Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Quan niệm về thơ trong thơ tố hữu, xuân diệu, chế lan viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

LÊ CÔNG THÀNH

QUAN NIỆM VỀ THƠ TRONG THƠ
TỐ HỮU, XUÂN DIỆU, CHẾ LAN VIÊN
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ TRÀ MY

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Luận văn đã đƣợc ngƣời viết hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của TS. Lê
Trà My và các thầy cô giáo Tổ lý luận Văn học khoa Ngữ văn Trƣờng Đại học Sƣ
Phạm Hà Nội 2 và sự động viên, tin tƣởng của ngƣời thân và bạn bè.
Trƣớc tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Lê Trà My
ngƣời đã trực tiếp chỉ bảo và khích lệ tôi trong suốt quá trình triển khai đề tài. Cho
phép tôi đƣợc cảm ơn các thầy cô giáo trong Tổ lý luận Văn học, Khoa ngữ văn
Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2 vì những ý kiến quý báu của các thầy cô đã giúp
cho luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, ngƣời thân và bạn
bè, những ngƣời luôn kịp thời động viên, chia sẻ giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Tác giả



Lê Công Thành


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả đạt đƣợc của luận văn là trung thực, chƣa từng
đƣợc công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Tác giả

Lê Công Thành


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. ...........................................................................................1
3. ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ..................................5
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................6
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN..........................................................................6
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN. .........................................................................6
NỘI DUNG .................................................................................................................7
CHƢƠNG 1: NHÀ THƠ VÀ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN QUAN NIỆM
VỀ THƠ TRONG THƠ ..............................................................................................7
1.1. Thể loại thơ và hình thức ngôn luận trong thơ .................................................7
1.1.1. Đặc trưng thơ. ............................................................................................7

1.1.2. Hình thức ngôn luận trong thơ. ................................................................11
1.2. Một số quan niệm về thơ Việt Nam. ..............................................................18
1.2.1. Một số quan niệm về thơ thời trung đại. ..................................................18
1.2.2. Một số quan niệm về thơ thời hiện đại. ....................................................21
TIỂU KẾT..............................................................................................................28
CHƢƠNG 2. QUAN NIỆM THƠ TRONG THƠ TỐ HỮU ....................................29
2.1. Các quan niệm thơ ca......................................................................................29
2.1.1. Mối quan hệ giữa thơ ca và đời sống. ......................................................29
2.1.2. Quan niệm nhà thơ, nghề viết. .................................................................32
2.1.3. Quan niệm đặc trưng thơ. ........................................................................36
2.2. Các hình thức biểu hiện ..................................................................................41
2.2.1. Hình thức ngôn từ.....................................................................................41
2.2.2. Hệ thống biểu tượng. ................................................................................45
TIỂU KẾT..............................................................................................................47


CHƢƠNG 3: QUAN NIỆM VỀ THƠ TRONG THƠ XUÂN DIỆU .......................48
3.1. Các quan niệm về thơ ca .................................................................................48
3.1.1. Quan niệm về mối quan hệ thơ với đời sống. ...........................................48
3.1.2. Quan niệm nhà thơ, nghề viết. .................................................................52
3.1.3.Quan niệm về đặc trưng thơ. .....................................................................62
3.2. Các hình thức biểu hiện quan niệm về thơ ca .................................................66
3.2.1. Hình thức ngôn từ thơ . ............................................................................66
3.2.2. Hệ thống biểu tượng. ................................................................................67
TIỂU KẾT..............................................................................................................71
CHƢƠNG 4. QUAN NIỆM VỀ THƠ TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN ................72
4.1. Các quan niệm về thơ ca. ................................................................................72
4.1.1. Quan niệm về mối quan hệ thơ với đời sống. ...........................................72
4.1.2. Quan niệm nhà thơ, nghề viết. .................................................................80
4.1.3. Quan niệm đặc trưng thơ. ........................................................................91

4.2. Các hình thức biểu hiện quan niệm về thơ. ....................................................96
4.2.1. Hình thức ngôn từ.....................................................................................96
4.2.2. Hệ thống biểu tượng ...............................................................................100
TIỂU KẾT............................................................................................................106
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................110


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Từ xƣa tới nay đã có rất nhiều quan niệm về thơ của các nhà nghiên cứu phê
bình, các nhà lập pháp tƣ tƣởng, các chính trị gia… Có một hiện tƣợng rất đáng
đƣợc chú ý nữa là các nhà thơ phát biểu quan niệm của mình về thơ.
Các nhà thơ có một phƣơng tiện hữu hiệu nữa để phát biểu quan niệm về thơ của
mình - đó là phát biểu bằng thơ. Đây là cách phát biểu độc đáo. Độc đáo ở chỗ quan
niệm trừu tƣợng lại đƣợc diễn tả bằng hình thức ngôn từ đầy sức mê hoặc của thơ.
Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên là ba nhà thơ lớn. Trong hành trình thơ ca
của mình, họ gửi gắm rất nhiều những suy ngẫm, trăn trở về thơ, về sứ mệnh của
văn chƣơng, về nghề viết.
Việc nghiên cứu quan niệm về thơ trong thơ của Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan
Viên, không chỉ thấy ý thức về văn học của một thế hệ nhà văn Việt Nam mà còn
giúp ta hiểu sâu sắc hơn những tác phẩm cụ thể của các nhà thơ này, đặc biệt là các
bài thơ đƣợc lựa chọn ở trƣờng phổ thông.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
2.1. Tố Hữu là lá cờ đầu trong thơ ca cách mạng. Sáng tác của ông trở thành đề
tài thu hút công sức nghiên cứu đông đảo giới phê bình. Trƣớc hết phải nói đến
chuyên luận Thơ Tố Hữu của tác giả Lê Đình Kỵ, xuất bản lần đầu vào năm 1979.
Đây có thể coi là công trình đầu tiên nghiên cứu về thơ Tố Hữu một cách hệ thống,
toàn diện cả về nội dung và nghệ thuật. Tác giả Lê Đình Kỵ nghiên cứu thơ Tố Hữu

qua các tập thơ: Từ ấy (1937-1946), Việt Bắc (1946-1954), Gió lộng (1955-1961),
Ra Trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977). Tác giả đã khái quát những chủ đề
lớn trong thơ Tố Hữu nhƣ: chủ đề về Nhân dân - Đất nƣớc - Đảng - Lãnh tụ. Những
đặc điểm phong cách tƣ tƣởng - nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ lãng mạn
cách mạng - trữ tình cách mạng, phong cách dân tộc đậm đà …Có thể nói Lê Đình
Kỵ, đã có những đánh giá hết sức khái quát, toàn diện về thơ Tố Hữu. Chuyên luận


