Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

NGHIÊN cứu về PHÁT THANH TRỰC TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.79 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT THANH TRỰC TIẾP
1.

1 số quan niệm về phát thanh trực tiếp:

Phương thức sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp xuất phát từ những
nhu cầu tự đổi mới của chính loại hình phát thanh. Với phương thức sản xuất
chương trình phát thanh theo công nghệ truyền thống, các phóng viên, biên tập
viên, kỹ thuật viên làm việc hầu như độc lập với nhau. Các phóng viên đi viết tin
bài về chỉ cần nộp băng và văn bản là coi như cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ. Các
tin, bài, băng âm thanh đó sẽ được những người làm công tác biên tập cắt gọt, sửa
chữa, dựng chương trình để cho các phát thanh viên đọc, thu băng hoàn chỉnh để
đến giờ thì đem băng ra phát sóng.
Phương thức này bộc lộ nhiều nhược điểm mà trong đó nhược điểm nổi bật nhất
là ở chỗ: thông tin phải qua nhiều khâu, xử lý mất nhiều thời gian, do đó khi đến
được với người nghe thì đã cũ, đã mất đi tính thời sự, điều vốn được coi là ưu thế
quan trọng nhất của loại hình phát thanh.
Bên cạnh đó, do các chương trình được cắt gọt, trau chuốt kỹ càng nên có khi
lại làm mất đi sự sinh động, cuốn hút khiến người nghe có cảm giác thiếu chân
thực. Điều này còn có nguyên do là người trình bày thông tin không phải là người
đã trực tiếp chứng kiến sự kiện như các phóng viên.
Ở các nước có kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, hình thức PTTT đã manh nha từ
những năm 30 của thế kỷ trước. Trong những “sự kiện phát thanh” của thế kỷ XX,
PTTT đã được ghi nhận từ năm 1936 khi Đài BBC tường thuật vụ cháy “Lâu đài
pha lê” Crystal Place tại Luân Đôn (Anh) với những “lời bình trực tiếp tại chỗ
cùng với tiếng động xung quanh”. Chương trình tường thuật trực tiếp nổi tiếng đó
đã đi vào sách giáo khoa phát thanh của nhiều nước trên thế giới.
** 1 số khái niệm:
Cho đến nay, khái niệm PTTT vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất.
Có quan niệm cho rằng: PTTT nghĩa là đọc trực tiếp trước máy. Các tin, bài
đã được chuẩn bị từ trước, một phần đã được ghi âm trước, một phần sẽ do phát


thanh viên đọc và phát sóng thẳng (không qua khâu ghi âm). Để quá trình này được
đảm bảo đúng với dự kiến, người biên tập viên và kỹ thuật viên cũng phải có mặt


trong khi phát thanh viên đang đọc để xử lý những tình huống bất ngờ. Toàn bộ số
tin, bài này đã được cắt gọt trước để tương ứng với thời lượng của chương trình.
Nếu quá trình thực hiện vượt thời gian quy định, biên tập viên sẽ quyết định bỏ đi
những thông tin ở cuối. Nếu đã hết nội dung mà thời gian của chương trình vẫn
còn, có thể đưa thêm một bản nhạc (hoặc ca khúc) để tránh tình trạng trống sóng.
VD: Chương trình phát thanh “Thời sự” của Đài PT – TH Hà Nội vẫn
thường thực hiện theo hướng này.
Một loại ý kiến khác cho rằng: PTTT thực chất là những chương trình tường
thuật về các sự kiện được thực hiện trực tiếp ngay tại hiện trường (như tường thuật
một kỳ đại hội, một cuộc bầu cử, một lễ hội, một buổi giao lưu, một trận thi đấu
thể thao…). Trong toàn bộ chương trình không có thông tin nào được ghi âm trước
mà tất cả đều là phát sóng trực tiếp.
VD: Cầu truyền hình bầu cử của Đài Hà Nội, Chương trình VOV Giao
Thông, các Chương trình giao lưu với thính giả ...
>> Rõ ràng là những quan niệm nêu trên không phải là không có có cơ
sở. Tuy nhiên, những cách hiểu này chỉ mới đề cập đến hai dạng chương trình
cụ thể (trong nhiều dạng) của PTTT. Trong thực tế trên thế giới và ở nước ta,
PTTT có thể có hàng chục dạng chương trình khác nhau, có thể được thực
hiện ngay tại studio, thực hiện tại hiện trường hoặc là kết hợp cả hai phương
pháp kể trên.
Trong cuốn sách Báo phát thanh xuất bản năm 2002, tác giả Lương Phán cho
rằng: phát thanh trực tiếp có thể được hiểu là phương thức mà quá trình “sản xuất
chương trình phát thanh được thực hiện đồng thời với quá trình phát sóng nhằm
chuyển đến người nghe những thông tin đồng thời với sự kiện đang xảy ra và có
thể thu hút người nghe tham gia vào quá trình sản xuất chương trình”. Ông còn cho
rằng: “điều quan trọng nhất, cốt lõi nhất của phát thanh trực tiếp chính là phóng

