Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn thực hành thiết kế cấu trúc bao bì tại trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.9 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOÀNG THỊ THUÝ PHƯỢNG

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
MÔN THỰC TẬP THIẾT KẾ CẤU TRÚC BAO BÌ
TẠI TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401

S K C0 0 4 6 2 1

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOÀNG THỊ THUÝ PHƢỢNG

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG DẠY HỌC MÔN THỰC TẬP THIẾT KẾ
CẤU TRÚC BAO BÌ TẠI TRƢỜNG ĐH SƢ PHẠM
KỸ THUẬT TP.HCM


NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401
Người hướng dẫn: PGS.TS Ngô Anh Tuấn

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015


i

LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ & tên: Hoàng Thị Thúy Phượng

Giới tính: Nữ

Năm sinh: 1987

Nơi sinh: TPHCM

Quê quán: Thừa Thiên Huế

Dân tộc: Kinh

Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Giảng viên khoa In và
Truyền Thông, Trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 131 Lý Thường Kiệt, P4, Quận Gò Vấp.
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 2005 đến 2010


Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Ngành học: Kỹ thuật in
Nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
2. Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ 2012 đến 2015

Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Ngành học: Giáo dục học
Tên luận văn: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng dạy học môn thực hành
thiết kế cấu trúc bao bì.
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Ngô Anh Tuấn.
Ngày & nơi bảo vệ luận văn:
3. Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Tiếng Anh, Trình độ B1 (khung
Châu Âu).
4. Học vị, học hàm, chức vụ kỹ thuật đƣợc chính thức cấp; số bằng, ngày & nơi
cấp:
Kỹ sư Kỹ Thuật in, số bằng: 00055907, nơi cấp: Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.


ii
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC:
Thời gian
Từ 2009 đến 2010


Nơi công tác
Công ty TNHH Một Thành Viên

Công việc đảm nhiệm
Nhân viên điều độ sản xuất

ADCOM
Từ 2010 đến 2015

Trường đại học Sư Phạm Kỹ

Giảng viên bộ môn Công

Thuật TP. HCM

Nghệ Bao Bì – Khoa In và
Truyền Thông


iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

TP.Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2015


Ngƣời cam đoan

Hoàng Thị Thúy Phƣợng


v

LỜI CÁM ƠN
Người nghiên cứu xin chân thành cám ơn:
PGS.TS Ngô Anh Tuấn đã tận tình hướng dẫn và chỉ báo cho người nghiên cứu
từ khi bắt đầu chuyên đề 1, chuyên đề 2 và cho đến khi hoàn thành luận văn.
Quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy lớp Cao học Khoá 2013 - 2015B vì đã hết
lòng truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu về phương pháp nghiên cứu
khoa học, đặc biệt là lĩnh vực khoa học sư phạm tạo nền tảng để người nghiên cứu
thực hiện đề tài này.
Các Thầy, Cô cùng với các bạn sinh viên khoa In và truyền thông trường ĐH Sư
phạm Kỹ thuật Tp.HCM đã cộng tác trong quá trình khảo sát thực tế và thực nghiệm
sư phạm giúp người nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Các đồng nghiệp và các anh chị học viên lớp GDH Khoá 2013 - 2015B đã động
viên người nghiên cứu trong suốt thời gian học tập.

TP.Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2015

Hoàng Thị Thuý Phƣợng


vi


TÓM TẮT
Việc nâng cao chất lượng đào tạo trong các ngành nghề kỹ thuật ứng dụng là yêu
cầu cấp thiết hiện nay để thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục 20112020 ở nước ta.
Trong những năm gần đây, ngành công nghệ in thế giới và Việt Nam đang
chuyển hướng từ công nghệ in truyền thống sang mở rộng ứng dụng trong các ngành
công nghiệp khác. Một trong những hướng mở rộng đó là sản xuất bao bì và thiết kế
cấu trúc bao bì đã trở thành một xu hướng nghề nghiệp mới trong ngành công nghệ in.
Việc đào tạo trong lĩnh vực công nghệ in hiện nay đòi hỏi phải có những thay đổi thích
hợp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Môn thực tập thiết kế cấu trúc bao bì -TTTKCTBB được đưa vào chương trình
đào tạo tại khoa In và truyền thông trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM. Tuy nhiên,
chất lượng đào tạo chưa cao, sinh viên gặp khó khăn khi làm việc với các cấu trúc hộp
như: khó liên tưởng cấu trúc hộp từ không gian 2D sang 3D, chưa thiết lập được công
thức cho các cấu trúc hộp, khó gấp và dựng hộp từ mãnh bế...
Từ những vấn đề thực tế, người nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “Đề xuất giải
pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Thực tập thiết kế cấu trúc bao bì trường
Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM” nhằm tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
dạy học môn TTTKCTBB, nguyên nhân gây ra những khó khăn trong quá trình học
của sinh viên. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm giúp sinh viên khắc phục được khó khăn,
đạt được mục tiêu học tập một cách hiệu quả, đồng thời nâng cao chất lượng dạy học.
Luận văn được thực hiện từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 8 năm 2015 tại Trường ĐH
Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM
Nội dung của luận văn được cấu trúc như sau:
Phần mở đầu
Trình bày lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu nghiên cứu, đề ra các nhiệm vụ
nghiên cứu, xác định nhiệm vụ nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, lập giả thuyết
nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu
để
thực hiện các nhiệm vụ của đề tài.

Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học thiết kế cấu trúc bao bì


vi
Tìm hiểu cơ sở luận về dạy học thiết
i kế cấu trúc bao bì, phân tích đặc điểm
môn học, công việc thực tế nhằm tìm ra yếu tố tác động đến chất lượng dạy học môn
TTTKCTBB. Yếu tố đó chính là tư duy kỹ thuật – một loại tư duy đặc trưng của
thiết kế cấu trúc bao bì. Tổng hợp các biện pháp hình thành tư duy kỹ thuật, từ đó
đề xuất hai giải pháp nâng cao chất lượng dạy học: Thiết kế bài giảng theo quan
điểm dạy học tích hợp và xây dựng hệ thống bài tập theo quan điểm tích hợp. Đề
xuất quy trình thực hiện cho mỗi giải pháp.
Chương 2: Thực trạng dạy học môn thực tập thiết kế cấu trúc bao bì.
Tìm hiểu thực trạng dạy học môn TTTKCTBB bằng việc thu thập ý kiến
của sinh viên, giáo viên giảng dạy tại khoa In và Truyền thông về những nội dung
sau: [1] Thái độ học tập của SV tham gia quá trình học thực hành hiện nay. [2]
Mức độ đạt được những kỹ năng thực hành của sinh viên. [3] Những khó khăn và
nguyên nhân gây ra trong quá trình học của sinh viên. [4] Nhu cầu và biện pháp hình
thành TDKT cho sinh viên trong quá trình dạy học TTTKCTBB. Từ đó lựa chọn
giải pháp phù hợp.
Chương 3: Xây dựng hệ thống bài tập thực hành theo quan điểm dạy học
tích hợp cho môn TTTKCTBB.
Triển khai xây dựng hệ thống bài tập thực hành theo quan điểm dạy học tích hợp
theo quy trình đã đề xuất ở chương 1 và chương 2.
Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả của giải pháp.
Phần kết luận, kiến nghị
Tổng hợp kết quả đạt được của luận văn, đề xuất hướng phát triển của đề tài.



vii

ABSTRACT
Improving the quality of vocational training, especially applied technical
professions is now almost needful requirement in order to get successfully
implementation of educational developing strategy in Viet Nam.
In recent years, the printing industry in the world and Vietnam is shifting
from traditional printing technology to combine applications with other industries.
One of those is packaging production and structural packaging design profession has
become the new trend in printing industry. That is reason why we have to research
and teach follow this new trend.
Obviously, Practice of structural packaging design subject is not
indispensable in the training program at the Department of Graphic Arts and
Media – HCM University of technology and education. However, Training quality
has not met the expectation. Students has complexity with the box structure as:
difficultly imagine the box structure from 2D to 3D, unset the formula for the
structural box...
The above reasons, the researcher carry out the research: “Solutions to
improve quality of teaching practice of structural packaging design subjects at HCM
University of technology and education”. The project content is built as follow:
Beginning
It includes: the reasons to select the topic, the research objectives,
research assignments, object and subject of the study, research supposition,
limiting scale of research and researching methods.
Content
Chapter 1: Theoretical basis of teaching Practice of structural packaging
design
Analyzing the relationship among the elements in the teaching process,
the characteristics of subject and real work to find characteristic thinking of
packaging structural design – an element that can influence the teaching

quality. That is
engineering thinking. Synthesizing methods of technical thinking formation, leading to
two solutions to improve the quality of teaching: Design integrated teaching strategies
and design teaching and learning documents - especially design integrated practical


exercise system.