2
của ông rất có ý nghĩa trong đời sống phê bình, nghiên cứu văn học. Tác giả của
chuyên luận bƣớc đầu tiếp cận thơ Tố Hữu về phƣơng diện xã hội học là chủ yếu.
Tác giả Hà Minh Đức với công trình giới thiệu, phê bình Tố Hữu Cách mạng
và Thơ (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2004) tập hợp tất cả các bài viết của tác giả
trong khoảng thời gian gần hai mƣơi năm. Phần Trò chuyện và ghi chép về thơ có ý
nghĩa nhƣ một món quà của nhà thơ với bạn đọc mà tác giả Hà Minh Đức là ngƣời
trực tiếp lắng nghe và ghi chép đầy đủ. Trong công trình này Hà Minh Đức có
những khái quát lớn về đời thơ Tố Hữu. Ông đánh giá Tố Hữu là „„một tài năng thơ
ca thuộc về nhân dân và dân tộc‟‟[14, tr.73], nêu bật đƣợc sáng tác và thành tựu qua
những chặng đƣờng thơ. Trong phần Tiểu luận văn học, tác giả có lời giới thiệu tập
thơ Ta với ta của Tố Hữu. Ông khẳng định: „„Trên sáu mƣơi năm đã qua những
dong thơ Tố Hữu vẫn đi vào cuộc đời, vẫn giữa sức lay động và niềm tin ở con
ngƣời, vẫn là giá trị tinh thần cao đẹp gắn bó với đất nƣớc và niềm tin ở con ngƣời,
vẫn là những giá trị tinh thần cao đẹp gắn với đất nƣớc và nhân dân‟‟ [14, tr.235].
Qua công trình Tố Hữu cách mạng và thơ, tác giả Hà Minh Đức góp phần vào giới
thiệu, nghiên cứu các sáng tác của Tố Hữu.
Nếu nhƣ Lê Đình Kỵ khai thác về nội dung, nghệ thuật thơ Tố Hữu về mặt chủ
đề, đề tài, về những nét trong phong cách nghệ thuật theo phƣơng diện xã hội học thì
Trần Đình Sử lại hƣớng đến tiếp cận thơ Tố Hữu ở góc độ khác, góc thi pháp. Chuyên
luận Thi pháp thơ Tố Hữu đƣợc xuất bản lần đầu tiên vào năm 1987 (NXB Hội Nhà
Văn), tái bản năm 1995 (NXB Giáo dục). Trong chuyên luận này Trần Đình Sử khẳng

định: „„Hình tƣợng không gian quan trọng nhất, đóng vai trò xuyên suốt trong thế giới
thơ Tố Hữu là con đƣờng cách mạng. Hình tƣợng con đƣờng có thể nói là đặc điểm
chung của thơ ca cách mạng Việt Nam và thơ các cách mạng thế giới.
2.2. Trong bài viết „„Chế Lan Viên - một tâm hồn thi sĩ, một chân dung văn
hóa‟‟, Vũ Tuấn Anh có tham vọng dựng lại “chân dung văn hóa” Chế Lan Viên.
Những quan niệm về thơ qua thơ thành một minh chứng cho bản chất„„thi sĩ đích
thực‟‟, „„khuôn mặt văn hóa‟‟ của Chế Lan Viên. Tác giả khẳng định: „„Thơ nhƣ
một phƣơng tiện thể hiện nhƣng đồng thời cũng là một đối tƣợng để ông tìm hiểu


3
chiêm nghiệm và cũng chính qua đấy, một lần nữa, bộc lộ tròn đầy bản chất thi sĩ‟‟.
Mặt khác: „„Dƣới hình thức những đoạn thơ ngắn, những câu thơ có vẻ „„ngẫu
hứng‟‟, “ghi vội” này là lý luận về thơ, là kinh nghiệm tích lũy, là thể hiện mạnh
dạn của một nhà thơ đã hơn 40 năm cầm bút nghĩ rất nhiều về khía cạnh của nghề”.
Quan tâm đến quan niệm nghệ thuật Chế Lan Viên, đặc biệt những quan niệm
viết bằng thơ của Chế Lan Viên còn có chùm bài viết của PGS-TS Đoàn Trọng
Huy: Suy nghĩ về quan niệm thơ, quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên (TC
Khoa học ĐHSPHN số 2 /2002), Đôi điều về quan niệm nghệ thuật của Chế Lan
Viên (TC Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật số 3/1993), Chế Lan Viên - Nhà văn hóa
(TC Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật số 5/1993), Ngƣời một đời nghĩ về nghề, nghĩ
về thơ, nghĩ...(TB Khoa học ĐHSPHN số 2/2002) với những suy nghĩ sâu sắc:
„„Quan niệm về thơ của Chế Lan Viên cần đƣợc khảo sát, đối sánh trên hệ thống lớn
các quan điểm thơ cổ, kim, đông,tây nhằm chủ yếu để theo dõi khẳng định sự tiếp
biến, phát triển một quan niệm thơ tiến bộ,giàu cá tính sáng tạo‟‟ [30, tr.16]. „„Thơ
với ChếLanViên là một niềm đam mê, nỗi ám ảnh mãnh liệt của một đời. Thơ với
Chế Lan Viên không chỉ là một đối tƣợng thẩm mĩ mà là còn là một đối tƣợng để
phân tích và suy nghiệm. Ông đặt thơ trong các hệ thống, các mối qua hệ với sự gắn
bó hữu cơ và tƣơng tác‟‟ [30, tr.17]. „„Trong các nhà thơ Việt Nam hiện đại, anh là
ngƣời đã tƣng viết nhiều nhất, bằng thơ và cả văn xuôi, về quan niệm thơ, về nghề

thơ trong đó có những vấn đề đi sâu vào phép tắc và kĩ thuật thơ‟‟[29]… Trong
chùm bài này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến bài viết „„Chế Lan Viên - Lý luận thơ
tỏa sáng bằng hình tƣợng‟‟ (Văn nghệ công an 21/7/2007). Bài viết đƣa ra một cái
nhìn toàn diện: Từ nội dung: „„Dần dần anh viết thơ về thơ với tất cả mọi phƣơng
diện, với một khối lƣợng khá nhiều, có thể tập hợp thành một hệ thống ký luận về
thơ bằng thơ‟‟, tới những yêu cầu về hình thức: Viết về thơ cũng có một yêu cầu
của một bài thơ bình thƣờng: Hình tƣợng đẹp, từ ngữ và hàm súc và có sức gợi, vần
điệu thể hiện ý tƣởng tình cảm, và phải có tứ nhƣ một bài thơ, dẫu bài thơ ấy có
nhiều câu hay chỉ hai câu. Có thế thơ về thơ mới có giá trị‟‟. Đề cập và giải quyết
trực diện vấn đề phải kể tới tham luận „„Thơ về thơ của Chế Lan Viên‟‟ của Hồng


4
Diệu (Tạp chí Văn hóa văn nghệ công an số 7, 1999). Qua bài viết này, Hồng Diệu
nhận định thơ về thơ „„là một phần trong sự nghiệp văn chƣơng của anh (ChếLan
Viên), một sự nghiệp mà tác phẩm thể hiện rất rõ tính phức điệu đa dạng của một cá
tính sáng tạo thực sự độc đáo‟‟.
2.3. Mặc dầu ngay từ khi mới xuất hiện trên thi đàn, Xuân Diệu đã lọt vào „„mắt
xanh‟‟ của những ngƣời tên tuổi có uy tín trong giới văn nghệ sĩ,nhƣng nhìn chung
các bài viết mới chỉ đánh giá cao vị trí hàng đầu của Xuân Diệu đối với phong trào
thơ mới ở những góc độ cách tân, sáng tạo đặc sắc về cả „„hồn‟‟ và „„xác‟‟ trong thơ
chƣa đề cập đến về quan niệm thơ Xuân Diệu.
Thế Lữ ngƣời đi tiên phong của phong trào thơ mới, trong bài viết đầu tiên
giới thiệu Xuân Diệu năm 1937, tuy có những nhân xét xác đáng biểu hiện sự trân
trọng đối với tài năng nhƣng cũng chỉ ở góc độ ngợi ca cái đặc điểm riêng trong thơ
Xuân Diệu, Thế Lữu viết: „„Thơ của ông không phải là „„văn chƣơng‟‟ nữa đó là lời
nói, là tiếng reo vui hay năn nỉ, là sự chân thành cảm xúc, hoặc là những tình ý rạo
rực biến lẫn trong những thanh âm, Xuân Diệu, nhà thi sĩ của tuổi xuân, của lòng
yêu và ánh sáng‟‟. Năm 1938, trong lời tựa tâp Thơ thơ, Thế Lữ vẫn tiếp tục dành
những lời nồng nhiệt ngợi ca Xuân Diệu những cũng chỉ về những đặc điểm của