viên hoặc người đưa tin, cộng tác viên phải đang ở chỗ xảy ra sự kiện hoặc là
người trong cuộc đang trực tiếp nói trước máy đang phát sóng. Với tiếng nói của
phóng viên, của người trong cuộc đang ở nơi xảy ra sự kiện sẽ làm độ tin cậy của
đài tăng lên rõ rệt”.


Còn tài liệu Cẩm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp của Đài TNVN (tái
bản tháng 8/2005) thì nêu định nghĩa về PTTT như sau: “Phát thanh trực tiếp là
phương thức thông tin linh hoạt, đáp ứng được các yêu cầu của phát thanh hiện đại.
Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, phát thanh trực tiếp được trang bị
thêm những thiết bị mới, phát huy được các thế mạnh của báo nói, đáp ứng ngày
càng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của phát thanh hiện đại”.
>> Có thể thấy cả 2 quan điểm này đều chính xác, thể hiện được bản
chất của 1 chương trình Phát thanh trực tiếp.
Theo chúng tôi, đặc điểm cơ bản đó chính là: quá trình hình thành chương
trình phát thanh diễn ra đồng thời với thời gian mà chương trình đó được phát
sóng.
Một chương trình PTTT chỉ được coi là hoàn thành khi quá trình sản xuất
chương trình đó kết thúc. Như vậy, việc chương trình hình thành đến đâu, được
phát sóng ngay đến đấy chính là đặc điểm quan trọng nhất của phương thức sản
xuất các chương trình PTTT.
Trong PTTT, ngoài các yếu tố được thực hiện trực tiếp (như: đọc thẳng; gọi
điện tới phòng thu; tường thuật trực tiếp; phỏng vấn trực tiếp; khách mời tại phòng
thu; toạ đàm trực tiếp; phóng sự trực tiếp; phát thanh lưu động…), người ta vẫn
phải sử dụng những chất liệu không trực tiếp để xây dựng chương trình (như: các
ca khúc, bài phỏng vấn, phóng sự đã được thu thanh hoàn chỉnh với những tiếng
động nền, phát biểu của các nhân chứng hoặc đã được dựng sẵn thành những
chuyên mục, tiết mục của chương trình. Ngoài ra còn có các loại nhạc xen, nhạc
cắt, nhạc nền… đã được chuẩn bị sẵn sàng từ trước).
>> Như vậy có thể rút ra các đặc điểm của Phát thanh trực tiếp như

sau:


Phát thanh trực tiếp có sự phát triển song hành với sự phát triển của khoa
học công nghệ. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, phát thanh
trực tiếp được trang bị thêm những thiết bị mới, phát huy được các thế mạnh
của báo nói, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của phát
thanh hiện đại. PTTT, nhờ có khoa học công nghệ, cũng ngày càng được sản
xuất với thời gian ngắn và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều (kể cả là khi so









2.




3.

sánh với PT truyền thống hay các phương tiện truyền thông khác như truyền
hình; có lẽ chỉ có báo mạng là nhanh và rẻ hơn nhưng chắc chắn mức độ hấp
dẫn không bằng phát thanh)
Chương trình phát thanh trực tiếp được thực hiện đồng thời với quá trình
phát sóng, chương trình hình thành đến đâu, được phát sóng ngay đến đấy

nhằm chuyển đến người nghe những thông tin đồng thời với sự kiện đang
xảy ra và có thể thu hút người nghe tham gia vào quá trình sản xuất chương
trình.
Trong chương trình phát thanh trực tiếp vẫn có thể chứa 1 số nội dung được
dựng sẵn (Giống như truyền hình)
Chương trình Phát thanh trực tiếp nào cũng cần có sự ổn định về nội dung
với một chủ đề có tính thống nhất cao. Tất nhiên chúng ta cũng cần tính toán
tới những yếu tố ngẫu nhiên, đột xuất ngoài dự kiến. Những yếu tố này có
tính hai mặt - vừa làm phong phú cho chương trình, đồng thời cũng có thể
phá vỡ tính thống nhất của chương trình. Do đó sự linh hoạt trong quá trình
thực hiện cũng là 1 đặc điểm của PTTT
Phát thanh trực tiếp rất đề cao tính tương tác (Có thể là giữa các btv, giữa btv
và khách mời, giữa btv và thính giả, giữa thính giả với nhau ...). Đặc biệt,
cũng như phát thanh truyền thống, PTTT cũng mang tính thân mật, gần gũi
rất lớn, thậm chí còn đẩy nó lên 1 tầm cao mới.