ix

Chapter 2: The fact of teaching Practice of structural packaging design
subject
Investigating the real of fact of teaching and learning situation of Practice of
structural packaging design subject in order to find out the needs of forming
engineering thinking for students and the solution of forming efficiently engineering
thinking.
Chapter 3: Designing the integrated practical exercise system.
Designing practical exercise system base-on the theoretical finding in chapter 1
and chapter 2. Pedagogical experiment to assess the effectiveness of the solution.
Conclusions and Recommendation
Summarizing the key results of the study and recommend directions to expand
the ideas of the study.


x

MỤC LỤC
Lý lị ch kho a học .................................................................................................................... i
Lời cam đoan ...................................................................................................................... iii
Lời cám ơn ........................................................................................................................... iv

Tó m tắt ....................................................................................................................................v
Mục l ục ................................................................................................................................. ix
Danh sác h chữ vi ết tắt .................................................................................................... xi i i
Danh sác h các bảng .......................................................................................................... xi v
Danh sác h bi ểu đồ ..............................................................................................................xv
Danh sác h các hì nh .......................................................................................................... xvi
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC THỰC TẬP THIẾT KẾ
CẤU TRÚC B AO B Ì. ......................................................................................................... 5
1.1 Tồ ng quan ........................................................................................................................ 5
1.1.1 Khái quát về nhóm mô n học thiết kế c ấu trúc bao bì ........................................... 5
1.1.2 Lịch sử dạy học thực t ập thiết kế cấu trúc bao bì .................................................. 6
1.1.3 Tổ ng quan nghiên cứu về dạy học TTTKCTBB ................................................... 9
1.1.4 Tổ ng quan nghiên cứu về gi ải pháp nâng cao c hất l ượng dạy học ................... 11
1.2 Một số thuật ngữ liên quan. ........................................................................................ 13
1.2.1 Dạy học ..................................................................................................................... 13
1.2.2 Thực hành ................................................................................................................. 14
1.2.3 Thiết kế ..................................................................................................................... 14
1.2.4 Thiết kế cấu trúc bao bì .......................................................................................... 15
1.2.5 Dạy học thực hành thiết kế c ấu trúc bao bì .......................................................... 16
1.2.6 Chất lượng dạy học ................................................................................................. 16
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến c hất l ượng QTDH........................................................... 17
1.4 Giới thiệu môn học thực hành thiết kế cấu trúc bao bì tại Khoa In &
Tr uyền t hông trường ĐHSPKT................................................................................... 20
1.4.1 Mục tiêu môn học TTTKCTBB ............................................................................ 20
1.4.2 Nhiệm vụ học tập và kỹ năng tư duy cần thiết trong môn
TTKCTBB................................................................................................................ 20
1.5 Hình t hành và phát triển KN tư duy c ho người học ................................................. 23
1.5.1 Đặc điểm c ủa tư duy ............................................................................................... 24



xi
1.5.2 Những lưu ý khi phát triển t ư duy c ho người học ............................................... 25
1.6 Hình thành và phát triển KN tư duy kỹ thuật cho người học trong
môn TTTKCTBB.......................................................................................................... 26
1.6.1 Khái niệm ................................................................................................................. 26
1.6.2 Đặc điểm c ủa tư duy kỹ t huật ................................................................................ 27
1.6.3 Biện pháp hình thành và phát triển tư duy kỹ thuật trong môn
TTTKCTBB ............................................................................................................. 29
1.7 Giải pháp nâng c ao chất lượng dạy học mô n TTTKCTBB ..................................... 30
1.7.1 Quan điểm dạy học tích hợp .................................................................................. 30
1.7.2 Giải pháp nâng c ao chất lượng dạy học mô n TTTKCTBB ............................... 31
1.7.2.1 Thiết kế bài dạy tích hợp cho môn TTTKCTBB ............................................... 32
1.7.2.2 Xây dựng hệ thống bài tập theo quan điểm dạy học tích hợp cho
môn TTTKCTBB .................................................................................................... 34
KẾT LUẬN CHƢ ƠNG 1 ................................................................................................. 39
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN THỰC TẬP THIẾT
KẾ CẤU TRÚC B AO BÌ ................................................................................................. 40
2.1 Chương trì nh và nội dung mô n TTTKCTBB ............................................................ 40
2.1.1 Chương trình môn học TTTKCTBB....................................................................... 40
2.1.2 Cấu tr úc nội dung môn học TTTKCTBB ............................................................... 42
2.2 Khảo sát thực tr ạng dạy học môn TTTKCTBB ........................................................ 43
2.2.1 Mục đích khảo s át ...................................................................................................... 43
2.2.2 Nội dung khảo s át ...................................................................................................... 44
2.2.3 Đối tượng khảo s át .................................................................................................... 44
2.2.4 Phương pháp khảo sát ............................................................................................... 44
2.2.5 Kết quả khảo sát ......................................................................................................... 44
KẾT LUẬN CHƢ ƠNG 2 ................................................................................................. 57
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG HTBT THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC
TÍCH HỢP CHO MÔN HỌC TTTKCTBB ............................................................... 59
3.1 Xây dựng hệ thố ng bài t ập theo quan điểm dạy học tích hợp ................................. 59

