Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Định hướng chọn nghề trên cơ sở đánh giá năng lực và năng khiếu của người học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
DIỆP MỸ THANH

ĐỊNH HƯỚNG CHỌN NGHỀ TRÊN CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ NĂNG KHIẾU CỦA NGƯỜI HỌC

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401

S K C0 0 4 6 1 3

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
DIỆP MỸ THANH

ĐỊNH HƯỚNG CHỌN NGHỀ TRÊN CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC VÀ NĂNG KHIẾUCỦA NGƯỜI HỌC

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
DIỆP MỸ THANH

ĐỊNH HƯỚNG CHỌN NGHỀ TRÊN CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC VÀ NĂNG KHIẾUCỦA NGƯỜI HỌC

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401
Hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015


i

LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ & tên: Diệp Mỹ Thanh
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 07/01/1989
Nơi sinh: Đà Lạt - Lâm Đồng
Quê quán: Quảng Đông, Trung Quốc
Dân tộc: Hoa
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 06 Nguyễn Thái Học, KP I, Phường Hiệp Phú, Quận 9,
TP. HCM

Điện thoại cơ quan: 08.62903707
Điện thoại nhà riêng: 0937 952435
Fax:
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo:
Nơi học (trường, thành phố):
Ngành học:

Thời gian đào tạo từ ……/…… đến ……/ ……

2. Đại học:

Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ 09/ 2007 đến 06/ 2011
Nơi học (trường, thành phố): Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Ngành học: Kỹ Thuật Nữ Công
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp:
“Nghiên cứu một số món bánh mới ở thị trường Tp.HCM hiện nay”
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Hồng
3. Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Anh văn B1
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian

Nơi công tác

06/ 2011 - nay Công Ty TNHH TM Nhất Hương


Công việc đảm nhiệm

Quản lý đào tạo


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Diệp Mỹ Thanh, là học viên cao học chuyên ngành Giáo Dục Học khóa
2013 – 2015(B), tại Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM.
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 09 năm 2015
Học viên

Diệp Mỹ Thanh


iii

LỜI CẢM ƠN
Người nghiên cứu xin gởi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn đã tận
tình hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện các chuyên đề và luận
văn.
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô của Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật
Tp.HCM đã tham gia giảng dạy lớp Cao học chuyên ngành Giáo Dục Học khóa 2013 –
2015(B). Thầy cô đã nhiệt tình truyền đạt kiến trong giáo dục, đó chính là nền tảng kiến
thức để giúp người nghiên cứu hoàn thành tốt luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các đồng nghiệp, thầy cô tại Cơ sở dạy nghề Nhất

Hương đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi giúp người nghiên cứu hoàn thành luận
văn.
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô và Ban giám hiệu trường THCS Tăng Nhơn
Phú B, trường THCS Lê Quý Đôn, trường PT Tư Thục Ngô Thời Nhiệm, trường THPT
MarieCurie, trường THPT Nguyễn Bình Khiêm, Cơ sở dạy nghề bánh Nhất Hương,
Trung Tâm dạy nghề Quận 10, trường TCN Lê Thị Riêng đã tạo điều kiện thuận lợi giúp
người nghiên cứu thu thập được những thông tin quý báu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, người nghiên cứu xin gởi lời cảm ơn đến gia đình đã động viên và giúp
đỡ người nghiên cứu rất nhiều trong suốt quá trình theo học và thực hiện luận văn đến khi
hoàn thành.
Trân trọng cảm ơn !


iv

TÓM TẮT
Giáo dục hướng nghiệp cho người học là vấn đề đang được xã hội quan tâm.
Hướng nghiệp giúp người học có kiến thức về nghề nghiệp, có khả năng lựa chọn nghề sự
phù hợp giữa năng lực, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
Hiện nay, đa phần người học chưa có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc lựa
chọn nghề, và ít ai chú ý đến sự phù hợp nghề nghiệp, sự phù hợp của năng lực bản thân
và gần như không có sự quan tâm đến năng khiếu để lựa chọn nghề nghiệp. Định hướng
nghề nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó năng lực và năng khiếu của mỗi
cá nhân đóng vai trò rất quan trọng. Việc định hướng nghề nghiệp trên cơ sở đánh giá
năng lực và năng khiếu của người học là rất cần thiết giúp người học có sự lựa chọn nghề
một cách đúng đắn và phù hợp. Trong đó, năng lực và năng khiếu là hai yếu tố quan trọng
nhằm định hướng lựa chọn nghề phù hợp với bản thân.
Từ những lý do trên, người nghiên cứu thực hiện đề tài: “Định hướng chọn nghề
trên cơ sở đánh giá năng lực và năng khiếu của người học”.
Nội dung của luận văn được cấu trúc như sau:

Phần mở đầu
Trình bày lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu nghiên cứu, xác định nhiệm vụ
nghiên cứu, khách thể đối tượng nghiên cứu, lập giả thuyết nghiên cứu, giới hạn phạm vi
nghiên cứu và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu để thực hiện các nhiệm vụ của đề
tài.
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về định hướng chọn nghề trên cơ sở đánh giá năng lực và
năng khiếu của người học.
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực và năng khiếu trong chọn nghề.
Chương 2: Thực trạng chọn nghề của người học ở Tp.HCM.

Tìm hiểu thực trạng xu hướng chọn nghề của người học trên địa bàn Tp.HCM; các
công tác hướng nghiệp hiện nay tại Tp.HCM; tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh
cuối cấp THCS, học sinh cuối cấp THPT, và đối tượng người học nghề.
Chương 3: Định hướng chọn nghề trên cơ sở đánh giá năng lực và năng khiếu của
người học.


v

Người nghiên cứu mô tả quá trình khảo sát và tiến hành khảo sát:
-

Khảo sát 1: Khảo sát đánh giá năng lực của người học.

-

Khảo sát 2: Khảo sát đánh giá năng khiếu của người học.

Người nghiên cứu tiến hành khảo sát trên cả ba nhóm đối tượng là học sinh cuối

cấp THCS, học sinh cuối cấp THPT, và người học nghề tại các trường dạy nghề. Từ kết
quả khảo sát trên, người nghiên cứu phân tích mối tương quan giữa năng lực và năng
khiếu ở từng cấp học; phân tích sự phù hợp giữa hai yếu tố năng lực và năng khiếu trong
chọn nghề. Từ đó, người nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giúp người học định hướng
chọn nghề trên cơ sở đánh giá năng lực và năng khiếu.
Phần kết luận và kiến nghị
Năng khiếu là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Kết quả
nghiên cứu của đề tài giúp người học tự đánh giá năng lực, phát hiện năng khiếu của bản
thân. Để hình thành miền chọn nghề tối ưu cần sự kết hợp giao thoa của 4 yếu tố: năng
lực, năng khiếu, sở thích và nhu cầu xã hội giúp người học lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
và đúng đắn.
Kiến nghị đối với nhà trường và các cấp quản lý, kiến nghị đối với các bậc phụ
huynh và bản thân người học; đồng thời nêu hướng phát triển của đề tài.


vi

ASTRACT
Vocational education for learners as social issues are concerned. Vocational
orientation help learners to learn about vocational knowledge, have the ability to choose
suitable career for ability, forte of individuals with employment needs of society.
Nowadays, most of people haven’t yet serious consciousness and attitude in
vocational orientation, and a few people pay attention to individual ability, hardly aptitude
is not concerned to choice career. Vocational orientation is influenced by many factors,
including the ability and aptitude of each individual, is a very important role. Vocational
orientation based on assessment ability and aptitude of learner is very necessary to help
learners choice career properly and appropriately. In particular, the ability and aptitude
are two important factors to choice appropriate career.
From the above reasons lead the researcher chose the topic "Vocational
orientation based on assessment ability and aptitude of learner".

