Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.87 KB, 2 trang )
BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI
• Tên đề tài: Vận dụng chuẩn mực VSA 330 “Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá
rủi ro” trong kiểm toán phần hành doanh thu.
• Tên tác giả: Nguyễn Nguyên Lý, lớp KT 6 - K29.
• Địa chỉ email liên lạc:
• Giáo viên hướng dẫn: Ths. Võ Anh Dũng.
NỘI DUNG
Theo xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thị trường, đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam ngày càng tăng mạnh, hợp tác kinh tế mở rộng đòi hỏi sự minh bạch trong việc công
bố báo cáo tài chính. Từ đó, nhu cầu kiểm toán tại Việt Nam ngày càng tăng cao với những đòi
hỏi khắt khe về chất lượng kiểm toán. Do đó việc hoàn thiện cũng như ra đời các chuẩn mực
mới là điều cần thiết. Theo thời gian, các thủ tục kiểm toán ngày càng được cập nhật, thay đổi
hay chỉnh sửa để theo kịp sự phát triển của những hoạt động kinh tế đa dạng. Ngày 29/12/2005
Bộ Tài chính ban hành quyết định số 101/2005/QĐ-BTC kèm theo các chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam đợt 7, trong đó có VSA 330 - thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro. Các chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam (trong đó có VSA 330) được thiết kế theo tiêu chí lấy cơ sở là chuẩn
mực kiểm toán quốc tế và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Sự ra đời của
chuẩn mực kiểm toán số 330 đã đưa ra định hướng cụ thể cho các thủ tục kiểm toán cần thực
hiện thông qua hướng dẫn về nội dung, phạm vi và lịch trình cho các thủ tục kiểm toán.
Do vai trò của thủ tục kiểm toán là rất quan trọng trong tổ chức một cuộc kiểm toán
nên thông qua quá trình thực tập tại KPMG, em đã tìm hiểu về một số thủ tục kiểm toán được
sử dụng và chọn đề tài "Vận dụng chuẩn mực VSA 330 "Thủ tục kiểm toán trên cơ sở
đánh giá rủi ro" trong kiểm toán phần hành doanh thu". Chính vì phạm vi rộng của chuẩn
mực nên em chỉ xin đề cập khái quát nội dung của chuẩn mực và lấy một ví dụ minh họa việc
vận dụng lý thuyết vào kiểm toán doanh thu nhằm giúp người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về
việc áp dụng chuẩn mực trong thực tế.
Các thủ tục kiểm toán doanh thu tại KPMG đã được thiết kế và vận hành cơ bản đúng
với nội dung của VSA 330. Về mặt phương pháp luận kiểm toán, KAM (KPMG audit
methodology) được xây dựng trên cơ sở tích hợp các chuẩn mực kiểm toán cùng với những
hướng dẫn cụ thể cho các bước kiểm toán cần thực hiện. Do đó nội dụng của KAM và VSA
330 về cơ bản là phù hợp. Tuy nhiên vẫn tồn tại sự khác nhau gữa KAM và VSA 330 mà cụ