BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
-------------------
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ
NĂNG SUẤT QUẢ TRÁM TRẮNG (CANARIUM ALBUM) TRỒNG SAU
GHÉP TỊA HUYỆN ĐỒNG HỶ, PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
MÃ SỐ: B2010 – TN02 – 16
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Lương Thị Anh
Người tham gia:
Đào Hồng Thuận
Lê Sỹ Hồng
Phạm Thị Thu Hà
THÁI NGUYÊN - 2012
1
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài
Trám Trắng (Canarium album (Lour) Raeusch) là loài cây bản địa đa tác dụng.
Cây thân gỗ sống lâu năm, có biên độ sinh thái rộng, là cây lá rộng thường xanh có tác
dụng chống xói mòn bảo vệ đất, cải thiện khí hậu tốt. Là cây trồng làm giàu rừng,
vườn rừng, nông lâm kết hợp và phục hồi rừng tự nhiên.
Gỗ của Trám Trắng nhẹ, mềm mịn được sử dụng trong dán lạng, có thể dùng làm
bột giấy và đóng đồ mộc thông thường.
Nhựa dùng trong y học, công nghiệp thực phẩm, sơn, nước hoa, giấy và làm
hương.
Quả Trám Trắng là một trong những sản phẩm mà cây Trám đem lại cho giá trị
kinh tế cao, quả có thể sử dụng làm thực phẩm, mứt, ô mai, hạt ép dầu, sử dụng ở
trong nước và xuất khẩu.
Ở Trung Quốc, hai tỉnh trồng nhiều Trám Trắng là Phúc Kiến và Quảng Đông,
mặc dù đã áp dụng các biện pháp nhằm tăng sản lượng quả nhưng vẫn phải nhập khẩu
quả Trám Trắng từ Việt Nam. Chính vì thế mà quả Trám Trắng được thị trường tiêu
thụ dễ dàng nên được người dân miền núi quan tâm nhân rộng với mục đích chính là
lấy quả loài cây này [12].
Nâng cao năng xuất của rừng trồng là một trong những mục tiêu cần đạt được
trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay. Để nâng cao năng suất rừng trồng một trong những
khâu mang tính quyết định đó là áp dụng kỹ thuật chăm sóc bón phân cho rừng trồng.
Nhờ có giống được cải thiện và áp dụng các biện pháp kỹ thuật như thâm canh
mà năng suất các loài cây nông nghiệp trong những năm qua đã tăng gấp đôi so với
những năm 1960.
Trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay, đã và đang áp dụng kỹ thuật chăm sóc bón
phân cho rừng trồng, cây rừng có đời sống dài ngày, áp dụng các biện pháp kỹ thuật
chăm sóc bón phân cho rừng trồng nhằm nâng cao năng suất làm việc làm cần thiết.
Trên thế giới, bón phân rừng trồng đã được áp dụng khoảng trên dưới năm
mươi năm trở lại đây. Đó là biện pháp kỹ thuật thâm canh quan trọng nhằm làm ổn
2
định tăng năng suất rừng trồng. Thực tế cho thấy là bón phân cho rừng trồng đã mang
lại những hiệu quả rõ rệt làm nâng cao tỷ lệ cây sống, tăng sức đề kháng của cây đối
với các điều kiện bất lợi của môi trường, tăng sinh trưởng và nâng cao sản lượng chất
lượng sản phẩm rừng trồng. Các nước phát triển có nền lâm nghiệp phát triển cao thì
đều áp dụng bón phân cho rừng trồng và đạt được chỉ số sử dụng phân bón cao. Để
tăng cường hiệu lực của phân bón, điều quan trọng là phải bón đúng phân, đúng đất,
đúng cây trồng, đúng thời vụ, thời điểm sinh trưởng và đúng liều lượng cùng với kỹ
thuật thao tác hợp lý [1].
Nói cách khác Quy trình kỹ thuật phân bón yêu cầu phải hợp lý cân đối và
hiệu quả trên cơ sở: (i) Nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng và trong từng thời
kỳ sinh trưởng riêng biệt; (ii) Khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng của đất trên các
loại hiện trường cụ thể và (iii) Sự biến đổi của phân bón trong đất và hệ số sử dụng
phân bón.
Ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây đã có nhiều những nỗ lực nghiên cứu về
nhu cầu dinh dưỡng và phân bón cho cây trồng rừng nhằm tạo cơ sở để đề xuất, áp
dụng một quy trình kỹ thuật phân bón hiệu quả hợp lý cho thâm canh trồng rừng sản
xuất. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cây trồng rừng, về kỹ
thuật áp dụng phân bón cho rừng trồng, kinh nghiệm sản xuất và tập quán sử dụng
phân bón tại các địa phương, nhiều hướng dẫn kỹ thuật liên quan tới bón phân cho
rừng trồng đã được xây dựng đề xuất ở nhiều quy mô phạm vi áp dụng khác nhau. Các
hướng dẫn kỹ thuật này đã tạo cơ sở pháp lý và kỹ thuật cho việc áp dụng phân bón
cho trồng rừng về chủng loại, liều lượng phân bón và phương pháp bón phân và đã
mang lại những hiệu quả nhất định góp phần làm nâng cao chất lượng rừng trồng. Tuy
nhiên, các hướng dẫn kỹ thuật này chưa có cho loài cây Trám Trắng trồng chuyên lấy
quả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất quả Trám Trắng (Canarium
album) trồng sau ghép tại huyện Phú Lương, Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc bón phân loài cây Trám
trắng chuyên lấy quả.
3
PHẦN II
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở nghiên cứu
Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh
dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối
tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể, đảm bảo năng suất. Mười nguyên tắc đảm bảo
cho sử dụng phân bón hợp lý [4]:
Một là: Bón phân hợp lý cho cây là tìm mọi cách để phối hợp tốt với thiên
nhiên để tạo ra sản phẩm có ích cho con người, chứ không phải là chinh phục, là áp
đặt ý muốn của con người lên thiên nhiên.
Nông sản là sản phẩm của quá trình chu chuyển vật chất trong thiên nhiên, cho
nên con người muốn thu hút được nhiều nông sản thì cần nắm bắt được các quy luật
chuyển hoá vật chất và tác động làm cho quá trình chu chuyển vật chất diễn ra với quy
mô lớn, cường độ mạnh, tốc độ nhanh.
Bón phân là để tác động lên quá trình chu chuyển vật chất trong tự nhiên. Việc
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng không hoàn toàn là để cây trực tiếp tạo ra
nông sản mà là để phối hợp tốt với thiên nhiên tạo ra sản phẩm trong quá trình chu
chuyển vật chất.
Hai là: Đối với thiên nhiên mọi tác động chỉ cần vừa đủ, mọi thứ thừa hay
thiếu đều gây hại cho mọi hoạt động bình thường của nó.
Theo cảm tính, nhiều người cho rằng cái gì đã tốt thì càng nhiều càng tốt, cái gì đã xấu
thì càng nhiều càng xấu.
Bón phân quá nhiều hoặc với liều lượng cao đều gây tác hại cho cây, thậm chí
làm cho cây chết. Nguyên tố đồng (Cu) là phân vi lượng đối với cây, nhưng phun với
nồng độ cao (trên 1%) làm cho lá cây bị cháy. Trong việc bón phân cho cây, điều quan
trọng là không những không để cây bị thiếu đói, mà phải không bón thừa bất cứ chất
dinh dưỡng nào cho cây.