hồn thơ Xuân Diệu „„Thơ thơ là cụm đầu mùa chăng tặng cho nhân gian. Và từ đây,
chúng ta có Xuân Diệu. Loài ngƣời hãy hiểu con ngƣời ấy” [52, tr.12].
Giáo sƣ Hà Minh Đức trong “Những chặng đƣờng thơ Xuân Diệu‟‟ in trong
Xuân Diệu về tác giả, tác phẩm phần thơ trƣớc cách mạng sau khi phân tích, thẩm
bình đặc điểm kỳ diệu, tinh vi trong sáng tạo hình tƣợng, cảm xúc thơ đã đi đến kết
luận: „„Xuân Diệu là nhà thơ của cuộc đời mới. Từ cách cảm nghĩcho đến những
rung động trong thơ đều mang màu sắc hiện đại‟‟ [52, tr.169] và chính Xuân Diệu
đã đƣa: „„Thơ mới lên ngôi trên thi đàn với khuôn mặt trẻ trung, tƣơi thắm và hấp
dẫn chƣa từng có‟‟. Sang phần thơ sau cách mạng ngoài việc phân tích những đóng
góp lớn lao của Xuân Diệu trong việc hòa mình vào quần chúng, vào hiện thực vĩ
đại của dân tộc, phản ánh không khí sôi nổi cuộc sống mới, con ngƣời mới, giáo sƣ
đi đến kết luận “trong nhiều thập kỷ phát triển của những chặng đƣơng thơ cách


5
mạng, Xuân Diệu đã chín lại với thực tế mới và nguồn thơ đã tỏ ra dào dạt, sung
sức‟‟ [52, tr.191].
Theo tác giả Lý Hoài Thu, trong „„Thơ Xuân Diệu trƣớc cách mạng tháng 81945‟‟. Trong chuyên luận này tác giả Lý Hoài Thu đã chỉ rõ: „„Xuân Diệu là ngƣời
có hệ thống quan niệm tƣơng đối hoàn chỉnh về mục đích vai trò của sáng tạo nghệ
thuật, mặc dầu có lúc ông đã tự mâu thuẫn giữa lời tuyên ngôn với quá trình sáng
tác‟‟[56, tr.20]. Tác giả còn đƣa ra một luận điểm có sức thuyết phục là: Việc khẳng
định quan niệm về sự tồn tại cá nhân, của „„cái tôi‟‟ nghệ sĩ đã quyết định và chi
phối hệ thống quan niệm nghệ thuật của chính nhà thơ. Tác giả đã phân tích và lý
giải chứng minh cụ thể không chỉ ở lý luận mà còn trong cả thực tiễn sáng tác.
Chẳng hạn khi tác giả cho rằng: ngoài „„Lời đƣa duyên‟‟ cho tập „„Thơ thơ‟‟ Xuân
Diệu còn có hai bài thơ bộc lộ quan điểm sáng tác của Xuân Diệu. Đó là hai bài
„„Cảm xúc‟‟, „„Lời thơ vào tập gửi hƣơng‟‟.
Những công trình nghiên cứu này phát biểu về thơ qua tiểu luận, phê bình,phát
biểu về thơ đƣợc viết trong thơ. Đây là những gợi ý để tôi thực hiện đề tài, nghiên cứu
quan niệm về thơ trong thơ của Tố Hữu, Xuân Diệu, ChếLan Viên. Chọn đề tài quan

niệm về thơ trong thơ của Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Tố Hữu, ngƣời viết tiếp tục
hƣớng đi của các nhà nghiên cứu trƣớc đó với mong muốn thông qua luận văn này
chúng tôi mong muốn có một cái nhìn hệ thống cùng một số ý kiến riêng, đóng góp sự
nghiên cứu chung trên cơ sở học hỏi, kế thừa kết quả lâu nay của giới nghiên cứu.
3. ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Luận văn này tập chung tìm hiểu quan niệm về thơ qua thơ củaTố Hữu, Xuân
Diệu, Chế Lan Viên. Phần khảo sát là mảng thơ về thơ. Nói một cách chung nhất đó
là những vần thơ Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên viết về nghề thơ, nhà thơ, về
nghệ thuật làm thơ… Nó có thể là nằm trong những bài thơ mang chủ đề khác, có
khi là riêng một bài thơ ngắn chỉ một vấn đề của thơ, có khi cả những bài thơ dài
với nhiều vấn đề của thơ đƣợc ngắt thành nhiều đoạn nhỏ …
Văn bản đƣợc chúng tôi sử dụng đƣợc rút từ các nguồn chính là:Chế Lan Viên
toàn tập I, II (Nxb Văn học, 2002), Xuân Diệu tập I (Nxb Văn học, 1983), Xuân


6
Diệu toàn tập II, III, IV (NxbVăn học 2001), Xuân Diệu, Công việc làm thơ (Nxb
Văn học 1984), Thơ Tố Hữu (Nxb Giáo dục, 1994).
Những quan niệm thơ qua thơ đƣợc chúng tôi chú trọng tìm hiểu ở cả hai
phƣơng diện: Về nội dung, đó là những chiêm nghiệm về thơ, về nghệ thuật, chúng
tôi đi sâu khám phá những hình thức biểu hiện quan niệm nghệ thuật bằng thơ, sử
dụng đặc trƣng thơ nhƣ vũ khí khi sắc bén khám phá bản chất của chính nó.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phƣơng pháp đối chiếu so sánh
- Phƣơng pháp hệ thống
- Phƣơng pháp phân tích tác phẩm
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn phân tích, đánh giá, tổng kết các quan niệm về thơ trong thơ Tố Hữu,
Xuân Diệu, Chế Lan Viên.Việc nghiên cứu quan niệm về thơ trong thơ của ba nhà
thơ lớn không chỉ giúp ta thấy đƣợc ý thức về văn học của một thế hệ nhà văn Việt

Nam mà còn giúp ta hiểu sâu sắc hơn những tác phẩm cụ thể của Tố Hữu, Xuân
Diệu, Chế Lan Viên, đặc biệt là các bài thơ đƣợc lựa chọn ở trƣờng phổ thông.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn chúng tôi đƣợc triển khai thành
4 chƣơng lớn:
Chƣơng 1: Nhà thơ và phƣơng thức thể hiện quan niệm về thơ trong thơ
Chƣơng 2: Quan niệm về thơ trong thơ Tố Hữu.
Chƣơng 3: Quan niệm về thơ trong thơ Xuân Diệu
Chƣơng 4: Quan niệm về thơ trong thơ Chế Lan Viên