3.1.1 Xác định mục tiêu HTBT ......................................................................................... 59
3.1.2 Xác định c hủ đề của HTBT ...................................................................................... 59
3.1.3 Xây dựng ma trận HTBT .......................................................................................... 60


xii
3.1.4 Thực hiệ n xây dựng HTBT ...................................................................................... 64
3.2 Hướng vận dụng HTBTTH trong mô n TTTKCTBB ............................................... 75
3.3 Thực nghiệm sư phạm .................................................................................................. 76
3.3.1 Mục đích t hực nghiệm .............................................................................................. 76
3.3.2 Nội dung t hực nghiệm............................................................................................... 76
3.3.3 Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................ 76
3.3.3.1 Đối tượng t hực nghiệm .......................................................................................... 76
3.3.3.2 Phương pháp thực hiện .......................................................................................... 77
3.3.4 Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................ 78
3.3.4.1 Kết quả định tính .................................................................................................... 78
3.3.4.2 Kết quả học t ập lớp đối chứng và t hực nghiệm .................................................. 85
3.3.4.3 Mức độ hì nh thành tư duy kỹ t huật c ủa SV s au thực nghiệm........................... 92
KẾT LUẬN CHƢ ƠNG 3 ................................................................................................. 95
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 97
1. Kết luận ............................................................................................................................ 97
2. Kiến nghị .......................................................................................................................... 98
3. Hướng phát triển của đề t ài ........................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 99
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hệ thống bài tập thực hành.
Phụ lục 2: Đề kiểm tra và tiêu chí đánh giá.
Phụ lục 3: Phiếu khảo sát dành cho giáo viên và sinh
viên. Phụ lục 4: Bảng điểm lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng. Phụ lục 5: Danh sách giáo viên dự giờ.

Phụ lục 6: Phiếu xin ý kiến giáo viên giảng dạy và giáo viên dự
giờ. Phụ lục 7: Phiếu xin ý kiến SV sau thực nghiệm.


xiii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

Nội dung

1

SV

Sinh viên

2

PPDH

Phương pháp dạy học

3

PTDH

Phương tiện dạy học


4

QTDH

Quá trình dạy học

5

TH

Thực hành

6

TKCTBB

Thiết kế cấu trúc bao bì

7

TTTKCTBB

Thực tập thiết kế cấu trúc bao bì

8

HTBTTH

Hệ thống bài tập thực hành


9

BT

Bài tập

10

CTH

Cấu trúc hộp

11

TDKT

Tư duy kỹ thuật

12

TDKG

Tư duy không gian

13

KN

Kỹ năng


14

DH

Dạy học

xiv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Chương trình và phân phối chương trình môn học TTTKCTBB .......... 41
Bảng 2.2: Ý kiến của GV về thái độ học tập của SV trong giờ thực hành ............ 45
Bảng 2.3: Ý kiến của GV về yếu tố tác động đến thái độ học tập của SV
trong giờ thực hành ................................................................................................ 47
Bảng 2.4: Ý kiến của SV về mức độ hình thành kỹ năng sau khi kết thúc
môn TTTKCTBB ................................................................................................... 48
Bảng 2.5: Đánh giá của GV về mức độ hình thành kỹ năng của SV sau khi
kết thúc môn TTTKCTBB ..................................................................................... 51
Bảng 3.1 Ma trận HTBT theo quan điểm dạy học tích hợp cho môn
TTTKCTBB ............................................................................................................. 61

