Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Câu hỏi luật Thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.08 KB, 38 trang )

Câu 1. Khái niệm, đặc điểm thương nhân? Thương nhân thực hiện hành vi
thương mại hay hành vi kinh doanh? Giải thích
-Ở Việt Nam khái niệm thương nhân được quy định tại khoản 1 điều 6 Luật
thương mại 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng
kí kinh doanh
- Đặc điểm:
+ Thương nhân phải thực hiện hành vi TM
+ Thương nhân thực hiện hành vi TM dộc lập, lấy danh nghĩa chính mình và lợi
ích của chính mình
+Thương nhân phải có năng lực hành vi TM
+ Thương nhân phải có đăng kí KD
-Thương nhân thực hiện hành vi TM. Vì hành vi thương mại và thương nhân có
mối quan hệ logic với nhau thể hiện trong Luật thương mại năm 1997 hay chính
trong khoản 1 điều 6 Luật thương mại năm 2005. Như vậy, thương nhân là chủ
thể thực hiện hành vi thương mại. Muốn xem một chủ thể có phải là thương
nhân hay không thì phải xem chủ thể đó có thực hiện hành vi thương mại hay
không? Đây được coi là một đặc điểm không thể tách rời của thương nhân và
cũng là tiêu chí để phân biệt thương nhân với các chủ thể khác.Không chỉ ở Việt
Nam mà các nước trên thế giới cũng đều lấy dấu hiệu “thực hiện hành vi thương
mại” làm tiêu chí để xác định khái niệm thương nhân.
Câu 2:Nêu các loại dịch vụ xúc tiến thương mại? So sánh dịch vụ trưng bày
giới thiệu sản phẩm với hội chợ, triển lãm
 Xúc tiến thương mại là hoạt động của thương nhân nhằm kính thích và
mở rộng nhu cầu trao đổi hàng hóa.
 Các loại dịch vụ xúc tiến thương mại:
+ Khuyến mại
+ Quảng cáo
+ Trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
+ Hội chợ, triển lãm TM
 So sánh dịch vụ trưng bày , giới thiệu sản phẩm với hội chợ , tiển lãm




*Khái niệm
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm: là hoạt động xúc tiến thương mại của
thương nhân dùng hàng hóa, dịch vụ và tài liệu về hàng hóa dịch vụ để
giới thiệu với khách hàng về hàng hóa dịch vụ đó.
Hội chợ, triển lãm thương mại: là hoạt động xúc tiến TM của thương nhân
tập trung trong một thời gian và không gian nhất định để thương nhân
trưng bày, giới thiệu hh-dv , tài liệu về hh-dv nhằm mục đích thúc đẩy ,
tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hh-dv
*Giống nhau:
Xét về bản chất thì DV trưng bày giới thiệ sản phẩm và Hội trợ triển lãm đều là
hoạt động xúc tiến TM, đều có mục đích là quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm
hh ra thị trường
*Khác nhau:
Tiêu chí Dịch vụ trưng bày giới thiệu Hội trợ triển lãm
sản phẩm
Chủ thể

Chủ thể của DV trưng bày giới Hội chợ TM chỉ có thể thực hiện
thiệu sản phẩm là thương nhân được khi có sự tham gia đồng
thời của nhiều thương nhân ở
cùng 1 thời điểm và địa điểm
nhất định

Cách
thức
tiến
hành


Dùng hh-dv và các tài liệu kèm Thương nhân có thể trực tiếp tổ
theo để giới thiệu về hh-dv
chức hoặc thông qua hợp đồng
dịch vụ tổ chức hội trợ triển lãm
+Hội trợ triển lãm ở VN: đăng
kí với tỉnh thành phố nơi tổ chức
+Hội trợ triển lãm ở nước ngoài:
đăng kí với Bộ thương mại

Các
hình
thức
trưng
bày hh

-Mở phòng trưng bày giới thiệu Trưng bày trực tiếp tại nơi tổ
hh-dv
chức hội trợ
-Trưng bày hh-dv tại các trung
tâm TM hoặc trong các hoạt
động giải trí , thể thao, văn hóa,
nghệ thuật,..
-Tổ chức hội nghị hội thảo có
trưng bày giới thiệu hh-dv


-Trưng bày hh-dv trên Internet
và các hình thức khác theo quy
định của pháp luật
Mục

đích

Giới thiệu các thông tin về hh, Có thể quy tụ được bạn hàng,
từ đó kích thích nhu cầu mua trưng bày giới thiệu sản phẩm
sắm, xúc tiến cơ hội bán hàng
của DN, giới thiệu được công
dụng chức năng của sản phẩm
trực tiếp tới KH một cách hiệu
quả và giảm thiểu các yếu tố
“nhiễu” , thu được thông tin
phản hồi trực tiếp từ KH, khả
năng tiếp xúc được KH tương
lai, thu được các thông tin về
đối thủ cạnh tranh qua đó đánh
giá được khả năng của đối thủ,
tranh thủ sự tài trợ và ủng hộ
của các tổ chức quốc tế, chính
phủ,…

Câu 3:So sánh công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên
CTCP là DN trong đó vốn điều lệ được phân chia thành nhiều phần bằng nhau
được gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần là thành viên của công ty và chỉ chịu
trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở
hữu.
CTTNHH là loại hình công ty gồm không quá 50 thành viên góp vốn thành lập
và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản cá nhân của mình.
 Giống nhau:
- Đều là loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005.
- Có tư cách pháp nhân.

- Do nhiều chủ đầu tư góp vốn (công ty nhiều chủ sở hữu).
- Trách nhiệm tài sản của thành viên công ty là trách nhiệm hữu hạn (chỉ chịu
trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của công ty trong phạm vi số vốn đã
góp hoặc cam kết góp vào công ty).
 Khác nhau:
Tiêu chí CTCP
Huy
động
vốn

Được phát hành cổ phiếu để
huy động vốn

CTTNHH 2 thành viên trở
lên
Không được phát hành cổ
phiếu để huy động vốn


Chuyển
nhượng
vốn

Được tự do chuyển nhượng
vốn theo quy định của pháp
luật

Tổ chức
quản lí


Cơ cấu tổ chức phức tạp gồm:
- Đại hội đồng cổ đông
- Hội đồng quản trị
- Giám đốc hoặc tổng
giám đốc
- CTCP có trên 11 cổ
đông phải có ban kiểm
soát gồm từ 3 đến 5
thành viên

Quy định chặt chẽ hơn phải
chào bán cho thành viên công
ty trước. Trong thời hạn 30
ngày nếu thành viên trong
công ty không mua hoặc mua
không hết, lúc này mới được
chuyển nhượng cho người
ngoài công ty.
Cơ cấu tổ chức đơn giản hơn
gồm:
- Hội đồng thành viên
- Chủ tịch hội đồng
thành viên
- Giám đốc hoặc tổng
giám đôc
- CTTNHH trên 11
thành viên phải có ban
kiểm soát

Câu 4:Khuyến mại là gì? Các hình thức khuyến mại? Cho ví dụ?