Cần lưu ý là sức chịu đựng cũng như mức độ tiếp thu các tác động từ bên ngoài
của các bộ phận trên cây rất khác nhau. Đối với một loại phân bón, có thể đối với bộ phận
này là thừa nhưng đối với bộ phận khác lại là chưa đủ. Chính vì thế mà có những loại hoá
chất chỉ có thể bón cho cây vào đất mà không thể phun lên lá được.
4
Điều đáng chú ý là cho đến nay, trồng trọt, do tâm lý sợ thiếu cho nên người nông
dân đã làm nhiều việc quá thừa, trong khi đó nhiều việc cần làm lại không biết làm.
Nếu có những hiểu biết đầy đủ hơn về cây trồng, hiểu được những nhu cầu của
cây và con đường mà thiên nhiên thường đáp ứng nhu cầu cho nó, hiểu được các mối
quan hệ giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, con người có thể tiết kiệm được bao
nhiêu việc làm thừa đồng thời chỉ cần tiến hành những việc làm thật hợp lý để đạt
được những khối lượng nông sản lớn.
Ba là: Thiên nhiên còn nhiều điều mà con người chưa biết hết, vì vậy không
được chủ quan khi sử dụng phân bón.
Khoa học ngày càng phát triển nhanh, thành tựu khoa học ngày càng nhiều
nhưng con đường khám phá thiên nhiên đang còn dài và còn nhiều quanh co khúc
khuỷu. Thái độ chủ quan, cho rằng chúng ta đã có những hiểu biết quá đủ là không
phù hợp, là có thể dẫn đến những sai lầm.
Điều đáng lo ngại là con người coi thường những gì chưa biết trong thiên nhiên
và cho rằng những gì khoa học đã biết đủ cho con người hoạt động theo ý muốn của
mình. Nhiều thất bại trong sản xuất có nguồn gốc từ sự ngộ nhận này.
Để có thể bón phân hợp lý, cần thường xuyên quan sát và đúc rút kinh nghiệm
từ thực tiễn sản xuất. Kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm kết hợp với những
hiểu biết khoa học, những kết quả của nghiên cứu khảo nghiệm giúp chúng ta ngày
càng nâng cao mức độ hợp lý của việc bón phân.
Bốn là: Trong thiên nhiên sống, các loài sinh vật tồn tại và phát triển trong các
mối liên hệ chặt chẽ với nhau và với thế giới không phải sinh vật.
Các kết quả nghiên cứu khoa học được tiến hành trong các phòng thí nghiệm,
trong các chậu vại, trong các ô thí nghiệm thường rất xa so với điều kiện môi trường
sống của cây trên đồng ruộng. Nhiều trường hợp, muốn có được kết quả như đã thu
được trong phòng thí nghiệm người ta phải đầu tư rất tốn kém để tạo được môi trường
và điều kiện tương tự như trong phòng thí nghiệm. Khi không có được những điều
kiện này, các kết quả khoa học thường phát huy tác dụng rất kém, thậm chí còn làm
nảy sinh nhiều vấn đề và người nông dân lại phải lao theo để giải quyết. Như thế, phải
làm thừa ra bao nhiêu việc mà đáng lẽ không phải làm.
5
Thực tế cho thấy: những phương pháp bón phân nào mà không chú ý đến các
loài sinh vật khác trên đồng ruộng, không chú ý đến các mối quan hệ chằng chịt giữa
chúng với nhau, thì đó chỉ là những việc làm vô nghĩa và có khi có hại.
Năm là: Khoa học phân bón giúp ta bón phân hợp lý, tuy vậy nếu quá chuyên
biệt trong lĩnh vực này sẽ làm cho kiến thức hiểu biết của ta về thiên nhiên trở nên
manh mún và có nguy cơ dẫn đến thất bại.
Các ngành khoa học ngày càng chuyên hoá để đi sâu tìm hiểu kỹ đối tượng
nghiên cứu. Vì vậy, đã có nhiều cố gắng để liên kết các ngành khoa học, nói đến
những khoa học liên ngành.
Tuy nhiên, việc bón phân hợp lý để tạo ra năng suất cây trồng cao, bảo vệ tốt
môi trường không chỉ đơn thuần là sự liên kết, sự giao thoa, sự liên ngành của một số
lĩnh vực khoa học khác nhau, mà là sự tìm tòi nghiên cứu trong một lĩnh vực khoa học
mà đối tượng của nó là sự sống, là quá trình tạo thành năng suất kinh tế. Đây là một
loại đối tượng tổng hợp mà càng chia nhỏ ra càng chuyên biệt hoá, càng đi xa khỏi
bản chất của đối tượng nghiên cứu.
Sáu là: Trong các hệ sinh thái, mỗi tác động từ bên ngoài đưa vào hệ sinh thái,
thường tạo ra những phản ứng dây chuyền, lan rộng ra trong không gian theo các
mạng lưới dinh dưỡng, năng lượng, thông tin, v.v... và kéo dài theo thời gian, cho đến
khi toàn bộ hệ sinh thái thiết lập được trạng thái cân bằng mới.
Mỗi hiện tượng xảy ra trong hệ sinh thái đều là kết quả của nhiều nguyên nhân,
mặt khác một nguyên nhân có thể dẫn tới những kết quả khác nhau.
Từ một hiện tượng là năng suất cây trồng có thể có một chuỗi các nguyên nhân
và kết quả với 7 bậc nhân - quả khác nhau. Trong thực tế, một hiện tượng xảy ra có
thể có nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân này lại có những nguyên nhân khác đi
trước trong một mạng lưới các sự kiện và yếu tố đan chéo nhau toả ra đến vô tận.
Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau, thường
không chỉ gây ra một tác động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào đó mà thường có
nhiều tác động lên các thành tố trong hệ sinh thái và có thể dẫn đến những kết quả
khác nhau, trong đó có thể có những kết quả mà con người không ngờ tới.
Do đặc điểm của quá trình phản ứng dây chuyền và quá trình tiếp nhận các tác
động từ bên ngoài vào các hệ sinh thái mà có thể có những tác động rất mạnh nhưng
6
không gây ra hiệu quả gì đáng kể, trong khi đó, có những tác động nhẹ nhàng, nhưng
được nhân lên trong phản ứng dây chuyền và tạo nên những hiệu quả rất lớn.
Bón phân hợp lý có thể không cần sử dụng những lượng phân bón mà có thể
đạt được hiệu quả rất cao.
Bảy là: Đối với thiên nhiên không có cái gì là tốt, cũng không có cái gì là
xấu.Con người phân biệt ra trong thiên nhiên có cái tốt, cái xấu. Tốt xấu ở đây được
đánh giá trên cơ sở lợi ích của con người. Từ việc phân chia các sự vật và hiện tượng
thành 2 nhóm tốt và xấu, con người thường cố công để loại trừ, tiêu diệt những cái xấu
và nhân lên, tăng thêm những cái tốt, với hy vọng là thu được lợi ích lớn.
Đối với thiên nhiên, mọi thứ đều có vị trí của nó và cần thiết cho sự hài hoà và
phát triển. Bằng các tác động đưa thêm các cái "tốt" và loại bỏ các cái "xấu" con
người đã phá vỡ cân bằng trong các hệ sinh thái. Và như vậy, các tác động của con
người đã thúc đẩy hoạt động của cơ chế điều tiết của hệ sinh thái để thiết lập trạng thái
cân bằng. Với hoạt động của cơ chế này, những tác động của con người bị trung hoà
và bị triệt tiêu. Hy vọng thu được lợi ích lớn không những không đạt được, mà những
đảo lộn trong hệ sinh thái có thể dẫn đến nhiều hiệu quả tiêu cực.
