Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bài tập học kỳ Hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.67 KB, 11 trang )

A.

MỞ ĐẦU

Ngày nay chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển, nền kinh tế phát
triển kéo theo sự phát triển của xã hội. Như ta đã thấy xã hội đang ngày càng phát
triển, sự giao lưu văn hóa với các nước đang ngày càng mạnh mẽ. Trong điều kiện
phát triển ấy Việt Nam, với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là
một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Phương châm phát triển đó đã làm cho quan hệ pháp luật về kinh tế, dân sự, hình
sự,… ngày càng gia tăng. Kinh tế phát triển, đời sống cải thiện , bên cạnh sự phát
triển đó, nền kinh tế thị trường đã nảy sinh những mặt trái, đó là sự tha hóa, biến
chất về đạo đức và nhân phẩm của một số bộ phận con người, làm phát sinh tệ nạn
xã hội, dẫn đến tình hình chính trị, an ninh, trật tự xã hội đi theo khuynh hướng
xấu, làm gia tăng tội phạm nhất là về vấn nạn trộm cắp tài sản. Để thấy được tính
chất nguy hiểm của trộm cắp tài sản, nhóm 2 chúng em chọn đề tài 3 để tìm hiểu
nội dung này, đề 3 có nội dung như sau:
Trinh chơi thân với chị Âu ở thị trấn C. Ngày 5.10. 2015 Trinh ngủ tại nhà
Chị Âu, Trinh phát hiện mẹ chị Âu giấu vàng trong sọt đựng khăn để ở gầm
giường. Tối 4/11/2015, Trinh tiếp tục đến nhà chị Âu chơi và xin ngủ lại. Nửa
đêm, khi mẹ của bạn thức dậy đi chợ buôn bán, Trinh lén đến giường ngủ của bà,
tìm được trong sọt đựng khăn 01 chiếc vòng vàng 5 chỉ (trị giá 31 triệu đồng).
Trinh giấu chiếc vòng vàng trong người, quay về giường tiếp tục ngủ. Hôm sau,
Trinh đem vòng tới tiệm vàng bán được 20 triệu đồng. Tội phạm mà Trinh thực
hiện được quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS.
Câu hỏi:


1. Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với
tội trộm cắp tài sản. (2 điểm)
2. Hãy xác định các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong tình huống


nêu trên. (1 điểm)
3. Phát biểu sau đây về vụ án là đúng hay sai? Tại sao? - Vì Trinh đã chiếm đoạt
được tài sản, nên tội trộm cắp tài sản mà Trinh đã thực hiện có cấu thành tội phạm
vật chất. (2 điểm)
4. Giả sử toà án căn cứ vào khoản 1 Điều 138 BLHS xử phạt Trinh 24 tháng tù thì
toà án có thể cho Trinh được hưởng án treo không? (2 điểm).

B.

NỘI DUNG

Dưới đây là toàn bộ hướng giải quyết của nhóm em về đề tài số 3 như sau:

Câu 1:
Căn cứ vào quy định tại khoản 3 điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối
với tội trộm cắp tài sản.
Căn cứ vào quy định tại khoản 3 điều 8 BLHS, tội trộm cắp tài sản tại điều
138 BLHS được phân thành các loại tội phạm sau:
- Tại khoản 1: “ Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu
đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả


nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết
án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa bị xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Đây là
loại tội phạm ít nghiêm trọng ( do mức cao nhất của khung hình phạt là đến ba
năm tù).
- Tại khoản 2: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây.... thì bị phạt tù
từ hai năm đến bảy năm”. Đây là loại tội phạm nghiêm trọng ( do mức cao nhất
của khung hình phạt là bảy năm tù)

- Tại khoản 3: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây...thì bị phạt tù từ
bảy năm đến mười lăm năm”. Đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng ( do mức
cao nhất của khung hình phạt là mười lăm năm”.
- Tại khoản 4: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây... thì bị phạt tù từ
hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”. Đây là loại tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng ( do mức cao nhất của khung hình phạt là trên mười lăm năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình).

