Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI KHU VỰC TÂY NAM HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.78 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Lê Thị Thu

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ
QUẢN LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ
KINH TẾ SINH THÁI KHU VỰC TÂY NAM HUYỆN CHƯƠNG
MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Lê Thị Thu

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI PHỤC
VỤ QUẢN LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÁC LẬP MÔ HÌNH
HỆ KINH TẾ SINH THÁI KHU VỰC TÂY NAM HUYỆN
CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60850103

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Cao Huần


Hà Nội - 2015


MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất
đặc biệt cũng là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác ở
trên trái đất. Đất đai chính là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế
trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra lương thực thực phẩm giúp con người tồn tại.
Ngày nay do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với sự bùng nổ về dân
số, nạn ô nhiễm và suy thoái về môi trường….. đã ngày càng thu hẹp diện tích đất
nông nghiệp, vì vậy, việc nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá
hiệu quả sử dụng đất để từ đó sử dụng và quản lý đất đai theo quan điểm nông nghiệp
bền vững là vấn đề hết sức quan trọng đối với thế giới nói chung và nước ta nói riêng.
Khu vực tây nam huyện Chương Mỹ nằm ở phía tây nam thủ đô Hà Nội, cách
trung tâm 30 Km có tốc độ phát triển kinh tế cao với tỷ trọng sản xuất nông nghiệp
chiếm 22% trong cơ cấu kinh tế chung của toàn huyện. Cơ cấu kinh tế trong khu vực
nông thôn đang có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng nhanh giá trị sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại, giảm dần giá trị
sản xuất nông nghiệp. Bước đầu đã hình thành một số vùng chuyên canh về trồng trọt,
chăn nuôi, thủy sản quy mô lớn, giá trị sản xuất nông nghiệp trên một héc-ta canh tác
không ngừng được tăng cao. Tuy vậy, phương thức sản xuất mới chỉ chú trọng vào vào
tăng trưởng số lượng đã dẫn đến mất cân bằng về sinh thái, gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Vì vậy, rà soát, đánh giá các nguồn lực tự nhiên, kinh tế và xã hội qua
xây dựng hệ thống sử dụng đất đai có hiệu quả và đề xuất ra mô hình kinh tế sinh thái
phù hợp với đặc điểm của các khu vực, chiến lược phát triển kinh tế và quy hoạch sử
dụng đất đang là vấn đề bức thiết đặt ra cho huyện Chương Mỹ. Xuất phát từ thực tiễn
đó, tôi quyết định lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng
đất đai phục vụ quản lý đất nông nghiệp và xác lập mô hình kinh tế sinh thái khu
vực tây nam huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”.

* Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá các hệ thống sử dụng đất đai chủ yếu cho quy hoạch sử dụng đất trong
nông nghiệp và xác lập mô hình kinh tế sinh thái phục vụ quản lý đất đai khu vực phía
tây nam huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
* Nội dung nghiên cứu


- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai
nông nghiệp và mô hình hệ kinh tế sinh thái
- Nghiên cứu đánh giá kinh tế- sinh thái các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp
chủ yếu tại khu vực.
- Nghiên cứu đánh giá các mô hình kinh tế sinh thái tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất hướng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của khu vực theo hướng bền
vững và xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái (nông hộ, nông trại) phục vụ quản
lý đất đai phù hợp với tiềm năng của khu vực nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, cá nhân đang sử
dụng đất
- Phương pháp xử lý, tổng hợp thông tin, số liệu
- Phương pháp bản đồ và GIS
* Kết quả đạt được
- Bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ hệ thống sử dụng đất đánh giá các hệ thống sử
dụng đất đai chủ yếu trên địa bàn.
- Nghiên cứu và đánh giá các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện hữu tại khu vực
nghiên cứu và từ đó xác lập mộ số mô hình kinh tế sinh thái (nông hộ, nông trại) phù
hợp với tiềm năng của khu vực.
- Đề xuất được các giải pháp quản lý sử dụng đất khu vực tây nam huyện
Chương Mỹ.
* Cấu trúc Luận văn: Gồm 3 chương chính như sau

Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai và mô
hình hệ kinh tế sinh thái
Chương 2: Phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực tây nam
huyện Chương Mỹ phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và xác lâp mô hình hệ
kinh tế sinh thái
Chương 3: Đánh giá hệ thống sử dụng đất và định hướng sử dụng đất nông
nghiệp phục vụ quản lý đất đai khu vực nghiên cứu


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG
SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Đất đai, khí hậu và cây trồng là ba thành phần chủ yếu của hệ sinh thái. Mục
đích của việc đánh giá đất là chọn các cây trồng thích hợp nhất với các vùng khí hậu
và đất khác nhau. Việc nghiên cứu tài nguyên đất đai không chỉ dừng lại ở bước thống
kê tài nguyên đất mà còn thực hiện việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai để đề
xuất sử dụng đất hợp lý. Công tác đánh giá đất đai được nhiều nước trên thế giới
nghiên cứu đánh giá với các quan điểm khác nhau, đề cập đến 4 quan điểm chính:
- Đánh giá đất theo quan điểm của Mỹ
- Đánh giá đất theo quan điểm của Nga (Liên Xô cũ) và các nước Đông Âu
- Quan điểm đánh giá đất của FAO
- Đánh giá đất ở Việt Nam
1.2. Một số vấn đề lý luận về đánh giá hệ thống sử dụng đất đai
1.2.1. Hệ thống sử dụng đất đai
a. Đơn vị bản đồ đất đai
Khái niệm về đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit – LMU)
Đơn vị bản đồ đất đai hay đơn vị đất đai là một khoanh/vạt đất được xác định
cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và tính chất riêng biệt thích hợp
đồng nhất cho từng loại hình sử dụng đất, có cùng một điều kiện quản lý đất và cùng
một khả năng sản xuất, cải tạo đất. Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng (đặc tính và tính

chất) riêng và nó thích hợp với một loại hình sử dụng đất nhất định[5].
Đặc tính và tính chất đất đai
Là các đặc thù của bản đồ đơn vị đất đai, là cơ sở xác định các yêu cầu sử dụng
đất của các loại hình sử dụng đất trong đánh giá đất.
Đặc tính đất đai
Là các thuộc tính của đất tác động đặc biệt đến tính thích hợp của đất đó đối với
loại hình sử dụng đất riêng biệt. Đặc tính đất đai của bản đồ đơn vị đất đai có thể thể
hiện rõ rệt các điều kiện đất cho loại hình sử dụng đất. vì vậy nó chính là câu trả lời
trực tiếp cho các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất. Các đặc tính đất
đai như: chế độ nhiệt, chế độ ẩm, khả năng thoát nước, chế độ cung cấp dinh dưỡng,
độ sâu của lớp đất…
Tính chất đất đai
Là các thuộc tính của đất có thể đo đếm hoặc ước tính như trung bình lượng
mưa hằng năm, độ chua đất (pH), độ sâu lớp đất,…
Tính chất của đất được dùng để phân biệt các đơn vị bản đồ đất đai với nhau và
mô tả các đặc tính đất đai. Các tính chất đất đai có thể ảnh hưởng cùng lúc đến một vài


