Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Giải pháp bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thư viện tại học viện chính trị khu vực phía nam đáp ứng theo nghiệp vụ ngành văn hóa thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.28 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
BÙI THỊ PHƯỢNG

GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN THƯ VIỆN
TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC PHÍA NAM
ĐÁP ỨNG THEO NGHIỆP VỤ NGÀNH VĂN HÓA THÔNG TIN

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60140101

S K C0 0 4 6 1 7

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
BÙI THỊ PHƯỢNG

GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN THƯ VIỆN
TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC PHÍA NAM
ĐÁP ỨNG THEO NGHIỆP VỤ NGÀNH VĂN HÓA THÔNG TIN

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60140101
Hướng dẫn khoa học:


PGS. TS. VÕ THỊ XUÂN

TP. HỒ CHÍ MINH - 10/2015


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: BÙI THỊ PHƯỢNG

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 02/6/1967

Nơi sinh: Campuchia

Quê quán: Đồng Tháp

Dân tộc: Kinh

Địa chỉ liên lạc: A7/2, khu phố II, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP.HCM
Điện thoại cơ quan:

Điện thoại nhà

riêng: Email:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Trung cấp:
Hệ đào tạo: chính quy

Thời gian đào tạo: từ năm 1986 đến 1989


Nơi học: Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh
Ngành học: Thư viện
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Từ xa

Thời gian đào tạo: từ năm 2006 đến 2010

Nơi học: Trường Ngoại ngữ Hà Nội
Ngành học: Tiếng Anh
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN:
Thời gian
15/11/1989
8/2012 đến
nay

Nơi công tác
Trường Tuyên Huấn TW II nay
là Học viện Chính trị khu vực II
Học viện Chính trị khu vực II

Công việc đảm nhiệm
Nhân viên thư viện
Phó Giám đốc phụ trách
Trung tâm Thông tin khoa học

IV. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ: bài viết “Quan niệm
của Lão Tử về quan hệ con người – tự nhiên trong thời đại hậu công nghiệp hiện
nay”.
(đăng tạp chí Khoa học Chính trị, số 6-2015)



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2015
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

i


LỜI CẢM ƠN
Với một tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô giáo Viện Sư phạm Kỹ thuật và trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ
trong thời gian tôi tham gia khóa học Cao học Giáo dục học 2013B.
Xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc, Lãnh đạo các Trung tâm Thông
tin khoa học tại các Học viện Chính trị Khu vực phía Nam đã tạo mọi điều
kiện cho tôi được tham gia khóa học và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn đến Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những
người luôn sát cánh động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Võ Thị Xuân,
người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực
hiện đề tài để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn sẽ không tránh khỏi những
sai sót, tác giả mongnhận được sự chỉ dẫn và góp ý của Quý Thầy Cô và đồng
nghiệp để luận văn thêm hoàn thiện tôi xin trân trọng cám ơn!


Tác giả

Bùi Thị Phượng

ii


TÓM TẮT
Để nâng cao chất lượng đào tạo và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, thư viện
trong các viện, các trường học đã liên tục đổi mới theo hướng hiện đại hóa, đa dạng
hóa. Vì vậy, Bộ Văn hoá-Thông tin đã ra chỉ thị số 57/2001/CT-BVHTT về tăng
cường công tác thư viện trong các viện, trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Văn
hoá-Thông tin, trong đó nhấn mạnh việc nâng cao trình độ nhân viên thư viện:
“Lãnh đạo các viện, trường cần triển khai và giải quyết chế độ, chính sách đối với
cán bộ thư viện, đồng thời kiến nghị với Bộ sửa đổi, xây dựng chế độ chính sách
mới cho phù hợp. Thường xuyên quan tâm đến việc đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ
cho cán bộ thư viện”.
Với mong muốn góp phần đổi mới giáo dục và đào tạo, người nghiên cứu với
vai trò là một cán bộ quản lý thư viện, là một học viên cao học giáo dục, đã thực
hiện đề tài: “Giải pháp bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thư viện tại Học viện
Chính trị khu vực phía Nam đáp ứng theo nghiệp vụ ngành Văn hóa Thông
tin” để nghiên cứu, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện đáp ứng nhu cầu
thông tin của người sử dụng thư viện tại Học viện Chính trị khu vực phía Nam.
Đề tài được thực hiện tại Học viện Chính trị khu vực phía Nam từ tháng 2 đến
tháng 8 năm 2015. Đề tài trình bày kết quả nghiên cứu trong 03 phần như sau:
Phần mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ nghiên
cứu, xác định đối tượng và khách thể nghiên cứu, đề ra giả thuyết nghiên cứu, giới
hạn phạm vi nghiên cứu và lựa chọn các phương pháp để thực hiện các nhiệm vụ
của đề tài, chứng minh giả thuyết là đúng.
Phần nội dung gồm có 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ ngành văn hóa thông tin
Trình bày lý luận về học thuyết kiến tạo, các lý luận về xây dựng tiêu chuẩn kỹ
năng nghề, và tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức ngành thư viện và quy
trình thực hiện nghiệp vụ của nhân viên thư viện tại Học viện Chính trị khu vực
phía Nam để làm cơ sở lý luận cho việc đề ra các giải pháp bồi dưỡng nghiệp vụ
cho đội ngũ nhân viên thư viện.
iii