Bảng 3.2. Tiêu chí đánh giá sản phẩm theo các chủ đề bài tập.............................. 72
Bảng 3.3. Tên nhóm, sĩ số lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .............................. 77
Bảng 3.4 Mức độ đạt MTHT của lớp TN và ĐC ................................................... 80
Bảng 3.5 Ý kiến đánh giá của GV về HTBTTH trong môn TTTKCTBB............. 84
Bảng 3.6: Kết quả học tập của sinh viên lớp ĐC và TN ........................................ 86
Bảng 3.7 Công thức tính các tham số đặc trưng thống kê ..................................... 86
Bảng 3.8: Số sinh viên đạt điểm Xi........................................................................ 87
Bảng 3.9: Tính phương sai lớp TN ........................................................................ 88

Bảng 3.10: Tính phương sai lớp ĐC ...................................................................... 89
Bảng 3.11: Tỉ lệ xếp loại thứ hạng của SV 2 lớp TN và ĐC ................................. 92


xvi
xvi BIỂU
DANH SÁCH

ĐỒ

Biểu đồ 2.2: Ý kiến của GV & SV về thái độ tham gia giờ thực hành ................... 46
Biểu đồ 2.3: Ý kiến của GV về yếu tố tác động đến thái độ học tập của SV
trong giờ thực hành ................................................................................................. 47
Biểu đồ 2.4: Ý kiến của SV về mức độ hình thành kỹ năng sau khi kết thúc
môn TTTKCTBB .................................................................................................... 49
Biểu đồ 2.5: Đánh giá của GV về mức độ hình thành kỹ năng của sinh viên
sau khi kết thúc môn TTTKCTBB .......................................................................... 52
Biểu đồ 2.6: Những khó khăn của SV khi học môn TTTHCTBB .......................... 53
Biểu đồ 2.7: Những nguyên nhân gây ra khó khăn khi học môn TTTKCTBB ...... 54
Biểu đồ 2.8: Ý kiến của sinh viên về biện pháp học tốt môn TTTKCTBB ............ 54
Biểu đồ 2.9: Mức độ cần thiết của việc hình thành TDKT trong môn
TTTKCTBB ............................................................................................................ 55
Biểu đồ 2.10: Ý kiến của GV về giải pháp hình thành TDKT ................................ 56
Biểu đồ 3.1: Thái độ học tập của SV....................................................................... 79
Biểu đồ 3.2 Mức độ đạt MTHT 1: Tạo mẫu CTH bằng phần mềm........................ 81
Biểu đồ 3.3 Mức độ đạt MTHT 2: Thiết kế CTH mới ............................................ 82
Biểu đồ 3.4 Ý kiến của SV về nội dung BTTH....................................................... 83
Biểu đồ 3.5 Ý kiến của SV về số lượng BTTH....................................................... 83
Biểu đồ 3.6 Ý kiến SV về độ khó của BTTH.......................................................... 84
Biểu đồ 3.7: Xếp loại thứ hạng của 2 lớp TN và ĐC .............................................. 91

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ đạt các tiêu chí về kỹ năng TDKT của SV hai lớp đối
chứng và thực nghiệm ............................................................................................ 94


xvi
ixv CÁC HÌNH
DANH SÁCH
ii
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa TKCTBB với TKCN và TKKT........................... 6
Hình 1.2 Quy trình thực hiện thiết kế một sản phẩm..................................... 15
Hình 1.3 Tam giác lý luận dạy học ................................................................ 17
Hình 1.4 Các thành tố trong quá trình dạy học.............................................. 19
Hình 1.5 Quy trình thiết kế cấu trúc bao bì hộp giấy. ................................... 22
Hình 1.6 Mối quan hệ giữa tư duy, kinh nghiệm, tri thức, trí nhớ ................ 26
Hình 1.7 Cấu trúc của tư duy kỹ thuật ........................................................... 27
Hình 1.8. Quy trình thiết kế bài dạy tích hợp ................................................ 33
Hình 1.9 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập .............................................. 36
Hình 3.1. Phần mềm hổ trợ xây dựng HTBT ................................................ 64
Hình 3.2. Giao diện làm việc của phần mềm ArtiosCAD 7.4 cho dạng 2..... 65
Hình 3.3. Chức năng chuyển CTH từ 2D sang 3D ........................................ 65
Hình 3.4. Giao diện làm việc của phần mềm ArtiosCAD 7.4 cho dạng 3D.. 66
Hình 3.5. Các dạng câu hỏi trong phần mềm Articulate Quizmaker............ 67
Hình 3.6. Hình thức làm việc với câu hỏi...................................................... 67
Hình 3.7. Tạo câu hỏi, đáp án, giải thích cho BT ở chế độ Form view......... 68
Hình 3.8. Chỉnh sửa vị trí các thành phần ở chế độ Form view .................... 68
Hình 3.9. Chọn yêu cầu thực hiện cho bài tập ............................................... 69
Hình 3.10. Chọn chế độ hiển thị cho bài tập ................................................. 69
Hình 3.11. Kiểm tra hiển thị cho 1 bài tập..................................................... 70
Hình 3.12. Mẫu phiếu giao việc cho SV........................................................ 71