đặc tính đất đai và từ đó ảnh hưởng đến tính thích hợp đất khác nhau. Ví dụ như thành
phần cơ giới ảnh hưởng đến độ ẩm của đất,…
b. Loại hình sử dụng đất (Land Use Type)
Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng
đất đối với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và
kỹ thuật được xác định.
Tùy theo mức độ nghiên cứu và yêu cầu đánh giá mà loại hình sử dụng đất phân
loại thành: loại hình sử dụng đất chính và loại hình sử dụng đất
Loại hình sử dụng đất chính (Major type of Land Use)
Là sự phân nhỏ của sử dụng đất trong khu vực hoặc vùng nông lâm nghiệp, chủ
yếu dựa trên cơ sở sản xuất các cây trồng hàng năm, lâu năm, lúa, đồng cỏ, rừng, khu
giải trí nghỉ ngơi, động vật hoang dã và của công nghệ được dùng đến như tưới nước,

cải thiện đồng cỏ.
Loại hình sử dụng đất (Land Use Type – LUT)
Là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định.
Các thuộc tính đó bao gồm: quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như sức
kéo trong làm đất, đầu tư vật tư kỹ thuật,… và các đặc tính về kinh tế kỹ thuật như
định hướng thị trường, vốn thâm canh,…
c. Hệ thống sử dụng đất (Land Use System – LUS)
Là sự kết hợp của đơn vị bản đồ đất đai và loại hình sử dụng đất (hiện tại hoặc
tương lai). Như vậy mỗi một hệ thống sử dụng đất có một hợp phần đất đai và một hợp
phần sử dụng đất. Hợp phần đất đai của hệ thống sử dụng đất là các đặc tính đất của
đơn vị đất đai như thổ nhưỡng, độ dốc, thành phần cơ giới… Hợp phần sử dụng đất
đai của hệ thống sử dụng đất là sự mô tả loại hình sử dụng đất bởi các thuộc tính. Các
đặc tính của đơn vị đất đai và các thuộc tính của loại hình sử dụng đất đều ảnh hưởng
đến tính thích nghi của đất đai.
1.2.2. Cơ sở khoa học của sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Theo nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (1989)[20], cho rằng
“Nông nghiệp bền vững là sự quản lý thành công nguồn nhân lực cho nông nghiệp, để
thỏa mãn các nhu cầu thay đổi của con người, trong khi vẫn giữ vững hoặc nâng cao
được chất lượng môi trường và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên”.
Theo FAO (1994)[19], định nghĩa “Phát triển bền vững trong lĩnh vực nông lâm
ngư là bảo tồn đất đai, nguồn nước, các nguồn di truyền động thực vật, môi trường
không suy thoái, kỹ thuật phù hợp, kinh tế phát triển và xã hội chấp nhận được”.
Tại Việt Nam, theo ý kiến của Đào Châu Thu (1999)[9], (Viện Quy hoạch và


thiết kế nông nghiệp, 1995), việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc
và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị
trường chấp nhận.
- Bền vững về mặt môi trường: Loại hình sử dụng đất bảo vệ được đất đai,

ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống
người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
1.2.3. Đánh giá, phân hạng đất đai theo FAO
Khái niệm về đánh giá đất
Theo Docutraev đã định nghĩa về đánh giá đất như sau: “Đánh giá đất là đánh
giá khả năng sản xuất của đất dựa vào độ màu mỡ của đất”.
Còn theo A. Yonng (Anh) cho rằng: “Đánh giá đất là quá trình đoán định tiềm
năng của đất đai cho một hoặc một số loại hình sử dụng đất được đưa ra để lựa chọn”.
FAO đã đề xuất định nghĩa về đánh giá đất như sau: “Đánh giá đất là một quá
trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với
những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có.
Kết hợp 3 quan điểm nêu trên, có thể định nghĩa đánh giá đất một cách đầy đủ
hơn như sau: đánh giá đất đai là đánh giá tiềm năng của đất đai cho một hoặc một số
loại hình sử dụng đất được lựa chọn dựa trên cơ sở so sánh, đối chiếu những tính chất
vốn có của khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng
đất yêu cầu cần phải có.
Các bước chính trong đánh giá đất đai
Việc lựa chọn,(3)bố trí các LUT nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao và bền vững
Xác

trên cơ sở kết quả đánh
định giá, phân hạng đất thích hợp theo FAO. Sơ đồ và nội dung các
bước đánh giá, phânloại
hạng đất dựa trên đánh giá, phân hạng đất của FAO như sau:
(1)
Xác
địn
h
mụ

c
tiêu

hình
SD
Đ

(2)
Thu
thập
tài
liệu
(4)
Xác
định
đơn
vị
đất
đai

(5)
Đánh
giá khả
năng
thích
hợp của
LUS đó

(6)
Xác định

hiện
trạng KT
– XH và
MT

(7)
Xác
định các
LUTs
thích
hợp
nhất

(8)
Quy
hoạch
SDĐ

(9)
ứng
dụng
kết quả
đánh
giá đất
đai


Hình 1.1:Các bước đánh giá, phân hạng đất đai [3]
Nội dung các bước thực hiện đánh giá, phân hạng đất đai theo FAO (1976) [17]
Bước 1: Xác định mục tiêu