 Theo Điều 89 Luật thương mại:” Khuyến mại là hoạt động xúc tiến
thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định
 Các hình thức khuyến mại:
+ Hàng mẫu
+ Quà tặng
+ Giảm giá
+ Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng, phiếu
dự thi
+ Tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng
 Ví dụ:
+ Hàng mẫu. VD: Mùa hè, phát mẫu dùng thử kem chống nắng ở quầy
thu ngân
+ Quà tặng. VD: Mua một chai sữa tắm lớn được tặng kèm một chai sữa
tắm nhỏ
+ Giảm giá. VD: Nước mắm còn tồn kho nhiều, giảm giá để bán hàng đi
+ Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng, phiếu
dự thi. VD: Khách hàng mua kem đánh răng được tặng phiếu mua bàn
chải đánh răng.
+ Tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng. VD : Canifa tổ chức show
diễn thời trang để khách hành chú í hơn đến sản phẩm của họ
Câu 5:So sánh chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh
trong công ty hợp danh
Theo Điều 99 Luật DN định nghĩa : DN tư nhân là DN do một cá nhân làm chủ


và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ TS của mình về mọi hoạt động của DN.
Công ty hợp danh là loại hình DN trong đó:
- Phỉa có ít nhất 2 thành viên là chủ sở huux chung của công ty, cùng nhau
KD dưới 1 tên chung( gọi là công ty hợp danh), ngoài các thành viên hợp

danh có thể có thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ TS
của mình về các nghãi vụ của công ty
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
 Giống nhau
-Loại hình doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn.
-Không đc phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.
 *Khác nhau
Doanh nghiệp tư nhân
Công tư hợp danh
Bản chất

Doanh nghiệp một chủ

Công ty đối nhân, giữa
các thể nhân hay pháp
nhân, thường là quen biết
mật thiết với nhau

Thành viên

Một thành viên, là cá
nhân

Có 2 lọa thành viên:
thành viên hợp danh và
thành viên góp
vốn.Thành viên hợp danh
phải là cá nhân, có trình

độ chuyên môn và uy tín
nghề nghiệp.

Tư cách pháp nhân

KO có



Giới hạn trách nhiệm

Chủ doanh nghiệp tự
chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình
về mọi hđộng của DN.

Thành viên hợp danh
phải chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của
mình và các nghĩa vụ của
công ty.Thành viên góp
vốn chỉ chịu trách
nhhiệm về các khoản nợ
của công ty trong phạm
vi đã góp vào cty.

Hồ sơ thành lập

Đơn đăng ký kinh doanh


Đơn đăng kí kinh
doanh,Đièu lệ công
ty,Danh sách thành viên
hợp danh.


Huy động vốn

Chủ doanh nghiệp tư
nhân có quyền tăng
,giảm vốn đầu tư của
mình trong qtrình hđộng

Chỉ có thể tăng số vốn
góp của các thành viên
sáng lập hoặc bổ sung
thành viên mới.

Cơ cấu tổ chức, quản lý

Chủ doanh nghiệp tư
nhân có toàn quyền
quyết định, có thể thuê
người khác quản lý
doanh nghiệp, nhưng vẫn
phải chịu trách nhiệm về
mọi hđộng kinh doanh
của doanh nghiệp

Các thành viên hợp danh

có quyền ngang nhau khi
quyết định các vấn đề
quản lý cty.Cơ cấu tổ
chức quản lý công ty hợp
danh do các thành viên
hợp danh thỏa thuận
trong Điều lệ công ty

Câu 6:Các loại dịch vụ trung gian thương mại? So sánh dịch vụ đại diện
cho thương nhân và môi giới trong thương mại?
* Các loại dịch vụ trung gian TM
- Đại diện cho thương nhân
- Môi giới TM
- Ủy thác mua bán hàng hóa
- Đại lí TM
* So sánh:
Theo quy định của Điều 141 Luật TM:” Đại diện cho thương nhân là việc 1
thương nhân nhận ủy quyền của một thương nhân khác để thực hiện các hoạt
động TM với danh nghĩa theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù
lao cho việc đại diện”
Theo điều 150 Luật TM năm 2005:”Môi giới trong thương mại là hoạt động
thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian cho các bên mua bán hàng
hóa cung ứng dịc vụ trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hh-dv và
được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới
 Giống nhau:đều cần tìm một thuownng nhân khác làm trung
gian
 Khác nhau:

Tiêu chí


Chủ thể

Đại diện cho thương nhân

Môi giới thương mại

Bên môi giới là thương
Bên đại diện và bên giao đạinhân nhưng bên được môi
diện đều phải là thương nhân giới không nhất thiết phải là
thương nhân


Điều 142 Luật thương mại
2005 quy định:
+ Hợp đồng đại diện cho
Hình thức
Không quy định hình thức
thương nhân phải được lập
hợp đồng thành văn bản hoặc bằng hìnhhợp đồng
thức khác có giá trị pháp lý
tương đương.
Các bên có thể thoả thuận về
việc bên đại diện được thực
hiện một phần hoặc toàn bộCác hoạt động môi giới có
Phạm vi
hoạt động thương mại thuộcthể kiếm lợi nhuận
phạm vi hoạt động của bên
giao đại diện.
+ Bên đại diện được hưởng thù
lao đối với hợp đồng được giao+ Quyền hưởng thù lao môi

kết trong phạm vi đại diện.
giới phát sinh từ thời điểm
+ Quyền được hưởng thù lao
Thù lao
phát sinh từ thời điểm do cáccác bên được môi giới đã ký
bên thoả thuận trong hợp đồnghợp đồng với nhau
đại diện
Môi giới để các bên tiếp
Bản chất
Hợp đồng ủy quyền
xúc, hiểu biết lẫn nhau.

