Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỐC TẾ OLYMPIA – KHU ĐÔ THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.99 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ LỒNG GHÉP NỘI
DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG
TIỂU HỌC QUỐC TẾ OLYMPIA – KHU ĐÔ THỊ
TRUNG VĂN - HÀ NỘI
Chuyên ngành:
Mã số:

Khoa học mơi trường
60 44 03 01

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015


MỞ ĐẦU
Môi trường là cụm từ hiện đang được đưa ra bàn luận nhiều và trở thành
vấn đề cấp bách trong những năm gần đây. Bởi lẽ, mơi trường có tầm quan
trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự tồn tại, phát triển
của một đất nước, của cả nhân loại. Đất nước càng phát triển, tham vọng của
lồi người ngày càng tăng lên. Vì mục đích kinh tế, con người bất chấp mọi
hành vi kể cả việc làm tổn hại đến môi trường chỉ để nhằm khai thác tài nguyên
thiên nhiên, kiếm lợi nhuận trước mắt. Họ khơng nhận thức được rằng chính
những hành động đó đã đẩy mơi trường rơi vào tình trạng như ngày nay hoặc


có thể họ biết nhưng khơng thực sự quan tâm. Để sửa sai, hiện các nhà khoa
học, các chuyên gia cùng hàng ngàn hàng triệu người có cùng mối quan tâm
đang ngày đêm tìm kiếm và thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế không để
môi trường bị ô nhiễm, bị hủy hoại thêm. Liệu những việc làm hiện nay có phải
là đã quá muộn khi thiên nhiên đang nổi giận, đang trừng phạt lồi người vì sự
tham lam, ích kỷ bằng hàng loạt những thiên tai như động đất, sóng thần, lũ
lụt...?
Như lời Bác Hồ kính u đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm trồng người”, có nghĩa là vì lợi ích lâu dài, chúng ta cần
phải tập trung vào con người. Muốn thay đổi được nhận thức sâu sắc về hành
vi, cách xử sự sai trái của con người đối với một vấn đề nào đó thì điều quan
trọng là thời gian. Bởi quá trình phát triển, hình thành nên nhân cách của con
người từ khi còn nhỏ có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức khi trưởng thành. Vì
vậy, giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người, nhất là ở
tuổi Tiểu học. Đặc biệt là trẻ 6 – 11 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về
nhận thức, tư duy, về ngơn ngữ, về tình cảm... Có biết bao điều mới lạ, hấp dẫn,
trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá, cho nên giáo dục Tiểu học đã góp
phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ.

2


Giáo dục Tiểu học là ngành học chiếm vị trí quan trọng, mở đầu trong hệ
thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho việc hình thành và hồn thiện nhân
cách con người, tạo điều kiện cho trẻ lĩnh hội được các kinh nghiệm xã hội,
tiếp thu các giá trị truyền thống dân tộc.
Nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của vấn đề giáo dục môi trường đối với
học sinh Tiểu học, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng và lồng
ghép nội dung giáo dục môi trường vào chương trình đào tạo cho học sinh
tại trường tiểu học quốc tế Olympia – Khu đô thị Trung Văn – Hà Nội”

1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Tiểu học là bậc học cơ bản, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào
tạo các em trở thành công dân tốt cho đất nước. Số lượng học sinh tiểu học rất
đông chiếm khoảng gần 10% dân số, tiến tới tương lai có cả một thế hệ biết bảo
vệ môi trường.
Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong trường tiểu học là làm cho học sinh
bước đầu biết và hiểu về các thành phần môi trường gồm đất, nước, khơng khí,
ánh sáng, động vật, thực vật và quan hệ giữa chúng với con người. Ngoài ra,
giúp học sinh có khả năng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp
với lứa tuổi.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học được lồng ghép, tích
hợp trong các mơn học và đưa vào nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp với lượng kiến thức phù hợp. Quan tâm đến môi trường địa phương, thiết
thực cải thiện mơi trường, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thiên
nhiên với mơi trường.
• Tích hợp, lồng ghép bảo vệ môi trường qua các môn học.
• Nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2. Phương pháp nghiên cứu
a, Phương pháp kế thừa số liệu
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định, phân tích, đánh giá và tổng
hợp các dữ liệu có liên quan đến trường tiểu học Quốc tế Olympia thông qua

