Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thiết bị kiểm soát môi trường không khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.96 KB, 3 trang )

Thiết bị kiểm soát môi trường không khí
Qua kết quả nghiên cứu, sử dụng thiết bị đo nhanh cầm tay trong quan trắc môi trường không khí,
nhóm chuyên gia Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường cho rằng: Thiết bị này là
có thể áp dụng tại Việt Nam. Điều quan trọng là cần xây dựng các văn bản quy định về quy trình
quan trắc, quy trình hiệu chuẩn thiết bị, các quy định về dải đo, cấp chính xác cần phải đạt… đối
với loại thiết bị.
Hiện nay, hoạt động quan trắc môi trường không khí tại Việt Nam chủ yếu bằng phương pháp thủ
công truyền thống (manual) với tần suất quan trắc 3- 6 lần/năm với độ chính xác cao nhưng việc lấy
mẫu tại hiện trường và mang về Phòng thí nghiệm phân tích phải đầu tư nhiều thời gian, nhân lực,
vật tư, hóa chất, thiết bị đi kèm.

Trong khi đó, phương pháp trên có hạn chế là thời gian bảo quản mẫu thường ngắn khó có thể lấy đủ
số lượng mẫu đại diện trong ngày theo mục đích quan trắc. Số liệu không phản ánh thời gian thực do
thông số môi trường dễ biến đổi theo thời gian.
Trong khí đó số lượng Trạm quan trắc tự động, liên tục của chúng ta có mật độ phân bố thưa, chưa
có tính đại diện cho tất cả các khu vực “nóng” về môi trường không khí. Với chi phí đầu tư ban đầu
và chi phí duy tu, vận hành hàng năm tương đối lớn. Cho nên, một số Trạm đã tạm dừng hoạt động
do thiếu kinh phí duy trì, vận hành và hết thời gian khấu hao.
Tại nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, Hồng Công, Thái Lan, Philipin… bên cạnh Trạm quan
trắc tự động dày đặc thì còn có thiết bị đo cầm tay phục vụ đo nhanh, liên tục các thông số quan trắc


chất lượng không khí. Do các ưu điểm là vừa có chi phí đầu tư, vận hành thấp hơn, thiết bị nhỏ gọn
và đơn giản hơn so với hệ thống Trạm quan trắc tự động mà vẫn có khả năng đáp ứng yêu cầu cung
cấp chuỗi số liệu liên tục trong ngày quan trắc (3h, 8h, 12h, 24h…) theo các mục đích sử dụng số liệu
khác nhau.
Trong thời gian qua, nhiều đơn vị quan trắc môi trường trong nước cũng đã đầu tư các thiết bị đo
nhanh khí cầm tay. Tuy nhiên, một số thiết bị có dải đo không phù hợp với môi trường không khí
xung quanh, số liệu quan trắc còn thiếu tin cậy. Nguyên nhân là do thiếu các văn bản quy định về quy
trình quan trắc, quy trình hiệu chuẩn thiết bị, các quy định về dải đo, cấp chính xác cần phải đạt… đối
với thiết bị đo nhanh cầm tay.


Do vậy, nhiều đơn vị đến nay chỉ đơn thuần sử dụng máy theo hướng dẫn và khuyến cáo của nhà sản
xuất dẫn đến chưa bảo đảm chất lượng và hiệu quả của các hoạt động quan trắc môi trường không
khí xung quanh.
Đề xuất ban hành thành văn bản
Trước thực trạng trên, từ năm 2012-2014, một nhóm tác giả của Trung tâm Quan trắc môi trường,
Tổng cục Môi trường đã phối hợp thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn triển khai
phương pháp quan trắc môi trường không khí xung quanh bằng các thiết bị đo nhanh”.
Mục tiêu chính của đề tài là đa dạng hóa công nghệ, kỹ thuật quan trắc môi trường thông qua việc
nghiên cứu, đánh giá tính khả thi trong việc áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới cho ngành quan
trắc môi trường, cụ thể là các thiết bị đo nhanh cầm tay trong quan trắc môi trường không khí xung
quanh.
Nhóm nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
(thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu trong và ngoài nước về các thiết bị đo tự động); Phương pháp
điều tra, khảo sát (trong và ngoài nước về hiện trạng sử dụng các thiết bị đo nhanh cầm tay ở các
tỉnh, thành phố tại Việt Nam và Hồng Kông); Phương pháp quan trắc thực tế ngoài hiện trường (sử
dụngthiết bị đo nhanh cầm tay, thiết bị tự động liên tục và quan trắc thủ công truyền thống); Phương
pháp chuyên gia….
Trên cơ sở nghiên cứu phương pháp luận và thu thập thông tin (tiêu chí lựa chọn thiết bị điển hình,
học tập kinh nghiệm tại Hồng Kông, khảo sát tại 9 tỉnh/thành phố và gửi phiếu điều tra tới 83 đơn vị)
phục vụ phương pháp luận, đề tài đã xây dựng 04 quy trình kỹ thuật quan trắc bằng thiết bị đo
nhanh cầm tay với các nội dung chính như: phạm vi và đối tượng áp dụng; nguyên lý thực hiện; thiết
bị, dụng cụ, hóa chất; lập kế hoạch quan trắc; thực hiện quan trắc; đảm bảo chất lượng, kiểm soát
chất lượng; xử lý số liệu và báo cáo kết quả quan trắc và phụ lục (các loại biên bản).
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đo đạc thử nghiệm thực tế lồng ghép với các chương
trình quan trắc sử dụng các thiết bị đo nhanh khí cầm tay đã được phê duyệt.
Kết quả cho thấy các thiết bị đo nhanh khí cầm tay hoạt động ổn định, hoàn toàn đáp ứng được điều
kiện đo đạc thực tế và đảm bảo yêu cầu giám sát môi trường không khí xung quanh.
Qua kết quả nghiên cứu có thể thấy việc sử dụng thiết bị đo nhanh cầm tay trong điều kiện Việt Nam
là hoàn toàn khả thi vì: Thiết bị có kích thước nhỏ gọn, dễ thao tác, sử dụng, vận chuyển, lưu giữ;



Công nghệ, nguyên lý đo phù hợp với môi trường đo; Thiết bị đáp ứng các yêu cầu về các đặc tính kỹ
thuật: độ chính xác, độ trôi, giới hạn phát hiện, độ phân dải, thời gian đáp ứng.
Trong thời gian triển khai đề tài, thiết bị đã được thử nghiệm áp dụng về mặt lý thuyết và thực tiễn,
so sánh với các phương pháp khác nhau là hoàn toàn phù hợp và có thể quan trắc trong điều kiện
môi trường không khí xung quanh.
Nhóm nghiên cứu hy vọng, sau khi kết thúc đề tài, các dự thảo quy trình kỹ thuật quan trắc sẽ tiếp
tục rà soát và hoàn thiện, đề xuất ban hành dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật.
Theo VEA/MONRE



×