Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Luận văn thạc sĩ sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết ủa học sinh lớp 3 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.15 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ
NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN NHƯ

SỬA LỖI VỀ THÀNH PHẦN CÂU TRONG CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIÉT
CỦA HỌC
SINH LỚP 3-4

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành:Phương pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI,


TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ
NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN NHƯ

SỬA LỖI VỀ THÀNH PHẦN CÂU TRONG CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIÉT
CỦA HỌC
SINH LỚP 3-4

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành:Phương pháp dạy học Tiếng Việt

Ngưòi hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Thu Hương



HÀ NỘI,


r Khóa luận tôt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - K37GDTH

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Ngoài những nỗ lực cá nhân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía các
thầy cô, gia đình và bạn bè. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thu
Hương - người đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực
hiện khóa luận này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Như Quỳnh


r Khóa luận tôt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - K37GDTH

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Khóa luận này là công trình nghiên cứu thực sự của cá

nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thu Hương.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách
nhiệm về nghiên cứu của mình.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Như Quỳnh
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


r Khóa luận tôt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - K37GDTH

c-V

: chủ - vị

HS1

: học sinh 1

HS2
TN1

: học sinh 2
: trạng ngữ 1

TN2


: trạng ngữ 2

CN

: chủ ngữ

VN

: vị ngữ


MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


r Khóa luận tôt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - K37GDTH

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngữ pháp là rất cần thiết trong đòi sống xã hội. Ngữ pháp chi phối việc sử
dụng các đon vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói, làm cho ngôn ngữ thực hiện được chức
năng là công cụ giao tiếp. Trong nhà trường, ngữ pháp rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ
thông qua hoạt động nghe, nói, đọc, viết, thực hiện mục tiêu môn Tiếng Việt, giúp học
sinh hiểu và sử dụng tốt ngôn ngữ phương tiện tư duy giao tiếp của loài ngưòi.
Chương trình ngữ pháp ở Tiểu học lấy câu làm trọng tâm dạy học. Học sinh tiểu học

đã được cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo ngữ pháp của câu, các thành
phần câu. Thành phần câu là một địa hạt quan trọng trong ngữ pháp học nói chung và
ngữ pháp Tiếng Việt nói riêng. Đặc biệt, ở trường Tiểu học, thành phần câu lại càng
quan trọng hơn. Kiến thức về thành phần câu và kĩ năng vận dụng các thành phần câu
định hướng cho học sinh tiểu học nói đúng, viết đúng Tiếng Việt. Học sinh nắm được
nắm được kiến thức về thành phần câu, biết cách phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu,
xác định đúng các thành phần câu đã được học và có kĩ năng vận dụng thành phần câu
để tạo ra những câu đúng ngữ pháp, gợi tả, gọi cảm là một yêu cầu cấp thiết. Vì đó là
nền tảng để học nói, viết Tiếng Việt đúng, chuẩn ngữ pháp, hình thành nơi các em
năng lực hoạt động ngôn ngữ và chuẩn bị tiềm năng cho trẻ nhỏ học lên các bậc học
cao hơn sau này.
Tuy nhiên, học sinh tiểu học hiện nay do các em chưa nắm vững các kiến thức
về thành phần câu. Hơn nữa, do tuổi đòi còn nhỏ nên khả năng nói và viết của các em
là rất hạn chế. Các em thường chỉ nói, viết được những câu đơn giản còn khi nói, viết
các câu phức tạp hơn thì khó khăn hơn. Chính vì vậy,việc mắc lỗi vói các em là
điềukhông thể tránh khỏi, đặc biệt là các lỗi về thành phần câu. Nó được thẻ hiện rõ
trong các bài tập làm văn viết của các em. Ngoài ra, thực tế các giáo viên việc dạy về
câu cũng như thành phần câu thường qua loa, đại khái, chưa đi sâu vào các kiến thức
họng tâm. Muốn vậy giáo viên cần phải có kiến thức nhất định về thành phần câu


r Khóa luận tôt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - K37GDTH

Tiếng Việt để có thể hiểu, lý giải phân tích cho học sinh và từ đó đưa ra những biện
pháp giúp các em khắc phục được những hạn chế đó.
Là một giáo viên tương lai, trăn trở lớn nhất của tôi làm sao để các em không
bị mắc lỗi về thành phần câu khi đặt câu, viết văn. Từ đó các em có thể viết được
những bài văn hay, những lời nói đẹp thu hút hấp dẫn được người đọc và người nghe.

Vì vậy tôi chọn đề tài “Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết của
học sinh lớp 3 -4 "với hy vọng giúp các em cải thiện được tình trạng này.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc tìm hiểu về vấn đề thành phần câu cũng như việc sửa lỗi về thành phần
câu đã có một số tác giả đã đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học và
các bài viết.
Thành phần câu tiếng Việt củaNguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp
(2004), NXB Giáo dục, Hà Nội là chuyên luận về thành phần câu đầu tiên và duy nhất
hiện nay. Chuyên luận đã giải quyết một cách thuyết phục các vấn đề cơ bản là định
nghĩa thành phần câu, danh sách thành phần câu và tiêu chí xác định thành phần câu.
Các tác giả đã trình bày rất rõ các khái niệm, phân loại thành phần chính và thành
phần phụ của câu.
Câu tiếng Việt và nội dung dạy học câu ở trường phổ thông của tác giả
Nguyễn Thị Thìn (2001), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. Tác giả bàn về sự phân
định các thành phần ngữ pháp của câu tiếng Việt gồm tiêu chuẩn xác định các thành
phần ngữ pháp của câu, đặc trưng cơ bản.
Dạy học ngữ pháp ở tiểu học của tác giả Lê Phương Nga, (2001), NXB Giáo
dục Hà Nội. Cuốn sách bàn về thực trạng dạy ngữ pháp ở tiểu học và cách thức tổ
chức dạy học ngữ pháp ở tiểu học. Cũng đã nêu ra được các lỗi mà học sinh thường
mắc phải và đề ra cách chữa.
Tiếng Việt của Nguyễn Đức Dần đề cập đến các vấn đề câu sai, câu mơ hồ.
Nhưng vấn đề này cũng được tác giả xem xét một cách khái quát và dẫn chững chưa


r Khóa luận tôt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - K37GDTH

sát với bậc tiểu học.