Bước 2: Thu thập tài liệu
Bước 3: Xác định loại hình sử dụng đất
Bước 4: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Bước 5: Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai
Bước 6: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của sử dụng đất
Bước 7: Xác định loại sử dụng đất thích hợp nhất
Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất
Bước 9: Ứng dụng của việc đánh giá đất
1.3. Xác lập về hệ mô hình kinh tế sinh thái
1.3.1. Khái niệm chung về kinh tế sinh thái và mô hình hệ kinh tế sinh thái
Hệ kinh tế sinh thái
Khái niệm hệ kinh tế sinh thái được xem xét từ những năm 70 của thế kỷ XX dưới
nhiều góc độ và trên các quan điểm khác nhau của các nhà khoa học, trước hết khía cạnh
về tính thích nghi sinh thái (Mukina, 1973), hiệu quả kinh tế (Zvorưvkin K.B, 1968), ảnh
hưởng môi trường (Leopold, 1972). Việc nghiên cứu một cách tổng hợp và toàn diện từ tự
nhiên đến môi trường, kinh tế và xã hội được đề cập các công trình từ năm 1980 đến nay,
trong đó hệ kinh tế sinh thái được quan niệm là một hệ thống cấu trúc và chức năng
nằm trong tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường dưới sự điều khiển của con
người để đạt được mục đích phát triển lâu bền, là hệ thống vừa đảm bảo chức năng cung
cấp (kinh tế) vừa đảm bảo chức năng bảo vệ (sinh thái) và bố trí hợp lý trên lãnh thổ[10].
Ngoài ra, theo như quan niệm của Phạm Quang Anh (1983) [13]: “Hệ kinh tế sinh
thái là một hệ thống cấu trúc, chức năng có quan hệ biện chứng và nhất quán giữa tự
nhiên, kinh tế - xã hội trên một đơn vị lãnh thổ nhất dịnh đang diễn ra mối tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp của con người trên cả ba mặt: khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên


thiên nhiên trên lãnh thổ đó, tạo nên chu trình vận hành và bù hoàn vật chất – năng lượng
– tiền tệ để biến nó thành một bậc thực lực vê kinh tế và môi trường nhằm thỏa mãn cho
bản thân mình về mặt vật chất và nơi sống.
Mô hình hệ kinh tế sinh thái

Mô hình hệ kinh tế sinh thái là một hệ kinh tế sinh thái cụ thể được thiết kế và xây
dựng trong một vùng sinh thái xác định nơi diễn ra hoạt động sinh hoạt, sản xuất, khai
thác, sử dụng tài nguyên của con người[10].
Hệ kinh tế sinh thái nông nghiệp
Hệ sinh thái nông nghiệp là các vùng sản xuất nông nghiệp, cũng có thể là một
cơ sở sản xuất nông nghiệp: nông trường, hợp tác xã, nông trại [11].
1.3.2. Nguyên tắc nghiên cứu và phân loại hệ mô hình kinh tế sinh thái
a) Nguyên tắc nghiên cứu mô hình hệ kinh tế sinh thái
Các mô hình hệ kinh tế sinh thái được xây dựng trên cơ sở: (1) Kiểm kê, đánh giá
hiện trạng môi trường, tài nguyên và tiềm năng sinh học, bao gồm công tác điều tra tự
nhiên, điều tra kinh tế xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức sản xuất xã hội; (2) Phân
tích chính sách và chiến lược sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường ; (3) Hoàn thiện
các cơ chế kinh tế (theo chu trình sản xuất năng lượng) và cơ chế sinh học (theo chu trình
sinh - địa - hoá). [3]


Hình1.2:Tổng quát các bước đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái[6].
Theo một số tác giả, một mô hình hệ KTST được xác lập theo 4 nguyên tắc
chung: (1) Địa điểm xây dựng mô hình phải mang tính đặc trưng cho toàn vùng để sau
khi hoàn tất, mô hình cũng sẽ được áp dụng hiệu quả cho các vùng khác có điều kiện
tương tự;(2) Mô hình phải có tính khả thi, mang hiệu quả cao về kinh tế và môi
trường; (3) Quy mô của mô hình phù hợp với cơ chế quản lý mới trong nền kinh tế thị
trường; (4) Mô hình phải ổn định và có năng suất lao động cao, cải thiện môi trường,
đảm bảo khả năng tự điều chỉnh, tự phát triển của toàn bộ hệ thống[4].
b) Phương pháp nghiên cứu mô hình kinh tế sinh thái
- Nhóm phương pháp nghiên cứu và điều tra cơ bản ở thực địa, nhóm này thuộc
giai đoạn điều tra cơ bản.
- Nhóm phương pháp phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng sử dụng tài
nguyên, nhóm này thuộc giai đoạn đánh giá hệ thống.
- Nhóm phương pháp dự báo hoạt động của hệ, mô hình hoá. Nhóm này là giai

đoạn tối ưu hoá hệ thống.
Đối với các quy mô địa bàn nhỏ, có thể sử dụng các phương pháp như sau:
- Tiếp cận theo phương diện chủ thể sản xuất


- Tiếp cận theo phương diện kinh tế - xã hội và lịch sử
- Tiếp cận theo phương diện sinh thái và môi trường.
c) Cơ sở phân loại và chỉ tiêu đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái
Mô hình hệ kinh tế sinh thái có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau
theo mục đích sử dụng.
- Phân loại theo cơ cấu sản xuất.
- Phân loại theo quy mô sản xuất.
- Phân loại theo mức thu nhập.
Các chỉ tiêu đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái: Để đánh giá tính bền vững
của một mô hình kinh tế sinh thái cần xem xét tổng hợp theo các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu thích nghi sinh thái.
- Chỉ tiêu về kinh tế.
- Chỉ tiêu về mặt xã hội.
- Chỉ tiêu bền vững môi trường.
- Chỉ tiêu bền vững xã hội.


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI KHU VỰC TÂY NAM HUYỆN CHƯƠNG MỸ PHỤC VỤ QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ
KINH TẾ -SINH THÁI
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Khu vực tây nam của huyện Chương Mỹ là khu vực rộng gồm có 09 xã với
tổng diện tích tự nhiên là 9509,29 ha, chiếm tỷ lệ 40,06 % của huyện; khu vực nghiên

