Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG LŨ PHỤC VỤ CẢNH BÁO NGẬP LỤT HẠ LƯU LƯU VỰC SÔNG LAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.69 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Phạm Trường Giang

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG LŨ
PHỤC VỤ CẢNH BÁO NGẬP LỤT HẠ LƯU LƯU VỰC SÔNG LAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Phạm Trường Giang

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG LŨ
PHỤC VỤ CẢNH BÁO NGẬP LỤT HẠ LƯU LƯU VỰC SÔNG LAM

Chuyên ngành: Thủy văn học
Mã số

: 60440224

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN DUY KIỀU



Hà Nội – Năm 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU.......................................3
1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Lam .........................................3
1.1.1 Vị trí địa lý lưu vực sông Lam ......................................................................3
1.1.2 Đặc điểm địa hình ...........................................................................................3
1.1.3 Đặc điểm thảm phủ thực vật ...........................................................................4
1.1.4 Đặc điểm địa chất - thổ nhưỡng ....................................................................4
1.1.5 Hệ thống sông ngòi .........................................................................................5
1.1.6 Đặc điểm khí hậu trên lưu vực sông ..............................................................7
1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội trên lưu vực sông Lam ............................................13
1.2.1 Tình hình dân cư ...........................................................................................13
1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trên lưu vực sông Lam ....................................13
1.2.3 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 ......................................14
1.3 Nhận xét..........................................................................................................14
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM LŨ VÀ NGẬP LỤT LƯU VỰC SÔNG LAM ..........15
2.1 Nguyên nhân hình thành lũ trên lưu vực sông Lam. .......................................15
2.2. Diễn biến lũ theo không gian .........................................................................17
2.2.1 Mực nước lũ ................................................................................................17
2.2.2 Lưu lượng lũ ................................................................................................18
2.3. Diễn biến lũ theo thời gian .............................................................................23
2.4 Tổ hợp lũ trên lưu vực sông Lam ...................................................................24
2.5. Đặc điểm ngập lụt lưu vực sông Lam ............................................................41
2.5.1. Diện tích ngập lụt. .......................................................................................41
2.5.2. Mức độ ngập lụt trên lưu vực sông Lam .....................................................42
2.6 Nhận xét..........................................................................................................42

Chương 3: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT HẠ LƯU SÔNG LAM ........43
3.1. Lựa chọn mô hình xây dựng bản đồ ngập lụt cho hạ lưu sông Lam .............43


3.1.1 Cơ sở lý thuyết của mô hình NAM-MIKE11 ..............................................43
3.1.2 Cơ sở lý thuyết của mô hình HEC-RAS......................................................45
3.1.3 Mô hình HEC-GeoRAS...............................................................................47
3.2 Tính toán lượng nhập khu giữa .......................................................................48
3.2.1. Yêu cầu số liệu ...........................................................................................48
3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng mô phỏng ......................................................48
3.2.3. Hiệu chỉnh và kiểm nghiêm mô hình ..........................................................49
3.3 Tính toán dòng chảy lũ ....................................................................................60
3.4 Tính toán lũ thiết kế ........................................................................................71
3.5 Mô phỏng lũ năm 1978 ..................................................................................71
3.6 Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu sông Lam .................................................76
3.6.1 Xây dựng miền tính phần hạ lưu lưu vực sông Lam ....................................77
3.6.2 Kết quả xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu lưu vực sông Lam ......................79
3.7 Nhận xét..........................................................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................85


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Bản đồ mạng lưới trạm KTTV trên lưu vực sông Lam ...............................7
Hình 2.1: Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm ....................................................16
Hình 2.2: Lượng mưa trung bình năm và mùa lũ trên lưu vực sông Lam ................16
Hình 2.3: Quá trình mưa, lũ từ ngày 16-29/IX/1978 tại các trạm trên lưu vực
sông Lam ..................................................................................................................26
Hình 2.4: Quá trình mưa, lũ từ ngày 07-22/X/1988 tại các trạm trên lưu vực sông

Lam ...........................................................................................................................28
Hình 2.5: Đường quá trình mưa, lũ từ ngày 10-30/IX/2002 tại các trạm chính trên
lưu vực sông Lam. .....................................................................................................30
Hình 2.6: Quá trình mưa, lũ từ ngày 01-31/VIII/2007 tại các trạm trên lưu vực sông
Lam............................................................................................................................32
Hình 2.7: Quá trình mưa, lũ từ ngày 01-31/VIII/2007 tại các trạm trên lưu vực sông
Lam............................................................................................................................33
Hình 2.8: Quá trình mưa, lũ từ ngày 28/IX - 28/X/2007 tại các trạm chính trên lưu
vực sông Lam ............................................................................................................40
Hình 3.1: Sơ đồ mô phỏng của mô hình NAM .........................................................44
Hình 3.2 Lược đồ sai phân mô hình HEC-RAS......................................................46
Hình 3.3: Chức năng tự động hiệu chỉnh thông số MIKE NAM ..............................51
Hình 3.4: Đường quá trình thực đo và ính toán tại trạm Dừa, trận lũ 2002..............52
Hình 3.5: Đường quá trình thực đo và tính toán tại trạm Yên Thượng, trận lũ 2002 ......52
Hình 3.6: Đường quá trình thực đo và tính toán tại trạm Nghĩa Khánh, trận lũ
2002 ............................................................................................................. 52
Hình 3.7: Đường quá trình thực đo và tính toán tại trạm Hòa Duyệt, trận lũ
2002 ...........................................................................................................................52
Hình 3.8: Đường quá trình thực đo và tính toán tại trạm Sơn Diệm, trận lũ ............53
2002 ...........................................................................................................................53
Hình 3.9: Đường quá trình thực đo và tính toán tại trạm Dừa, trận lũ 2007 ............53


Hình 3.10: Đường quá trình thực đo và ính toán tại trạm Yên Thượng, trận lũ 2007 ...53
Hình 3.14: Đường quá trình thực đo và tính toán tại trạm Dừa, trận lũ 2010 ..........55
Hình 3.29 Sơ đồ tính toán thủy lực mạng lưới sông ...............................................62
Hình 3.30 Sơ đồ tính toán mặt cắt sông ...................................................................63
Hình 3.31 Thông số nhám của mô hình HEC-RAS .................................................64
Hình 3.53 Đường tần suất Qmax các năm tại trạm Nam Đàn .................................72
Hình 3.54 Đường tần suất Qmax các năm tại trạm Chợ Tràng ...............................73

