Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Luận văn thạc sĩ nhân vật tuổi mới lớn trong truyện nguyễn nhật ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.04 KB, 43 trang )

BÙI THỊ THU THỦY
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2

NHÂN VẬT TUỔI MỚI LỚN TRONG TRUYỆN
NGUYỄN NHẬT ÁNH

LUÂN VĂN THAC sĩ
••


BÙI THỊ THU THỦY

NHÂN VẬT TUỔI MỚI LỚN TRONG TRUYỆN
NGUYỄN NHẬT ÁNH

Chuyền ngành: Lí luận văn học
Mã sổ : 60. 22. 01. 20

LUÂN VĂN
• • THAC sĩ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngưòi hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP


Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp - người đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn với tinh thần khoa học, nghiêm túc.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Tổ Lý luận
học, Phòng sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


LỜIvăn
CẢM
2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin cảm ơn thầy cô, bạn bè và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành
luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Hoc viền *

Bùi Thị Thu Thủy
Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa học của các tác giả khác với sự trân trọng và
biết ơn, nhưng nội dung tôi nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.

Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Hoc viền *

Bùi Thị Thu Thủy


MỤC LỤC


5

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đè tài
1.1.

Có thể nói, ở Việt Nam, trong giới cầm bút viết cho tuổi mới lớn vài chục


năm qua, Nguyễn Nhật Ánh là tên tuổi nổi bật, khó ai sánh kịp. Mỗi cuốn sách của
Nguyễn Nhật Ánh đều tạo nên những cơn sốt trong lứa tuổi hoa niên trên khắp cả
nước. Bên cạnh hai bộ truyện Kính vạn hoa (45 tập) và bộ Chuyện xứ Lang Biang (28
tập) viết cho trẻ em là 23 tập truyện viết cho tuổi mới lớn với những cái tên quen
thuộc: Mắt biếc, Cô gái đển từ hôm qua, Hoa hồng xứ khác, Bồ câu không đưa thư...
đã tạo nên “hiện tượng Nguyễn Nhật Ánh” trong lòng độc giả tuổi mới lớn. yếu tố
quyết định thành công của một nhà văn viết cho tuổi mới lớn nằm ở chỗ tác giả có
chạm vào tâm hồn của các em hay không? Nguyễn Nhật Ánh đã khai thác đời sống
nội tâm sâu kín của nhân yật với những tình cảm, những rung động đầu đời rất thánh
thiện mang tên gọi “tình yêu học trò” trong hơn hai mươi truyện viết cho tuổi mới lớn,
khiến cho những sáng tác của nhà văn đã có được những thành công vang dội, làm say
mê bao thế hệ độc giả không chỉ tuổi mới lớn mà còn cả đối tượng người lớn, trẻ em.
Do yậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu kiểu nhân vật tuổi mới lớn trong sáng tác của
Nguyễn Nhật Ánh vừa là để nhận ra những đóng góp của tác giả đồng thời còn khẳng
định quan niệm và tư tưởng thẩm mĩ của văn học dành cho tuổi mới lớn nói riêng, văn
học Việt Nam nói chung thời kì đổi mới và hội nhập.

1.2.

Mặc dù, đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Nhật

Ánh và sáng tác của ông, song phần lớn chỉ tiếp cận tác giả như một nhà văn thiếu nhi
và tìm hiểu các nhân vật trẻ em trong hai bộ truyện Kính vạn hoa và Chuyện xử Lang
Bỉang mà chưa có nhiều công trình nghiên cứu về ông như nhà văn chuyên viết về tuổi
mới lớn. Có chăng, chỉ là những bài viết mang tính chất giới thiệu, những nội dung
khái quát sơ bộ hoặc ở những khía cạnh còn tản mạn, lẻ tẻ hay tiếp cận tác phẩm như
một ví dụ để minh họa cho một luận điểm nào đó... Vì thế, có thể khẳng định nghiên



6

cứu, tìm hiểu nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh vẫn là một cánh
cửa còn nhiều bỏ ngỏ.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nhân vật tuổi
mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ảnh” là đề tài nghiên cứu của mình.

2. Lịch sử nghiền cứu vấn đè
2.1.

Những công trình đánh giá chung về Nguyễn Nhật Ảnh
Là nhà văn thân quý của thế giới tuổi thơ, hầu hết các tác phẩm của Nguyễn

Nhật Ánh đều được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Với hơn 20 năm cầm bút, những
sáng tác của Nguyễn Nhất Ánh đã góp phần không nhỏ làm cho đời sống văn học viết
cho thiếu nhi, thanh thiếu niên thêm sôi nổi, phong phú. Trong nhiều năm qua đã có
khá nhiều các công trình nghiên cứu chuyên biệt về tác giả và tác phẩm của ông.
Công trình “Thể giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ảnh trong bộ
chuyện Kỉnh vạn hoa ” của tác giả Phạm Thị Bền (Luận văn thạc sỹ khoa học Ngữ
văn, chuyên ngành văn học Việt Nam, 2005, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) là
công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu về một tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Ở luận
văn này, tác giả đi vào khai thác bộ truyện Kính vạn hoa trên cả hai phương diện nội
dung và nghệ thuật dưới góc nhìn thế giới trẻ thơ. Tuy mới chỉ khảo sát trên một bộ
truyện nhưng công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Ben thực sự là gợi ý quý
báu cho chúng tôi về cách thức triển khai và tổ chức vấn đề nghiên cứu.
Mở rộng hơn đối tượng nghiên cứu, Tác giả Vũ Thị Hương có đề tài “Thể giới
nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh ” (Luận luận văn thạc sỹ khoa học Ngữ văn,
chuyên ngành vãn học Việt Nam, 2009, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Ở đề tài
này, tác giả mở rộng nghiêm cứu thêm hai tác phẩm là Chuyện xứ Lang Biang và Cho
tôi xin một vé đi tuổi thơ. Với công trình nghiên cứu của mình tác giả đã phần nào làm

nổi bật đuợc đặc điểm tính cách của trẻ thơ qua cuộc sống và tâm hồn các em. Đồng
thời chỉ ra đuợc các phuơng diện nghệ thuật nổi bật về cốt truyện, ngôn ngữ và không
gian, thời gian trong ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh.


7

Tiếp nối mạch nghiên cứu về truyện Nguyễn Nhật Ánh, tác giả Hoàng Huơng
Giang có đề tài “Cảm hứng hướng về tuổi thơ trong truyện Nguyễn Nhật Ảnh (Luận
văn thạc sỹ khoa học Ngữ văn, chuyên ngành Văn học Việt Nam, 2011, Truờng Đại
học Vinh). Trên cơ sở các công trình nghiên cứu của các tác giả truớc, ở đề tài này tác
giải cũng đã cố gắng chỉ ra những nội dung của cảm hứng huớng về tuổi thơ trong
truyện Nguyễn Nhật Ánh. Ở một góc độ nào đó, đề tài cũng đã đề cập đến các thành
công về nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh nhu: cốt truyện, tình huống, kết cấu; xây
dựng nhân yật; giọng điệu và ngôn ngữ. Đây cũng là một trong những phuơng diện về
nghệ thuật mà chúng tôi tập trung nghiên cứu. Do yậy, đề tài đã bổ sung kiến thức rất
hữu ích cho chúng tôi khi phát triển vấn đề nghiên cứu của mình.
Không dừng lại ở đây, một năm sau đó, tác giả Nguyễn Thị Liên có công trình:
“Thế giới nhân vật trong bộ truyện chuyện xứ Lang Biang của Nguyễn Nhật Ánh
(Luận văn thạc sỹ khoa học ngôn ngữ và vãn hóa Việt Nam, chuyên ngành lí luận vãn
học, 2012, Truờng Đại học Su phạm Hà Nội 2). Đe tài chỉ đi sâu khai thác bộ truyện
Xứ Lang Biang trên phuơng diện thế giới nhân vật. Song đây là công trình thiết thực
cung cấp thêm cho chúng tôi những kiến thức lí luận về nhân vật văn học.
Có lẽ, sức hấp dẫn của truyện Nguyễn Nhật Ánh không chỉ tác động đến bạn
đọc là lứa tuổi thanh thiếu niên mà còn tạo sức thu hút mạnh mẽ với các tác giả nghiên
cứu. Năm 2013, có thể xem nhu là một năm nở rộ các công trình nghiên cứu chuyên
biệt về Nguyễn Nhật Ánh. Có thể kể ra đây những luận văn và khóa luận sau: Đặc
điểm truyện Nguyễn Nhật Ảnh (Phạm Thị Vân); Nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn
Nhật Ảnh (Nguyễn Thị Đài Trang); Nhân vật dị biệt trong văn xuôi Nguyễn Nhật Ảnh
và Nguyễn Ngọc Thuần (Phạm Thị Hằng); Nhóm nhân vật bất toàn về nhãn dạng

trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh (Phạm Thị Tuyết)... Một điều dễ dàng nhận thấy,
các công trình trên đều tập trung nhiều vào việc tìm hiểu nhân yật trong sáng tác
Nguyễn Nhật Ánh ở các phuơng diện khác nhau. Và chúng tôi đã bắt gặp ở những đề
tài này những phân tích về nghệ thuật miêu tả trạng thái tâm lí nhân yật, trong đó buớc


8

đầu đã nhắc đến những biểu hiện tâm lí của tuổi mới lớn hay những phẩm chất của các
nhân vật mới lớn nhung bất toàn về nhân dạng.
Trong quá trình khảo sát chúng tôi đặc biệt chú ý tới luận văn thạc sỳ: “Xu
hướng văn học tuổi mới lớn từ sau thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn Thị Hà. Mặc
dù đây không phải là một công trình chuyên biệt nghiên cứu về tác giả và tác phẩm
Nguyễn Nhật Ánh nhung ở đề tài, Nguyễn Thị Hà đã buớc đầu xây dựng những cơ sở
lý luận cơ bản về văn học tuổi mới lớn ở Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng đã đề
cập đến Nguyễn Nhật Ánh và nhiều sáng tác cho tuổi mới lớn của ông nhu những
minh chứng sát thực cho nhiệm vụ đề tài đặt ra. Công trình nghiên cứu thực sự có ý
nghĩa khi cho chúng tôi có một cái nhìn toàn diện về xu huớng văn học tuổi mới lớn từ
sau thời kỳ đổi mới để phân tích nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
đuợc sáng rõ, sâu sắc hơn.
Từ các công trình nghiên cứu trên, đã cho thấy sự quan tâm của nguời đọc,
nguời nghiên cứu với sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Song qua khảo sát, thì hầu hết
các đề tài đều đi sâu vào cảm hứng tuổi thơ hoặc nhân vật trẻ em mà chua có một công
trình chuyên biệt nào đi khai thác nhân vật tuổi mới lớn - loại nhân vật xuất hiện nhiều
trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Tuy nhiên, những đề tài trên cũng góp phần
không nhỏ cho chúng tôi trong quá trình triển khai, tổ chức vấn đề của đề tài.

2.2.

Những công trình đánh giá sáng tác Nguyễn Nhật Ảnh về tuổi mới lớn

Nguyễn Nhật Ánh được xem như là nhà văn đi đầu và viết nhiều nhất cho tuổi

mới lớn. Với hơn hai mươi bộ truyện viết cho lứa tuổi này, nhà văn đã trở thành người
bạn thân quý của các em. Đã có rất nhiều những bài báo, tạp chí... đề cập đến Nguyễn
Nhật Ánh với vai trò là nhà văn của tuổi mới lớn.
Đánh giá cao thành công của Nguyễn Nhật Ánh khi viết cho tuổi mới lớn, tác
giả Thu Thủy đã đưa ra nhận xét trong bài viết Chặng đường 10 năm của Tủ sách văn
học dành cho tuổi mới lớn như sau: “Thời gian đầu, chỉ có những nhà văn lớn tuổi
tham gia viết sách cho lứa tuổi này như: Đoàn Thạch Biền, Nguyễn Quang Sáng... về


9

sau, các cây viết trẻ tham gia sôi nổi, từ những nhà văn đã có tên tuổi ở dòng văn học
người lớn đến những cây bút học trò. Viết thành công nhất những tác phẩm văn học
dành cho tuổi mới lớn là Nguyễn Nhật Ảnh ”(...) “Những trang viết của ông đã hoàn
toàn chỉnh phục được những độc giả đang ở độ tuổi “dở dở, ương ương”. Bởi lẽ, đọc
tác phẩm nào của Nguyễn Nhật Ảnh, độc giả cũng như thấy phản chiểu chính bản
thân mình trong đó”[59].
Tác giả Lê Phương Liên với bài viết “Văn học cho “Tuổi mới lớn” hiện nay”
đã đưa ra nhận định “Có lẽ một tác giả đầu tiên đã vượt lên cách viết cho thiểu nhi
thông thường để đi vào đề tài “tuổi mới lớn ”, đó là Nguyễn Nhật Ánh” [32],
Như vậy, trong hầu hết các bài viết đều đánh giá cao vai trò Nguyễn Nhật Ánh
là nhà văn viết cho tuổi mới lớn trên hai phương diện: Nhà văn viết đầu tiên và thành
công nhất về đề tài tuổi mới lớn.
Trong nhiều bài viết khác, các tác giả đã đề cập đến những quan điểm của
Nguyễn Nhật Ánh khi viết cho tuổi mới lớn. Tác giả Khánh Linh có đặt tựa đề bài
viết: “Nguyễn Nhật Ảnh: Trong tôi luôn sổng mãi tuổi 15”. Ở đó,
tác giả đặc biệt chú ý đến động cơ đến với đề tài tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh.
Bài viết đã cho bạn đọc hiểu thêm về Nguyễn Nhật Ánh một nhà văn chân chính khi

cầm bút viết cho tuổi mới lớn nhằm mục đích mỗi câu chuyện là một bài học giáo dục
nhẹ nhàng “Mình để một vùng trắng về hưởng thụ văn hóa, các em không có sách
phù hợp lứa tuổi nên phải đọc mẩy cái bậy bạ thôi. Các nhà văn phải viết loại sách
để đáp ứng được nguyện vọng của các em, đẩy lùi văn hóa độc hại ra khỏi nhà
trường” [30]. Còn Vũ Ân Thy trong bài “Nhà văn Nguyễn Nhật Ảnh: Tôi viết như
cậu học trò...” thì đi sâu vào khẳng định tính chân thực, đồng điệu của tâm hồn
Nguyễn Nhật Ánh khi viết cho tuổi mới lớn. Mặc dù đã rời xa “sân ga tuổi thơ” nhưng
mỗi khi viết về lứa tuổi này thì ký ức một thời mộng mơ lại trở về trên trang viết nhà
văn.
Có thể nói, nếu ai quan tâm đến Nguyễn Nhật Ánh sẽ không bỏ qua cuốn sách