cứu có vị trí nằm về phía tây nam và cách trung tâm Hà Nội 30 km theo Quốc lộ 6.
- Phía đông giáp vùng Tả Bùi (là các xã vùng đồng bằng);
- Phía nam giáp huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình;
- Phía tây giáp huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình;
- Phía bắc giáp các xã miền sáu (Quốc lộ 6).
- Địa chất - địa hình: Khu vực nghiên cứu có các loại đá mẹ đặc trưng của vùng
đồi gò là đá phiến sét tập trung ở các dạng địa hình đồi, đá phù sa cổ trên địa hình gò
và alovi trên địa hình vàn. Địa hình khu vực nghiên cứu có đặc trưng là đồi xen gò,
thuộc vùng bán sơn địa
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình
từ 20-27o. Lượng mưa bình quân 1500 - 1700 mm/năm
- Thủy văn: có sông Bùi chảy qua, có 3 hồ lớn: hồ Đồng Sương, hồ Văn Sơn và
hồ Miễu
- Đất và tài nguyên đất: 4 nhóm đất chính là đất phù sa, đất đầm lầy và than
bùn, đất xám và xám bạc, nhóm đất đỏ vàng.
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số toàn khu vực năm 2014 là 86.555 người, với tổng số hộ là 21205 hộ. Tỷ
suất tăng tự nhiên là 13.4%. Mật độ dân số trung bình toàn khu vực là 910 người/km2.
Năm 2014, tỷ trọng các ngành kinh tế trên địa bàn khu vực là không đồng đều,
trong đó: nông nghiệp là 23,70%; công nghiệp - xây dựng là 41,60%; thương mại dịch vụ là 34,70%. Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm trở
lại đây của khu vực đạt 14,6% (năm 2010 - 2014).
2.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất
2.2.1 Hiện trạng hiện trạng sử dụng các loại đất
Theo số liệu điều tra, tổng diện tích tự nhiên khu vực tây nam huyện Chương


Mỹ là 9509,29 ha, trong đó:
+ Đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất là 6430,04 ha, chiếm 67,6% diện tích tự
nhiên;
+ Đất phi nông nghiệp có diện tích 2.642,60 ha chiếm 27,79% diện tích tự nhiên;

+ Đất chưa sử dụng có diện tích 436.64 ha chiếm 4.59% diện tích tự nhiên
2.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp biến động sử dụng đất nông nghiệp
a. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp là 5,422.45 ha, chiếm 57,02 % diện tích tự nhiên; đất
lâm nghiệp 254.08 ha, chiếm 2,67 % diện tích tự nhiên; đất nuôi trồng thuỷ sản 585.15
ha, chiếm 6,15% diện tích tự nhiên; đất nông nghiệp khác chỉ có 168.36ha, chiếm 1,77
% diện tích tự nhiên. Trong đất sản xuất nông nghiệp:
+ Diện tích đất trồng lúa chiếm 47,90 % so với tổng diện tích đất nông nghiệp,
tương đương với 57,04 ha
+ Diện tích đất trồng cây hàng năm khác chiếm 9.14% so với tổng diện tích đất
nông nghiệp, tương đương với 587,49 ha
+ Diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm 27,29 % so với tổng diện tích đất nông
nghiệp, tương đương với 1754,99 ha
+ Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 3,95 % so với tổng diện tích đất nông nghiệp,
tương đương với 254.08 ha
+ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm 9,10 % so với tổng diện tích đất nông
nghiệp, tương đương với 585,15 ha
+ Diện tích đất trồng nông nghiệp khác chiếm 2,62 % so với tổng diện tích đất
nông nghiệp
b. Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 -2014
Từ số liệu báo cáo thuyết minh thống kê, kiểm kê đất đai huyện Chương Mỹ
năm 2010 và năm 2014, trong giai đoạn năm 2010 – 2014, trên địa bàn khu vực Tây
Nam huyện Chương Mỹ, tổng diện tích tự nhiên tăng 143.77 ha, nguyên nhân tăng khi
kiểm kê giữa năm 2010 và năm 2014 là do sai số đo đạc, trước kia đo bằng tay, sau khi
dồn điền đổi thửa được đo lại bằng máy nên tổng diện tích tự nhiên tăng lên. Do đó,
diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng tăng 1029,51 ha
c. Xu hướng biến động đất nông nghiệp
Từ năm 2010 đến năm 2014, tổng diện tích đất nông nghiệp khu vực có xu
hướng tăng (tăng chủ yếu là đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản), bình



quân mỗi năm tăng 205.9 ha, tuy nhiên diện tích tăng là do sai số đo đạc, còn thực tế
diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp và giảm mạnh trong các năm gần đây do
chuyển sang đất phi nông nghiệp chủ yếu là đất công cộng và đất kinh doanh phi nông
nghiệp.
2.3.Tình hình quản lý đất nông nghiệp:
- Những thành tựu đạt được:
+ Thành công của công tác dồn điền đổi thửa khắc phục manh mún từ bình
quân 7-9 thửa nay còn phần lớn từ 1 đến 2 thửa.
+ Tạo được các vùng canh tác chuyên canh trong nông nghiệp.
- Những nguyên nhân tồn tại trong quá trình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp
đặc biệt là công tác dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
trên địa bàn ghiên cứu
+ Công tác quản lý đất đai của một số xã còn buông lỏng.
+ Một số tiểu ban thiếu dân chủ, công khai quy hoạch các khu chuyển đổi.
+ Do trình độ quản lý của Ban quản trị các HTX nông nghiệp còn hạn chế.
+ Do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế
+ Sau khi dồn điền đổi thửa, việc cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nông nghiệp cho các hộ trên địa bàn chưa thực hiện.
+ Luật đất đai năm 2013 ra đời với các văn bản dưới luật đi vào đời sống đã
thay đổi một số nội dung về chuyển đổi nội bộ đất nông nghiệp


CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ
DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Hệ thống các đơn vị đất đai khu vực nghiên cứu
* Lựa chọn và chỉ tiêu phân cấp các yếu tố để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
- Các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đất
- Các chỉ tiêu về chế độ tưới và tiêu nước
- Các chỉ tiêu về địa hình, độ dốc

* Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng bằng phương pháp chồng ghép các bản đồ
chuyên đề cùng tỷ lệ và cùng lưới chiếu. Thành lập bản đồ đơn vị đất đai tại khu vực
nghiên cứu được lập trên cơ sở chồng xếp các nhóm thông tin: đơn vị phụ đất, thành
phần cơ giới, chế độ tưới, chế độ tiêu và địa hình tương đối
Bảng 3.1:Các yếu tố chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai khu vực
phía tây nam huyện Chương Mỹ,thành phố Hà Nội
Yếu tố

Chỉ tiêu phân cấp

Ký hiệu

Loại đất

1. Đất phù sa không được bồi, chua (Pe)

G1

(G)

2. Đất phù sa glây (Pg)

G2

3. Đầm lầy (J)

G3

4. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B)


G4

5. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs)

G5

6. Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp)

G6

7. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (FI)

G7

1. Thịt nhẹ

T1

2. Thịt trung bình

T2

3. Thịt nặng

T3

1. Tưới chủ động

I1


tưới (I)

2. Tưới hạn chế

I2

Chế độ

1. Tiêu chủ động

DR1

tiêu

2. Tiêu hạn chế

DR2

1. Đồi

E1

2. Gò

E2

3. Vàn

E3


4. Vàn Thấp

E4

Thành
phần cơ
giới (T)
Chế độ

Địa hình
tương
đối (E)