Hình 3.55: Menu chạy mô hình HEC-RAS ..............................................................73
Hình 3.56: Đường quá trình lũ 1978 tại Đô Lương mô phỏng bằng mô hình
HEC-RAS .................................................................................................................74
Hình 3.57: Đường quá trình lũ 1978 tại Yên Thượng mô phỏng bằng mô hình
HEC-RAS .................................................................................................................74
Hình 3.58: Đường quá trình lũ 1978 tại Nam Đàn mô phỏng bằng mô hình
HEC-RAS .................................................................................................................75
Hình 3.59: Đường quá trình lũ 1978 tại Linh Cảm mô phỏng bằng mô hình
HEC-RAS .................................................................................................................75
Hình 3.60: Đường quá trình lũ 1978 tại Chợ Tràng mô phỏng bằng mô hình
HEC-RAS .................................................................................................................76
Hình 3.61: Quy trình xây dựng bản đồ ngập lụt bằng mô hình HEC-GeoRAS .......76
Hình 3.62 Trích xuất kết quả của mô hình thủy lực HEC-RAS ..............................77
Hình 3.63: Trích xuất giá trị mực nước lớn nhất ứng với trận lũ tháng năm 1978 ...78
Hình 3.64: Thiết lập kết quả mô phỏng thủy lực và địa hình hạ du sông Lam .........79
Hình 3.65 Bản đồ ngập lụt hạ lưu sông Lam năm 1978 ..........................................79
Hình 3.66 Bản đồ ngập lụt hạ lưu sông Lam tần suất 1%........................................80
Hình 3.67 Bản đồ ngập lụt hạ lưu sông Lam tần suất 0.5%.....................................80
Hình 3.68 Kết quả tính mức độ ngập và diện ngập ...................................................81


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1-1. Đặc trưng hình thái lưu vực sông Lam ...................................................6
Bảng 1-2. Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực
sông Lam ................................................................................................................9
Bảng 1-3. Độ ẩm không khí tương đối tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực
sông Lam .................................................................................................................9
Bảng 1-4. Lượng bốc hơi tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam ....10
Bảng 1-5. Đặc trưng lượng mưa tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam .11

Bảng 1-6. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh trên lưu vực sông Lam .............................13
Bảng 2-1: Mực nước lũ thực đo tại một số vị trí ...................................................18
Bảng 2.2: Khả năng xuất hiện lũ vào các tháng trong năm trên lưu vực sông Lam ..23
Bảng 2.3 Đặc trưng trận lũ từ 15-29/IX/1978 ....................................................26
Bảng 2.4: Đặc trưng trận lũ từ 11-20/X/1988 ......................................................27
Bảng 2.5: Đặc trưng trận lũ từ 18-22/IX/2002 ......................................................29
Bảng 2.6: Đặc trưng lũ từ 04 - 09/VIII/2007.........................................................31
Bảng 2.7: Đặc trưng trận lũ từ 01-06/X/2007 .......................................................33
Bảng 2.8: Lượng mưa (mm) trận lũ các năm 2007, 2010 .....................................34
Bảng 2.9: Đặc trưng trận lũ từ 30/IX- 05/X/2010 .................................................36
Bảng 2.10: Đặc trưng trận lũ từ 13- 19/X/2010 ....................................................37
Bảng 2.11 Tổ hợp lượng nước lũ lớn theo lũ điển hình .......................................40
Bảng 2.12 Tỷ lệ gặp gỡ các trận lũ trên các nhánh sông ......................................41
Bảng 3.1 : Đánh giá kết quả dự báo ......................................................................49
Bảng 3.2 Các thông số cần hiệu chỉnh và giới hạn của chúng ............................51
Bảng 3.3: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hiệu chỉnh mô hình .................................53


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Nghiên cứu đặc trưng lũ phục vụ cảnh báo ngập lụt hạ lưu lưu
vực sông Lam” được hoàn thành vào tháng 12 năm 2014. Trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn thạc sỹ, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ chân thành và nhiệt
tình của các phó giáo sư, tiến sĩ, giáo viên của trường, cùng cán bộ của phòng Đào
tạo sau Đại học. Nhân đây tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các các giảng
viên khoa Thủy văn – Khí tượng – Hải Dương học, các anh chị em đồng nghiệp đã
nhiệt tình đóng góp, trao đổi nhiều ý kiến quý báu cho luận văn này.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Trần Duy Kiều
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo và cung cấp các thông tin cần thiết cho
luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy

văn trung ương, cùng đồng nghiệp của phòng Dự báo thủy văn Bắc Bộ; phòng Dự
báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ và gia đình lời cảm ơn chân thành
đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tác giả hoàn thành tốt luận văn này.
Do thời gian, kinh nghiệm nghiên cứu còn ít nên luận văn này không tránh
khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp,
chỉ bảo của Thầy, Cô giáo và các đồng nghiệp để quá trình học tập, nghiên cứu
được hoàn thiện hơn.
Hà nội, tháng 12 năm 2014
Học viên

Phạm Trường Giang


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây ở miền Trung, thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn
với mức độ trầm trọng hơn, đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người của cải và môi
trường sinh thái... Những kết quả nghiên cứu về lũ lụt trên thế giới đã có những
nhận định: Thiên tai lũ lụt ngày càng gia tăng là do biến động về khí hậu toàn cầu
và tác động của con người đã làm cho môi trường tự nhiên bị phá hủy. Việc giảm
nhẹ thiệt hại do lũ lụt đang là một vấn đề hết sức cấp bách được nhiều tổ chức và
các nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu.
Lũ lụt miền Trung nói chung và lưu vực sông Lam nói riêng là một trong
những tai biến thiên nhiên, kết quả của quá trình tập trung nước với khối lượng lớn
và tràn vào các vùng địa hình thấp, gây ngập lụt trên diện rộng, không chỉ gây tổn
hại nặng nề về người và của ở thời điểm đó mà còn tác động tiêu cực lâu dài đến
môi trường sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và các hoạt động kinh tế xã
hội. Nghiên cứu các giải pháp phòng lũ lụt được nhiều quốc gia quan tâm và hướng
tiếp cận là sự kết hợp giữa giải pháp phi công trình và công trình. Giải pháp công
trình thường được sử dụng là xây dựng các hồ chứa, đê điều, cải tạo lòng sông…