1

A. MỞ ĐẦU
1.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã chỉ rõ trong giai đoạn 2013-

2015 là: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Do vậy, việc
nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đặc biệt là các ngành nghề kỹ thuật là yêu cầu
cấp thiết hiện nay để thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục. Bên cạnh
đó, việc gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO đã tạo ra không ít thách
thức đối với giáo dục Việt Nam, nhất là giáo dục nghề nghiệp, bởi giáo dục nghề
nghiệp của chúng ta giờ đây không chỉ đáp ứng cho nhu cầu lao động trong nước
mà còn phải đáp ứng được nhu cầu lao động quốc tế. Vì thế, nâng cao năng lực
nghề nghiệp của nguồn lao động là việc làm cần thiết để đáp ứng nhu cầu xã hội
hiện nay, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta.
Trong những năm gần đây, ngành công nghệ in đang chuyển hướng từ công
nghệ in truyền thống sang mở rộng ứng dụng trong những ngành công nghiệp khác.
Một trong các hướng mở rộng đó là thiết kế, sản xuất bao bì, và thiết kế cấu trúc
bao bì đã trở thành một xu hướng nghề nghiệp mới. Những công ty sản xuất sản
phẩm không chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm, thiết kế đồ hoạ cho bao bì mà
còn quan tâm đến kiểu dáng cấu trúc của bao bì. Bởi vì chính kiểu dáng bao bì
quyết định rất lớn đến mức tiêu thụ của sản phẩm. Nhóm giáo sư của trường đại học
Clemson, Mỹ đã thực hiện nghiên cứu về mức tiêu thụ của sản phẩm dựa trên cấu
trúc của bao bì, kết quả nghiên cứu đã cho thấy, cùng một sản phẩm nhưng bao bì
khác nhau thì mức tiêu thụ khác nhau (những bao bì có thể thấy được sản phẩm bên

trong chiếm mức tiêu thụ cao nhất 90%)1. Để có thể thiết kế mẫu hộp có cấu trúc

1

[ ] Andrew Ouzts, Andy Pham, Katie Thackston, Josh Galvarino; “Consumer Purchasing

Based on Packaging Structural Design/Product Visual Display in a Retail
Environment”, Clemon University, USA.


2

thích hợp với yêu cầu của khách hàng, người sử dụng sản phẩm, điều kiện sản xuất
bao bì, điều kiện lưu trữ và vận chuyển....đòi hỏi người lao động phải có óc sáng tạo,
có khả năng tưởng tượng cấu trúc hộp trong không gian tốt và khả năng vận dụng
kiến thức kỹ thuật trong việc thiết kế các tính năng sử dụng cho bao bì.
Tại Việt Nam, ngành công nghệ in cũng đang có những chuyển biến tương tự,
những nhà sản xuất cũng bắt đầu quan tâm đến kiểu dáng bao bì của mình nhằm
tăng mức tiêu thụ của sản phẩm. Trên thực tế, việc thiết kế cấu trúc trong các doanh
nghiệp in hiện nay chủ yếu do các nhân viên chế bản hoặc các nhân viên thiết kế đồ
hoạ phụ trách. Những đối tượng này thực hiện việc thiết kế mẫu hộp bằng cách
chọn một vài mẫu hộp thông dụng trên thị trường chỉnh sửa lại, chưa hiểu hết các
tính năng của bao bì, quy trình sản xuất bao bì, kỹ thuật thành phẩm bao bì, thiếu sự
sáng tạo trong thiết kế kiểu dáng dẫn đến chất lượng của cấu trúc bao bì chưa thoả
mãn được yêu cầu khách hàng. Nguyên nhân của vấn đề trên là do họ không được
đào tạo chuyên môn về lĩnh vực này, họ chỉ tự tìm hiểu, thử-sai trong quá trình làm
việc. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường lao động, Khoa In và truyền thông
trường Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM đã áp dụng môn học thực tập thiết kế cấu trúc
bao bì trong chương trình 150 tín chỉ.
Trong quá trình dạy học môn thực tập thiết kế cấu trúc bao bì, giáo viên tuân