Chương 2: Khảo sát thực trạng nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên thư viện tại Học
viện Chính trị khu vực phía Nam
Khảo sát, phân tích được thực trạng nghiệp vụ đội ngũ nhân viên thư viện tại
Học viện Chính trị khu vực phía Nam. Từ đó đánh giá được những ưu điểm và hạn
chế cần khắc phục của các bước công việc trong nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên
thư viện khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình.
Chương 3: Giải pháp bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thư viện tại Học viện Chính trị
khu vực phía Nam.
Căn cứ vào cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn tại Học viện Chính trị
khu vực phía Nam, người nghiên cứu đề xuất các giải pháp để bồi dưỡng nghiệp vụ
cho đội ngũ nhân viên thư viện tại Học viện Chính trị khu vực phía Nam. Trình bày
các bước thử nghiệm và tiến hành khảo sát để đánh giá tính khả thi của các giải
pháp và tính giá trị của đề tài.
Phần kết luận và kiến nghị: Tổng kết các kết quả chính của đề tài. Trình bày
những ưu điểm và hạn chế của các giải pháp đã đề ra và tìm hướng khắc phục các
hạn chế đó. Qua đó, nêu lên khả năng vận dụng vào thực tế, đồng thời đề xuất một
số kiến nghị để triển khai thực hiện các giải pháp đã đề xuất vào việc bồi dưỡng đội
ngũ nhân viên thư viện tại Học viện Chính trị khu vực phía Nam để nâng cao hiệu
quả công tác bạn đọc.
Qua kết quả đạt được của đề tài cho thấy, đặc điểm của việc nâng cao tri thức, bồi
dưỡng nghiệp vụ theo quan điểm của học thuyết kiến tạo là học thông qua làm việc,

phù hợp với nhận thức, tâm lý của nhiều đối tượng nên có thể vận dụng cho công
tác cán bộ ở nhiều ngành nghề khác nhau. Các giải pháp được xây dựng rất rõ ràng
với mục tiêu, nội dung, kế hoạch cụ thể nên dễ dàng thực hiện, mang tính khả thi và
hiệu quả cao. Hơn nữa, các giải pháp đề xuất phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất
và kinh phí của thư viện. Như vậy, đề tài đã đề ra một số giải pháp mang tính khả
thi và có hiệu quả cao để bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động thư viện, đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng Thư
viện tại Học viện Chính trị khu vực phía Nam.
iv


ABSTRACT
To improve the training quality and promote science research, libraries at
academies and schools have continuously renovated, with the orientation of
modernization and diversification.
Therefore, the ministry of Culture and Information released the Directive
number57/2001/CT-BVHTT regarding the enhancement of librarian activities in
institutes, universities and colleges affiliated to the Ministry of Culture and
information, putting an emphasis on bettering library staff’s expertise: “Leaders at
Academies and schools are supposed to not only implement fringe benefits applied to
librarians and make proposals to the Ministry to change, modify and construct the new
and more suitable ones but also pay regular attention to the training and improving
knowledge of librarians”
With the wish to contribute to the process of Education and Training renewal,
the researcher, who is a library manager and a student taking part in a master class
majoring in Education, has carried out a research whose title is: “Measures to be
taken to enrich library personnel at Academy of Politics in the South to catch up
with the latest expertise in the field of Information and Culture”. The aim is to
research further to effectively enhance the productivity and meet the information needs
of library users at Academy of Politics in the South

