Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP MÔN HÓA HỌC THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.34 KB, 13 trang )

BÀI DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
CHỦ ĐỀ:“HOÁ HỌC VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN”.
I. TÊN CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
“ Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Hoá học ở trường THCS.
Chủ đề: Hoá học với môi trường và các hiện tượng tự nhiên”.
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức.
- Nhận biết được các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên ( có liên quan đến hoá học )
là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học.
- Vận dụng Định luật Bảo toàn và chuyển hoá năng lượng ở môn Vật lí để biết mọi
vật chất không tự nhiên sinh ra, mất đi mà chỉ có sự chuyển hoá từ dạng này sang dạng
khác.
- Giải thích được vì sao vôi sống để lâu trong không khí khó phản ứng với nước
hơn, hay vì sao trên bề mặt cốc nước vôi ( hố tôi vôi ) thường xuất hiện lớp váng.
- Giải thích được vì sao vôi sống ( CaO ) được dùng để khử chua đất trồng, diệt vi
khuẩn, nấm mốc ... dựa trên kiến thức đã học ở môn Công nghệ lớp 7.
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức môn Hoá học để xác định các hiện tượng vật lí, hiện tượng
hoá học.
- Rèn các kĩ năng sống cơ bản cho học sinh như: Kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng
thu thập dữ liệu, kĩ năng vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng giải quyết các vấn đề, kĩ
năng thực hành hoá học...
- Liên hệ với các môn Vật Lí, Sinh học, Công nghệ, Ngữ văn, Giáo dục công dân
để nhận biết các tác nhân tác động đến môi trường và các hiện tượng trong tự nhiên.
3. Thái độ
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ, có tác động tích cực và hạn chế
tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến môi trường sống.
- Rèn cho HS ý thức tự học, hứng thú, tự tin và yêu thích học tập bộ môn.
- Nêu cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, gia đình, thôn xóm.
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC


- Học sinh khối lớp 8
- Số lượng: 43 HS ( Lớp dạy theo chủ đề tích hợp )
- Kết quả khảo sát mức độ yêu thích tiết học theo chủ đề tích hợp.
Rất thích
Thích
Không thích
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
35 / 43

81,4%

6 / 43

13,95%

2 / 43

4,65%

IV. Ý NGHĨA CỦA CHỦ ĐỀ
1. Đối với thực tiễn xã hội
- Môi trường - không gian sống của chúng ta đang ngày càng bị thu hẹp lại bởi sự
phát triển của nền kinh tế, cùng với đó là các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều
1



hơn. Song vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết
một cách đồng bộ và triệt để. Việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường cần có sự kết
hợp của nhiều ban ngành, nhiều lĩnh vực.
- Bên cạnh đó Thế giới đang ngày càng phát triển với những thành tựu vượt bậc
của nhân loại trong các lĩnh vực Khoa học và Công nghệ. Cùng với đó là sự bùng nổ
thông tin mạnh mẽ, những phát minh ra đời dựa trên sự liên quan của nhiều lĩnh vực. Do
đó đòi hỏi con người cần vận dụng kiến thức của nhiều môn một cách sáng tạo. Từ thực tế
đó cho thấy trong dạy học việc vận dụng kiến thức liên môn là rất cần thiết. Vì thế tôi
mạnh dạn vận dụng kiến thức các môn Vật lí, Công nghệ, Ngữ văn, Sinh học, Giáo dục
công dân... vào trong quá trình giảng dạy môn Hoá học. Bước đầu làm quen và áp dụng
tôi còn gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp
lãnh đạo, của các đồng nghiệp.
2. Đối với giáo viên và học sinh
- Dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn đòi hỏi người giáo viên không
chỉ nắm vững kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải nắm vững kiến thức các
môn học khác có liên quan trong từng tiết dạy để vận dụng cho phù hợp, tạo được hứng
thú niềm say mê tìm tòi cho học sinh. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng
học tập trau dồi kiến thức các môn học khác để có thể tổ chức, hướng dẫn học sinh giải
quyết các tình huống trong thực tiễn, các vấn đề có liên quan đến bài học một cách hiệu
quả.
- Dạy học tích hợp kiến thức nhiều môn học có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục,
rèn luyện và phát triển khả năng tư duy sáng tạo, phân tích tổng hợp, khái quát hoá, trừu
tượng hoá cho học sinh.
- Dạy học tích hợp là dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Học
sinh biết cách giải quyết những vấn đề trong thực tiễn một cách khoa học, sáng tạo.
- Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy giúp học sinh thực hiện được mục
tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của chương trình giáo dục và đào tạo.
- Dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn sẽ kích thích học sinh hăng hái
tìm hiểu về các chủ đề, tích cực tìm đọc các tài liệu có liên quan. Học sinh chủ động tham