Các giải pháp phi công trình là trồng rừng, bảo vệ rừng; xây dựng và vận hành các
phương án phòng tránh lũ và di dân lúc cần thiết khi có thông tin dự báo và cảnh
báo chính xác.
Để đưa ra được giải pháp hiệu quả trong phòng, chống lũ thì rất cần thiết
phải có nghiên cứu chi tiết và chuyên sâu về lũ.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn “Nghiên cứu đặc trưng lũ phục vụ
cảnh báo ngập lụt hạ lưu lưu vực sông Lam“ làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ
của mình.
2. Mục đích của luận văn
+ Nghiên cứu đặc trưng lũ trên lưu vực sông Lam
+ Xây dựng bản đồ ngập lụt phục vụ cảnh báo ngập lụt hạ lưu lưu vực sông
Lam

1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng: Dòng chảy lũ trên lưu vực sông Lam
+ Phạm vi nghiên cứu: Trong mùa lũ trên lưu vực sông Lam
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Thu thập, phân tích tổng hợp tài liệu
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp kế thừa, ý kiến chuyên gia
+ Mô hình toán thủy văn thủy lực
5. Bố cục của luận văn
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM LŨ VÀ NGẬP LỤT LƯU VỰC SÔNG LAM
Chương 3: CẢNH BÁO NGẬP LỤT HẠ LƯU LƯU VỰC SÔNG LAM

2



Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Lam
1.1.1 Vị trí địa lý lưu vực sông Lam
Lưu vực sông Lam nằm ở vị trí từ 18o15'05" - 20o10'30" vĩ độ Bắc và
103o14'10" - 105o15'20" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp lưu vực sông Chu, sông
Bạng. Phía Tây giáp lưu vực sông MêKông. Phía Tây Nam giáp lưu vực sông
Gianh. Phía Đông giáp lưu vực sông Cảm, biển Đông. Diện tích toàn bộ lưu vực là
27.200 km2, phần nằm trên lãnh thổ Việt Nam chiếm 65,2% diện tích toàn bộ lưu
vực, phần diện tích còn lại 9.470 km2 thuộc đất Xiêng Khoảng của Lào chiếm
34,8% diện tích lưu vực. Diện tích phần đá vôi là 273 km2 chiếm 1% diện tích lưu
vực; vùng núi cao 19.486 km2 chiếm 71,6% diện tích lưu vực, vùng bán sơn địa, đồi
núi thấp và trung du khoảng 5.604 km2, vùng đồng bằng là 2.110 km2. Dòng chính
sông Cả có chiều dài là 531 km; đoạn sông chảy qua lãnh thổ Lào là 170 km, còn lại
361 km sông chảy qua hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh rồi đổ ra biển Đông tại Cửa
Hội. Sông Cả hợp với sông La tại Trường Xá và chảy ra biển Đông – gọi là sông
Lam. [2]
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Lưu vực sông Lam phần thuộc lãnh thổ Việt Nam có thể phân chia 3 dạng
địa hình chính:
- Vùng đồi núi cao: Vùng này thuộc 9 huyện miền núi của Nghệ An và Hà Tĩnh bao
gồm: Kỳ Sơn, Con Cuông, Thanh Chương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa
Đàn, Hương Sơn, Hương Khê. Vùng đồi núi cao gồm các dãy núi chạy dài theo
hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, tạo nên những thung lũng sông hẹp và dốc nối
hình thành những sông nhánh lớn như Nậm Mô, Huổi Nguyên, sông Hiếu, sông
Giăng, sông La. Xen kẽ với những dãy núi lớn thường có những dãy núi đá vôi như
ở thượng nguồn sông Hiếu. [2]
- Vùng trung du: Bao gồm các huyện như Anh Sơn, Tân Kỳ, một phần đất đai của
Hương Sơn, Hương Khê, Thanh Chương. Diện tích vùng trung du thường hẹp nằm

ở hạ lưu các sông nhánh lớn cấp I. Đây là vùng đồi trọc với độ cao từ 300-400m xen

3


kẽ là đồng bằng ven sông của các thung lũng hẹp có độ cao trung bình từ 15- 25m.
Vùng trung du chịu ảnh hưởng của lũ khá lớn, nhất là những trận lũ lớn, đất thường
bị xói mòn, rửa trôi mạnh, lớp đất sỏi cát thường bị nước lũ mang về, bồi lấp diện
tích canh tác vùng bãi sông gây trở ngại cho sản xuất.
- Vùng đồng bằng hạ du sông Lam: Có độ cao trung bình từ 6 - 8m ở vùng tiếp giáp
với vùng đồi núi thấp, hoặc từ 0,5 - 2,0m ở vùng ven biển. Vùng đồng bằng thường
bị chia cắt bởi hệ thống sông suối hoặc các kênh đào chuyển nước hoặc giao thông.
1.1.3 Đặc điểm thảm phủ thực vật
Lưu vực sông Lam có rừng tập trung chủ yếu thuộc 6 huyện miền núi Nghệ
An và hai huyện Hương Sơn, Hương Khê thuộc Hà Tĩnh.
Trên địa phận Việt Nam, diện tích rừng bị giảm nhanh do tốc độ phát triển
dân số cao ở miền núi, cùng với tập quán du canh du cư của đồng bào các dân tộc.
Năm 1943 có khoảng 1,2 triệu ha rừng, đến nay diện tích đất có rừng chiếm khoảng
35,5% diện tích tự nhiên, so với diện tích đất của các huyện miền núi và Hương
Khê, Hương Sơn thì diện tích đất có rừng chiếm đến 43%. Diện tích rừng giàu và
rừng trung bình toàn lưu vực phần Việt Nam chỉ còn chiếm khoảng 12 ÷ 14%.
1.1.4 Đặc điểm địa chất - thổ nhưỡng
a. Đặc điểm địa chất
Theo tài liệu của Cục địa chất Việt Nam, bản đồ địa chất và khoáng sản Việt
Nam tỷ lệ 1/200.000 địa chất và khoáng sản tờ Vinh (GEOLOGY AND MINERAL
RESOURCES OF VINH SHEET), trong vùng nghiên cứu xuất lộ gần như đầy đủ
địa tầng địa chất có tuổi từ cổ đến trẻ.
Toàn bộ lưu vực sông Lam thuộc hai đới kiến tạo chính là đới kiến tạo sông
Lam và đới oằn võng Sầm Nưa, ngoài ra còn có đới nâng Phu Hoạt. Trong đó:
- Phía Bắc vùng nghiên cứu thuộc đới nâng Phu Hoạt.