1

“Nguyễn Nhật Ảnh - hoàng tử bé trong thế giới tuổi thoC do Lê Minh Quốc biên
soạn - NXB Kim đồng giới thiệu năm 2012. Cuốn sách là tập họp khá đầy đủ thông tin
về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Nhật Ánh. Đồng thời tập sách còn đưa đến
nhiều bài viết dưới các góc nhìn khác nhau của đồng nghiệp, báo chí trong và ngoài
nước về Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm của ông, đặc biệt là những sáng tác cho tuổi
mới lớn.
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, ngày 16/9/2015,
Trung tâm ngôn ngữ và Văn học - Nghệ thuật trẻ em (Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội) đã tổ chức hội thảo “Nguyễn Nhật Anh - Hành trình chinh phục tuổi thơ”. Với
hơn 40 tham luận của các nhà nghiên cứu - phê bình văn học, nhà văn, nhà giáo và các
học sinh trên toàn quốc đã khẳng định Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn xuất sắc của Văn
học thiếu nhi Việt Nam cuối thế kỉ XX và đầu thế kỷ XXI. Cũng tại hội thảo này
PGS.TS Văn Giá đã khẳng định “Nói Nguyễn Nhật Ảnh là nhà văn thiểu nhỉ e chừng
cái danh xứng ẩy trở nên chật chội với nhà văn này”. Như yậy, Nguyễn Nhật Ánh
không chỉ thành công khi viết cho thiếu nhi mà còn là nhà văn chuyên viết nhiều, viết
hay về tuổi mới lớn.

Nhìn chung, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, nhiều bài viết của các tác giả đã
khẳng định rất rõ đóng góp to lớn cũng như những thành công không thể phủ nhận của
Nguyễn Nhật Ánh khi viết về đề tài tuổi mới lớn. Nhưng hầu hết chưa có một bài viết
nào đi sâu, làm rõ những đặc điểm nổi bật về nhân yật tuổi mới lớn trong truyện
Nguyễn Nhật Ánh.
Do đó, trên cơ sở thành tựu và kinh nghiệm của những người đi trước, sẽ là bài
học quý báu để đề tài chúng tôi tập trung làm rõ nhân vật tuổi mới lớn trong truyện
Nguyễn Nhật Ánh nhìn từ góc nhìn lí luận văn học.

3. Mục đích nghiền cứu
Chọn đề tài “Nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ảnh” chúng
tôi mong muốn đóng góp một phần nào đó vào việc tìm hiểu, khám phá thế giới nhân


1

vật cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Đồng thời, qua đây thấy
được tư tưởng, quan điểm, tài năng cũng như những đóng góp độc đáo của Nguyễn
Nhật Ánh đối với nền văn học Việt Nam đương đại.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Tìm hiểu những vấn đề lí luận cơ bản về nhân vật.

-

Vận dụng những kiến thức lý luận trên vào việc tìm hiểu nhân vật tuổi mới lớn trong
truyện Nguyễn Nhật Ánh.


5. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
5.1.

Đổi tượng nghiên cứu
Nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh.

5.2.

Phạm vi nghiên cứu
Đe thực hiện đề tài này chúng tôi đi vào khảo sát những tập truyện dài viết cho

tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh như: Mẳt biếc, Trại hoa vàng, Cô gái đển từ hôm
qua, Hoa hồng xứ khác, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Đi qua hoa cúc, Những
chàng trai xẩu tỉnh, Bồ câu không đưa thư, Hạ đỏ.... Ngoài ra, chúng tôi khảo sát thêm
những sáng tác về tuổi mới lớn của các tác giả khác nhằm làm nổi bật rõ hơn những
đặc sắc của Nguyễn Nhật Ánh khi viết về lứa tuổi này.

6. Phương pháp nghiền cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi
sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

-

Phương pháp hệ thống

-

Phương pháp so sánh

-


Phương pháp phân tích tác phẩm

-

Phương pháp liên ngành

7. Đóng góp mới của luận văn
-

Đặt vấn đề nghiên cứu nhân vật tuổi mới lớn, luận văn muốn nghiên cứu một phương
diện chưa được chú ý nhiều trong văn học Việt Nam.


1

-

Qua đó đánh giá được những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh với văn học Việt Nam
hiện đại.

8. Cấu trúc luân văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn của
chúng tôi được triển khai thành ba chương
Chương 1: Văn học tuổi mới lớn thời kì đổi mới và sự xuất hiện của Nguyễn
Nhật Ánh
Chương 2: Những đặc điểm cơ bản của nhân vật tuổi mới lớn trong truyện
Nguyễn Nhật Ánh
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn
Nhật Ánh

Chương 1
VĂN HỌC TUỔI MỚI LỚN THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ sự XUẤT HIỆN
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH


1.1.
1.1.1.
1.1.1.1.

Khái quát vè văn học tuổi mới lớn thời kì đỗi mới
Quan niệm về tuổi mới lớn và đặc điểm tâm lý lứa tuổi
Quan niệm về tuổi mới lớn
Theo tâm lí học lứa tuổi: Tuổi mới lớn là giai đoạn phát triển chuyển tiếp từ

lứa tuổi thơ ẩu đển tuổi trưởng thành (người lớn) [15]. Hay nói cách khác, đó chính là
lứa tuổi mà giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì (giới hạn thứ nhất) và kết thúc
khi bước vào tuổi người lớn (giới hạn thứ hai). Thuật ngữ tuổi mới lớn ám chỉ nhiều
hơn đến các đặc điểm tâm - sinh lý, tâm lý - xã hội và nhân cách của thanh thiếu niên,
bao gồm cả nam và nữ. về mặt sinh lý, tuổi mới lớn là giai đoạn đang lớn, dậy thì có
sự trưởng thành về mặt tính dục. về mặt tâm lý xã hội lứa tuổi, tuổi mới lớn có những
biến đổi nội tâm phức tạp, muốn tự khẳng định mình.
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới: “Tuổi mới lớn nằm trong độ tuổi từ


1

10-19 tuổi” [4]. Còn định nghĩa của một số nước khác là: “Từ 13-20 tuổi hoặc 15 - 24
tuổi” [4], Các nhà nghiên cứu tâm lí học lứa tuổi thì đồng nhất phân chia lứa tuổi trên
thành ba giai đoạn cụ thể: Giai đoạn thứ nhất, tương đương với tuổi thiếu niên, nam từ
12 - 14 tuổi, nữ từ 11 - 12 tuổi. Giai đoạn này ngoài những biến đổi về sinh học còn có

những biến đổi đặc trưng về tâm lý. Giai đoạn thứ hai, tương đương với tuổi thiếu
niên, nam từ 15 - 17 tuổi, nữ từ 13 -16 tuổi. Đây là giai đoạn đa số các em đang theo
học trong các trường phổ thông trung học. Giai đoạn thứ ba, tương đương với lứa tuổi
đầu thanh niên, nam từ 18 - 19 tuổi, nữ từ 17 - 19 tuổi. Có thể xem như là giai đoạn
dậy thì, các em đã trở nên giống người lớn hơn về nhiều phương diện.
Theo tâm lí học Macxit thì cho rằng: “Cần nghiên cứu tuổi mới lớn một cách
phức hợp. Phải kểt hợp quan điểm tâm li học xã hội với việc tỉnh đển những quy luật
bên trong của sự phát triển ” [15]. Đó là một vấn đề phức tạp và khó khăn, vì không
phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm, sinh lý cũng trùng họp
với các thời hạn trưởng thành về mặt xã hội. B.D.Annanhiev đã viết “Sự bắt đầu
trưởng thành của con người như là một cá thể (sự trưởng thành về thể chất), một
nhân cách (sự trưởng thành công dân), một chủ thể nhận thức (sự trưởng thành trí
tuệ) và một chủ thể lao động (năng lực lao động) là không trùng hợp nhau về thời
gian” [15]. Gia tốc phát triển của trẻ ngày càng lớn nhanh hơn và sự tăng trưởng sớm
hơn. So với hai, ba thế hệ trước, tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc sớm hơn hai năm. Các
nhà sinh lí học phân chia quá trình này thành ba giai đoạn, trước dậy thì, dậy thì và sau
dậy thì. Tâm lí lứa tuổi lại thường gắn tuổi thiếu niên với hai giai đoạn đầu, tuổi thanh
niên bắt đầu cùng với giai đoạn thứ ba. Cũng do gia tốc phát triển mà các giới hạn của
tuổi thanh niên được hạ thấp. Ngày nay tuổi thiếu niên được kết thúc ở 14-15 tuổi.
Tương ứng như vậy tuổi thanh niên cũng được bắt đầu sớm hơn...Nhưng nội dung cụ
thể của thời kỳ phát triển được quyết định không đơn giản chỉ bởi tuổi, mà trước hết là
những điều kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã hội, khối lượng tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo mà họ nắm được, một loạt các nhân tố khác phụ thuộc vào những điều