3


các nghiên cứu về GDBVMT trước đây hay thông tin, sáng kiến trên website
trường
b, Phương pháp điều tra xã hội học
- Quan sát, đáng giá một cách trực quan về môi trường học, hành vi của
các em về BVMT.

- Phát phiếu điều tra trước và sau khi thực hiện chương trình cho 2 nhóm
đối tượng: giáo viên và phụ huynh
+ Trước khi thực hiện chương trình: tiến hành phát chủ đích 20 phiếu cho
cán bộ, giáo viên và thu về 20 phiếu; phát 30 phiếu cho phụ huynh học sinh lớp
4 và lớp 5 (thu về 30 phiếu); 30 phiếu cho phụ huynh học sinh lớp 1, lớp 2 và
lớp 3 (thu về 30 phiếu).
+ Sau khi thực hiện chương trình: tiến hành phát phiếu điều tra cho các
đối tượng đã được phỏng vấn trước đó để tiện đánh giá nhận thức của các em,
phát 10 phiếu cho cán bộ, giáo viên và thu về 10 phiếu; phát 20 phiếu cho phụ
huynh học sinh lớp 4 và lớp 5 (thu về 20 phiếu); 20 phiếu cho phụ huynh học
sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 3 (thu về 20 phiếu).
c, Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp
- Khảo sát, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường xung quanh, chất lượng các đồ
dùng dành cho việc giảng dạy - học tập về BVMT tại khu vực nghiên cứu.
- Điều tra các nguồn tài liệu sẵn có phục vụ cho quá trình GDBVMT trong
trường tiểu học Quốc tế Olympia.
d, Phương pháp thực nghiệm
- Xây dựng nội dung GDBVMT thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Các phương pháp được áp dụng để XD và lồng ghép GDBVMT cho học sinh
tại trường Olymia: Quan sát, thực hành – trải nghiệm, trực quan – minh họa, trò
chuyện – đàm thoại, nêu gương - đánh giá.
e, Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp

4


Sau khi đã thu nhập được toàn bộ tư liệu, thơng tin cần thiết, tổng kết số liệu,
hồn thiện báo cáo.

3. Kết quả nghiên cứu

Một số chương trình giáo dục bảo vệ môi trường đề tài đã áp dụng tại trường
Tiểu học Quốc tế Olympia:
a, Giáo dục bảo vệ môi trường thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp
- Câu lạc bộ: Tổ chức cho những nhóm học sinh có cùng hứng thú, sở thích
tìm hiểu về mơi trường tự nhiên,di sản văn hóa, lịch sử....như: “ Câu lạc bộ
những nhà địa chất trẻ tuổi”, “Câu lạc bộ những nhà lịch sử trẻ tuổi”...phát hiện
vấn đề như: tình hình chặt phát cây cối tại trường, cộng đồng, tình hình ơ
nhiễm nước sông, hồ..., tham gia giải quyết một số vấn đề môi trường của
trường, lớp cộng đồng.
- Tham quan: Học sinh được đi tham quan rừng thơng Sóc Sơn, hoạt động này
giúp học sinh có những trải nghiệm trực tiếp trong những khung cảnh khác
nhau, qua đó sẽ nâng cao việc xây dựng kiến thức, kỹ năng của học sinh thơng
qua những cơ hội học tập khám phá.
- Trị chơi: Tạo điều kiện cho học sinh củng cố, mở rộng kiến thức, thái độ và
thực hành kỹ năng bảo vệ giữ gìn mơi trường một cách tự nhiên, hứng thú.
Luận văn đã tổ chức các trò chơi như: Trò chơi đóng vai (Sơn Tinh – Thủy
Tinh), trị chơi vận động – học tập... giúp học sinh nhận biết các hành vi có lợi
hay có hại đối với mơi trường, ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường, tìm
những giải pháp bảo vệ môi trường.
- Giải quyết các vấn đề môi trường cộng đồng: Học sinh được đến thăm một
số danh lam, khu di tích như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Làng lụa vạn phúc…ở
đây học sinh được chăm sóc cây xanh, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, quét rác,