Bón phân, con người nghĩ rằng đó là đưa điều tốt đến cho cây, vì vậy càng
nhiều càng tốt. Thế nhưng hiệu quả của việc bón phân chỉ có thể thu được khi bón hợp
lý, có nghĩa là phù hợp với hoạt động bình thường của hệ sinh thái nông nghiệp. Bón
phân không hợp lý sẽ gặp phải phản ứng chống lại của hệ sinh thái đồng ruộng và chỉ
có thể dẫn đến những hậu quả xấu.
Tám là:Trong nông nghiệp, không thể cải thiện thể hữu cơ thống nhất chỉ bằng
cách thay thế từng bộ phận của thể đó.
Cây trồng, hệ sinh thái nông nghiệp là những hệ thống thống nhất và hoàn
chỉnh. Trong hệ thống đó mỗi bộ phận đều có vị trí và chức năng của mình. Mỗi bộ
phận trong hệ thống được quy định không những chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên
trong bộ phận đó, mà còn phụ thuộc vào các bộ phận kế cận, các bộ phận xung quanh
và vào toàn bộ hệ thống.
Bón phân cho cây trồng chúng ta muốn tăng chất dinh dưỡng cho cây để tạo ra
nhiều sản phẩm. Tuy nhiên cây trồng là một bộ phận của hệ sinh thái đồng ruộng.
Chúng ta không thể cải thiện một bộ phận của hệ sinh thái là cây trồng mà không tính
7
gì đến các bộ phận khác của hệ sinh thái đó. Nhiều trường hợp bón phân không mang
lại kết quả là do chúng ta gặp phải những phản ứng điều tiết của hệ sinh thái.
Bón phân hợp lý là có tính toán đầy đủ đến các yếu tố trong hệ sinh thái, tạo sự
hài hoà trong toàn bộ hệ sinh thái đồng ruộng đồng thời thúc đẩy các hoạt động của
toàn bộ hệ sinh thái hướng tới việc tạo ra năng suất cao.
Chín là: Nền nông nghiệp tiến bộ phải là nền nông nghiệp nuôi dưỡng được
con người cả thể xác lẫn tinh thần.
Bón phân là để làm tăng năng suất cây trồng. Năng suất đó phải đáp ứng được
nhu cầu của con người. Vì vậy, nếu phân bón còn để lại dư lượng trong nông sản, nếu
trong nông sản có nhiều NO3, nhiều kim loại nặng thì nông sản không đáp ứng được
nhu cầu của con người.
Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nông sản. Đối với các sản phẩm
cây công nghiệp, cây dược liệu, cây hương liệu, cây tinh dầu v.v... bón phân không
hợp lý có thể làm giảm phẩm chất nông sản rất đáng kể [2].
Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cất giữ, bảo quản và chuyên chở
nông sản. Sản phẩm rau quả chứa nhiều đạm, nhiều nước rất chóng bị hỏng.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của con người về vật chất, nông nghiệp còn đáp
ứng nhu cầu của con người được lao động, được tiếp xúc với thiên nhiên, được khám
phá những điều bí ẩn của tự nhiên.
Bón phân không hợp lý thường để lại trong môi trường đất, nước, không khí
những dư lượng phân bón có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, đến tâm trạng con
người [6].
Càng ngày việc thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần của con người càng tăng
lên. Vai trò của nông nghiệp trong việc đảm bảo ổn định cuộc sống, ổn định xã hội
cũng ngày một được nâng cao.
Bón phân hợp lý không những phát huy đến mức cao hiệu quả của phân bón
mà còn đảm bảo cho môi trường trong lành và thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo
hướng tiến bộ.
Mười là: Cần có cách nhìn toàn diện, đừng để bị hoàn cảnh lung lạc.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, khi tiếp xúc với bất kỳ loại cây trồng
nào cũng không thể tách rời chúng ra khỏi điều kiện sống của nó mà phải có cách nhìn
8
toàn diện và đặt đúng vị trí của nó trong hệ sinh thái đồng ruộng. Thông thường người
làm nông nghiệp chỉ biết có cây trồng mà quên mất cây trồng tồn tại và phát triển
trong hệ sinh thái.
Kết quả của sản xuất nông nghiệp thường chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện
cụ thể từng địa phương cũng như điều kiện khí hậu thời tiết của từng năm. Người
nông dân thường lấy kinh nghiệm sản xuất của năm nay để áp dụng cho năm sắp tới.
Như vậy, việc tiến hành sản xuất nông nghiệp của nông dân thường chịu ảnh
hưởng của cái nhìn hẹp và ngắn.
Muốn đạt được kết quả tốt, người nông dân cần có cái nhìn toàn diện đồng thời
cần biết cách thoát ra khỏi hoàn cảnh cụ thể của một năm sản xuất, không để cho hoàn
cảnh lung lạc mình và phải có cách nhìn vượt lên trên không gian và thời gian, cố
gắng đi vào bản chất của các hiện tượng.
Cách nhìn này không phải là không dựa trên cơ sở thực tế mà là cách nhìn
xuyên sâu vào bản chất của thực tế, làm cho thực tế hiện rõ lên, không bị những nhiễu
loạn nhất thời làm che mất bản chất.
Bón phân hợp lý là tìm ra những kết luận từ việc phân tích toàn diện hệ sinh
thái nông nghiệp, phân tích thực chất các hiện tượng đã diễn ra, dự báo những hiện
tượng và trạng thái có thể xuất hiện trong vụ tới để đề ra giải pháp bón phân mang lại
hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội cũng như môi trường.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Có thể ví phân bón là “thức ăn” của cây trồng. Việc bón phân thích hợp sẽ góp
phần tăng năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm và hiệu suất kinh tế; ít hoặc
không tác động xấu đến kết cấu đất canh tác và môi trường.
Việc sử dụng các loại phân bón nitơ tổng hợp đã tăng ổn định trong 30 năm qua,
tăng gấp 20 lần lên mức tiêu thụ hiện tại 1 tỷ tấn nitơ mỗi năm. Việc sử dụng các loại
phân bón photphat cũng đã tăng từ 9 triệu tấn mỗi năm (năm 1960) lên 40 triệu tấn
mỗi năm [8].
Các số liệu khảo sát cho thấy, bình quân các nước châu Á sử dụng phân khoáng
nhiều hơn bình quân thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ (nước có khí hậu nóng) lại dùng phân
khoáng ít hơn bình quân toàn châu Á. Trong lúc đó Trung Quốc và Nhật lại sử dụng
9
phân khoáng nhiều hơn bình quân toàn châu Á. Hà Lan là nước sử dụng phân khoáng
nhiều nhất. Tuy nhiên lượng phân chủ yếu bón nhiều cho đồng cỏ, rau và hoa để thu
sản lượng chất xanh cao.