The content of the thesis is structured as follows:
Begining
Presentation of selected topic reasons, determine research objectives, identifying
research tasks, the object of study, research hypotheses, limit the scope of research and
selection the methodology to perform the duties of the subject.
Content
Chapter 1: Theoretical basis vocational orientation based on assessment ability and
aptitude of learner.
Systematized theoretical basis of ability and aptitude in career choice.
Chapter 2: The reality career choice of learner at HCMC.
Find out reality of trend career choice of learner in HCMC; vocational orientation
in HCMC; understanding of the psychological and physical characteristics to senior
secondary school, senior high school students and apprentices.
Chapter 3: Vocational orientation based on assessment ability and aptitude of learner.
The researcher describes the process of conducting the survey and conduct survey:
- Survey 1: The survey to assess learner’s ability.
- Survey 2: The survey to assess learner’s aptitude.


vii

The researcher conduct survey at three groups of senior secondary students, senior
high school students, and apprentices at the vocational school. From the survey results,
the researchers analyzed the relationship between ability and saptitude in each grade;
analyze the fit between the two elements ability and aptitude in career choice. Since then,
the researcher proposes some solutions to help learner choice career on the basis of
assessment ability and aptitude.
Conclusions and recommendations
Aptitude is an important factor in choosing careers. The research results help
learners to assess ability by themselves, find out individual aptitude. Since then combined

with the social needs, personal preferences, family economic conditions ... to choice
career properly and appropriately.
Recommendations to the school and the management, recommendations for
parents and learners; mentioned development of the subject.


viii

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài – Câu hỏi nghiên cứu .................................................................... 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................................. 2
4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................... 2
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
6. Nhiệm vụ của đề tài ....................................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 3
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.............................................................................. 3
7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ........................................................................ 3
7.3 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 4
8. Tính mới và giá trị thực tiễn của đề tài ........................................................................ 4
9. Kế hoạch nghiên cứu ..................................................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN NGHỀ TRÊN CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ NĂNG KHIẾU CỦA NGƯỜI HỌC .................................. 5
1.1 Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu ............................................................................ 5
1.1.1 Các kết quả nghiên cứu trên thế giới. .................................................................... 5
1.1.2 Các kết quả nghiên cứu trong nước ..................................................................... 17
1.2 Một số khái niệm ................................................................................................. 26
1.2.1 Nghề nghiệp ....................................................................................................... 26

1.2.2 Sự phù hợp nghề ................................................................................................. 26
1.2.3 Định hướng nghề nghiệp ..................................................................................... 27
1.2.4 Hướng nghiệp ..................................................................................................... 27
1.2.5 Đánh giá ............................................................................................................. 28
1.2.6 Năng lực ............................................................................................................. 28
1.2.7 Năng khiếu ......................................................................................................... 29
1.3 Cơ sở lý luận về định hướng chọn nghề trên cơ sở đánh giá năng lực và
năng khiếu của người học ................................................................................... 30
1.3.1 Lý thuyết mật mã Holland ............................................................................... 30
1.3.2 Các nhóm tính cách theo lý thuyết mật mã Holland ....................................... 31
1.3.2.1 Nhóm kỹ thuật: Kiểu người thực tế – Thao tác kỹ thuật ................................. 31
1.3.2.2 Nhóm nghiên cứu: Kiểu người kiên trì – khoa học – nghiên cứu. .................. 32
1.3.2.3 Nhóm nghệ thuật: Kiểu người sáng tạo tự do – văn học – nghệ thuật. ............ 33
1.3.2.4 Nhóm xã hội: Kiểu người linh hoạt quảng giao – phục vụ xã hội. .................. 34
1.3.2.5 Nhóm quản lý: Kiểu người chủ động uy quyền – dựng nghiệp quản lý .......... 35
1.3.2.6 Nhóm nghiệp vụ: Kiểu người thận trọng nề nếp – nghiệp vụ quy củ .............. 36
1.3.3 Bảy loại hình năng khiếu theo Howard Gardner ............................................ 37
1.3.3.1 Năng khiếu ngôn ngữ (verbal - linguistic)...................................................... 37
1.3.3.2 Năng khiếu logic – toán học (logical – mathematical) ................................... 37
1.3.3.3 Năng khiếu không gian (visual – spatial) ....................................................... 38


ix

1.3.3.4 Năng khiếu âm nhạc (musical – rthythmic).................................................... 39
1.3.3.5 Năng khiếu về vận động cơ thể (bodily – kinesthetic) .................................... 39
1.3.3.6 Năng khiếu giao tiếp (interpersonal) .............................................................. 40
1.3.3.7 Năng khiếu nội tâm (intrapersonal) ................................................................ 41
1.3.4 Đặc điềm tâm lý của người học trong lựa chọn nghề nghiệp ......................... 42
1.3.4.1 Đặc điềm tâm sinh lý của học sinh cuối cấp THCS ....................................... 42

