Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu về phát triển làng nghề và đề xuất định hướng giải pháp phát triển thương mại làng nghề việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 124 trang )


B CễNG THNG
VIN NGHIấN CU THNG MI




TI KHOA HC CP B
M S: 078.10.RD





BO CO TNG HP

Nghiên cứu về phát triển làng nghề và đề
xuất định hớng, giải pháp phát triển thơng
mại tại làng nghề Việt Nam



Ch nhim ti: TS. T Thanh Thy







8530





H NI, 12 2010


B CễNG THNG
VIN NGHIấN CU THNG MI



TI KHOA HC CP B
M S: 078.10.RD



BO CO TNG HP

Nghiên cứu về phát triển làng nghề và đề xuất
định hớng, giải pháp phát triển thơng mại tại
làng nghề Việt Nam
(Thc hin theo Hp ng t hng v sn xut cv cung cp dch v s
nghip NCKH v PTCN s 078.10.RD/H-KHCN ngy 25 thỏng 02 nm
2010 gi B Cụng Thng v Vin Nghiờn cu thng mi)


Ch nhim ti: TS. T Thanh Thy
Cỏc thnh viờn tham gia:
CN. Lờ Th Hoa
CN. Lờ Vn Húa

CN. Bựi Thanh Thy
CN. Ngụ Th Nhung
CN. T Qunh Chõu
CN. Tiờu Hi Võn




H NI, 12 2010

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu 1

Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về làng nghề và
thương mại của các làng nghề
6
1.1. Khái quát về làng nghề và vai trò của làng nghề trong phát
triển kinh tế xã hội
6
1.1.1. Khái niệm và phân loại làng nghề 6
1.1.2. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội 8
1.2. Đặc điểm trong hoạt động thương mại của các làng nghề Vi
ệt
Nam
10
1.2.1 Đặc điểm hoạt động thương mại của các làng nghề quy mô nhỏ 10
1.2.2 Đặc điểm hoạt động thương mại của các làng nghề quy mô lớn 11

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của các
làng nghề
13
1.4 Phát triển bền vững các làng nghề 16
1.5 Kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam về
phát triển làng nghề và thươ
ng mại của các làng nghề
17
1.5.1 Kinh nghiệm của một số nước 17
1.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 29

Chương II: Thực trạng phát triển làng nghề và thương mại của
các làng nghề Việt Nam
32
2.1 Tình hình phát triển làng nghề và hoạt động thương mại của
các làng nghề Việt Nam
32
2.1.1 Thực trạng phát triển các làng nghề Việt Nam 32
2.1.2 Thực trạng phát triển thương mại của các làng nghề 36
2.2 Các Chính sách và biện pháp ả
nh hưởng đến phát triển làng
nghề hoạt động thương mại của các làng nghề Việt Nam
43
2.2.1 Các chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển ngành nghề
nông thôn Việt Nam
43
2.2.2 Các chính sách, biện pháp liên quan đến phát triển thương mại
của các làng nghề Việt Nam
47
2.3 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển làng

nghề và thương mại của các làng nghề
51
2.3.1 Những thuận lợi 51
2.3.2 Những khó khăn, hạn chế 52
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 55
Chương III: Giải pháp phát triển làng nghề và thương mại tại
các làng nghề Việt Nam đến năm 2020
56
3.1 Quan điểm, định hướng phát triển làng nghề và thương mại
của các làng nghề Việt Nam trong thời gian tới
56
3.1.1 Xu hướng phát triển làng nghề và thương mại của các làng nghề
Việt Nam trong thời gian tới
56
3.1.2 Quan điểm phát triển làng nghề và thương m
ại của các làng nghề
trong thời gian tới
58
3.1.3 Định hướng phát triển làng nghề và thương mại của các làng nghề 61
3.2 Các giải pháp từ phía Nhà nước 66
3.2.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý có liên quan đến phát triển làng
nghề và thương mại của các làng nghề
66
3.2.2 Tập trung xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề và vùng
nguyên liệu cho làng nghề
71
3.2.3 Tập trung giải quyết yêu cầu về mặt bằng cho các doanh nghiệp
làng nghề
72
3.2.4 Tăng cường giả

i quyết nhu cầu về vốn cho các làng nghề 72
3.2.5 Giải pháp nhằm phát triển cụm công nghiệp làng nghề trong quá
trình hội nhập
73
3.3 Giải pháp từ phía Doanh nghiệp 75
3.3.1 Giải pháp về thị trường và sản phẩm của các làng nghề 75
3.3.2 Phát triển nhiều doanh nghiệp làng nghề 77
3.3.3 Đa dạng hoá các sản phẩm của các làng nghề Việt Nam 78
3.3.4 Tăng cường xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm làng nghề thông qua
việc gắ
n kết làng với du lịch
79
3.3.5 Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm làng nghề 80
3.3.6 Giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề 81
3.4 Giải pháp từ các Hiệp hội làng nghề 82
3.4.1 Kiện toàn cơ cấu tổ chức của Hiệp hội 82
3.4.2 Đẩy mạnh công tác thu nhập, khai thác và hỗ trợ thông tin cho các
hội viên một cách nhanh chóng kịp thời
83
3.4.3 Trợ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng liực cạnh tranh hàng
hoá làng nghề thông qua việc thực hi
ện các biện pháp
83

Kết luận và kiến nghị 84

Danh mục tài liệu tham khảo 86
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

XK Xuất khẩu

XNK Xuất nhập khẩu
TCTT Thủ công truyền thống
LNTT Làng nghề truyền thống
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
UBND Ủy ban nhân dân
FSC Uỷ ban an ninh rừng của Mỹ và Châu Phi
JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
Công ty TNHH Công ty Trách nhiệm hữu hạn
DNV&N Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNNN Doanh nghiệ
p nhà nước
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thuế VAT Thuế Giá trị gia tăng
SHCN Sở hữu công nghiệp
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TCXD Tiêu chuẩn xây dựng
HTX Hợp tác xã
HĐH - CNH Hiện đại hóa – công nghiệp hóa
TCMN Thủ công mỹ nghệ
CCNLN Cụm công nghiệp làng nghề




1
MỞ ĐẦU

1- Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài :

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế thế giới,
đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế
(WTO), sức ép dư thừa lao động ở nông thôn và sự chuyển dịch lao động ra thành phố
ngày càng lớn, chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị có nguy c
ơ ngày một
gia tăng, việc phát triển các làng nghề và ngành nghề nông thôn không chỉ ngày càng quan
trọng đối với khu vực nông thôn mà còn góp phần phát triển bền vững nền kinh tế xã hội
chung của cả nước. Tại nhiều làng nghề trên cả nước, ngành nghề không còn là một nghề
phụ mà đã thực sự trở thành nguồn thu chính của người sản xuất như làng nghề gốm sứ Bát
Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), làng nghề mây tre đan Phú Vinh (Chương M
ỹ, Hà Tây), làng
nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ
Hiện cả nước có hàng nghìn làng nghề, thu hút hàng chục nghìn cơ sở sản xuất kinh
doanh thuộc các loại hình khác nhau như doanh nghiệp, tổ sản xuất, hộ gia đình và đặc biệt
là các nghệ nhân. Làng nghề phát triển đã tạo việc làm cho người dân nông thôn trong thời
gian nông nhàn, tạo thêm việc làm mới cho số người mới đến tuổi lao động, nông dân
không còn ruộng trong các vùng đô thị hoá và lao độ
ng dôi dư trong quá trình sắp xếp lại
doanh nghiệp nhà nước. Xuất khẩu sản phẩm làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc
đóng góp giá trị gia tăng cho nền kinh tế mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Các sản phẩm làng nghề Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có các thị
trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Nếu phân tích chuỗi giá trị một số ngành hàng
xu
ất khẩu chủ chốt của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử, tỷ lệ giá trị xuất khẩu giữ
lại tối đa là 20%, thì xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng nghề đóng góp hầu
như nguyên vẹn kim ngạch xuất khẩu cho nền kinh tế, nhờ những lợi thế về nguyên liệu có
sẵn trong nước, nguyên phụ liệu nhập kh
ẩu chiếm tỷ trọng nhỏ từ 3-5% giá trị nhập khẩu.
Nhận thức rõ vai trò và tiềm năng kinh tế từ phát triển làng nghề, Chính phủ, các
Bộ, ngành đều đã có những chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, phát triển làng nghề,

phát triển ngành nghề nông thôn như Chương trình phát triển “Mỗi làng một nghề” giai
đoạn 2006 - 2015 (năm 2005); Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông
thôn, trong đó nhấn mạnh chươ
ng trình bảo tồn, phát triển làng nghề bao gồm: bảo tồn phát
triển làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề gắn với du lịch, phát triển làng nghề mới,
phong tặng nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân, thương hiệu làng nghề thủ công nổi tiếng
cho những đơn vị, cá nhân có công bảo tồn, phát triển ngành nghề thủ công truyền thống,
ngành nghề mới ở nông thôn nước ta.
Bên cạnh những thành tựu, hiện nay làng nghề
Việt Nam đang gặp phải một số khó
khăn như cơ sở vật chất còn thiếu thốn, vốn đầu tư thấp, chậm ứng dụng khoa học công
nghệ, chưa chủ động tìm kiếm thị trường. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, ảnh