- Thái Lan: bình quân 95,83 (triệu tấn/năm)
- Philippin: bình quân 65,62 (triệu tấn/năm)
- Indonesia: bình quân 63,0 (triệu tấn/năm)
- Myanma: bình quân 14,93 (triệu tấn/năm)
- Lào: bình quân 4,50 (triệu tấn/năm)
- Campuchia: bình quân 1,49 (triệu tấn/năm)
Theo số liệu ghi nhận được ở trên cho thấy Campuchia, Lào và Myanma sử dụng
phân khoáng ít nhất, đặc biệt là Campuchia [5].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Sự hiểu biết hiện đại về dinh dưỡng của cây trồng bắt đầu từ thế kỷ 19 và việc
quản lý độ phì nhiêu của đất đai đã là một vấn đề được các nông dân quan tâm từ hàng
nghìn năm nay. Việt Nam được coi là nước sử dụng nhiều phân khoáng trong số các
nước ở Đông Nam Á, số liệu tham khảo năm 1999 bình quân 241,82 kg NPK/ha.
Tính nhu cầu phân bón cho cây trồng là dựa trên cơ sở đặc điểm của đất đai,
đặc điểm của cây trồng để tính số lượng phân cần cung cấp làm cho cây trồng có thể
đạt được năng suất tối ưu (năng suất cao nhưng hiệu quả kinh tế cũng cao). Cho đến
năm 2010, ước tính tổng diện tích gieo trồng ở nước ta vào khoảng 12.285.500 ha,
trong đó cây có thời gian sinh trưởng hàng năm là 9.855.500 ha và cây lâu năm
khoảng 2.431.000 ha [5].
Để thoả mãn nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng trên các diện tích này, ta
cần có 2.100.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân DAP, 3.000.000 tấn phân NPK các
loại, 1.400.000 tấn phân lân dạng super và nung chảy và 400.000 tấn phân Kali [1].
Tại Hội thảo "Giải pháp tăng hiệu suất sử dụng phân bón, giảm chi phí và tăng hiệu
quả sản xuất" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, ông Nguyễn Trí
Ngọc - Cục trưởng Trồng trọt cho biết: Trong bảy tháng đầu năm (2009-2010), xuất
khẩu nông sản đạt 7 tỷ USD, tuy nhiên, Việt Nam phải nhập tới 1,3 tỷ USD phân bón
và thuốc bảo vệ thực vật, trong khi các nước phát triển, việc sử dụng phân bón có
chiều hướng đi xuống thì tại các nước đang phát triển lại chiều hướng tăng mạnh,
10
trong đó có Việt Nam. So với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới, Việt
Nam mới sử dụng phân bón ở mức 2%.
Tuy nhiên mức này lại chiếm một nguồn đầu vào khá lớn đối với sản xuất
nông nghiệp. "Mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng trên 2 triệu tấn phân urê, khoảng
600 nghìn tấn DAP và một lượng gần tương đương như vậy với các loại phân bón
khác. Tổng lượng phân bón các loại sử dụng ở Việt Nam xấp xỉ 7,7 triệu tấn. Tuy
nhiên thực tế cho thấy việc sử dụng phân bón chỉ được trên 40% hiệu suất. Ở một số
vùng thấp còn hơn [1].
Điều này dẫn đến việc chúng ta mất một lượng tiền lớn để nhập khẩu phân bón
đồng thời lại gây ra những ảnh hưởng đến môi trường do phân bón bị rửa trôi, tích tụ
ở nguồn nước ngầm, nước mặt ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản và nước sinh hoạt.
Để việc sử dụng phân bón có hiệu quả, không có dư thừa quá mức cho phép,
không gây ô nhiễm môi trường thì ngay bây giờ ta phải trang bị cho người sản xuất
những kiến thức khoa học cần thiết về tính chất 2 mặt của phân bón, biết được nhu
cầu phân bón của từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng của cây trên từng loại đất,
từng mùa vụ để thu được hiệu quả đúng.
Nước ta ở giai đoạn trước chủ yếu sử dụng phân bón cho sản xuất nông nghiệp,
chưa sử dụng phân bón cho đối tượng cây lâm nghiệp. Hiện nay trong sản xuất đã sử
dụng phân bón cho cây lâm nghiệp, trong đó Trám Trắng trồng lấy quả cũng đã bước
đầu được áp dụng kỹ thuật này.
Các loại phân bón được sử dụng gồm nhiều loại, nhưng có thể tổng hợp thành
nhóm chủ yếu: Phân hữu cơ (cả hữu cơ vi sinh); phân vô cơ (phân đa lượng, trung
lượng, vi lượng); phân vi sinh vật. Hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển,
sử dụng phân bón qua lá cũng góp phần tăng năng suất cây trồng.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Xã Văn Lăng huyện Đồng Hỷ Thái nguyên
*Vị trí địa lý
Văn Lăng là một xã trung du miền núi nằm ở phía Bắc của Huyện Đồng Hỷ.
Với diện tích của xã là 16.414,79 ha, mật độ dân số 68 người/km2 . Có tọa độ địa
lý từ 1050 46’ - 1060 46’ Kinh độ Đông, 21032’ - 210 51’ vĩ độ Bắc.
o Phía Đông giáp với xã Thần Sa - huyện Võ Nhai
11
o Phía Tây giáp với xã Phú Đô - Huyện Phú Lương
o Phía Nam giáp với xã Hòa Bình - Huyện Đồng Hỷ
o Phía Bắc giáp với xã Quảng Chu - Chợ Mới
* Địa hình
Văn Lăng có địa hình rất phức tạp không đồng nhất. Có nhiều núi cao xen lẫn
đồi thấp nên thường có hiện tượng xói mòn, rửa trôi diễn ra.
* Đất đai
Diện tích đất tự nhiên là 16.414,79 ha, Văn Lăng là một xã có diện tích đất tự
nhiên lớn nhất của huyện Đồng Hỷ, bình quân diện tích tự nhiên là 0,8ha/người, trong
khi đó huyện Đồng Hỷ là 0,37ha/người.
* Dân số và lao động
- Dân số: Theo thống kê năm 2010, xã Văn Lăng có tổng số dân là 11.162
người, là một xã có mật độ dân số thấp nhất huyện Đồng Hỷ là 68 người/km2. Tỉ lệ
tăng dân số tự nhiên bình quân từ năm 2008 - 2010 là 1,36%. Xã Văn Lăng là một xã
vùng xa mật độ dân số thấp, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, đời sống
kinh tế gặp nhiều khó khăn, số hộ đói nghèo (7,7%).
- Lao động: Lao động ở xã tập trung ở ngành nông nghiệp. Hầu hết số lao động
là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, chất lượng lao động thấp. Để sử dụng hết lực
lượng lao động này cần phải mở rộng đào tạo nghề, phát triển nghề phụ thu hút lao
động nông nghiệp lúc nông nhàn. Đồng thời phải tiến hành thâm canh tăng vụ, mở
rộng diện tích gieo trồng tân dụng triệt để nguồn lao động
- Dân tộc: Văn Lăng có 8 dân tộc anh em chung sống. Dân tộc kinh chiếm
khoảng 30,87%, dân tộc Nùng chiếm 16,83%, dân tộc Sán Dìu chiếm 0,43%, dân tộc
Dao chiếm 18,16%, dân tộc Hơ Mông chiếm 29,1%, dân tộc Sán Chí chiếm 0,41%,
dân tộc Mường chiếm 0,06%, dân tộc Tày chiếm 4,14% (nguồn từ dân số và kế hoạch
hóa xã Văn Lăng). Các dân tộc ít người trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc
hậu, giao thông đi lại khó khăn, hạ tầng cơ sở thấp kém là những hạn chế chủ yếu
khiến đời sống kinh tế - xã hội ở xã này chậm phát triển.