Chồng xếp 5 bản đồ chuyên đề là bản đồ các dạng địa hình, bản đồ tưới, bản đồ
tiêu, bản đồ thành phần cơ giới, bản đồ thổ nhưỡng để có bản đồ đơn vị đất đai. Kết
quả chồng xếp cho thấy có 43 đơn vị bản đồ đất đai khác nhau. Đơn vị bản đồ đất đai
số 3 có diện tích lớn nhất (2014.50ha); đơn vị bản đồ đất đai số 40 có diện tích nhỏ
nhất (0.19ha). Quy mô, đặc tính và tính chất của từng đơn vị bản đồ đất đai (bảng
3.11). Trong đó ngoài từ G1-G7 là các đơn vị phụ đất, G8-G10 là kí hiệu của các loại
đất sau:G8: Đất thổ cư, G9: Đất mặt nước, G10: Đất núi đá
Bảng 3.2: Đặc tính và tính chất đất đai của các đơn vị bản đồ đất đai

STT

LMU

1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

42231
410231
33111
43211

36131
46231
45231
410211
35131
310111
31111
310131
41211
39131
32131
42231
37131
12132
22132
47231
17132
38111
210112
28112
23112
21112
26132

Địa
hình
(E)
E4
E4
E3

E4
E3
E4
E4
E4
E3
E3
E3
E3
E4
E3
E3
E4
E3
E1
E2
E4
E1
E3
E2
E2
E2
E2
E2

Đơn
vị
phụ
đất
(G)

G2
G8
G6
G6
G9
G9
G3
G8
G3
G8
G4
G8
G4
G2
G7
G7
G10
G7
G7
G10
G10
G1
G8
G1
G6
G4
G9

Chế
độ

tiêu
(DR)
DR2
DR2
DR1
DR2
DR1
DR2
DR2
DR2
DR1
DR1
DR1
DR1
DR2
DR1
DR1
DR2
DR1
DR1
DR1
DR2
DR1
DR1
DR1
DR1
DR1
DR1
DR1


Thành
phần

giới
(T)
T3
T3
T1
T1
T3
T3
T3
T1
T3
T1
T1
T3
T1
T3
T3
T3
T3
T3
T3
T3
T3
T1
T1
T1
T1

T1
T3

Chế
độ
tưới
(I)
I1
I1
I1
I1
I1
I1
I1
I1
I1
I1
I1
I1
I1
I1
I1
I1
I1
I2
I2
I1
I2
I1
I2

I2
I2
I2
I2

Diện
tích
(ha)
657.84
60.32
2014.50
435.38
284.63
162.22
0.99
68.21
26.53
170.96
291.05
111.61
122.44
1294.97
364.04
27.66
247.39
77.56
10.05
28.07
171.58
956.41

10.54
7.04
279.13
12.49
44.77

Tỷ lệ
(%)
6.28
0.58
19.22
4.15
2.72
1.55
0.01
0.65
0.25
1.63
2.78
1.06
1.17
12.36
3.47
0.26
2.36
0.74
0.10
0.27
1.64
9.13

0.10
0.07
2.66
0.12
0.43


Thành
Đơn
Chế
phần
Địa
vị
độ

STT
LMU
hình phụ
tiêu
giới
(E)
đất
(DR)
(G)
(T)
28
43112
E4
G6
DR1

T1
29
14122
E1
G5
DR1
T2
30
24122
E2
G5
DR1
T2
31
13112
E1
G6
DR1
T1
32
34121
E3
G5
DR1
T2
33
29132
E2
G2
DR1

T3
34
44221
E4
G5
DR2
T2
35
46131
E4
G9
DR1
T3
36
16132
E1
G9
DR1
T3
37
32231
E3
G7
DR2
T3
38
410131
E4
G8
DR1

T3
39
49131
E4
G2
DR1
T3
40
23111
E2
G6
DR1
T1
41
46232
E4
G9
DR2
T3
42
39231
E3
G2
DR2
T3
43
48211
E4
G1
DR2

T1
Các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn

Chế
độ
tưới
(I)
I2
I2
I2
I2
I1
I2
I1
I1
I2
I1
I1
I1
I1
I2
I1
I1

Diện
tích
(ha)
3.30
819.94
212.78

149.34
708.83
7.39
51.67
27.08
103.55
0.10
26.35
1.81
0.19
1.38
47.38
333.72

Tỷ lệ
(%)
0.03
7.82
2.03
1.42
6.76
0.07
0.49
0.26
0.99
0.00
0.25
0.47
0.00
0.01

0.45
3.18

Qua đặc điểm đơn vị đất đai thể hiện tại bảng 3.11 và các loại hình sử dụng đất
chính tại khu vực, tiến hành thành lập hệ thống sử dụng đất đai được thể hiện tại bảng
3.13.
Bảng 3.3: Đặc điểm các đơn vị đất đai khu vực nghiên cứu
Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung
bình từ 20 - 27 0, lượng mưa trung bình

Nền nhiệt ẩm

1700mm/năm

Nền vật chất rắn và
dinh dưỡng đất
Địa
Đá mẹ

Đất
Thành

hình
Loại đất

phần cơ
giới

Đá
phiến

sét

Đồi

Đất đỏ
vàng
trên đá
phiến
sét (Fs)

Thịt
trung
bình

I1


Phù sa
cổ

Alovi



Đất nâu
vàng
trên phù
sa cổ
(Fp)


Vàn

Đất phù
sa

Vàn

Đất phù

Thịt
trung
bình
Thịt

thấp

sa

nặng

Thịt nhẹ

II2

III1
III2

Theo bảng 3.14 Phân được 8 hệ thống sử dụng đất. Cụ thể:
- I1CLN: Hệ thống sử dụng đất I 1 trồng cây lâu năm trên địa hình đồi, có loại đất
đỏ vàng trên đá phiến sét, thành phần cơ giới thịt trung bình, điều kiện thoát nước tốt,