7

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHÀ THƠ VÀ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN
QUAN NIỆM VỀ THƠ TRONG THƠ
1.1. Thể loại thơ và hình thức ngôn luận trong thơ
1.1.1. Đặc trưng thơ.
Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã đƣợc ý thức. Đặc trƣng nổi bật nhất của
thơ. Vần, nhịp đều cần cho thơ nhƣng chƣa phải bản chất của thơ. Trong mỹ học,
Hêgel viết „„Đối tƣợng thơ không phải là mặt trời, núi non phong cảnh, cũng không
phải là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài của con ngƣời, máu thịt, thần
kinh….Đối tƣợng thơ là hứng thú tinh thần‟‟. „„Nhiệm vụ chính của thơ là gợi lên
cho ý thức nhận thấy sức mạnh của cuộc sống tinh thần và tất cả những gì lay động
ta, làm xúc cảm trong các duy vọng và tình cảm nhân tính‟‟.[45, tr.256]. Thơ là biểu
hiện các xúc cảm nội tâm, những tình cảm, cảm nhận con ngƣời trƣớc sự việc. Nhà
thơ ChiLêPaloNerudu cũng nói: „„Làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt‟‟. Tình cảm
là sinh mệnh của thơ.Tình cảm mãnh liệt ở đây có nghĩa là nhà thơ phải sống rất sâu
vào tâm hồn mình, lắng nghe cái xác động trong tâm hồn mình, đau đớn sƣớng vui
với những gì trong ấy. Nhà thơ Cuba JoseMarti nói: “Thiếu tình cảm thì có thể trở

thành ngƣời thợ làm những câu có vần, chứ không làm đƣợc nhà thơ‟‟. Lê Qúy Đôn
từng nói: “Ta cho thơ ba điều chính: một tình, hai cảnh, ba sự‟‟. Trƣớc hết là tình,
tình nảy sinh ra cảnh và sự. Vì vậy tình cảm trong thơ là tình cảm lớn, tình cảm lớn,
tình cảm đẹp, cao thƣợng thấm nhuần bản chất nhân văn, chính nghĩa. Tình cảm
tầm thƣờng không làm nên thơ. Nhƣ vậy một tình cảm mãnh liệt đƣợc ý thức, siêu
thoát, không lệ thuộc vào đối tƣợng miêu tả cụ thể, làm cho thơ trở thành nghệ thuật
đẹp, nghệ thuật tự do nhất của các nghệ thuật.
Nếu tình cảm là sinh mệnh của thơ thì tƣởng tƣợng là đối cánh của thơ. Tƣởng
tƣợng là hành động tâm lý phân giải, tổ hợp các biểu tƣợng đã có thể tạo ra hình
tƣợng hoàn toàn mới. Thơ không xây dựng các hình tƣợng khách thể nhƣ nhân vật
trong truyện hay kí mà xây dựng hình tƣợng của bản thân dòng ý thức, cảm xúc


8
đang diễn ra, vì thế tƣởng tƣợng ở đây chủ yếu là liên tƣởng, giả tƣởng, huyền
tƣởng. Nhƣ trong bài “Bẽn lẽn‟‟ của Hàn Mặc Tử:
Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Hoa lá ngây tình không muốn động
Lòng e hồi hộp chị Hằng ơi.
Trong bài thơ “Tiếng hát con tàu‟‟ của Chế Lan Viên cũng mở đầu bằng một
thoáng hoang tƣởng:
Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng.
Hegel nói trong thơ có sự tự biểu hiện của chủ thể. Thơ bao giờ cũng tự biểu
hiện cái tôi của tác giả của nó, dù nhà thơ có ý thức điều đó hay không. Thơ là
gƣơng mặt riêng của mỗi con ngƣời. Thơ gắn liền với ý niệm về cái tôi thi nhân của
nhà thơ là điều hiển nhiên. Đối với các nhà thơ lãng mạn thì cái tôi là một nguyên
tắc cơ bản của thơ. Nhà thơ nào cũng đặt nhiệm vụ đi tìm biểu hiện cái tôi: “Tôi làm
con nai chiều bị đánh lƣới‟‟, “Tôi là một cô hồn‟‟, “Tôi là một chiếc thuyền say”,
“Tôi là khách bộ hành phiêu lãng‟‟, “Tôi là kẻ lạc loài‟‟…Cái tôi là yếu tố tất yếu

để chiếm lĩnh đời sống, nhƣng không có nghĩa rằng cái tôi chính là nội dung của
thơ. Nội dung của thơ phải mang ý nghĩa nhân loại. Thơ cần tình cảm, nhƣng tình
cảm trong thơ không phải là tình cảm cá nhân, mà là tình cảm xã hội, nhân loại,
nhƣng cá nhân tạo nên ác tính cho tình cảm ấy. Cái tôi trong thơ là một vũ trụ riêng,
khác với cái tôi thực tại của nhà thơ. Cái tôi này là trong tâm giá trị thẩm mĩ, là cái
tôi thứ hai của nhà thơ.
Điều đặc biệt trong nội dung thơ là chất của thơ. Ngƣời xƣa thƣờng nói chất
thơ nằm ở ngoài (ý tại ngôn ngoại). Thơ không nói ở những điều nó viết ra, mà nói
ở những chỗ trống không viết ra, ở chỗ trống, chữ im lặng giữa các câu chữ, các lời.
Cái ý nghĩa có tình thơ là nghĩa ngoài lời, ngoài hình ảnh, do chính lời và hình ảnh
gợi lên. Nhà mĩ học Pháp là Jacques Maritain có viết: “Cái giá trị ý niệm hàng đầu,
cơ bản nhất của thơ là cái ý nghĩa mang tính thơ. Bởi vì ý nghĩa mang tính thơ gần


9
gũi nhất với cội nguồn sáng tạo một thứ ý nghĩa trong bầu trời đêm của trực giác khi
khái niệm biểu thị trực tiếp và ý thức chủ quan của nhà thơ” [48, tr.265].
Thơ biểu hiện bằng biểu tƣợng, mang các ý tƣợng, hình ảnh ngụ ý. Hegel nói:
“Thơ cũng nhƣ nhạc đều xây dựng trên nguyên tắc dùng nội cảm để tri giác nội
cảm”, Trần Đình Sử nhấn mạnh “tức là một nguyên tắc không có trong kiến trúc,
trong điêu khắc và trong hội họa. Hơn thế nữa, thơ còn mở rộng đến mức độ dùng
các biểu tƣợng, các trực giác và các tình cảm bên trong đặng dựng lên một thế giới
quan‟‟[45, tr.266]. Có thể nói thơ là nghệ thuật của biểu tƣợng, là cái làm nên giá trị
họa của thơ:
Gió theo lối gió, mây đƣờng mây
Dòng nƣớc buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông chăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
Biểu tƣợng cho phép thơ không phải kể lể, không chạy theo tính liên tục bề

ngoài, mà nắm bắt thẳng những hình ảnh nổi bật nhất, cô đọng nhất, giàu hàm ý
nhất củ đời sống vào mục đích biểu hiện. Các biểu tƣợng trong thơ nảy sinh nhờ sức
liên tƣởng, tƣởng tƣợng, sáng tạo mạnh mẽ của thơ.
Trong thơ còn chú ý đến ngôn từ thơ. Ngôn từ thơ là ngôn từ đƣợc cấu tạo đặc
biệt. Trƣớc hết, đó là ngôn từ có nhịp điệu. Tiếng nói trong thơ là tiếng nói đầy âm
nhạc, tiếng nói có nhịp điệu - nhịp điệu của âm thanh vật chất của tiếng nói con
ngƣời và nhịp điệu của ý nghĩa. Những câu thơ đầu tiên trong bài thơ „„Đất Nƣớc‟‟
của Nguyễn Đình Thi là một ví dụ sinh động cho điều này:
- Sáng mắt trong nhƣ sáng năm xƣa
Gió thổi mùa thu hƣơng cốm mới
- Cỏ mòn thơm mãi dấu chân
- Gió thơ mùa thu và Hà Nội
- Phố dài xao xác heo may
- Nắng soi ngõ vắng
Thềm cũ ra đi lá rụng đầy
(Sáng mắt trong như sáng năm xưa)