1.3.4.2 Đặc điềm tâm sinh lý của học sinh cuối cấp THPT ........................................ 44
1.3.4.3 Đặc điềm tâm sinh lý của người học nghề ..................................................... 45
Chương 2: THỰC TRẠNG KHẢO SÁT NĂNG LỰC VÀ NĂNG KHIẾU CỦA
NGƯỜI HỌC Ở TP. HỒ CHÍ MINH .............................................................................. 50
2.1 Xu hướng chọn nghề của người học tại Tp.HCM .............................................. 50
2.2 Công tác hướng nghiệp ở Tp.HCM hiện nay ..................................................... 52
2.3 Khảo sát đánh giá năng lực và năng khiếu của người học ................................ 55
2.3.1 Mục tiêu, nội dung , đối tượng, công cụ khảo sát ................................................ 55
2.3.2 Mô tả quá trình khảo sát...................................................................................... 56
2.4 Thực trạng khảo sát năng lực và năng khiếu của người học ở các cấp học ...... 57
2.4.1 Thực trạng khảo sát học sinh cuối cấp THCS ...................................................... 57
2.4.2 Thực trạng khảo sát học sinh cuối cấp THPT ...................................................... 65
2.4.3 Thực trạng khảo sát người học nghề tại trường dạy nghề .................................... 74
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG CHỌN NGHỀ TRÊN CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
VÀ NĂNG KHIẾU CỦA NGƯỜI HỌC .......................................................................... 84
3.1 Mối tương quan giữa năng lực và năng khiếu trong chọn nghề ........................ 84
3.1.1 Phân tích mối tương quan giữa năng lực và năng khiếu của người học................ 84
3.1.2 Phân tích sự phù hợp giữa năng lực và năng khiếu trong chọn nghề. ................... 87
3.2 Mối tương quan giữa năng lực, năng khiếu và sở thích trong chọn nghề ......... 90
3.3 Đề xuất giải pháp định hướng chọn nghề cho người học ................................... 92
3.3.1 Một số giải pháp hướng nghiệp cơ bản................................................................ 92
3.3.2 Định hướng chọn nghề trên cơ sở đánh giá năng lực và năng khiếu .................... 93
3.3.3 Một số giải pháp phát triển năng khiếu ............................................................... 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 98
1. Kết luận ......................................................................................................................... 98
2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 99
3. Hướng phát triển của đề tài. ......................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 103
Tài liệu tham khảo nước ngoài .......................................................................................... 103
Tài liệu tham khảo trong nước .......................................................................................... 104

PHỤ LỤC


x

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

1

CSDN

Cơ sở dạy nghề

2

GDHN

Giáo dục hướng nghiệp

3

HS

Học sinh


4

NK

Năng khiếu

5

NL

Năng lực

6

TCN

Trung cấp nghề

7

THCS

Trung học cơ sở

8

THPT

Trung học phổ thông


9

TTDN

Trung tâm dạy nghề


xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ tam giác hướng nghiệp của K.Platonov............................................ 13
Hình 1.2: Miền chọn nghề tối ưu theo Phạm Tất Dong............................................. 18
Hình 1.3: Mô hình sáu nhóm tính cách nghề nghiệp của John Holland .................... 30
Hình 1.4: Miền chọn nghề tối ưu theo người nghiên cứu.......................................... 48


xii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số liệu khảo sát ở từng cấp học ..................................................................... 57
Bảng 2.2: Thực trạng khảo sát học sinh Cấp THCS ....................................................... 57
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát năng khiếu HS cấp THCS .................................................. 58
Bảng 2.4: Tỷ lệ phần trăm quan sát năng khiếu có ý nghĩa cấp THCS ........................... 59
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát năng lực HS cấp THCS ...................................................... 60
Bảng 2.6: Tỷ lệ phần trăm quan sát năng lực có ý nghĩa cấp THCS ............................... 61
Bảng 2.7: Tổng quan sát có ý nghĩa năng lực và năng khiếu cấp THCS ........................ 63
Bảng 2.8: Kết quả tính tương quan cấp THCS ............................................................... 63