tưới hạn chế.
II2CLN: Hệ thống sử dụng đất II2 trồng cây hàng năm trên địa hình gò, có loại đất
thuộc nhóm đất đỏ vàng, thành phần cơ giới thịt trung bình, điều kiện thoát nước tốt,
tưới hạn chế.
- III1LUC: Hệ thống sử dụng đất III1 trồng lúa nước địa hình vàn, điều kiện tưới
và tiêu chủ động, thuộc nhóm đất phù sa, thành phần cơ giới thịt trung bình là chủ yếu.
- III1LM: Hệ thống sử dụng đất III 1 trồng cây hàng năm địa hình vàn (1 vụ lúa – 1
vụ màu), điều kiện tưới và tiêu chủ động, thuộc nhóm đất phù sa, thành phần cơ giới
thịt trung bình là chủ yếu.
- III1CLN: Hệ thống sử dụng đất III 1 trồng cây lâu năm địa hình vàn, điều kiện
tưới và tiêu chủ động, thuộc nhóm đất phù sa, thành phần cơ giới thịt trung bình là chủ
yếu.
III1NTS: Hệ thống sử dụng đất III1 nuôi trồng thủy sản địa hình vàn, điều kiện
tưới và tiêu chủ động, thuộc nhóm đất phù sa, thành phần cơ giới thịt trung bình là chủ
yếu.
- III2LUC: Hệ thống sử dụng đất III 2trồng lúa nước địa hình thấp, điều kiện tưới
chủ động, tiêu hạn chế thuộc nhóm đất phù sa, thành phần cơ giới thịt thịt nặng.
- III2NTS: Hệ thống sử dụng đất III 2 nuôi trồng thủy sản hình thấp, điều kiện tưới
chủ động, tiêu hạn chế thuộc nhóm đất phù sa, thành phần cơ giới thịt nặng.
Bảng 3.4: Các hệ thống sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu
Loại hình sử
dụng đất

Cây lâu
năm

Lúa+màu

Lúa 2 vụ


Nuôi trồng
thủy sản


Đơn vị đất đai
I1

I1CLN

II2

II2CLN

III1
III1CLN
III1LM
III1LUC
III1NTS
III2
III2LUC
III2NTS
Từ các đơn vị đất đai, hiện trạng sử dụng đất, các bản đồ chuyên đề và hệ thống
sử dụng đất tiến hành xây dựng được bản đồ hệ thống sử dụng đất của khu vực.
3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng của các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp
a. Đánh giá tính thích hợp của các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp
Qua các bảng đánh giá thích nghi của hệ thống sử dụng đất, thấy được rằng:
- Hệ thống sử dụng đất trồng cây lâu năm có thể thích nghi với đơn vị I2, và III1
với các đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng và điều kiện tưới tiêu. Trong đó thích nghi
nhất là trên đơn vị III1 và ít thích nghi đối với đơn vị III2 và I1 do hạn chế về địa hình và
chế độ tưới tiêu.

- Hệ thống sử dụng đất trồng cây hàng năm có thể thích nghi trung bình với đơn
vị III1 và III2 với các đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng và điều kiện tưới tiêu. Đối với
đơn vị II2 ít thích nghi do hạn chế về chất đất và địa hình, đơn vị I 1 hạn chế về địa hình
và chế độ tưới.
- Hệ thống sử dụng đất trồng lúa nước có thể thích nghi trung bình với đơn vị
III1 và III2 với các đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng và điều kiện tưới tiêu. Đối với
đơn vị I1 và II2 không thích nghi do hạn chế về chất đất và địa hình và chế độ tưới.
b. Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trường của các hệ thống sử dụng đất nông
nghiệp
Hiệu quả kinh tế
Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế một số cây trồng, vật nuôi chính tại khu vực
Hệ thống
sử dụng
đất
2 lúa
lúa màu, lúa

Cây trồng,
vật nuôi

GTSX

CPTG

GTGT

(triệu

(triệu


(triệu

đồng/ha) đồng/ha) đồng/ha)

Lao động
(công/ha)

GTSX/công GTGT/công
lao động

lao động

(1000 đồng) (1000 đồng)

Lúa nước
Ngô
Lạc

44.1
27.5
38.92

27.4
23.1
16.72

16.7
4.39
22.2


268
221
280

164,552
124,434
139,000

62,313
19,864
79,285

Khoai tây

193.6

177.4

16.2

320

605,000

50,625

Lúa xuân –


540.45


364.11

176.34

550

982,636

320,618


NTS
CLN

Thuỷ sản
ngọt
Bưởi

496.35

320.01

176.34

550

902,454

320,618


240

85.4

154.6

489

490,797

316,155

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ và trang trại)

Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế hệ thống sử dụng đất tại khu vực
GTSX
Hệ thống sử
(triệu
dụng đất
đồng/ha)

GTSX/công
GTGT/công
Lao động
lao động
lao động
(công/ha)
(1000
(1000 đồng)

đồng)

CPTG
(triệu
đồng/ha)

GTGT
(triệu
đồng/ha)

44.1

27.4

16.7

268

164,552

62,313

86.67

72.4

14.26

273


317,472

52,234

Trồng cây
lâu năm

240

85.4

154.6

489

490,797

316,155

Nuôi trồng
thủy sản

496.35

320.01

176.34

550


902,454

320,618

Chuyên
trồng lúa
nước
Trồng cây
hàng năm

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ và trang trại)

Trong hệ thống sử dụng đất, nuôi trồng thủy sản cho GTGT/ha/vụ canh tác cao
nhất 176.34 triệu đồng, sau đó đến trồng cây lâu năm, trồng lúa nước và trồng cây hàng
năm là thấp nhất với GTGT/ha/vụ canh tác là 14.26 triệu đồng.
Hiệu quả xã hội
Bảng 3.7: Hiệu quả xã hội của các hệ thống sử dụng đất
Chỉ tiêu định
Hệ
lượng
thống
GTGT/
sử dụng Công lao công lao
đất
động
động
(công/ha) (1000
đồng)

Khả

năng
cung
cấp
lương
thực

- Phù hợp với khả năng và năng lực sản xuất của hộ về

Chuyên
trồng
lúa

đất, nhân lực, vốn, kỹ thuật ở mức trung bình đến cao.
268

16.7

63

- Đáp ứng nhu cầu lương thực hàng ngày của người
dân địa phương và xã hội ở mức trung bình

nước
Trồng

Chỉ tiêu định tính

273

14.26


55

- Phù hợp với tập quán canh tác địa phương ở mức cao
- Phù hợp với khả năng và năng lực sản xuất của hộ về

cây

đất, nhân lực, vốn, kỹ thuật ở mức trung bình.

hàng

- Đáp ứng nhu cầu lương thực hàng ngày của người

năm

dân địa phương và xã hội ở mức trung bình
- Phù hợp với tập quán canh tác địa phương ở mức


trung bình
- Phù hợp với khả năng và năng lực sản xuất của hộ về
đất, nhân lực, vốn, kỹ thuật ở mức trung bình.