Lỗi ngữ pháp và cách khẳc phục của Cao Xuân Hạo (chủ biên), NXB khoa học
xã hội cũng đã viết rất rõ về các lỗi câu và cách khắc phục.
Vấn đề lỗi câu ở bậc tiểu học cũng được đưa ra trong các nghiên cứu khoa học
và các khóa luận tốt nghiệp như: Tìm hiểu kỹ năng viết câu của học sinh lớp 4 của
Đặng Thi Thu Hà; khóa luận: Tìm hiểu lỗi câu của học sinh tiểu học trong các bài tập
làm văn của Nguyễn Thị Kiên. Hay có đề tài khóa luận rọng hơn như: Các lỗi trong
bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 nguyên nhân và biện pháp khẳc phục của Vũ Thị
Bích và khóa luận: Chữa lỗi dùng từ, đặt câu cho học sinh tiểu học lớp 4-5 qua các
bài tập làm văn của Nguyễn Thị Thư... Song mỗi khóa luận đều xem xét vấn đề theo
những góc độ, phương diện khác nhau nhưng chưa nghiên cứu sâu về các lỗi thành
phần câu của học sinh tiểu học.
Kế thừa và phát triển các thành tựu nghiên cứu nói trên, chúng tôi tiến hành
Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 3 - 4.
Chúng tôi chọn đề tài này với hy vọng nhằm giúp các em có thể sửa lỗi về thành phần
câu trong khi nói, viết và các hoạt động có liên quan. Đồng thời cũng giúp giáo viên
có thể điều chỉnh phương pháp dạy của mình sao cho phù họp.

3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận:

-

Làm rõ lý luận về thành phần câu.
Đe xuất các biện pháp để giúp học sinh sửa các lỗi về thành phần câu.

4. Đối tượng nghiên cứu

-

Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 3 - 4.


5. Phạm vi nghiên cứu

-

Trường tiểu học Ngô Quyền - Vĩnh Yên -Vĩnh phúc và Trường tiểu học Phạm Công
Bình -Yên lạc -Vĩnh Phúc.


r Khóa luận tôt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - K37GDTH

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, khóa luận phải thực hiện được các nhiệm vụ
sau:

-

Trình bày khái quát những lý luận liên quan đến thành phần câu, đặc biệt là những
thành phần câu dạy ở Tiểu học.

-

Đưa ra thực trạng mắc lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết của học
sinh lớp 3 -4.

-

Miêu tả các lỗi về thành phần câu và cách sửa cho các lỗi đó.

Đề xuất ra một số biện pháp giúp các em sửa các lỗi về thành phần câu.

7. Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp nghiên cứu lý luận.

Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
Phương pháp phỏng vấn.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHẦN CÂU Ở TIỂU HỌC

1.1.

Các quan niệm về thành phần câu
Thành phần câu là một hạt nhân quan trọng trong câu nói riêng và trong ngữ

pháp nói chung. Các nhà ngữ pháp học đã mô tả về các thành phần một cách khá kỹ
lưỡng nhưng định nghĩa về thành câu vẫn chưa được giải quyết một cách thuyết phục.
Vì vậy, xung quanh định nghĩa về thành phần câu có những ý kiến khác nhau:
Theo Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1983), trên
trục hình tuyển, về mặt cẩu trúc, một câu nói bình thường là một tổ chức gồm nhiều bộ
phận cẩu tạo nên câu, gọi là thành phần câu.
Theo Diệp Quang Ban (2000), thành phần câu là chức vụ cú pháp mà thực từ
đảm nhiệm trong mối quan hệ cẩu trúc với những thực từ khác trong câu.
Nguyễn Thị Thìn (2001) quan niệm thành phần ngữ pháp của câu (thành phần

câu) là thành tổ trực tiếp cẩu tạo câu, có thể là từ, ngữ, liên hợp đẳng lập hoặc một
tiểu cú.
Quan niệm về thành phần của Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004)
đơn giản và mang tính khái quát rất cao. Theo họ, thành phần câu là những từ tham
gia nòng cốt câu (bẳt buộc có mặt để đảm bảo tính trọn vẹn của câu) hoặc phụ thuộc
trực tiếp vào nòng cốt của câu.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản về thành phần câu như sau: “Thành
phần câu là đơn vị quan trọng để tạo nên câu trong Tiếng Việt. ”

1.2.
1.2.1.
1.2.1.1.

