Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.84 KB, 45 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG 3
MỞ ĐẦU 4
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4
2. Tính cấp thiết của đề tài 8
3. Mục tiêu của đề tài 9
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
5. Phương pháp nghiên cứu 9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN 10
1.1. Một số vấn đề chung về môi trường 10
1.1.1. Khái niệm môi trường 10
1.1.2. Chức năng của môi trường 10
1.1.3. Phân loại môi trường 10
1.1.4. Ô nhiễm môi trường 11
Các loại ô nhiễm môi trường 12
1.1.5. Bảo vệ môi trường 13
1.2. Giáo dục môi trường 14
1.2.1. Khái niệm 14
1.2.2. Phương pháp tiếp cận cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường 16
1.2.3. Đối tượng giáo dục môi trường 17
1.3. Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non [1] 17
1.4. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo [16] 19
1.5. Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non 19
1.5.1. Nội dung [3] 19
1.5.2. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ [1] 20
1.5.3. Hình thức tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi [8] 21
1.5.4. Các phương tiện và các thiết bị cơ bản 21
- Môi trường hoạt động của trẻ: lớp học, các phòng chức năng, khuôn viên
trường, góc thiên nhiên 21


1.6. Nội dung xây dựng môi trường xanh sạch đẹp [4] 21
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 23
2.1. Một số vấn đề chung về các trường mầm non 23
2.2. Thực trạng 23
2.2.1. Thực trạng xây dựng môi trường “xanh - sạch - đẹp” 24
2.1.1.1. Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lí 24
2.1.1.2. Quy hoạch xây dựng trường 25
2.1.1.3. Ý thức của phụ huynh trẻ 26
2.1.1.4. Khó khăn trong qúa trình xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp 27
2.2.2. Nhận thức của giáo viên và các nhà quản lí về giáo dục môi trường 27
2.2.3. Tình hình triển khai chương trình lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường 29
2.2.3.1. Công tác triển khai, quản lí 29
2.2.3.2. Nội dung 30
2.2.3.2. Phương pháp 31
2.2.3.3. Hình thức 32
2.2.3.4. Các phương tiện, tài liệu giáo dục môi trường cho trẻ 34
2.2.3.5. Khó khăn trong quá trình giáo dục môi trường cho trẻ 38
2.2.3.4. Nhận thức, thái độ, hành vi bảo vệ môi trường của trẻ 40
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 42
KẾT LUẬN 44
Qua quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi tút ra một số kết luận như sau: 44
- Nhận thức của cán bộ, giáo viên ở các trường mầm non về vấn đề giáo dục bảo vệ
môi trường cho trẻ là rất tốt. 100% giáo viên đều cho rằng giáo dục môi trường cho trẻ
là rất quan trọng và quan trọng vì trẻ là đối tượng đang trong qúa phát triển các thái
độ, nhận thức và hành vi. Mục tiêu được chú ý nhất trong quá trình giáo dục môi
trường cho trẻ là trẻ có tình cảm và thái độ tốt đối với môi trường 44
- Công tác quản lí chỉ đạo của các cấp về giáo dục môi trường rất kịp thời. Việc triển

khai vấn đề này cũng được ban giám hiệu các trường tiến hành rất cụ thể trong kế
hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ hàng tháng, quý, năm và trong sinh hoạt chuyên môn
của trường 44
- Về nội dung giáo dục môi trường cho trẻ, các trường đã chú trọng khá đồng đều đến
các nội dung thuộc 5 lĩnh vực khác nhau trong đó nội dung con người và môi trường
sống, con người và thực vật, động vật, con người và thiên nhiên được chú trọng nhiều
hơn 44
- Hình thức giáo dục được sử dụng nổi bật nhất là lồng ghép trong hoạt động cho trẻ
Làm quen với môi trường xung quanh, lao động ở góc thiên nhiên và vui chơi sinh
hoạt hàng ngày 44
- Phương pháp giáo dục môi trường cho trẻ được các giáo viên lựa chọn khá phổ biến
là các phương pháp trực quan minh họa, sử dụng câu đố, bài thơ, kể chuyện
Phương pháp ít được sử dụng nhất là nêu tình huống có vấn đề 44
- Cơ sở vật chất, môi trường hoạt động: Về cơ sở vật chất, xây dựng môi trường xanh
sạch đẹp phần lớn các trường đạt ở mức khá. 44
- Phương tiện giáo dục môi trường cho trẻ khá phong phú. Đồ dùng đồ chơi chủ yếu
do các cô tự làm. Còn bài hát, câu đố, trò chơi khá phong phú 44
- Khó khăn: Đa số các trường đều có khó khăn về quỹ đất khi xây dựng môi trường
xanh - sạch - đẹp. Còn lại đa số các ý kiến đều cho rằng các khó khăn khác đều ở mức
trung bình và dưới trung bình 44
- Về hiệu quả của quá trình giáo dục môi trường qua đánh giá của giáo viên và phụ
huynh cho thấy kiến thức, hành vi, kĩ năng và thái độ của các cháu đều ở mức khá tốt.
44
- Biện pháp: Chúng tôi cũng đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục môi trường cho trẻ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2. Thông tin chung về trường mầm non 23
Bảng 2.2. Số lượng cán bộ, giáo viên điều tra 24
Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lí về việc xây dựng

môi trường xanh - sạch - đẹp 24
Bảng 2.4. Diện tích của các trường mầm non (m2) 25
Bảng 2.5. Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lí về tầm quan trọng của GDMT 28
Bảng 2.6. Mức độ quan trọng của các lí do để GDMT cho trẻ 28
Bảng 2.7. Mục tiêu giáo dục môi trường cho trẻ 29
Bảng 2.8. Mức độ triển khai việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 30
Bảng 2.9. Mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục môi trường cho trẻ 30
Bảng 2.10. Mức độ tổ chức các nội dung giáo dục môi trường cho trẻ 31
Bảng 2.11. Mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục môi trường cho trẻ 32
Bảng 2.12. Mức độ lồng ghép giáo dục môi trường 33
Bảng 2.13. Mức độ phối hợp với gia đình 34
Bảng 2.14. Nhận thức của giáo viên về vai trò của góc thiên nhiên 34
Bảng 2.15. Thực trạng của góc thiên nhiên 35
Bảng 2.16. Nguồn tài liệu 36
Bảng 2.17. Thực trạng về các tài liệu 36
Bảng 2.18. Mức độ phong phú của các tư liệu dạy học có nội dung giáo dục môi
trường 36
Bảng 2.19. Mức độ sử dụng 37
Bảng 2.20. Thực trạng về đồ dùng, đồ chơi 37
Bảng 2.21. Nguồn đồ dùng đồ chơi 38
Bảng 2.22. Mức độ khó khăn theo đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lí 39
Bảng 2.23. Đánh giá về kiến thức, kĩ năng và thái độ của trẻ 40
Bảng 2.24. Hệ số tương quan giữa kiến thức, kĩ năng và thái độ 40
Bảng 2.25. Sự khác nhau giữa phụ huynh (PH) và Giáo viên (GV) 41
3
MỞ ĐẦU
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vấn đề môi trường (MT) và giáo dục môi trường (GDMT) đã được quan tâm từ rất
sớm trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Từ những năm 70 - 80 của thế kỉ XX, trên thế
giới đã có những hội nghị về giáo dục môi trường như: Hội nghị quốc tế về GDMT trong