2
hưởng đến kinh tế trong nước, cùng với tình hình xuất khẩu có dấu hiệu giảm, các làng
nghề đã gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, vào giữa năm 2008, các ngân hàng thương mại thực
hiện chủ trương siết chặt tiền tệ, tín dụng, khiến nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp làng
nghề đã thiếu càng trở nên thiếu hơn. Cho đến thời điểm hiện nay, dù lãi suất cho vay hiện
nay đã gi
ảm nhưng chưa có nhiều doanh nghiệp làng nghề tiếp cận được với nguồn vốn
ngân hàng bởi thủ tục cho vay còn phức tạp; thời hạn cho vay chưa phù hợp với quy trình
sản xuất của mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, đồng vốn chưa kịp quay vòng thì
các doanh nghiệp đã phải lo tiền trả ngân hàng. Thị trường cho các mặt hàng truyền thống
này đang ngày càng nhỏ lại bở
i tình hình kinh tế khó khăn, đơn hàng xuất khẩu sụt giảm.
Nhiều hợp đồng đã ký kết bị huỷ bỏ. Sức tiêu thụ trên thị trường trong nước chậm lại khiến
sản xuất đình trệ, thu nhập giảm sút. Một số lao động nơi đây bỏ làng đi tìm việc làm nơi
khác, không còn thiết tha tới việc học hỏi và bảo tồn nghề truyền thống. Nguyên nhân
chính là do t
ốc độ tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề chậm, nhiều khách hàng quen thuộc

giảm, hủy đơn đặt hàng, giá bán giảm, nhất là những sản phẩm xuất khẩu như đồ
gỗ mỹ nghệ, sắt thép, lụa, giấy
Ngoài ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, việc phát triển làng nghề ở
nước ta trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều điểm yế
u như chưa có quy hoạch hoàn chỉnh
về phát triển làng nghề, làng nghề phát triển tự phát, cạnh tranh thiếu lành mạnh và khó mở
rộng thị trường do chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư kinh phí khảo sát,
thăm dò thị trường và tiếp thị sản phẩm. Công tác thông tin, dự báo thị trường trong và
ngoài nước còn nhiều hạn chế khiến các làng nghề bị động, lúng túng khi thị trườ
ng tiêu
thụ giảm Thời gian gần đây, Chính phủ có chủ trương hỗ trợ lãi suất vốn vay 4% nhằm
kích cầu thị trường, nhưng do thủ tục vay phức tạp, khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở làng nghề chưa tiếp cận được nguồn vốn vay này
Để góp phần giải quyết những khó khăn, bất cập trong phát triển làng nghề và
thương mại của các làng ngh
ề, việc thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu về phát
triển làng nghề và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển thương mại tại các làng
nghề Việt Nam” là việc làm có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn phục hồi kinh tế thương
mại sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại
thế giớ
i (WTO) của nước ta.

2- Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước :
Ở trong nước, đã có một số đề tài, dự án nghiên cứu điều tra về làng nghề Việt Nam,
về xuất khẩu sản phẩm các làng nghề truyền thống có liên quan đến chủ đề nghiên cứu,
điển hình là :
- Dự án “Điều tra lập bản đồ qui hoạch phát triển ngành nghề thủ công phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Việt Nam”, do B
ộ NN&PTNT hợp tác với Tổ chức
Hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) thực hiện. Trong dự án này, các tác giả đã tập trung


3
vào việc điều tra thực trạng phát triển làng nghề và hoạt động kinh doanh của các làng
nghề trên địa bàn toàn quốc, đưa ra định hướng để xây dựng bản đồ quy hoạch phát triển
các ngành nghề thủ công của Việt Nam;
- Đề tài "Môi trường kinh doanh ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp", do
Viện Kinh tế Hợp tác xã phối hợp thực hiện năm 2001 trong khuôn khổ Dự án VIE 97/016
do Viện Quản lý kinh tế TW chủ
trì. Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng môi trường
kinh doanh đối với các ngành nghề thủ công ở nông thôn Việt Nam thời kỳ từ 2001 trở về
trước và định hướng hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát triển hoạt động sản xuất,
kinh doanh các sản phẩm làng nghề đến năm 2010;
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy
mạnh tiêu thụ sản ph
ẩm của các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2010” –
Viện NCTM, 2003 được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu để tiếp tục đổi mới các chính
sách, giải pháp cụ thể và đồng bộ nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm LNTT, góp phần phát
triển sản xuất của các làng nghề nói riêng, phát triển kinh tế nông thôn, phát triển xuất khẩu
nói chung.
Ngoài ra, còn có các công trình khác liên quan đến vấ
n đề nghiên cứu đáng chú ý
như :
+ Báo cáo “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn
đến năm 2010" của Bộ NN&PTNT;
+ Đề tài "Những giải pháp vi mô nhằm đẩy mạnh XK hàng thủ công mỹ nghệ", mã
số B.2001-39-05, do Trường ĐH Thương Mại chủ trì thực hiện năm 2002.
+ Đề tài "Thị trường xuất khẩu và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặ
t
hàng rau quả, thịt lợn và hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam", mã số 2001-78-013, Đại
học Ngoại thương;

- Sách tham khảo "Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá", NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2003.
+ Sách tham khảo "Công nghiệp nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát
triển", NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2004.
Bên cạnh đó, các Bộ, ngành đã tổ chức nhiều hội thảo như
“Kinh tế làng nghề - thực
trạng và định hướng phát triển” - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2005 đã
đưa ra những báo cáo cho thấy tình hình khó khăn của các làng nghề; Hội thảo về “Làng
nghề truyền thống - di sản văn hoá dân tộc” tại Hà Nội ngày 5-12 - 2008 chỉ rõ rằng muốn
nâng cao vị thế các làng nghề và hợp tác xã cần phải có chính sách phù hợp; Hội thảo quy
hoạch phát triển du lịch làng nghề Hà Tây và dự án thí
điểm làng nghề Phú Vinh (Phú
Nghĩa - Chương Mỹ). Đặc biệt, Hội thảo “Bảo tồn và Phát triển làng nghề” tổ chức tại Hà
Nội vào tháng 11/2006 đã đề ra 4 việc cần làm ngay để phát triển bền vững các làng nghề,
góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn thời kỳ mới, đó là tăng cường thông tin và kỹ

4
năng thị trường, quy hoạch tốt hình thức du lịch làng nghề, tìm nguồn vốn hỗ trợ và ứng
dụng công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất.
Ở nước ngoài, cho tới thời điểm hiện nay chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên
cứu nào liên quan đến việc phát triển làng nghề và thương mại làng nghề Việt Nam. Tuy
nhiên, đã có một số công trình nghiên cứu về tổ chức quản lý phát triển các làng nghề

truyền thống nhằm hoạch định chính sách phát triển khu vực kinh tế dân doanh của chính
phủ các nước có liên quan đến phát triển làng nghề và thương mại làng nghề mà Việt Nam
có thể học tập, trong đó điển hình là các nghiên cứu cơ bản nhằm hoạch định chính sách
quốc gia "một làng một sản phẩm" của Thái Lan; chính sách phát triển các "quận công
nghiệp" của Italia ….
Tuy nhiên, trên thực tế, tất cả các công trình có liên quan đến chủ đề nghiên c
ứu chỉ

đề cập một cách lẻ tẻ, không có tính hệ thống, đồng bộ. Vì vậy, việc thực hiện đề tài nghiên
cứu phần nào giúp các nhà quản lý, các hộ tư nhân, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh
các sản phẩm làng nghề có được cái nhìn tổng quan về lĩnh vực hoạt động này để đưa ra
những định hướng, chiến lược phát triển phù hợp với đặc thù của mình.
3- Mục tiêu và đối tượ
ng của đề tài :
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài :
Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển làng nghề và thương mại của các làng
nghề Việt Nam. Cụ thể :
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về làng nghề và thương mại của các làng nghề;
- Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề và thương mại của các làng nghề Việt
Nam;
- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triể
n làng nghề và thương mại của các làng
nghề Việt Nam đến năm 2020.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là làng nghề và hoạt động thương mại của các
làng nghề Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Phạm vi về không gian : các làng nghề ở Việt Nam
+ Phạm vi về thời gian : các tài liệu và phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng
nghề và thương mại làng nghề
từ 2005 đến nay; đề xuất định hướng và giái pháp phát triển
thương mại của các làng nghề thời kỳ tới năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận : đề tài tiếp cận theo hướng thông qua việc đánh giá thực trạng phát
triển làng nghề và thương mại của các làng nghề rút ra những vấn đề còn tồn tại, hạn chế
sự phát triển của thương mại làng nghề và từ đ
ó đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề

và thương mại của các làng nghề Việt Nam.