Phân loại thành phần câu Tiếng Việt
Thành phần chính của câu
Khái niệm
Các nhà ngữ pháp học truyền thống quan niệm thành phần chính của câu là

thành phần tạo nên nòng cốt của câu, không thể thiếu được trong câu đơn bình thường
vì thiếu nó không tạo thành câu [9,22-23], [5,126]. Nói một cách khái quát hon, thành


phần chính của câu là yếu tố cú pháp bắt buộc có mặt trong câu để đảm bảo cho câu có
tính trọn vẹn. Thành phần chính của câu gồm có chủ ngữ và vị ngữ. Chủ ngữ, vị ngữ
tạo nên nòng cốt câu trên cơ sở quan hệ cú gọi là quan hệ chủ - vị.
Các nhà ngữ pháp học chức năng cho rằng có thành phần nòng cốt đề - thuyết
[20, 168], phần cốt đề, thuyết. Đề và thuyết là những thành tố cơ bản cấu tạo nên nòng
cốt câu, hạt nhân đề - thuyết là cấu trúc hạt nhân của câu.
Như vậy, thành phần chính của câu là thành phần quan trọng nhất trong câu.
Thành phần chính của câu gồm có chủ ngữ và vị ngữ. Quan hệ chủ - vị tạo nên nòng

cốt của câu.
I.2.I.2.
Các thành phần chính
của câu 1.2.1.2.1. Chủ ngữ
a. Khái niệm
Chủ ngữ là thành phần chính, thành phần quan trọng trong câu nên từ thời Pháp
thuộc, Trần Trọng Kim (1941) đã quan tâm đến thành phần này. Tác giả gọi chủ ngữ là
“chủ từ” và cho rằng chủ từ là tiếng đứng làm chủ ở trong mệnh đề [7, 21]. Đến Bùi
Đức Tịnh (1954), quan niệm về chủ ngữ có phần cụ thể hơn: “Chủ ngữ chỉ người hay
vật nói đến” [18, 335]. Từ sau 1960, chủ ngữ được đề cập đến nhiều trong công trình
nghiên cứu. Nhưng chỉ trong công trình nghiên cứu của một số tác giả, khái niệm chủ
ngữ mới hoàn thiện và được nhiều người đồng tình. Nguyễn Kim Thản (1964) cho rằng
chủ ngữ biểu thị đối tượng tường thuật của vị ngữ và có những đặc trưng (hoạt động,
trạng thái, thuộc tính, tính chất, chủng loại) do vị ngữ biểu thị [14, 176], Theo Diệp
Quang Ban (2000), chủ ngữ là thành phần câu có quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau
với thành phần vị ngữ, chủ ngữ nêu ra vật, hiện tượng nằm trong mối quan hệ chặt chẽ
và trực tiếp với đặc trưng (động, tĩnh, tính chất) và quan hệ sẽ được nói đến trong vị
ngữ [2, 39-40], Nguyễn Thị Thìn (2001) quan niệm chủ ngữ biểu thị đối tượng nhận
thức (S) trong nội dung mệnh đề[16, 59]. Nguyễn Minh Thuyết (2004) khẳng định chủ
ngữ là bộ phận nòng cốt của câu biểu thị chủ thể ngữ pháp của vị ngữ, tạo ra cùng vị
ngữ một kết cấu có khả năng nguyên nhân hóa [17, 153].
b. Những đặc trưng cơ hàn cửa chủ ngữ


bl. Vai trò, quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp của chủ ngữ trong câu
Mọi người đều thừa nhận chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu
song phần, cùng vói vị ngữ tạo nên nòng cốt câu. Chủ ngữ là thành phần nêu nên chủ
thể như người, vật, sự vật, sự việc,... có đặc trưng được miêu tả hoặc nhận xét ở vị ngữ
[9, 24], [5, 131], [11, 150]. Nhưng trình bày khá là đầy đủ, hoàn chỉnh về vai trò, quan
hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp của chủ ngữ là các tác giả Nguyễn Thị Thìn, Nguyễn Minh

Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp,.... Nguyễn Thị Thìn (2001) khẳng định chủ ngữ có quan hệ
chặt chẽ, trực tiếp và phù hợp vói vị ngữ, kết họp vói vị ngữ để tạo nên cấu trúc ngữ
pháp cơ bản biểu thị nội dung mệnh đề [16, 54]. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn
Hiệp (2004) cho rằng chủ ngữ có thể chỉ hành động hay đối tượng của hành động, kẻ
mang một phẩm chất nào đó, hay là một sự vật (tình huống) được quy vào một phạm
trù nhất định hoặc đồng nhất với một sự vật (tình huống) khác. Ngoài ra tác giả còn
phân biệt chủ ngữ chủ đề, chủ ngữ vị trí và chủ ngữ chỉ hình thức [17, 183 -184].
về vai trò của chủ ngữ đối với tố chức câu: Có những nhà ngữ pháp cho rằng
chủ ngữ quan trọng hơn vị ngữ vì nó chi phối sự xuất hiện của vị ngữ [19,184], Ngược
lại, có rất nhiều ý kiến cho vị ngữ là thành phần chính quan trọng nhất trong câu [14,
181], [5, 139], [16, 69], [17,109, 191], b2. Vị trí chủ ngữ trong câu
Các nhà nghiên cứu ngữ pháp học đã nhất ý kiến là chủ ngữ thường đứng trước
vị ngữ theo trật tự c - V (“vị trí thuận của chủ ngữ” [17, 187]). Tuy nhiên chủ ngữ có
khả năng đứng sau vị ngữ (“vị trí nghịch của chủ ngữ” [17, 187]) trong một số trường
họp nhất định và gắn với những điều kiện nhất định. Đó là trong trường họp người nói
muốn nhấn mạnh vị ngữ để người nghe chú ý [9, 26]; nhất là khi câu mang rõ màu sắc
biểu cảm [8, 60]; chủ ngữ trong các câu có quan hệ từ là chuyển theo quy tắc riêng: chỉ
ở những câu đồng nhất tuyệt đối, chủ ngữ mới có thể chuyển ra sau vị ngữ, còn trong
các câu không có hệ từ, bất cứ một chủ ngữ thể nào cũng có thể chuyển ra sau vị ngữ
nhờ có chỉ tố phân đoạn thực tại là. [17, 187 -188]
b3. Cấu tạo của chủ ngữ
Chủ ngữ thường được biểu hiện bằng danh từ (cụm danh từ), đại từ đây là hình