Dưới sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền xã. Phong trào kế hoạch hóa gia
đình được tuyên truyền sâu rộng và triển khai thực hiện tích cực. Mặc dù mức sinh đã
giảm đáng kể song chưa ổn định, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao (1.36% năm 2010).
12
Sự gia tăng dân số kéo theo nhiều sức ép về việc làm, đời sống, y tế, giáo dục, trật tự
xã hội.
* Văn hóa xã hội
Quy mô trường học đang trên đà phát triển, chất lượng trường lớp được nâng
cao. Cụ thể: Đến nay 100% số phòng học ở xã được ngói hóa. Trong các năm học
thường xuyên tổ chức các đợt hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi, tăng cường công tác
thanh kiểm tra, đổi mới nội dung,… Tuy nhiên chất lượng dạy và học, chất lượng phổ
cập giáo dục tiểu học chưa đạt được so với yêu cầu mục tiêu đạo tạo. Trang thiết bị cơ
sở vật chất giáo dục còn hạn chế
* Về y tế
Hiện nay xã có một trạm y tế, nhìn chung về y tế còn gặp nhiều khó khăn
* Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn xã đã và đang được hiện đại hóa. Đến
nay xã có một điểm bưu điện văn hóa xã. Hệ thống truyền thanh, truyền hình đã được
xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đảm bảo cung cấp kịp thời những thông tin về tình hình
kinh tế xã hội, chủ trương đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện tốt việc cấp phát máy thu hình, đài thu thanh tới các đối tượng theo chương
trình mục tiêu góp phần nâng cao mặt bằng dân trí trong xã.
* Hệ thống điện
Hiện nay còn nhiều hộ dân ở các bản vùng sâu vùng xa chưa được sử dụng điện
Nhà nước. Những năm tới đây yêu cầu đầu tư cho việc phát triển điện lưới đến các
thôn xóm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho dân cư và đáp ứng điện sản xuất phát triển
kinh tế thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa..
* Hệ thống giao thông
Còn vô cùng khó khăn, do vậy cần có sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, UBND
các cấp trong việc cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao thông.
2.3.2. Xã Phú Đô huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
* Vị trí địa lý: Phú Đô, là một xã miền núi thuộc huyện Phú Lương - phía Bắc
tỉnh Thái Nguyên.
Phía Đông giáp xã Hòa Bình
Phía Tây giáp xã Tức Tranh
13
Phía Nam giáp xã Văn Lăng huyện Đông Hỷ
Phía Bắc giáp xã Yên Lạc
* Địa hình
Phú Đô có địa hình không đồng nhất, có nhiều núi cao xen lẫn đồi thấp và
thung lũng hẹp.
* Đất đai
Diện tích đất đai của Phú Đô là: 22224ha, đất rừng và đồi núi chiếm khoảng 75%
diện tích.
Đất thuộc loại đất Feralit màu đỏ vàng hoặc vàng nhạt, phát triển trên sa thạch,
nghèo dinh dưỡng.
* Dân số và lao động
- Dân số: Theo thống kê năm 2010, xã có tổng số dân là 12.102 người, là một xã
có mật độ dân số thưa. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân từ năm 2008 - 2010 là
1,16%. Trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu, đời sống kinh tế gặp
nhiều khó khăn, số hộ đói nghèo (9,5%).
- Lao động: Lao động ở xã tập trung ở ngành nông nghiệp. Hầu hết số lao động
là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, chất lượng lao động thấp.
- Dân tộc: xã Phú Đô có 6 dân tộc anh em chung sống, gồm dân tộc kinh, dân
tộc Nùng, dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Sán Dìu .
Các dân tộc ít người trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, giao thông
đi lại khó khăn, hạ tầng cơ sở thấp kém là những hạn chế chủ yếu khiến đời sống kinh
tế, xã hội ở xã chậm phát triển.
Dưới sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền xã. Phong trào kế hoạch hóa gia
đình được tuyên truyền sâu rộng và triển khai thực hiện tích cực. Mặc dù mức sinh đã
giảm đáng kể song chưa ổn định, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao. Sự gia tăng dân số
kéo theo nhiều sức ép về việc làm, đời sống, y tế, giáo dục, trật tự xã hội.
* Văn hóa xã hội
Quy mô trường học đang trên đà phát triển, chất lượng trường lớp được nâng
cao, 100% số phòng học ở xã được xây. Trong các năm học thường xuyên tổ chức các
đợt hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi, tăng cường công tác thanh kiểm tra, đổi mới nội
dung,… Tuy nhiên chất lượng dạy và học, chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học chưa
14
đạt được so với yêu cầu mục tiêu đạo tạo. Trang thiết bị cơ sở vật chất giáo dục còn
hạn chế.
* Về y tế
Hiện nay xã có một trạm y tế, đội ngũ y bác sĩ đời sống còn gặp nhiều khó khăn, cơ
sở vật chất phục vụ cho khám và chữa bệnh còn nghèo nàn.
* Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn xã đã và đang được hiện đại hóa. Đến
nay xã có một điểm bưu điện văn hóa. Hệ thống truyền thanh đã được xây dựng, sửa
chữa, nâng cấp đảm bảo cung cấp kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế xã hội,
chủ trương đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
* Hệ thống điện
Xã đã có hệ thống điện lưới tuy nhiên chất lượng phục vụ chưa cao so với nhu
cầu sinh hoạt của dân cư và sản xuất phát triển kinh tế.
* Hệ thống giao thông
Hệ thống đường đi lại còn nhiều khó khăn, do vậy cần có sự quan tâm hỗ trợ
của Nhà nước, UBND các cấp trong việc cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao thông.
2.3.3. Đặc điểm về khí hậu thời tiết khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa có tính lục địa chia làm 2 mùa rõ
rệt: Mùa hè nóng ẩm - mưa nhiều, mùa đông lạnh giá - hanh khô.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 230 - 24,50.
Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 7 (nhiệt độ trung bình 29,10),
tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng 1 (nhiệt độ trung bình 17,70).
Độ ẩm trung bình là 82%, cao nhất là 88% và thấp nhất là 78%. Lượng mưa
trung bình cả năm là 1.695,9 mm. Mùa mưa ẩm, nóng kéo dài từ tháng 4 tới tháng 10,
lượng mưa trong mùa chiếm 80% -85% tổng lượng mưa cả năm (nhất là trong bốn
tháng 6; 7; 8; 9 lượng mưa chiếm tới 70% - 80% tổng lượng mưa trong mùa mưa),
trong khi đó mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 15% - 20% tổng lượng mưa trong cả năm.
Do lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm như vậy thường
gây ra các hiện tượng hạn, úng gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, đời sống
và sinh hoạt của nhân dân trong xã, đặc biệt là đối với người nông dân vì sản xuất của
họ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu.
15
Mỗi năm có khoảng 166 ngày mưa, lượng nước bốc hơi trung bình hàng năm là
710 mm. Số giờ nắng trung bình cả măm là 1.274 giờ (bảng 2.1).