Chương trình đào tạo của trường học do IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada (Mỹ)
năm 1970. Năm 1972, liên hợp quốc đã tổ chức hội nghị cấp cao đầu tiên với sự có
mặt của nhiều nguyên thủ quốc gia tại Stốckhom (Thụy Điển) để thảo luận về “môi
trường và con người”. Hội nghị đã nhất trí nhận định việc bảo vệ thiên nhiên và môi
trường là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân loại (bên cạnh nhiệm vụ bảo
vệ hoà bình, chống chiến tranh). Ngày khai mạc hội nghị mồng 5 tháng 6 đã đi vào
lịch sử, ngày này hàng năm đã được coi là “Ngày môi trường thế giới” và được các
nước kỷ niệm tổ chức như ngày hội lớn, nhắc nhở mọi người bằng hành động thiết
thực đóng góp tích cực vào việc ngăn chặn sự suy thoái và huỷ diệt môi trường.
Tháng 10-1975, UNESCO và UNDP đã xây dựng chương trình quốc tế về giáo
dục môi trường và tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên về giáo dục môi trường ở
Belgrade (Nam Tư). Tại đây, hiến chương Belgrade đã nêu rõ mục tiêu về giáo dục
môi trường nhằm nâng cao một cách toàn diện nhận thức, tri thức, hành vi, kỹ năng,
khả năng đánh giá các vấn đề nảy sinh về MT và ý thức trách nhiệm của mọi người
tham gia một cách tự giác và tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT).
Hội nghị liên chính phủ về giáo dục môi trường ở Tbilixi tháng 10-1977 đã ra tuyên
ngôn về giáo dục môi trường trong đó có 41 khuyến nghị về chiến lược GDMT đối với
các quốc gia. Tháng 10-1990 UNESCO, UNEP và một số tổ chức khác của Liên hợp
quốc đã tổ chức hội nghị “Chương trình quốc tế về giáo dục và đào tạo môi trường”
(EFE). Hội nghị đã nêu rõ sự cam kết của các tổ chức quốc tế phối hợp hành động,
phục vụ mục tiêu phổ biến kiến thức môi trường cho mọi người để họ có thể đóng góp
các hoạt động cá nhân và tập thể có lợi cho môi trường. Đặc biệt, hội nghị thượng đỉnh
về Trái Đất tại Rio de Janeiro (Brazin) năm 1992 đã ra bản hiến chương 21 xác định
chiến lược hành động cho loài người về môi trường và phát triển ở thế kỷ XXI, trong
đó có hành động xem xét lại tình hình giáo dục môi trường và đưa nội dung giáo dục
4
môi trường vào chương trình giáo dục cho tất cả các cấp học. Đây cũng là một trong
những mục tiêu chủ yếu của chương trình giáo dục môi trường Quốc tế (IEEP) của
UNESCO và UNEP. Trên phạm vi quốc tế, kể từ sau hội nghị quốc tế về BVMT ở
Stockhom 1972, khoa học môi trường trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ. Nhiều viện

nghiên cứu về MT được thành lập, nhiều trường đại học đã xây dựng các khoa và bộ môn
chuyên đào tạo cán bộ khoa học(KH) quản lý và công nghệ MT. Nhiều tạp chí, nhiều sách
giáo khoa, sách chuyên khảo về KHMT, về quản lý và về công nghệ MT đã được xuất
bản. Trung bình hàng năm có khoảng 30 hội nghị KH quốc tế liên quan đến MT.
Giáo dục môi trường cũng đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới. Ở các
nước khác nhau thì có các cách tổ chức giáo dục môi trường khác nhau nhưng nhìn
chung có hai hệ thống: giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy thông qua
trường lớp, có chương trình giảng dạy theo giáo trình từ thấp đến cao, theo các khung
thời gian khác nhau; giáo dục đại chúng thông qua các phương tiện truyền thông như
báo đài, cổ động trong đó việc đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào các cấp học
hết sức được chú ý.
Chẳng hạn như ở Philippines, một đất nước nhiều thiên tai, hầu hết các trường
đại học đều có khoa hay tối thiểu cũng có một bộ môn môi trường, họ rất chú trọng tới
giáo dục các sự cố môi trường và cách phòng chống. [5]
Ở Pháp, Bộ Giáo dục đặc biệt quan tâm và luôn luôn kết hợp với các tổ chức
quốc tế, các hội đoàn, các tổ chức địa phương, các cấp chính quyền, các vườn quốc gia
để đưa “chương trình hành động giáo dục” (PAE) vào các trường tiểu học và trung
học. Các chương trình giảng dạy địa lý và khoa học tự nhiên đều được mở rộng kiến
thức về BVMT. Đối với bậc học mầm non, nội dung giáo dục môi trường có những
điểm tương đồng ở một số nước như:[2]
- Ở Úc bao gồm: Có nhiều loài cây con, hoa quả khác nhau. Chăm sóc cây con,
hoa, quả. Làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu phế thải. Tiết kiệm trong sinh hoạt
- Ở Nga: Mối quan hệ của động vật, thực vật với môi trường sống của chúng. Sự
đa dạng sinh học. Con người là sinh vật sống. Môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con
người. Con người sử dụng các tài nguyên thiên nhiên. Ô nhiễm môi trường, bảo vệ
môi trường.
5
- Hàn Quốc: Bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường xung quanh. Tiết kiệm tiêu
dùng, tái tạo lại những thứ có thể sử dụng. Phân loại rác, biện pháp giảm rác thải. Ô
nhiễm môi trường, nguyên nhân, tác hại đến sức khỏe con người