Câu 7:So sánh việc góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên và công ty cổ phần?
*Khái niệm
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình công ty gồm không quá
50 thành viên góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản
nợ của công ty bằng tài sản của mình.
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công
ty đc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi
là cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị
cổ phần mà họ sở hữu.
*Giống nhau: đều là vốn góp trong công ty.
* Khác nhau
+Vốn góp trong công ty TNHH
-Công ty TNHH huy động vốn của các thành viên theo nguyên tắc: góp
vốn 1 lần , góp ngay, góp đủ
-Công ty TNHH huy động vốn của thành viên bằng tiền vàng hoặc tài sản,
số tiền vàng đưa vào công ty phải tiến hành đúng.
-Công ty có thể huy động vốn bằng cách tăng phần vốn góp của thành



viên(góp thêm hoặc kết nạp thêm thành viên)
-Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, có
quyền chuyển nhượng cho người ko phải thành viên nếu các thành viên trong
công ty ko mua hoặc ko mua hết.
-Nếu 1 thành viên bị chết, mất tích , bi truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
mất năng lực hành vi dân sự thì phải áp dụng các chế đinh của luật dân sự về
thừa kế, giám hộ…đề đảm bảo quyền của các thành viên đó về phần vốn góp.
+Vốn góp trong CTCP:
-CTCP huy động vốn từng đợt theo phương thức phát hành cổ phiếu và
trái phiếu của công ty theo quy định của pháp luật.
-Việc mua cổ phần trái phiếu có thể mua bằng tiền , vàng , ngoại tệ do
chuyển đổi giá trị sử dụng đất, giá trị sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ
thuật, các tài liệu khác ghi trong điều lệ công ty phải thanh toán ngay 1 lần
Theo điều 52 :các loại cổ phần thì
-công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông.Người sở hữu cổ phần phổ
thông gọi là cổ đông phổ thông.
-CTCP phải có cổ phần ưu đãi.Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ
đông ưu đãi.Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau:
.Cổ phần ưu đãi biểu quyết
.CPƯĐ cổ tức
.CPƯĐ hoàn lại
.CPƯĐ khác do điều lệ công ty quy định.
Chỉ có tổ chức đc chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập đc quyền nắm
giữu cổ phần ưu đâĩ biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 3
năm, kể từ ngày công ty đc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Sau thời
hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ
phần phổ thông.
Câu 8:Các loại dịch vụ trung gian thương mại? So sánh dịch vụ đại lý mua

bán hàng hóa và dịch vụ ủy thác mua bán hàng hóa?
* Các loại dịch vụ trung gian TM
- Đại diện cho thương nhân
- Môi giới TM
- Ủy thác mua bán hàng hóa
- Đại lí TM
* So sánh:
Theo Điều 166 Luật TM:” Đại lí TM là hoạt động thương mại, theo đó bên gioa
đại lí và bên đại lí thỏa thuận việc bên đại lí nhân danh chính minhg mua, bán
hàng hóa cho bên giao đại lí, hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lí cho
khách hàng để hưởng thù lao”


Theo Điều 155 LTM năm 2005:” Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động TM
theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của
mình theo những điều kiện đã thảo thuận với bên ủy thác và nhận thù lao ủy
thác.
- Giống nhau:
Xét về bản chất, cả hai loại đều là loại hợp đồng dịch vụ, vì vậy đối tượng
hướng đến giữa các bên khi giao kết là thực hiện một công việc. Vì vậy cho dù
có sự xuất hiện của hàng hóa thì ở đây nó cũng không phải là đối tượng của hợp
đồng mà chỉ là đối tượng trong hợp đồng mua bán giữa bên nhận giao kết và bên
thứ ba.
- Cả hai loại giao dịch trên đều là loại hình dịch vụ trung gian thương mại, trong
đó bên nhận dịch vụ sẽ thực hiện công việc thay cho bên giao kết để hưởng thù
lao. Do vậy quyền sở hữu hàng hóa hay các quyền sở hữu khác vẫn thuộc về bên
thuê dịch vụ, bên nhận dịch vụ chỉ thay mặt để giao dịch với bên thứ ba. Tuy
nhiên, khác với loại hình đại diện thương nhân, mà bên nhận dịch vụ sẽ nhân
danh bên thuê dịch vụ để thực hiện các công việc, cũng như với loại hình môi
giới thương mại, mà bên nhận dịch vụ hoàn toàn không tham gia vào quá trình

ký kết hợp đồng giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba, trong cả ủy thác mua bán
hàng hóa và đại lý thương mại thì bên nhận dịch vụ đều nhân danh chính mình
để thực hiện công việc. Trong cả ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương
mại, bên nhận dịch vụ có thể giao kết dịch vụ trung gian của mình với nhiều bên
thuê dịch vụ, trừ trường hợp cụ thể mà pháp luật không cho phép.
- Chủ thể nhận giao kết trong cả hai loại đều phải là thương nhân và có tư cách
pháp lý độc lập với bên giao kết và bên thứ ba theo quy định của điều 6 Luật
Thương mại. Hơn nữa, trong cả ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại
đều có sự mua bán hàng hóa nên bên nhận dịch vụ còn phải là thương nhân được
phép của Nhà nước kinh doanh các mặt hàng đó.
- Về mặt hình thức, cả ủy thác mua bán hàng hóa lẫn đại lý thương mại đều phải
được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương
đương.
-Khác nhau:
+Chủ thể hoạt động của đại lí thương mại là 2 thương nhân còn của Ủy thác
mua bán hàng hóa thì có thể bên ủy thác không phải là thương nhân.
+ Phạm vi hoạt động của đại lí rộng hơn trong khi Ủy thác chỉ giới hạn trong
mua bán hàng hóa.
+ Bên đại lí dộc lập tìm kiếm bên mua bán hàng còn bên Ủy thác làm theo chỉ
dẫn của bên ủy thác.


+ Quan hệ ủy thác thường mang tính đơn lẻ, vụ việc, còn quan hệ đại lí thường
gắn bó lâu dài.