5
- Phương pháp thực hiện :
+ Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu, số liệu về thực trạng phát triển làng nghề
Việt Nam (xuất khẩu …)
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích : được sử dụng để tổng hợp, phân tích các cơ
chế, chính sách, biện pháp phát triển thương mại làng nghề Việt Nam và rút ra những hạn
chế, tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân tồn tại cần khắc phục để
từ đó đưa ra các giải
pháp khắc phục.
+ Phương pháp khảo sát thực tiễn : được sử dụng để trợ giúp việc đánh giá những
tồn tại, bất cập trong phát triển thương mại làng nghề Việt Nam hiện nay.
+ Phương pháp chuyên gia, hội thảo khoa học
6. Kết cấu nội dung nghiên cứu :
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của Đề tài được kết cấ
u thành 3 chương
như sau :
Chương I. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về làng nghề và thương mại của các
làng nghề.
Chương II. Thực trạng phát triển làng nghề và thương mại của các làng nghề Việt
Nam.
Chương III. Giải pháp phát triển làng nghề và thương mại của các làng nghề Việt
Nam đến năm 2020

6
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ
VÀ THƯƠNG MẠI CỦA CÁC LÀNG NGHỀ


1.1. KHÁI QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ VÀ VAI TRÒ CỦA LÀNG NGHỀ TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1.1. Khái niệm và phân loại làng nghề
Việc hình thành các làng nghề là một trong những nét đặc sắc của tổ chức kinh doanh ở
nông thôn Việt Nam. Trên thực tế, tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu mà có thể có các khái
niệm khác nhau về làng nghề nhưng nhìn chung có thể t
ổng hợp theo 4 quan niệm sau :
Quan niệm thứ nhất, làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động
cho nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu. Với quan niệm này làng nghề được hiểu theo
nghĩa rất hẹp và hiện nay còn rất ít làng nghề như vậy.Ngày nay, làng nghề được hiểu theo
nghĩa rộng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi hành chính của một làng mà gồm một ho
ặc
một số làng trên cùng một tiểu vùng địa lý kinh tế, cùng sản xuất một số chủng loại mặt
hàng truyền thống hoặc cùng kinh doanh một ngành nghề phi nông nghiệp và có quan hệ
mật thiết với nhau về kinh tế - xã hội.
Quan niệm thứ hai, làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công nhưng không
phải toàn bộ các hộ sinh sống ở đây đều làm nghề này mà có người làm nghề nông, có
người trở thành nh
ững người thợ chuyên sản xuất hàng thủ công truyền thống ngay của
làng nghề hay phố nghề ở nơi khác.
Quan niệm thứ ba, làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi qui tụ các nghệ
nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong
sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ và
có cùng tổ
nghề.
Quan niệm thứ tư, làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), có
một hay một số nghề tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập, thu nhập từ
các nghề đó chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng
2
. Quan niệm này

tương đối tổng hợp, phản ánh được cả 3 quan niệm nêu trên.
Như vậy có thể thấy, hiện nay, về cơ bản đã có sự thống nhất chung về khái niệm
làng nghề: làng nghề là làng ở nông thôn thì phải gắn với hoạt động nông nghiệp, nhưng
hoạt động của các nghề phi nông nghiệp đang mạnh lên và tạo thu nhập ngày càng tăng.
Tuy đã có rất nhiều làng có nghề như
vậy, nhưng có một số quan điểm cho rằng nên sử
dụng chuẩn chung là làng có ít nhất 30% so với tổng số hộ và lao động ở làng nghề, hoặc
có ít nhất 300 lao động, nhưng đóng góp ít nhất 50% tổng giá trị sản xuất và thu nhập
chung của làng, hoặc doanh thu hằng năm từ ngành nghề ít nhất 300 triệu đồng. Nói cách

2
TS. Mai Thế Hởn (Chủ biên): "Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa" NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003;

7
khác, “làng nghề là một kiểu tổ chức kinh tế - văn hóa - xã hội đặc thù ở nông thôn; cùng
với sản xuất nông nghiệp, các nguồn lực trong làng tập trung phát triển các ngành nghề
phi nông nghiệp và những nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và thu
nhập so với nghề nông”.
Trước đây, làng nghề không chỉ là trung tâm sản xuất sản phẩm thủ công mà còn là
điểm văn hóa củ
a khu vực, của vùng. Trong thời gian gần đây, làng nghề đang thay đổi
nhanh chóng theo nền kinh tế thị trường, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công phục vụ tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu được tạo điều kiện phát triển, quá trình CNH cùng với việc
áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, thúc đẩy sản xuất
tại các làng nghề đã làm tăng mức thu nhập bình quân của người dân nông thôn. Các làng
nghề mớ
i các cụm làng nghề không ngừng được khuyến khích phát triển, tạo thu nhập ổn
định ở khu vực nông thôn.
 Phân loại làng nghề :

- Phân loại làng nghề theo lịch sử hình thành và phát triển, gồm có làng nghề
truyền thống, làng nghề mới ;
- Phân loại làng nghề theo ngành nghề sản xuất kinh doanh và loại hình sản phẩm,
gồm có các làng nghề tiểu thủ công nghiệp như : dệt Vạn Phúc (Hà Nội), gốm sứ Bát Tràng
(Hà Nội), đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) ; làng nghề công nghiệp cơ khí, chế tác
như: chế tác vàng bạc ở Châu Khê (Hải Dương), dát vàng Kiêu Kỵ (Hà Nội); gia công tái
chế sắt thép Văn Môn (Bắc Ninh) và Đa Hội (Hà Nội) ; làng nghề chăn nuôi như: làng
nghề chăn nuôi ngựa đua ở Lâm Đồng, làng nghề nuôi gà chọi ở Hải Dương, làng nghề
nuôi trâu chọi ở Đồ Sơn (Hải Phòng), làng nghề nuôi chim c
ảnh, nuôi cá cảnh ở ngoại
thành Hà Nội ; làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ …; làng
nghề trồng trọt như làng nghề trồng cây cảnh Nghi Tàm - Quảng Bá (Hà Nội), làng nghề
trồng hoa Ngọc Hà (Hà Nội)
- Phân loại theo quy mô các làng nghề gồm :
+ Làng nghề quy mô lớn, lan toả, liên kết nhiều làng cùng làm một nghề hoặc cùng
một không gian địa lý lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc cụm công nghiệp làng ngh
ề. Ở
các làng nghề này, quy mô lao động phi nông nghiệp rất lớn, không chỉ có lực lượng lao
động tại chỗ mà còn thu hút lực lượng lao động ở nhiều nơi khác đến làm thuê, vốn lưu
chuyển và doanh số rất lớn. Ví dụ như Ninh Hiệp (Hà Nội), Bát Tràng (Hà Nội).
+ Làng nghề quy mô nhỏ, tức là trong phạm vi một làng theo nghĩa hành chính địa
phương. Ở các làng này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phi nông nghiệp, được
truyền ngh
ề trong phạm vi dòng tộc, với sản phẩm độc đáo
- Phân loại làng nghề theo loại hình kinh doanh có tính phổ biến, có các làng nghề
chuyên doanh một chủng loại sản phẩm hàng hoá, như làng nghề chạm bạc cổ truyền Đồng
Xâm (Kiến Xương, Thái Bình), Làng nghề mây tre đan Nguột Tế (Phú Xuyên, Hà Nội),
làng nghề khảm trai sơn mài Ngọ Hà (Phú Xuyên, Hà Nội), làng nghề nung vôi Trường Úc
(Bình Định) ; các làng nghề kinh doanh tổng hợp một số ngành sản ph
ẩm truyền thống


8
như Kiêu Kỵ, Trai Trang, Đình Bảng, Đồng Kỵ ; các làng nghề vừa chuyên doanh các sản
phẩm truyền thống vừa phát triển các ngành nghề mới như dịch vụ, xây dựng (vừa kinh
doanh các ngành nghề truyền thống vừa kinh doanh các ngành nghề hiện đại). Loại làng
nghề này phát triển mạnh trong những năm gần đây ở khu vực ngoại thành các thành phố lớn
hoặc các vùng phụ cận như Ninh Hiệp (Hà Nội), Vạn Phúc (Hà N
ội),
- Phân loại làng nghề theo xu hướng và khả năng phát triển gồm làng nghề phát
triển, làng nghề hoạt động cầm chừng và làng nghề đang bị mai một
Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục đích mà có thể
lựa chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề hoạt động thương mại của các
làng nghề, cách phân loại làng nghề theo quy mô lớn nhỏ là phù hợp hơ
n cả, vì thực tế cho
thấy với mỗi một quy mô hoạt động sản xuất khác nhau thì hoạt động thương mại của các
làng nghề có những đặc điểm khác nhau
1.1.2. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội
Khu vực kinh tế làng nghề có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội nông thôn, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hóa
nông nghiệp nông thôn. Điề
u đó được thể hiện trên các khía cạnh sau :
Thứ nhất, phát triển làng nghề góp phần giải quyết việc làm, phân công lao động,
thu hút lực lượng lao động dư thừa và sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn. Chiếm
khoảng 80% dân số và 73% lực lượng lao động của cả nước nhưng tỉ lệ lao động thiếu việc
làm ở nông thôn hiện nay chiếm khoảng 30-35%, hàng năm có tới khoảng m
ột triệu người
bổ sung vào lực lượng lao động xã hội là một khó khăn, thách thức không nhỏ trong công
cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn hiện nay. Trong khi đó, các làng nghề nước
ta với nhiều ngành nghề phi nông nghiệp, không đòi hỏi nhiều vốn, yêu cầu kỹ thuật không
cao, chủ yếu là tận dụng lao động và có khả năng làm việc phân tán trong từng hộ gia đình. Do

vậy, nếu là các làng nghề ở nông thôn được phát triển m
ạnh sẽ thu hút được nhiều lao động
nông thôn. Theo một số kết quả điều tra, nghiên cứu, bình quân mỗi cơ sở chuyên ngành nghề
ở các làng nghề tạo việc làm ổn định cho 27 lao động, mỗi hộ ngành nghề cho 4-6 lao động.
Ngoài lao động thường xuyên, các hộ, các cơ sở ngành nghề ở các làng nghề còn thu hút lao
động nhàn rỗi trong nông thôn (bình quân 2-5 người/hộ và 8-10 người/cơ sở). Nhiều làng nghề
đã thu hút trên 60% số lao động vào các hoạt động ngành ngh

1
. Hơn nữa, của các làng nghề,
sự phát triển của các ngành nghề phi nông nghiệp truyền thống đã kéo theo mở ra nhiều nghề
mới khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan, tạo thêm việc làm mới, thu hút thêm lao động.
Cũng theo tổng kết thực tiễn, cứ xuất khẩu được 1 triệu USD hàng hoá sẽ tạo việc làm và thu
nhập cho 3000-4000 lao động thường xuyên, nếu lao động thời vụ sẽ gấp 3-5 lần. M
ặt khác,
việc phát triển các ngành nghề ở các làng nghề ở nông thôn sẽ tận dụng tốt thời gian lao động,
khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, nó còn góp phần thực hiện

1
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: "Báo cáo đánh giá thực trạng và định hướng phát triển ngành nghề nông
thôn đến năm 2010", Hà nội, tháng 7/2001, trang 6

9
phân bổ hợp lý lực lượng lao động nông thôn. Nhiều hộ ở các làng nghề sẽ kết hợp giữa phát
triển sản xuất nông nghiệp với ngành nghề phi nông nghiệp, thậm chí một số hộ chuyển hẳn
sang làm nghề phi nông nghiệp. Những cơ sở, những hộ kiêm và hộ chuyên sẽ là những trung
tâm thu hút lao động của địa phương và lao động những vùng xung quanh trong phát triển các
làng nghề. Như vậy, các làng nghề đượ
c coi là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho lao
động ở nông thôn.

