Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN4 trong điều kiện vụ đông tại trường ĐHNLTN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.46 KB, 50 trang )

1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Cây ngô (Zea mays L.) hiện được biết đến là một trong 3 cây ngũ cốc quan
trọng nhất, cung cấp nguồn lương thực chính cho con người. Phân tích thành phần
và hàm lượng dinh dưỡng trong hạt ngô cho thấy: có từ 1,8 - 4,5% protein, 4 - 5%
lipit, 60% glucid (hầu hết lượng chất dinh dưỡng đều tập trung trong phôi). Đồng
thời trong ngô còn chứa nhiều các khoáng chất như Na, K, Mg, F, S, Cl, P và
vitamin A. Chính vì vậy mà cây ngô được coi là nguồn lương thực chính của một số
nước như Mexico, Ấn Độ, Philippin và một số nước Châu Phi khác. Có tới 90% sản
lượng ngô ở Ấn Độ, 66% ở Philippin… được dùng làm lương thực cho con
người (Nguyễn Đức Lương, 1997) [8].
Ngoài ra, cây ngô còn được biết với nhiều vai trò khác nhau như làm nguyên
liệu chế biến thức ăn trong chăn nuôi, nguồn nguyên liệu cung cấp cho các ngành
công nghiệp và nguồn hàng hóa xuất khẩu.
Trong chăn nuôi: Ngô được coi là nguồn thức ăn chính và quan trọng nhất
hiện nay. Hầu như có tới 70% chất tinh trong thức ăn gia súc được tổng hợp từ ngô.
Ngoài việc cung cấp chất tinh, cây ngô còn là nguồn thức ăn xanh và ủ chua lý
tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa. Theo số liệu thống kê của CIMMYT,
giai đoạn 1997 - 1999, thế giới dùng ngô làm thức ăn cho chăn nuôi là 66% -
khoảng 400 triệu tấn/năm. Các nước phát triển có tỷ lệ dùng ngô làm thức ăn chăn
nuôi cao, thường trên 70%. Một số nước có tỷ lệ này rất cao như: Mỹ 76%, Bồ Đào
Nha 91%, Italia 93%, Croatia 95%, Latvia 98%, Trung Quốc 76%, Malaysia 91%,
Thái Lan 96% (Ngô Hữu Tình) [15].
Ở Việt Nam, ngô tuy chỉ chiếm 12,9% diện tích cây lương thực có hạt,
nhưng có ý nghĩa quan trọng thứ hai sau cây lúa. Gần 30 năm qua, nhất là từ những
năm sau 1990, sản xuất ngô nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.
1
2
Năm 2008 là năm đạt diện tích (1125,9 nghìn ha), năng suất (40,2 tạ/ha) và sản


lượng (4531,2 nghìn tấn) cao nhất từ trước đến nay. So với năm 1990, diện tích và
năng suất tăng 2,6 lần, còn sản lượng tăng 7lần (Tổng cục Thống kê, 2010) [12].
Đạt được những kết quả trên là nhờ sự định hướng đúng đắn và đầu tư cao độ của
Nhà nước đối với ngành ngô, cũng như sự nỗ lực vượt bậc của những người làm
công tác nghiên cứu và khuyến nông đối với cây ngô. Đó cũng là kết quả từ sự giúp
đỡ có hiệu quả của các tổ chức quốc tế, trong đó có CIMMYT.
Trong những năm gần đây, cây ngô đã và đang được Đảng và Nhà nước ta
chú trọng phát triển. Tuy nhiên, năng suất bình quân vẫn còn thấp hơn rất nhiều so
với thế giới. Theo thống kê của FAOSTAT 2011 [23], năng suất ngô của Việt Nam
chỉ bằng 77,5% năng suất thế giới, 71,2% năng suất trung bình của Trung Quốc, và
là tại sao năng suất ngô của chúng ta lại thấp tới như vậy? Các nhà nghiên cứu Việt
Nam đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân chỉ bằng 40,6% năng suất trung bình của Mỹ.
Vậy một câu hỏi lớn được đặt ra khác nhau, trong đó một nguyên nhân đóng vai trò
khá quan trọng đó là mật độ trồng chưa đảm bảo dẫn đến làm giảm năng suất. Vì
vậy một yêu cầu lớn đặt ra cho ngành sản xuất ngô nước ta, đó là phải nghiên cứu
và tìm ra mật độ, khoảng cách phù hợp với mỗi giống. Xuất phát từ yêu cầu thực
tế đó chúng tôi thực hiện chuyên đề: "Nghiên cứu ảnh hưởng của
mật độ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN4 trong điều kiện vụ
Đông tại trường ĐHNLTN".
1.2. Mục đích
Xác định mật độ của giống ngô LVN04 trong điều kiên sinh thái của Thái
Nguyên, từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra các khuyến cáo về kỹ thuật gieo trồng ở
các tỉnh miền núi và Trung du phía Bắc.
1.3. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và phát triển của giống
ngô LVN4 trong điều kiện vụ Đông năm 2011 tại trường ĐHNL Thái Nguyên.
- Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và chống đổ của các mật độ khác nhau.
2
3
- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các công thức

mật độ trong thí nghiệm.
- So sánh và sơ bộ chọn lọc một số công thức mật độ có triển vọng để tiếp
tục khảo sát trong các mùa vụ tiếp theo.
1.4. Ý nghĩa của chuyên đề
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Đối với học tập: Qua thực hiện chuyên đề, giúp sinh viên có điều kiện củng
cố kiến thức và vận dụng một cách sáng tạo vào thực tế. Mặt khác, thông qua thời
gian thực tập sinh viên có điều kiện học hỏi và tích lũy thêm vốn kiến thức của bản
thân, biết cách thực hiện và hoàn thành một khóa luận tốt nghiệp.
- Đối với nghiên cứu khoa học: Giúp sinh viên tiếp cận với công tác nghiên
cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn, tạo tác phong làm việc đúng đắn,
nghiêm túc, sáng tạo, đúc rút được những kinh nghiệm quý báu từ thực tế mà trong
sách vở không có được.
1.4.2. Ý nghĩa trong sản xuất
Làm cơ sở đề ra các khuyến cáo về kỹ thuật phù hợp khi đưa giống vào sản
xuất đại trà, góp phần nâng cao năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
3
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của chuyên đề
Trong sản xuất nông nghiệp bên cạnh yếu tố giống thì yếu tố biện pháp canh
tác đóng vai trò rất quan trọng trong tăng năng suất và sản lượng cây trồng. Mỗi
một cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện đủ ánh sáng và
dinh dưỡng. Điều đó đồng nghĩa với việc cấu tạo cho chúng một khoảng sống phù
hợp, chính là diện tích chiếm của cây trồng trong khu vực canh tác hay nói cách
khác là mật độ và khoảng cách giữa các cây trong ruộng, làm sao để đảm bảo giảm
sự tranh chấp về dinh dưỡng cũng như ánh sáng, đồng thời giúp người sản xuất tiết
kiệm tối đa diện tích gieo trồng có thể.
Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ngô Việt Nam cho thấy: Mật độ