1

kiện xã hội đó). Hiện nay, hoạt động lao động và hoạt động xã hội ngày càng phức tạp.
Do đó thời kỳ chuẩn bị đã được kéo dài thì sự trưởng thành thực sự về mặt xã hội càng
đến chậm.Vì vậy mà có sự kéo dài của thời kỳ tuổi thanh niên và tính xác định của các

giới hạn lứa tuổi. Tuổi thanh niên trong khoảng từ 14,15 đến 25 tuổi, được chia làm
hai thời kỳ: từ 14,15 đến 17,18 gọi là giai đoạn đầu thanh niên (tuổi thanh niên mới
lớn, tuổi thanh xuân, tuổi thanh niên học sinh). Từ 19 tuổi đến 25 tuổi là giai đoạn thứ
hai của tuổi thanh niên.
Như yậy, có thể thấy mọi sự phân chia đều có tính tương đối. Trong bài viết
“Văn học tuổi mới lớn có thể “chung chiểu” văn học thiểu nhỉ” tác giả Hà Anh đã đưa
ra quan điểm của mình về việc xác định lứa tuổi mới lớn như sau: “Một sổ ỷ kiến cho
rằng, tuổi mới lớn bắt đầu từ 11-17 tuổi, ỷ kiến khác lại thu hẹp hơn từ 13 -17 tuổi với
lỷ do từ 18 tuổi đã là thanh niên và mỗi người phải chịu trách nhiệm bản thân trước
cộng đồng và xã hội. Một sổ tác phẩm nghệ thuật như phim ảnh, văn học... cũng có
những khuyến cáo rõ ràng khi cẩm người dưới 18 tuổi hoặc chỉ dành riêng cho người
trên 18 tuổi. Nhà văn Lê Phương Liên đưa ra quan điểm về lứa tuổi từ 13 - 19 tuổi,
tức là cao hơn 2 tuổi so với ý kiến của số đông. Trao đổi lại vẩn đề này, nhà văn cho
biết, đúng là chúng ta quy định tuổi thanh niên 18, nhưng mọi thứ về tâm sinh lỷ vẫn
chưa ổn định thực sự. Việc cho rằng, tuổi mới lớn từ 13-19 không phải là sự kéo dài
của tuổi mới lớn. Còn tùy thuộc vào môi trường sổng của lứa tuổi này, giữa nông
thôn, thành thị, các vùng miền phát triển và kém phát triển cũng khác nhau. Giới hạn
là 19 tuổi nhưng chúng ta không nên hiểu đó là một giới hạn “cứng”, nó cũng chỉ
mang tỉnh tương đổi. Do đó, việc giới hạn tuổi bắt đầu từ 11,13 cho đển 17 hay 19 là
sự co giãn cần thiết để phù hợp với thực tể của mỗi cá nhân và môi trường sổng.
Chúng ta nên hiểu khung tuổi đó chỉ là một cách nói mang tỉnh tương đổi” [3]. Vậy có
thể thấy, ở bất kỳ trường hợp nào bản thân tuổi tác cũng chỉ là một chỉ báo nghèo nàn
về sự chín muồi và sự trưởng thành dựa trên sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, xã
hội, văn hóa và tâm lý. Trong thực tế sự trưởng thành xảy ra với tốc độ khác nhau, do


1

có sự khác biệt rất lớn giữa các nền văn hóa và giữa bản thân các cá nhân. Song qua
các quá trình nghiên cứu những quan niệm về tuổi mới lớn nói trên, chúng tôi tán

thành quan điểm và xác định lứa tuổi mới lớn là độ tuổi khoảng từ 13 - 18. Bởi chúng
tôi xét thấy đây là ngưỡng lứa tuổi phù hợp với những đặc điểm của tuổi mới lớn. Tuổi
13 là giới hạn kết thúc của lứa tuổi thiếu niên để bước sang tuổi thanh niên. Lúc này
các em chuẩn bị tuổi gia nhập vào Đoàn Thanh niên cộng sản vì các em đã có khả
năng độc lập hơn, trách nhiệm hơn. Còn sau 18 tuổi là ngưỡng quy định giai đoạn phát
triển thứ hai của tuổi thanh niên. Ở thời điểm này các em đã phải chịu trách nhiệm bản
thân trước cộng đồng và xã hội, các em có quyền bầu cử, có chứng minh thư, có nghĩa
vụ quân sự, nghĩa vụ lao động và sau ngưỡng 18 tuổi có thể coi là một người trưởng
thành. Chính vì thế, khi giới hạn lứa tuổi mới lớn là các em khoảng từ 13 đến 18 tuổi,
sẽ thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình định hình những tác phẩm văn học viết cho
tuổi mới lớn được phù họp hơn.

1.1.1.2.

Đặc điểm tâm ỉỷ lứa tuổi
Có thể xác định tuổi mới lớn là các em học sinh ở các khối lóp 8 đến lóp 12.

Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi đầu thanh niên. Là lứa tuổi nằm giữa tuổi thơ và tuổi
trưởng thành, vì vậy, mà sự phát triển tâm lý cũng mang bước chuyển tiếp giữa hai
giai đoạn. Trình độ phát triển tâm lý ở tuổi đã cao hơn ở giai đoạn tuổi thơ, nhưng
chưa đủ độ chín để đảm bảo cho nhận thức và hành động như người trưởng thành. Có
những biến đổi đặc biệt rõ rệt diễn ra trong tâm lý của các em. Đây là quãng đời diễn
ra những biến cố rất “đặc biệt”, xuất hiện những “khủng hoảng”, xu hướng vươn lên
làm người lớn. Tâm lý của các em phong phú hơn và họp với quy luật nhờ những ấn
tượng mới và những cảm xúc mới. Các em thường có tâm lý không ổn định, hay biến
đổi và trái ngược nhau, dễ khiến các em mất cân bằng và có các biểu hiện cảm xúc
buồn vui vô cớ, khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân chưa tốt. Các em thường nhạy
cảm quá mức, sự nhạy cảm quá mức này có thể đi đôi với sự lạnh lùng. Tính rụt rè có
thể tồn lại cùng với tính quá trớn, cố ý, hành vi có tính thách thức. Ở các em thường