- Nhật Bản rất chú trọng tới giáo dục ý thức, các kĩ năng phòng chống, ứng phó
với các thiên tai như đất lở, lụt lội đặc biệt là đối tượng trẻ em.[13]
Ở Việt Nam, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng rất quan tâm đến các vấn
đề môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường và đã được cụ thể hóa bằng các văn bản
mang tính pháp lí như:[3]
Chỉ thị số 36 CTTW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác
bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” đã đưa ra
những giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường như: “Thường xuyên
giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng bảo vệ
môi trường” và “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của
tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số 3288/QĐ_BGD&ĐT ngày
2/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản về chính sách và chiến lược giáo dục
môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam và một số văn bản hướng dẫn kèm
theo. Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai các hoạt
động giáo dục môi trường ở các trường phổ thông và trường sư phạm trong hệ thống
giáo dục quốc dân.
Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê
duyệt đề án “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8, đã
ban hành Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 và Luật có hiệu lực ngày 1/7/2006.
Những văn bản trên là cơ sở pháp lí để triển khai công tác giáo dục bảo vệ môi
trường trong nhà trường nói chung, ở trường mầm non nói riêng. Đã có nhiều dự án,
chương trình trong nước cũng như hợp tác quốc tế được triển khai liên quan đến giáo
dục môi trường như:
“Giáo dục môi trường trong trường phổ thông” (1986) của tác giả Nguyễn Dược
đă khẳng định tầm quan trọng của giáo dục môi trường ở Việt Nam. Thông qua việc
thay sách giáo khoa Sinh học và Địa lý từ lớp 6 đến lớp 12, các tác giả sách giáo khoa
6
đã quan tâm lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục môi trường. Từ năm học 1986 đến

1990 các sách giáo khoa cấp I cải cách giáo dục với một số nội dung cải tiến, trong đó
vấn đề GDMT đă được quan tâm. Các lớp bồi dưỡng giáo viên giảng dạy trung học cơ sở
cũng in một số tài liệu bồi dưỡng về giáo dục dân số và môi trường. Từ năm 1990 trở đi,
trong các sách giáo khoa trung học phổ thông cải cách, vấn đề dân số và môi trường càng
được chú ý nhiều hơn.
Hội thảo quốc tế về môi trường và phát triển bền vững ở Hà Nội
(1990) đă ghi
nhận vị trí quan trọng của việc “thực sự đẩy mạnh công tác tuyên
truyền và giáo dục
môi trường với nhiều hình thức phong phú” và “đưa nội dung về bảo vệ tài nguyên và
môi trường vào chương trình giảng dạy trong các trường học”.
Dự án VIE, hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các lớp tập huấn và
cung cấp tài liệu cho các giáo viên ở trường phổ thông về giáo dục môi trường cho học
sinh các cấp.
Giáo dục môi trường liên quan đến đào tạo giáo viên mầm non: Bộ giáo dục và đào tạo
(2010), đã có dự án “Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình
đào tạo giáo viên mầm non”, giúp sinh viên mầm non nâng cao sự hiểu biết về môi trường và
bảo vệ môi trường thông qua các nội dung giáo dục môi trường lồng ghép trong các môn học
trong chương trình đào tạo.
Vụ giáo dục mầm non cũng đã xuất bản tài liệu “Hướng dẫn thực hiện nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non” đồng thời tổ chức tập huấn cho
các cán bộ chủ chốt và giáo viên cách thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục môi
trường trong các hoạt động khác nhau.
Bên cạnh đó cũng có các tác giả Lê Xuân Hồng, Nguyễn Thanh Thủy (2007), trong
cuốn Những hoạt động giáo dục trẻ bảo vệ môi trường cũng chỉ ra các hoạt động cụ thể
giáo dục môi trường cho trẻ ở trường mầm non.
Trong cuốn Những kiến thức cơ bản về môi trường, tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy
đã tập hợp những kiến thức cơ bản về môi trường, ngắn gọn, dễ hiểu giúp bổ sung thêm
nguồn tư liệu cho giáo viên mầm non tra cứu.
Tác giả Hoàng Thị Phương cũng đã nêu được một số kiến thức cơ bản về môi

trường và cơ sở lí luận của giáo dục môi trường cho trẻ mầm non.
7
Tóm lại vấn đề môi trường và giáo dục môi trường đã được phổ biến rộng rãi ở nhiều
quốc gia trong đó có Việt Nam. Bởi vì vấn đề môi trường hiện nay không phải chỉ riêng của
một quốc gia nào, mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên mức độ triển khai thực hiện và
hiệu quả đạt được là không đồng đều ở các nước khác nhau. Ở Việt Nam, Việc đưa giáo dục
bảo vệ môi trường vào các cấp học đã được triển khai sâu rộng nhưng việc kiểm tra đánh giá còn ít
được chú ý; để tạo ra được một thế hệ trẻ có dân trí cao về môi trường cần phải có những tác
động mạnh mẽ hơn nữa của toàn xã hội cũng như hệ thống giáo dục, mà bắt đầu là bậc học
mầm non. Trong đó cần chú ý đến vấn đề kiểm tra đánh giá thường xuyên để nâng cao hơn
nữa hiệu quả của quá trình giáo dục.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Ô nhiễm môi trường và suy giảm chất lượng cuộc sống đã trở thành mối quan
ngại không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Hiện nay các vấn đề như biến đổi
khí hậu, suy giảm tầng ozon, suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài
nguyên rừng, sự gia tăng của các thiên tai, ô nhiễm đất, nước, không khí đã, đang và
sẽ tác động sâu sắc đến đời sống của tất cả mọi người.
Việt Nam là một nước đang trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng
gặp phải những mâu thuẫn trong việc phát triển các lợi ích kinh tế với bảo vệ môi
trường trong qúa trình phát triển. Hiện tại, những vấn đề về môi trường ở nước ta
cũng không nằm ngoài những vấn đề môi trường chung của thế giới. Chính vì vậy
bảo vệ môi trường là việc làm hết sức cấp bách để duy trì và phát triển hệ thống hỗ
trợ sự sống, đảm bảo sự phát triển bền vững; trong đó giáo dục môi trường là chìa
khóa quan trọng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người, đặc biệt là giới
trẻ đối với môi trường.
Để nâng cao sự hiểu biết cũng như có kĩ năng bảo vệ và ý thức xây dựng môi
trường sống trong sạch, lành mạnh, bền vững cho học sinh, Chính phủ đã có đề án
“Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” trong đó
có bậc học mầm non.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi

vì trẻ đang ở trong quá trình phát triển các thái độ, nhận thức và hành vi; trẻ cũng là
thành viên của nhóm dân cư lớn nhất. Và sự thành đạt trong tương lai của trẻ phụ
thuộc nhiều hơn vào phát triển bền vững hiện nay hơn bất kì nhóm nào khác. Giáo dục
8
môi trường giúp trẻ biết sống thân thiện với môi trường ngay từ tấm bé nhằm hình
thành cho trẻ kỹ năng, thói quen tốt bảo vệ môi trường.
Trong chương trình giáo dục mầm non đổi mới hiện nay không có hoạt động giáo
dục bảo vệ môi trường riêng biệt mà lồng ghép trong các hoạt động khác nhau nên gặp
một số khó khăn nhất định và hiệu quả còn hạn chế. Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn
đề tài “Nghiên cứu thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường ở một số trường mầm non
trên địa bàn thành phố Huế” để tìm hiểu rõ hơn việc giáo dục bảo vệ môi trường cho
trẻ từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hơn nữa công tác này ở trường mầm non.
3. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường ở một số trường mầm non
trên địa bàn thành phố Huế; từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng giáo dục môi trường cho trẻ mẫu
giáo ở các trường mầm non: Mầm non I (phường Phú Nhuận), Mầm non II (phường
Thuận Thành), mầm non Xuân Phú (phường Xuân Phú), mầm non Hương Lưu (phường
Vỹ Dạ)
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: sưu tầm, phân tích và tổng hợp các tài liệu
để tìm hiểu cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp điều tra (Phiếu, phỏng vấn trực tiếp): Điều tra bằng phiếu giáo
viên đứng lớp, ban giám hiệu; phụ huynh trẻ và trò chuyện trực tiếp với cô và cháu để
tìm hiểu thực trạng.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của trẻ, giáo viên, trường mầm
non để tìm hiểu thực trạng.

- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phần mềm thống kê SPSS để xử lí số liệu.
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số vấn đề chung về môi trường
1.1.1. Khái niệm môi trường
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và
các yếu tố vật chất nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”.
Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng thể những điều kiện bên
ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể (Lê Văn Khoa, 1995).
Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm
toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu
hình (tập quán, niềm tin…), trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các
tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình.
Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng, môi trường là tất cả những gì bao quanh và có
ảnh hưởng đến một vật thể hay sự kiện nào đó.
Môi trường theo nghĩa gắn với con người và sinh vật “bao gồm các nhân tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Luật BVMT Việt Nam 2005)
1.1.2. Chức năng của môi trường
Với sinh vật nói chung và con người nói riêng, môi trường có những chức năng sau: [11]
- Là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật
- Là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất con người.
- Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người sáng tạo ra trong cuộc sống
và hoạt động sản xuất.
- Lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
1.1.3. Phân loại môi trường
Có nhiều cách phân loại môi trường theo các tiêu chí khác nhau, sau đây là một
vài cách phổ biến: [5]

10
Hình 1.1. Phân loại môi trường
Theo chức năng thì môi trường sống của con người được chia thành các loại:
- Môi trường tự nhiên: gồm các yếu tố tự nhiên như vật lí, hóa học, sinh học tồn tại
ngoài ý muốn của con người (đất, nước,không khí , động thực vật, nấm ,nhiệt, âm
thanh ).
- Môi trường nhân tạo: gồm tất cả những gì con người tạo nên, làm thành tiện
nghi cuộc sống như nhà ở, công viên
- Môi trường xã hội: gồm các quan hệ giữa người với người tạo nên sự thuận lợi
hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng của con người
Như vậy môi trường ở trường mầm non được hiểu bao gồm các yếu tố tự nhiên
như đất, nước, không khí, ánh sáng, cây hoa, cỏ, con vật ; các lớp học, nhà bếp, sân
chơi, bàn ghế, đồ dùng và các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường.
1.1.4. Ô nhiễm môi trường
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là hiện tượng một chất
nào đó có mặt trong môi trường với thành phần và lượng chất có khả năng ngăn cản các
quá trình tự nhiên vận hành một cách bình thường, hoặc làm cho các quá trình này xảy
11
ra theo xu hướng không như mong muốn, gây nên những ảnh hưởng có hại đối với sức
khỏe và sự sinh tồn của con người hoặc của các loài sinh vật khác sinh sống trong môi
trường đó”.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, sự ô nhiễm (hoặc sự nhiễm bẩn) là
việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây
tác hại xấu đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm
chất lượng môi trường.
Theo luật Bảo vệ môi trường 2005: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các
thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng
xấu đến con người, sinh vật”. Ví dụ việc gia tăng hàm lượng bụi, các khí độc trong
không khí gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, đời sống sinh vật hoặc việc thay
đổi nồng độ các hoá chất, vi trùng, tác nhân vật lý trong nước có thể ảnh hưởng tới

đời sống thuỷ sinh, khả năng cấp nước cho cây trồng, cho con người đều được gọi là
ô nhiễm môi trường.
Như vậy, ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần của môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến với con người và
sinh vật.
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Các loại ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước
gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự
thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô
nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước có thể do thiên tai như mưa, bão,
lũ hay do nước thải từ khu dân cư, nhà máy, hoạt động giao thông- vận tải, nông
nghiệp
- Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành
phần không khí, làm cho nó không sạch, bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn,…
12
Thuật ngữ “tác nhân gây ô nhiễm không khí” thường được sử dụng để chỉ các
phần tử bị thải vào không khí do kết quả hoạt động của con người và gây tác hại đến
sức khỏe, gây tổn thất cho thực bì, các HST và các vật liệu khác nhau.
Các tác nhân gây ô nhiễm không khí có thể là thể rắn (bụi, bồ hóng, muội
than), ở dưới hình thức giọt (sương mù sunphat) hay ở thể khí (SO
2
, NO
2
, CO,…).
- Ô nhiễm đất