- Từ Nghĩa Đàn trở xuống gần dòng chính sông Cả thuộc đới oằn võng
Sầm Nưa.
- Phần còn lại là thuộc đới kiến tạo sông Cả.

4


Về địa chất thủy văn, nước dưới đất trong vùng nghiên cứu có nhiều hạn chế,
không phong phú. Vấn đề này được giải thích trên cơ sở cấu tạo địa chất, đặc điểm
địa mạo, điều kiện khí tượng thủy văn. Trên toàn vùng nghiên cứu nhận thấy: các
đất đá có khả năng chứa nước chiếm một khối lượng không lớn so với các loại đất
đá thấm nước kém và chứa nước kém. Mặt khác do địa hình bị phân cắt mạnh, sườn
núi dốc, độ dốc lòng sông, suối lớn làm cho nước không có điều kiện tích tụ lại mà
thoát nhanh ra các hệ thống sông suối lớn.
b. Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn các loại đất chính và phân bố
ở trên lưu vực sông Lam là:
+ Đất phù sa và đất cát ven biển
+ Đất bùn lầy
+ Đất mặn
+ Đất Feralitic mùn vàng nhạt trên núi
Vùng đồng bằng sông Lam có các loại đất chủ yếu là đất phù sa và đất cát
ven biển, đất bùn lầy, đất mặn và đất Feralitic điển hình nhiệt đới ẩm vùng đồi.
Đất đai vùng trung du khá đa dạng: Các loại đất chua, đất glây hoặc glây
mạnh úng nước.
Do phải chịu ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố địa lý, địa hình, khí hậu,
lớp phủ bề mặt … nên đất đai ở vùng đồng bằng và trung du sông Lam được xếp
vào loại kém màu mỡ.
1.1.5 Hệ thống sông ngòi
- Mạng lưới sông suối


Đường phân thủy phía Bắc và Đông Bắc của lưu vực chảy qua vùng đồi núi
thấp của Nghệ An với độ cao trung bình từ 400 ÷ 600m, vùng núi cao của huyện
Quế Phong với độ cao trên 1000m và vùng núi cao của tỉnh Xiêng Khoảng
(CHDCND Lào) có những đỉnh núi như Phu Hoạt cao trên 2000m. Phía Tây lưu
vực là dãy Trường Sơn với những đỉnh núi cao trên 2000m (như Phu Xai Leng cao
2.711m). Càng về phía Nam, Tây Nam đường phân thủy của lưu vực đi qua những

5


đồi núi thấp có độ cao đỉnh từ 1300 ÷ 1800m. Đến địa phận tỉnh Hà Tĩnh, độ dốc
bình quân của toàn lưu vực là 1,8‰, mật độ lưới sông đạt 0,87 km/km2. (Bảng 1.1)
- Đặc điểm hệ thống sông Lam
Cùng với dòng chính sông Lam có hai nhánh sông lớn nhất là sông Hiếu và sông La
Bảng 1-1. Đặc trưng hình thái lưu vực sông Lam

TT

Luu vực

F (km2)

Lsông Độ cao
(km)

bq(m)

Độ dốc
bqlv


Mật số
Bbq (m)

lưới sông
km/km2

(%o)

Hệ số

Hệ số

không

hình

đối

dạng lưu

xứng

vực

-0,14

0,29

1


Sông Cả

27.200

531

294

1,83

89

2

S. Nậm Mô

3.970

173

960

2,57

38,2

0,22

0,27


3

S. Giăng

1.050

77

492

1,72

15,8

-0,09

0,24

4

Sông Hiếu

5.340

228

303

1,30


32,5

0,71

0,02

0,20

5

Sông La

3.210

135

362

2,82

46,6

0,87

0,53

0,68

0,60


Nguồn: [“Trung tâm Dự báo KTTV TW”]
+ Bốn lưu vực sông nhánh lớn cấp I của sông Lam là Nậm Mô, Sông Hiếu, sông La
và sông Giăng có tổng diện tích chiếm trên 50% diện tích toàn bộ lưu vực sông Lam
và đóng góp một lượng nước đáng kể và nguồn nước sông Lam.
Phần lớn lưu vực sông thuộc dạng đồi núi bị chia cắt mạnh. Sông suối có độ dốc
lớn, vùng trung du nối chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng hẹp cho nên khi có
mưa lớn, lũ tập trung nhanh, ít bị điều tiết dẫn tới nước lũ tập trung về đồng bằng
rất nhanh gặp mưa lớn ở hạ du và triều cường thường gây lũ lụt trên diện rộng.

6


Hình 1.1 Bản đồ mạng lưới trạm KTTV trên lưu vực sông Lam
1.1.6 Đặc điểm khí hậu trên lưu vực sông
Lưu vực sông Lam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm
chịu ảnh hưởng của các hoàn lưu khí quyển sau:
- Khối không khí cực đới lục địa Châu Á biến tính mạnh khi di chuyển từ Bắc
về phía Nam bán cầu. Hoạt động của khối không khí này từ tháng XI tới tháng III
năm sau, gây nên thời tiết lạnh, khô vào các tháng mùa đông và mưa phùn.
- Khối không khí xích đạo Thái Bình Dương với hướng gió Đông Nam hoạt
động mạnh từ tháng V tới tháng X và mạnh nhất vào tháng IX, X. Đặc điểm của khối
không khí này là nóng ẩm mưa nhiều, gây nên nhiều nhiễu động thời tiết như bão, áp
thấp nhiệt đới. Những nhiễu động thời tiết có thể đơn thuần là một hình thế thời tiết
gây mưa hoặc tổ hợp nhiều hình thế thời tiết như bão và áp thấp, áp thấp nhiệt đới
kết hợp với không khí lạnh gây mưa lớn trên diện rộng tạo nên lũ lụt nghiêm trọng
trên lưu vực sông Lam.
- Khối không khí nhiệt đới Ấn Độ Dương với hướng gió Tây Nam hoạt động mạnh
vào các tháng V, VI, VII, VIII và mạnh nhất vào tháng VII. Khối không khí này