Bảng 2.9: Thực trạng khảo sát học sinh Cấp THPT ....................................................... 65
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát năng khiếu HS cấp THPT ................................................. 66
Bảng 2.11: Tỷ lệ phần trăm quan sát năng khiếu có ý nghĩa cấp THPT ......................... 67
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát năng lực HS cấp THPT .................................................... 68
Bảng 2.13: Tỷ lệ phần trăm quan sát năng lực có ý nghĩa cấp THPT ............................. 69
Bảng 2.14: Tổng quan sát có ý nghĩa năng lực và năng khiếu cấp THPT ....................... 71
Bảng 2.15: Kết quả tính tương quan cấp THPT ............................................................. 72
Bảng 2.16: Thực trạng khảo sát người học nghề............................................................ 74
Bảng 2.17: Kết quả khảo sát năng khiếu người học nghề .............................................. 75
Bảng 2.18: Tỷ lệ phần trăm quan sát năng khiếu có ý nghĩa ở người học nghề .............. 76
Bảng 2.19: Kết quả khảo sát năng lực người học nghề .................................................. 77
Bảng 2.20: Tỷ lệ phần trăm quan sát năng lực có ý nghĩa người học nghề ..................... 78
Bảng 2.21: Tổng quan sát có ý nghĩa năng lực và năng khiếu người học nghề............... 81
Bảng 2.22: Kết quả tính tương quan người học nghề ..................................................... 81


xiii

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ phần trăm tổng quan sát các nhóm năng khiếu Cấp THCS................ 59
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phần trăm quan sát các nhóm năng lực Cấp THCS ........................... 61
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ phần trăm tổng quan sát năng khiếu Cấp THPT ............................... 67
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ phần trăm quan sát các nhóm năng lực Cấp THPT ........................... 70
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ phần trăm tổng quan sát năng khiếu người học nghề ........................ 76
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ phần trăm quan sát các nhóm năng lực người học nghề .................... 79
Biểu đồ 3.1: Tương quan năng lực và năng khiếu giữa các cấp học ............................... 84


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển
nhanh chóng của khoa học công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt
trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới, tạo ra nguồn nhân
lực mới có khả năng làm chủ được khoa học-công nghệ hiện đại. Nguồn nhân lực tốt là
một yếu tố quan trọng cho sự phát triển đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban
Chấp hành Trung ương (khoá XI ) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
chỉ rõ “Đẩy mạnh phân luồng sau Trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở Trung
học phổ thông”, “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực
công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”.
Giáo dục hướng nghiệp cho người học là vấn đề đang được xã hội quan tâm.
Hướng nghiệp nhằm giúp người học có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa
chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp năng lực, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử
dụng lao động của xã hội. Tìm việc dễ dàng sau khi tốt nghiệp ra trường, có thu nhập
ổn định được mọi người tôn trọng là mong ước của nhiều người. Tuy nhiên thực tế
hiện nay tình trạng thất nghiệp, bỏ nghề, chuyển nghề, làm trái nghề vì chán nản hay
không thích hợp với ngành nghề đang học hoặc đã tốt nghiệp. Đa phần người học ít
chú ý đến sự phù hợp nghề nghiệp, một phần không nhỏ người học chọn nghề chưa
phù hợp với năng lực, và thiếu sự quan tâm đến năng khiếu của bản thân trong chọn
nghề. Định hướng nghề nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó năng lực và
năng khiếu của mỗi cá nhân đóng một vai trò rất quan trọng trong định hướng và phát
triển nghề nghiệp của cá nhân.
Việc định hướng nghề nghiệp trên cơ sở đánh giá năng lực và năng khiếu là rất
cần thiết giúp người học có sự lựa chọn nghề một cách đúng đắn và phù hợp. Trong
đó, năng lực và năng khiếu là hai yếu tố quan trọng giúp người học định hướng và
chọn nghề phù hợp. Xuất phát từ ý tưởng trên, người nghiên cứu thực hiên đề tài:
“Định hướng chọn nghề trên cơ sở đánh giá năng lực và năng khiếu của người
học”. Kết quả của công trình nghiên cứu giúp người học có thể tự đánh giá năng lực,



2

phát hiện năng khiếu của bản thân. Từ đó kết hợp với các yếu tố nhu cầu thực tiễn xã
hội, nguyện vọng cá nhân, điều kiện kinh tế gia đình… để có sự lựa chọn ngành nghề
phù hợp.
2. Mục tiêu của đề tài và câu hỏi nghiên cứu
 Mục tiêu: Hướng nghiệp cho người học trên cơ sở phân tích mối tương quan giữa
hai yếu tố năng lực và năng khiếu. Từ đó, đề xuất các giải pháp cho định hướng
chọn nghề trên cơ sở đánh giá năng lực và năng khiếu của người học.
 Câu hỏi nghiên cứu:
-

Làm thế nào để đánh giá được năng lực và năng khiếu của người học khi chọn
nghề?