Câu 9:So sánh chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Theo Điều 99 Luật DN định nghĩa : DN tư nhân là DN do một cá nhân làm chủ
và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ TS của mình về mọi hoạt động của DN.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:là DN do một cá nhân hoặc một tổ

chức làm chủ sở hữu(sau đây gọi là chủ sở hữu công ty) chủ sở hữu công ty chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và ngjiax vụ TS khác của công ty trong phạm vi
vốn điều lệ.
So sánh chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên
Giống:Số lượng CSH đều là 1
Khác
Tiêu
CSH của DNTN
CSH của CTTNHH một thành
chí
viên:
CSH
Một cá nhân
Một tổ chức hoặc một ccá nhân
Ràng DNTN bắt buộc CSH chỉ có thể . Một nhà đầu tư cá nhân làm
buộc
là một cá nhân mà thôi. Mỗi cá thành viên góp vốn để thành lập
nhân chỉ được quyền thành lập
một hoặc nhiều công ty TNHH
một DNTN
Hình
Vốn đầu tư của CSH DNTN do
Tách biệt TS của CSH và TS
thức
chủ DNTN đăng kí
của công ty
Trách CSH DNTN chịu trách nhiệm vô CSH công ty chịu trách nhiệm
nhiệm hạn về các khoản nợ trong KD
về các khoản nợ và nghĩa vụ TS

của DN
khác của công ty trong phạm vi
- Phải chịu trách nhiệm về mọi
Vốn diều lệ
hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Quyền CSH DNTN có toàn quyền quyết Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng
hạn
định đối với tất cả hoạt động
thành viên quyết định hoạt động
kinh doanh của DN
kinh doanh của công ty
CSH công ty có quyền chuyển
nhượng toàn bộ hoặc một phần
Vốn điều lệ của công ty cho tổ
chức, cá nhận khác
Câu 10:Khái niệm, đặc điểm phá sản? Trình bày thủ tục thanh lý tài sản
của doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản.
 Theo Điều 3 Luật phá sản năm 2004:” DN, hợp tác xã không có khả năng
thánh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là
lâm vào tình trạng phá sản”


 Đặc điểm phá sản:
+Phá sản là một thủ tục thanh toán nợ đặc biệt khi con nợ lâm vào tình
trạng phá sản
+Thanh toán theo danh sách chủ nợ. Tất cả các chủ nợ( đến hạn và chưa
đến hạn)
+Thanh toán nợ trong phá sản là thanh toán trên cơ sở giá trị còn lại của
doanh nghiệp

+Thanh toán nợ không chỉ bình đẳng mà còn dân chủ
+Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp và thường áp dụng chế tài đối với
chủ doanh nghiệp ( cấm KD 1 -3 năm)
 Thủ tục thanh lí tài sản của DN khi lâm vào tình trạng phá sản:
• Căn cứ áp dụng thủ tục thanh lí TS, các khoản nợ:
Điều 78: Quyết định mở thủ tục thanh lí TS trong các trường hợp
đặc biệt
Trường hợp DN hoạt động KD bị thua lỗ đã được nhà nước áp
dụng biệp pháp đặc biệt để phuc hồi hoạt đôngk KD nhưng không
phục hồi đc và k thanh toán đc các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có
yêu cầu thì Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lí TS của DN
mà k cần ơhair triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng
thủ tục phục hồi
Điều 79: Quyết định mở thủ tục thanh lí TS khi Hội nghị chủ nợ k
thành
Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lí TS khi Hội nghị chủ
nợ k thành trong các trường hợp sau:
1. Chủ DN hoặc đại diện hợp pháp của DN , hợp tác xã k tham gia
Hội nghị chủ nợ mà k có lí do chính đáng hoặc sau khi Hội nghị
chủ nợ đã đc hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 và Điều 14
của Luật này.
2. K đủ số chủ nợ quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này tham
gia Hội nghị chủ nợ sau kho Hội nghị chủ nợ đã đc hoãn 1 lần
nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc trường
hợp quy định tại Điều 15,16,1 và Điều 14 của Luật này.
Điêu 80: Quyết định mở thủ tục thanh lí TS sau khi có Nghị quyết
của Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất
Sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng í
với dự kieenz các giải pháp tổ chức lại hoạt động KD, kế hoạch

thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu DN, hợp tác xã phải xây
dựng phương án phục hồi hoạt động KD, nếu có một trong các
trường hợp sau đây thì Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lí TS
của DN, hợp tác xã:
1. DN, hợp tác xã k xây dựng đc phương án phục hồi hoạt động
KD của DN trong thời hanjquy định tại khoản 1 Điều 68 luật
này.
2. Hội nghị chủ nợ k thông qua phương án phục hồi hoạt dộng KD


-

-



của DN, hợp tác xã
3. DN, hợp tác xã thực hiện k đúng hoặc k thực hiện đc phương án
phục hồi hoạt dộng KD, trừ trường hợp các bên liên quan có
thỏa thuận khác
• TS DN , hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
Điều 33: Xác định nghĩa vụ về TS
Nghĩa vụ về TS của DN , hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
được xác định bằng:
1. Các yêu cầu đòi DN, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về TS đc
xác lập trước khi Tòa án thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
mà nghĩa vụ này k có đảm bảo.
2. Các yêu cầu đòi DN, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về TS có
đảm bao xác lập trước khi Tòa án thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản nhưng quyền ưu tiên thanh toán đã bị hủy bỏ.

• Thứ tự phân chia TS
• Điều 37: Thứ tự phân chia TS
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lí đối
với DN, hợp tác xã thì việc phân chia giá trị TS của DN, hợp
tác xã theo thứ tự sau:
Phí phá sản
Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp
đồng lao động đã được kí kết.
Các khoản nợ k có đảm bảo phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ
nợ theo nguyên tác nếu giá trị TS đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi
chủ nợ đều đc thanh toán đủ số nợ của mình, nếu giá trị TS k đủ thanh
toán các khaonr nợ thì mỗi chủ nợ chỉ đc thanh toán một phần khoản nợ
của mình theo tỉ lệ tương ứng.
2. Trường hợp giá trị TS của DN , hợp tác xã sau khi thanh toán
đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì
phần còn lại này thuộc về
Xã viên hợp tác xã
Chủ DN tư nhân
Các thành viên của công ty, các cổ đông của công ty cổ phần
Chủ sở hữu DNNN
3. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phục hồi hoạt
động KD đối với DN, hợp tác xã thì việc thanh toán đc thực
hiện theo thứ tự quy định tại Khoản 1 Điều này trừ trường hợp
các bên có thảo thuận khác
Đình chỉ thủ tục thanh lí TS, các khoản nợ
Điều 85: Đình chỉ thủ tục thanh lí TS
Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lí TS trong các trường
hợp sau:
1. DN, hợp tác xã k còn TS để thực hiện phương án chia TS