Vai trò, lợi thế của phát thanh trực tiếp:
Tính tương tác cao, đồng nghĩa với mức độ thu hút khán giả nhanh hơn, dù
là ở phạm trù đáp ứng nhu cầu thời sự (VOV giao thông) hay ở phạm trù
thỏa mãn nhu cầu về tâm tư tình cảm của thính giả (Các chương trình tư vấn,
tâm sự, làm quen, các chương trình hướng tới các đối tượng riêng biệt ...).
Đặc biệt khán giả có thể tham gia vào việc thực hiện chương trình, điều khó
khăn kể cả với các loại hình khác.
Chi phí ngày càng rẻ và thời gian thực hiện cực nhanh (Có thể ngang bằng
báo mạng). Khoa học phát triển cũng giúp người dân có thể thưởng thức
chương trình phát thanh ở bất cứ đâu, do đó phát thanh trực tiếp ngày càng
tỏ rõ mức độ hấp dẫn của mình với khán giả so với các loại hình báo chí
khác.

Khó khăn trong thực hiện phát thanh trực tiếp:


Khác với phát thanh truyền thống nhưng cũng giống như việc thực hiện trực
tiếp qua các phương tiện truyền thông khác, phát thanh trực tiếp cũng có khả


năng để xảy ra những rủi ro trong khi thực hiện. Có thể chia ra 2 nhóm khi nói
về rủi ro trong thực hiện phát thanh trực tiếp:



4.

Trục trặc kỹ thuật: Mất sóng, hỏng hóc ... Điều này thường khó có thể khắc
phục, chỉ trông chờ vào btv, xin lỗi, hẹn gặp lại sau ít phút ...
Yếu tố khách quan: Với mức độ tương tác cao, những tình huống đột ngột
xảy ra có liên quan tới khách mời, thính giả ... là rất dễ xảy ra
>> Tất cả những khó khắn này chỉ có thể được giải quyết 1 phần bằng cách
chuẩn bị kỹ lượng những quan trọng hơn đó là phải có 1 đội ngũ thực hiện
linh hoạt, giỏi ứng phó với tình hình. Người dẫn các chương trình tường
thuật trực tiếp cần có thể thích ứng và thay đổi âm điệu của mình trong bất
kỳ ngữ cảnh nào. Trước khi tường thuật sự kiện đó, người dẫn chương trình
cũng phải thực hiện phần việc như đạo diễn, biên tập phải làm như phải nắm
bắt trước thông tin, hình dung ra tình huống. có óc quan sát tỉ mỉ ...

Thực trạng phát thanh trực tiếp ở Việt Nam:

Có thể nói bức tranh về phát thanh trực tiếp tại Việt Nam ở Đài PTTH Việt
Nam và các đài Địa phương là hoàn toàn đối lập.
** Phát thanh trực tiếp tại Đài truyền hình Việt Nam:
Cuộc tường thuật trực tiếp đầu tiên” của Đài TNVN đã được thực hiện cách

đây tròn 60 năm, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường thăm nước Pháp với tư
cách là thượng khách của Tổng thống Pháp. Ngày 14-9-1946, Hồ Chủ tịch ký
với Pháp Hiệp ước tạm thời và sau đó trở về nước bằng đường biển. Nhân dân
cả nước lo lắng dõi theo cuộc hành trình này của Bác. Thấu hiểu tâm trạng và
tình cảm của đồng bào chiến sỹ cả nước, Đài Tiếng nói Việt Nam quyết định
tường thuật trực tiếp tại chỗ lễ đón Bác trở về tại thành phố cảng Hải Phòng.
Ngày 1/7/1994, trên sóng Hệ I của Đài, chương trình PTTT Thời sự và Âm
nhạc chính thức ra đời, đánh dấu bước phát triển của Tiếng nói Việt Nam trong
phương thức thực hiện PTTT. Từ chương trình thử nghiệm này, Đài đã phát
triển ra nhiều chương trình khác như: chương trình Thời sự tổng hợp, các Bản
tin phát trên Hệ I, Hệ II và sóng FM, chương trình Thời sự kinh tế.
Hiện nay, đài TNVN đang phát sóng trên 6 hệ chương trình:


- VOV 1: Hệ Thời sự - Chính trị tổng hợp: Phát trên sóng trung và sóng ngắn
và FM.
- VOV 2: Hệ Văn hoá và Đời sống xã hội: phát sóng 19 giờ/ngày.
- VOV 3: Hệ Âm nhạc - Thông tin - giải trí.
- VOV 4: Hệ phát thanh tiếng dân tộc
- VOV 5: Hệ phát thanh dành cho cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam.
- VOV : Hệ phát thanh đối ngoại.
Trong số các chương trình trên sóng VOV, có thể nói chương trình VOV giao
thông là 1 điển hình như sức mạnh của phát thanh trực tiếp có thể tác động vào đời
sống người dân. Kênh VOV GIAO THÔNG QUỐC GIA là kênh thông tin về giao
thông của Đài tiếng nói Việt Nam, được phát đi ở tần số 91Mhz. VOV Giao thông
Quốc Gia giữ một vai trò quan trọng trong điều phối giao thông và được đông đảo
người dân ủng hộ. Hàng ngày có đến hàng nghìn cuộc gọi của thính giả tới kênh
VOV Giao thông để phản ảnh và tìm hiểu về giao thông. Có lẽ bây giờ, ít người
điều khiển oto mà không sử dụng tới phương tiện này để tìm hiểu thông tin. Với
việc cập nhật theo từng phút, VOV giao thông đã thực sự làm quá tốt việc phát huy

tính tương tác từ khán giả, khi mà 90% thành công của chương trình đều là nhờ có
họ.
** Phát thanh trực tiếp tại các đài địa phương:
Hiện nay đã có một số đài phát thanh địa phương ở nước ta sản xuất được các
chương trình PTTT như các Đài PT & TH Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Bắc Giang,
Bắc Ninh, Lạng Sơn, Điện Biên, Hà Nam, Ninh Bình, Bình Định, Phú Yên, Đồng
Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ v.v…
Đến thời điểm hiện nay, trong tổng số hơn 600 đài huyện trong toàn quốc số,
đài phát thanh - truyền thanh thực hiện được hình thức PTTT hàng ngày chỉ chiếm
tỷ lệ khoảng trên 1%. Trong số còn lại, một số đài cũng đôi khi thực hiện một số
chương trình để tường thuật các sự kiện của địa phương, nhưng với cách làm nhìn
chung còn rất thô sơ .
Những nguyên nhân chính:


Theo tôi cho tới thời điểm này, không thể coi thiếu thốn về công nghệ là 1 lý do
dẫn tới tình trạng thiếu các chương trình PTTT trên sóng của các đài địa phương,
bới lẽ giờ đây công nghệ để thực hiện công việc này đã là rất đơn giản. Mà chủ yếu
có tình trạng trên là do:




Các đài không chịu chủ động thay đổi, nâng cao chất lượng phát thanh vì
không coi trọng phương tiện này, chủ yếu chỉ thực hiện cho có mà không
nghĩ tới khán giả.
VD: Bê nguyên nội dung từ truyền hình sang làm bài phát thanh
Trình độ nhân lực yếu nên sợ xảy ra sai sót, không dám thực hiện. Hay
thậm chí đã mất đi sự tín nhiệm từ thính giả nên không thể thực hiện trực
tiếp vì không có tính tương tác.


1 điều nữa cần nói khi nhắc đến phát thanh trực tiếp tại nước ta đó là ngoại
trừ VOV giao thông, các chương trình này chủ yếu vẫn theo dạng tọa đàm, tư vấn
tâm lý, kết bạn giao lưu mà thiếu mảng phát thanh trực tiếp tại các vụ việc, sự kiện
nóng (Breaking News).
Tuy nhiên, không thể phủ nhận phát thanh đang có sự chuyển mình rõ rệt tại
nước ta, với ngày càng nhiều chương trình được thực hiện bằng phương thức trực
tiếp, thu hút ngày càng nhiều hơn thính giả cả nước. Ngoài ra các chương trình này
cũng ngày càng được đầu tư kỹ càng hơn về cả nội dung và cách thể hiện. Với việc
nhiều chương trình phát thanh đang sống khỏe, nhận được sự yêu thích từ người
dân như hiện nay, có thể chắn chắn rằng phát thanh sẽ không chết như nhiều ý kiến
trước đây.
Có thể khẳng định việc chuyển sang sản xuất chương trình theo phương thức
PTTT là một trong những giải pháp tối ưu cho phát thanh hiện đại ở nước ta.
Phương thức mới này sẽ tạo ra những bước tiến mới trong việc nâng cao chất
lượng các chương trình phát thanh, tạo cơ sở để làn sóng phát thanh thực sự trở
thành cơ quan tuyên truyền và là “người bạn đồng hành chung thủy” của công
chúng thính giả cả nước. Đó cũng là cái đích để toàn bộ hệ thống phát thanh Việt
Nam hướng tới trong quá trình phát triển, hội nhập với khu vực và thế giới.



×