trồng phụ thuộc vào giống, mùa vụ và điều kiện canh tác. Mỗi giống đều có những
đặc điểm riêng về sinh trưởng, phát triển như: sự phát triển của tán lá, chiều cao
cây, sự phát triển của bộ rễ, nhu cầu dinh dưỡng, ánh sáng đều rất khác nhau, có
giống ưa trồng dày, có giống ưa trồng thưa. Khi trồng ở mật độ quá thưa sẽ lãng
phí đất, đồng thời xảy ra hiện tượng xói mòn ở những khoảng đất trống khi tán lá
không che phủ tới, làm rửa trôi dinh dưỡng, cộng thêm vào đó là tình trạng cỏ dại
mọc lấn át cây trồng khiến năng suất ngô giảm xuống trầm trọng. Ngược lại, nếu
trồng với mật độ quá dày sẽ gây tình trạng cạnh tranh giữa các cây về dinh dưỡng,
ánh sáng; mật độ quá rậm rạp nền ẩm độ tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu
bệnh hại phát triển mạnh cũng dẫn tới sự tụt giảm về năng suất. Nhưng nếu trồng ở
mật độ phù hợp với mỗi giống thì các cây được phân bố đều nhau hơn, giảm tối đa
sự cạnh tranh giữa các cá thể về dinh dưỡng, ánh sáng và các yếu tố sinh trưởng
khác, làm cơ sở giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất tối ưu.
2.2. Tình hình nghiên cứu về mật độ trồng ngô trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về mật độ trồng ngô trên thế giới
4
5
Trên thế giới đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về mật độ của ngô
phù hợp cho mỗi giống ngô. Bởi vì mật độ trồng ngô phụ thuộc chặt chẽ vào mỗi
giống, các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau yêu cầu mật độ trồng không
giống nhau. Nhưng nhìn chung các kết quả nghiên cứu đều hướng tới xu thế tăng
mật độ. Bằng nhiều phương pháp khác nhau người ta đã không ngừng cải
thiện được mật độ trồng ngô trên thế giới.
- Theo Hallauer (1991), Banzinger và cộng sự (2000) và nhiều tác giả khác,
các giống ngô lai mới tạo ra hiện nay có khả năng chịu được mật độ cao gấp 2 - 3
lần so với các giống lai tạo ra cách đây 50 năm và có tiềm năng năng suất cao hơn
hẳn [20].
- Theo Minh Tang Chang (2005) năng suất ngô của Mỹ trong hơn 40 năm
qua tăng thêm 58% là nhờ đóng góp của giống lai đơn; 20% là nhờ tăng mật độ và
5% là nhờ thu hẹp khoảng cách hàng [18]

Mật độ giữa các hàng ngô là những vấn đề được nghiên cứu nhiều và sâu
nhất trong các biện pháp canh tác ngô (Phan Xuân Hào) [6]. Các nghiên cứu chủ
yếu tập trung đi sâu vào 2 vấn đề chính: một là, tăng mật độ gieo trồng nhưng phải
đảm bảo được cung cấp dinh dưỡng, nước đầy đủ; hai là, vấn đề khoảng cách giữa
các hàng ngô phù hợp, sao cho đảm bảo vừa thuận tiện cho khâu chăm sóc, đồng
thời giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể về dinh dưỡng, ánh sáng, giúp cây ngô sinh
trưởng và phát triển tốt nhất, cho năng suất tối ưu.
Rất nhiều thí nghiệm liên quan đến mật độ đã được tiến hành dọc theo
vành đai ngô nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Người ta đã nghiên cứu với
mật độ từ hơn 2 vạn đến hơn 20 vạn cây/ha và khoảng cách hàng từ hơn 30cm đến
hơn 200cm [5].
Giai đoạn trước 1940, khoảng cách giữa các hàng chủ yếu phụ thuộc vào
kích thước của ngựa (vốn được dùng chủ yếu trong canh tác ngô ở Mỹ thời đó), và
khoảng cách thuận lợi cho việc canh tác là 100 - 112cm [5]. Tuy nhiên, trước nhu
cầu lượng ngô tiêu thụ ngày càng tăng của thị trường thế giới thì tăng năng suất, sản
5
6
lượng ngô được đặt ra như một vấn đề cấp thiết. Nhiều giải pháp đã được đặt ra để
giải quyết yêu cầu này như: mở rộng diện tích ngô lai, cơ giới hóa và cải thiện các
biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp.
Qua quá trình nghiên cứu, người ta đã nhận thấy việc tăng mật độ gieo trồng
đồng thời thu hẹp khoảng cách hàng sẽ góp phần tăng năng suất và sản lượng ngô.
Hàng loạt các nghiên cứu đã khẳng định điều đó:
- Stickler (1964) ở Kannas kết luận rằng: với cùng một mật độ nhưng khoảng
cách hàng 51cm cho năng suất tăng 5% so với 102cm ở điều kiện khô hạn và 6%
ở điều kiện có tưới. Rossman và Cook (1966) thu được năng suất tăng 14% ở
khoảng cách hàng 46cm so với 91cm ở Michigan [5].
- Colville (1966) qua 9 thí nghiệm ở Nebraska cho thấy năng suất hạt tăng
16% ở khoảng cách hàng 51cm so với 102cm [5].
- Stivers và cộng sự (1971) trong thí nghiệm ở Indiana cho thấy, năng