Câu 2:
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm
những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan và
con người có thể trực tiếp nhận biết được.
Xét trong tình huống này, mặt khách quan của tội phạm được thể hiện qua
các dấu hiệu sau:
Thứ nhất đó là hành vi khách quan. Điều 138 Bộ luật hình sự không mô tả
các dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản mà chỉ định tội danh. Tuy nhiên, qua thực tiễn


cũng như cách đặt tội danh thì hành vi khách quan duy nhất của tội trộm cắp tài sản
là hành vi “chiếm đoạt” tài sản đang có chủ một cách lén lút. Tính chất “lén lút” là
dấu hiệu để phân biệt hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội trộm cắp tài sản và hành
vi chiếm đoạt tài sản trong các tội phạm khác, nó thể hiện ở việc người phạm tội
che giấu hành vi đang phạm tội của mình, không cho phép chủ tài sản biết có hành
vi chiếm đoạt tài sản khi hành vi này đang xảy ra.
Ở đây, Trinh là người có hành vi chiếm đoạt tài sản đang có chủ là mẹ chị
Âu một cách lén lút. Trước khi thực hiện hành vi, Trinh có biết rõ nơi mẹ chị Âu
cất giữ tài sản từ ngày 5.10.2015 và tiếp tục đến chơi nhà chị Âu và xin ngủ lại vào
tối 4.11.2015 để tìm cơ hội thực hiện hành vi. Trong lúc thực hiện hành vi, Trinh
có ý thức không cho phép mẹ chị Âu và chị Âu biết Trinh có hành vi chiếm
đoạt tài sản khi hành vi này đang xảy ra bằng cách lợi dụng lúc nửa đêm , khi mẹ

của bạn thức dậy đi buôn bán, không còn có mặt tại nơi có tài sản, Trinh đã lén
thực hiện hành vi trộm cắp tài sản mà cụ thể ở đây là 1 chiếc vòng vàng 5 chỉ rồi
giấu chiếc vòng trong người, tiếp tục quay về giường ngủ rồi hôm sau mang đi bán,
che giấu được toàn bộ sự việc phạm tội của mình. Dưới góc độ pháp lý có thể dễ
dàng nhận thấy hành vi của Trinh là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp
luật tài sản của mẹ chị Âu thành tài sản của mình, làm cho mẹ chị Âu không có khả
năng thực hiện được quyền chủ sở hữu đối với tài sản trên thực tế mặc dù về mặt
pháp lý không làm cho mẹ chị Âu mất đi quyền sở hữu tài sản.
Thứ hai là hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi và hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội đó. Hậu quả nguy hiểm của
tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những quan hệ xã hội mà luật
hình sự bảo vệ, được thể hiện thông qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các
bộ phận cấu thành lên khách thể. Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải có trước, là
nguyên nhân gây nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội, đồng thời hậu quả đó chính là


kết quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội từ đó tạo nên mối quan hệ nhân – quả
của 2 yếu tố này.
Đối với tội trộm cắp tài sản của Trinh, hậu quả nguy hiểm cho xã hội thể
hiện qua chiếc vòng vàng 5 chỉ của mẹ chị Âu bị Trinh chiếm đọat, gây thiệt hại 31
triệu tính theo giá trị của chiếc vòng vàng và tài sản này đã bị Trinh sử dụng trái
phép qua việc Trinh mang đi bán chiếc vòng vàng đã chiếm đọat của mẹ chị Âu và
nhận về số tiền 20 triệu đồng. Trong cấu thành tội trộm cắp tài sản, hậu quả của tội
trộm cắp tài sản của Trinh là chiếc vòng vàng bị chiếm đọat có giá trị ở mức nhất
định trong trường hợp thông thường được quy định tại khoản 1 điều 138 BLH. Dựa
vào mức giá trị chiếc vòng vàng mà Trinh chiếm đọat điều lụât này đã phân chia
thành khung hình phạt “cải tạo không giam giữ đến ba năm (3 năm) hoặc phạt tù từ
sáu (6) tháng đến ba (3) năm” tương ứng với mức độ hậu quả hành vi trộm cắp tài
sản của Trinh. Xét quan hệ nhân – quả, hậu quả về mất tài sản với mẹ chị Âu chính
là kết quả của hành vi trộm cắp tài sản, hay đúng hơn là lén lút chiếm đọat tài sản

của mẹ chị Âu.
Thứ ba là các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội,
thường bao gồm thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, công cụ, phương tiện phạm tội.
Ở tình huống này, Trinh đã lợi dụng khá linh động thời gian lúc nửa đêm ngày
4.11.2015 địa điểm tại nhà chị Âu, trong hoàn cảnh mẹ bạn thức dậy đi buôn bán
để chiếm đọat, trộm cắp tài sản.

Câu 3:
Phát biểu “ Vì Trinh đã chiếm đoạt được tài sản nên tội trộm cắp tài sản mà
Trinh đã thực hiện có cấu thành tội phạm vật chất” là sai.