Thứ hai, phát triển làng nghề sẽ tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động, thu
hẹp khoảng cách đời sống giữa nông thôn và thành thị, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay năng suất lao động trong nông nghiệp thấp, thu nhập từ hoạt động sản xuất nông
nghiệp không cao. Phát triển kinh tế làng nghề sẽ tạ
o điều kiện làm tăng thu nhập của cư
dân ở nông thôn bằng hai cách : thu nhập do chính ngành nghề đã mang lại và thu nhập do
việc phát triển các nghề dịch vụ khác liên quan đến nó như: dịch vụ cung ứng nguyên liệu,
sản xuất và sửa chữa công cụ, dịch vụ cơ khí, dịch vụ lao động …Thu nhập từ các hoạt
động ngành nghề phi nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng chủ yếu trong thu
nhập của các h
ộ ở các làng nghề. Trên cơ sở tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao
động, các làng nghề được coi là nhân tố, là động lực làm chuyển dịch cơ cấu xã hội nông
thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, nâng cao phúc lợi cho người dân.
Thứ ba, các làng nghề phát triển sẽ bảo tồn, duy trì và phát triển được nhiều ngành
nghề truyền thống của dân tộc, tạo điều kiện và cơ hội phát huy khả
năng của đội ngũ nghệ
nhân, thợ giỏi trong các làng nghề, đồng thời truyền dạy nghề cho đời sau; góp phần bảo
tồn và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc. Các làng nghề gắn liền với lịch sử phát triển
nền văn hoá dân tộc nên các sản phẩm làng nghề chứa đựng những phong tục, tập quán, tín
ngưỡng mang sắc thái riêng có của dân tộc Việt Nam. Nhiều sản phẩm làng nghề có giá
trị minh chứng sự thịnh vượng của quốc gia, cũng như thể hiện những thành tựu, phát minh
mà con người đạt được. Cho đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề là hàng thủ công mỹ nghệ
tinh xảo, độc đáo, đạt trình độ bậc cao về mỹ thuật còn được lưu giữ, trưng bày tại nhiều
viện bảo tàng nước ngoài.
Thứ tư, các làng nghề phát triển sẽ góp phần chuy
ển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình phát
triển, hoạt động sản xuất của các làng nghề đã sử dụng các công nghệ truyền thống hoặc tiên
tiến để chế biến nông sản phẩm, tận dụng các nguồn tài nguyên, các phế phụ phẩm, phế liệu để
tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩ

u. Thông qua quá
trình đó đã làm tăng giá trị hàng hoá, tăng giá trị hàng xuất khẩu. Từ đó, cơ cấu kinh tế
được chuyển dịch từ nông nghiệp là chủ yếu sang cơ cấu kinh tế mới có công nghiệp và
dịch vụ cùng phát triển và chiếm tỷ trọng ngày càng cao ở các làng nghề; tỷ trọng lao động
nông nghiệp ngày càng giảm xuống, tăng tương ứng lao động làm ngành nghề phi nông
nghiệp. Mặt khác, cũng trên cơ s
ở giá trị sản lượng từ hoạt động phi nông nghiệp của các
làng nghề tăng lên, tạo điều kiện tăng tích luỹ và nguồn vốn đầu tư tại chỗ, nâng cấp và xây
dựng mới kết cấu hạ tầng, cải thiện đời sống dân cư trong làng, trong vùng. Do đó, các làng

10
nghề có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA CÁC LÀNG NGHỀ
VIỆT NAM
1.2.1. Đặc điểm hoạt động thương mại của các làng nghề quy mô nhỏ :
- Đặc điểm về sản phẩm :
+ Trên thực tế, đặc đi
ểm lớn nhất của thương mại trong các làng nghề là do đặc
điểm của các sản phẩm làng nghề quy định. Sản phẩm làng nghề thường kết tinh nhiều lao
động sống hơn, độc đáo và thậm chí độc tôn về nguyên liệu, độc đáo và nâng lên thành văn
hóa trong phương thức sản xuất và tiêu dùng … Điều đó đặt ra yêu cầu : hoạt động thương
mại phải hòa quyện được vớ
i không gian văn hóa của làng nghề.
+ Đặc điểm nổi bật về sản phẩm của các làng nghề quy mô nhỏ chủ yếu và phổ biến
là sản phẩm thủ công truyền thống in đậm sắc thái văn hoá trong sản phẩm. Sản phẩm thủ
công truyền thống chủ yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày; phần lớn quá trình sản xuất bằng
tay, riêng công đoạn hỗ trợ có thể dùng b
ằng máy; sản xuất dựa trên kỹ thuật hay công
nghệ truyền thống nhưng có thể tiến hành cải tiến kỹ thuật hay công nghệ nào mà không

ảnh hưởng cơ bản đến sản phẩm thủ công đó; sử dụng phần lớn nguyên liệu truyền thống
có tại địa phương.
+ Tính chất của sản phẩm của làng nghề quy mô nhỏ đều nằm ở nhóm các sản phẩm
độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: chạm, khảm vàng - bạc, chạm khảm gỗ,
đồ sơn mài, tranh dân gian, đồ gốm mỹ nghệ, lụa tơ tằm, thổ cẩm, thêu Đây là nhóm các
mặt hàng không thể mất vị trí trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá bởi sản phẩm
mang tính nghệ thuật, không thể sản xuất hàng loạt bằng máy móc được.
- Về các chủ thể hoạt độ
ng thương mại : chủ yếu là các hộ gia đình sản xuất ra để
tiêu thụ tại gia hoặc bán lẻ ở các chợ. Đồng thời, trong các làng nghề này thường có một
nghiệp chủ có vốn và khả năng tìm kiếm thị trường bên ngoài đứng ra thu gom sản phẩm,
bán lại cho các doanh nghiệp chuyên kinh doanh sản phẩm làng nghề.
+ Đặc điểm về thị trường tiêu thụ : các sản phẩm được sản xu
ất nhằm mục đích tiêu
thụ trên thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước. Các sản phẩm
được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính các gia đình sản xuất tự sản tự
tiêu (phần sản phẩm này chiếm tỉ trọng rất nhỏ).
- Về khách hàng tiêu thụ : chủ yếu hướng tới khách hàng trong nước gồm: các nhà
sản xuất trong nước (
đối với các sản phẩm là nguyên liệu, vật liệu công cụ sản xuất ) ;
các doanh nghiệp kinh doanh XNK (mua gom sản phẩm của các làng nghề để xuất khẩu);
các doanh nghiệp và chủ đầu tư xây dựng (đối với các sản phẩm là vật liệu xây dựng, trang
trí nội thất); người tiêu dùng ở các đô thị và nông thôn (đối với các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ và hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, ă
n, ở, đi lại của dân cư ).
- Hình thức lưu thông phân phối và tiêu thụ sản phẩm :