suất tăng 7% ở khoảng cách hàng 51cm và 4% ở khoảng cách hàng 76cm so với
102cm [5].
- Barbieri và cộng sự (2000) ở Argentina đã công bố kết quả nghiên cứu ảnh
hưởng của khoảng cách gieo 35 và 70cm với cùng mật độ 7,6 vạn cây/ha ở 2 giống
ngô lai DK636 và DK639, trong 2 năm 1996 và 1997 cho thấy: trong điều kiện gieo
hàng hẹp (35cm) cho năng suất cao hơn hẳn so với khoảng cách truyền thống [19].
- Widdicombe và Kurt D.Thelen (2002), đã làm thí nghiệm với 4 giống ngô
khác nhau về thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, kiểu bắp và góc lá tại 6 địa điểm
ở vành đai ngô nước Mỹ, vào năm 1988 - 1999, với 5 mật độ từ 56.000 - 90.000 vạn
cây/ha và khoảng cách hàng là 38,56 và 76cm, đã rút ra kết luận: năng suất đạt cao
nhất ở khoảng cách hàng 38cm và mật độ 9 vạn cây/ha [22].
Kết quả nghiên cứu của Sener và cộng sự ở Đại học Nebraska (Hoa Kỳ) cho
thấy: năng suất cao nhất (14 tấn/ha) thu được ở khoảng cách hàng 45 - 50cm và
6
7
mậtđộ 9 - 10 vạn cây/ha. Hiện nay, các vùng ngô lớn của Mỹ mật độ trồng phổ biến
ở 8 - 8,5 vạn cây/ha với khoảng cách hàng 40, 50, 75cm [21].
Cho đến nay, năng suất ngô cao nhất thu được là 23,5 tấn/ha vào năm 1985 ở
Llinois (Mỹ) của gia đình nông dân Herman Warsaw trên diện tích 8 ha với giống
ngô FS - 854 và trồng ở mật độ 92.500 cây/ha [5].
Việc tăng năng suất ở khoảng cách hàng hẹp so với khoảng cách hàng
rộng, đặc biệt ở mật độ cao, được giải thích là do cây tiếp nhận năng lượng mặt trời
tốt hơn, giảm bốc hơi nước và hạn chế cỏ dại phát triển do sớm che phủ mặt đất.
Demmead và cộng sự (1962) tính toán rằng, với cùng một mật độ thì năng lượng
cho quang hợp sẽ lớn hơn 15 - 20%, khi giảm khoảng cách hàng từ 102cm xuống
60cm. Yao và Shaw (1964) thấy rằng tỷ số bức xạ thật ở mặt đất so với trên cây
trồng giảm khi khoảng cách hàng tăng, năng suất và hiệu quả sử dụng nước tăng khi
khoảng cách hàng giảm [5].
Như vậy các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng, ở các khoảng cách mật độ
truyền thống với mật độ thưa từ 3,5 - 5 vạn cây/ha cùng với khoảng cách hàng rộng

100 - 112cm sẽ gây hiện tượng lãng phí đất, giảm hiệu quả sử dụng năng lượng mặt
trời của cây; thưa cây tán lá không che phủ hết bề mặt đất sẽ làm tăng lượng thoát
hơi nước dẫn tới hiệu suất sử dụng nước của cây trong các quá trình sinh lý, sinh
hóa bị xuống thấp, đồng thời tạo điều kiện cho cỏ dại xâm lấn, thậm chí lớp đất bề
mặt sẽ bị rửa trôi khi có mưa lớn, làm mất đi một lượng lớn các chất dinh dưỡng
cần thiết cho cây. Tất cả các tác động đó cộng gộp làm giảm năng suất cây ngô
giảm xuống.
Tăng mật độ gieo trồng cũng dẫn tới tăng năng suất, các nghiên cứu ở Liên
Xô cũ và Bun-ga-ri cho thấy, năng suất ngô vẫn tăng khi tăng mật độ đến trên 10
vạn cây/ha với điều kiện đủ ẩm và dinh dưỡng. Trường hợp đủ ẩm nhưng không
bón phân thì càng tăng mật độ, năng suất càng giảm và mật độ tối ưu không vượt
quá 4,5 vạn cây/ha. Trường hợp có bón phân nhưng không đủ ẩm thì khi tăng mật
độ lên 9 - 10 vạn cây/ha vẫn cho năng suất cao hơn trường hợp đủ ẩm nhưng thiếu
7
8
dinh dưỡng. Còn trường không đủ ẩm và dinh dưỡng thì cho năng suất thấp trong
mọi mật độ.
Tại Thái Lan, trong các năm 1994 và 1995, đã làm thí nghiệm với giống ngô
lai DK888 và giống thụ phấn tự do NS1 trên đất 2 vụ lúa, với mật độ 53.333 cây/ha,
80.000 cây/ha và 106.000 cây/ha, đã cho kết quả năng suất cao nhất ở mật độ
80.000 cây/ha và thấp nhất ở mật độ 53.333 cây/ha [5].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về mật độ ở Việt Nam
Từ sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất năm 1975, theo chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước, tiến hành đẩy mạnh tăng sản xuất nông nghiệp, tập
trung tăng các cây lương thực chính. Trong đó, cây ngô cũng được coi là một trong
những mục tiêu cần đẩy mạnh hướng tới tăng năng suất và sản lượng. Hàng loạt các
giải pháp của các nhà nghiên cứu đã được đề ra như: chọn tạo giống mới, mở rộng
diện tích bằng cách khai hoang và cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác.
Trongđó biện pháp tăng mật độ và thu hẹp khoảng cách hàng cũng được coi là một
trong những hướng đi chủ lực nhằm cải thiện năng suất ngô hiện tại còn quá thấp so