thủ theo các qui định như: chuẩn đầu ra của ngành, mục tiêu chương trình, mục tiêu
môn học để lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với môn học, giai đoạn
chương trình, đặc điểm nhận thức, thái độ học tập của sinh viên. Tuy nhiên, công
tác thực hiện vẫn còn theo khuôn mẫu, hướng người học đạt đến những kiến thức
thụ động theo hướng dẫn của giáo viên, thiếu tự giác và chủ động của sinh viên.
Giáo viên chưa chú trọng nhiều đến nhu cầu học tập, mong muốn của sinh viên, các
phương pháp dạy học phát triển năng lực cá nhân, năng lực chuyên môn cũng như
hình thành những kỹ năng tư duy đặc trưng của môn học, dẫn đến sinh viên tiếp thu
bài chậm, gặp khó khăn trong quá trình học tập.
Từ những vấn đề thực tế, người nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “Đề
xuất giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Thực tập thiết kế cấu trúc bao


3

bì trường Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM” nhằm tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng
QTDH, những kỹ năng tư duy đặc trưng của môn thực tập thiết kế cấu trúc bao bì –
TTTKCTBB tại khoa In trường SPKTHCM, thực trạng dạy học và đề xuất giải
pháp nâng cao chất lượng dạy học. Kết quả đề tài là cơ sở khoa học cho giáo viên
dạy TTTKCTBB vận dụng vào giảng dạy thực tế, cải thiện chất lượng dạy học.

2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.

Đề xuất giải pháp hình thành những tư duy đặc trưng của môn TTTKCTBB cho
sinh viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn TTTKCTBB tại khoa In và
truyền thông, trường ĐH SPKT TP.HCM.

3.


NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học môn thực tập thiết kế cấu trúc bao bì.
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học thực tập thiết kế cấu
trúc bao bì cho sinh viên ngành đồ hoạ tại trường ĐH SPKT TP.HCM.
3.3. Tìm hiểu thực trạng dạy học môn học thực tập thiết kế cấu trúc bao bì tại
trường ĐH SPKT TP.HCM.
3.4. Triển khai giải pháp và thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của
giải pháp.

4.

ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Chất lượng quá trình dạy học môn thực tập thiết kế cấu trúc bao bì tại khoa In và
Truyền thông, trường ĐH SPKT TP.HCM
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Sinh viên, giáo viên dạy học môn thực tập thiết kế cấu trúc bao bì tại khoa In và
Truyền thông, trường ĐH SPKT TP.HCM
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động dạy học môn thực tập thiết kế cấu trúc bao bì tại khoa In và Truyền
thông, trường ĐH SPKT TP.HCM.


4

5.


GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.

Chất lượng dạy học môn TTTKCTBB có thể bị ảnh hưởng bởi khả năng tư duy
kỹ thuật của người học. Nếu vận dụng giải pháp phù hợp giúp người học hình thành
được tư duy kỹ thuật thì chất lượng dạy học môn TTTKCTBB sẽ được nâng cao.

6.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các bài báo khoa học, sách
chuyên ngành, và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài để tìm hiểu lịch sử
của vấn đề nghiên cứu từ đó đưa ra hướng nghiên cứu phù hợp, đồng thời xây dựng
cơ sở luận cho đề tài.
6.2 Phương pháp điều tra, khảo sát: Phương pháp này được dùng để tìm hiểu
thực trạng QTDH môn TTTKCTBB tại khoa In và truyền thông, trường ĐH SPKT
Tp.HCM và nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
6.3 Phương pháp toán học thống kê: Sử dụng phương pháp toán học thống kê để
xử lý và kiểm nghiệm kết quả thu được từ điều tra khảo sát và thực nghiệm sư phạm.
6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Phương pháp thực nghiệm sư phạm
giúp cho người nghiên cứu vận dụng các giải pháp vào thực tế để kiểm chứng giả
thuyết đã đặt ra.


S

K

L


0

0

2

1

5

4



×