7


nóng và khô, ít mưa thường gọi là gió Tây Nam. Ảnh hưởng của gió Tây Nam đã
làm nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất tăng rất nhanh. Nhiệt độ không khí đạt tới 40 420C, nhiệt độ đất đạt tới 50 - 600C. [10]
Nhân tố khí hậu kết hợp với yếu tố địa hình đã tạo nên sự phân hoá khí hậu
giữa các vùng khá sâu sắc. Phần phía Bắc và Đông Bắc của lưu vực mang đặc điểm
của vùng khí hậu chuyển tiếp từ Bắc Bộ và Trung Bộ. Với mùa mưa đến sớm hơn ở
phía Nam, lượng mưa tháng lớn nhất xảy ra vào tháng VIII, ba tháng có lượng mưa
lớn nhất là tháng VII, VIII, IX. Mùa lạnh nhiệt độ xuống thấp nhất là vào tháng I, về
phía Nam của lưu vực ảnh hưởng của các hoàn lưu phương Bắc yếu hơn, nhiệt độ
tăng dần, mùa mưa đến chậm hơn và kết thúc sớm, lượng mưa tháng lớn nhất xảy ra
vào tháng IX, ba tháng có lượng mưa lớn nhất là VIII, IX, X. Những vùng được bao
bọc bởi các dãy núi, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam ít hơn
dần, lượng mưa năm khá nhỏ như vùng Cửa Rào, Khe Bố, có năm lượng mưa chỉ đạt
từ 500 - 700mm.
Những vùng có điều kiện địa hình thuận lợi cho việc đón gió (dạng phễu) đã
tạo nên những tâm mưa lớn trên lưu vực như vùng sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, sông
Giăng với lượng mưa năm trung bình đạt 2.000 - 2.400mm.
a. Nhiệt độ
Mùa lạnh từ tháng XII tới tháng II và lạnh nhất là tháng I. Thời kỳ này lưu
vực ảnh hưởng chủ yếu của khối không khí cực đới lục địa Châu Á. Tuỳ theo sự
ảnh hưởng của khối không khí này tới các vùng trên lưu vực mà cho chế độ nhiệt
về mùa đông khác nhau. Vùng đồng bằng nhiệt độ trung bình cao hơn ở miền núi
(Bảng 1.3) Nhiệt độ trung bình tháng I tại đồng bằng cao hơn ở vùng núi thượng
nguồn sông Hiếu. Nhưng ở vùng thung lũng Cửa Rào nhiệt độ tháng I, II lại cao
hơn ở đồng bằng. Nguyên nhân chính là do vùng này được bao bọc bởi các dãy
núi cao làm hạn chế sự xâm nhập của gió mùa Đông Bắc, mùa đông trở nên ấm
hơn. Nhiệt độ tối thấp đạt 4oC ở Vinh (tháng I/1914), -0,5oC ở Quỳ Châu (I/1974),
1,7oC ở Cửa Rào tháng I/1974.


8


Mùa lũ từ tháng V tới tháng VIII với nhiệt độ trung bình tháng đạt từ 27 290C. Tháng nóng nhất là tháng VII do hoạt động mạnh của gió Tây Nam (Bảng 1.2).
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối đạt 42,1oC tháng VI/1912 tại Vinh, 42,7oC tháng V/1966
tại Cửa Rào, 42,1oC tháng V/1931 tại Tây Hiếu.
Bảng 1-2. Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm tại một số vị trí trên
lưu vực sông Lam [10]
Đơn vị: oC
Tháng

Trạm

Năm

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

Quỳ Châu

16,6

17,9

20,9

24,4

27,0

27,8

27,9

27,1

26,0


23,8

20,6

17,6

23,1

Tây Hiếu

16,2

17,4

20,3

24,0

27,2

28,1

28,4

27,3

26,0

23,6


20,5

17,5

23,0

Cửa Rào

17,5

18,9

21,8

25,2

27,4

28,0

28,1

27,3

26,2

24,1

20,9


18,2

23,6

Con Cuông

17,0

18,1

20,9

24,7

27,5

28,3

28,7

27,0

26,3

24,0

21,0

18,1


23,5

Đô Lương

17,2

18,2

20,6

24,2

27,3

28,7

29,1

27,9

26,4

24,3

21,3

18,6

23,7


Vinh

17,0

17,9

20,3

24,1

27,7

29,2

29,6

28,7

26,8

24,4

21,6

18,9

23,9

Quỳnh Lưu


17,0

17,6

20,1

23,7

27,5

28,9

29,4

28,3

26,8

24,4

21,4

18,5

23,6

Hương Khê 17,0

18,1


20,3

24,6

27,5

28,5

29,0

27,7

25,9

23,7

20,7

18,2

23,5

b. Độ ẩm
Độ ẩm trung bình đạt thấp nhất vào tháng VII, cao nhất vào tháng II, III (Bảng 1.3)
Bảng 1-3. Độ ẩm không khí tương đối tháng, năm tại một số vị trí trên
lưu vực sông Lam
Đơn vị: %
Trạm

Tháng


Năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Quỳ Châu

87,0


87,0

87,0

85,0

83,0

85,0

85,0

88,0

88,0

88,0

88,0

87,0

86,0

Tây Hiếu

87,0

89,0


82,0

86,0

81,0

82,0

80,0

85,0

88,0

87,0

87,0

86,0

86,0

Cửa Rào

81,0

80,0

79,0


78,0

78,0

80,0

79,0

80,0

85,0

85,0

85,0

82,0

81,0

Con Cuông 89,0

89,0

89,0

85,0

81,0


81,0

78,0

84,0

87,0

88,0

88,0

87,0

86,0

Đô Lương

88,0

89,0

90,0

88,0

83,0

80,0


78,0

84,0

88,0

87,0

86,0

85,0

88,0

Vinh

89,0

91,0

99,0

88,0

82,0

76,0

74,0


80,0

87,0

86,0

89,0

89,0

85,0

Quỳnh Lưu 86,0

88,0

90,0

84,0

84,0

81,0

78,0

84,0

87,0


88,0

88,0

87,0

86,0

Hương Khê 91,0

91,0

90,0

86,0

80,0

78,0

74,0

81,0

87,0

88,0

88,0


89,0

85,0

9


c. Bốc hơi
Lượng bốc hơi năm đo bằng ống Piche toàn vùng dao động từ 700 – 1000 mm.
Vùng ven biển do tốc độ gió trung bình lớn hơn nên bốc hơi đạt cao hơn ở vùng núi.
(Bảng 1.4). Lượng bốc hơi đạt cao nhất vào tháng VII và nhỏ nhất vào tháng II.
Bảng 1-4. Lượng bốc hơi háng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam
Đơn vị: %