2. Phương án phân chia TS đã đc thực hiện xong.

Câu 11: So sánh CTCP và hợp tác xã ?
*Khái niệm:
+CTCP là 1 thể chế kinh doanh 1 loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn
tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông.Trong công ty cổ phần,số vốn
điều lệ của công ty đc chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần.Các cá
nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần đc gọi là cổ đông.
+Hợp tác xã: HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu có tư cách pháp
nhân do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo viêc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung
của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ
trong quản lý HTX.
*Giống nhau:
+Các thủ tục tổ chức lại, giải thể và phá sản của CTCP và HTX
+Đều là tổ chức ktế có tư cách pháp nhân và có sự bình đẳng như nhau
trước pháp luật
+Hồ sơ đăng kí kinh doanh
+Thành viên của HTX và CTCP có thể là tổ chức, cá nhân, pháp nhân và
chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp.
+Các quyền cơ bản của thành viên
+Nguồn vốn chủ yếu dựa trên nguồn vốn của các thành viên hay các tổ
chức tín dụng, ngân hàng hay huy động hợp tác khác.Có thể tăng hoặc giảm vốn
điều lệ theo quyết định của hội đồng thành viên.
*Khác nhau:
Tiêu chí so sánh

Cty cổ phần


Hợp tác xã

Mục tiêu

-Mục tiêu là lợi nhuận

-Giúp đỡ,tương trợ lẫn
nhau bên cạnh mục tiêu
lợi nhuận trong các hoạt
động sản xuất, kinh


Loại hình tổ chức

Sở hữu

Về nguyên tác quản lý

Về phân phối

Về mức vốn góp
Số lg thành viên

doanh
-Loại hình doanh nghiệp -Là tổ chức kinh tế xã
thực hiện các hoạt đông hội. Hđộng của hợp tác
kinh doanh nhầm mục
xã không chỉ hướng tới
đích sinh lời.

lợi ích kinh tế mà còn
quan tâm đáp ứng các
nhu cầu và nguyện vọng
của xã viên và xã hội,
văn hóa và các nhu cầu
khác.
-Cty cổ phần ko có sở
-Trong Hợp tác xã có sở
hữu tập thể chỉ có sợ hữu hữu tập thể và sở hữu xã
thành viên là vồn góp cổ viên.Sở hữu tập thể của
phần
hợp tác xã gồm các
nguồn vốn tích lũy từ quá
trình hoạt động sản xuất,
kinh doanh các tài sản.
-CTCP dựa trên cơ sở
QUản lý trong HTX dựa
đối vồn nghĩa là trong
trên cơ sở đối nhân tức là
mọi hoạt động sản xuất
yếu tố cong người sẽ
kinh doanh, tổ chức,
quyết định đến mọi hoạt
quản lý và vận mệnh của động sản xuất , kinh
cty tùy thuộc vào tỷ lệ
doanh , tổ chức, quản lý,
vốn của từng thành viên sự tồn tại và phát triển
tham gia vốn góp vào
của HTX
điều lệ của công ty

-Là chủ yếu dùng để
phân phối theo vốn góp

-Lãi sau thuế trước hết
phải dùng để trích lập các
quỹ, trong đó quỹ phát
triển sản xuất và quỹ dự
phòng bắt buộc phải trích
lập.Việc phân phối cho
và nhân đc thực hiện
dưới 3 hình thức phân
phối theo vốn góp, theo
công sức đóng góp và
mức độ sử dụng dịch vụ
của HTX
-Vốn góp của cổ đông ko -Vốn góp tối đa của 1 xã
bị hạn chế
viên ko đc vượt quá 30%
vồn điều lệ của HTX
-Tối thiểu là 3, ko hạn
- Tối thiểu kà 7, ko hạn
chế số lượng
chế số lượng tối đa.


Chứng khoán

-Có quyền phát hành
chứng khoán và công
chúng theo quy định của

pháp luật về chứng
khoán.

-KO đc quyền phát hành
cổ phiếu

Câu 12: Khái niệm, đặc điểm phá sản. Trình bày thủ tục phục hồi kinh
doanh của doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản.
*Khái niệm: Theo khoản 3 luật phá sản năm 2004.Doanh nghiệp hợp tác xã
không có khả năng thanh toán đc các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu
thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.
*Đặc điểm phá sản:
-Phá sản là một thủ tục thanh toán nợ đặc biệt.Khi con nợ lâm vào tình
trạng phá sản.
-Thanh toán theo danh sách chủ nợ. Tất cả các chủ nợ(đến hạn và chưa
đến hạn)
-Thanh toán nợ trong phá sản là thanh toán trên cơ sở giá trị tài sản còn lại
của DN
-Thanh toán nợ không chỉ bình đẳng mà còn dân chủ
-Chấm dứt hoạt động của DN và thường áp dụng chế tài đối với chủ
DN( cầm KD 1-3 năm)
*THủ tục phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp bị lâm vào trình trạng phá sản
Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
sau khi hội nghị chủ nợ thông qua Nghị quyết sẽ đồng ý với các giải pháp tổ
chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu
cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh( Nghị quyết của hội nghị chủ nợ đc thông qua khi có quá nửa tổng số chủ
nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ ko có bảo đảm
trở lên biểu quyết tán thành).
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hội nghị chủ nợ thông qua, doanh

nghiệp , hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của
mình và nộp cho Toàn án, quản tài viên, DN quản lý thanh lý tài sản.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đc phương án phục hồi hoạt động


kinh doanh của Quản tài viên , doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.Thẩm
phán xem xét trước khi đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua.
Trong thời hạn 10 ngày ,kể từ ngày quyết định đưa ra phươgn án phục hồi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
ra Hội nghị chủ nợ,Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét, thông
qua phương án phục hồi.
Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh khi đc quá nửa tổng số chủ nợ ko có bảo đảm có mặt và đại diện cho
từ 65% tổng số nợ ko có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.
Câu 13:So sánh công ty trách nhiệm hữu hạn và hợp tác xã? ( giống câu 2
photo)
Câu 14:So sánh hai hình thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải và
thương lượng?
Thương lượng là phương thức giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp
cùng nhau bàn bạc, dàn xếp để tháo gỡ những bất đồng phát sinh nhằm loại bỏ
tranh chấp mà không cần sự giúp đỡ.
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ 3
làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các
giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh
Giống: -Giá trị ràng buộc của phán quyết mang tính chất khuyến khích
-Khả năng thực thi phán quyết giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào sự tự
nguyện của các bên
Cả hai 2 phương thức giải quyết tranh chấp này đều không chịu sự ràng buộc
bởi bất kì nguyên tác và quy đinh nào. Kết quả phụ thuộc vào các bên liên quan.
Không được đảm bảo thi hành.