Bình thường hệ sinh thái đất luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên khi có
mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất thì hệ
sinh thái đất sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm.
Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường đất có thể chia thành 2 loại: Nguồn gốc tự
nhiên như núi lửa, ngập úng, đất mặn do xâm nhập thủy triều, đất bị vùi lấp do cát bay
và nguồn gốc nhân sinh đó là: ảnh hưởng chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp,
giao thông và hoạt động nông nghiệp…
- Ô nhiễm tiếng ồn
Âm thanh được gọi là tiếng ồn khi nó trở nên mạnh và gây khó chịu, đặc biệt khi
nó gây chấn thương sinh lý hoặc tâm thần.
Hầu hết tiếng ồn trong môi truờng có nguồn gốc nhân sinh như sự hoạt đông của
các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không. Ở trong nhà, các loại
máy giặt, máy rửa bát, tivi, video, ghi âm,… cũng là những nguồn gây tiếng ồn.
Tóm lại, sự ô nhiễm môi trường là hậu quả của các hoạt động tự nhiên như hoạt
động núi lửa, thiên tai lũ lụt, bão… hoặc các hoạt động do con người thực hiện trong
công nghiệp, giao thông và trong sinh hoạt.
1.1.5. Bảo vệ môi trường
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến với môi trường, ứng phó sự cố môi trường,
khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng
hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
Như vậy bảo vệ môi trường có thể được hiểu đó là tất cả những việc làm, những
hành động của con người từ những việc nhỏ như bỏ rác đúng nơi quy định, tiết kiệm
tài nguyên trong sinh hoạt cho đến những nghiên cứu khoa học về môi trường để làm
cho môi trường trong lành, không bị ô nhiễm.
13
1.2. Giáo dục môi trường
1.2.1. Khái niệm
Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trường trong Chương trình đào tạo của trường
học do IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada (Mỹ) năm 1970 đã thông qua định nghĩa

về Giáo dục môi trường như sau:
“Giáo dục môi trường là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ khái niệm để xây
dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối tương
quan giữa con người với nền văn hóa và môi trường vật lý xung quanh. Giáo dục môi
trường cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để ra quyết định và tự hình thành quy tắc
ứng xử trước những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường” (IUCN, 1970).
Định nghĩa này cho thấy Giáo dục môi trường đã được xem xét ở góc độ mang tính
hợp lý và gắn kết với phát triển. Vào thời điểm định nghĩa này được phát biểu, người ta
thường chỉ xem xét môi trường và các vấn đề về môi ttrường ở khía cạnh lý sinh.
Thuật ngữ “Giáo dục môi trường” cũng đã được sử dụng trong Hội nghị toàn cầu
lần thứ nhất về Môi trường và con người tại Stokholm năm 1972, nhưng chỉ đến Hội
nghị ở Belgrade, Giáo dục môi trường mới được định nghĩa trên quy mô toàn cầu. Kể
từ đó, cộng đồng quốc tế thừa nhận định nghĩa về Giáo dục môi trường là “quá trình
nhằm phát triển một cộng đồng dân cư có nhận thức rõ ràng và quan tâm đến môi
trường cũng như các vấn đề liên quan, có kiến thức, kỹ năng, động cơ và sẵn sàng làm
việc độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề hiện tại và phòng
chống các vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai”.
Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trường ở Tbilisi (UNESCO - UNEP 1978) cho
rằng: “Giáo dục môi trường không phải là một môn riêng biệt đưa thêm vào chương
trình giáo dục, cũng không phải là một chủ đề nghiên cứu mà là một đường hướng nội
nhập vào trong chương trình đó. Giáo dục môi trường là kết quả của một sự định
hướng và sắp xếp lại những bộ môn khác nhau, những kinh nghiệm khác nhau (khoa
học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hoá nghệ thuật,…) và nó cung cấp một nhận thức
toàn diện về môi trường”.
Dự án VIE/95/041, 1997 định nghĩa: “Giáo dục môi trường là một quá trình
thường xuyên, qua đó con người nhận thức được môi trường của họ và thu được kiến
thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các
14
vấn đề về môi trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ hiện
nay mà không vi phạm khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, 1998:
“Giáo dục môi trường là quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết và quan tâm
trước những vấn đề về môi trường bao gồm kiến thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm và kĩ
năng để tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường
trước mắt cũng như lâu dài”.
Chính sách giáo dục môi trường trong trường phổ thông Việt Nam cũng đã được
nêu rõ “Giáo dục môi trường không phải là một môn học mới, mà phải xuyên suốt quá
trình giáo dục, tạo ra cách nhìn mới đối với các môn học và các vấn đề vốn có”.
Như vậy, Giáo dục môi trường không phải là việc học một lần trong đời mà
học suốt đời. Và phải được tiến hành giáo dục sâu rộng ngay từ tuổi ấu thơ tới tuổi
trưởng thành. Đối với lứa tuổi nhỏ, Giáo dục môi trường có mục đích tạo nên “Con
người giác ngộ về môi trường”. Với lứa tuổi trưởng thành, mục đích này là “Người công
dân có trách nhiệm về môi trường”. Với người đang hoạt động sản xuất, giảng dạy, dịch
vụ, quản lý mục đích này là hình thành “nhà chuyên môn thấu hiểu về môi trường”.
Điều quan trọng là tất cả những định nghĩa khác nhau này đều có một số điểm cơ
bản chung sau:
- Giáo dục môi trường là một quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian ở nhiều
địa điểm khác nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau và bằng những phương
thức khác nhau.
- Giáo dục môi trường nhằm thay đổi hành vi.
- Môi trường học tập là chính môi trường và các vấn đề có trong thực tế.
- Giáo dục môi trường liên quan đến việc giải quyết vấn đề và ra quyết định về
cách sống.
- Trong giáo dục môi trường, việc học phải tập trung vào người học và lấy
hành động làm cơ sở.
Mục tiêu của giáo dục môi trường:
Kiến thức: Giáo dục môi trường cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng những
kiến thức, sự hiểu biết cơ bản về môi trường và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa
con người và môi trường.
15

