mô, có độ cao tăng dần từ phía Đông lên phía Tây.
Xen giữa các quả đồi là hệ thống ruộng đất nhỏ lẻ và bị cắt xẻ nhiều. Hệ thống
thủy lợi phụ thuộc vào hồ Núi Cốc. Ở các xóm xa hồ Núi Cốc chủ yếu dựa vào
nước từ các con suối nhỏ chảy xung quanh. Chất đất chủ yếu là đất đỏ và đất


11

phù sa hồ Núi Cốc. Thuận tiện cho việc phát triển cây chè và cây ăn quả.
b. Khí hậu, thủy văn
Là xã có khí hậu mang đặc trưng khí hậu của tỉnh Thái Nguyên, nằm
trong vùng khí hậu cận nhiệt đới, với địa hình là đồi núi thấp và mấp mô nên
xã nằm trong vùng ấm của tỉnh.
Lục Ba có lượng mưa lớn (trung bình 1.700-1.800 mm/năm). Lượng
mưa tập trung vào tháng 7, tháng 8, tháng 9 dương lịch, thường gây lũ lụt vào
tháng 7 và có lượng mưa nhỏ nhất vào các tháng 12, tháng 1, tháng 2. Lượng mưa
phân bố không đồng đều giữa các tháng nên việc phát triển kinh tế - xã hội vẫn
còn gặp khó khăn.
Độ ẩm trung bình 70%-80%, nhiệt độ trong năm từ 22°C-27°C, cao
nhất trong tháng 6 (32°C), lạnh nhất trong tháng 1 (11°C).
c. Đặc điểm đất đai
Lục Ba có đất đai phì nhiêu gồm đất phù sa và đất lâm nghiệp màu mỡ
(đất xám mùn). Diện tích đất chủ yếu là đất nông nghiệp trồng lúa và trồng
chè cho năng suất cao. Tuy nhiên trong vào năm gần đây do lòng hồ Núi Cốc
mở rộng cho nên diện tích đất trồng lúa đã bị thu hẹp đi đáng kể.
d. Tài nguyên nước

Hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đồng đều là nguồn cung cấp
nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Sông ngòi có độ rộng vừa phải,
bằng phẳng, cung cấp nước thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Các sông
ngòi đổ nước về lòng Hồ Núi Cốc, đây là nguồn dự trữ nước rất lớn phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du lịch.
e. Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn xã có các dân tộc sinh sống gồm Kinh, Tày, Nùng, các
dân tộc khác như Mường, Sán Dìu. Trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số chiếm
87.26%, (1065 hộ); dân tộc Tày chiếm khoảng 4,62% (63 hộ); dân tộc Nùng
chiếm 3.61%, (42 hộ). Còn lại là các dân tộc khác. Mặc dù dân tộc Kinh


12

chiếm số đông nhưng các dân tộc thiểu so đều có phong tục tập quán riêng đã
tạo ra các hoạt động văn hóa phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc.
Những giá trị văn hóa đó cần được duy trì, tôn vinh và phát triển.
Bảng 2.1. Thành phần dân tộc xã Lục Ba năm 2014
TT

Dân tộc

Hộ

Khẩu

Tỷ lệ (%)

Tổng


1248

4457

100

1

Kinh

1065

3889

87,26

2

Tày

63

206

4,62

3

Nùng


42

161

3,61

4

Các dân tộc khác

78

201

4,51

(Nguồn: Ban thống kê xã Lục Ba)

Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện thành phần dân tộc theo nhóm hộ xã Lục Ba
năm 2014
* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của địa
bàn xã.


13

+ Thuận lợi:
Do địa hình và khí hậu xã có nhiều thuận lợi thích hợp phát triển cây
lâm nghiệp và cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây chè cho năng suất và
chất lượng cao. Bên cạnh đó là diện tích đất canh tác trên mỗi hộ dân khá

nhiều so với các vùng khác nên người dân có điều kiện phát triển kinh tế trang
trại hoặc chuyên canh cây chè. Xã nằm trên trục đường tỉnh lị 261 nên việc
thông thương dễ dàng. Bên cạnh đó, xã nằm cạnh bên hồ Núi Cốc nên thuận
lợi cho khai thác thủy sản và phát triển thủy lợi.
+ Khó khăn:
Do nằm sát hồ Núi Cốc, một hồ nước nhân tạo phục vụ cho mục đích
thủy lợi nên nhiều diện tích của xã Lục Ba bị nước ngập trong mùa nước lên,
từ 75,1 ha chỉ còn khoảng 65 ha. Địa hình của xã lại có nhiều đồi núi thấp và
mấp mô, nên việc phát triển nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
2.3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Đặc điểm dân số và lao động
Toàn Lục Ba có 1248 hộ với 4457 khẩu, được phân bố trên 8 xóm, xóm
ít nhất có 97 hộ, xóm nhiều nhất có 178 hộ. Có dân tộc Kinh là chiếm đa số
đến 87.26% còn lại là các dân tộc thiểu số.
Từ bảng 2.2 cho ta thấy:
Cơ cấu lao động của xã được chia theo 3 ngành nghề chính gồm: Nông
nghiệp, dịch vụ - thương mại và tiểu thủ công nghiệp - ngành nghề khác. Năm
2014 Lục Ba có tổng 2855 số người trong độ tuổi lao động và được phân bố
không đồng đều giữa các ngành. Với đặc thù là vùng sản xuất nông nghiệp là
chính nên số lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất có 2236
(lao động), chiếm 78,32%. Chiếm tỷ lệ thú 2 là ngành tiểu thủ công nghiệp ngành nghề khác có 469 (lao động), chiếm 16,43%, thấp hơn so với ngành
nông nghiệp là 61,89%. Còn lại là số lao động dịch vụ - thương mại là thấp
nhất chiếm 5,25%.