Bảng 2.1: Đặc điểm cơ bản của khí hậu khu vực nghiên cứu năm 2010
Các yếu tố
Tháng
1
Nhiệt độ không
khí TB (0C)
17,7
Độ ẩm TB
(%)
78
Lượng mưa
TB(mm)
2,3
Số giờ nắng
TB (giờ)
45
2
18,0
86
24,4
21
3
20,0
87
41,0
13
4
25,1
83
19,6
86
5
26,5
81
391,3
154
6
29,0
82
233,5
160
7
29,1
85
262,7
168
8
27,4
88
328,5
110
9
27,4
78
215,9
184
10
26,7
82
83,1
122
11
23,7
79
87,3
122
12
17,3
78
6,3
89
1695.9
1.274
Cả năm
Trung bình
24,0
82
(Nguồn: Số liệu của trạm thủy văn Thái Nguyên)
Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng mưa cả năm là 1695,9mm, mưa nhiều vào
tháng 3-10, tháng 8 lượng mưa lớn nhất 328,5 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 24 độ,
độ ẩm trung bình 82%, số giờ nắng là 1.274 giờ. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 tới
thánh 2 năm sau, trời lạnh khô.
Nhìn chung các chỉ tiêu về lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ, số giờ nắng trong năm
đều thuận lợi cho cây Trám Trắng trồng lấy quả sinh trưởng phát triển tốt cũng như
các loài cây trồng khác.
16
2.4. Một số thông tin về loài cây Trám Trắng
Trám Trắng Canarium album Lour Raeusc, tên gọi thông thường của Trám
trắng ở một số nước: Ô liu trắng Trung Quốc (Anh), ô liu Trung Quốc (Pháp), Sam
chim (Thái Lan) và tên thương mại là ô liu Trung Quốc.
Ở Việt Nam đa số các tỉnh gọi là Trám Trắng, ở Nam Bộ gọi Trám là Càna,
người Khơ - me gọi Trám là Khana.
* Vùng phân bố
Ở Trung Quốc Trám Trắng có nguồn gốc ở các tỉnh phía Nam. Ở Phúc Kiến,
Quảng Đông, Hải Nam, Đài Loan…đều có Trám dại với lịch sử trên 2.000 năm. Trám
còn có mặt ở các nước Campuchia, Thái Lan, Myanma, Ấn Độ, Malaysia.
Ở Việt Nam Trám trắng phân bố rộng từ Bắc đến Nam phổ biến ở các vùng:
Đông Bắc, Tây Bắc, đồng bằng Sông Hồng, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên… và thường
gặp ở rừng thứ sinh trên đất còn nguyên trạng, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc như
Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ…[3].
* Đặc điểm hình thái
Cây có thể cao tới 25m, đường kính 120cm. Thân tròn thẳng, vỏ xám trắng, lúc
già thường bong vảy nhỏ. Vết vỏ đẽo thường có nhựa thơm hơi đục
- Rễ: Điểm nổi bật nhất của cây Trám mọc tự nhiên từ hạt là rễ cọc đơn trục,
thẳng đứng, phát triển rất sâu. Điều tra tại Phúc Kiến - Trung Quốc cho thấy cây mẹ từ
hạt với đường kính 40cm, trên đất đồi rễ cọc có thể ăn sâu tới 4 - 5m.
Rễ chính của Trám lớn, phát triển mạnh, ít rễ con. Rễ ăn sâu nhưng phân bố
sâu, nông tuỳ điều kiện cụ thể. Nơi có mực nước ngầm cao, đất xấu, rễ ăn nông và ăn
ngang, khoảng 2 - 3 lần tán cây. Ở đất có tầng dày, rễ có thể ăn sâu tới 3m, thậm chí
tới 5m nhưng chủ yếu ở tầng 20 - 120cm.
- Thân, cành: Là cây gỗ lớn có thể cao 25 - 30m, tán rộng 10 - 18m, thân
tròn thẳng, nhựa có màu trắng đục, thơm, vỏ màu xám trắng.
Khi cây Trám phát triển mạnh thì hàng năm có 4 - 5 lần ra lộc, cây đã ra quả
thì một năm ra lộc 2 -3 lần: lộc xuân phát triển vào lập xuân, lộc hạ ra vào tháng 6 - 7
và lộc thu ra vào tháng 8 - 9.
- Lá: Ở giai đoạn cây mạ là lá đơn xẻ thuỳ, sau đó là lá đơn nguyên, mép có
răng cưa. Khi định hình là lá kép lông chim một lần lẻ, có 7 - 13 lá chét, lá chét có
17
hình trái xoan hoặc ô van dài từ 6 -15 cm, rộng 3 - 7 cm, mặt trên màu xanh đậm. Gân
bên 12 - 16 đôi. Có lá kèm nhỏ sớm rụng.
- Hoa, quả: Hoa tự xim viên chuỳ ở nách lá gần đầu cành. Trám Trắng có hoa
lưỡng tính và hoa đực, đài dài 2,5 -3 mm. Hoa có màu trắng hoặc trắng vàng, cứ 3 đoá
hoa mọc thành chùm trên trục hoa, tràng hoa rời, bầu thượng.
Có 4 kiểu hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính và hoa dị hình. Cây hoa tự đực
hoàn toàn không có quả, ngôn ngữ dân gian thường gọi là “cây đực”, cây toàn hoa cái
cho sản lượng tăng dần theo tuổi, vừa có hoa đực vừa có hoa cái cho sản lượng giảm
dần theo tuổi. Cây có hoa toàn đực, toàn lưỡng tính và toàn dị hình cho sản lượng quả
rất thấp và ít thay đổi theo tuổi.
Quả hạch hình trái xoan hai đầu nhọn, hạch thường chia thành các múi, thường
có 6 múi. Quả dài 2,5 - 3,5 cm, khi chín có màu xanh vàng [3].
* Đặc điểm sinh thái
Trám Trắng là loài cây ưa sáng, mọc nhanh, tái sinh chồi và hạt tốt, trong rừng
tự nhiên thường chiếm tầng trên nhưng trong giai đoạn hai năm đầu cần có độ che
bóng, sau đó hoàn toàn ưa sáng, là cây thoát hơi nước mạnh. Tuy nhiên cũng không
thể che kín cả ngọn cây. Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng sử dụng cây Cốt Khí trồng xen
làm cây phù trợ trong giai đoạn đầu và luôn chú ý điều chỉnh độ tàn che không để Cốt
Khí che lấp ngọn Trám là một biện pháp tốt. Trong điều kiện đó cây Trám sinh trưởng
nhanh, có sức sống tốt, lá xanh đậm.
Mùa ra hoa vào tháng 4 - 5, ở một cây thời kỳ ra hoa khoảng 35 ngày, ở mỗi
mùa hoa từ khi nở đến khi tàn khoảng 4 - 5 ngày. Sau khi ra hoa 3 ngày thì thụ phấn,
sau khi thụ phấn đến khi thụ tinh hoàn thành cần 32- 48 giờ, tỷ lệ nảy mầm của phấn
hoa thấp (khoảng 12.67 - 30.17%). Tuyến mật hoa phát triển mạnh, nên ong đến
nhiều, thời tiết thuận lợi thì thụ phấn, thụ tinh, đậu quả tốt.
Trám Trắng có khă năng thích nghi rộng với các điều kiện khí hậu và đất ở
nước ta, phát triển tốt trên đất tầng dày, tơi xốp và thoát nước tốt.
* Giá trị kinh tế
Gỗ Trám có màu xám trắng, mềm nhẹ, dễ làm, dễ gia công chế biến có thể sử
dụng làm gỗ xây dựng, gỗ dán lạng, làm trụ mỏ, dùng làm bột giấy và đóng đồ mộc
thông thường, là cây gỗ nhóm 7- 8.