5


nhặt lá…Từ đó, điều tra về các các vấn đề môi trường tại cộng đồng, cổ động
về bảo vệ môi trường; tham gia vào giải quyết những vấn đề môi trường cấp
bách tại cộng đồng như: Dọn dẹp, tạo một sân chơi chung sạch đẹp, tham gia
ngày hội trồng cây,…


Lớp

Tên giáo án

Nội dung

Mục đích

- Ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh có lợi ích gì?

Sau hoạt độn

Dùng cho lớp ĂN UỐNG SẠCH - Nếu nguồn nước bị bẩn thì xảy ra điều gì đối với thực
1
SẼ
phẩm

- Biết được í

- Mơi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người.

- Hiểu được
sống của con

GIỮ GÌN VÀ
Dùng cho lớp
BẢO VỆ MƠI
2,3
TRƯỜNG


- Môi trường bị ô nhiễm chủ yếu do con người gây ra.

- Phân biệt đ
- Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải giữ gìn và bảo vệ để BVMT
mơi trường.

- Mơi trường nhà trường bao gồm những gì? Vì sao mỗi
học sinh chúng ta đều phải có trách nhiệm BVMT
THI TÌM HIỂU
Dùng cho lớp
- Những biện pháp bảo vệ mơi trường phù hợp với lứa
MƠI TRƯỜNG
4,5
tuổi học sinh lớp 4 - lớp 5
CỦA EM

- Nâng cao h
trường.

- Có kỹ năng
nhà trường

- Biết thể hiệ
vi đúng hoặc

Bảng 1: Tóm tắt nội dung chủ đề được áp dụng thông qua hoạt động ngoài
giờ lên lớp tại khu vực nghiên cứu

6



b, Tích hợp, lồng ghép dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các môn học
Nội dung GDBVMT được lồng ghép, tích hợp trong các mơn học với kiến thức phù hợp
3 mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận, mức độ liên hệ.

 Hình thức tích hợp GDBVMT tại trường tiểu học Quốc tế Olympia:
- Khai thác trực tiếp: áp dụng với những bài học có nội dung trực tiếp GDBVMT,
giúp học sinh hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là giáo dục
học sinh một cách tự nhiên ý thức bảo vệ môi trường.
- Khai thác gián tiếp: áp dung với những bài học không trực tiếp về GBBVMT
nhưng có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ trực tiếp với mơi trường thì giáo viên cần “lồng
ghép” gợi mở vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường
- Dạy học trong lớp và ngoài thiên nhiên: những bài có nội dung bảo vệ mơi trường
trùng khớp thì nên tiến hành ngoài thiên nhiên sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

 Phương pháp tích hợp GDBVMT tại trường tiếu học Quốc tế Olympia:
- Phương pháp thảo luận: giúp học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình
và lắng nghe ý kiến của người khác.
- Phương pháp quan sát: là phương pháp quan trọng nhất trong GDBVMT cho học
sinh Tiểu học. Đặc biệt chú ý theo quy trình: xác định mục tiêu quan sát, lựa chọn đối
tượng quan sát, tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát, trình bày kết quả quan sát.
- Phương pháp trị chơi: Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em
lĩnh hội kiến thức về môn học trong đó có cả nội dung giáo dục bảo vệ môi trường một
cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả.
- Phương pháp tìm hiểu điều tra: tổ chức cho học sinh tham gia vào q trình tìm
hiểu các vấn đề mơi trường địa phương.