Trồng
cây lâu

489

154.6


83.5

năm

- Đáp ứng nhu cầu thực phẩm hàng ngày của người dân
địa phương và xã hội ở mức cao.
- Phù hợp với tập quán canh tác địa phương ở mức
trung bình.
- Phù hợp với khả năng và năng lực sản xuất của hộ về
đất, nhân lực, vốn, kỹ thuật ở mức trung bình

Nuôi
trồng
thủy

- Đáp ứng nhu cầu lương thực hàng ngày của người
550

176.34

198

dân địa phương và xã hội ở mức cao.
ở mức cao

sản

- Phù hợp với tập quán canh tác địa phương ở mức
trung bình.

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ và trang trại)

* Đảm bảo an ninh lương thực
Theo chi Cục Thống kê huyện Chương Mỹ, sản lượng lúa của khu vực Tây Nam
năm 2014 là 35050 tấn. Dân số của khu vực năm 2014 là 86555 người.
Theo Tổng cục Thống kê (2008), mức tiêu dùng gạo/người/tháng của vùng
ĐBSH là 11,4kg, quy ra thóc khoảng 19 kg. Như vậy, nếu tính theo mức tiêu dùng
chung của ĐBSH thì chỉ cần 16.44 tấn thóc là đã đảm bảo được an ninh lương thực
cho toàn khu vực.
Nhìn chung, ngoài đảm bảo an ninh lương thực cho người dân trong vùng, khu
vực Tây Nam huyện còn sản xuất lúa hàng hóa cung cấp cho khu vực nội thành và
phục vụ chăn nuôi.
* Thu hút lao động và giải quyết việc làm
Theo số liệu điều tra ở bảng trên cho thấy: Về khả năng thu hút lao động cao
nhất là hệ thống sử dụng đất nuôi trồng thủy sản (550 công lao động/ha), tiếp đến là hệ
thống trồng cây lâu năm, cây hàng năm và chuyên trồng lúa nước có khả năng thu hút
lao động thấp nhất (21068 công lao động/ha).
Về giá trị gia tăng/công lao động cao nhất là hệ thống sử dụng đất nuôi trồng
thủy sản (320618 đồng/công lao động), tiếp đến là HTSDĐ trồng cây lâu năm (316155


đồng/công lao động), HTSDĐ trồng lúa nướcvà thấp nhất là HTSDĐ trồng cây hàng
năm (316155 đồng/công lao động),
* Sản xuất nông nghiệp góp phần chủ yếu vào xóa đói, giảm nghèo ở địa
phương
- Theo kết quả điều tra nông hộ, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, thủy sản
chiếm khoảng 50% tổng thu nhập hàng năm của nông hộ. Thực tế các ngành công
nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dư thừa
thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng
sản phẩm nông nghiệp là giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao

đời sống cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội.
- Sản xuất nông nghiệp đem lại thu nhập ổn định dao động từ 100.000-200.000
đồng/công.
* Mức độ phù hợp với năng lực của nông hộ
Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp có sự phù hợp từ trung bình đến cao với
năng lực của các hộ về đất, nhân lực, vốn, kỹ thuật ở mức trung bình đến cao.Theo số
liệu điều tra, khoảng 90% số nông hộ được phỏng vấn không phải vay vốn chịu lãi
suất để canh tác, mà có thể bán sản phẩm và tái sản xuất, do chi phí vật chất không
lớn. Nông dân chủ yếu không có vốn lớn, sản xuất chủ yếu dựa trên cơ sở lấy công
làm vốn nên phù hợp với các loại hình sản xuất cần ít chi phí vật chất.
- Hầu hết các loại hình sản xuất và hệ thống sử dụng đất nông nghiệp tại địa
phương đều đáp ứng nhu cầu sản phẩm hàng ngày của địa phương.
- Các hệ thống sử dụng đất trên địa bàn đều phù hợp ở mức cao với sản xuất
phong tục tập quán của người dân địa phương bởi đây là các loại hình sử dụng đất
truyền thống, người dân đều đã có kinh nghiệm canh tác, kỹ thuật dễ dàng tiếp cận.
c. Hiệu quả môi trường
Thực tế, sử dụng đất tác động đến môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều
chiều hướng khác nhau. Trong quá trình sản xuất, dưới sự hoạt động của con người sử
dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.
Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng
hiện tại tới môi trường là một vấn đề lớn, đồi hỏi phải có số liệu phân tích các mẫu đất,
nước và nông sản trong thời gian dài. Do phạm vi nghiên cứu của luận văn nên chỉ đề


cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường của một số hệ thống sủ dụng đất
hiện tại như sau:
- Mức độ đầu tư phân bón và ảnh hường của nó đến môi trường
- Tác động của HTSDĐ đến môi trường
* Mức độ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Kết quả nghiên cứu mức độ bón phân thực tế được thể hiện ở bảng tổng hợp

sau:

Bảng 3.8: Tổng hợp mức độ bón phân của một số cây trồng chính
Lượng phân bón thực tế Tỷ lệ bón
Lượng bón khuyến cáo (*)
Tỷ lệ bón
P2O5
Phân phân thực
P2O5
Phân phân theo
Cây trồng
N
K2O
K2O
(kg/
chuồng tế N:P:K N (kg/ha) (kg/
chuồng khuyến
(kg/ha)
(kg/ha)
(kg/ha)
ha)
(tấn/ha)
ha)
(tấn/ha)
120Lúa nước
143 89
77
5-7 1:0,6:0,5
80-90 30-60 8-10 1:0,7:0,4
130

120Ngô
176 93
84
8-10 1:0,5:0,4
60-75 60-90 8-10 1:0,5:0,5
180
1:1,1:1,
60Lạc
67
77
85
7-9
30
45-60 8-12 1:2,5:1,8
3
90
Khoai tây 156 84 164 10-15 1:0.5:1,1
150
90
120
10-15 1:0,6:0,8
Đậu
4047
65
67
9-10 1:1,4:1,4 20-40
40-60
5-8
1:1,7:1,7
tương

60
4060Sắn
85
45
78
6-8 1:0,5:0,9 60-120
10-15
3:2:3
60
120
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ và trang trại)

- Từ mức bón phân khuyến cáo trên bảng 3.22 cho thấy yêu cầu thông
thường thì mức bón phân cho các hệ thống cây trồng ở khu vực là chưa hợp lý.
Một số cây trồng được bón phân với lượng mất cân đối nghiêm trọng giữa
N,P,K. Ở khu vực nghiên cứu, người nông dân chỉ bón đạm là chủ yếu (đạm trắng,
đạm đầu trâu) vì đạm cho năng suất cao và rút ngắn thời gian thu hoạch, bón rất ít lân
và Kali cho cây trồng vì thế đã gây ra ảnh hưởng không tốt đến việc hấp thu dinh
dưỡng của cây, đến năng suất cây trồng và dư lượng tồn đọng của phân (nhất là phân
đạm) gây ảnh hưởng khá nhiều đến môi trường. Trong khi đó, việc bón lân và Kali
không hợp lý, không đủ liều lượng cần thiết sẽ dẫn đến suy kiệt hàm lượng kali và lâm
trong đất, gây ảnh hường đến chất lượng, năng suất và sản lượng của nông sản.
- Phân hữu cơ chưa được khai thác tốt để đưa vào sản xuất, trên thực tế bón
phân hữu cơ thường thấp hơn so với tiêu chuẩn.