với thế giới (hiện nay năng suất bình quân ngô của Việt Nam mới chỉ bằng 82%
năng suất trung bình của thế giới). Những năm 1984 - 1986, Trung tâm Nghiên cứu
ngô Sông Bôi đã trồng giống ngô MSB49 ở các mật độ 9,52 vạn cây/ha (70x15cm),
7,14 vạn cây/ha (70x20cm) và 5,7 vạn cây/ha (70x25cm) với 3 mức phân bón, kết
quả cho thấy: ở mật độ 9,52 vạn cây/ha với mức phân bón: 120N: 80P
2
0
5
: 40K
2
0
cho năng suất cao nhất (55,3 tạ/ha) và ở mật độ 5,7 vạn cây/ha cho năng suất thấp
nhất. Tuy nhiên, sự sai khác về năng suất giữa các công thức không đáng kể. Cùng
với nhiều thí nghiệm ở các giống ngô thụ phấn tự do khác trong giai đoạn đó cũng
như theo hướng dẫn của CIMMYT, Trung tâm Ngô Sông Bôi và sau này là Viện
Nghiên cứu Ngô đã đề ra quy trình về mật độ từ 4,8 - 5,7 vạn cây/ha, tùy theo từng
giống ở các tỉnh phía Bắc và từ 5,3 - 6,2 vạn cây/ha ở các tỉnh phía Nam, với
khoảng cách hàng là 70cm. Đó cũng là quy trình mà Ngành Nông nghiệp ban hành
trước đây [5].
Từ năm 2006, Bộ Nông nghiệp ban hành, Hướng dẫn quy trình kỹ thuật
thâm canh ngô lai [1], đạt năng suất trên 7 tấn/ha ở các tỉnh miền Bắc. Trong đó,
8
9
khuyến cáo với các giống dài ngày nên trồng với mật độ từ 5,5 - 5,7 vạn cây/ha, các
giống ngắn ngày và trung ngày trồng với mật độ từ 6 - 7 vạn cây/ha với khoảng
cách là từ 60 - 70cm (Phan Xuân Hào)[5].
Vụ Thu 2007, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô, TS. Phan Xuân
Hào đã tiến hành thực hiện chuyên đề: "Nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng năng
suất và hiệu quả sản xuất ngô" tại Viện Nghiên cứu ngô với 7 giống ngô: LVN10,
LVN4, LVN9, LVN99, LVN45, LVN145 và LVN184 ở 5 mật độ 5, 6, 7, 8 và 9 vạn

cây/ha, và 3 khoảng cách giữa các hàng là 50, 70 và 90cm. Kết quả cho thấy: Ở
khoảng cách 50cm cho năng suất cao nhất ở tất cả các giống và trung bình 5 mật độ,
năng suất thấp nhất cũng ở khoảng cách rộng nhất 90cm, còn ở khoảng cách 70cm
cho năng suất trung bình. Sai khác rõ nhất cũng ở mật độ 8 vạn cây/ha,ở khoảng
cách 50cm vượt 16,1 và 31,8 % so với 70cm và 90cm.Điều đáng chú ý trong vụ này
là, ở mật độ 7 vạn cây/ha với khoảng cách hàng 40cm, giống LVN10 cho năng suất
cao nhất và giống LVN45 cho năng suất tương đương 8 vạn cây/ha nhưng ở khoảng
cách 50cm. Như vậy chỉ có LVN10 cho năng suất cao nhất ở mật độ 7 vạn với
khoảng cách 50 x 28cm hoặc 40 x 35cm…, còn lại 4 giống khác cho năng suất cao
nhất ở mật độ 8 vạn cây/ha với khoảng cách 50 x 25cm.
Như vậy, qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy: xu hướng tăng năng suất
ngô khi tăng mật độ đồng thời thu hẹp khoảng cách hàng tới một giới hạn nhất định
đủ để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển trong điều kiện có đủ dinh dưỡng và nước
cho cây. Đặc biệt chú ý các giống khác nhau yêu cầu các mật độ và khoảng cách
khác nhau.
2.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Có thể nói
rằng, trong 3 cây ngũ cốc chính của loài người: lúa nước, lúa mỳ và ngô thì không
có cây nào sánh kịp với cây ngô về tiềm năng năng suất, về quy mô và hiệu quả của
ưu thế lai.
9
10
Ngô còn là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về các
lĩnh vực di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hoá, điện khí hoá và
tin học vào công tác nghiên cứu và sản xuất.
Ngành sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay trên cả
3 phương diện: diện tích, năng suất và sản lượng. Đặc biệt về năng suất, trong
hơn 40 năm gần đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao
nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng suất ngô trung bình

của thế giới lúc này chưa đến 20 tạ/ha, nhưng con số này đã tăng lên 49,6 tạ/ha
năm 2004. Những năm gần đây, năng suất ngô biến động nhưng nhìn chung có
xu hướng tăng lên do các nhà khoa học đã ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ
thuật - thuyết ưu thế lai vào công tác chọn tạo giống. Đặc biệt với sự phát triển
vượt bậc của ngành Công Nghệ sinh học, với kỹ thuật chuyển gen trong hơn 10
năm trở lại đây, đã tạo lên một bước ngoặc lớn trong việc tạo ra các giống ngô
mới có tiềm năng năng suất cao (theo GMO diện tích trồng ngô chuyển gen năm
2007 của toàn thế giới 35.2 triệu ha) [3]. Đi cùng với sự phát triển của công tác
chọn tạo giống là sự cơ giới hóa trong sản xuất và cải tiến các biện pháp kỹ thuật
canh tác phù hợp với mỗi giống. Đó chính là cơ sở, nền tảng vững chắc để không
ngừng nâng cao năng suất ngô. Điều này được nhận thấy rõ nhất ở những nước
có nền khoa học kỹ thuật phát triển mạnh như: Taijikistan (28,8 tấn/ha), Jordan
(22,4 tấn/ha), Kuwait (20 tấn/ha), Đảo Guam (17,4 tấn/ha), Israel (15,1 tấn/ha),
Quatar (12,5 tấn/ha), Hà Lan (12 tấn/ha), Chi Lê (11,2 tấn/ha), Bỉ, Newzealand
(10tấn/ha). (FAOSTAT. 2006) [23].
10
11
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mỳ và lúa nước
của thế giới năm 2010
Loại cây trồng Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)
Ngô 158,62 51,61 818,82
Lúa mỳ 225,68 30,38 685,21
Lúa nước 158,30 43,28 685,24
(Nguồn: FAOSTAT, 2011)
Trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới, cây ngô tuy chỉ đứng thứ hai
về diện tích nhưng lại dẫn đầu về năng suất và sản lượng. Năm 2008, diện tích ngô
của thế giới đã vượt lúa nước với 156,4 triệu ha sau lúa mỳ (224,9 triệu ha), nhưng
năng suất ngô đã đạt 50,3 tạ/ha, gấp 1,66 lần so với lúa mỳ và 1,18 lần so với năng
suất lúa nước.
Về diện tích, nhìn chung có xu hướng ngày càng được mở rộng, năm 2001