Nhận thức: Giáo dục môi trường thúc đẩy các cá nhân, cộng đồng tạo dựng nhận
thức và sự nhạy cảm đối với môi trường cũng như các vấn đề môi trường
Thái độ: Giáo dục môi trường khuyến khích các cá nhân, cộng đồng tôn trọng
và quan tâm tới tầm quan trọng của môi trường, khuyến khích họ tham gia tích cực
vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường.
Kỹ năng: Giáo dục môi trường cung cấp các kỹ năng cho việc xác định, dự
đoán, ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường.
Sự tham gia: Giáo dục môi trường cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng cơ
hội tham gia tích cực vào giải quyết các vấn đề môi trường cũng như đưa ra các quyết
định môi trường đúng đắn.
Mục đích cuối cùng của giáo dục môi trường là tiến tới xã hội hoá các vấn đề về
môi trường, nghĩa là đào tạo những công dân có nhận thức, có trách nhiệm về môi
trường và biết sống vì môi trường.
Như vậy giáo dục môi trường cho trẻ mầm non có thể được hiểu: Là quá trình
nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, quan tâm đến các vấn đề
môi trường phù hợp với lứa tuổi được thể hiện qua kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi
của trẻ đối với môi trường xung quanh.
1.2.2. Phương pháp tiếp cận cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường
- Giáo dục về môi trường: Trang bị các kiến thức về môi trường, các thành phần
của nó (đất, nước, không khí, sự đa dạng của động thực vật ) và mối quan hệ giữa
chúng với nhau, sự tác động của con người đối với môi trường. Ở trường mầm non,
các nội dung nay được tích hợp, lồng ghép trong các hoạt động khác nhau.[12]
- Giáo dục trong môi trường: Xem môi trường như một phương tiện để giảng
dạy, học tập, nghiên cứu.
- Giáo dục vì môi trường: Trên cơ sở các kiến thức được trang bị đi tới hình
thành ý thức trách nhiệm, các giá trị nhân cách, đạo đức đúng đắn, thái độ ứng xử tích
cực, xây dựng động cơ và kĩ năng tham gia cải thiện môi trường.
Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non đổi mới, giáo dục môi trường
được thực hiện theo quan điểm lồng ghép, tích hợp ở các mức độ khác nhau:[3]
- Lồng ghép hoàn toàn: Mục tiêu và nội dung giáo dục môi trường trùng với mục

tiêu và nội dung của môn học hay hoạt động cụ thể. Ví dụ: Trong hoạt động chung có
16
mục đích học tập- Làm quen với môi trường xung quanh: Chủ đề: thực vật; động vật
- Lồng ghép từng phần: Một số phần của bài học hay hoạt động cụ thể có mục
tiêu và nội dung phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục môi trường. Ví dụ như:
hoạt động tổ chức bữa ăn cho trẻ.
- Mức độ liên hệ: Một số bài học hay hoạt động cụ thể có nội dung có thể liên hệ
với nội dung giáo dục môi trường. Ví dụ: hoạt động âm nhạc, làm quen với tác phẩm
văn học
1.2.3. Đối tượng giáo dục môi trường
Đối tượng giáo dục môi trường là con người. Bởi vì con người là một thành phần
của môi trường và là chủ thể bảo vệ môi trường. Ý thức, thái độ, hành vi ứng xử với môi
trường là một trong các yếu tố nhân cách của người lao động. Mà chức năng tổng quát
và cao quý nhất của giáo dục là trồng người, rèn luyện nhân cách người lao động. Do
đó, giáo dục môi trường được đưa vào hệ thống giáo dục quốc dân. Ở mỗi cấp học, bậc
học, tuỳ theo khả năng tiếp nhận tri thức và thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường của
học sinh mà lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp.
Đối tượng giáo dục môi trường trong các trường mầm non bao gồm:
- Trẻ em nhà trẻ và mẫu giáo.
- Giáo viên và nhân viên trong nhà trường.
- Ban lãnh đạo nhà trường: để chỉ đạo công tác giáo dục môi trường cho trẻ trong
nhà trường.
- Các bậc phụ huynh: để phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục trẻ.
Trong các đối tượng trên thì trẻ em là đối tượng quan trọng và chủ yếu mà giáo
dục môi trường ở bậc học mầm non hướng tới.
1.3. Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non [1]
Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non gồm có hai phần bao gồm:
Chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục. Lĩnh vực giáo dục được chia theo các lĩnh vực như:
Giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển ngôn
ngữ và giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ. Trong đó nội dung

giáo dục lại được phân chia theo các chủ đề, đó là nội dung hoặc một phần kiến thức
mà trẻ có thể tìm hiểu, khám phá theo nhiều cách khác nhau dưới sự tổ chức hướng
dẫn của giáo viên, diễn ra trong một khoảng thời gian thích hợp. Một chủ đề có thể
17
bao gồm một số chủ đề nhánh. Trong mỗi chủ đề nhánh sẽ có các đề tài cụ thể theo các
lĩnh vực khác nhau để giáo viên lựa chọn. Phạm vi kiến thức và hoạt động của một chủ
đề rất linh hoạt, giúp cho giáo viên có thể lựa chọn nội dung cốt lõi và từ đó mở rộng
thêm tùy vào nhận thức và khả năng của trẻ.
Trong nội dung chăm sóc và nuôi dưỡng gồm có các hoạt động: Tổ chức bữa ăn,
tổ chức ngủ, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và an toàn.
Hình 1.2. Chủ đề giáo dục trẻ ở trường mầm non
18
Khi xác định nội dung giáo dục môi trường cho trẻ mầm non cần phải dựa trên
nội dung các chủ điểm để khai thác được những nội dung có thể giáo dục môi trường
phù hợp.
1.4. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo [16]
Ở trẻ 3-4 tuổi kiểu tư duy trực quan - hành động bắt đầu chuyển sang kiểu tư duy
trực quan - hình tượng. Trẻ đã biết phân biệt được các sự vật hiện tượng bằng các dấu
hiệu rõ nét bên ngoài. Trẻ cũng có thể hiểu được các mối quan hệ và sự phụ thuộc đơn
giản của sự vật và hiện tượng dưới hình thức trực quan hình tượng.
Trẻ 4-5 tuổi đã có khả năng suy luận, so sánh các dấu hiệu giống khác của hai đối
tượng. Trẻ dần có ý thức hơn với hành động và lời nói của mình, biết thực hiện một số
quy định về nề nếp trong các hoạt động và sinh hoạt. Trẻ đã nhận ra vẻ đẹp của thế giới
xung quanh. Tình cảm của trẻ ở độ tuổi này cũng rất mãnh liệt, trẻ thương biểu lộ tình
cảm, gần gũi với những nhân vật trong truyện, các con vật, cỏ cây, đồ vật, đồ chơi.
Trẻ 5-6 tuổi có thể khám phá các mối liên hệ phức tạp bên trong sự vật, hiện
tượng và giữa nó với môi trường. Trẻ có khả năng nhận biết đối tượng một cách toàn diện
nhờ sự phối hợp giữa các giác quan. Trẻ mẫu giáo lớn những yếu tố của tư duy logic đã
xuất hiện, khả năng tổng hợp và khái quát những dấu hiệu bên ngoài của sự vật hiện
tượng của trẻ tương đối tốt.