thức phổ biến nhất của chủ ngữ - vị ngữ (cụm vị từ) số từ, từ chỉ vị trí được danh hóa,
cụm từ (đẳng lập, chính phụ, cố định) kết cấu c -V và một số kiểu cấu trúc khác.
Diệp Quang Ban (2005) gọi là “kiến trúc đặc biệt” gồm:

-


Kiểu kiến trúc “từ phủ định + danh từ + đại từ phiếm định”
Kiểu kiến trúc “ có (phiếm định) + danh từ”
Kiểu kiến trúc “ kết từ + danh từ”
Kiểu kiến trúc song hành chỉ khoảng cách không gian và thời gian [4, 146 -147]
Nguyễn Thị Thìn gọi kiểu kiến trúc đó là:

-

Chủ ngữ kết họp gồm phụ từ chỉ lượng -tồn tại có + danh từ / đại từ phiếm chỉ.
Chủ ngữ là kết họp gồm phụ từ phủ định không, chẳng, chưa + danh từ / đại từ phiếm
chỉ.

-

Chủ ngữ là giới từ.
Chủ ngữ là đại từ có ý nghĩa phiếm chỉ. Ví dụ:
“Tất cả những ai đã từng đọc: Tiếng chim hót trong bụi mận gai đều không
thế quên được lời đề từ của nó. ” [16, 61-62]
Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004) dựa vào hai loại câu cơ bản là
câu hệ từ và câu vị từ để tìm hiểu cấu tạo của chủ ngữ. Tác giả khẳng định ngoài danh
từ, đại từ, vị từ, cụm chủ - vị làm chủ ngữ, thòi vị từ có thể làm chủ ngữtrong ba trường
họp sau:
+ Khi nó được dùng với ý nghĩa sự vật như danh từ, ví dụ:
‘Trêngửi thông cáo xuống dưới.”
+ Trong câu có vị ngữ là tính từ, ví dụ:
“ Trên đồnim như tờ.”
+ Trong câu chỉ sự đồng nhất về vị trí không gian, ví dụ:
“ Trước mẳtlầ một con đường.” [17, 186-187]
Tóm lại theo chúng tôi, chủ ngữ có thể được hiểu như sau:


-

về khái niệm: Chủ ngữ là thành phần chính của câu thể hiện đối tượng được thông báo


trong câu, cùng với vị ngữ tạo thành nòng cốt câu.

-

về vị trí: Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ theo trật tự C- V nhưng khi cần nhấn
mạnh nội dung thông báo hay biểu thị tình cảm, cảm xúc, .... Người ta có thể đặt vị ngữ
lên trước chủ ngữ.

-

về cách xác định chủ ngữ: Chủ ngữ có thể xác định bằng cách xác định nòng cốt câu,
xác định thành phần chính của câu (sử dụng phép lược câu, tìm thành phần cấu tạo tối
thiểu của câu), cuối cùng tìm những từ, ngữ nêu đối tượng thông báo của câu.

-

về cấu tạo của chủ ngữ: Chủ ngữ có thể được cấu tạo là từ một từ, một cụm từ (cụm từ
chính phụ, cụm từ đang lập, cụm từ cố định), một cụm c -V hay một giới ngữ. Ví dụ:
+ Chủ ngữ được cấu tạo từ một từ (thường là danh từ, đại từ):
Trăng sắp lên.
+ Chủ ngữ được cấu tạo từ một cụm từ đẳng lập:
Thầy giáo và học rínMang chăm chú làm việc.
+ Chủ ngữ được cấu tạo từ một cụm từ chính phụ:
Cuôc sổng của lính Tây Tiến vô cùng gian khổ.
+ Chủ ngữ là một cụm từ cố định:

Ở đời, mất cái no đươc cái kia là lẽ thường tình.
+ Chủ ngữ có thể là một giới từ:
Từ đầu nhà đến cuối nhà khoảng 20 mét.
+ Chủ ngữ được cấu tạo từ một cụm c -V:
Tất cả hoc sinh đều chàm hocìầ điều đáng mừng.
Vị ngữ
a. Khái niệm

1.2.1.2.2.

Cùng phái văn cổ truyền (văn phạm học quy chuẩn), Trần Trọng Kim (1941) đã
đồng nhất vị ngữ với động từ (tính từ) và gọi thẳng tên của từ loại này [7, 21], Trần
Trọng Kim đã nhầm lẫn thành phần câu vói các lóp từ (động từ, tính từ). Bùi Đức Tịnh
(1954) thì đã phân biệt được vị ngữ (tác giả gọi là tuyên ngữ và quan niệm tuyên ngữ là
những gì để nói về người hay vật ở chủ ngữ) là thành phần chính của câu với các lớp từ
(động từ) [18, 337].