diện tích ngô thế giới là 137,5 triệu ha, đến năm 2009 con số này đã tăng lên 155,7
triệu ha.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất ngô thế giới trong giai đoạn 2000 - 2010
Năm
Chỉ tiêu
Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)
2000 136,9 43,25 592,5
2001 137,5 44,77 615,5
2002 137,3 44,04 604,7
2003 144,8 44,56 645,1
2004 147,6 49,41 729,4
2005 147,7 48,39 714,9
2006 148,1 47,69 706,2
2007 158,0 50,10 791,8
2008 161,01 51,09 822,7
2009 155,7 51,80 805,68
11
12
2010 162,32 51,55 820,62
(Nguồn: USDA,2011)
Trong đó tập trung và phân bố không đều ở các khu vực: Châu Mỹ đứng đầu
với 66,07 triệu ha chiếm 44,9%, Châu Á chiếm 30,9% và Châu Phi là 18,4%.
Bảng 2.3: Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2010
Khu vực Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)
Châu Á 53,50 43,78 234,30
Châu Mỹ 61,58 71,85 442,45
Châu Âu 13,85 60,61 83,96
Châu Phi 29,59 19,42 57,47
(Nguồn: FAOSTART, 20110)
Châu Mỹ là cái "nôi" của cây ngô - Trung tâm phát sinh cây ngô, ngành sản

xuất ngô đã sớm được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Ở Châu Mỹ, nổi lên hàng
loạt các nước có nền sản xuất ngô chiếm tỷ trọng cao của thế giới cả về diện tích
cũng như sản lượng, điển hình là Mỹ. Nước Mỹ luôn được coi là cường quốc số
một về ngô. Năm 2009, với diện tích 32,209 triệu ha, năng suất bình
quân đạt 103,339 tạ/ha và tổng sản lượng đạt 333,011 triệu tấn. Kết quả đó có được
một phần là nhờ ứng dụng công nghệ chuyển gen để tạo ra các giống ngô mới có
tiềm năng suất cao. (GMO. COMPASS)[3].
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô một số nước trên thế giới giai đoạn năm 2010
Nước
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn/ha)
Mỹ 32,96 103,4 332,55
Trung Quốc 32,45 50,70 158,02
Brazil 12,93 43,40 56,10
Mêxico 6,28 32,40 20,37
12
13
Ấn Độ 8,33 20,16 16,72
Qua bảng 2.4 ta thấy nước có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới năm 2010
là Mỹ đạt 33,17 triệu ha (21,03% diện tích ngô toàn thế giới). Trung Quốc là
nước đứng thứ 2 về diện tích 31,18 triệu ha năm 2010, tiếp theo là Brazil với diện
tích năm 2010 là 12, 931 triệu ha. Còn Mêxico và Ấn Độ là hai nước có diện
tích đất trồng ngô thấp hơn.
Nước có năng suất ngô cao nhất là Mỹ (năm 2010) đạt 103,4 tạ/ha. Trung
Quốc là nước có năng suất cao thứ hai, năm 2009 là 50,70 tạ/ha.
Năm 2010, nước có sản lượng ngô lớn nhất là Mỹ đạt 332,55 triệu tấn.

Theo đánh giá của FAO giai đoạn 1985-1995 tổng sản lượng ngô thế giới có
tốc độ tăng trưởng hàng năm là 1,9%, nhưng lại giảm nhẹ trong những năm gần
đây, nhưng đến năm 2010 tổng sản lượng và năng suất bình quân đều tăng cao hơn
các năm trước.
Hiện nay thị trường ngô trên thế giới được đánh giá là một thị trường
tương đối khả quan, lượng tiêu thụ ngô trên toàn cầu có xu hướng tăng trong những
năm gần đây, sản phẩm ngô chủ yếu dùng làm thức ăn cho chăn nuôi.
Với hiện trạng chung ngành sản xuất ngô của thế giới cho thấy: cây ngô đã
và đang dần chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu trong các cây lương thực chính
của thế giới. Năm 2007, theo USDA [24], diện tích ngô đã vượt qua lúa nước với
157,8 triệu ha, năng suất 4,9 tấn/ha, sản lượng đạt kỷ lục 766,2 triệu tấn. Với lúa
nước diện tích đạt 153,7 triệu ha, năng suất 4,1 tấn/ha và sản lượng 626,7 triệu tấn.
Còn lúa Mỳ cùng năm đó đạt các con số tương ứng lần lượt là: 217,2 triệu ha, 2,8
tấn và 603,6 triệu tấn (FAOSTAT, USDA.2011).[23]. [24].
2.3.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây ngô đã được trồng cách đây khoảng 300 năm và được trồng
trên những điều kiện sinh thái khác nhau của cả nước(Nguyễn Đức Lương, 1997)
[8]. Là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa, là cây trồng chính để phát
13
14
triển ngành chăn nuôi. Năng suất ngô ở nước ta trước đây rất thấp so với năng suất
ngô thế giới, do sử dụng giống ngô địa phương và áp dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất còn hạn chế. Phải tới năm 1991 cây ngô lai mới bắt đầu được đưa vào sản
xuất ở nước ta, tỷ lệ trồng giống lai từ 0,1% năm 1990, năm 2006 đã tăng lên 80%
và đưa Việt Nam trở thành nước sử dụng giống lai nhiều và có năng suất cao của
khu vực Đông Nam Á
Cùng với sự tiến bộ của toàn thế giới, việc phát triển sản xuất ngô ở Việt
Nam trong vài thập kỷ cuối thế kỷ 20 cũng đã thu được những kết quả quan trọng.
Đạt được thành tựu lớn trong sản xuất ngô ở nước ta trong những năm gần đây là
nhờ có những chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước trong việc áp dụng