Tháng

Trạm

Năm

1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

Quỳ Châu

43,0

40,9

52,7

72,5

85,6

78,8

79,0


57,3

50,4

49,7

46,7

47,3

704

Tây Hiếu

47,7

37,1

47,8

71,7 109,0 108,0 116,0

78,0

57,0

59,2

52,5


52,4

835

Cửa Rào

59,0

62,4

81,3

93,2 105,0

96,9

71,6

55,9

51,6

45,7

55,2

857

Con Cuông


43,8

39,9

52,7

74,4 103,3 102,1 116,8

82,1

55,2

50,5

44,5

47,6

813

Đô Lương

40,0

33,3

40,2

53,0


83,9

55,0

54,6

50,0

51,1

789

Vinh

39,4

28,9

35,5

54,1 110,0 155,0 180,0 121,0

65,6

59,9

54,7

50,5


954

Quỳnh Lưu

56,1

42,9

44,2

53,4 102,0 127,0 159,0 103,0

69,8

76,2

77,0

72,3

983

Hương Khê 40,4

34,3

42,3

68,5 126,0 143,0 188,0 122,0


66,7

59,3

52,3

47,0

1.007

83,8

89,2

109,0 129,0

d. Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình nhiều năm trên lưu vực sông Lam biến động khá lớn
giữa các vùng.
- Từ 1.122  1.700 mm ở vùng ít mưa như Khe Bố, Mường Xén, Cửa Rào, hạ
sông Hiếu.
- Từ 1.800  2.500 mm ở vùng mưa vừa và lớn như thượng nguồn sông Hiếu,
vùng sông Giăng, khu giữa từ Cửa Rào - Nghĩa Khánh tới Dừa.
- Từ 2.200  2.400 mm ở vùng mưa trung bình như vùng sông Ngàn Phố,
Ngàn Sâu.
- Vùng đồng bằng ven biển lượng mưa năm đạt 1.800  1.900mm.
Tâm mưa lớn nhất nằm ở thượng nguồn sông Hiếu, thượng nguồn sông Ngàn
Phố, Ngàn Sâu.


10


Mùa mưa thay đổi theo từng vị trí của lưu vực. Thượng nguồn sông Cả, sông
Hiếu mùa mưa từ tháng V và kết thúc vào tháng X. Lượng mưa tháng lớn nhất vào
tháng VIII, ba tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VII, VIII, IX. Càng về phía
Nam mùa mưa muộn dần, bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng X, XI. Tháng
có lượng mưa lớn nhất là tháng VIII, IX, X, như vùng sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu.
Cường độ mưa lớn nhất xảy ra khi có bão đổ bộ vào. Lượng mưa 1 ngày lớn
nhất có thể đạt 788mm (ngày 27/9/1978) và 3 ngày lớn nhất 958mm ở Đô Lương.
Lượng mưa 1 giờ cao nhất đạt 142mm trong trận mưa ngày 8/10/1965 tại Vinh.
Tháng VIII, IX, X dải hội tụ nhiệt đới dịch chuyển dần về phía Nam kết hợp
với các loại hình thế thời tiết gây mưa lớn như áp thấp nhiệt đới, bão đã tạo ra
những trận mưa lớn kéo dài từ 3 - 10 ngày gây lũ lớn trên các triền sông.
Lượng mưa hai tháng IX, X đạt tới 40% lượng mưa năm. Lượng mưa tháng
IX, X phân bố không đều trên lưu vực. Vùng đồng bằng chịu ảnh hưởng của mưa
do bão gây ra, lượng mưa hai tháng đạt 1.000 - 1.100mm. Càng về phía thượng lưu
dòng chính lượng mưa hai tháng giảm dần do ảnh hưởng ít của bão chỉ đạt 500 800mm.
Bảng 1-5. Đặc trưng lượng mưa tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam
Đơn vị: mm
Trạm

Năm

Tháng

%

I


II

III

IV

Quỳ Châu

26,2

27,8

36,2

69,0 143,6 139,0 112,0 227,5 403,9 399,5 119,4 42,7 1.747

(%)

1,5

1,6

2,1

4,0

Tây Hiếu

40,0


27,6

48,1 102,9 199,0 148,6 120,8 231,9 408,6 412,2 130,1 38,9 1.909

(%)

2,1

1,4

2,5

5,4

Nghĩa Khánh

65,0

51,3

55,3

83,9 219,4 146,0 135,7 271,3 514,3 550,0 212,4 100,0 2.405

(%)

2,7

2,1


2,3

3,5

Sông Con

36,8

29,4

41,5

68,0 148,3 128,0 123,6 212,9 419,9 454,7 148,3 50,4 1.862

(%)

2,0

1,6

2,2

3,7

Mường Xén

41,0

33,2


41,2

61,5 125,1 122,0 97,0 216,1 464,3 552,3 179,2 69,6 2.003

(%)

2,0

1,7

2,1

3,1

V

VI

8,2

8,0

10,4

9,1

7,8

6,1


8,0

6,9

6,2

6,1

11

VII VIII

6,4

6,3

5,6

6,6

4,8

13,0

12,1

11,3

11,4


10,8

IX

23,1

21,4

21,4

22,6

23,2

X

22,9

21,6

22,9

24,4

27,6

XI

6,8


6,8

8,8

8,0

8,9

XII

2,4

2,0

4,2

2,7

3,5

100

100

100

100

100



Trạm

Năm

Tháng

%

I

II

III

IV

Cửa Rào

53,7

41,5

48,9

67,5 136,0 114,7 117,1 200,9 495,6 540,8 179,3 68,2 2.064

(%)

2,6


2,0

2,4

3,3

Con Cuông

77,9

60,8

53,1

66,4 145,2 120,6 115,2 222,5 541,7 578,1 240,4 82,1 2.304

(%)

3,4

2,6

2,3

2,9

Dừa

31,9


25,4

36,6

62,7 134,9 126,4 102,4 184,3 540,3 553,5 188,3 63,5 2.050

(%)