10
Ngôn từ thơ không có tính liên tục và tính phân tích nhƣ ngôn từ văn xuôi,
ngƣợc lại nó có tính nhảy vọt, gián đoạn, tạo thành những khoảng lặng giàu ý nghĩa:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nƣớc non
Chén rƣợu hƣơng đƣa say lại tỉnh
Vừng trăng bóng xế khuyết chƣa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
(Tự Tình II - Hồ Xuân Hương)
Ngôn từ thơ không phải là ngôn từ tuyến tính mà là ngôn từ phức hợp:
Trăng nhập vào giây cung nguyệt lạnh,

Trăng thƣơng, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lạnh, ôi đàn chậm!
Mỗi giọt rơi tàn nhƣ lệ ngân.
(Nguyệt Cầm - Xuân Diệu)
Ngôn từ thơ giàu nhạc tính với những âm thanh luyến thanh, những từ ngữ
trùng điệp, sử dụng các biện pháp tƣ từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh…..sự phối hợp
bằng trắc với những cách ngắt nhịp có giá trị gợi cảm:
Câu thơ hiền nhƣ nƣớc
Xanh nhƣ lá
Lác đác mây chiều ngơ ngác trôi
(Ngoảnh lại - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Nhạc điệu trong thơ là nhạc của cảm xúc tâm hồn nhƣ trong bài thơ “Vội
Vàng” của Xuân Diệu:
Mau đi thôi! Mùa chƣa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đƣa và gió lƣợn,
Ta muốn say cánh bƣớm với tình yêu
Ta muốn thâu trong cái hôn nhiều


11
Và non nƣớc, và cỏ cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tƣơi
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngƣơi!
Nhạc điệu thơ rất đa dạng, tƣơng ứng với sự đa dạng của cảm xúc dâng trào.
1.1.2. Hình thức ngôn luận trong thơ.
Ngôn luận trình bày những quan niệm của nhà văn trong tác phẩm của mình
bằng nhiều các hình thức khác nhau nhƣ: tiểu luận, phê bình, văn xuôi, thơ, kí, tự

sự… dƣới các hình thức nhƣ trực tiếp hay phát biểu qua các hình tƣợng, tác phẩm
nghệ thuật.
Trong truyện ngắn „„Phấn thông vàng‟‟ của Xuân Diệu. Ngay từ lời nói đầu
truyện Xuân Diệu viết: „„Ngƣời viết văn đem ghi lại sự đã xảy ra, nhƣng viết xong
họ thấy rằng họ chỉ ghi chép những âm điệu của lòng mình. Mà câu chuyện vẫn còn
ở đó để làm vì để lấy cớ ! Câu chuyện cũng giống nhƣ cái giá để áo, một cài giàn
hoa …Kể gì cái truyện ! Miễn là có ý tƣởng chảy thành tràng giang, nhƣng tình cảm
chảy ra, một bóng chiều ôm ấp một trái đủ gợi trăm truyện trong cõi sống bên trong.
Tâm hồn ngƣời có biết bao nhiêu là truyện …Truyện chỉ là đời, mà đời phải nhƣờng
chỗ cho mơ, cái bên ngoài lùi lại sau nội tâm, sau nỗi lòng‟‟.
Truyện ngắn „„Đời Thừa‟‟ nhà văn Nam Cao đã thông qua nhân vật Hộ, nhà
văn giàu khát vọng nhƣng đồng thời cũng là một tuyên ngôn nghệ thuật. Qua nhân
vật Hộ, Nam Cao đã gửi gắm những suy tƣ về những quan niệm sâu sắc của mình
về nghề viết văn và sứ mạng của ngƣời cầm bút, ông viết „„Văn chƣơng không cần
những ngƣời thợ khéo tay làm, theo một vài kiểu khuôn mẫu đƣa cho. Văn chƣơng
chỉ dung nạp đƣợc những ngƣời biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chƣa ai
khơi và sáng tạo những gì chƣa ai có‟‟.
Ở mảng văn xuôi Xuân Diệu cũng có tác phẩm „„Chú lái khờ‟‟ để bộc lộ
quan niệm về nghệ sĩ „„Thi sĩ ghé vào dân gian trọ một vài đêm, tìm đôi an ủi …Và
họ lấy chƣa vừa ủ, thì ngƣời thi sĩ trẻ tự tay lấy vào cái lõi sống còn của mình, để
mà phân phát‟‟.


12
Chế Lan Viên cũng có một tập bút ký văn chƣơng - triết luận nhƣ để hoàn
thành chân dung của nhà thơ đó là tập văn „„Vàng sao‟‟. Tập văn vừa chứa đựng
những kí thác, kỳ vọng của ngƣời thi sĩ trẻ mới bƣớc vào địa hạt văn chƣơng:
„„Trong ba chữ tên rõ ràng cái nợ hồ của cả một đời kết đọng. Ta ngỡ đấy là một
viên ngọc rạng ngời và nó chói ngời lên cho đến hƣ vô‟‟ vừa thể hiện mong muốn
xây dựng cá tính riêng, tạo lập một cõi riêng trong văn giới: „„Một kiếp sống phụng