Các nhà nghiên cứu ngữ pháp học Tiếng Việt hiện đại quan niệm về vị ngữ đầy
đủ hoàn chỉnh hơn. Họ khẳng định vị ngữ là thành phần thứ hai của câu, cùng với chủ
ngữ tạo thành nòng cốt câu. Vị ngữ là thành phần tường thuật về chủ ngữ [14, 154]; vị
ngữ là bộ phận chỉ tình trạng hoặc hành động của chủ thể [9, 23]; vị ngữ là thành phần
câu có quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau vói chủ ngữ, vị ngữ nêu lên đặc trưng hoặc
quan hệ (động, tĩnh) vốn có ở vật nói ở chủ ngữ hoặc có thể áp đặt chung một cách có
lý do cho vật đó [2, 43]; vị ngữ biểu thị thuộc tính p (có thể là hành động, qua trình,
trạng thái, đặc điểm, tính chất, hặc quan hệ ) của đối tượng nhận thức; vị ngữ là bộ
phận nòng cốt của câu có thể chen thêm phó từ chỉ thời - thế vào phía trước, và trong
trường họp bộ phận này gồm hơn một từ thì vị ngữ là từ chính của bộ phận ấy [17,118].
b. Những đặc trưng cff bản cửa vị ngữ
bl. Vai trò, quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp của vị ngữ trong câu

Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu song phần cùng với chủ ngữ
tạo nên nòng cốt của câu. Vị ngữ là thành phần câu thường thông báo rõ hành động,
hạng thái, tính chất,... của chủ ngữ. Vị ngữ thường trả lời câu hởi ỉàm gì?Thể nào? Là
gì? [9,27], [11,150]; vị ngữ có tác dụng đến toàn câu [10,115]; vị ngữ biểu thị tính vị
thể, miêu tả đặc trưng của sự vật được nói đến ở chủ ngữ [5, 148]. về mặt ngữ pháp, vị
ngữ là thành phần chịu sự chi phối của chủ ngữ, về mặt thông báo, vị ngữ là phần
thông báo cho chủ ngữ, tính thông báo thể hiện chủ yếu ở vị ngữ, trong tương quan với
chủ ngữ, vị ngữ thường là cái mới - cái chưa biết - do đó phần này ít khi bị rút gọn [19,
158]. Vị ngữ có quan hệ chặt chẽ, trực tiếp và phù họp vói chủ ngữ, kết họp vói chủ
ngữ tạo thành cấu trúc ngữ pháp cơ bản biểu thị nội dung mệnh đề [16, 69]. Vị ngữ là
thành phần dùng một thứ từ ngữ khác để thuật cái thể nào của chủ ngữ [6,178].VỊ ngữ
là bộ phận quan trọng nhất trong câu song phần, nó là trung tâm tổ chức của câu,
không thể lược bỏ khi tách khỏi ngữ cảnh [14, 181]. Vị ngữ đóng vai trò chủ yếu và là
hạt nhân của câu [17, 190-191].
b2. Vị trí của vị ngữ trong câu
Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ theo trật tự c - V. Tuy nhiên, vị ngữ có thể


đứng trước chủ ngữ (trường họp ngoại lệ) thuộc mặt dụng pháp [19, 185], Việc đảo vị
ngữ lên trước chủ ngữ tạo nên một trật tự không bình thường nhằm đạt hiệu quả tu từ
biểu cảm [16, 70],
b3. Cấu tạo của vị ngữ
về mặt từ loại: Các nhà ngữ pháp học cố truyền cho rằng vị ngữ do động từ
(tính từ) làm nên [7,21], [18,337], phần lớn các nhà nghiên cứu ngữ pháp Tiếng Việt
thống nhất ý kiến cho rằng động từ, tính từ (vị từ) thường làm vị ngữ, ngoài ra danh từ,
đại từ, số từ cũng có thể làm vị ngữ.
về mặt cấu trúc: Vị ngữ có thể được tạo nên bởi một từ, một cụm từ chính phụ,
một cụm từ đẳng lập, một giới ngữ, một kết cấu c -V và những đon vị đặc biệt như là:
+ Từ “đang” + danh từ chỉ thời gian: “Nó đang tuổi ăn, tuổi ngủ. "
+ Các từ sao, vậy, thế nào, ví dụ: "Anh sao thế? "[9,30]

+ Là sự lặp lại một tổ hợp về mặt ý nghĩa vốn là họng tâm của nội dung thông
báo ở câu trước, ví dụ:
“Mai kia u đưa con sang với chị.”
“Con không mai kia.”
+ Là một tổ họp quan hệ từ + danh từ, ví dụ: “Mẹ tôi ngoài vườn.” [1,150-151]
về mặt kết nối với chủ ngữ: Vị ngữ có thể kết họp trực tiếp với chủ ngữ (không
cần đến hệ từ là), có thể kết họp gián tiếp với chủ ngữ.
Tóm lại, theo chúng tôi, vị ngữ có thể được hiểu như sau:

-

về khái niệm: Vị ngữ là thành phần chính của câu thể hiện nội dung thông báo (hoạt
động, trạng thái, tính chất, quan hệ,....) của đối tượng nêu ở chủ ngữ, cùng với chủ ngữ
tạo nên nòng cốt câu.

-

về vị trí: Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ theo trật tự c -V nhưng vị ngữ có thể đứng
trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh nội dung thông báo hoặc mang màu sắc tu từ.

-

về cách xác định vị ngữ: Muốn tìm vị ngữ của câu, phải thực hiện các bước phân tích
cấu trúc câu: Xác định nòng cốt câu (tối giản), xác định chủ ngữ, phần còn lại là vị ngữ


của câu (phần nêu lên thông báo về đối tượng nói đến ở chủ ngữ).