Tóm lại, nhận thức của trẻ nhỏ vẫn mang nặng tính trực quan cảm tính. Chính vì
vậy trong qúa trình giáo dục môi trường cho trẻ cần xây dựng môi trường hoạt động
thật phong phú, đặc biệt là môi trường tự nhiên, tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được trải
nghiệm, tìm tòi, khám phá. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường việc minh họa bằng các
vật thật, tranh ảnh
Nhà giáo dục Nga vĩ đại K. D Usinxki đã nhấn mạnh sự cần thiết cho trẻ làm
quen với môi trường thiên nhiên, phát triển kĩ năng quan sát các hiện tượng thiên
nhiên ngay từ khi còn nhỏ. Sự tiếp xúc sớm nhất của trẻ với thiên nhiên giúp cho việc
giáo dục quan niệm đúng đắn về môi trường.
1.5. Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non
1.5.1. Nội dung [3]
Trong chương trình mầm non hiện nay, giáo dục môi trường không xây dựng
một nội dung riêng lẻ mà được biên soạn lồng ghép vào các nội dung của chương trình
19
chăm sóc và giáo dục trẻ theo quan điểm đổi mới.
Dựa vào cách phân loại môi trường và khả năng nhận thức của trẻ nhỏ, có thể
chia các nội dung cần giáo dục cho trẻ mầm non thành các lĩnh vực như sau:
Lĩnh vực 1: Con người và môi trường sống
Giáo dục trẻ biết được hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người như:
Nguyên nhân và tác hại của MT ô nhiễm, biết giữ gìn MT sạch và cách tránh những tác hại
do ô nhiễm MT. Sống tiết kiệm, yêu quý đồ dùng đồ chơi, cây con, vệ sinh MT
Lĩnh vực 2: Con người với động vật và thực vật
Trẻ có hiểu biết ban đầu về đặc điểm của cây cối, con vật như: hình dạng, nơi ở,
thức ăn, sinh trưởng, phát triển, lợi ích
Trẻ nhận biết được tác hại của việc chặt phá rừng, giết hại các loại thú; yêu quí và
biết chăm sóc, bảo vệ cây cối và con vật.
Lĩnh vực 3: Con người với thiên nhiên
Giúp trẻ có hiểu biết về các hiện tượng thiên nhiên như: Gió, mưa, nắng và biết
nguyên nhân, tác hại của các hiện tượng tự nhiên bất thường như bão lụt, hạn hán và
cách phòng ngừa.

Lĩnh vực 4: Con người và tài nguyên
Giáo dục trẻ về lợi ích các loại tài nguyên như đất, nước, rừng từ đó biết sử
dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên.
Lĩnh vực 5: Con người và văn hóa xã hội
- Trẻ biết được tên gọi, cách sử dụng, sắp xếp gọn gàng, vệ sinh đồ dùng trong
gia đình, trong trường mầm non.
- Trẻ biết phong tục, lối sống của một số dân tộc, ảnh hưởng của văn hóa đối với
môi trường thiên nhiên và cuộc sống con người.
- Trẻ biết gọi tên một số địa danh nổi tiếng, danh lam thắng cảnh, biết giữ gìn và
bảo vệ danh lam thắng cảnh.
- Trẻ biết tên gọi các phương tiện giao thông, hiểu được các phương tiện giao
thông gây ô nhiễm như thế nào, con người cần làm gì để giảm ô nhiễm môi trường.
1.5.2. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ [1]
- Nhóm phương pháp thực hành- trải nghiệm như: dùng trò chơi, thao tác với
đồ vật, nêu tình huống có vấn đề, luyện tập.
20
- Nhóm phương pháp trực quan- minh họa: cho trẻ tiếp xúc với vật thật, tranh
ảnh, sơ đồ, mô hình, hành động mẫu
- Nhóm phương pháp dùng lời: Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ ( trò
chuyện, kể chuyện, giải thích, đọc thơ
- Nhóm phương pháp nêu gương đánh giá, khích lệ trẻ.
1.5.3. Hình thức tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi [8]
Việc chuyển tải các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đến trẻ có thể thực hiện
dưới các hình thức sau:
- Thông qua các hoạt động chung có mục đích học tập có sự hướng dẫn trực tiếp
của giáo viên trong các tiết học như: Làm quen với môi trường xung quanh (MTXQ),
Làm quen với tác phẩm văn học, Tạo hình, Âm nhạc
- Thông qua hoạt động vui chơi ở các góc, vui chơi ngoài trời
- Thông qua hoạt động tham quan, dã ngoại.
- Thông qua hoạt động lao động ở góc thiên nhiên

- Thông qua sinh hoạt hàng ngày của trẻ như vệ sinh cơ thể, ăn ngủ
- Thông qua các hội thi văn nghệ, vẽ tranh chào mừng.
1.5.4. Các phương tiện và các thiết bị cơ bản
- Môi trường hoạt động của trẻ: lớp học, các phòng chức năng, khuôn viên
trường, góc thiên nhiên
- Đồ dùng, đồ chơi: Những thứ từ thiên nhiên (như các loại hạt, lá cây, đá và vỏ
sò…), từ những vật liệu tái chế (chai lọ, lõi cuốn giấy toilet, hộp cartôn, hộp đựng
phim chụp ảnh ) hay phương tiện khoa học như kính hiển vi, gương, ống nhòm…
- Các tài liệu: như sách, tranh, ảnh, bài hát, kịch về giáo dục môi trường. Ví dụ
như thơ: Bác quét rác, bé ngoan, ghi nhớ, thư của bé. Tranh minh hoạ: Về nhà của một
số con vật, về nơi sinh sống của một số loài cây, về các nguồn gây ô nhiễm không khí.
1.6. Nội dung xây dựng môi trường xanh sạch đẹp [4]
Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong đó có nội dung xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn bao gồm:
- Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp
hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh.
21
- Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên.
- Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ
gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công
trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.
22
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1. Một số vấn đề chung về các trường mầm non
Bảng 1.2. Thông tin chung về trường mầm non
Mầm non I Mầm non II Xuân Phú Hương Lưu
Năm thành lập 1976 2009 2003 1997

Địa điểm
Đường Đống Đa,
trung tâm thành
phố Huế.
Đường Đinh Tiên
Hoàng, phía bờ
nam thành phố,
cơ sở 2: 30
Nguyễn Biểu
Đường Dương
Văn An, phường
Xuân Phú
Khu quy hoạch
phía Nam Vỹ Dạ,
14 Lâm Hoằng
Thành phố Huế.
Quy mô
- 15 phòng học có
công trình vệ sinh
khép kín;
- 04 phòng giáo dục
năng khiếu - 01 thư
viện đồ chơi; 01
phòng vi tính;1 bể
bơi; 1 bếp ăn; 06
phòng làm việc;1 hội
trường.
- 14 phòng học
có công trình vệ
sinh khép kín;