14

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo ngành nghề
Số lao động


Tỷ lệ (%)

Tổng

2855

100

Nông nghiệp

2236

78,32

Dịch vụ - Thương mại

150

5,25

TTCN - Ngành nghề khác

469

16,43

Ngành

(Nguồn: Ban thống kê xã Lục Ba)


Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo ngành nghề của xã Lục Ba
năm 2014
b. Đặc điểm tình hình phát triển về lĩnh vực cơ sở hạ tầng
Việc quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ có ý
nghĩa quyết định đối với việc tồn tại và phát triển của địa phương. Cơ sở hạ
tầng được xây dựng đồng bộ sẽ tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và kinh
doanh có hiệu quả, là sự cần thiết đối với tất cả các hoạt động kinh tế xã hội.
Để làm được công tác này đòi hỏi phải có vốn đầu tư. Trong lúc xã hội vần


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thành phần dân tộc xã Lục Ba năm 2014 ..........................................12
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo ngành nghề .......................................................14
Bảng 4.3.Cơ cấu đất đai xã Lục Ba ......................................................................25
Bảng 4.4: Tỷ lệ diện tích và cơ cấu diện tích của các hộ điều tra .....................27
Bảng 4.5: Mức thu nhập của kiểu sử dụng đất theo mô hình
nông lâm kết hợp.....................................................................................29
Bảng 4.6: Thu - chi của mô hình 1 (ĐVT 1000 đồng) .......................................30
Bảng 4.7: Thu - chi của mô hình 2 .......................................................................30
Bảng 4.8: Loại hình sử dụng đất đai của hộ ........................................................31
Bảng 4.9: Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ (ĐVT: VND) ...........................33
Bảng 4.10: Tình hình sử dụng đất đai của hộ ......................................................33
Bảng 4.11: Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ .................................................35
Bảng 4.12: Mức thu nhập từ mô hình SALT .......................................................36
Bảng 4.13: Tình hình sử dụng đất đai của hộ ......................................................36
Bảng 4.14: Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ .................................................38
Bảng 4.15: Mức độ thu nhập của các kiểu sử dụng mô hình khác ...................39



16

c. Đặc điểm tình hình phát triển lĩnh vực về xã hội
Lục Ba là một xã có nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ. Lục Ba có An dưỡng đường thương binh đầu tiên của nước ta. Với
những đóng góp đặc biệt xuất sắc của nhân dân và lực lượng vũ trang nhân
dân, xã Lục Ba đã được Đảng và Nhà nước phong tặng cho nhân dân và lực
lưỡng vũ trang nhân dân xã danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong kháng chiến chống
Mỹ và trong công cuộc đổi mới Lục Ba được Đảng và Nhà nước tặng một
Huân chương lao động hạng ba và nhiều bằng khen, giấy khen.
Phong trào Văn hoá, Văn nghệ, Thể dục thể thao của xã rất sôi nổi và
đều khắp. Hàng năm xã tổ chức các giải thi đấu Văn nghệ, thi đấu thể thao
cho các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo khí thế thi đua thúc đẩy phát triển
Kinh tế - Văn hoá - Xã hội của xã.
- Ngành giáo dục và đào tạo.
Xã có 03 trường học: Trường Mần Non, Trường TH và Trường THCS.
+ Trường Mần Non:
Giáo viên: 20 giáo viên, có 6 lớp và có 166/200 trẻ đi mẫu giáo đạt
83%. Trẻ 5 tuổi đến trường là 58/58 cháu đạt 100%
+ Trường Tiểu học:
Giáo viên có 22 người, số lớp học là 10, tổng số học sinh là 279, tỷ lệ
lên lớp và đỗ tốt nghiệp là 100%. Trong đó:Giỏi cấp huyện 16 học sinh, Giỏi
cấp trường là 84 học sinh.
+ Trường THCS:
Giáo viên có 22 người, có 8 lớp trong tổng số 216 học sinh. Tỷ lệ lên
lớp và đỗ tốt nghiệp đạt 100%. Trong đó: Giỏi Quốc gia có 01 học sinh; Giỏi
cấp tỉnh có 4 học sinh; Giỏi cấp huyện có 13 học sinh.

100% giáo viên của 3 nhà trường đều đạt chuẩn và trên chuẩn.


×