1

bộc lộ tính hoài nghi và thái độ phê phán với mọi thứ đã được thừa nhận, tỏ vẻ không
chịu nổi với sự bảo hộ của cha mẹ. Bởi lẽ các em ở tuổi này thường rất hăng hái, sôi
nổi và khát khao được độc lập và muốn khẳng định bản thân. Các em cảm nhận rất rõ
mình không còn là trẻ con nữa, nguyện vọng được mọi người đối xử với mình như
người lớn thực sự trở nên mạnh mẽ. Một lời nói, hay hành động thể hiện sự không tôn
trọng của người lớn sẽ khiến các em bị tổn thương, xúc phạm nặng nề. Thực tế trong
độ tuổi của mình, các em vẫn là những học sinh phụ thuộc vào cha mẹ: kỹ năng sống,
cách ứng xử của các em vẫn mang nhiều dáng dấp trẻ con. Vì thế, cha mẹ và những
người thân trong gia đình vẫn đối xử với các em như những đứa trẻ. Từ đó, rất dễ nảy
sinh những mâu thuẫn trong giao tiếp, ứng xử, cha mẹ luôn coi con mình là những đứa
trẻ phải bao bọc che chở trong khi các con lại thấy mình cần phải độc lập, phải hành
động theo ý của mình, cần được mọi người tôn trọng. Sự mâu thuẫn trên đôi khi gây ra
những đụng độ, xung đột trong gia đình. Khi có mọi chuyện buồn vui, các em có xu
hướng tìm đến tình bạn và coi tình bạn là quan trọng nhất trong mối quan hệ của con
người. Các em đã có một tình bạn bền vững và sâu sắc hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu
“dốc bầu tâm sự” để chia sẻ những rung cảm mới xuất hiện ở bản thân. Đặc biệt ở một
số em đã có thể bắt đầu xuất hiện những tình cảm thầm kín, niềm say mê lẫn nhau, có
nhu cầu cao trong giao tiếp nam nữ. Trong giao tiếp nam nữ, tình yêu đôi lứa có thể
nảy nở, đấy là mối tình đầu. Ở đó các em thực sự bị cuốn hút lẫn nhau và thường là do
sự hấp dẫn của vẻ bề ngoài. Đấy là kết quả sự phát triển tâm lý bình thường ở lứa tuổi
này.
Tuổi mới lớn là lứa tuổi có nhiều thay đổi dẫn đến những biến đổi sâu sắc về
mặt tâm lý, nhân cách. Có thể xem như là giai đoạn ẩn chứa nhiều vướng mắc về tâm
lý, cũng như về nhận thức cuộc sống. Chính vì vậy mà tuổi mới lớn còn được gọi là
tuổi tuổi choai choai, tuổi ẩm ương, tuổi chanh cốm, tuổi chỉp hôi ... Thế giới cảm xúc
của các em rất phức tạp, luôn nhạy cảm và rất dễ xao động. Trước những đặc điểm
tâm - sinh lý này đòi hỏi xã hội phải có thái độ khoa học trong các mối quan hệ với



1

các em làm cho các biện pháp giáo dục mang lại hiệu quả cao. Để góp phần đưa lại
nhận thức đúng đắn về lứa tuổi này, văn học nghệ thuật đã dành một góc riêng phản
ánh đời sống, tâm tư tình cảm của các em. Bộ phận văn học đó chính là văn học tuổi
mới lớn, văn học tuổi teen.

1.1.2.

Quan niệm về văn học tuổi mới lớn
Thuật ngữ Văn học tuổi mới lớn được nhắc đến nhiều trong những năm gần

đây. Song để tìm một định nghĩa chính xác về dòng văn học tuổi mới lớn thì qua khảo
sát nghiên cứu chúng tôi cũng chưa tìm ra được một khái niệm cụ thể nói về dòng
sáng tác này. Nhưng cũng giống như việc định hình lứa tuổi mới lớn chỉ mang tính
tương đối, ước lượng thì văn học viết cho lứa tuổi mới lớn cũng đưa đến rất nhiều
quan niệm và ý kiến khác nhau.
Theo quan niệm trước đây, văn học tuổi mới lớn được xếp vào mảng văn học
thiếu nhi, một bộ phận cấu thành của văn học thiếu nhi. Tuy nhiên, khi nói về văn học
thiếu nhi, đa số vẫn chỉ nhớ văn học dành cho thiếu niên, nhi đồng mà quên mất văn
học dành cho tuổi mới lớn.Trong giáo trình Văn học trẻ em của tác giả Lã Thị Bắc Lý
thì những cảm xúc, rung động đầu đời của tình yêu học trò xuất hiện trong các sáng
tác của Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Nhật Ánh... đều được coi là những
sáng tác dành cho thiếu nhi: “Viết cho lứa tuổi hoa học trò là mảng đề tài đặc biệt
khởi sẳc. Thể giới nội tâm sâu kín cùng với những rung động đầu đời (tình yêu học
trò) được các tác giả đề cập tới như là sự phát triển tất yểu của đặc điểm tâm lí trẻ
thơ. Có rất nhiều tác phẩm tiêu biểu như Bây giờ bạn ở đâu và cỏ may ngày xưa của
Trần Thiên Hương; Hương sữa đầu mùa của Lê Cảnh Nhạc; Có gì không mà tặng

bông hồng của Hồ Việt Khuê và hàng loạt các truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh Như:
Còn chút gì để nhớ, Cô gái đến từ hôm qua, Thằng quỷ nhỏ, Phòng trọ ba người,
Nữ sinh, Hoa hồng xứ khác, Hạ đỏ,
Mắt biếc, Bàn có năm chỗ ngồi, Bong bóng lên trời...(...) Có thể nói, văn học thiếu nhi
Việt Nam mang rõ tỉnh chuyên nghiệp Ã07ỉ”[38].


1

Thế nhưng nếu xếp những sáng tác dành cho tuổi mới lớn vào văn học thiếu
nhi thì thực sự chưa thỏa đáng. Cây bút trẻ Văn Thành Lê từng có những sáng tác cho
tuổi mới lớn đã thể hiện những băn khoăn của mình: “Trước đây văn học thiếu nhi
mặc định là những sáng tác dành cho thiếu niên, nhỉ đồng, rất rõ ràng, nghĩa là cho
độ tuổi từ 14 trở xuống. Văn học người lớn tất nhiên là dành cho đối tượng ...người
lớn. Vậy nên trổng ra một khoảng, những em tuổi mới lớn, hay nói vui là tuổi dậy thì
(bây giờ các em dậy thì sớm hơn một chút), có độ tuổi từ 14 đến khi trưởng thành,
không có mảng văn học cho lứa tuổi mình. Các em ẩy phải cổ “cưa sừng làm nghé ”
thành thiểu nhỉ hoặc gắng gượng thành người lớn, theo cách của mỗi em, trong một
khoảng thời gian dài, khi đến với văn học” [29]. Quả thực, nếu xếp văn học tuổi mới
lớn vào văn học thiếu nhi thì gượng ép, thiếu nhi gì mà bối rối cảm xúc đầu đời, thư
tình giấu trong cặp. Nhưng xếp vào chiếu văn học cho người trưởng thành thì lại bị
“quá sức” bởi những trang văn mong manh cảm xúc đầu đời trở thành kệch cỡm với
người trưởng thành. Trong một cuộc phỏng vấn, nhà thơ Cao Xuân Sơn, Trưởng ban
biên tập Chi nhánh NXB Kim Đồng phía Nam cho biết: “Ở nước ta, sách văn học tuổi
mới lớn từ trước đến nay luôn trong trạng thái hụt hẫng. Lứa tuổi 13 trở xuống đã có
dày đặc sách thiếu nhi. Từ 18 trở lên có sách cho người lớn. Vậy độ tuổi từ 13 đến 17
đọc gì? Đây chỉnh là độ tuổi cần sách nhất nhưng lại thiểu sách nhất, đặc biệt là sách
văn học. Tuổi này không còn phù hợp với bác gấu, bạn thỏ, chị chim nữa, nhưng cũng
chưa quá già để nuốt trôi hết những tác phẩm dành cho người lớn ” hay “Không hiểu
vì lẽ gì mà chúng ta thường nghiêng về lứa tuổi mẫu giáo, nhi đồng và thiểu niên cỡ