7



Lớp

Môn

Tên giáo án

Nội dung
- HOẠT ĐỘNG 1: Thực hiện và thảo luận để nhận
biết sự tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.

TỰ
Dùng cho NHIÊN
lớp 2
VÀ XÃ
HỘI

- Liên hệ đến BV

khơng nhịn đi vệ
Bài 6: Tiêu hố
HOẠT
ĐỘNG
2:
Làm
việc
với
SGK
để
tim

hiểu
về
định, bỏ giấy lau
thức ăn
sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non, ruột già.
trường.
(Mức độ tích
- HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng kiến thức đã học vào
hợp: Liên hệ)
cuộc sống.

Bài 4: Trung du - HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về địa hình vùng trung
du Bắc Bộ
Bắc Bộ

- Liên hệ đến BV
trồng rừng.

LỊCH SỬ
- HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về chè và cây ăn quả ở
Dùng cho
(Mức độ tích
VÀ ĐỊA
lớp 4
hợp: Bộ phận và Trung du Bắc Bộ.

liên hệ)
- HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu môi trường tự nhiên ở
vùng Trung du Bắc Bộ
- HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát và thảo luận

Bài 68: Bảo vệ
môi trường
Dành cho KHOA
lớp 5
HỌC

=> Biết và hiểu được những việc nên làm và không
nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.

(Mức độ tích
- HOẠT ĐỘNG 2: Vẽ tranh cổ động
hợp: Toàn phần)
=> Học sinh cam kết tham gia bảo vệ bầu khơng khí
trong lành và tham gia tun truyền, cổ động người
khác cùng bảo vệ bầu khơng khí trong sạch.

- Kiến thức: HS n
bảo vệ bầu không

- Kĩ năng: Vẽ tran
bầu khơng khí tro

- Thái độ: Khơng
nhiễm bầu khơng

Bảng 2: Tóm tắt nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường tại khu vực nghiên cứu

8



Bảng 3 Biểu đồ so sánh kết quả điều tra phỏng vấn giáo viên về ý thức BVMT của học
sinh trước và sau khi thực hiện chương trình

Bảng 4: Biểu đồ so sánh kết quả dành cho phụ huynh về ý thức BVMT của học sinh
lớp 4, 5 trước và sau khi thực hiện chương trình

Bảng 5: Biểu đồ so sánh kết quả dành cho phụ huynh về ý thức BVMT củahọc sinh
lớp 1, 2, 3 trước và sau khi thực hiện chương trình

c, Đánh giá chung kết quả đạt được sau khi áp dụng phương pháp của đề tài đưa ra
Học sinh phấn khởi, tích cực, say mệ học tập, có ý thức tốt đối với mơi trường. Các
hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp có gắn với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đã
được học sinh nhiệt tình tham gia. Các em học sinh được nâng cao ý thức trong các hành
vi đối xử với rác thải, ý thức bảo vệ môi trường và sẵn sàn nhắc nhở người thân thực hiện
việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt là các chuẩn mực hành vi về BVMT cụ thể là:
- Về tri thức đạo đức: Các em biết tôn trọng, quý trọng thiên nhiên; sống thận trọng
và có trách nhiệm với mơi trường.
- Về thái độ: Các em tích cực tham gia các cơng việc bảo vệ môi trường, lên án hành
vi không tốt đối với mơi trường.
- Về hành vi: Các em đã có việc làm, thói quen giữ gìn, bảo vệ mơi trường bằng
những hành động phù hợp.
d, Đề xuất các giải pháp

• Giải pháp cho nhà trường:
9


 Quy hoạch, bố trí thêm cây xanh bên ngồi hàng rào tận dụng tối đa không gian
vui chơi sẵn có của trường, bổ sung lều che nắng che mưa khi cần.