11
+ Một số hộ và cá nhân ở của các làng nghề có vốn liếng và có quan hệ bạn hàng rộng
rãi đứng ra làm chủ bao mua, làm "cai đầu dài" hoặc làm đại lý cung ứng nguyên liệu và

bao tiêu sản phẩm cho các cơ sở sản xuất trong làng. Những người này có quan hệ với các
chủ bao mua lớn ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng. TP Hồ Chí Minh, đồng thời
hiểu rất rõ ý nghĩa của việc tìm kiếm thị trường xuất kh
ẩu.
+ Các thương nhân trong nước chuyên thu mua gom sản phẩm của các làng nghề để bán
cho các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu hoặc cung cấp cho các cửa hàng bán buôn và bán
lẻ ở các đô thị lớn hoặc các khu du lịch.
+ Các thương nhân ở các đô thị lớn ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trực tiếp với các
nghiệp chủ ở các làng nghề.
+ Các nghiệp chủ ở các làng nghề trực tiếp thiết lậ
p hệ thống cửa hàng bán sản phẩm
của mình hoặc liên kết với các thương nhân ở các đô thị lớn để tiêu thụ sản phẩm.
+ Các nghiệp chủ có vị thế lớn ở các làng nghề gốc đứng ra bao tiêu sản phẩm cho các
nghiệp chủ ở các làng nghề trong vùng trên cơ sở chi phối công nghệ sản xuất và mẫu mã
sản phẩm.
1.2.2.Đặc điểm hoạt động thươ
ng mại của các làng nghề quy mô lớn
Sự hình thành và phát triển của ngành nghề thủ công truyền thống có qui mô lớn
trong xã hội hiện đại, như sau: Quá trình phân công lao động để hình thành những làng
nghề chuyên nghiệp (tách khỏi hẳn việc trồng trọt) là rất từ tốn và không phổ biến trong xã
hội Việt Nam cổ truyền. Suy cho cùng, sinh mệnh của các làng nghề khởi thuỷ chỉ nhằm
vào việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt củ
a chính người nông dân trong các làng xã nông
nghiệp, mà tính chất khép kín, tự cung cấp là nổi trội. Cho nên, khi đặc trưng ấy phai nhạt,
cũng chính là những thử thách đối với sự sinh tồn của những sản phẩm này.
Khi luỹ tre làng không còn là rào chắn thị trường tiêu thụ các mặt hàng thủ công lẫn
công nghiệp, thì mọi điều sẽ diễn ra một cách công bằng trước thực tế cạnh tranh, buộc mỗi
mặt hàng phải tự khẳ
ng định mình trước người tiêu thụ.
Trong xã hội hiện đại, sản phẩm công nghiệp và bán thủ công với chất liệu, mẫu mã,

tính năng, giá cả, độ bền ngày càng tỏ ra nhiều ưu điểm thuyết phục, tuy vậy, đây không
phải và không thể là nguyên nhân làm suy vong, hay "đối thủ" từ chối việc cộng sinh đối
với ngành thủ công truyền thống. Tất nhiên, cũng có những sản phẩm thủ công do công
d
ụng, tính năng, đặc điểm lịch sử , cũng như sự phát triển không ngừng về mọi mặt như
nguyên liệu, mẫu mã, kỹ thuật đã không còn lý do tồn tại trong một cộng đồng nào đó,
nhất là những mặt hàng mang thuần chức năng sử dụng đứng đối đầu trước sản phẩm mới
đã hoàn toàn chiếm ưu thế.
Tuy vậy, vẫn còn không ít những s
ản phẩm thủ công có thể phát huy được khả năng
cạnh tranh hay xứng đáng được khuyến khích bảo trợ nền công nghiệp hiện đại.
Bởi, trong một cách hiểu nào đó, nó không mang nét lạnh lùng, đơn điệu, khô cứng hay
hào nhoáng phút chốc của những sản phẩm được làm ra hàng loạt từ máy móc. Ngược lại,
phần lớn các sản phẩm thủ công tinh xảo đều có thể gọi nó là những tác phẩm nghệ
thuật,

12
và, ai lại chẳng muốn thủ đắc cho mình, những gì được làm ra từ chính đôi bàn tay lẫn tâm
hồn con người đang gánh cả hành trang văn hoá truyền thống trên đôi vai. Và khi đã gọi nó
là tác phẩm, thì không thể có những bản sao nguyên dạng, đó là chưa nói đến phút hứng
khởi nào đó, kỹ thuật từ đôi tay thăng hoa, sản phẩm đã vượt khỏi sự mong đợi của chính
người làm ra nó.
Con người tạo ra guồ
ng máy công nghiệp, nhưng cuối cùng, ít nhiều cũng biến
thành "nạn nhân" của chính nó. Do vậy, con người đến với sản phẩm thủ công không chỉ
tìm đến những hồi ức của quá khứ, mà còn bị thuyết phục bằng chính những nét đẹp tự
thân, những giá trị "không bị ô nhiễm" của nó. Nói như vậy, chúng tôi không hề có ý định
phủ nhận những thành tựu của sản phẩm công nghiệp, hoặc thiếu tính kh
ẳng định "vết son"
phát kiến đầy trí tuệ của con người cho cuộc sống.

Sức sống của những giá trị kết tinh từ nhiều thế hệ, cũng như sự đa dạng phong phú
của các nền văn hoá khác nhau thể hiện trên sản phẩm thủ công, luôn tạo nên sự hấp dẫn,
thú vị, len vào những khoảng hở của cuộc sống đầy ắp căng thẳng, dồ
n dập hiện nay. Đó là
cái mà sản phẩm phục vụ cuộc sống tiện nghi và thực dụng, cái mà tính thời thượng, các
trào lưu ngắn ngủi của mode không thể thay thế. Bởi, bất cứ nơi nào trên hành tinh này
cũng đều dễ dàng tiếp thu, nhập khẩu cả một quy trình sản xuất sản phẩm công nghiệp hiện
đại, nếu họ có con người và ngân sách chuyển nhượng. Nhưng để có một ngành nghề thủ

công thì không phải như thế.
Các làng nghề quy mô lớn mà tiêu biểu là cụm công nghiệp làng nghề (CCNLN) là
một hình thức biểu hiện của khu công nghiệp, được thành lập, phát triển từ khi có Quyết
định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính
sách ngành nghề nông thôn. Là một hình thức mới của tổ chức sản xuất công nghiệp theo
lãnh thổ, CCNLN đã có vai trò quan trọng và đóng góp tích cực trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn nước ta. CCNLN chưa có tên gọi thống
nhất giữa các địa phương, nơi gọi là điểm công nghiệp (tỉnh Hà Tây), nơi gọi là cụm công
nghiệp huyện (tỉnh Nam Định), nơi gọi là cụm công nghiệp (thành phố Hà Nội) … Nhưng
nói chung, khá thống nhất về quan niệm cho rằng CCNLN là một địa điểm phân bố sản
xuất công nghiệp tập trung bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ
kinh tế gia đình
nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường, tạo kết cấu cơ sở hạ tầng tốt hơn cho phát triển sản
xuất, kinh doanh công nghiệp. CCNLN có ranh giới địa lý rõ ràng, có hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật chung được xây dựng đồng bộ và được thành lập theo quyết định của chính
quyền địa phương (tỉnh hoặc huyện). Mục tiêu của CCNLN phát triển s
ản xuất, kinh doanh
công nghiệp trên cơ sở giải quyết tốt vấn đề tạo ra kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi
trường. Đối tượng vào CCNLN là cơ sở sản xuất, kinh doanh (doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ
kinh doanh gia đình) ở làng nghề chuyển đến. CCNLN đã thực hiện sự tách biệt khu vực

sản xuất khỏi khu vực dân cư sinh sống. CCNLN được thành lậ
p theo quyết định của Uỷ
ban nhân dân địa phương (tỉnh, huyện). Khác với khu công nghiệp tập trung, CCNLN có
quy mô nhỏ hơn, sản xuất thường tập trung vào một loại sản phẩm mang tên của làng nghề,

13
điều kiện và phương tiện xử lý môi trường, kết cấu cơ sở hạ tầng kém hơn và do chính
quyền địa phương (tỉnh, huyện…) quyết định thành lập. CCNLN khác với khu công nghiệp
vừa và nhỏ ở chỗ: Khu công nghiệp vừa và nhỏ bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ
được hình thành chủ yếu do phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ mới, do di chuyển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố vào
để khắc phục ô mhiễm môi trường. Còn CNNLN
gồm các cơ sở có xuất xứ là các hộ kinh doanh gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
làng nghề. Đặc điểm về hoạt động thương mại của các CCNLN có thể hình dung như sau :
- Đặc điểm về các chủ thể hoạt động thương mại : theo mô hình này các chủ thể
hoạt động thương mại chủ yếu là các doanh nghiệp (tư nhân ho
ặc nhà nước). Các chủ thể
hoạt động thương mại tại các CCNLN thường có khả năng về vốn cũng như tìm kiếm thị
trường tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở nước ngoài.
- Đặc điểm về sản phẩm :
+ Nhóm các sản phẩm mà phần nhiều mang giá trị sử dụng như gạch ngói thông dụng,
dệt may thông dụng, nông cụ, đồ gỗ thông dụng, các hàng nhựa - cao su - th
ủy tinh, đường
kẹo, nước chấm Nhìn về tương lai, những làng nghề sản xuất các mặt hàng này sẽ bị sức
ép mạnh của kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Bởi thế, những nghề và làng nghề đó cần đư-
ợc đầu tư đổi mới công nghệ, đi dần vào guồng máy công nghiệp hiện đại.
+ Các sản phẩm được sản xuất nhằm mục
đích xuất khẩu đáp ứng nhu cầu của khách
hàng quốc tế (xuất khẩu qua Hải quan và xuất khẩu tại chỗ cho khách du lịch quốc tế).
+ Khách hàng quốc tế (đối với các sản phẩm xuất khẩu qua biên giới Hải quan và xuất

khẩu tại chỗ), gồm: Các nhà nhập khẩu nước ngoài, các nhà sản xuất và người tiêu dùng có
quốc tịch nước ngoài.
- Hình thức lưu thông phân phối và tiêu thụ sản ph
ẩm :
+ Các doanh nghiệp kinh doanh XNKVN ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu thu mua
sản phẩm để XK hoặc hợp đồng thu mua gom sản phẩm của các làng nghề để XK.
+ Các nhà nhập khẩu nước ngoài trực tiếp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh
nghiệp chủ ở làng nghề.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOAT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA CÁC
LÀNG NGHỀ
Hoạt động thương mại của các làng nghề
chịu ảnh hưởng của các nhân tố cơ bản sau
 Các nhân tố chủ quan
+ Khả năng tiêu thụ của chính sản phẩm hàng hoá làng nghề. Sản phẩm của các
làng nghề sản xuất ra chỉ có thể được đưa vào trao đổi, mua bán khi nó có khả năng đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng về các tiêu chuẩn như: chất lượng, thị hiếu, mẫu mã….
và với giá thành sản xuất, giá cả hợp lý.
+ Năng lực tiếp cận thị trường của các nghiệp chủ ở các làng nghề. Thị trường các
sản phẩm hàng hoá của các làng nghề luôn luôn biến đổi dưới tác động của các qui luật
cung - cầu, giá cả, cạnh tranh… Vì thế, nếu các nghiệp chủ này không nâng cao năng lực
tiếp cận thị trường để kịp thời điều chỉnh chiến lược sản phẩm thích ứng với các thị
trường