khai thần bút. Thế là cuộc đời mở cửa, bao nhiêu sức mạnh trong sáng ùa ra, ruộng
đất khởi sự cày bừa, sông suối bắt đầu tuôn chảy‟‟. Tập văn này „„xuyên qua sự
phức tạp và đầy tính trừu tƣợng của ngôn ngữ tùy bút – triết lý, đây đó sáng lên
những ý tƣởng sâu sắc và độc đáo của ngƣời thi sĩ trẻ nhất thơ mới. Lệ, Chiều tƣ
tƣởng, Trốn lửa, Đêm giao thừa, Tuổi vàng, Khai bút …mỗi bài là một mảng tâm
tƣởng, một lời tự thú, là những dằn vặt muôn đời của ngƣời nghệ sĩ nhạy cảm hơn ai
hết trong việc đi tìm lẽ tồn tại của con ngƣời‟‟. [1, tr.40]
Ở trong tự sự, nhà văn thể hiện bằng cách thông qua nhân vật, tình huống,
cốt truyện…Nhà văn chú ý vào thân phận con ngƣời, tính cách của nhân vật nhƣ
trong tác phẩm „„Chiếc thuyền ngoài xa‟‟ của Nguyễn Minh Châu. Ông đã lấy con
ngƣời làm đối tƣợng phản ánh thay cho hiện thực đời sống. Mặc dù không phủ nhận
văn chƣơng gắn với cái chung, với cộng đồng Nguyễn Minh Châu còn muốn thể
hiện quan niệm văn chƣơng trƣớc hết phải là câu chuyện của con ngƣời, với muôn
mặt phức tạp phong phú trƣớc hết phải là câu chuyện của con ngƣời. Nguyễn Minh
Châu đã thông qua nhân vật Phùng trở về với mảnh đất từng chiến đấu, một ngƣời
lính xƣa giờ là phóng viên trở về ghi lại những vẻ đẹp cuộc sống đời thƣờng cho bộ
ảnh lịch quê hƣơng đất nƣớc, đi tìm vẻ đẹp bí ẩn của màn sƣơng buổi sáng cho tấm
ảnh lịch hoàn chỉnh. Thế nhƣng, những gì anh chứng kiến đã khiến anh và những
ngƣời bạn của mình nhận ra một sự thật gắn với cuộc sống của những ngƣời dân
lam lũ. „„Cuộc sống cứ lênh đênh khắp cả một vùng phá mêng mông. Cƣới xin, sinh
con đẻ cái, hoặc lúc nhắm mắt cũng chỉ trên một chiếc thuyền‟‟. Từ cuộc sống ấy,
những bi kịch tiềm ẩn khiến con ngƣời phải ngỡ ngàng, thông qua nhân vật ngƣời
đàn bà làng chài, Nguyễn Minh Châu chỉ rõ cho chúng ta: Cách mạng không phải là


13
giải quyết bi kịch trong một sớm một chiều, con ngƣời phải đối diện với những bi
kịch của đời mình, dung hòa với nó. Chính Nguyễn Minh Châu đã từng phát biểu:
„„Văn học và đời sống là những đƣờng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con ngƣời‟‟
(Phỏng vấn đầu xuân 1986 của báo văn nghệ). Nguyễn Minh Châu còn xây dựng

biểu tƣợng đƣợc thể hiện rất rõ trong tác phẩm „„Chiếc thuyền ngoài xa‟‟ nhƣ đặt
tên nhân vật là ngƣời đàn bà làng chài và đến biểu tƣợng trọng tâm là chiếc thuyền
ngoài xa, chiếc thuyền ngoài xa hay là sự bất khả thi, là một hiện thực khác nhau
chìm khuất sau những điều chúng ta có thể kiểm soát và kiểm chứng đƣợc ? Chiếc
thuyền ngoài xa mãi mãi là khát vọng tìm kiếm, với tới để níu giữ, để nhìn lại. Khi
chiếc thuyền vẫn còn ở ngoài xa, những định giá huyễn tƣởng về nó vẫn nằm trong
một lớp xƣơng mờ mờ mà thôi. Nguyễn Minh Châu từng phát biểu „„Sáng tác văn
học là quá trình đi tìm hạt ngọc ẩn sâu bên trong tâm hồn con ngƣời‟‟.
Ngoài tự sự, kí, văn xuôi ...thì trong kịch thì nhà văn xây dựng bi kịch để thể
quan niệm của mình nhƣ trơng vở kịch „„Vĩnh biệt Cửu Trùng Đà‟‟ của Nguyễn
Huy Tƣởng đã xây dựng hình tƣợng Vũ Nhƣ Tô một ngƣời nghệ sĩ có tài, một kiến
trúc sƣ tài hoa nhƣng rơi vào bi kịch xuất phát từ nhận thức và hành động mù
quáng, lầm lạc không hiểu đƣợc hoàn cảnh cụ thể. Khát vọng nghệ thuật của Vũ
Nhƣ Tô lớn lao nhƣng tách khỏi hiện thực cuộc sống, đi ngƣợc lại quyền lợi thiết
thực và trƣớc hết của nhân dân. Do đó, ngƣời nghệ sĩ phải trong lòng cuộc sống,
trên lập trƣờng của nhân dân. Tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ mang cái đẹp
thuần túy, nó phải có mục đích chân chính là phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc đời.
„„Văn chƣơng không chỉ là văn chƣơng mà thực chất là cuộc đời là nơi xuất phát và
là nơi đi tới của văn chƣơng‟‟.
Thơ có lẽ là một trong những lĩnh vực nghệ thuật hấp dẫn vừa mời gọi những
đào sâu tìm tòi lại nhƣ cách thức cần phải vƣợt qua. Quan niệm về thơ xƣa nay xuất
hiện nhiều với những hình thức đặc biệt phong phú. Song thơ lại là lĩnh vực mơ hồ,
khó nắm bắt, đôi khi chỉ có thể cảm nhận về nó mà không sao diễn đạt đƣợc. Đây
chính là hình thức nhƣng đồng thời cũng lại là sức hấp dẫn riêng của thơ. Ở khía
cạnh này, quan niệm về thơ đƣợc biểu hiện bằng thơ chính là cách nhìn, một tiếng


14
nói riêng độc đáo. Thơ ở dạng ý tƣởng trìu tƣợng mà đƣợc diễn đạt bằng hình thức
thơ dƣới các hình thức nhƣ dùng hình ảnh, biểu tƣợng, dùng các biện pháp nghệ

thuật tu từ, tứ thơ hay nhạc tính để diễn đạt ý thơ.
Trong bài thơ „„Tiếng hát con tàu‟‟ của Chế Lan Viên trùng điệp các hình
ảnh biểu tƣợng trong đó nổi bật nhất là biểu tƣợng con tàu và biểu tƣợng Tây Bắc:
Đất nƣớc mêng mông đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi sao chửa ra đi
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đói khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
Hay:
Ôi chim én bay không chim én
Đến những đảo xa đến những đảo mờ
Ở đâu chƣa đi thì lòng anh sẽ đến
Lúc trở về lòng ngậm những cành thơ.
Tố Hữu cũng mƣợn hình ảnh cánh chim để nói về ngƣời chiến sĩ cộng sảncòn
rất trẻ bị bỏ trong lồng một cái nhà lao, muốn phá nát nhà tù của bọn thực dân để
đƣợc tự do đó là bầu trời cao rộng:
Tôi chỉ làm một con chim non bé nhỏ
Vứt trong lồng giữa một lồng to
Chuyển đời quanh theo tiếng gọi tự do
Tôi chỉ một muôn ngƣời chiến đấu
Vẫn đứng thẳng trên đƣờng đầy lửa máu
(Tâm tư trong tù)
Ngoài mƣợn các hình ảnh biểu tƣợng để diễn tả ý thơ, các nhà thơ còn đặc biệt
chú ý tới việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ nhƣ: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa
…để diễn tả ý thơ. Bài thơ „„Viết‟‟ của Phan Huyền Thƣ sử dụng biện pháp lặp từ
„„viết‟‟ đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần trong một bài thơ để trải lòng mình cùng câu
chữ, cho tìm đến bến đỗ bình yên:


15


Viết
Buồn thành mƣa
Trút vào giếng đầy lên
…Viết
Buồn thành gió
Lang thang cánh đồng
….Viết
Nỗi buồn của tôi thành tình yêu của anh
Tình yêu vô sinh
Nỗi buồn thụ tinh ý nghĩ
Viết
Viết
Viết đi, chữ không còn là chữ
Viết chỉ nhƣ ý nghĩ
Lách qua khe cửa hẹp trong đầu
Vội vã ùa về với lẻ sầu
Âm u lòng mẹ
Khao khát đƣợc ngủ yên nhƣ thế
Không phải ra đời
Viết nỗi sống buồn của tôi
Hoàng Tố Nguyên đã dùng biện pháp nghệ thuật so sánh để ví thơ của mình
nhƣ chiếc hôn dầu:
Thơ tôi nhƣ chiếc hôn dầu
Gò Công yêu dấu, đâu nào má em?
(Gò Me - Hoàng Tố Nguyên)
Hay:
Câu thơ hiền nhƣ nƣớc
Xanh nhƣ lá
Lác đắc mây chiều ngơ ngác trôi
(Ngoảnh lại – Lâm Thị Mỹ Dạ)



16
Trần Quang Long - một cây bút sinh viên Sài Gòn cũng sử dụng biện pháp
nghệ thuật tu từ so sánh để nói lên nhận thức của mình, đồng thời cũng là lớp lớp
tuổi trẻ miền Nam trong trách nhiệm với non sông Lạc Hồng:
Con sẽ vuốt nhọn thơ thành chông
Xuyên vào gan lũ giặc
Con sẽ mài thơ nhƣ kiếm sắc
……………………….
Con xin nguyện trọn đời
Dùng chính quả tim làm trái phá
Sống chết một lần thôi
(Thưa mẹ, Trái tim - Trần Quang Long)
Các nhờ thơ còn sử dụng những câu hỏi tu từ để diễn tả sự ngơ ngác đến giật
mình của chính bản thân nhà thơ:
Tôi vẫn còn đây hay ở đâu
Ai đem tôi bỏ dƣới trời sâu?
(Những giọt lệ- Hàn Mặc Tử)
Việc sử dụng các hình ảnh biểu tƣợng và biện pháp tu từ nhằm diễn đạt ý
nghĩa của thơ, các nhà thơ còn dùng tứ thơ để diễn tả ý niệm trong thơ. Trong
„„Buồm trăng‟‟ của Xuân Diệu tứ thơ ở đây là „„huy hoàng trong nỗi buồn thi sĩ‟‟ đã
gợi ra những cảm nhận chƣa từng có về trăng của cái ngàn xƣa trong cái nhìn hƣớng
từ mặt đất:
Gà gáy sáng bay về, thi sĩ nhớ
Thƣơng ai không biết buồm trăng
Huy hoàng trăng rộng, nguy nga gió
Xanh biếc trời cao bậc đất bằng
Hay trong bài thơ “Thơ duyên” là thi phẩm đƣợc đánh giá là “trong trẻo‟‟
trong thế giới thơ của Xuân Diệu trƣớc cách mạng. Song cái tứ là “chiều thu –

ngƣời mối lái, hòa duyên giữ vạn vật và lòng ngƣời‟‟. Từ đó, có cuộc hòa thơ của


17
tạo vật, có nhánh duyên để cặp chim ríu rít, có sự hòa trộn của sắc xanh lá cây với
bầu trời, có sự lan tỏa lay động của mùa thu trong sự sống vạn vật:
Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền
Hơn thế âm nhạc trong thơ cũng là một trong những phƣơng diện đặc biệt
đƣợc các nhà thơ chú ý và đƣợc mọi ngƣời thừa nhận không có nhạc điệuthì không
phải là thơ. Sóng Hồng viết: „„Thơ là tình cảm của lý trí kết hợp một cách nhuần
nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lý trí ấy đƣợc diễn đạt bằng hình tƣợng đẹp
đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thƣờng‟‟. [27, tr.243].
Nhóm Xuân Thu nhã tập, Đinh Hùng và nhóm Dạ Đài cũng rất chú ý đến nhạc điệu
trong thơ. Các nhà thơ tƣợng trƣng cho rằng, để thế giới tiên nghiệm cần phải đem
tinh thần âm nhạc vào thơ ca. Câu thơ phải có nhạc điệu và âm hƣởng để đi sâu vào
trực giác con ngƣời. Nhà thơ Bích Khê xem nhạc là yếu tố hàng đầu, đem lại sự linh
diệu cho thơ. Theo Bích Khê, thơ phải gắn với nhạc:
Đàn và thơ kết thành dây tinh huyết
Có nguồn thơ trào vọt miếng phong trần
Cho ta xin ý điệu của tình cảm
Là giãi hết bí huyền nƣơng bóng tối
(Ăn mày, Tinh huyết)
Thơ và âm nhạc có sự kết hợp mật thiết với nhau đến mức Bích Khê gọi thứ
thơ là “đàn thơ”:
Đây đàn thơ ai sáng kiến cho ra?
Đây đàn từ điệu, sắp ngân nga
Cho vàng ngọc của hông va sảng sốt

(Cô gái ngây thơ, Tinh huyết)
Đây đàn thơ rất xốn sang
Là đôi mắt biếc của mơ màng


18
Mùa thu lƣớt mƣớt trong làn sóng
Run rẩy căm hờn nức nở than
(Châu, Tinh huyết)
Lƣu Trọng Lƣ nhấn mạnh yếu tố âm điệu. Trong bức thƣ thứ nhất gửi lên Khê
Thƣợng cho Tản Đà tiên sinh, Lƣu Trọng Lƣ viết: “….Cái điệu thơ có quan hệ đến
bài thơ. Sống trong cuộc đời mới mẻ, lòng thấy và cái tình cảm khác muốn diễn tả
cho hết, không thể không tìm đến những cái điệu rộng rãi, mềm mại hơn”
[67, tr.185]. “Cái điệu rộng rãi, mềm mại hơn‟‟ mà thi nhân nói ở đây chính là nhạc
điệu. Thơ là “lâu đài của những âm vang‟‟ mà yếu tố đầu tiên tạo nên sức ngân vang
của đài kỳ diệu đó là nhạc điệu. Nhờ có nhạc điệu, mà thơ là một thể loại dễ đi vào
lòng ngƣời và neo lại đó nhƣ một cảm xúc rất riêng tƣ.
Thơ là gì? Điều đó thật khó trả lời. Chính vì thế mà thơ có sức hấp dẫn riêng
cho nên các nhà thơ diễn đạt thơ của mình bằng hình thức của thơ nhƣ dùng hình
ảnh, biểu tƣợng, các biện pháp tu từ, tứ thơ hay nhạc tính để diễn đạt ý thơ.
1.2. Một số quan niệm về thơ Việt Nam.
1.2.1. Một số quan niệm về thơ thời trung đại.
Ngay từ đầu thế kỷ XV, trong Lời tựa cho quyển „„Việt âm thi tập‟‟, Phan Phu
Tiên (đậu thái học sinh -1399) đã viết: “Tâm hữu sở chi tất hình ƣ ngôn, cố thi dĩ
ngôn chí dã‟‟ tức là. (Nếu trong lòng có chí hƣớng thì ắt thể hiện ra lời nói, cho nên
thơ là để nói nên cái chí của mình). Nhƣ vậy, quan niệm „„Thi dĩ ngôn chí‟‟ trong
văn học trung đại Việt Nam đã đƣợc xuất hiện từ thế kỷ XV.
Quan niệm “Thi dĩ ngôn chí‟‟ xem mục đích của thơ không phải là „„nhận thức và
phản ánh hiện thực‟‟. Mà chủ yếu là để bộc lộ cái chí của mình. Cái chí ở đây cũng
muôn hình muôn vẻ, nó cỏ thể là cái tâm, cái hồn, cái mục đich, cái phong cốt …của

con ngƣời, của lớp nho sĩ tri thức luôn ôm hoài bão “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên
hạ‟‟ hay nói nhƣ Nguyễn Công Trứ:
Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển


19
Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm nói rõ hơn nội dung của ẩn chí: “Có kẻ chí để ở đạo
đức, có kẻ chí để ở công danh, có kể chí để ở ẩn dật‟‟. Phải chia và đề cập hơn từng
loại chí, Phùng Khắc Khoan lại viết: “Chí mà ở đạo đức thì tất là phát ra lời lẽ hồn
hậu,chí mà ở sự nghệp thì tất là nhả ra khí phách hào hùng, chí ở rừng suối, gò hang
thì thích giọng thơ liêu tịch, chí ở gió mây trăng tuyết thì thì thích vẻ thanh cao, chí
ở nỗi uất úc thì làm ra lời thơ ƣu tƣ, chí ở niềm cảm thƣơng thì ra điệu thơ ai oán‟‟.
Lê Qúy Đôn còn coi thơ: “Thơ ca là việc làm khi nhàn rỗi của các bậc thánh
nhân‟‟.Đồng thời ông bàn thêm về quá trình sáng tạo thơ.Trong “Lời đề tựa‟‟ của
“Tân Việt thi lục‟‟ ông viết: “ý thú tiên lập,từ tòng điêu chí‟‟ tức là:ý tứ lập trƣớc
còn từ điệu theo sau. Ngôn ngữ thơ phải phục tùng ý đồ tƣ tƣởng và quan niệm của
tác giả.
Nguyễn Văn Siêu cũng đã từng quan niệm đúng đắn, và đầy sức thuyết phục
về chức năng và của văn học: “Văn chƣơng có loại đáng thờ, có loại không đáng
thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chƣơng‟‟.
Trong thơ ca trung đại, “tƣ duy thơ không đƣợc quan niệm nhƣ là sự phát triển
tự do của trí tƣởng tƣợng phóng túng, tài hoa mà là sự học tập theo khuôn phép cổ
nhân” [51, tr.39]. Cho nên một trong những đặc điểm cơ bản của thơ ca trung đại là
mang tính ƣớc lệ, tƣợng trƣng với dày đặc các điển tích, điển cố. Lê Qúy Đôn viết:
“Nếu muốn học làm thơ, tất phải theo cổ nhân từng bƣớc, lấy đáy làm khuôn mẫu,
ra công mài giũa lâu ngày, tự nhiên phép luật và âm vận hợp thơ cổ‟‟ [51, tr.39].
Với quan niệm„„sùng cổ‟‟ lấy cổ nhân làm khuôn vàng thƣớc ngọc cho nên thơ
bị trói buộc bởi nguyên tắc, quy chuẩn hà khắc. Nhà thơ khi sáng tác phải hết sức
giữ gìn thận trọng trong dùng chữ, đặt câu, luyện ý. Lê Hữu Kiều viết: “Này, làm

thơ, nên lập ý không linh hoạt thì mắc vào việc phù phiếm, luyện cách điệu không
trang nhã thì mắc vào bệnh quê mùa, đặt câu không sắc sảo thì mắc vào bệnh thô lỗ,
kém cỏi, dùng chữ không âm hƣởng thì mắc vào bệnh tầm thƣờng, tục tằn”. Mang ý
nghĩa tiến bộ, quan niệm “Thi dĩ ngôn chí” coi thơ cũng là sản phẩm tinh thần gắn
liền với chue thể sáng tạo. Bởi thế, thơ đôi khi là sự phản ánh trực tiếp những tình
cảm, tâm trạng cá nhân ở từng thời điểm nhất định. Các bài thơ “Cảm tác‟‟, „„Ngôn


20
hoài ”, „„Tức cảnh” là một minh chứng cho thực tế trên. Nhƣng nhìn chung, ngƣời
xƣa vẫn quan niệm thơ là một công cụ để gióa huấn đạo đức, gữi gìn phong hóa, kỉ
cƣơng,tôn trọng trật tự xã hội. Quan niệm ấy là cơ sở cho mỹ lệ hóa thơ ca, đè cao
thơ, rằng “ngắm‟‟ thơ “nếm‟‟ thơ không thể bằng con mắt khẩu với thông thƣờng.
Khi khen thơ hay, Nguyễn Du thƣờng dùng “tú khẩu‟‟, “cẩm tâm‟‟, “Lời lời châu
ngọc‟‟, “Hàng gấm thêu‟‟… Nhƣ vậy ngƣời xƣa quan niệm, thơ là một đặc sản tinh
thần cao quý dùng để bày tỏ tình cảm, để tặng cho nhau. Họ “coi thơ là phƣơng tiện
truyền âm và gián tiếp rất cao sang của những ngƣời có học. Thơ cũng là công cụ
hóa nhân tâm, khuyến điều thiện, răn điều ác, giữ gìn phong hóa, di dƣỡng tâm
tình‟‟ [51, tr.41].
Phép làm thơ trƣớc hết phải lập ý, sâu đó mới tìm lời. Ngôn chí, minh đạo,
trƣng thánh, tôn kinh là những nguyên tắc tƣ tƣởng tối cao choi phối quá trình sáng
tác cũng nhƣ nội dung, hình thức thơ ca trung đại.Mặc dù quan niêm “thi dĩ ngôn
chí‟‟ hay “văn dĩ tải đạo‟‟ (Theo giáo sƣ Nguyên Lộc: tuy nói hai mệnh đề nhƣng
tựu chung vẫn là một. Bởi vì, một thời gian khá dài trong lịch sử ngƣời ta chƣa có
phân biệt cụ thể giữa văn và thơ.Vì vậy quan niệm “thi dĩ ngôn chí‟‟đƣợc bao hàm
trong quan niệm “văn dĩ tải đạo‟‟. Chỉ ở đây thực chất cũng chính là đạo [54, tr.56]
là những quan niệm mang tính chất chủ đạo chi phối sáng tác của hầu hết các nhà
nho trong thời kỳ phong kiến nhƣng nói nhƣ thế không có nghĩa là nó bao quát hết
toàn bộ lịch sử phát triển rực rỡ của thơ ca trung đại.
Một bộ phận rất lớn của thơ Nôm và một bộ phận không nhỏ của thơ ca yêu

nƣớc và rất nhiều thơ ca dân gian đã vƣợt ra ngoài kỷ cƣơng của kinh và đạo đức để
hƣớng vào đời sống hiện thực sinh đọng. Biết bao nhà nho bắt đắc dĩ đã mất lòng
tin ở đạo lý thánh hiền. Họ đã dùng thơ, một thứ thơ vƣợt lên trên tầm thời đại để
chống trả lại trật tự xã hội và sự hà khắc của chế độ quan liêu bảo thủ trì trệ.
Tóm lại, có thể nói, hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng văn học thời trung
đại Việt Nam dƣờng nhƣ chỉ có một quan niệm văn học chính thống của nho giáo.
Đó là quan niệm “văn dĩ tải đạo‟‟, “thi dĩ ngôn chí‟‟. Quan niệm này xuất hiện cùng
với sáng tác của các nhà nho khoảng cuối đời Trần. Đến thế kỷ XV trở thành chính


×