1,6

1,2

1,8

3,1

Đô Lương

26,2

27,8

36,2

69,0 143,6 139,0 112,0 227,5 403,9 399,5 119,4 42,7 1.747

(%)

1,5


1,6

2,1

4,0

Nam Đàn

65,0

51,3

55,3

83,9 219,4 146,0 135,7 271,3 514,3 550,0 212,4 100,0 2.405

(%)

2,7

2,1

2,3

3,5

Hoà Duyệt

36,8


29,4

41,5

68,0 148,3 128,0 123,6 212,9 419,9 454,7 148,3 50,4 1.862

(%)

2,0

1,6

2,2

3,7

Sơn Diệm

41,0

33,2

41,2

61,5 125,1 122,0 97,0 216,1 464,3 552,3 179,2 69,6 2.003

(%)

2,0


1,7

2,1

3,1

Linh Cảm

53,7

41,5

48,9

67,5 136,0 114,7 117,1 200,9 495,6 540,8 179,3 68,2 2.064

(%)

2,6

2,0

2,4

3,3

Chợ Tràng

77,9


60,8

53,1

66,4 145,2 120,6 115,2 222,5 541,7 578,1 240,4 82,1 2.304

(%)

3,4

2,6

2,3

2,9

Vinh

31,9

25,4

36,6

62,7 134,9 126,4 102,4 184,3 540,3 553,5 188,3 63,5 2.050

(%)

1,6


1,2

1,8

3,1

Nghi Xuân

26,2

27,8

36,2

69,0 143,6 139,0 112,0 227,5 403,9 399,5 119,4 42,7 1.747

(%)

1,5

1,6

2,1

4,0

Đại Lộc

40,0


27,6

48,1 102,9 199,0 148,6 120,8 231,9 408,6 412,2 130,1 38,9 1.909

(%)

2,1

1,4

2,5

5,4

V

VI

6,6

5,6

6,3

5,2

6,6

6,2


8,2

8,0

9,1

6,1

8,0

6,9

6,2

6,1

6,6

5,6

6,3

5,2

6,6

6,2

8,2


8,0

10,4

7,8

VII VIII

5,7

5,0

5,0

6,4

5,6

6,6

4,8

5,7

5,0

5,0

6,4


6,3

9,7

9,7

9,0

13,0

11,3

11,4

10,8

9,7

9,7

9,0

13,0

12,1

IX

24,0


23,5

26,4

23,1

21,4

22,6

23,2

24,0

23,5

26,4

23,1

21,4

X

26,2

25,1

27,0


22,9

22,9

24,4

27,6

26,2

25,1

27,0

22,9

21,6

XI

8,7

10,4

9,2

6,8

8,8


8,0

8,9

8,7

10,4

9,2

6,8

6,8

XII

3,3

3,6

3,1

2,4

4,2

2,7

3,5


3,3

3,6

3,1

2,4

2,0

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100


100

100

Nguồn: [“Trung tâm KTTV TW”]
Nhìn chung lượng mưa giảm dần từ hạ du lên thượng nguồn. Vùng mưa lớn
thường tập trung ở trung lưu sông Cả.

12


1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội trên lưu vực sông Lam
1.2.1 Tình hình dân cư
Tổng số dân trên lưu vực là 3.800.000 người, chiếm 84,59% dân số của cả
hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tốc độ tăng dân số bình quân là 1,98%/năm, cơ cấu
dân số là 20% dân đô thị và 80% ở vùng nông thôn. Số dân trong độ tuổi lao động
chiếm 45% dân số, được phân chia theo các ngành nghề như sau: Nông nghiệp
69%, công nghiệp 12%, giáo dục đào tạo 3,5%, xây dựg 3,26%, lâm nghiệp quốc
doanh 1,16%, giao thông 1,0% còn lại là các ngành nghề khác. Nguồn nhân lực dồi
dào với giá nhân công thấp là một lợi thế để thu hút đầu tư và tham gia vào lực
lượng lao động xuất khẩu của cả nước.
1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trên lưu vực sông Lam
- Tốc độ tăng trưởng bình quân, khá đồng đều giữa các vùng trên lưu vực sông
- Nông lâm ngư nghiệp phía Nam lưu vực sông có tốc độ tăng trưởng cao hơn ở phía
Bắc từ 1,27-1,38 lần
- Công nghiệp thì ngược lại, tốc độ tăng trưởng của Nghệ An cao hơn so với Hà Tĩnh
1,2 lần
- Dịch vụ tăng cao từ 1,05-1,07 lần (Bảng 1.6)
Bảng 1-6. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh trên lưu vực sông Lam

Đơn vị %
Năm 2010
Tỉnh

Tốc độ
Tăng
trưởng

Công
nghiệp

Năm 2020

Dịch vụ

Nông
nghiệp

Tốc độ
Tăng
trưởng

Công
nghiệp

Dịch vụ

Nông
nghiệp


Nghệ An

8,5÷9,5

30÷31

44÷45

24÷26

10,5

45÷46

36÷38

17÷18

Hà Tĩnh

8-9

25

42

33

11


23÷25

43÷41

24

Nguồn: [“Viện KTTV”]
- So với thời kỳ trước năm 2010, những năm gần đây: Mức độ tăng trưởng cao hơn
từ 1,17-1,29 lần; trong đó tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và dịch vụ.
- Việc tăng trưởng mạnh mẽ về công nghiệp và dịch vụ là những nhân tố tác động
đến diễn biến lũ trên lưu vực sông.