The thesis was done at Academy of Politics in the South from February to
August in 2015. The study result is divided in the following 3 parts:
Introduction: a presentation of reasons for choosing the thesis, a clear
identification of targets and duties as well as subjects, offering hypothesis, limitation
and selection of methods to fulfill objectives set in the thesis and prove the hypothesis
to be true.
The Content is divided into 3 parts:
Part 1: reasoning basis of the expertise in the field of information and culture
A presentation of Constructivism, arguments about building standards of work skills,
standards of expertise of library staff and the working procedures at Academy of

v


Politics in the South to set the background for methods of expertise enhancement for
library staff
Part 2: a survey of the reality of expertise of library personnel at Academy of Politics
in the South,
Carry out surveys and analyze reality of expertise of library personnel at
Academy of Politics in the South, realizing the good points and shortcomings that need
improving during the working process carried out by the staff
Part 3: Methods to foster librarian’s professional ability at of library personnel at
Academy of Politics in the South
Basing on the rationale, legal and practical basis at the Academy of Politics in
the South, the researcher offers methods to foster staff personnel’s competence at this
place, present practical procedures and conduct surveys to assess the feasibility of
solutions and the value of the thesis.
Conclusion and proposal: briefly summarize of the major results of the thesis, present
the advantages and disadvantages of the offered solutions and find the best possible
way to make good their shortcomings. From this, the capability to put the thesis into

reality is raised and some proposals to implement the suggested solutions to fortify
staff’s professional expertise and the Academy and improve the readership
effectiveness.
The results of the thesis suggest that the characteristics of knowledge
improvement, expertise fostering according to constructivism is that the study should
be carried out through working, which is suitable to the awareness and psychology of
many subjects; therefore, it can be applied to civil servants of different fields. Solutions
are clearly built, with detailed targets, contents and plans, making them easy to be
carried out with a high level of feasibility and effectiveness. What’s more, the proposed
solutions are in accordance with facilities and financial ability of the library. To sum
up, the thesis has come up with highly feasible and effective methods to better
librarians’ specified knowledge, improving working quality and meeting the reading
needs of library users at Academy of Politics in the South.
vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... xii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... xiii
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................1
1.1

Yêu cầu phát triển, đổi mới giáo dục đào tạo ................................................1


1.2

Yêu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ nhân viên thư viện............................2

1.3

Nhu cầu xã hội ............................................................................................... 3

2.

MỤC TIÊU-NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ..........................................................4

3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU..............................................5

4.

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU...........................................................................5

5.

GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................. 5

6.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................5
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ( để thực hiện nhiệm vụ 1) .......................5
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ( để thực hiện nhiệm vụ 2,3) .................6

6.3. Phương pháp chuyên gia ( để thực hiện nhiệm vụ 4 ) ...................................6
6.4. Phương pháp thống kê toán học ....................................................................6

PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................7
Chương 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ NGÀNH VĂN HOÁ THÔNG

TIN 7
vii


1.1

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ...................................................................7

1.1.1

Trên thế giới ............................................................................................7

1.1.2

Tại Việt Nam ..........................................................................................8

1.2

Các khái niệm cơ bản ..................................................................................10

1.3


Cơ sở khoa học về quá trình hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp
12

1.3.1

Lý thuyết về năng lực nghề nghiệp .......................................................12

1.3.2

Những năng lực cần thiết của người làm thư viện................................ 14

1.3.3

Lý luận về xây dựng chuẩn năng lực nghề quốc gia ............................ 17

1.3.4

Lý thuyết nhận thức về hình thành năng lực nghề nghiệp ....................19

1.4

Nghiệp vụ thư viện ......................................................................................21

1.4.1

Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành thư viện ................21

1.4.2

Quy trình nghiệp vụ thư viện tại Học viện chính trị khu vực phía Nam

27

Kết luận chương 1 .....................................................................................................32
Chương 2.

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN

VIÊN THƯ VIỆN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC PHÍA NAM ............33
2.1

Giới thiệu về Thư viện của Học viện Chính trị khu vực phía Nam ............33

2.1.1

Giới thiệu Học viện Chính trị khu vực II..............................................33

2.1.2

Giới thiệu Học viện Chính trị khu vực IV ............................................34

2.2

Thực trạng hiệu quả công tác chuyên môn của Thư viện tại Học viện Chính

trị khu vực phía Nam ............................................................................................. 35
2.3

Cơ cấu tổ chức của Thư viện .......................................................................36

2.4


Đội ngũ nhân viên thư viện .........................................................................38

viii


2.5

Khảo sát thực trạng nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên thư viện tại Học viện

Chính trị khu vực phía Nam ..................................................................................41
2.5.1

Khảo sát cán bộ quản lý ........................................................................41

2.5.2

Khảo sát nhân viên thư viện .................................................................41

2.5.3

Khảo sát bạn đọc ...................................................................................42

2.6

Đánh giá thực trạng nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên thư viện tại Học viện

Chính trị khu vực phía Nam ..................................................................................43
2.6.1


Kết quả khảo sát từ cán bộ quản lý .......................................................43

2.6.2

Kết quả khảo sát từ nhân viên thư viện ................................................49

2.6.3

Kết quả khảo sát từ bạn đọc ..................................................................55

Kết luận chương 2 .....................................................................................................60
Chương 3.

GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN THƯ VIỆN

TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC PHÍA NAM ĐÁP ỨNG THEO NGHIỆP
VỤ NGÀNH VĂN HOÁ THÔNG TIN ...................................................................61
3.1

CƠ SỞ LÀM CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG NHÂN

VIÊN THƯ VIỆN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC PHÍA NAM ........61
3.1.1

Căn cứ tiêu chuẩn nghiệp vụ thư viện của Bộ Văn hóa Thông tin (Cơ

sở pháp lý) .........................................................................................................61
3.1.2

Căn cứ vào thực trạng nghiệp vụ đội ngũ nhân viên thư viện tại Học


viện Chính trị khu vực phía Nam (Cơ sở thực tiễn)..........................................62
3.1.3

Căn cứ vào yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ của Học viện Chính trị

khu vực phía Nam ............................................................................................. 64
3.1.4
3.2

Căn cứ theo cơ sở khoa học nhận thức .................................................65

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN THƯ

VIỆN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC PHÍA NAM ............................ 67

ix


3.2.1

Nhóm giải pháp: Tạo môi trường nâng cao nghiệp vụ nhân viên thư

viện

67

3.2.2

Nhóm các giải pháp hỗ trợ khác ........................................................... 76


3.3

THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP ..................................77

3.3.1

Thử nghiệm 1: Nâng cao năng lực xử lý vốn tài liệu, tổ chức kho và

bảo quản tài liệu của nhân viên thư viện. ..........................................................77
3.3.2

Thử nghiệm 2: Nâng cao năng lực phục vụ bạn đọc và kỹ năng mềm

của nhân viên thư viện. .....................................................................................83
3.3.3

Thử nghiệm 3: Tổ chức tham quan các thư viện phát triển để học tập

kinh nghiệm về nghiệp vụ thư viện ...................................................................88
3.3.4

Kết quả đánh giá các giải pháp đã đề xuất của chuyên gia ..................91

Kết luận chương 3 .....................................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................96
1.

KẾT LUẬN ......................................................................................................96


1.1 Tóm tắt công trình nghiên cứu ......................................................................96
1.2 Tự đánh giá tính mới và giá trị đóng góp của đề tài ....................................97
1.2.1

Về mặt lý luận ............................................................................................ 97

1.2.2

Về mặt thực tiễn .........................................................................................97

1.2.3

Khả năng triển khai vào thực tế ............................................................... 98

1.3 Hướng phát triển của đề tài ...........................................................................98
2.

KIẾN NGHỊ .....................................................................................................99

2.1 Đối với lãnh đạo Học viện...............................................................................99
2.2 Đối với nhân viên thư viện..............................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................100

x


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NVTV: Nhân viên thư viện
TV: Thư viện
HVCT: Học viện Chính trị

TL: Tài liệu

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1-1: Các thành phần của năng lực ....................................................................13
Hình 1-2: Quy trình phát triển tri thức cá nhân .........................................................21
Hình 1-3: Sơ đồ quy trình thực hiện nghiệp vụ tại TV HVCT khu vực phía Nam ..31
Hình 2-1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Thư viện HVCT khu vực phía Nam.......................37
Hình 3-1: Sơ đồ quy trình tổ chức triển lãm sách tại HVCT khu vực phía Nam .....72
Hình 3-2: Sơ đồ kho sách trước khi cải tiến.............................................................. 79
Hình 3-3: Sơ đồ kho sách sau khi cải tiến .................................................................79
Hình 3-4: Sơ đồ vị trí trưng bày sách cho triển lãm..................................................85