14
khách hàng mục tiêu thì nguy cơ sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, bị ứ đọng là rất
lớn. Mặt khác, năng lực tiếp cận thị trường của các nghiệp chủ ở các làng nghề cũng thể
hiện qua việc nắm vững thông tin thị trường, nhất là các thông tin về xu hướng biến đổi của
nhu cầu và thị hiếu khách hàng mục tiêu; từ đó dự báo sớm để đ
iều chỉnh chiến lược sản
phẩm (nhất là chất liệu, mẫu mã, nhãn mác…) để "đón đầu" nhu cầu và thị hiếu khách

hàng, nhằm đảm bảo chắc chắn khi sản phẩm được sản xuất ra có thị trường tiêu thụ. Trong
bối cảnh nhất thể hoá kinh tế thế giới, hình thành thị trường toàn cầu và hội nhập kinh tế
thế giới, nếu làng nghề nào có năng lực v
ươn ra thị trường thế giới, xuất khẩu được sản
phẩm thì đều có điều kiện phát triển về qui mô và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản
phẩm và của từng cơ sở sản xuất.
+ Năng lực tạo lập và khai thác hệ thống kênh phân phối và mạng lưới đại lý, cửa
hàng bán sản phẩm của các nghiệp chủ ở các làng nghề là nhân tố then chố
t, vừa cơ bản lâu
dài vừa trực tiếp quyết định đến qui mô và tính ổn định trong tiêu thụ sản phẩm của họ. Đối
với các nghiệp chủ có tiềm lực lớn, họ thường tự tạo lập cho mình một hệ thống kênh phân
phối và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm riêng; đồng thời thu hút các nghiệp chủ khác tham gia
vào mạng lưới đó. Đối với các nghiệp chủ ch
ưa đủ tiềm lực tạo lập cho mình một hệ thống
phân phối tiêu thụ sản phẩm riêng thì buộc phải liên kết với các nghiệp chủ khác hoặc bán
sản phẩm cho các "trung gian", cho người mua gom.
 Nhân tố khách quan
+ Thị trường trong nước và thị trường thế giới là yếu tố cơ bản hàng đầu tác động
mạnh nhất đến tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. Trên thị tr
ường trong nước, thị trường
các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng là những thị trường
trọng điểm, có sức mua lớn và là thị trường bán buôn lớn nhất sản phẩm của các làng nghề.
Thị trường trong nước tác động mạnh nhất đến sự tiêu thụ các chủng loại sản phẩm như vật
liệu xây dựng, lương thực, thự
c phẩm chế biến, nông cụ, đồ gỗ, các sản phẩm chế tác, hàng
dệt lụa và giấy….Thị trường thế giới, nhất là thị trường các nước phát triển, các nước mức
thu nhập bình quân đầu người cao như EU, Nhật, Hoa Kỳ…; các thị trường gần Đông Á và
Đông Nam Á là những thị trường tiêu thụ chủ yếu và tác động mạnh đến tiêu thụ các nhóm
sản phẩm thủ công mỹ nghệ
của các làng nghề Việt Nam như: gốm sứ, mây tre đan, đồ gỗ

mỹ nghệ và các sản phẩm kim hoàn…
+ Các rào cản thương mại của các nước nhập khẩu tác động không nhỏ đến hoạt
động xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề truyền thống Việt Nam. Trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu, các nước đề
u từng
bước cắt giảm hàng rào thuế quan, thuế hóa các biện pháp phi thuế nhưng để bảo hộ mậu
dịch, chính phủ các nước đều tạo lập và áp dụng các rào cản thương mại mới, tinh vi, đa
dạng không trái với qui định của WTO. Trong đó, có nhiều rào cản thương mại đang và sẽ
tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề Việt Nam nh
ư:
các rào cản về tiêu chuẩn môi trường tác động đến xuất khẩu sản phẩm gốm sứ, thuỷ tinh,
đồ nhựa; rào cản về tiêu chuẩn trồng rừng tác động đến xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ, mây tre

15
đan; các rào cản về tiêu chuẩn văn hoá - nhân văn tác động đến xuất khẩu các sản phẩm
dệt, thêu ren, khảm trai và hàng mỹ nghệ khác….
+ Môi trường luật pháp, chính sách và cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước cũng tác
động mạnh đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. Trong đó, Luật pháp và
chính sách của Nhà nước xác lập và tác động mạnh đến các vấn đề như quyền kinh doanh,
vấ
n đề tự do lưu thông hàng hoá, vấn đề xuất nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản
phẩm của các làng nghề, vấn đề xây dựng mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm như các
đại lý tiêu thụ, các cửa hàng bán sản phẩm của làng nghề. Theo xu hướng tự do hoá kinh tế,
tự do hoá thương mại, đến nay về cơ bản và trên tổng thể, luật pháp và chính sách kinh tế
của Nhà nước ta đ
ã cho phép và khuyến khích các nghiệp chủ ở các làng nghề đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh các ngành nghề mà luật pháp không cấm, hỗ trợ tiếp cận thị
trường thế giới, được trực tiếp nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất và trực tiếp xuất
khẩu sản phẩm của mình và của người khác nếu có bạn hàng và thị trường, được tự do xây
dựng mạng l

ưới đại lý và cửa hàng tiêu thụ ở các đô thị lớn, các địa phương khác trong cả
nước cũng như ở nước ngoài.
+ Việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đem
lại nhiều cơ hội cho để phát triển thị trường xuất khẩu của các sản phẩm làng nghề, nhất là
các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Việ
c đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và việc
tiếp tục mở cửa thị trường nội địa theo các cam kết quốc tế song phương và đa phương
trong thời kỳ tới, sẽ dẫn đến cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt ngay trên thị trường nội
địa về các sản phẩm nhập khẩu cùng loại với sản phẩm của các làng nghề Việt Nam. Đặc
biệ
t là sau khi hoàn thành các cam kết CEPT/AFTA và khu vực mậu dịch tự do ASEAN -
Trung Quốc được thực hiện thì sản phẩm của các làng nghề Việt Nam sẽ phải cạnh tranh
gay gắt hơn với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia là những
nước có hàng thủ công mỹ nghệ cùng loại với Việt Nam và có sức cạnh tranh cao trên thị
trường thế giới (gốm, sứ, sơn mài, gỗ mỹ nghệ, mây tre đan…)
+ Theo Bản Dự
thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2020 thì tốc
độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020
theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người theo giá
thực tế đạt khoảng 3.000 - 3.200 USD. Đây là yếu tố hàng đầu quy định và tác động đến
quỹ mua, sức mua và quy mô tiêu thụ sản phẩm làng nghề trên thị trường trong nước từ
nay đến n
ăm 2020.
+ Sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch. Theo Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp
dẫn, có đẳng cấp trong khu vực; ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
có tính chuyên nghiệp, hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang
đậm bản sắc vă
n hóa Việt Nam và thân thiện môi trường. Đến năm 2020 đón 7-8 triệu lượt
khách quốc tế; 32-35 triệu lượt khách nội địa; thu nhập trực tiếp du lịch đạt 10-11 tỷ USD,

đóng góp 5,5-6% GDP; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó 620.000 việc làm trực tiếp; đến

16
năm 2020 phấn đấu đón 11-12 triệu lượt khách quốc tế; 45-48 triệu lượt khách nội địa; thu
nhập trực tiếp du lịch đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5-7% GDP, tạo ra 3 triệu việc làm,
trong đó 870.000 việc làm trực tiếp. Đây là nhân tố quyết định trực tiếp đến hoạt động xuất
khẩu các sản phẩm làng nghề, đặc biệt là xuất khẩu tại chỗ.
1.4. PHÁT TRIỂN BỀN V
ỮNG CÁC LÀNG NGHỀ
Các làng nghề đang đóng vai trò tích cực trong việc phát triển ngành tiểu thủ công,
ngành nghề truyền thống và nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Điều trăn trở lớn nhất của các làng nghề hiện nay là làm thế nào để sản phẩm làng
nghề thực sự trở thành các sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao, đáp ứng được các yêu cầu
của các thị
trường khó tính nhất. Tuy nhiên phải nhận thấy những thách thức là: Làng nghề
thiếu cạnh tranh do chất lượng sản phẩm chưa cao, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, mẫu
mã đơn điệu, nhãn hiệu hàng hoá, bao bì sản phẩm thiểu hẫp dẫn. Thiết bị nhà xưởng sản
xuất còn thiếu và nghèo nàn. Tình trạng ô nhiễm môi trường, giao thông đi lại khó khăn.
Tác phong làm việc, thái độ ứng xử với khách hàng còn hạn chế. Với trình
độ, kiến thức
như vậy, người lao động làng nghề sẽ gặp rất nhiều trở ngại khi phải đổi mới công nghệ, kỹ
nghệ, mỹ nghệ, thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm”.
Đặc điểm chung của các làng nghề Việt Nam là chúng thường nằm gần các khu đô
thị lớn, có mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy, thuận lợi cho giao lưu, trao
đổi
hàng hoá. Đây chính là điều kiện thuận lợi để kết nối hoạt động du lịch với các làng nghề.
Một số địa phương như Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh đã ý thức được lợi ích kinh tế xã hội từ
việc phát triển du lịch làng nghề và vì vậy đã có nhưng đầu tư nhất định vào quy hoạch du
lịch, xây dựng mô hình du lịch làng nghề. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư
còn mang tính tự