Giải thích: Để xác định đó là tội phạm cấu thành vật chất hay hình thức phải
dựa vào mô tả trong cấu thành tội phạm của tội đó trong bộ luật hình sự... không
thể dựa vào hậu quả để kết luận rằng đó là tội phạm có cấu thành vật chất được...
đối với 1 tội thì nó luôn được cố định là tội phạm cấu thành vật chất hoặc hình
thức...không có chuyện vì đạt được hậu quả thì tôi cướp tài sản sẽ được chuyển từ
cấu thành hình thức sang thành cầu thành vật chất..
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại
tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự Cấu thành tội phạm vật chất là là
cấu thành tội phạm có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả Theo khoản 1 điều 138 BLHS 1999:
“Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới
năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gâu hậu quả nghiêm trọng
hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm
đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Như vậy, tội trộm cắp tài
sản trong luật hình sự có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi trộm cắp tài
sản, tội này yêu cầu phải có hậu quả xảy ra. Đó là trộm cắp được tài sản có giá trị
từ hải triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng

gây hậu quả nghiêm trọng.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra:
+Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt
thời gian: phải có hành vi trộm cắp sau đó mới dẫn đến hậu quả mất tài sản
+Hành vi trái pháp luật phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả
nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra phải là sự hiện
thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của chính hành vi trái pháp


luật.Hành vi trực tiếp gây ra hậu quả và hậu quả chính là hệ quả trực tiếp của hành
vi: Hành vi trộm cắp trực tiếp gây ra hậu quả mất tài sản
Trong cấu thành tội phạm vật chất thì nhà làm luật quy định dấu hiệu hậu quả là
dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, việc xác định tội có cấu thành tội phạm vật chất hay
không là phải dựa vào quy dịnh của luật, chứ không phải quan niệm cho rằng :"
nếu có hậu quả xảy ra thì tội phạm đang xem xét là cấu thành tội phạm vật chất".
Với phát biểu " Vì Trinh đã chiếm đoạt được tài sản, nên tội trộm cắp tài sản mà
Trinh đã thực hiện có cấu thành tội phạm vật chất" thì rõ ràng là sai. Vì hậu quả là
hậu quả quy định trong luật chứ không phải ( không nhất thiết) phải là hậu quả trên
thực tế. Ví dụ: Giả sử Trinh đang thực hiện việc trộm cắp mà bị phát hiện, thì dù
chưa chiếm đoạt được tài sản nhưng vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
trộm cắp tài sản. Tội trộm cắp tài sản được quy định trong điều 138 BLHS năm
1999 có các yếu tố cấu thành tội phạm vật chất, vì vậy người phạm tội này có cấu
thành tội phạm vật chất. Nếu chỉ căn cứ vào hậu quả của hành vi xảy ra tren thực tế
mà kết luận thì sẽ sai. Có nghĩa rằng, tội trộm cắp tài sản là tội có cấu thành tội
phạm vật chất, nhưng khi khi giải thích là" Vì Trinh đã chiếm đoạt được tài sản ..."
là sai.

Câu 4:
Giả sử toà án căn cứ vào khoản 1 Điều 138 BLHS xử phạt Trinh 24 tháng tù
thì toà án có thể cho Trinh được hưởng án treo không? Đó là một câu hỏi gợi cho

nhóm em nhiều suy nghĩ. Và cuối cùng nhóm em xin trả lời là không.
Trong câu này có 2 thuật ngữ dễ gây hiểu nhầm chính là “án treo” và “cải
tạo không giam giữ”.


Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù và được quy định cụ thể về
án treo và điều kiện được hưởng án treo tại Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 được
sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể được quy định tại Điều 60
Bộ luật hình sự năm 1999 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009 (5 điều).
Cải tạo không giam giữ (được quy định tại khoản 1 Điều 58 BLHS 1999)
Hình phạt này nặng hơn hình phạt tiền và hình phạt cảnh cáo. Hình phạt này không
buộc người bị kết án phải cách li khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước,
tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân
tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.
Án treo và cải tạo không giam giữ có hình thức giống nhau là người thụ án
được tự do trong sự giám sát, quản lý và giáo dục của địa phương cư trú, cơ quan
nơi công tác. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý rất khác nhau.
Tại khoản 1 Điều 138 có quy định về hình phạt của tội trộm cắp tài sản là : “
Trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi
triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử
phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,
chưa bị xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”. Ở đây theo câu hỏi là giả sử Trinh bị kết án
2 năm tù thì có được hưởng án treo không?
Để xác định hình phạt cho một tội danh cụ thể được cấu thành nên từ những mặt
chủ quan và khách quan ta phải xét mức phạt phù hợp, đúng người, đúng tội của
tội phạm. Trong khoản 1 của Điều 138 có hình phạt cụ thể là cải tạo không giam
giữ hoặc phạt tù có thời hạn. Như ở trên đã nói cải tạo không giam giữ không phải
là án treo. Để xét một người có được hưởng án treo không dựa vào các điều kiện:



1.Bị xử phạt tù không quá 3 năm, không phân biệt về tội gì;
Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình
phạt, hình phạt chung không quá 3 năm tù thì cũng có thể cho hưởng án treo.
2. Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành
đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có
tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.
3. Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít
nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng thì tình tiết giảm
nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.
4. Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội
hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Nhưng Trinh chỉ thỏa mãn điều kiện 1 là thời gian bị phạt tù là 24 tháng ( không
quá 3 năm) còn những điều kiện còn lại đề bài không đề cập cụ thể nên ta có thể
không nhắc đến vì giới hạn chính là đề tài.
Tuy Trinh phạm tội ít nghiêm trọng vì tài sản Trinh ăn trộm dưới 50 triệu đồng ( cụ
thể là 31 triệu đồng) theo Điều 138 BLHS 1999 nhưng ta nên để ý trong đề có một
chi tiết làm cho tội của Trinh có tình tiết tăng nặng chính là: Trinh phát hiện mẹ chị
Âu giấu vàng trong sọt đựng khăn để ở gầm giường và lúc đó Trinh đã nảy sinh ý
định trộm cắp và hành vi tiếp diễn đến tối ngày 4/11/2015 Trinh đến nhà chị Âu
chơi và xin ngủ lại. Nửa đêm, khi mẹ của bạn thức dậy đi chợ buôn bán, Trinh lén
đến giường ngủ của bà, tìm được trong sọt đựng khăn 01 chiếc vòng vàng 5 chỉ (trị
giá 31 triệu đồng). Trinh giấu chiếc vòng vàng trong người, quay về giường tiếp
tục ngủ. Hôm sau Trinh đi bán vật mình ăn trộm được với giá 20 triệu đồng. Đọc


toàn bộ ý trên ta thấy Trinh đã có ý định từ trước và Trinh đã xây dựng hành vi
phạm tội của mình. Đây là hành vi có chủ ý và được sắp đặt, lên kế hoạch từ trước.

Theo khoản 1 điều 48 BLHS 1999 có quy định về các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự theo chúng em Trinh đã vi phạm điểm e chính là cố tình thực hiện
tội phạm đến cùng, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho mẹ chị Âu. Từ tình
tiết trên hành vi trộm cắp tài sản của Trinh được quy định tại khoản 1 điều 138
BLHS 1999.
Bởi vì hành vi phạm tội của Trinh đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và hậu quả pháp
lý nghiêm trọng nên Trinh bị xử phạt 24 tháng tù và không được hưởng án treo.

C.

KẾT LUẬN

Tội trộm cắp tài sản ngày càng gia tăng trong xã hội ngày nay gây thiệt hại đáng kể
về người và của trong cộng đồng dân cư . Việc xác định chính xác và nhanh chóng
loại tội phạm và cấu thành tội phạm, trách nhiệm hình sự đối với tội phạm là rất
quan trọng. Người dân cũng nên cẩn trọng bảo vệ bản than và của cải của chính
mình, khi thấy có sự xâm hại nên báo ngay đến cac cơ quan chính quyền để có sự
can thiệp kịp thời để không để lại hậu quả nghiêm trọng. Và các nhà làm luật cần
nắm bắt tình hình nhanh chóng, toàn diện, vận dụng linh hoạt góp phần làm cho xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trên đây là toàn bộ bài tập nhóm môn Luật hình sự 1 của nhóm 2 chúng em. Vì
khuôn khổ bài tập có hạn và đây là ý kiến riêng của nhóm em nên có thể bài làm
của chúng em không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Chúng em mong nhận được sự
quan tâm, góp ý của thầy cô để bài tập bọn em thêm hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB

2.

CAND, 2015
Mô hình Luật hình sự Việt Nam, GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, NXB CAND,

3.
4.

2010
Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1999
Bộ luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1999, sửa đổi bổ sung

5.

2009
Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao.



×