13


1.2.3 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
Kinh tế Nghệ An, Hà Tĩnh cũng nằm trong khung phát triển kinh tế của cả
nước.
Tỉnh Nghệ An dự kiến thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 là 2000
USD. Hà Tĩnh là 1.525 USD. Về định hướng Nghệ An sẽ trở thành trung tâm kinh
tế - văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ. Việc tăng trưởng kinh tế này còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố: Xã hội, tự nhiên, cơ sở hạ tầng và chính sách phát triển kinh tế
của từng tỉnh. Nhưng rõ ràng để phát triển kinh tế bền vững thì rất cần thiết phải có
nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp phòng chống giảm nhẹ thiên tai do lũ cho lưu
vực sông Lam.
1.3 Nhận xét
- Vị trí địa lý lưu vực sông Lam khá thuận lợi để khi có Bão đổ bộ, gây mưa
lớn, sinh lũ cho lưu vực trung và hạ lưu sông Lam.
- Địa hình phía Tây của lưu vực sông tiếp giáp dãy Trường Sơn có độ cao
cao nhất và thấp dần ra phía Biển, đồng thời bị chia cắt mạnh đã tạo ra thế nằm

nghiêng như một bề mặt hứng nước, tạo thuận lợi khi có mưa lớn sinh lũ gây ngập
lụt hạ lưu.
- Với điều kiện địa lý, khí hậu riêng biệt đồng thời chịu ảnh hưởng của Bão
và các hình thế thời tiết gây mưa - lũ lớn thì cần thiết có nghiên cứu sâu về đặc điểm
lũ trên lưu vực sông, từ đó là cơ sở để cảnh báo ngập lụt cho hạ lưu sông Lam.

14


Chương 2: ĐẶC ĐIỂM LŨ VÀ NGẬP LỤT LƯU VỰC SÔNG LAM
2.1 Nguyên nhân hình thành lũ trên lưu vực sông Lam.
Dạng hình thế thời tiết gây mưa lớn ở hạ du sông Lam có thể tóm tắt một số
dạng như sau:
- Mưa lớn do không khí lạnh phía Bắc tràn xuống kết hợp với rãnh thấp phía Tây.
Loại mưa này xảy ra vào đầu mùa hè.
- Bão liên tiếp đổ bộ vào trong thời gian ngắn.
- Bão tan thành áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn trên diện rộng.
- Không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới.
- Áp thấp nhiệt đới di chuyển lên phía Bắc Tây Bắc gặp không khí lạnh tăng cường
gây mưa lớn trên diện rộng, loại hình thế này thường gây lũ lớn.
Những hình thế thời tiết hoặc xuất hiện độc lập hoặc tổ hợp nhiều hình thế thời tiết
gây mưa đã xuất hiện trên lưu vực gây lũ lớn hoặc đặc biệt lớn ở hạ du sông Lam.
Hậu quả của nó là những trận lũ lụt nghiêm trọng vào tháng IX/1978, X/1988,
IX/2002; X/2010
Khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào lưu vực sông thì ở Nghệ An,
Hà Tĩnh có mưa rất lớn kéo dài 1 - 3 ngày. Lượng mưa trận đạt 50 - 60% lượng
mưa năm.
- Lượng mưa phụ thuộc hướng di chuyển của Bão. Nếu bão di chuyển vào từ phía
Nam của Nghệ An thì mưa lớn xảy ra ở sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu như cơn bão số 2
đổ bộ vào Đà Nẵng di chuyển lên phía Bắc gây ra mưa lớn 25/V/1989 tại sông

Ngàn Phố, Ngàn Sâu gây lũ đặc biệt lớn.

15


Hình 2.1: Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm
Qua (hình 2.1), ta thấy lượng mưa phân bố không đều theo không gian, phân
bố lớn dần từ Nam ra Bắc và từ Đông sang Tây.
+ Phân phối mưa năm theo mùa:

Hình 2.2: Lượng mưa trung bình năm và mùa lũ trên lưu vực sông Lam
+ Phân phối mưa năm theo tháng:
Vùng trung, hạ du sông Lam mùa mưa dịch chuyển dần bắt đầu từ tháng VI và kết
thúc vào tháng X, XI. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VIII, IX, X. Càng dần

16


về phía nam của lưu vực mùa mưa bắt đầu từ tháng VIII và kết thúc tháng X như
vùng sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu.
Mùa mưa có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam từ thượng nguồn về hạ du.
Trong mùa mưa thường xuất hiện 2 đỉnh cực trị. Tháng V, VI do hoạt động mạnh
gió mùa Tây Nam và gió Tín Phong Bắc bán cầu. Sự hội tụ giữa hai luồng gió này
gây nên mưa tiểu mãn vào tháng V, VI gây lũ tiểu mãn trong mùa mưa. Tổng lượng
mưa hai tháng này có vùng chiếm tới 20% lượng mưa năm ở các trạm thượng
nguồn sông Cả, Ngàn Phố, Ngàn Sâu. Trận lũ tiểu mãn lớn như tháng V/1943,
tháng V/1989. Đặc biệt là trận mưa tháng V/1989 gây lũ lịch sử trên sông Ngàn
Phố. Lượng mưa 1 ngày max đạt 483mm ngày 26/V/1989 tại Kim Cương, 296mm
ngày 26/V/1989 tại Hoà Duyệt.
Sang tháng VIII, IX, X dải hội tụ nhiệt đới dịch chuyển dần về phía Nam kết

hợp với các loại hình thế thời tiết gây mưa lớn như áp thấp nhiệt đới, bão đã tạo ra
những trận mưa lớn kéo dài từ 3  10 ngày gây lũ lớn trên các triền sông.
Lượng mưa hai tháng IX, X đạt tới 40% lượng mưa năm. Lượng mưa tháng IX, X
phân bố không đều trên lưu vực. Biến động lượng mưa theo thời gian khá mạnh mẽ.
2.2. Diễn biến lũ theo không gian
2.2.1 Mực nước lũ
Thượng nguồn sông Lam tại Cửa Rào mực nước lũ lớn nhất vào VIII/1973
với Hmax = 76,3m. Từ Dừa trở về hạ du mực nước lũ lớn nhất xuất hiện trận lũ tháng
IX/1978 với Hmax = 19,71m tại Đô Lương. Tại Nam Đàn mực nước lũ lớn nhất thực
đo là 9,64m, Bến Thủy 5,68m vào IX/1978.
Trên sông Hiếu mực nước lũ lớn nhất đạt Hmax = 80,05m vào ngày 14/X/1988 tại
Quỳ Châu.
Trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm mực nước lớn nhất là 15,82 m vào ngày
20/IX/2002. Trên sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt, mực nước lớn nhất là vào năm
1960 với Hmax = 12,74m ngày 5/X, tiếp đến là trận lũ năm 2002 với Hmax = 11,78m
ngày 20/IX. Mực nước lớn nhất tại Linh Cảm trên sông La xuất hiện vào năm 1978
với Hmax = 7,83m ngày 29/IX tiếp đến là trận lũ năm 2002, Hmax = 7,7m ngày 21/ IX

17


×