phát, do đó các sản phẩm làng nghề chưa có sức hút và tính cạnh tranh kém. Du lịch làng
lụa Vạn Phúc chủ yếu vì mục đích thương mại, du lịch làng mây tre đan Phú Vinh kém hấp
dẫn do các tiện nghi phục vụ khách chưa được hoàn thiện.
Các làng nghề đóng vai trò tích cực như vậy, do đó việc phát triển các làng nghề
một cách bền vững được các nhà quản lý cũng như các nhà hoạch định chính sách tập trung
giải quy
ết trong những năm đầu của thế kỷ 21.
Phát triển bền vững các làng nghề được cô đọng lại 4 vấn đề lớn:
- Tổ chức tốt công tác thông tin, phát triển thị trường là yếu tố quyết định, yếu tố số
1 để phát triển làng nghề. Hiện nay, giao dịch thương mại điện tử, nhất là qua internet, trên
mạng rất sôi động và đang trở thành công cụ thương mạ
i quan trọng. Để tăng cường cho và
nhận thông tin thị trường, các chính sách cần tập trung sao cho các làng nghề, doanh
nghiệp nên xây dựng trang web của mình và kết nối với trang web của Bộ, và tất cả các
làng nghề, doanh nghiệp nên có những ấn phẩm, catalogue giới thiệu về hoạt động và sản
phẩm. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác thông tin, công tác truyền nghề của các nghệ nhân
là rất quan trọng. Tuy nhiên, các nghệ nhân, các làng nghề cần có kỹ năng cầ
n thiết cho bối
cảnh nền kinh tế hội nhập hiện nay, đó là kỹ năng thị trường. Cần có chương trình xúc tiến
thương mại làng nghề, ngành nghề. Trên cơ sở đó, các làng nghề sẽ tận dụng tối đa hiệu

17
quả của các chương trình xúc tiến thương mại làng nghề. Về phía Bộ NN&PTNT sẽ đẩy
mạnh công tác thông tin trên website, nhằm đưa thông tin thị trường, giới thiệu doanh
nghiệp, giới thiệu sản phẩm, làng nghề, đưa các thông tin quốc tế.
-Việc phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng cục du lịch
trong việc lên quy hoạch/danh sách những làng nghề nằm trong tuyến du lịch của Tổng cục
du lị
ch. Rà soát quy hoạch của địa phương để có kế hoạch xây dựng cảnh quan phù hợp với
mục tiêu du lịch làng nghề. Từ đó hướng dẫn các địa phương xây dựng đề án, báo cáo cơ

quan bộ, chính phủ để tổ chức thực hiện. Từ đó sớm lựa chọn, thông báo rộng rãi quy
hoạch phát triển du lịch làng nghề. Bộ NN&PTNT sẵn sàng hỗ trợ mạnh mẽ, huy động
nguồn l
ực để lồng ghép với các chương trình du lịch, để phát triển làng nghề du lịch một
cách bài bản, như nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ để phát huy bàn tay khéo léo của các nghệ nhân,
cho phép đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, năng suất cao hơn. Trong đó, chính
sách khuyến công sẽ có tác dụng cụ thể.
- Nhanh chóng nghiên cứu cơ chế, tìm nguồn hỗ trợ cho các làng ngh
ề. Bộ NN &
PTNNNT tán đồng chủ trương hỗ trợ các nghệ nhân truyền nghề, đào tạo nghề để nhân lên
các nghệ nhân tương lai. Cần đưa ra các hình thức tôn vinh nghệ nhân, tạo điều kiện các
nghệ nhân tham khảo kinh nghiệm quốc tế, giới thiệu cho các nghệ nhân kỹ năng mới, kỹ
năng thị trường
1.5. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VỀ
PHÁT TRIỂ
N LÀNG NGHỀ VÀ THƯƠNG MẠI CỦA CÁC LÀNG NGHỀ
1.5.1. Kinh nghiệm của một số nước
 Kinh nghiệm của Nhật Bản :
Sớm xác định nghề thủ công truyền thống là một bộ phận tài sản quý báu của dân tộc,
Chính Phủ Nhật Bản đã sớm đề ra những chính sách bảo tồn thích hợp. Nghề thủ công
truyền thống đã được chia làm hai lĩnh vực văn hóa vật chấ
t và văn hóa tinh thần. Các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ được xếp vào loại di sản văn hóa vật chất, việc quản lý, tu sửa do
chủ sở hữu hoặc tổ chức đoàn thể quần chúng tiến hành nhưng sẽ được Nhà nước hỗ trợ về
tài chính. Các kỹ thuật, bí quyết nghề thủ công được xếp hạng vào hàng văn hóa tinh thần
và những người có tay nghề tái tạo nh
ững sản phẩm đó được công nhận là người làm công
tác bảo tồn hoặc đoàn thể làm công tác bảo tồn. Đối với những cá nhân hoặc đoàn thể này,
Nhà nước sẽ trợ cấp tiền để họ trau dồi, nâng cao kỹ năng, tay nghề và bồi dưỡng thế hệ kế

nghiệp.
Bên cạnh đó, Nhà nước đã ban hành hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển
làng nghề như chính sách công khai bí quyết nghề th
ủ công truyền thống (mở triển lãm giới
thiệu sản phẩm, làm phim truyền hình và bằng video tư liệu về các kỹ thuật chế tác quan
trọng, tổ chức các khóa tham quan học tập tại Viện bảo tàng cho các học sinh tiểu học và
trung học; đào tạo thế hệ kế nghiệp, thúc đẩy quảng cáo và bán sản phẩm, nghiên cứu sản
xuất nguyên vật liệu thay thế cho nguyên liệu truyền thống đ
ang dần cạn kiệt, sử dụng

18
nguồn lao động sẵn có ở các địa phương để phát triển nghề truyền thống của khu vực
…Ngoài ra, Nhật Bản còn ban hành một chính sách quan trọng là đầu tư xây dựng các
Trung tâm Nghiên cứu phát triển mẫu mã mới cho các sản phẩm thủ công tại mỗi khu vực
có nghề. Các Trung tâm này có nhiệm vụ nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm những sản
phẩm mới theo quy trình công nghệ truyền thống, có sự kết hợp gi
ữa tính văn hóa truyền
thống và văn hóa hiện đại. Mặt khác, việc nghiên cứu mặt hàng mới còn nhằm mục đích
giúp cho các cơ sở sản xuất có thể tạo ra số lượng hàng hóa nhiều hơn với giá rẻ, kích thích
sản xuất, tạo điều kiện cho các nghệ nhân thủ công truyền thống có thể sinh sống được
bằng chính nghề của họ.
Từ chỗ nhận thức
được ý nghĩa của các sản phẩm thủ công truyền thống, Nhật Bản đã
có những chính sách thiết thực nhằm khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống
như Luật Phát triển nghề thủ công truyền thống (1974), Luật Khuyến khích phát triển năng
lực lao động, thành lập Hiệp hội Phát triển mẫu mã, Hiệp hội nghề thủ công truyền thống;
thành lập Trung tâm nghề thủ công truyề
n thống quốc gia. Trung tâm này được cung cấp
trang thiết bị hiện đại như phòng trưng bày, phòng thực tập sản xuất, thư viện, hệ thống
video … giới thiệu về những nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống.

 Kinh nghiệm của Thái Lan
- Thực hiện Dự án quốc gia "Một làng nghề, một sản phẩm"
:
Dự án "Một làng nghề, một sản phẩm" được Chính phủ Thái Lan khởi xướng vào
năm 2001 với mục tiêu cuối cùng là sản phẩm giành được các thị trường ngách trên thị
trường thế giới và được nhận biết thông qua chất lượng cũng như tính dị biệt nhờ vào đặc
thù của từng làng quê Thái. Dự án được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản là
2
: (1) mang
tính địa phương, nhưng phải tiến ra toàn cầu; (2) phát huy tính tự lực và sáng tạo, và (3)
phát triển nguồn nhân lực. Với những nguyên tắc trên, Dự án có 6 mục tiêu cụ thể, bao
gồm, thứ nhất là tạo ra những đặc điểm riêng biệt cho sản phẩm của địa phương để tăng
doanh số bán. Ngoài ra, để hàng hoá có thể thâm nhập thị trường thế giới, chúng phải đáp
ứng được nh
ững tiêu chuẩn về vệ sinh và chất lượng quốc tế. Thứ hai, làm sống lại, phục
hồi và phát huy các kiến thức truyền thống của địa phương nhằm củng cố hiệu quả kinh
doanh của địa phương. Thứ ba, phát huy những tri thức của địa phương để sáng tạo ra
những sản phẩm và hàng hoá mới có tính đặc thù. Thứ tư, song song phát triển du lịch sinh
thái và du lịch tham quan các làng ngh
ề thủ công mỹ nghệ nhằm tăng thu nhập cho địa
phương. Thứ năm, xây dựng lòng tự hào dân tộc và xã hội đối với các sản phẩm của Thái
Lan. Thứ sáu, hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương phát triển và cạnh tranh trên các thị
trường quốc tế. Điều này được thực hiện thông qua việc hỗ trợ thiết kế và phát triển sản
phẩm để theo kị
p thay đổi thị hiếu và sở thích của thị trường.
Để chính sách quốc gia này thực sự có tính toàn diện, hầu hết các bộ, ngành chủ
chốt trong nước tham gia vào Dự án như Văn phòng Thủ tướng, Cục phát triển kinh tế - xã