13 trở xuống, còn bọn nhóc từ 14 đến 17 - những đứa trẻ vị thành niên, không muốn
làm trẻ con nhưng cũng chưa được coi là người lớn - thì dường như luôn trong tình
trạng bị “bỏ đói”phải tự xào xáo lẩy hoặc tự moi móc lẩy những món ăn tỉnh thần từ
khắp nơi một cách rất vô lý, rất khổ sở và rất mạo hiểm” [20].
Từ những quan niệm trên, đặt ra câu hỏi cho chúng ta. Vậy thì việc để văn học
tuổi mới lớn “chung chiếu” với văn học thiếu nhi có họp lý không? bởi lẽ, nhắc đến


1

cụm từ “văn học thiếu nhi” là bạn đọc nghĩ ngay đến sự hồn nhiên, ngộ nghĩnh của
những xứ sở thần tiên. Trong khi đó văn học dành cho tuổi mới lớn ở một tầm mức
cao hơn, phức tạp hơn đúng như tên gọi của nó. cần phải thấy rằng văn học tuổi mới
lớn rất gần với văn học thiếu nhi nhưng chúng ta cũng cần phải định hình rõ lứa tuổi
của từng mảng văn học này. Văn học thiếu nhi là dành cho lứa tuổi nhi đồng và thiếu
niên. Văn học tuổi mới lớn dành cho học sinh cấp hai, cấp ba ... Đây là lứa tuổi chiếm
gần phân nửa dân số nước ta. Các em có đủ khao khát, nhu cầu thưởng ngoạn văn
chương, đáp ứng những băn khoăn, suy tư, trăn trở của các em về gia đình, nhà trường
và xã hội. Tình bạn, tình yêu cùng với cả giới tính...Cả một thế giới đa dạng, phức tạp
và phong phú, cần phải được đưa vào trang sách dưới dạng tác phẩm văn học. Vậy,
phải chăng nên xem văn học tuổi mới lớn như một mảng văn học riêng, đứng độc lập
với mảng văn học thiếu nhi trong dòng văn học Việt Nam.
Sở dĩ chúng ta nên nhìn nhận Văn học tuổi mới lớn là một mảng vãn học độc
lập với văn học thiếu nhi là bởi lẽ, văn học tuổi mới lớn có những đặc trưng rất riêng
của nó.
Thứ nhất, văn học tuổi mới lớn có đối tượng phản ánh khu biệt, đó là những
tác phẩm văn học được sáng tác dành riêng cho tuổi mới lớn, lứa tuổi khoảng từ 13
đến 18 tuổi, vấn đề cần làm rõ ở đây là: văn học tuổi mới lớn có nội dung viết xoay
quanh thế giới cuộc sống của lứa tuổi thanh thiếu niên chứ không phải tác phẩm giới
hạn hoặc xác định đối tượng tiếp nhận chỉ ở một lứa tuổi nhất định nào đó. Bởi sự tiếp

nhận bạn đọc và tác phẩm là một quá trình hết sức tự nhiên và tự do. Không có một
quy định rõ ràng nào cho việc tác phẩm viết cho tuổi mới lớn thì trẻ em và người lớn
không thể tìm đọc. Nhưng một điều chúng ta phải thừa nhận văn học tuổi mới lớn có
sức hấp dẫn hơn với số đông bạn đọc ở lứa tuổi mới lớn. Vì “77ỉờỉ nào cũng vậy,
người đọc luôn đi tìm bóng dáng chính mình trong văn học” (Cao Xuân Sơn). Và như
đã nói ở trên, mỗi một độ tuổi sẽ có một đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức
khác nhau. Với bạn đọc tuổi mới lớn đó là những khao khát được thỏa mãn việc đọc


2

những trang viết đi sâu vào tâm tư tình cảm, khơi động những băn khoăn trăn trở của
một lứa tuổi đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Các em đã tìm thấy đời sống tâm
hồn mình trong văn học tuổi mới lớn. Chính sức hấp dẫn ấy đã tạo ra một lóp công
chúng đông đảo đang ở độ tuổi chanh cốm tìm đến các tác phẩm văn học này.
Thứ hai, Văn học tuổi mới lớn có nội dung phản ánh riêng. Xuất phát từ đối
tượng phản ánh là lứa tuổi thanh thiếu niên khoảng từ 13 đến 18 tuổi. Lứa tuổi nửa trẻ
con, nửa người lớn với đầy những diễn biến tâm lý phức tạp, nhạy cảm, giai đoạn có
nhiều bước ngoặt trong cuộc đời. Tất cả những vấn đề phức tạp của lứa tuổi đã được
văn học tuổi mới lớn phản ánh chân thực trong các sáng tác. Chúng ta có thể bắt gặp ở
đó những tình bạn đẹp và mong manh đến nao lòng. Những câu chuyện hồn nhiên, dí
dỏm mà cảm động. Những tâm tình, khát vọng của lứa tuổi trăng tròn... Hay như tác
giả Trần Đức Ngôn và Dương Thu Hương từng nhận định “Những tác phẩm viết cho
lứa tuổi mới lớn với những biểu hiện tâm lỷ phức tạp, đặt các em trong các mối tương
quan với hoàn cảnh với cuộc sổng buộc phải tự lựa chọn và giải quyết (...). Viết cho
lứa tuổi học trò là mảng đề tài đặc biệt khởi sẳc. Thể giới nội tâm sâu kín cùng với
những rung động đầu đời (tình yêu học trò) được tác giả đề cập tới như là sự phát
triển tất yểu của đặc điểm tâm lý trẻ thơ. (...). Đây là loại sách gây được nhiều hứng
thú và tạo nhiều tranh cãi cho độc giả, và nó cũng đáp ứng phần nào việc miêu tả
những khát vọng và niềm tự tin của lớp trẻ từ thời đại mới” [44]. Như yậy, có thể nói

tất cả những vấn đề phức tạp của lứa tuổi này đều trở thành nguồn đề tài cho văn học
tuổi mới lớn. Và khi tác phẩm văn học dung nạp trong nó những nội dung như đã nêu,
tác phẩm đó có thể xếp vào văn học tuổi mới lớn.
Dựa vào những kết luận trên về đặc trưng riêng của văn học tuổi mới lớn so
với văn học thiếu nhi, chúng tôi đề xuất quan điểm nên coi văn học tuổi mới lớn là
một mảng văn học độc lập đang trên đà phát triển và được chú trọng ở nước ta hiện
nay.

1.1.3.