- 01 thư viện đồ
chơi; 01 phòng
vi tính; 1 bếp ăn;
03 phòng làm
việc;1 hội
trường.
- 10 phòng học
- Nhà bếp,
phòng y tế
- 9 phòng học
- 3 phòng chức
năng (nhà bếp, 1
phòng Hiệu
trưởng, 1 phòng
kế toán, 1 phòng
học vui
Kidsmart).
Đội ngũ
-22 cô có trình độ
đại học sư phạm
mầm non và các đại
học khác.
- 22 cô có trình độ
cao đẳng sư phạm
Mầm non.
- 1 cô có trình độ
trung cấp mầm
non
27 cô có trình độ
đại học sư phạm

mầm non và các
đại học khác.
- 21 cô có trình
độ cao đẳng sư
phạm Mầm non.
- 4 cô có trình
độ trung cấp
mầm non
-09 cô có trình
độ đại học sư
phạm mầm non
và các đại học
khác.
- 07 cô có trình
độ cao đẳng sư
phạm Mầm non.
-06 cô có trình
độ trung cấp
mầm non
- 13 cô có trình
độ đại học sư
phạm mầm non
và các đại học
khác.
- 02 cô có trình
độ cao đẳng sư
phạm Mầm non.
- 02cô có trình độ
trung cấp mầm
non

Số lớp- cháu
Mẫu giáo lớn: 4
lớp, mẫu giáo nhỡ:
4 lớp, mẫu giáo bé:
5 lớp, nhà trẻ: 2
lớp. Tổng số cháu:
661
Mẫu giáo lớn: 4
lớp, mẫu giáo
nhỡ: 4 lớp, mẫu
giáo bé: 4 lớp,
nhà trẻ: 2 lớp.
Tổng số cháu:
700
Mẫu giáo lớn: 3
lớp, mẫu giáo
nhỡ: 2 lớp, mẫu
giáo bé: 2 lớp,
nhà trẻ: 3 lớp.
Tổng số cháu:
290
Mẫu giáo lớn: 3
lớp, mẫu giáo
nhỡ: 2 lớp, mẫu
giáo bé: 2 lớp,
nhà trẻ: 1 lớp.
Tổng số cháu:
290
2.2. Thực trạng
23

Chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu các giáo viên và cán bộ quản lí với số
lượng như sau:
Bảng 2.2. Số lượng cán bộ, giáo viên điều tra
Trường Giáo viên Cán bộ quản lí
Mầm non I 38 03
Mầm non II 35 03
Hương Lưu 13 02
Xuân Phú 14 02
Tổng 100 10
2.2.1. Thực trạng xây dựng môi trường “xanh - sạch - đẹp”
Với quan điểm xem môi trường như là một phương tiện, một “phòng thí nghiệm
thu nhỏ” để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ nên chúng tôi đã tiến hành điều tra về
thực trạng này ở các trường mầm non.
2.1.1.1. Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lí
Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lí về việc xây dựng
môi trường xanh - sạch - đẹp
TT Mức độ quan trọng Số lượng %
01 Không quan trọng 0 0
02 Bình thường 0 0
03 Quan trọng 22 20
04 Rất quan trọng 88 80
Tổng 110 100
Qua kết quả phiếu điều tra thì 100% giáo viên và cán bộ quản lí đều cho rằng xây
dựng môi trường xanh - sạch - đẹp là rất quan trọng và quan trọng. Ý kiến chung cũng
cho rằng xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp sẽ tạo ra môi trường trong lành, làm
đẹp cho khung cảnh sư phạm, tạo không gian vui chơi cho trẻ. Đó cũng là nơi trẻ học
tập bảo vệ môi trường và tạo cho trẻ hứng thú muốn đi học, muốn đến trường mầm
non. Như vậy có thể nói nhận thức chung của đội ngũ cán bộ giáo viên ở các trường
24
mầm non về vấn đề này rất tốt. Điều này sẽ giúp cho việc thực hiện các nội dung xây

dựng môi trường xanh - sạch - đẹp được thuận lợi hơn. Và xây dựng môi trường xây
dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp là một trong những nội dung trong phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chỉ thị
Số: 40/2008/CT-BGDĐT, 22/7/2008) đang được các trường triển khai tích cực.
2.1.1.2. Quy hoạch xây dựng trường
Bảng 2.4. Diện tích của các trường mầm non (m
2
)
Mầm non
I
Mầm non
II
Hương
Lưu
Xuân
Phú
Tổng
Tổng diện tích trường 5547 2851 2500 2156
Vườn trường 2115 699 350 200 3364
Diện tích phòng sinh hoạt chung 750 876 480 385 2491
Diện tích sân chơi 1070 699 850 935 4554
Qua kết quả ở bảng 2.4 cùng với quan sát tại các trường chúng tôi nhận thấy ở tất
cả các trường đều có những đặc điểm như:
- Khuôn viên trường có tường, hàng rào bảo vệ. Các trường rất chú ý đến việc trang
trí tường rào, đặc biệt là trường Mầm non I và Mầm non II. Vì ngoài chức năng bảo vệ thì
nó còn tô đẹp cho khung cảnh của trường và là một phương tiện để giáo dục trẻ.
- Có đủ phòng sinh hoạt chung cho học sinh, Mầm non I 100% kiên cố, Mầm non
II đa phần kiên cố (ngoại trừ cơ sở 2), mầm non Xuân Phú cơ sở mới hoàn toàn kiên
cố, mầm non Hương Lưu một phần kiên cố còn lại một phần của Hưong Lưu và cơ sở
cũ của Xuân Phú là bán kiên cố. Trường lớp sạch sẽ, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa

nóng và ấm áp về mùa lạnh, bàn ghế phù hợp lứa tuổi. Đồ dùng, đồ chơi sắp xếp theo
chủ đề giáo dục, có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp với độ tuổi.
Tổng diện tích phòng sinh hoạt chung của các trường là 2491m
2
, trung bình mỗi
cháu là 1.286m
2
, không có sự khác nhau rõ rệt giữa các trường. Như vậy diện tích
phòng học/cháu còn thấp hơn so với tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia (1.5 - 1.8 m
2
/cháu), ngoại trừ trường Hương Lưu (1.656m
2
/cháu).
- Vườn trường có cây xanh bóng mát, hoa và cây cảnh chăm sóc thường xuyên.
Trong đó trường mầm non I và Mầm non II có rất nhiều cây cảnh, riêng trường Mầm
non II có xây dựng một vườn cổ tích trong đó bố trí hệ thống cây cảnh, hoa gắn liền
25

×