Nhìn chung, xét về tổng lượng phân bón người dân bón cho cây trồng trên địa
bàn thì tỷ lệ N, P, K ở mức trung bình nhưng xét cụ thể cây trồng thì tỷ lệ này đang
mất cân đối. Do đó, để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sản xuất
nông nghiệp bền vững cần phải có hướng dẫn cụ thể về tỷ lệ phân bón N:P:K cân đối

đối với từng cây trồng để có thể định lượng chính xác được ảnh hưởng của phân bón
đến môi trường sinh thái.
* Kết quả nghiên cứu mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong các
hệ thống sử dụng đất được thể hiện qua bảng 3.23:
Bảng 3.9: So sánh lượng thuốc bảo vệ thực vật cho các hệ thống sử dụng đất

Hệ thống
sử dụng
đất
Chuyên
trồng lúa

Thực tế sử dụng
Tên thuốc

Acemidax 17wp (diệt cỏ)
Regent 800wg (trừ sâu đục

Số lần phun
(lần/vụ)
2
1

Liều
lượng/ha

Tiêu chuẩn cho phép*
Liều
lượng/ha


Ghi chú

500 gr
30 gr

400 gr
30gr

***
**

2-3 300-600ml
2-3 400-600ml
1
2

400ml
450ml
450ml
400 gr

***
***
***
***

thân, sâu cuồn lá)

nước
Trồng cây

hàng năm:
lúa – màu

Vertimex (trừ sâu vẽ bùa)
Match, Ammate (trừ sâu đục
quả)
Selecron (diệt bọ phấn

(Lạc)
Trồng cây
hàng năm:

Arygreen 75wp
Altracol 70wp
Daconil 75wp

2-3
2-3
2-3

1,5g
1,9kg
2,9kg

0,8-1,2kg
1,4-3,5 kg
1,5-2,5 kg

**
**

***

Địch bách trùng (diệt bọ xít)

1-2 600 -700gr

500gr

***

lúa – màu
(khoai tây)
Cây lâu năm

Từ biểu trên cho thấy, phần lớn các hộ nông dân đã sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật theo hướng dẫn của các cán bộ trạm bảo vệ thực vật khuyến khích;các loại thuốc
BVTV được sử dụng đúng chủng loại và nằm trong danh mục cho phép sử dụng theo
quy định hiên hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ
số hộ dùng thuốc BVTV không theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành như dùng
thuốc quá liều lượng cho phép, dùng thuốc trong danh mục hạn chế sử dụng, sử dụng
hỗn hợp nhiều loại thuốc cho 1 lần phun, phun thuốc không đúng thời điểm gây lãng
phí, nguy cơ ô nhiễm môi trường sinh thái. Lượng thuốc bảo vệ thực vật đang được sử
dụng tương đối nhiều, thậm chí nhiều nơi lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để thay thế


số công lao động. Hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít
nhất 1-2 lần/vụ, có một số loại rau màu trồng đan xen vào vụ đông phun đến 5-6
lần/vụ như: cà chua, bắp cải, rau cải xanh, dưa chuột….. Do số lượng thuốc và số lần
phun nhiều, thậm chí phun trước thời điểm tiến hành thu hoạch vài ngày nên còn
lượng tàn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất và sản phẩm nông nghiệp, gây ảnh hưởng

lớn đến môi trường, sự an toàn chất lượng nông sản và sức khỏe con người.
Đánh giá chung về hiệu quả của các hệ thống sử dụng đất
Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực Tây Nam huyện Chương Mỹ có
04 hệ thống sử dụng đất chủ yếu với 8 loại hình sử dụng đất chính
- Về hiệu quả kinh tế: Trong hệ thống sử dụng đất, nuôi trồng thủy sản cho
GTGT/ha/vụ canh tác cao nhất, sau đó đến trồng cây lâu năm, trồng lúa nước và trồng
cây hàng năm là thấp nhất.
- Khả năng thu hút lao động cũng có sự chênh lệch: HTSDĐnuôi trồng thủy sản
thu hút lao động cao nhất tiếp đến làHTSDĐ trồng cây lâu năm, chuyên trồng lúa nước
và thấp nhất là trồng cây hàng năm.
Về giá trị gia tăng/công lao động cao nhất là hệ thống sử dụng đất nuôi trồng
thủy sản, tiếp đến là HTSDĐ trồng cây lâu năm,HTSDĐ trồng lúa nướcvà thấp nhất là
HTSDĐ trồng cây hàng năm.
- Mức độ sử dụng phân bón vô cơ trong các HTSDĐ cao hơn so với tiêu chuẩn
khuyến cáo. Tỷ lệ bón phân N, P, K thực tế chưa cân đối, bón phân hữu cơ ở tất cả các
cây trồng thường thấp hơn so với tiêu chuẩn khuyến cáo.
- Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của phần lớn các hộ nông dân đã làm theo
hướng dẫn của cán bộ trạm bảo vệ thực vật và của cơ quan chuyên ngành, có một tỷ lệ
nhỏ số hộ dùng thuốc BVTV không theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành như
dùng thuốc quá liều lượng cho phép các thuốc. Các hộ dân đang lạm dụng thuốc
bảo vệ thực vật thay thế cho các công lao động
Sau khi nghiên cứu, đánh giá hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường
của các hệ thống sử dụng đất chủ yếu tại khu vực phía Tây Nam huyện Chương Mỹ
được tổng kết qua bảng sau:
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả đánh giá của các hệ thống sử dụng đất
HTSDĐ

Hiệu quả

Chuyên

trồng lúa
nước

- Hiệu quả kinh tế mang lại thấp
- Cung cấp nguồn lương thực chủ yếu cho nhân dân địa phương và


×