Sự phát triển của văn học tuổi mới lớn thời kỳ đổi mới


2

Năm 1986, với công cuộc đổi mới trên tất cả mọi lĩnh vực, trong đó văn học
nghệ thuật đặc biệt được coi trọng. Văn kiện Đại hội Đảng VI đã khẳng định: “Đời
sổng văn học đang có những chuyển biển mới mang nhiều hứa hẹn và đồng thời cũng
đang nảy lên những vẩn đề mới”, “nhìn tổng quát đã có những bước phát triển đáng
mừng”, “sáng tác văn học trở nên năng động, hấp dẫn, tạo nên một bầu không khỉ sôi
động thu hút được sự quan tầm rộng rãi của xã hội”. Trong bối cảnh đó đã mở ra cơ
hội cho những sáng tạo, cách tân, thử nghiệm. Chính trong bầu không khí tự do này,
văn học tuổi mới lớn đã phát triển thành một xu hướng văn học.
Những năm 90, văn học tuổi mới lớn thật sự bùng nổ, lan nhanh và sâu rộng cả
hai miền khi những tờ báo sáng tác dành cho tuổi mới lớn ra đời. Nhiều bút nhóm
được thành lập như: Hương đầu mùa của báo Hoa học trò, Vòm me xanh của báo Mực
tím, Gia đình áo trắng của tuyển tập thơ văn Áo trắng. Ngoài ra còn các bút nhóm ở
nhiều tỉnh thành khác, các tuyển tập thơ văn khác như Tuổi hồng, Nữ sinh... Lúc này,
ngoài các nhà văn - những cây bút thế hệ trước viết cho tuổi mới lớn, bắt đầu hình
thành một lực lượng đáng kể lứa tuổi mới lớn viết cho chính mình. Từ đây xuất hiện

hàng loạt những cây bút giờ đã trở thành nhà văn, nhà báo, nhà thơ tên tuổi như:
Dương Bình Nguyên, Bình Nguyên Trang, Đàm Huy Đông, Đặng Thiều Quang, Phan
Hồn Nhiên, Vũ Đình Giang, Trang Hạ, Dương Thụy, Nguyễn Vĩnh Tiến, Nguyễn Vĩnh
Nguyên, Nguyễn Danh Lam, Hoàng Anh Tú, Lê Thiếu Nhơn, Phong Điệp, Đinh Thu
Hiền, Ngô Thị Giáng Uyên, Gia Bảo, Nguyễn Khắc Cường, Hải Miên, Nguyễn Thị
Việt Nga, Nguyễn Lãm Thắng, Huỳnh Thúy Kiều... cùng rất nhiều tác giả khác mà bây
giờ vì những lí do khác nhau, đã không đi theo con đường chữ nghĩa nữa.
Nhưng sự phát triển của văn học tuổi mới lớn không kéo dài được lâu. Ước
chừng trên dưới một thập niên. Những bút nhóm dần tan rã. Những trang thơ giảm dần
và mất. Nhận thấy một lượng lớn độc giả lửng lơ giữa người lớn và trẻ em chưa được
quan tâm đúng mức. Nhà thơ Cao Xuân Sơn đã nói lên nỗi băn khoăn của mình: “Ở
nước ta, sách văn học cho tuổi mới lớn luôn trong trạng thái hụt hẫng. Đây chỉnh là


2

độ tuổi cần sách nhất nhưng lại thiểu sách nhất, đặc biệt là sách văn học” [33]. Nỗi
lòng của nhà thơ cũng chính là thực trạng văn học tuổi mới lớn ở Việt Nam.
Năm 2002, xuất phát từ mong muốn bù đắp phần nào sự thiếu hụt sách viết cho
tuổi mới lớn. Nhà xuất bản Kim Đồng đã thành lập Tủ sách văn học Tuổi mới lớn.
Ngay từ khi ra đời tủ sách Tuổi mới lớn đã phát triển ngày càng lớn mạnh, dần trở
thành một thương hiệu, tạo nên một kênh văn học cho bạn trẻ trong nước. Sự phát
triển lớn mạnh đó đã được nhà thơ Cao Xuân Sơn, trưởng ban biên tập Chi nhánh Nhà
xuất bản Kim Đồng, phía Nam chia sẻ “Năm 2002, năm thử nghiệm đầu tiên, 2 tuần
Nhà xuất bản mới phát hành một tập sách. Đen năm 2003 tăng 1 tuần một tập. Giữa
2004, 1 tuần 2 tập và lịch phát hành ổn định cho đến nay. Trong vòng vài năm trở lại,
đây là tủ sách văn học Việt Nam duy nhất phát hành định kỳ và in 100% những tác
phẩm mới dành cho bạn đọc độ tuổi 13 -17. Hàng tuần, mối đầu sách được phát hành
từ 1.500 đển 2.000 bản và đều bán hểt” [66]. Quả thực, với hàng ngàn bản in so với
khoảng 5 triệu độc giả tuổi mới lớn trong nước thì chỉ như muối bỏ biển. Thế mới thấy

hết được sức hấp dẫn và thu hút mạnh mẽ của văn học tuổi mới lớn với thế giới tinh
thần của tuổi hoa niên.Và không thể phủ nhận được văn học dành cho tuổi mới lớn
như mảnh đất màu mỡ đang rất cần được những bàn tay cày xới, khai phá.
Khi thành lập tủ sách Tuổi mới lớn, nhà xuất bản Kim Đồng đã kêu gọi sự
cộng tác từ những tác giả đã thành danh, lớn tuổi như Nguyễn Quang Sáng (Nó và
tôi), Đoàn Thạch Biền (Mùa hè khắc nghiệt), Đinh Tiến Luyện (Sân cỏ ước mơ), Hồ
Thi Ca (Xin lỗi người dưng), Từ Kế Tường (Ngày vẳng mưa thưa).. .Thời gian về sau,
lực lượng cây viết trẻ hùng hậu đã vào cuộc sôi nổi. Từ những nhà văn đã có tên tuổi ở
dòng văn học người lớn như: Vũ Đình Giang, Liêm Trinh, Nguyễn Thị Việt Nga,
Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Châu Giang, Trần Nhã Thụy... đến những gương mặt trẻ
đang ở tuổi sinh viên như Huỳnh Tài (Khỉ người ta lớn), Đoàn Phương Huyền
(Khoảng biếc), Đỗ Thanh Vân (Chuyện của chúng mình), Đinh Thùy Hương (Mùa
hoa gạo đi qua), Võ Thu Hương (Bóng thuyền xa)... Tuy là những cây bút không


2

chuyên, nhưng nhiều tác giả trẻ tuổi đã nhận được những giải thưởng văn học như
Nguyễn Thúy Loan, sinh năm 1976, đạt giải 3 cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Văn
nghệ Quân đội, giải tư cuộc thi truyện ngắn Sáng tác văn học vì trẻ thơ', Phạm Thị
Hồng Vân - sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đạt giải khuyến
khích cuộc thi Chân dung tuổi mới lớn của Báo Mực Tím; Nguyễn Thị Thanh Bình,
sinh năm 1976, đã hai lần đoạt giải cuộc thi Văn học thiểu nhi vì tương lai đất nước,
giải khuyến khích cuộc thi Văn học tuổi 20 lần thứ II. Ngô Thị Hạnh sinh viên ngữ
văn đạt giải thưởng cuộc thi Bút hồng. Gần đây, trong cuộc thi viết truyện ngắn cho
thanh niên, học sinh, sinh viên do Nhà xuất bản Giáo Dục và Hội nhà văn Việt Nam tổ
chức cũng thu hút 1.800 tác giả tham gia dự thi, trong đó học sinh, sinh viên chiếm tỉ
lệ lên trên 45%. Điều đó, đã tạo ra một nguồn dự trữ bản thảo dồi dào cho văn học tuổi
mới lớn từ sự tham gia đông đảo của những cây bút cũ và mới. Nhưng có lẽ viết thành
công nhất những tác phẩm văn học dành cho tuổi mới lớn là Nguyễn Nhật Ánh. Ông