-


về cấu tạo của vị ngữ: Vị ngữ có thể được cấu tạo từ một từ (động từ, tính từ, danh từ,
đại từ, số từ), một cụm từ chính phụ, cụm từ đắng lập, cụm từ cố định, giới ngữ, cụm c
-V. Ví dụ:


+ Vị ngữ được cấu tạo bởi một từ:
Bọn giăc run sơ.
w Khóa luận tôt nghiệp
Nó là phóns viên.

Nguyễn Như Quỳnh - K37GDTH

+ Vị ngữ được cấu tạo từ một cụm từ chính phụ:
Hoa hồng đans: nở rô.
Tiếng đàn Thúy Kiều irons như tiếng hac bay qua.
+ Vị ngữ được cấu tạo từ một cụm từ đẳng lập:
Nó đến rồi rủ tôi đi chơi.
+ Vị ngữ được cấu tạo từ một cụm từ cố định:
Thằng bé ấy cứns đầu cứng cổ lắm.
+ Vị ngữ được cấu tạo từ một giới ngữ:
Cái mâm đó bans nhôm.
+ Vị ngữ được cấu tạo từ một cụm c -V:
Giếng làng em nước rất trons.
1.2.2. Thành phần phụ
của câu 1.2.2.1. Khái
niệm
Thành phần phụ thêm vào cho cả câu, có tác dụng thuyết minh thêm cho cả câu
[14, 165]. Thành phần phụ là thành phần thứ yếu của câu, dùng để bổ sung ý nghĩa cho
câu hoặc nhấn mạnh vào ý nghĩa nào đó, không tham vào xây dựng nòng cốt câu, ở
ngoài nòng cốt này, có quan hệ vói cả nòng cốt câu [5, 154], Thành phần phụ là thành

phần đứng ngoài đơn vị tính vị ngữ [12,221], Các thành phần câu không thuộc bộ phận
nòng cốt câu thì được gọi là thành phần phụ của câu [16, 58], Thành phần phụ của câu
là thành phần ngữ pháp phụ thuộc vào toàn bộ nòng cốt câu và có tác dụng mở rộng
nòng cốt câu để bổ sung những chi tiết cần thiết cho nòng cốt câu [4,165],
Theo chúng tôi, thành phần phụ của câu là thành phần không tham gia nòng cốt
câu nhưng có quan hệ về nghĩa vói nòng cốt câu. Nó bổ sung, biểu thị những ý nghĩa
về tình huống của sự việc ở nòng cốt câu.


1.2.2.2.

Các thành phần phụ của câu

I.2.2.2.I. Trạng ngữ
w Khóa luận tôt nghiệp
a. Khái niệm

Nguyễn Như Quỳnh - K37GDTH

Các công trình nghiên cứu Việt ngữ đã dùng nhiều thuật ngữ đã dùng nhiều
thuật ngữ để gọi tên hạng ngữ. Nhung có thể nói hạng ngữ là thành phần câu duy nhất
có sụ thống nhất ý kiến cao của các nhà nghiên cứu.
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu có tác dụng bổ sung ý ghĩa tình huống
(nhu thời gian, nơi chốn, phuơng tiện, mục đích, cách thức, nguyên nhân,....) cho nòng
cốt câu [13,51], [20,193], [17,134]..............................................
h. Những đặc trưng cơ hàn cửa trạng ngữ
bl. Vai trò, quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp của trạng ngữ trong câu
Xét về mặt kết cấu ngữ pháp của câu, trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có
thể bỏ đi mà câu không sai ngữ pháp [9,33], [5, 115],...
Xét về mặt ý nghĩa trạng ngữ có tầm quan trọng đặc biệt đối với nòng cốt câu,

là thành phần bổ sung ý nghĩa cho câu. Trạng ngữ có khi là phần nguời nghe mong đợi
[9, 33]. Nội dung thông báo của câu chủ yếu ở thành phần trạng ngữ [20, 193]. Trạng
ngữ xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sụ việc nêu trong câu, góp phần làm nội
dung đuợc đầy đủ chính xác, trạng ngữ nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần
làm cho đoạn văn, bài văn mạch lạc [13,12,46], Trạng ngữ làm cho nội dung phản ánh
hiện thực khách quan đuợc cụ thể hơn, đầy đủ hơn [16, 78], Trạng ngữ bổ sung cho
những thông tin về tình huống, tức nó thuộc vai chủ tố của sự tình đuợc biểu thị trong
câu. Trạng ngữ cũng có thể đảm nhận chức năng liên kết văn bản nhờ vào đặc điểm
nào đó trong nội dung ngữ nghĩa mà nó biểu thị [17, 348 -349]. b2. Vị trí của trạng
ngữ trong câu
Trạng ngữ của Tiếng Việt có thể đứng ở ba vị trí khác nhau trong cấu trúc câu là
đứng đầu câu (truớc nòng cốt chủ - vị), đứng xen giữa chủ ngữ, vị ngữ hoặc cuối câu
(sau nòng cốt chủ - vị). Nhung đặc điểm ngữ pháp của trạng ngữ thường đặt trước phần