Tiêu chí
Cách thức giải
quyết
Tính bí mật
Kinh phí
Khả năng
thành công
Khả năng lựa
chọn người
giải quyết
tranh chấp

Thương lượng
Thỏa thuận giữa các bên

Hòa giải
Thông qua người trung
gian- hòa giải viên
Bí mật tuyệt đối
Mang tính chất tương đối
Ít tốn kém
Tốn kém hơn ( cho bên thứ
3)
Phụ thuộc vào sự hợp tác
Cao vì có người thứ 3 làm
trong mỗi bên tranh chấp
trung gian hòa giải
Do 2 bên tự đi đến thỏa thuận Có khả năng lựa chọn
với nhau
người giải quyết tranh chấp



Câu 15: So sánh Xã viên hợp tác xã và Cổ đông
*Khái niệm:
-Xã viên hợp tác xã: là cá nhân, hộ gia đình hoặc pháp nhân tham gia vào
hoạt đông , làm việc trong hợp tác xã.
-Cổ đông: là những cá nhân, tổ chức góp vốn hoặc quản lí công ty.
*Giống nhau:
-Xã viên HTX và Cổ đông đều là người góp vốn và trở thanh chủ sở hữ
của tổ chức kinh tế.
-Chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ trong phạm vi vốn
góp.
-Phải góp vốn theo quy định.
-Đc hưởng những quyền nhất định như quyền tham dự các cuộc hội nghị
-Phải thực hiên những nghĩa vụ nhất định như nghĩa vụ chấp hành các nội
quy của HTX, điều lệ công ty.
*Khác nhau
Tiêu chí
Xã viên
Cổ đông
Chủ đầu tư

Xã viên có thể là cá nhân
hộ gia đình, pháp nhân.
Cá nhân phải có đủ các
điều kiện quy định tại
khoản 1, Điều 17 Luật
Hợp tác xã 2003 mới có
thể trờ thành xã viên.


Cổ đông có thể là tổ chức
,cá nhân Việt Nam hay tổ
chức cá nhân nước ngoài.

Vốn góp

-thành viên bắt buộc phải
góp vốn bằng tài sản(có
thể cam kết hoặc góp đầy
đủ)
-Pháp luật ko hạn
chế,hạn mức vốn góp của
mỗi thành viên

-Tư cách cổ đông đc hình
thành bằng ba con
đường: góp vốnvào công
ty, mua lại phần vốn góp
của cổ đôngvà hưởng
thừa kế mà người để lại
di sản thừa kế là cổ
đông.Cổ đông phải có
một số vốn nhất định
trong tổng vốn điều lệ
của công ty.
-ko hề có sự hạn chế nào
đối với mức góp vốn tối
đa.

Quyền quản lý


-Mọi xã viên đều có
quyền biểu quyết ngang
nhau thông qua nguyên

-Với cổ đông, pháp luật
quy định có một số cổ
đông ko có quyền biểu


tắc mỗi người một phiếu
biểu quyết.ĐIều này thể
hiện sự bình đẳng giữa
các xã viên ,đồng thời
cũng là một trong những
yếu tố tích cực khuyến
khích các đối tượng trong
xã hội tham gia vào hợp
tác xã.
-Mọi xã viên đều có
quyền tham gia vào bộ
máy điều hành HTX, ko
phụ thuốc vào mức vốn
góp.

quyết.
-Quyền tham gia bộ máy
quản lý của thành viên
cty có thể bị hạn chế
bằng điều kiện về mức

vốn góp.

Câu 16: Đấu giá hàng hóa là gì ? Cho ví dụ về các loại hình đấu giá.
*Khái niệm: Khoản 1 Điều 185 Luật thương mại 2005 quy định: " Đấu giá hàng
hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người
tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả
giá cao nhất."
Nói cách khác, đấu giá hàng hóa là phương thức bán hàng đặc biệt, trong đó
người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán
hàng hóa công khai tại một địa điểm và trong thời gian đã thống báo trước để
người muốn mua đến trả giá. Quyền mua hàng hóa sẽ thuộc về người trả giá cao
nhất.
*Các hình thức đấu giá:
Theo mặt hàng




Đấu giá trao đổi: gồm những người mua rất chuyên nghiệp, họ giám sát
lẫn nhau để không ai có thể "lừa lọc" được.
Đấu giá lẻ: dành cho tác phẩm nghệ thuật hay các món hàng riêng rẽ.
Đấu giá sỉ: dành cho các bộ sưu tập.

Theo hình thức


Đấu giá kiểu Anh: đây là hình thức được nhiều người biết đến nhất.
Người tham gia trả giá công khai với nhau, giá đưa ra sau bao giờ cũng
cao hơn giá đưa ra trước đó. Cuộc đấu giá kết thúc khi không ai đưa ra giá
cao hơn hoặc khi đạt tới giá "trần", khi đó người ra giá cao nhất sẽ được

mua món hàng đó với giá mình đã trả. Người bán có thể đặt ra giá sàn,
nếu người điều khiển không thể nâng giá cao hơn mức sàn thì việc đấu giá
có thể thất bại.












Đấu giá kiểu Hà Lan: trong một sàn đấu giá kiểu Hà Lan truyền thống,
người điều khiển ban đầu sẽ hô giá cao, rồi thấp dần cho tới khi có người
mua chấp nhận mức giá đó hoặc chạm đến mức giá sàn dự định bán ra.
Người mua đó sẽ mua món hàng với mức giá đưa ra cuối cùng. Hình thức
này đặc biệt hiệu quả khi cần đấu giá nhanh món hàng nào đó, vì có
những cuộc mua bán không cần đến lần trả giá thứ hai, một ví dụ tiêu biểu
là việc bán hoa tulip. Kiểu đấu giá này còn được sử dụng để mô tả đấu giá
trực tuyến khi một số món hàng đồng nhất được bán đồng thời cho một số
người cùng ra giá cao nhất.
Đấu giá kín theo giá thứ nhất: tất cả mọi người cùng đặt giá đồng thời,
không ai biết giá của ai, người ra giá cao nhất là người được mua món
hàng.
Đấu giá kín theo giá thứ hai (đấu giá Vickrey): tương tự như đấu giá
kín theo giá thứ nhất, tuy nhiên người thắng chỉ phải mua món hàng với
mức giá cao thứ hai chứ không phải giá cao nhất mình đặt ra.