 Cần tổ chức định kì hơn những chương trình trồng cây hay chọn 1 buổi hàng tuần
làm lịch cố định để học sinh được tiếp xúc và chăm sóc cây của mình.

 Bổ sung tài liệu và GDMT cho giáo viên và học sinh.
 Đẩy mạnh các hoạt động đi tham quan cho lớp 1,2,3 nhiều hơn và nên có nhiều
chuyến tham quan xa hơn là chỉ ở Hà Nội.

 Nhà trường cần tuyên truyền cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc
giáo dục BVMT thông các các buổi họp phụ huynh, góc tuyên tryền…

 Hưởng ứng tuần lễ nước sạch từ 29/4 - 6/5 chỉ thị đến các giáo viên từng lớp, triển
khai công việc trang trí lớp, chuẩn bị chủ đề học có liên quan đến nước sạch…

• Giải pháp đối với giáo viên:
 Bài giảng giáo viên cần chuẩn bị nhiều hình ảnh và video sinh động phù hợp nội
dung bài.

 Giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau trong một chủ đề như quan sát,
trò chuyện – đàm thoại, trực quan – minh họa, thực hành – trải nghiệm, dùng trò
chơi và yếu tố chơi

 Giáo viên cần dành thời gian sưu tầm, tổng hợp thêm những thông tin về môi
trường đưa vào giảng dạy, giáo viên và học sinh có thể trao đổi thêm vào những
buổi học ngoại khóa

 Giáo viên cần phối hợp với phụ huynh học sinh giáo dục học sinh biết BVMT để
đạt hiệu quả tốt. Từ đó kết hợp với gia đình dạy học sinh thêm các hoạt động khi ở
nhà mà ở trường lớp khơng có.

10



 Giáo viên cần tổ chức cho học sinh hoạt động với vườn cây, vườn hoa ngồi tự
nhiên ít nhất 1 lần/tuần.

• Giải pháp đối với gia đình:
 Cho học sinh cùng tham gia việc nhà, giúp gia đình như qt nhà, tưới cây, chăm
sóc cây từ khi cịn nhỏ….

 Thay vì cho học sinh xem nhiều phim hoạt hình, siêu nhân, gia đình hãy cùng học
snh xem những chương trình BVMT. Sau đó, hãy hỏi học sinh về suy nghĩ, cảm
nhận của mình với những gì đã được xem.

 Gia đình nên tìm mua thêm sách, truyện tranh về GDBVMT cho học sinh
 Việc phân loai rác ở trường sẽ khơng có nhiều thời gian dành cho hoạt động này,
nên gia đình chú ý nhắc nhở con mình thực hiện phân loại rác và thực hành luôn
sau khi ăn xong.

 Nội dung tiết kiệm điện rất khó để thực hiện ở trường nên gia đình sẽ cần hỗ trợ
giáo viên về vấn đề này khi ở nhà. Ngoài ra, gia đình có thể giải thích cặn kẽ cho
học sinh hiểu tại sao phải làm như vậy.

 Gia đình khơng nên sợ con của mình gây bẩn nhà, quần áo mà hãy để học sinh vui
chơi tự nhiên đôi khi đó lại những lúc con em mình đang phát triển tư duy tự
nhiên.

 Vui chơi, quan sát cùng con những hiện tượng tự nhiên về sự vật sự việc.

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


11


Người hướng dẫn khoa học:

TS. ĐỖ HỮU TUẤN

PGS. TS. VŨ VĂN MẠNH
Phản biện 1: PGS.TS. LƯU ĐỨC HẢI
Phản biện 2: PGS.TS. LÊ PHƯỚC MINH

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn cấp Trường họp tại Trường Đại học
Khoa học tự nhiên
Vào 13 giờ 30 phút, ngày 24 tháng 12 năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
Thư viện Khoa môi trường

12



×