nòng cốt câu [13, 50]. Đồng quan điểm trên có rất nhiều người [16, 79], [4,168].
Vị trí thường gặp của trạng ngữ thường đứng ở đầu câu. Khi trạng ngữ chuyển
w Khóa luận tôt nghiệp
Nguyễn Như Quỳnh - K37GDTH
vị trí đứng sau nòng cốt câu hoặc xen giữa chủ ngữ và vị ngữ phải có điều kiện. Theo
Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004), sự thay đổi của trạng ngữ trong câu
có liên quan đến vai trò của nó trong cấu trúc phân đoạn thực tại của câu. Khi nó đứng
sau nòng cốt hoặc chen vào giữa chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ có khả năng tham gia vào
phần thuật đề [17,345]. Diệp Quang Ban (2005) cho rằng trạng ngữ, khi ở cuối nòng
cốt hoặc xen giữa chủ ngữ, vị ngữ, phải được nhấn mạnh tách rời bằng điệu khi nói,
dấu phẩy khi viết và có thể kèm theo một kết từ thích họp [4,168].
b3. Cấu tạo của trạng ngữ
về từ loại: Hoàng Trọng Phiến (1980) xác định trạng ngữ thường được biểu
hiện bằng danh từ, tổ hợp danh từ với các từ có ý nghĩa không gian, thòi gian, tổ họp
danh từ với các giới từ, tính từ có ý nghĩa không gian; kết cấu động từ - bổ ngữ [10,

126].
Nhóm Bùi Tất Tươm (1995) nhận định: Tất cả các kết cấu ngữ pháp có khả
năng làm vị ngữ đều đều có thể đảm nhiệm thành phần này. Ngoài ra, một số phụ từ
tình thái và các kết cấu ngữ pháp có quan hệ mở đầu cũng có thể làm trạng ngữ
[19,186],
Nhóm Lê Cận (1983) quan niệm trạng ngữ thường do danh từ (cụm danh từ),
động từ (cụm tính từ), tính từ (cụm tính từ) có quan hệ từ hoặc không có quan hệ từ
đảm nhiệm [5,155],
Nhóm Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004) dựa vào dấu hiệu cấu
tạo: Trạng ngữ có giói từ đứng trước (trạng ngữ được đánh dấu) hoặc trạng ngữ không
có giới từ đứng trước (trạng ngữ không được đánh dấu).
về cấu trúc ngữ pháp: Trạng ngữ có thể được làm từ một từ, một cụm từ, một
giới ngữ, một kết cấu chủ - vị.


Tóm lại, theo chúng tôi, trạng ngữ có thể được hiểu như sau:

-

về khái niệm: Trạng ngữ là thành phần có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho tình huống
w Khóa luận tôt nghiệp
Nguyễn Như Quỳnh - K37GDTH
nòng cốt câu. Ý nghĩa tình huống có thể là thời gian nơi chốn, mục đích, phương tiện,
nguyên nhân, trạng thái,...

-

về vị trí: Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, ở giữa câu, ở cuối câu nhưng vị trí phổ biến
của trạng ngữ là đứng ở đầu câu.


-

về cách xác định trạng ngữ: Trạng ngữ có thể xác định bằng cách xác định thành phần
chính của câu (nòng cốt câu) sau đó xác định thành phần phụ của câu và dựa vào dấu
phẩy tách nó vói nòng cốt câu kết họp với ý nghĩa chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích,...
của trạng ngữ để phân biệt nó với đề ngữ.

-

về cấu tạo của trạng ngữ: Trạng ngữ có thể được làm từ một từ, một cụm từ, một giới
ngữ.
+ Trạng ngữ có thể được tạo từ một từ:
Lễ phép, mẹ con chị Dậu cúi đầu chào.
+ Trạng ngữ có thể được tạo từ một cụm từ:
Môt ngày cuối thu. tôi và Trũi lên đường.
+ Trạng ngữ có thể được tạo từ một giói ngữ:
Đổi với me tôi, tôi vẫn có lý và đáng yêu.
Ở ngoai thành, nônng dân trồng nhiều loại rau.
I.2.2.2.2. Đề ngữ
Theo chúng tôi, đề ngữ (khởi ngữ) được hiểu như sau:

-

về khái niệm: Đe ngữ là thành phần câu biểu thị chủ đề của câu biểu thị chủ đề của câu
biểu thị, có quan hệ chính phụ vói toàn bộ nòng cốt câu và có vị trí đặc thù là đứng đầu
câu.

-

về cách xác định đề ngữ: Đe ngữ có thể được xác định bằng cách thử: thêm vào nó các

quan hệ từ như: về, đổi với, với; thêm vào sau nó các từ mà, thì, là.

-

về cấu tạo của đề ngữ: Đề ngữ có thể được cấu tạo từ một từ, một cụm từ (chính phụ,


đẳng lập), một cụm c -V hay một cụm giới ngữ. Ví dụ:
+ Đề ngữ được cấu tạo từ một từ:
w Khóa luận tôt nghiệp
Hoa, tôi để trên bàn.

Nguyễn Như Quỳnh - K37GDTH

+ Đề ngữ được cấu tạo từ một cụm từ chính phụ:
Tẩm áo «v.bấv lâu nay, con thường mặc.
+ Đề ngữ được cấu tạo từ một cụm c -V:
Anh ẩv hư hỏns như thế nào, tôi đã từng được nghe nói.
+ Đề ngữ được cấu tạo từ một giới ngữ:
Với tôi, tất cả như vô nghĩa.

-

về mặt nghĩa: Vai nghĩa của đề ngữ có thể trùng vói bổ ngữ, trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ
trong câu. Ví dụ:
+ Vai nghĩa của đề ngữ trùng với chủ ngữ:
Tôi thì tôi xin chịu.
+ Vai nghĩa của đề ngữ trùng với vị ngữ:
Ăn thì tôi không ăn.