2
Arnupab Tadpitakkul, Bộ Thương mại, Báo cáo: "Củng cố nền kinh tế Thái Lan từ gốc", 22/11/2001


19
hội và kinh tế quốc gia (NESDB), Bộ Nội vụ (Vụ phát triển xã hội ), Bộ Tài chính, Bộ
Thương mại (Cục xúc tiến thương mại), Bộ Nông nghiệp và các hợp tác xã, Bộ Công
nghiệp, Bộ Y tế, Tổng cục du lịch Thái Lan (TAT), Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường
và Cục đầu tư (NECTEC) Việc thực thi cụ thể dự án có sự phối hợp đồng thuận của tất
cả các thực th
ể quan trọng trong nước: chính quyền địa phương, các tổ chức kinh doanh ở
từng địa phương, bao gồm: các hợp tác xã nông nghiệp, phòng thương mại và khu vực tư
nhân.
Để Dự án hoạt động có hiệu quả và phát huy được tính tự chủ của địa phương, chính
phủ đã xây dựng cơ chế thực hiện dự án có sự phân định rõ trách nhiệm, nhấn mạnh đến
vai trò đề ra và điều phố
i chính sách của chính phủ và vai trò tự quản và thực thi của cấp
địa phương, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Cấp
lập chính sách là Nội Các chính phủ bao gồm: Uỷ ban Quốc gia phụ trách dự án cùng với 8
tiểu ban khác, có trách nhiệm điều phối chính sách và tiếp nhận các nguồn thông tin phản
hồi từ các tỉnh và quận. Các tiểu ban cấp tỉnh phụ trách quản lý nguồ
n ngân sách nhà nước
cấp cho tỉnh thực hiện dự án. Trong khi đó, các tiểu ban cấp quận phụ trách việc phân loại
sản phẩm, hỗ trợ cộng đồng dân cư thiết kế và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các hội đồng
làng (Tambon Council) có vai trò hết sức quan trọng trong dự án, trực tiếp đề ra và phát
triển các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đặc thù cho từng làng. Cơ chế hoạt động c
ủa các
hội đồng hết sức linh hoạt, tạo điều kiện để tất cả các thực thể trong cộng đồng tham gia: từ
cấp quản lý hành chính ở làng, nông dân, tình nguyện viên, doanh nhân, chuyên gia, hội
phụ nữ, đoàn thanh niên, các tổ chức phi chính phủ và tất cả các đoàn thể, cá nhân có quan
tâm. Mạng lưới liên kết giữa hội đồng làng với tiểu ban cấp quận và Uỷ ban quốc gia trong
việc phát triển sản ph
ẩm. Dự án đảm bảo tiếng nói của người dân được phản ánh đến cấp

lập chính sách. Quan trọng hơn, Chính phủ trực tiếp hỗ trợ hình thành các kênh phân phối,
khuyếch trương sản phẩm và tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm dự án. Như vậy, cơ chế
hoạt động này đảm bảo thu hút được mọi nguồn lực của địa phương để tạo ra những sản
phẩm hàng hoá và dịch vụ có tính dị biệt cao, đồng thời tạo ra sự đồng thuận ở cấp địa
phương. Theo chức năng được phân định rõ trong Dự án, Bộ Thương mại của Thái Lan có
vai trò đặc biệt trong việc tiêu thụ các sản phẩm Dự án. Bộ phụ trách phân loại đối tượng
sản xuất theo tiềm năng thị trường, bao gồm: nhóm có khả năng xuất khẩu, nhóm tiêu thụ
trong n
ước và nhóm chỉ tiêu thụ ở địa phương. Trọng trách khác là hình thành những mắt
xích liên kết giữa các thị trường địa phương và thị trường nước ngoài, phát triển các kênh
thị trường hiện tại, tìm ra những thị trường mới và theo dõi các xu hướng thị trường mới.
Bộ Thương mại là một trong những bộ chủ chốt trong chiến lược thương mại điện tử của
Thái Lan, giúp mở rộ
ng tiêu thụ sản phẩm Dự án. Ngoài ra, Bộ cũng thực hiện việc phát
triển marketing chiến lược cũng như đào tạo nguồn nhân lực cho các làng, các quận và
tỉnh. Trách nhiệm đặc biệt nặng nề của Bộ là bảo vệ các tri thức địa phương, thực hiện việc
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua cơ chế luật pháp và Hiệp định quyền sở hữ
u trí tuệ

20
liên quan đến thương mại (TRIPS). Đây là vấn đề không phải đơn giản nhưng có vai trò hết
sức quan trọng trong xu hướng tự do hoá thương mại và phát triển thương mại điện tử.
Về tổng thể, những chính sách ưu tiên hàng đầu của Thái Lan cho Dự án này bao
gồm: ân hạn nợ ba năm cho nông dân; lập quỹ 1 triệu baht cho từng làng nghề, trong đó,
vốn ngân sách cấp là 70 tỷ baht; xây dựng mạng Internet ww.thaitambon.com để giúp cộng
đồng dân cư sử dụng thương mại điện tử. Chính phủ Thái Lan xác định rõ năm bước thực
hiện dự án: thứ nhất là quá trình hướng nghiệp, lập kế hoạch và thiết lập các quan hệ trong
cộng đồng; bước thứ hai là xác định các sản phẩm nổi bật; bước ba là phát triển sản phẩm,
bao gồm: chất lượng và thiết kế sản phẩm; bước bốn là phân phối và marketing s
ản phẩm,

bước cuối cùng là đánh giá dự án và các hoạt động hậu dự án.
Giai đoạn đầu, giai đoạn lập kế hoạch, tập trung hình thành mạng lưới điều phối giữa
các cơ quan của chính phủ và cộng đồng ở địa phương và giáo dục cho cộng đồng về triết lý và
nguyên tắc nền tảng của Dự án. Chính phủ cũng chỉ định các uỷ ban công tác cấ
p tỉnh, quận và
cấp làng. Giai đoạn này nhấn mạnh việc xây dựng sự hợp tác và tinh thần làm việc tập thể ở
mọi cấp thực hiện dự án.
Giai đoạn hai và ba chú trọng đến vấn đề sản phẩm. Mục tiêu chính của giai đoạn
hai là xác định sản phẩm đặc trưng từng làng, thuộc trách nhiệm của các uỷ ban công tác.
Các uỷ ban sẽ tìm kiếm và xác định sả
n phẩm địa phương có tiềm năng thị trường mạnh,
tiếp đến chọn và xếp thứ bậc các sản phẩm đặc trưng cho từng làng. Theo kế hoạch, Uỷ
ban chọn lựa của dự án sẽ thực hiện bốn vòng chọn lựa sản phẩm đưa vào dự án dựa trên
một bộ các tiêu chí định trước. Uỷ ban sẽ rà soát một cách có hệ thống tất cả các sả
n phẩm
được chọn từ các làng. Vòng chọn lựa đầu tiên đã có 6340 sản phẩm của 7255 làng được
đưa vào dự án. Vòng thứ hai chọn thêm được 589 sản phẩm. Các sản phẩm được phân loại
thành ba cấp. Cấp A là các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu; cấp B là các sản phẩm tiêu
thụ ở thị trường trong nước và cấp C là chỉ tiêu thụ tại thị trường điạ phương. Uỷ ban qu
ốc
gia cũng phân loại 8 nhóm sản phẩm dự án để tiện quản lý, bao gồm: nhóm thực phẩm và
đồ uống, nhóm hàng dệt may, nhóm hàng thủ công đan bện, nhóm hàng có tính nghệ thuật
như: đồ khắc gỗ, đồ bạc; nhóm các tác phẩm nghệ thuật và văn hoá như: các sự kiện văn
hoá ở địa phương, các lễ hội; những điểm du lịch của địa phương, các di tích lịch sử và các
dị
ch vụ du lịch. Những sản phẩm của Thái Lan được xác định có tiềm năng thị trường, bao
gồm: hàng mây, tre đan, đồ gồm sứ, đồ sơn mài và khắc gỗ, hàng dệt may, các tác phẩm
khắc gỗ, đồ vàng bạc và các sản phẩm bằng giấy sa.
Bước ba chú trọng và nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm, bao gồm việc
quản lý, thiết kế, chế biến hay chế tạo sản ph

ẩm, đóng gói và lưu kho sản phẩm, đưa sản
phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Giai đoạn này đòi hỏi rất nhiều hỗ trợ tài chính
để cải tiến chất lượng và nghiên cứu sản phẩm. Việc nghiên cứu bao gồm tìm hiểu các sản
phẩm đang tồn tại trên thị trường, nghiên cứu thị hiếu khách hàng, các sản phẩm tương tự
hoặc
đang trực tiếp cạnh tranh với sản phẩm được chọn, nghiên cứu các điều kiện thị
trường và các yếu tố sản xuất. Từ các kết quả nghiên cứu, ý tưởng về kiểu dáng sản phẩm

×