-

Hai yếu tố năng lực và năng khiếu đóng vai trò như thế nào trong việc định
hướng chọn nghề của người học?

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
-

Năng lực và năng khiếu của người học trong việc định hướng nghề nghiệp.

-


Mối tương quan giữa hai yếu tố năng lực và năng khiếu trong định hướng nghề
nghiệp.

 Khách thể nghiên cứu:
-

Học sinh cuối cấp THCS – học sinh lớp 9.

-

Học sinh cuối cấp THPT – học sinh lớp 11 và lớp 12.

-

Người đang theo học nghề tại trường dạy nghề.

4. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay có rất nhiều người học lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp với năng
lực bản thân và gần như không quan tâm đến năng khiếu trong việc định hướng và lựa
chọn nghề nghiệp. Sự thiếu sót đó là một trong số nhiều nguyên nhân dẫn đến việc
người học chọn sai nghề, chọn những nghề không phù hợp với năng lực bản thân,
không mang lại hiệu quả trong học tập và công việc. Chính vì thế, việc chọn nghề dựa
trên năng lực và năng khiếu giúp người học chọn được lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp
và đúng đắn, giúp phát huy tối đa năng lực trong lĩnh vực nghề nghiệp đã chọn, tạo ra
sự thành công trong tương lai.


3

5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi một luận văn tốt nghiệp trình độ Thạc sỹ, người nghiên cứu thực
hiện nghiên cứu định hướng chọn nghề cho người học trên cơ sở đánh giá năng lực và
năng khiếu, nghiên cứu áp dụng cho học sinh cuối cấp THCS, cấp THPT, và người học
nghề tại trường dạy nghề.
6. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục tiêu trên người nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau
đây:
 Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về giáo dục hướng nghiệp.
 Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực trạng chọn nghề ở Tp.HCM
 Nhiệm vụ 3: Khảo sát đánh giá năng lực của người học.
Khảo sát đánh giá năng khiếu của người học.
 Nhiệm vụ 4: Phân tích đánh giá kết quả.
Đề xuất giải pháp định hướng chọn nghề trên cơ sở kết quả phân tích.
Kết luận về kết quả nghiên cứu.
7. Phương pháp nghiên cứu
Việc thu thập dữ liệu về năng lực và năng khiếu của HS phổ thông và người học
nghề được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu tương quan. Người nghiên cứu
thực hiện khảo sát thu thập dữ liệu về năng lực và năng khiếu bằng thang đánh giá
nhiều mức độ.
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mục đích: Nhằm thu thập thông tin về các vấn đề liên quan làm cơ sở lý luận cho đề tài
Phương tiện:
- Tài liệu, thông tin, số liệu, trang web…có thông tin liên quan.
- Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố
Cách tiến hành: Tìm hiểu, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, khái
quát hóa các tài liệu liên quan ở trong và ngoài nước để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Nhằm thu thập thông tin từ học viên đáp ứng được đánh giá theo yêu cầu.
Phương tiện:



4

-

Bảng hỏi trắc nghiệm đánh giá năng lực của người học.

-

Bảng hỏi trắc nghiệm đánh giá năng khiếu của người học.