đã có hàng loạt tác phẩm viết cho tuổi mới lớn rất được yêu thích như: “Cô gái đển từ
hôm qua”, “Nữ sinh”, “Thằng quỷ nhỏ”, “Hoa hồng xứ khác”, “Bồ câu không đưa
thư”, “Trại hoa vàng”... những trang viết của ông đã hoàn toàn chinh phục được
những độc giả đang ở độ tuổi “dở dở”, “ương ương”. Bởi lẽ, đọc tác phẩm nào của
Nguyễn Nhật Ảnh, độc giả cũng như thấy phản chiếu chính bản thân mình trong đó.
Tủ sách Văn học tuổi mới lớn ra đời đã đáp ứng được nhu cầu về việc thổ lộ
tâm tư, tình cảm của tuổi mới lớn. Các trang viết đã đi sâu vào nội tâm, thể hiện những
băn khoăn trăn trở của tấm lòng trẻ, mà mỗi sáng tác đều giống như một bản đàn với
những cung bậc cảm xúc khác nhau. Tác giả Lê Phương Liên đã từng nhận xét: “Các
tác giả trẻ hiện nay cỏ thể đã được giải phóng ra khỏi sự kìm nén trong việc thể hiện
nội tâm, họ đã trải rộng tâm hồn trên trang giấy để miêu tả những nỗi lòng vân vỉ,
những tình cảm e ẩp, những khắc khoải đợi chờ, những rung động tỉnh tể được gửi
vào nắng miền Tây, vào mưa Sài Gòn, vào mây Đà Lạt, vào gió Cao Nguyên, vào
tiếng sóng biển dội vào bờ Mũi Né... Rồi tiếng dòng sông Vàm cỏ Đông, Vàm cỏ Tây


2

nào đang động cựa làm chuyển cả giấc mơ đầu tiên của một đêm thiểu nữ” [32], Có
thể nói rằng nhiều tác phẩm của Tủ sách Tuổi mới lớn đã phản ánh được sinh động
những vấn đề nổi bật của hiện thực nóng bỏng hiện nay như: đời sống của học sinh đô
thị và cả du học sinh ở nước ngoài thể hiện trong các sáng tác “Người mưa”; “Xúc
cảm nguy hiểm” (Nguyên Hương); Tình cảm băn khoăn của học trò miền núi dân tộc ít
người trước làn sóng “văn hóa đô thị” xô đẩy trong “Hạt cát nhỏ nhoi” (Nguyễn Thúy
Loan). Song có thể nhận thấy đa số những cuốn sách viết về Tuổi mới lớn là nghiêng
về miêu tả tình cảm “mới lớn” với thoáng chút tình yêu học trò mơ màng có phần
bàng bạc, thoáng qua. Chính điều đó đã tạo ra sức thu hút, hấp dẫn của các sáng tác
văn học tuổi mới lớn với độc giả tuổi hoa niên. Đồng thời nó cũng tạo ra một hiệu ứng
đọc sách dành cho lứa tuổi chính mình của các em. Các tác phẩm của Tủ sách tuổi mới
lớn thực sự trở nên có ý nghĩa khi góp phần duy trì được ngọn lửa văn học tuổi mới

lớn không bị tàn lụi.
Từ năm 2009, Tủ sách Tuổi mới lớn đổi thành Tủ sách Teen. Sở dĩ, như yậy là
bởi lẽ theo quan niệm chung thì “tuổi teen” - Thuật ngữ tiếng Anh này là để chỉ lứa
tuổi mới lớn với nhiều những biến chuyển tâm sinh lý phức tạp. Đó là lóp tuổi khoảng
từ 13 đến 19 tuổi. Song tiếng Việt lại không có từ nào định danh, chuyên chỉ lóp tuổi
này. Có chăng là các tên gọi như “tuổi hồng”, “tuổi mực tỉm”, “tuổi học trò”, ‘'tuổi
hoa phượng” lại mang tính chất chung chung, thiên về tính văn chương, lãng mạn. Vì
yậy, Nhà xuất bản Kim Đồng đổi tên Tuổi mới lớn đổi thành Tủ sách Teen là một cách
gọi hợp lý nhằm giúp người nghe, người sử dụng ngầm tự hiểu rằng đó là tủ sách văn
học dành cho bạn đọc thanh thiếu niên tuổi từ 13 đến 19 tuổi. Và có thể thấy thuật ngữ
này đã được độc giả chấp nhận rộng rãi và phổ biến bởi ý nghĩa khái quát, ngắn gọn,
thuận tiện, hợp với giới trẻ thời cuộc mà nó mang lại. Chính vì vậy, ngay khi đổi tên
Tủ sách Teen đã cho phát hành cuốn đầu tiên có tên “Ba trong một” của Bùi Chí Vinh.
Hiện Tủ sách Teen bao gồm Teen văn học, Teen cẩm nang sống, Teen giải trí. Văn học
Teen đã ghi điểm được trong lòng bạn đọc trẻ, người viết trẻ và đã phần nào lấp chỗ


2

trống cho sự thiếu hụt mảng sách dành cho tuổi mới lớn. Góp phần khích lệ các em
đọc nhiều hơn, đồng thời tạo ra một sân chơi cho các cây bút thỏa sức sáng tạo những
tác phẩm nghệ thuật.
Với sự phong phú về số lượng tác giả, tác phẩm, Văn học tuổi mới lớn thời kỳ
đổi mới đang ngày phát triển mạnh mẽ, khẳng định được yị thế của mình, dần trở
thành một mảng văn học độc lập với văn học thiếu nhi và được cả xã hội quan tâm.
Xứng đáng là món ăn tinh thần không thể thiếu với độc giả tuổi mới lớn - thế hệ độc
giả với đầy những biến chuyển tâm lí phức tạp của những người trẻ đang đứng trước
ngưỡng cửa tạm biệt tuổi thiếu nhi để dần trở thành người lớn. Cái lứa tuổi rất cần đến
những cuốn sách văn học vừa bổ ích, vừa lí thú, hấp dẫn để giáo dục các em biết yêu
quý, trân trọng những gì tốt đẹp xung quanh mình và biết sống lành mạnh. Điều đó

chúng ta tin rằng văn học tuổi mới lớn đã và đang làm được đúng với vai trò và sự kì
vọng của mọi người.

1.2.
1.2.1.
1.2.1.1.

Sự xuất hiện của Nguyễn Nhật Ánh
Con người và sự nghiệp
Trái tim giàu nhiệt huyết
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955, quê ở xã Bình Quế, huyện

Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Quê hương đất Quảng là niềm tự hào của tác giả. Miền
quê dân dã này cứ liên tục được nhắc đi nhắc lại trong từng câu chuyện của Nguyễn
Nhật Ánh. Tuy sống ở Sài Gòn nhưng tuổi thơ gắn với gia đình, làng xóm quê hương
đã nuôi dưỡng tâm hồn nhà văn mà mỗi khi tưởng nhớ lại Nguyễn Nhật Ánh lại thấy
bồi hồi, bồn chồn và trào lên nỗi nhớ khắc khoải, tha thiết. Nguyễn Nhật Ánh đã từng
bật mí về ba chất liệu để viết đó là: kí ức, sự quan sát xung quanh và tưởng tượng.
Trong đó kí ức về miền quê có bờ biển dài, cát trắng mênh mông chỉ có xương rồng và
phi lao với thời tiết khắc nghiệt đã trở thành chất xúc tác, nguồn cảm hứng vô tận cho
những sáng tác của nhà văn. Ông cũng chia sẻ những sáng tác viết về tuổi mới lớn,
tuổi hoa niên của ông hầu hết lấy bối cảnh từ chính miền quê Quảng Nam yêu dấu của


×