xii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2-1: Phân bổ nhân lực tại Thư viện của HVCT khu vực phía Nam ...............38
Bảng 2-2: Trình độ đội ngũ NVTV của HVCT khu vực phía Nam.........................39
Bảng 2-3: Độ tuổi đội ngũ NVTV HVCT khu vực phía Nam .................................40
Bảng 2-4: Kết quả khảo sát kỹ năng truyền thông của NVTV .................................44
Bảng 2-5: Kết quả khảo sát hiệu quả sử dụng các trang thiết bị của NVTV ............45
Bảng 2-6: Kết quả khảo sát những yếu tố cần phải thay đổi để Thư viện nâng cao
hiệu quả phục vụ bạn đọc, đổi mới giáo dục đào tạo ................................................46
Bảng 2-7: Kết quả khảo sát về năng lực ngoại ngữ, tin học của NVTV...................50
Bảng 2-8: Kết quả khảo sát kỹ năng truyền thông của NVTV .................................51
Bảng 2-9: Kết quả khảo sát NVTV về những chuyên môn nghiệp vụ cần nâng cao
để tăng cường hiệu quả công tác ...............................................................................52

Bảng 2-10: Kết quảkhảo sát nhân viên thư viện về lựa chọn hình thức đào tạo để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ .................................................................52
Bảng 2-11: Kết quả khảo sát NVTV về những yếu tố cần phải thay đổi để thư viện
nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc, đổi mới giáo dục đào tạo ................................ 53
Bảng 2-12: Kết quả khảo sát học viên về mục đích khi đến Thư viện .....................55
Bảng 2-13: Kết quả khảo sát bạn đọc về đánh giá kỹ năng truyền thông của nhân
viên thư viện ..............................................................................................................56
Bảng 2-14: Kết quả khảo sát bạn đọc về những yếu tố cần phải thay đổi để thư viện
nâng cao hiệu quả phục vụ, đổi mới giáo dục đào tạo ..............................................57
Bảng 3-1: Thống kê trình độ tin học và ngoại ngữ của NVTV tại HVCT khu vực
phía Nam ...................................................................................................................75
Bảng 3-2: Phân công nhiệm vụ cho triển lãm ..........................................................86
Bảng 3-3: Kết quả khảo sát các nghiệp vụ NVTV đã sử dụng khi tổ chức triển lãm
...................................................................................................................................87
Bảng 3-4: Kết quả khảo sát ý kiến NVTV về những điều cần học hỏi tại nơi tham
quan ........................................................................................................................... 90
Bảng 3-5: Kết quả ý kiến của chuyên gia về các giải pháp đã đề xuất ....................92
xiii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1-1: Các ngạch thư viện viên .......................................................................22
Biểu đồ 1-2: Các nhóm nghiệp vụ của nhân viên thư viện .......................................27
Biểu đồ 2-1: Trình độ chuyên môn của đội ngũ NVTV tại HVCT khu vực phía Nam
...................................................................................................................................39
Biểu đồ 2-2: Độ tuổi của đội ngũ NVTV tại HVCT khu vực phía Nam ..................40
Biểu đồ 2-3: Biểu thị các đề xuất của cán bộ quản lý về những yếu tố cần phải thay
đổi để nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc của Thư viện .........................................47
Biểu đồ 2-4: Kết quả khảo sát về năng lực ngoại ngữ, tin học của nhân viên thư viện
...................................................................................................................................51

Biểu đồ 3-1: Quy trình cải tiến kho tại Thư viện HVCT khu vực phía Nam ...........69
Biểu đồ 3-2: Kết quả khảo sát ý kiến NVTV về những điều cần học hỏi tại nơi tham
quan ........................................................................................................................... 90

xiv



PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Yêu cầu phát triển, đổi mới giáo dục đào tạo
Tại hội nghị Trung ương lần thứ 8, Đảng ta đã đánh giá rằng sự nghiệp giáo dục
và đào tạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trước hết bắt nguồn từ truyền thống
hiếu học của dân tộc; sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân, của mỗi gia đình và toàn xã hội; sự tận tụy của đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sự ổn định về chính trị cùng với những thành
tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì
còn có một số hạn chế về chất lượng giáo dục, đào tạo và công tác quản lý giáo dục
và đào tạo. Kết luận của hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, Đảng đã đưa quan
điểm chỉ đạo là giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng,
Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi
trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
Đảng ta đã xác định 2 mục tiêu là xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực
nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn
với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn
hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và
đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến
năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Để thực hiện
hiệu quả nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo theo đúng quan
điểm định hướng của Đảng, thì cần phải thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp, trong

đó quan trọng là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối
với đổi mới giáo dục và đào tạo; Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng
hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; Nâng cao chất
lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học
giáo dục và khoa học quản lý.
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, các thư viện trong
các học viện, trường học đã được áp dụng công nghệ thông tin và từng bước hiện
1