thành công những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác vào sản
xuất nên cây ngô đã có những bước tiến mạnh về diện tích, năng suất và sản lượng.
Bảng 2.5.Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
Diện tích ngô lai
(%)
1990 431,8 15,50 671,0
1991 447,6 15,00 672,0
1992 478,0 15,60 749,9
1993 496,0 17,70 882,2
1994 534,7 21,4 1.143,9
1995 556,8 21,30 1.184,2 28
1996 615,2 25,00 1.536,7 32
1997 662,9 24,90 1.650,6 45
1998 649,7 24,80 1.612,0 50
1999 686,9 25,50 1.751,9 60
2000 730,2 27,50 2.005,1 65
2001 723,3 28,00 2.150,0 70
2002 810,4 28,74 2.314,7 73
2003 912,7 34,40 3.453,6 75
2004 990,4 34,90 3.760,0 83
14
15
2005 1.052,6 36,00 3.760,0 90

2006 1.031,7 37,01 3.819,2 >90
2007 1.096,1 39,25 4.303,2 >90
2008 1.125,9 40,61 4.573,1 >90
2009 1.130,0 40,81 4.611,7 >95
2010 1.200,0 41,72 5.006,8 >95
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2010; Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2011)[12]
Năm 1975, diện tích trồng ngô của nước ta mới chỉ có 267.600 ha, năng suất
đạt 10,42 tạ/ha, sản lượng đạt 278,4 tấn nhưng đến năm 2009 diện tích ngô đã tăng
lên 1.200.000 ha, năng suất đạt 40 tạ/ha, sản lượng 4,8 tấn/năm. Sở dĩ có sự chênh
lệnh quá lớn về năng suất giữa hai thời kỳ trên là do những năm 1975 - 1980 người
dân vẫn chủ yếu sử dụng các giống ngô địa phương có tiềm năng suất thấp. Đồng
thời do trình độ kỹ thuật canh tác và khả năng đầu tư của người dân còn hạn chế.
Số liệu bảng 2.4 cho thấy: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô có sự biến đổi
qua từng giai đoạn:
- Giai đoạn 1990 - 1993: Diện tích có xu hướng tăng đều qua các năm, bình
quân 25,73 ha/năm, năng suất dao động trong khoảng 15 - 17 tạ/ha, sản lượng cao
nhất đạt 882,2 nghìn tấn (năm 1993).
- Giai đoạn 1993 tới nay: Cả diện tích, năng suất và sản lượng đều tăng
lên nhanh chóng: diện tích tăng bình quân 53,7 ha/năm, sản lượng tăng bình
quân 223 tạ/năm, đáng chú ý hơn cả là năng suất đã có những bước tiến nhảy vọt
từ 17,7 tạ/ha (năm 1993) lên 40,24 tạ/ha (năm 2009) (FAOSTAT, 2010) [23].
Điều đó minh chứng cho sự đúng đắn trong các chính sách của Đảng và Nhà
nước ta khi đưa các giống ngô lai có tiềm năng năng suất vào sản xuất đại trà,
thay thế cho các giống ngô địa phương suất thấp. Trong vòng 4 năm 1993 - 1996
tỉ trọng ngô lai đã tăng từ 12% năm 1993 lên 40% (năm 1996) về diện tích, đạt
tốc độ tăng trưởng bình quân 57,5%, cho tới nay diện tích ngô lai đã chiếm trên
15
16
95% tổng diện tích trồng ngô của cả nước. Đây được coi là một nhân tố mới,
nguồn động lực chính, một định hướng chiến lược trong chương trình nghiên cứu

và phát triển ngô ở Việt Nam (Nguyễn Đức Lương, 1997) [8].
Năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế
giới trong suốt hơn 20 năm. Năm 1980, năng suất ngô nước ta chỉ bằng 34% so với
trung bình thế giới (11/32 tạ/ha); năm 1990 bằng 42% (15,5/37 tạ/ha); năm 2000
bằng 81,0% (39,6/49 tạ/ha). Năm 1994, sản lượng ngô vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm
2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn và cho tới nay con số này đã xấp xỉ đạt ngưỡng 5 triệu
tấn.
Năm 2010, diện tích ngô đạt khoảng 1,20 triệu ha tăng 1,2% so với 2009; sản
lượng ngô ước đạt khoảng 50 triệu tấn, tăng 4,1 % so với năm 2009.
Như vậy ta có thể nhận thấy sự tăng trưởng mạnh của ngành sản xuất ngô
trong nước trong những năm gần đây. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó lại thể hiện
không đồng đều ở các vùng trong cả nước:
16
17
Bảng 2.6. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2010
Chỉ tiêu
Các vùng
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Đồng bằng sông Hồng 72,7 43,1 313,3
Trung du và miền núi phía Bắc 443,4 34,5 1527,6
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 202,1 38,5 778,1
Tây nguyên 242,1 47,9 1159,7
Đông nam Bộ 89,4 51,6 461,3
ĐB sông Cửu Long 37,1 51,8 192,1
(Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục thống kê, 2011) [12]