Đấu giá câm: đây là một biến thể của đấu giá kín, thường dùng trong các
cuộc đấu giá từ thiện, liên quan tới việc mua một tập các món hàng giống
nhau, người tham gia sẽ đặt giá vào một tờ giấy đặt kế món hàng, họ có
thể được biết hoặc không được biết có bao nhiêu người tham gia và giá
mà họ đưa ra. Người trả cao nhất sẽ mua món hàng với giá mình đã đặt.
Đấu giá kiểu thầu (đấu thầu): hình thức này tráo đổi vai trò người bán
và người mua. Người mua đưa ra bản yêu cầu báo giá cho một loại hàng
nào đó và các nhà cung cấp sẽ đưa ra giá thấp dần với mong muốn giành
lấy gói thầu đó. Vào cuối buổi đấu giá, người ra giá thấp nhất sẽ thắng
cuộc.

Câu 17:Lập một hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại?
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------o0o----------HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
Số /20……/HĐMB
-

Căn cứ Bộ Luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;

-

Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên.

Hôm nay, ngày
BÊN MUA:
Địa chỉ:

tháng


năm 200…., tại …………. Chúng tôi gồm có:


Điện thoại:
Đại diện bởi:

Ông

Chức vụ:
Mã số thuế:
Tài khoản số:
Ngân hàng
Sau đây gọi tắt là Bên A
BÊN BÁN: CÔNG TY
Địa chỉ:
Điện thoại:
Đại diện bởi:
Chức vụ:

Giám đốc Công ty.

Mã số thuế:
Tài khoản số:

Tại ngân hàng:

Sau đây gọi tắt là Bên B

Hai bên A và B thống nhất thoả thuận nội dung Hợp đồng như sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ GIÁ CẢ
Đơn

vị

tính:

1000đồng
ST
T
1
2
3
4

Tên hàng hoá

Đơn vị

Số
lượng

Đơn giá
(VNĐ)

Thành tiền
(VNĐ)


5

6
7
8

Cộng tiền hàng

9

Thuế GTGT ( %)

10

Tổng tiền thanh toán

Bằng chữ:

Giá cả trên chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng.
Hàng hoá do Bên Bán cung cấp phải đảm bảo đúng chất lượng (Có Giấy chứng
nhẫn hàng hoá cung cấp đạt tiêu chuẩn chất lượng của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền)
ĐIỀU 2: THỜI HẠN HỢP ĐỒNG
Thời hạn Hợp đồng là: ………………tháng kể từ ngày
ngày
.

đến hết

ĐIỀU 3: THỜI HẠN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Tổng số tiền Bên Mua phải Thanh toán cho Bên Bán là:
(Bằng chữ:


đồng/ lô hàng

ngàn đồng)

Giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Thời hạn thanh toán:
Mỗi một lô hàng khi Bên B xuất ra Bên A sẽ thanh toán làm hai lần:
Lần 1: ……………. tổng giá trị lô hàng, ngay sau khi Bên B giao hàng.
Lần 2: …………….. giá trị còn lại, sau ………………………ngày kể từ ngày
Bên B giao hàng.
(Ngày được tính bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ, ngày tết)
Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Khi Bên A thanh toán tiền hàng theo các lần thanh toán, Bên B có nghĩa vụ ghi
hoá đơn, chứng từ chứng nhận việc đã thanh toán của Bên A theo qui định của
pháp luật.
ĐIỀU 4: THỜI ĐIỂM VÀ ĐỊA ĐIỂM CHUYỂN GIAO TÀI SẢN:
Bên bán chuyển giao tài sản cho Bên mua tại…………….. trong thời hạn
………………….. ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng;


ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ CỦA BÊN BÁN
5.1.

Bên Bán chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng đối với toàn bộ các sản
phẩm do Bên Bán cung cấp cho tới khi hàng đến ……………………

5.2.

Bên Bán có nghĩa vụ giao hàng cho Bên mua tại ………………………..


5.3.

Bên Bán có nghĩa vụ cung cấp mọi chỉ dẫn cần thiết đối với việc bảo
quản, sử dụng hàng hoá theo quy định của Hợp đồng này cho Bên mua.

ĐIỀU 6: NGHĨA VỤ CỦA BÊN MUA
6.1.

Bên mua có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ chi phí vận chuyển từ kho
xưởng của mình đến …………………………………

6.2.

Tổ chức tiếp nhận nhanh, an toàn, dứt điểm cho từng lô hàng.

6.3.

Thanh toán theo quy định tại Điều 7 Hợp đồng này.

6.4.

Chịu chi phí bốc dỡ từ xe xuống khi Bên Bán vận chuyển hàng hoá đến
……………………………………………….

ĐIỀU 7: THANH LÝ HỢP ĐỒNG
Sau …………. ngày kể từ ngày hai Bên đã thực hiện đầy đủ và nghiểm
chỉnh các Điều khoản trong Hợp đồng này, mà không có vướng mắc gì thì
Hợp đồng coi như đã được thanh lý.
ĐIỀU 8: PHẠT HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Đối với Bên Bán:
- Nếu Bên Bán không giao hàng đúng thời hạn quy định tại Hợp đồng
này thì sẽ bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày
vi phạm.
- Nếu Bên Bán không giao đủ hàng đúng số lượng và chất lượng theo
quy định tại Hợp đồng này thì sẽ phải cung cấp tiếp hàng hoá theo
đúng quy định và bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị hàng hoá bị vi
phạm cho 01 ngày chậm.
Đối với bên mua:
- Nếu Bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán theo qui định
tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị Hợp đồng
cho 01 ngày vi phạm.
- Nếu Bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ tiếp nhận hàng theo qui
định của Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị Hợp
đồng cho 01 ngày vi phạm.
ĐIỀU 9: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP


Trong qúa trình thực hiện Hợp đồng này nếu xảy ra bất kỳ sự bất đồng nào, Bên
nảy sinh bất đồng sẽ thông báo cho bên kia bằng văn bản. Hai bên sẽ thương
lượng để giải quyết các bất đồng đó. Trường hợp các bên không tự thương
lượng được thì sự việc sẽ được đưa ra giải quyết theo qui định của pháp luật.
ĐIỀU 10: CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này sẽ được chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Khi các Bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp
đồng này.
- Khi một Bên vi phạm hợp đồng dẫn đến Hợp đồng không thể thực
hiện được thì phía Bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
-


Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các Bên.