đại. Tuy nhiên, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thư
viện của các viện, trường học gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Cơ sở vật chất còn
thiếu và lạc hậu, trình độ NVTV còn nhiều hạn chế, nhất là việc tiếp cận công nghệ
thông tin.
Để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trong các viện, trường đại
học, cao đẳng trực thuộc Bộ, Bộ văn hoá thông tin đã ra chỉ thị số 57/2001/CTBVHTT về tăng cường công tác thư viện trong các viện, trường đại học, cao đẳng
trực thuộc Bộ Văn hoá-Thông tin, trong đó nhấn mạnh việc nâng cao trình độ nhân
viên thư viện: “Lãnh đạo các viện, trường cần triển khai và giải quyết chế độ, chính
sách đối với cán bộ thư viện, đồng thời kiến nghị với Bộ sửa đổi, xây dựng chế độ
chính sách mới cho phù hợp. Thường xuyên quan tâm đến việc đào tạo và bồi
dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thư viện”.[10]
1.2 Yêu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ nhân viên thư viện
Trong sự nghiệp cách mạng ngày nay, nhiệm vụ của các Học viện Chính trị rất
nặng nề. Thủ tướng chính phủ xác định các Học viện Chính trị là đơn vị trực thuộc
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, có các chức năng là trung tâm đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ khoa học lý luận chính trị của
Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp nhà nước và các
đơn vị công lập trên địa bàn theo sự phân công, phân cấp của Giám đốc Học viện; là
trung tâm nghiên cứu khoa học lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
nghiên cứu đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu về

khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý ở khu vực.
Mục tiêu chiến lược của các Học viện Chính trị ở khu vực phía Nam là xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, có bản
lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có tính chuyên nghiệp cao, đủ năng
lực, trình độ để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu của công
cuộc đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế và giao lưu hợp tác quôc tế.
Để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng là đào tạo và bồi dưỡng cho những cán bộ
lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong hệ thống chính trị thì Học viện Chính trị khu vực
2


phía Nam cần phải có một đội ngũ cán bộ công chức viên chức đủ về số lượng và
chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức tốt và trình độ năng lực cao.
Thư viện là một đơn vị chức năng quan trọng trong Học viện Chính trị, với
nhiệm vụ sưu tầm, bổ sung và hệ thống hóa các loại sách, báo; tài liệu về chuyên
ngành lý luận Mác - Lênin và các văn kiện Đảng. Tổ chức, xử lý và quản lý các loại
tài liệu cũng như phòng Truyền thống một cách khoa học để phục vụ nhanh chóng
kịp thời cho nhu cầu của độc giả thì đòi hỏi nhân viên thư viện phải có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cao.
1.3 Nhu cầu xã hội
Học viện Chính trị khu vực II nói riêng và HVCT khu vực phía Nam nói chung
đang trong thời kỳ chuyển giao thế hệ, đội ngũ cán bộ có sự hụt hẫng rất lớn, đặc
biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý và các nhà khoa học đầu đàn. Do đó, xây dựng đội
ngũ cán bộ đủ về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhiệm vụ
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và nghiên cứu khoa học trong tình hình
mới đang đặt ra cho công tác cán bộ của các Học viện là thách thức không nhỏ. Để
có thể hiện thực hóa mục tiêu đặt ra, đòi hỏi Học viện phải có sự quyết tâm rất lớn,
nhất là trong xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Học viện đáp ứng yêu cầu
của thời kỳ phát triển mới, vào sáng ngày 11/11/2014, Học viện Chính trị khu vực II

đã tổ chức hội thảo khoa học: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức Học
viện Chính trị khu vực II đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế”. Hội thảo
đã đề xuất nhiều giải pháp, như: lãnh đạo Học viện và các đơn vị cần quan tâm hơn
nữa đến công tác cán bộ, tìm kiếm cơ chế để thu hút và giữ chân nhân tài, tạo môi
trường làm việc dân chủ và khoa học, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần
của cán bộ... [6]
Chính vì những lý do trên, người nghiên cứu với vai trò là một cán bộ quản lý
thư viện, là một học viên cao học giáo dục, đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp
bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thư viện tại Học viện Chính trị khu vực phía Nam
đáp ứng theo nghiệp vụ ngành Văn hóa Thông tin” để nghiên cứu, nhằm nâng
3


S

K

L

0

0

2

1

5

4




×