Qua bảng 2.6 cho thấy rõ sự chênh lệch giữa các vùng về cả diện tích, năng
suất và sản lượng:
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tuy diện tích sản xuất ngô lớn nhất
(443,4 nghìn ha) nhưng năng suất lại thấp nhất trong cả nước (34,5 tạ/ha). Ngược
lại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long diện tích sản xuất nhỏ nhất (37,1 nghìn ha),
nhưng lại cho năng suất cao nhất (51,8 tạ/ha). Sự trái ngược này có thể được giải
thích do nhiều nguyên nhân: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tuy có diện tích
lớn song chủ yếu tập trung ở các vùng miền núi, diện tích rải rác nhỏ lẻ thuộc các
vùng dân tộc ít người. Họ không có đủ điều kiện đầu tư về vốn cũng như các biện
pháp kỹ thuật canh tác phù hợp mà chủ yếu canh tác theo lối truyền thống lạc hậu.
Cộng thêm vào đó là các điều kiện đất đai nghèo dinh dưỡng, khí hậu khắc nghiệt
với hạn hán và rét kéo dài vào mùa đông, lượng mưa phân bố không đều trong năm
dẫn tới năng suất thấp. Tuy nhiên, với ưu thế về diện tích (chiếm 40,8% diện tích
của cả nước) nên sản lượng chung của vùng vẫn cao hơn các vùng khác trong cả
nước đạt 1.527,6 nghìn tấn chiếm 34,45% sản lượng của cả nước và trở thành một
trong những vùng sản xuất ngô trọng điểm cung cấp lượng ngô lớn nhất cả nước.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất cao nhất đạt 51,8 tạ/ha bằng
127% năng suất của cả nước do vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp với
yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây ngô như: nhiệt độ bình quân cao 25 - 30
o
C,
nguồn ánh sáng dồi dào, hệ thống thủy lợi đảm bảo nhu cầu tưới tiêu, nền đất có độ
17
18
phì nhiêu cao. Tất cả các điều kiện tự nhiên kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canh
tác phù hợp đã dẫn tới sự tăng vọt năng suất trung bình của vùng so với cả nước.
Một vùng cũng được xem là trọng điểm sản xuất ngô của cả nước phải kể
đến Tây Nguyên với diện tích 242,1 nghìn ha đứng thứ 2 sau vùng Trung du và
Miền núi phía Bắc và năng suất trung bình đạt 47,9 tạ/ha. Hàng năm vùng cung cấp
một lượng ngô lớn cho cả nước.

Các giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao đã và đang được phát triển ở
những vùng ngô trọng điểm, vùng thâm canh, có thuỷ lợi, những vùng đất tốt như:
Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên để
đạt năng suất cao. Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi, những vùng khó khăn, canh tác
chủ yếu nhờ nước trời, đất xấu, đầu tư thấp thì giống ngô thụ phấn tự do chiến ưu
thế và chiếm một diện tích khá lớn.
Mặc dù có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng sản xuất ngô ở Việt
Nam nhưng từ những kết quả đã đạt được chúng ta vẫn có thể khẳng định sản xuất
ngô của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, từ năm 1985 - 2009 đã có sự phát triển
vượt bậc. Sở dĩ chúng ta đạt được những thành quả to lớn trong phát triển sản xuất
ngô là doĐảng, Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thấy được vai
trò của cây ngô trong nền kinh tế và kịp thời đưa ra những chính sách, biện pháp
phù hợp nhằm khuyến khích sản xuất. Các nhà khoa học đã nhạy bén đưa những
tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt về giống mới vào sản xuất. Từng thế hệ giống tốt
thay thế nhau qua từng giai đoạn lịch sử: Giống thụ phấn tự do tốt thay thế cho các
giống địa phương năng suất thấp, giống lai quy ước thay cho các giống lai không
quy ước, lai đơn thay dần cho lai kép, lai ba và không thể không kể đến vai trò của
những người nông dân có trình độ về kỹ thuật đã tiếp thu và ứng dụng nhanh chóng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới với những cải tiến rất hiệu quả, phù hợp
18
19
với địa phương và điều kiện cụ thể của mình làm tăng thêm sự ưu việt của tiến bộ
khoa học kỹ thuật.
19
20
Bảng 2.7. Tình hình sản xuất ngô ở các tỉnh miền núi phía Bắc
giai đoạn 2007-2009
STT Tỉnh
Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn)
2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009

1 Hà Giang 43,3 46,4 46,8 20,9 24,1 25,9 90,7 111,7 121,4
2 Cao Bằng 37,2 38,4 37,2 29,3 29,3 29,8 109,1 112,7 111,0
3 Lào Cai 26,6 28,8 29,6 28,5 28,0 31,3 75,8 80,7 92,6
4 Lạng Sơn 19,1 20,7 20,2 46,6 45,8 46,0 89,0 94,9 82,9
5 Tuyên Quang 17,7 16,2 14,8 41,4 41,2 42,3 73,2 66,7 62,6
6 Bắc Kạn 16,1 16,7 16,0 34,5 35,0 34,9 55,6 58,4 55,9
7 Lai Châu 17,8 18,2 18,9 21,1 22,1 22,2 37,5 40,2 42,0
8 Sơn La 117,8 132,3 132,1 37,7 38,1 39,7 444,0 503,5 524,3
9 Quảng Ninh 6,3 6,8 6,3 33,7 35,0 36,7 21,2 23,8 23,1
10 Thái Nguyên 17,8 20,6 17,4 42,0 41,1 38,6 74,8 84,6 67,2
(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2010) [12]
Qua bảng 2.7 cho thấy các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng là
các tỉnh có diện tích trồng ngô lớn, hàng năm diện tích trông ngô đều đạt từ 37,2-
132,3 nghìn ha, tiếp theo là Lào Cai các năm đều có diện tích trồng ngô đạt hơn 14
nghìn ha. Riêng có Quảng Ninh có diện tích trồng ngô thấp, hàng năm chỉ có hơn 6
nghìn ha ngô.
Về năng suất ngô thì Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang là 3 tỉnh có
năng suất ngô hàng năm đạt cao nhất vùng từ 38-46 tạ/ha.
Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Sơn La và Quàng Ninh là những tỉnh có năng
suất ngô đạt khá cao trên 20-39 tạ/ha.
Về sản lượng: Sơn La là tỉnh có sản lượng ngô đạt cao nhất, năm 2007 đạt
444,0 nghìn tấn, đến năm 2009 lại tăng lên 524,3 nghìn tấn do diện tích trồng ngô
hàng năm lớn (117-132 nghìn ha). Tiếp theo là các tỉnh QuảngNinh và hai tỉnh có
sản lượng ngô thấp nhất vùng, hàng năm chỉ đạt từ 21-58 nghìn tấn.
20
21
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy ngành sản xuất ngô của nước ta đã có
những bước tiến quan trọng trong suốt hơn 30 năm đổi mới, năng suất, diện tích và
sản lượng đều tăng mạnh trong gần 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, khi so sánh với
tình hình sản xuất ngô chung của thế giới thì ngành sản xuất ngô Việt Nam vẫn còn