ĐIỀU 12: HIỆU LỰC THI HÀNH
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký, và chỉ được coi là kết thúc khi
các Bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình trong Hợp đồng. Trong
trường hợp một Bên muốn sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng thì phải
thông báo cho Bên kia biết trước ít nhất là 03 ngày và cùng nhau thoả
thuận lại những điểm cần thay đổi với sự đồng ý của hai Bên.
Hợp đồng này được lập thành ……. bản, mỗi Bên giữ ………… bản, các
bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN BÁN

ĐẠI DIỆN BÊN MUA

Câu 18: So sánh hai loại trọng tài thương mại?
Theo cách phân loại của Luật trọng tài thương mại 2010 thì trọng tài thương mại
được thực hiện dưới hai hình thức đó là trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế.
Trọng tài quy chế (hay Trọng tài thường trực theo Pháp lệnh trọng tài thương
mại năm 2003) là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài
theo quy định của Luật trọng tài thương mại và quy tắc tố tụng của Trung tâm
trọng tài đó (Khoản 6 điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010)
Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành
lập để giải quyết vụ tranh chấp giứa các bên và trọng tài sẽ tự chấm dứt tồn tại
khi giải quyết xong vụ tranh chấp (Khoản 7 điều 3 Luật trọng tài thương mại
2010)
Từ định nghĩa trên ta có thể phân loại được hai hình thức trọng tài thương mại
này như sau:
Tiêu
Trọng tài quy chế
Trọng tài vụ việc

chí


Tính
chất

Các trung tâm trọng tài là tổ
chức phi chính phủ, không
nằm trong hệ thống các cơ
quan nhà nước.

Mang tính chất vụ việc ,trọng tài vụ
việc chỉ được thành lập khi phát
sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt
động khi giải quyết xong tranh
chấp.


cấu
tổ
chức

Các trung tâm trọng tài là tổ
chức thỏa mãn các điều kiện
về pháp nhân, bao gồm được
thành lập hợp pháp; có cơ cấu
tổ chức chặt chẽ; có tài sản
độc lập với cá nhân, tổ chức
và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản đó; nhân danh chính

mình tham gia các quan hệ
pháp luật một cách độc lập.

Trọng tài vụ việc không có cơ sở
thường trực, không có bộ máy điều
hành, không có danh sách trọng tài
viên.

Quy
tắc tố
tụng

Mỗi trung tâm trọng tài đều Trọng tài vụ việc không có quy tắc
tự quyết định về lĩnh vực và tố tụng dành riêng cho mình.
có quy tắc tố tụng riêng;
Tổ chức và quản lý ở trung
tâm trọng tài rất đơn giản,
gọn nhẹ;Cơ cấu tổ chức ở
trung tâm trong tài gồm ban
điều hành và các trọng tài
viên của trung tâm
Hoạt động xét xử của trung
tâm trọng tài được tiến hành
bởi các trọng tài viên của
trung tâm.

Ưu
điểm

Việc quy định chi tiết các thủ

tục tố tụng khi bắt đầu cho
đến khi kết thúc là thuận lợi
lớn nhất của trọng tài quy chế
Hầu hết các tổ chức trọng tài
đều có những chuyên giá
được đào tạo tốt để hỗ trợ quá
trình trọng tài

-Có ưu thế trong việc giải quyết
tranh chấp nhanh chóng và ít tốn
kém vì nó vẫn chủ yếu phụ thuộc
vào ý chí của các bên tranh chấp
-Không bị giới hạn quyền lựa chọn
trọng tài viên
- Các bên tranh chấp có quyền rộng
rãi trong việc xác định quy tắc tố


tụng để giải quyết tranh chấp
Câu 19: So sánh giải thể DN và phá sản DN?
Xét về mặt hiện tượng thì phá và giải thể một DN tưởng như là giống nhau, vì phá
sản hay giải thể đều dẫn đến sự chấm dứt sự tồn tại của DN và việc phân chia TS
còn lại cho các chủ nợ, giải quyết quyền lợi cho người làm công.
Nhưng về bản chất đây là hai chế định khác nhau:
Tiêu thức
Giải thể DN
Phá sản DN
Lý do
Nhiều lý do như người kinh Chỉ có một lý do duy nhất đó
doanh không muốn kinh

là mất khả năng thanh toán các
doanh, hết thời hạn kinh
khoản nợ một cách trầm trọng
doanh, không thể tiếp tục
kinh doanh vì làm ăn thua
lỗ,…
Do chính DN hoặc cơ quan
quản lý NN thực hiện
(quyết định)

Do cơ quan duy nhất có quyền
quyết định tuyên bố phá sản là
Tòa án- cơ quan Tài phán NN

T/c của thủ
tục

Khi giải thể chủ DN hoặc
DN trực tiếp thanh toán TS,
giải quyết mối quan hệ nợ
nần với chủ nợ

Việc thanh toán TS, phân chia
giá trị TS còn lại của DN được
thực hiện thông qua một cơ
quan trung gian là tổ thanh
toán TS sau khi có qđ tuyên bố
phá sản

Hậu quả


Chấm dứt hoạt động, xóa sổ Không phải bao giờ cũng dẫn
DN về mặt thực tế
đến kết cục như giải thể

Thái độ của
NN đối với
người quản
lý DN

Chủ DN và những người
quản lí điều hành không bị
hạn chế quyền tự do kinh
doanh như phá sản

T/c của cơ
quan t/hiện
h/vi

Giám đốc, chủ tịch HĐQT,
thành viên HĐQT bị hạn chế
quyền tự do kinh doanh thể
hiện ở chỗ bị cấm giữ chức vụ
đó từ 1 đến 3 năm ở bất kì DN
nào

Câu 20: Quảng cáo là gì? Đặc điểm quảng cáo? Cho ví dụ về các cách thức
quảng cáo.
*Quảng cáo là gì?
Quảng cáo dưới góc độ ngôn ngữ học có nghĩa là thông báo thông tin một cách

rộng rãi. Việc giới thiệu thông tin không chỉ là nhu cầu của hoạt động kinh


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×