18
Theo một số nghiên cứu mới đây, cây Trám trước đây thường được quan tâm
chủ yếu về sản phẩm gỗ, nay có thể cho thu nhập cao hơn nếu trồng để lấy nhựa và lấy
quả. Nhựa Trám có thể dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, công
nghiệp chế biến xà phòng, mỹ phẩm, sơn tổng hợp, giấy và hương... [14]. Hạt có hàm
lượng tinh dầu 20 - 25%, có thể ép dầu làm nhân bánh, dầu dùng trong công nghiệp.
Trong 100kg nhựa Trám trắng có thể lấy được 18 - 20 kg dầu và 50 - 60 kg colophan
gần như nhựa thông nhưng khả năng cung cấp của nhựa Trám cao hơn nhiều. Một cây
Trám đường kính trên 20 cm có thể cho 10 - 15 kg nhựa một năm.
Sản phẩm có giá trị nhất và được sử dụng chủ yếu là quả Trám. Theo tài liệu của
Viện Y học Trung Quốc (1989), thành phần dinh dưỡng của quả Trám rất tốt, trong
100g ăn được của quả Trám có 1,2g protit; 1g chất béo; 12g chất đường bột: 60 mg
P2O5; 1,4 mg Mg; 204 mg Ca; 21 mg vitamin,... Quả Trám dùng để ăn tươi (có lợi cho
tiêu hoá, giải khát, chữa viêm họng,..) ngoài ra còn để làm các loại chế phẩm: đóng
hộp, muối,…
Quả Trám trắng có thể làm thực phẩm và sản xuất ô mai, làm thuốc chữa ho,
giải độc. Quả Trám có thể giải khát, giải độc đối với rượu. Ngoài ra còn dùng Trám để
chữa các bệnh sau: Đau răng, sâu răng, miệng khô, khát nước, dị ứng sơn [15].
Hạt Trám có thể được sử dụng làm than hoạt tính, nhân hạt Trám có hàm lượng
tinh dầu 20 - 25 %, có thể làm dầu công nghiệp.
Là cây bóng mát, vườn rừng, nông lâm kết hợp, làm giàu rừng và phục hồi
rừng tự nhiên. Nếu Trám trồng làm giàu rừng trong các loại hình rừng phục hồi hoặc
trong các vườn rừng với số lượng 50 cây/ha sau 8 - 10 năm có thể cho thu hoạch 20 25 kg quả/cây/năm và 10 - 15 kg nhựa/cây/năm. Với thời giá hiện nay có thể cho tổng
thu nhập là 5 - 6,75 triệu đồng/ha/năm.
* Kỹ thuật gây trồng
+ Yêu cầu ngoại cảnh
- Nhiệt độ: là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào và các quá trình sinh
hóa trong cây, do đó là nhân tố quan trọng cho nhân giống sinh dưỡng. Đối với cây
con làm gốc ghép trong giai đoạn vườn ươm phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ chăm
sóc và che bóng, với cây ghép có thể lựa chọn thời vụ thích hợp, giảm thiểu ảnh
hưởng của thời tiết đến tỷ lệ sống của cây ghép.
19
Trám ưa khí hậu ấm áp, mùa đông không được quá lạnh. Trám trắng tính chịu rét
phụ thuộc vào từng loại giống thông thường giới hạn nhiệt độ thấp cực trị là - 30C.
- Nước: Trám ưa ẩm nhưng không được đọng nước, nếu đọng nước rễ cây sẽ bị
thối, lá rụng, cây chết, rễ Trám ăn sâu nên chịu hạn tốt.
- Đất: Yêu cầu đất trồng Trám không khắt khe, có thể nói Trám trồng được hầu
hết các loại đất đồi núi, chỉ cần tầng đất tương đối sâu, tơi xốp, giữ ẩm, thoát nước tốt,
mực nước ngầm thấp, pH 4,5 - 6 [7;9].
- Ánh sáng và gió:
Ánh sáng đóng một vai trò chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của
cây, không có ánh sáng thì cây không quang hợp được, vật liệu nhân giống sinh dưỡng
không thể phát triển thành cây con, ánh sáng còn liên quan đến một số nhân tố khác như
nhiệt độ, sự thoát hơi nước của cây và một số phản ứng sinh hoá trong cây.
Trám là cây ưa nắng, cần đủ ánh sáng mới sinh trưởng phát dục tốt, ít sâu bệnh. Tuy
vậy, yêu cầu cường độ ánh sáng tuỳ từng giống cũng có biểu hiện khác nhau.
Gió lớn, bão làm rụng quả, gãy cành. Trám trắng cành quả ngắn nên dễ bị gió
gây hại hơn Trám đen gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của cây. Do vậy nên
tạo cây lùn hoá và không nên trồng Trám ở vùng ven biển.
- Độ ẩm: Độ ẩm của môi trường nhân giống có liên quan trực tiếp đến lượng
nước trong vật liệu nhân giống nên có vai trò hết sức quan trọng đến kết quả nhân
giống.
Mọi quá trình sống trong vật liệu giống đều cần có nước, tuy nhiên, nếu môi
trường quá nhiều hoặc quá ít nước thì vật liệu giống đều bị ảnh hưởng [3], làm giảm
khả năng nhân giống sinh dưỡng. Nhu cầu về độ ẩm của môi trường nhân giống thay
đổi theo loài cây và theo từng phương pháp nhân giống sinh dưỡng.
Khi ghép cây, biện pháp quan trọng để đảm bảo cành ghép không chết do mất
nước là phải tạo được tiếp xúc tốt giữa tượng tầng của cành ghép, mắt ghép và gốc
ghép để nước và dinh dưỡng khoáng từ gốc ghép cung cấp cho cành, mắt ghép.
Cần hạn chế sự thoát hơi nước của cành, mắt ghép tới mức thấp nhất khi vết
ghép chưa liền sinh.
Một trong những biện pháp hạn chế thoát hơi nước của tổ hợp ghép một cách
hiệu quả và tiện lợi là dùng nilon bọc kín tổ hợp ghép.
20
+ Yêu cầu về giống
Trám có thể trồng bằng cây con từ hạt hoặc cây ghép tuy nhiên cây con trồng
từ hạt thường có tỷ lệ cây đực cao. Hạt Trám để ươm cây cần chọn quả đã chín, ngâm
vào nước nóng 60oC - 65oC. Khi thịt quả đã mềm thì tách hạt đem rửa sạch rồi hong
khô [10].
Trám trồng bằng cây ghép nên dùng gốc ghép 2 năm tuổi rồi mới ghép mắt.
Tốt nhất là dùng cây gốc ghép mọc từ hạt, trồng trong bầu, sau khi ghép cây con
trưởng thành tốt mới ra ngoài sẽ dễ sống và sớm ra quả.
Do Trám có cây đực và cây lưỡng tính, cây đực chỉ ra hoa đực, có ra hoa mà
không có quả, dùng mắt ghép từ cây lưỡng tính thì ra hoa kết quả bình thường và cho
năng suất ghép cao.
21
PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài chọn đối tượng phỏng vấn là những hộ trồng Trám Trắng lấy quả từ
2007-2009, ở xã Phú đô, Phủ Lý, Hợp thành huyện Phú Lương; xã Văn Lăng, Tân
Long, Văn Hán huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên.