Cách tiến hành: Biên soạn bảng hỏi trắc nghiệm, gởi cho từng người học. Sau đó
thống kê số liệu rút ra kết luận nghề nghiệp phù hợp với năng lực và năng khiếu của
người học.
7.3 Phương pháp xử lý số liệu
Mục đích: Từ các bảng hỏi người nghiên cứu tổng hợp, xử lí số liệu và phân tích.
Phương tiện: Phần mềm Microsoff Exel 2003
Cách tiền hành: Từ kết quả thu được từ các bảng hỏi, người nghiên cứu tổng hợp và
xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê qua phần mềm Microsoff Exel. Từ đó rút ra
những nhận xét về sự ảnh hưởng của hai yếu tố năng lực và năng khiếu của người học
trong việc lựa chọn nghề nghiệp.
8. Tính mới và giá trị thực tiễn của đề tài
Sự kết hợp giao thoa từ bốn yếu tố: năng lực – năng khiếu – sở thích – nhu cầu
xã hội mang lại giá trị trong định hướng và lựa chọn nghề nghiệp, không chỉ giúp
người học chọn được nghề phù hợp với năng lực và năng khiếu của bản thân mà còn
mang lại sự ổn định và thành công trong lĩnh vực nghề nghiệp đã chọn.
Nội dung nghiên cứu không tập trung vào việc định hướng nghề nghiệp bằng
những phương pháp mới, mà chỉ ra mối tương quan giữa hai yếu tố năng lực và năng
khiếu trong lựa chọn nghề nghiệp, giúp người học chọn nghề phù hợp với năng lực,
năng khiếu và sở thích của bản thân.

9. Kế hoạch nghiên cứu
STT
1
2
3
4
5
6

NỘI DUNG THỰC HIỆN
Hệ thống hóa cơ sở lý luận
Hoàn thành đề cương nghiên cứu
Khảo sát thực trạng
Thiết kế bảng hỏi khảo sát.
Tiến hành khảo sát đánh giá năng lực và năng khiếu
Thu thập, xử lý số liệu.
Phân tích kết quả.
Kết luận.
Hoàn thành luận văn

THỜI GIAN
Tháng 10 – 01/2015
Tháng 02 – 03/2015
Tháng 03 – 05/2015
Tháng 05 – 06/2015
Tháng 06 – 07/2015
Tháng 08 – 09/2015


5


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN NGHỀ TRÊN CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ NĂNG KHIẾU CỦA NGƯỜI HỌC
1.1 Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu
1.1.1 Các kết quả nghiên cứu trên thế giới.
Từ năm 1988 đến nay có rất nhiều tài liệu, chương trình, sách vở cũng như các
học thuyết nghiên cứu có liên quan đến vấn đề hướng nghiệp trên thế giới. Nổi bật
trong những tài liệu, sách vở và các học thuyết trên, chúng ta có những tài liệu, công
trình nghiên cứu về hướng nghiệp quý giá như sau:
Trước tiên phải kể đến là các chương trình hướng nghiệp đầu tiên ở Mỹ [3, tr.3]
xuất hiện tại San Francisco vào năm 1888 ở Trường trung học Cogswell và sau đó là
các trường trung học ở Detroit vào năm 1897.
Các tiền đề hướng nghiệp đầu tiên bắt đầu phát triển vào cuối thế kỷ 19.
Năm 1871, Cestari làm việc tại Venice xuất bản sách về phân loại ngành nghề,
thông tin nghề nghiệp, và đánh giá năng khiếu cá nhân.
Lysander Richards ở Massachusetts, trong cuốn sách tựa đề Vocophy năm
1881, “The New Profession” mô tả một nghề mới để giúp ích cho trẻ trong việc chọn
nghề.
Năm 1893, Marcotti [10, tr.102] làm việc ở Florence xuất bản “Hướng dẫn thực
hành cho việc chọn nghề” – “Practical Guide for Choosing a Profession” mô tả các
năng khiếu và kiến thức hữu ích trong các ngành nghề khác nhau và xác định các
trường tốt nhất cho ngành nghề cụ thể.
Từ năm 1898-1907, Jesse B. Davis [10, tr.102] đưa ra nội dung giáo dục và
hướng nghiệp cho học sinh lớp 11 tại trường Trung Học ở Detroit, Michigan. Năm
1907, ông trở thành hiệu trưởng một trường trung học ở Grand Rapids, Michigan, tại
đây ông yêu cầu giáo viên tiếng Anh cho học sinh lớp bảy viết báo cáo hàng tuần về sở
thích nghề nghiệp của chúng với hy vọng giúp chúng phát triển bản thân trong tương
lai. Cũng trong năm này, Jesse Davis [7] đã xây dựng cơ sở đào tạo đầu tiên về công





×