1.2.3.
1.2.3.1.

Thành phần phụ của từ trong câu
Khái niêm
Diệp Quang Ban (2005) quan niệm: “Thành phần phụ của từ là từ ngữ phụ

thêm vào một từ hay một cụm từ đang giữ một chức vụ nào đó trong câu.” [4, 178]
Theo tôi, thành phần phụ của từ gồm 2 loại, các từ phụ bố nghĩa cho danh từ
được gọi là định ngữ, từ phụ bố nghĩa cho động từ và tính từ thì gọi là bổ ngữ.
Các thành phần phụ của từ

1.2.3.2.

I.2.3.2.I.

-

Bổngữ

về khái niệm: Bố ngữ là thành phần phụ của vị từ (động từ, tính từ) trong câu, có quan
hệ chính phụ vói vị từ, có vị trí phổ biến đứng sau động từ, tính từ làm vị ngữ trong
câu.

-

về cách xác định bổ ngữ: Bổ ngữ có thể được xác định bằng cách xác định cụm động từ
(cụm tính từ) làm vị ngữ, sau đó xác định động từ, tính từ trung tâm trong cụm từ, cuối



cùng là xác định bổ ngữ.

-

về cấu tạo của bổ ngữ: Bổ ngữ có thể được cấu tạo từ một từ, một cụm từ đẳng lập, một
w Khóa luận tôt nghiệp
Nguyễn Như Quỳnh - K37GDTH
cụm từ chính phụ, một cụm c -V hay một tổ họp quan hệ từ + danh từ.
Ví dụ:
+ Bổ ngữ được cấu tạo từ một từ:
Con trâu đang cày ruôns.
+ Bổ ngữ được cấu tạo từ một cụm từ chính phụ:
Người đàn ông ấy đi rất vôi vàng.
+ Bổ ngữ được cấu tạo từ một cụm c -V:
Tôi biết ban tôi không bao giờ quên tôi.
+ Bổ ngữ được cấu tạo từ một giới ngữ:
Cái ấm này được làm bằns nhôm.

-

về phân loại bổ ngữ: Bổ ngữ có thể phân loại dựa vào dấu hiệu có hoặc không có giới
từ đi kèm hay dựa vào vai nghĩa mà bổ ngữ biểu thị.
Dựa vào dấu hiệu có hoặc không có giới từ đi kèm, có bổ ngữ trực tiếp và gián
tiếp. Ví dụ:
Anh ấy mua sách cho con anh ấy. (“cho con anh ấy” là bổ ngữ gián tiếp) Dựa
vào vai nghĩa mà bổ ngữ biểu thị, bổ ngữ được chia thành bổ ngữ đối tượng, thời gian,
nơi chốn, mục đích, nguyên nhân. Ví dụ:
Tôi học ở lầu hai. (“ở lầu hai” là bố ngữ chỉ nơi chốn).

I.2.3.2.2.


Định ngữ
về khái niệm: Định ngữ là thành phần phụ của danh từ trung tâm trong cụm
danh từ làm thành phần câu, có vị trí phổ biến là đứng sau danh từ trung tâm
nhằm miêu tả hay hạn định danh từ trung tâm.


-

về cách xác định định ngữ: Định ngữ được xác định trong cụm danh từ. Định ngữ
chính là đon vị đứng liền sau danh từ trung tâm, miêu tả hay hạn định danh từ trung
w Khóa luận tôt nghiệp
Nguyễn Như Quỳnh - K37GDTH
tâm. (Có thể dùng cách đặt câu hỏi với từ “nào” để xác định định ngữ. Ví dụ: “Chị tôi
chưa lấy chồng.” Chị nào? -chị tôi, “tôi” định ngữ).

-

về cấu tạo của định ngữ: Định ngữ có thể được cấu tạo từ một từ, một cụm từ chính
phụ, một cụm c - V. Ví dụ:
+ Định ngữ được cấu tạo từ một từ:
Đây là một cô gái thôns minh.
+ Định ngữ được cấu tạo từ một cụm từ chính phụ:
Nhà máy chế biển hoa quả xuất khẩu đã ngừng hoạt động.
+ Định ngữ được cấu tạo từ một cụm c -V:
Quyển sách anh cho tôi mươn rất khó đọc.

-

về cách kết họp vói danh từ trung tâm: Định ngữ có thể liên kết với danh từ trung tâm

một cách trực tiếp (không có quan hệ từ) hoặc gián tiếp (có thể có quan hệ từ). Ví dụ:
+ Định ngữ không kèm theo quan hệ từ:
Công nhân đường sẳt rất vất vả.
+ Định ngữ có thể có hoặc không kèm theo quan hệ từ:
Nhà của tôi rất rộng.
Nhà tôi rộng.
1.2.4. Thành phần biệt lập
trong câu I.2.4.I. Khái niệm
Thành phần biệt lập còn gọi là biệt lập ngữ, thành phần đơn lập, thành phần độc
lập.
Nguyễn Kim Thản (1964) dùng thuật ngữ thành phần đơn lập. Tác giả quan
niệm thành phần này có đặc điểm là bao giờ cũng ngắt ra khỏi các thành phần khác của
câu, đứng biệt lập, biểu thị những sắc thái về tình cảm thái độ khác nhau trong câu nói
hay phụ chú trong câu nói, “bỏ nó đi không ảnh hưởng gì.” [14,166,222],
Hoàng Trọng Phiến cho rằng trong câu có thành phần độc lập. Theo tác giả,


×