Đề tài thử nghiệm 4 công thức bón phân cho Trám Trắng trồng sau ghép lấy
quả tuổi 4 ở xã:Văn Lăng huyện Đồng Hỷ và xã Phú đô huyện Phú Lương tỉnh Thái
Nguyên.
Đề tài được thực hiện từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đề tài thực hiện một số nội dung sau:
* Tìm hiểu về loài cây Trám Trắng (đặc điểm hình thái, sinh thái,… )
* Điều tra thực trạng về kỹ thuật trồng Trám Trắng chuyên lấy quả tại khu vực
nghiên cứu.
- Tìm hiểu kết quả trồng Trám Trắng lấy quả tại các vườn/mô hình của hộ gia
đình về diện tích/số cây đã trồng tại khu vực nghiên cứu.
- Tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc loài cây Trám Trắng trồng lấy quả.
* Thử nghiệm các công thức bón phân
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của cây
Trám Trắng trồng lấy quả (Hvn ; DT; chồi);
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân đến khả năng ra hoa,
năng suất quả của Trám Trắng;
- Tình hình sâu bệnh hại.
* Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc loài cây Trám Trắng trồng
lấy quả tại khu vực nghiên cứu.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số
liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan
- Sử dụng phương pháp PRA
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:
22
Thử nghiệm 4 loại phân bón qua rễ theo 4 công thức khác nhau và 3 lần lặp lại.
Dung lượng mẫu quan sát ở mỗi công thức là 30 cây (n =30). Để theo dõi sinh trưởng
chiều cao, đường kính tán lá, chồi, hoa và năng suất quả Trám Trắng.
- Phương pháp tổng hợp phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu, theo phương pháp
phân tích thống kê toán học trong lâm nghiệp.
3.3.1. Ngoại nghiệp
* Để có được số liệu về kỹ thuật trồng, chăm sóc,… loài cây Trám trắng lấy
quả chúng tôi tiến hành phỏng vấn các hộ trên khu vực nghiên cứu bằng bộ câu hỏi đã
chuẩn bị sẵn (Phụ biểu IV). Số hộ được chọn để phỏng vấn là những hộ đã trồng Trám
Trắng lấy quả thuộc khu vực nghiên cứu. Từ đó chúng tôi chọn những hộ có trồng
Trám Trắng lấy quả với số lượng nhiều nhất và trồng tập trung để tiến hành thí
nghiệm bón phân.
* Để có được số liệu về ảnh hưởng của phân bón đến Trám trắng trồng lấy quả
ở khu vực nghiên cứu chúng tôi tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Chuẩn bị công cụ, vật tư phục vụ nghiên cứu
Thước sào dùng đo chiều cao cây, thước mét dùng để đo đường kính tán và
một số chỉ tiêu khác.
Ngoài ra còn có bảng biểu, giấy, bút, …và phân bón (phân chuồng hoai, đạm
URê, NPK, supelân, kali, phân đầu trâu).
Bước 2: Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm 1: Được bố trí trên diện tích đất trồng Trám Trắng lấy quả của gia
đình ông Vi Tất Tuấn xóm Tháng Hai xã Phú Đô huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
(ảnh phụ biểu I), phần dưới chân đồi trồng Chè, phần sườn đồi trồng Trám Trắng,
phần đỉnh đồi trồng Keo.
Khu đất trồng Trám Trắng Lấy quả của gia đình ông Tuấn là đất đồi thoải, độ
dốc thấp (120), tầng đất tương đối dầy (50-60cm), dễ thoát nước.
Nguồn giống được trồng là Trám Trắng ghép được mua tại lâm trường Phú
Lương. Mật độ trồng là 500cây/ha tương ứng với khoảng cách 5mx4m.
- Thí nghiệm 2: Được bố trí trên diện tích đất trồng Trám Trắng lấy quả của gia
đình ông Trần Công Hiến xóm Khe Quân xã Văn Lăng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái
Nguyên (ảnh phụ biểu II).
23
Khu đất trồng Trám Trắng Lấy quả của gia đình ông Hiến là đất đồi thoải, độ
dốc thấp trung bình 150, tầng đất tương đối dầy (45-50cm), dễ thoát nước.
Nguồn giống được trồng là Trám Trắng ghép được mua tại phòng Nông nghiệp
huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên. Mật độ trồng 500cây/ha, tương ứng với khoảng cách
5mx4m, phần dưới chân đồi Trám Trắng trồng xen với chè, phần trên trồng keo.
Thời gian tiến hành bón phân với 2 thí nghiệm: ngày 15 các tháng 1,3,6,9 trong
năm tiến hành thí nghiệm.
Công thức 1(CT1): Sử dụng phân chuồng hoai 3kg + 0,5 kg phân NPK (5:10:3)
Công thức 2(CT1 ): Sử dụng phân chuồng hoai 3kg + 0,5 kg phân đầu trâu
Công thức 3(CT3 ): Sử dụng phân chuồng hoai 3kg + 0,5 kg phân NPK (1:5:1)
Công thức 4(CT4): Sử dụng phân chuồng hoai 3kg + 0,5 kg phân lân Lâm Thao
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm
Số lần nhắc lại
Công thức thí nghiệm
1
CT1
CT2
CT3
CT4
2
CT2
CT4
CT1
CT3
3
CT3
CT1
CT4
CT2
Bước 3. Theo dõi thí nghiệm và thu thập số liệu
Định kỳ sau mỗi lần bón phân chúng tôi đo đếm theo các chỉ tiêu:
Động thái tăng trưởng chiều cao cây: đo từ mặt đất tới đỉnh sinh trưởng cao
nhất của tán cây.
Động thái tăng trưởng đường kính tán: đo hướng Đông - Tây, Nam - Bắc sau
đó tính trung bình.
Theo dõi thời gian ra các đợt lộc: ngày nhú lộc (10% số cây), ngày lộc thành thục
(70% số cây).
-
Số lộc ra trên cây, đếm số lộc ra mỗi đợt, chiều dài các lộc, đo mỗi cây 5 cành
từ vị trí của vết sẹo lần lộc trước đến điểm ngừng sinh trưởng của đợt lộc sau, tính
trung bình.
-
Theo dõi thời gian ra hoa, số cây ra hoa, số chùm hoa trên cây.
24
-
Theo dõi khả năng cho quả (kg) ở các công thức thí nghiệm.
Sâu bệnh hại: theo dõi thời gian xuất hiện, chủng loại sâu bệnh, bộ phận bị hại.
• Chỉ số đo đếm được ghi vào mẫu bảng sau:
Mẫu bảng 3.1. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và hoa, quả của cây Trám Trắng
trồng lấy quả tại khu vực nghiên cứu
Vị trí:…………………….
Ngày theo dõi:………..
CTTN:…………………..
Lần đo:………………..
Người theo dõi:………….
Lần lặp:……………….
Hvn (m)
TT
1
2
Dt (m)
3
1
2
Lộc (cm)
3
1
2
3
Hoa (chùm)
/quả(kg)
1
2
3
1
2
3
4
5
.
Mẫu bảng 3.1. Theo dõi sâu bệnh hại cây Trám Trắng trồng lấy quả tại khu vực
nghiên cứu
Vị trí:…………………….
Ngày theo dõi:………..
CTTN:…………………..
Lần đo:………………..
Người theo dõi:………….
Lần lặp:……………….
TT
1
Sâu
2
3
1
1
2
.
.
3.3.2. Nội nghiệp
- Chiều cao bình quân H VN :
2
3
1
Bệnh
2
3
1
2
3