nhiều vấn đề đặt ra:
1. Năng suất bình quân vẫn thấp hơn thế giới rất nhiều và rất thấp so với
năng suất thí nghiệm (Phan Xuân Hào) [6].
2. Giá thành sản xuất cao, do giá giống và vật tư cao. Giá ngô thương phẩm,
trừ 3 vùng ngô hàng hoá lớn là Sơn La, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chiếm
khoảng trên 1/3 lượng ngô của cả nước là có giá thành sản xuất tương đối thấp, các
vùng còn lại có giá thành sản xuất tương đối cao. Điều đó làm cho giá ngô trong
nước luôn cao hơn giá ngô thế giới từ 30- 40%. Giá ngô cao cũng làm cho giá thành
sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam cao hơn các nước và giảm khả năng cạnh tranh
của sản phẩm.
3. Sản lượng ngô thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước đang ngày càng
tăng mạnh, theo con số thống kê của Cục thống kê, những năm gần đây, chúng ta
vẫn phải nhập khẩu một lượng ngô khá lớn 700 - 800 tấn mỗi năm để phục vụ cho
chăn nuôi (Phan Xuân Hào) [6].
4. Do công nghệ chế biến còn kém phát triển nên sản phẩm từ ngô ở nước ta
còn đơn điệu. Đặc biệt một thách thức lớn đang được đặt ra cho ngành sản xuất ngô
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đó là tình trạng thay đổi khí hậu toàn cầu:
thiên tai, lũ lụt, hạn hán… xảy ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong
khi thế giới lại đang đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số, nhu cầu lương thực ngày
càng tăng cao. Riêng với Việt Nam, một vấn đề đáng được quan tâm và chú trọng
trong thời gian tới đó là công tác giống và cải thiện các biện pháp kỹ thuật sao cho
phù hợp như: mật độ, khoảng cách, phân bón, thời vụ, phòng trừ sâu bệnh hại và
bảo quản sau thu hoạch.
2.3.3. Tình hình sản xuất ngô ở Thái nguyên
21
22
Là một tỉnh thuộc vùng Trung du, miền núi phía Bắc, với địa hình đặc trưng
đồi núi xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bút tháp. Do vậy,
nền sản xuất Nông nghiệp của Thái Nguyên nói chung và ngành sản xuất ngô nói
riêng gặp rất nhiều khó khăn về thủy lợi và giao thông vận chuyển. Toàn tỉnh có

tổng diện tích 3.541km
2
, trong đó đất canh tác Nông nghiệp chiếm 23%. Cây ngô
chủ yếu được trồng trên đất 2 lúa: vụ Đông trên đất đồi dốc và vụ Xuân hè. Trước
năm 1995, diện tích trồng ngô chủ yếu vẫn dùng các giống thụ phấn tự do giống địa
phương có năng suất thấp.
Cùng với sự chuyển biến của đất nước, Thái Nguyên cũng mạnh dạn thay đổi
cơ cấu cây trồng, áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đặc biệt là thay thế
các giống thụ phấn tự do bằng các giống ngô lai. Do đó cho đến nay, diện tích và
năng suất không ngừng tăng lên. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên được thể
hiện qua bảng 2.6 :
Bảng 2.8. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2009
Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn)
2001 9,7 30,6 29,7
2002 11,6 32,8 38,0
2003 13,4 32,6 43,7
2004 15,9 34,3 54,6
2005 15,9 34,7 55,1
2006 15,3 35,2 53,9
2007 17,8 42,1 74,9
2008 20,6 41,1 84,7
2009 17,358 39,16 67,98
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010) [12]
Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Thái Nguyên cũng
đạt được những tiến bộ đáng kể. Từ năm 2001 đến 2009, diện tích trồng ngô toàn
tỉnh tăng từ 9,7 nghìn ha lên 17,358 nghìn ha, đạt tốc độ tăng trưởng 0,85 nghìn ha
22
23
mỗi năm. Năng suất ngô năm 2007 của tỉnh đạt 42,1 tạ/ha, cao hơn 3,6 tạ/ha so với
năng suất ngô trung bình của cả nước.

Nhưng năm 2009 diện tích ngô chỉ đạt 17,4 ha năng suất 39,16 tạ/ha và sản
lượng chỉ đạt 67,98 tấn. Điều này chứng tỏ diện tích đất trồng ngô đã bị thu hẹp lại.
23
24
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là giống LVN4
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm
3.2.1. Địa điểm
Tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
3.2.2. Thời gian tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Đông: từ29/8/2010 đến 3/2/2010.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng của
giống LVN4
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu bệnh hại và khả
năng chống đổ của giông LVN4 .
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống LVN4 .
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD -
Randomized Complete Block Design) với 4 công thức, 3 lần nhắc lại.
- Số ô thí nghiệm: 3 x 4 = 12 (ô) mỗi ô 10 hàng
- Diện tích khối thí nghiệm: 10 x 30 = 300m
2
- Giữa các lần nhắc lại cách nhau 1m.
24
25

Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Trong đó thứ tự các công thức như sau:
Ghi chú:
Công thức Mật độ (vạn cây/ha) Khoảng cách (cm)
1 (Đối chứng) 7 70 x 25
2 8 50 x 25
3 7 50 x 28
4 6 50 x 33
- Đặc điểm đất đai thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí trên đất cát pha,
thành phần cơ giới nhẹ, chuyên trồng màu.
3.4.2. Quy trình kỹ thuật trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm
Quy trình kỹ thuật được áp dụng theo quy trình của Viện nghiên cứu ngô
Trung ương.
- Phân bón:
+ Phân hữu cơ: 10 tấn phân chuồng/ha
+ Phân vô cơ: Bón theo công thức 150N + 90P
2
O
5
+ 90K
2
O tương đương với
lượng thương phẩm
Đạm urê: 326,08kg/ha
Lân supe: 562,45 kg/ha
Dải bảo vệ
NL1 CT1 CT2 CT3 CT4
NL2 CT2 CT3 CT4 CT1
NL3 CT3 CT4 CT1 CT2
Dải bảo vệ

25

×