gia vào việc chuẩn bị bài học, tài liệu, tư duy tích cực và sâu hơn cách dạy học thông
thường.
- Dạy học tích hợp giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung bài học, tự tin, hứng thú hơn
với việc học tập của bản thân. Các em tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng, logic, do
vậy các em sẽ nhớ kĩ, nhớ lâu.
V. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thiết bị: máy chiếu, màn chiếu.
- Đồ dùng:
+ Tranh ảnh về vai trò của CaO; mưa, sấm chớp; đốt pháo hoa, sao băng ...
+ Tranh ảnh về sự ô nhiễm môi trường; sự quang hợp ở cây xanh...
+ Cốc thuỷ tinh, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, kẹp gỗ, ống nghiệm ... ( có trong phòng
thực hành ).
- Mẫu vật: gạo; cơm; đường; bánh mì bị mốc; muối ăn ... ( HS chuẩn bị ).
VI. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
Tên
Địa chỉ
Mục tiêu tích
Nội dung tích hợp
bài
tích hợp
hợp
2


Bài “
Sự biến
đổi
chất” –
Hoá 8


Hiện - Dựa vào sự
tượng vật thay đổi về
lí.
trạng thái, màu
sắc, hình dạng,
Hiện kích thước, mùi
tượng hoá vị... nhận biết
học
các vật thể
( chất ) không
ngừng biến đổi.
- Phân biệt
được
hiện
tượng vật lí và
hiện tượng hoá
học.

Bài “ - Tính chất
Canxi
hoá học.
oxit” –
Hoá 9 Ứng
dụng

- Dựa vào 3
TCHH của CaO
giải thích được
vì sao:
+ Vôi sống để

lâu trong không
khí lại khó phản
ứng với nước
hơn.
+ Cao dùng để
diệt nấm mốc,
khử chua đất
trồng trọt...
+ Cao được sử
dụng trong chăn
nuôi,
xây
dựng... biết ứng
dụng của CaO.
- HS biết CaO
là một trong
những nguyên
nhân gây ô
nhiễm
môi
trường.

- Dựa vào Định luật bảo toàn và chuyển hoá
năng lượng ( môn Vật lí ): “ Mọi vật không tự
nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi. Nó
chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác”.
- Nhận biết được hiện tượng xảy ra trong tự
nhiên, ở 1 số môn học là hiện tượng vật lí hay
hiện tượng hoá học:
+ Mưa axit, sấm chớp là hiện tượng hoá học =>

tích hợp môn Ngữ văn:
“ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
+ Môn Sinh học 6 – Bài “ Quang hợp”. Quá
trình quang hợp ở cấy xanh là hiện tượng hoá
học vì đã có sự biến đổi chất này thành chất
khác => Tích hợp môn Giáo dục công dân:
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nói chung,
bảo vệ cây xanh nói riêng.
+ Môn Vật lí 6 – Bài “ Sự bay hơi và ngưng tụ
nước” là hiện tượng vật lí...
- Trong thành phần của không khí có 21% Oxi;
78% Nitơ; còn lại 1% là khí CO 2, hơi nước, bụi
khói ... ( Môn Hoá 8) : Cao để trong không khí
đã tác dụng với khí CO2 theo phản ứng:
CaO + CO2 -> CaCO3
Lớp đá vôi ( CaCO3) bao phủ bên ngoài làm vôi
khó phản ứng với nước hơn.
=> Liên hệ: Cần sử dụng vôi mới ra lò để hiệu
quả sử dụng tốt hơn.
- Đất chua là đất mang tính chất của axit ( có độ
pH < 6,5) làm cây trồng chậm phát triển, năng
xuất thấp. Người ta cải tạo đất chua bằng cách
bón vôi, vôi phản ứng với axit tạo thành muối.
Do vậy sẽ giảm lượng axit, tăng lượng muối cho
đất, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt
hơn.

3



=> Liên môn Công nghệ 7- Bài “ Một số tính
chất của đất trồng” và “ Biện pháp cải tạo và
sử dụng đất”
- Người ta còn sử dụng vôi để diệt khuẩn, khử
trùng trong chăn nuôi. Vì vi khuẩn, vi rút gây
bệnh cho gà, lợn nên dùng vôi bột để làm sạch
môi trường sống cho vật nuôi. Mặt khác khi vật
nuôi chế không vứt xác bừa bãi mà nên chôn
xác động vật cùng với vôi bột để khử trùng, khử
độc môi trường .
=> Liên môn Công nghệ 7: “ Phòng và trị bệnh
thông thường cho vật nuôi”
=> Liên môn Giáo dục công dân: Không vứt
xác động vật bừa bãi, vệ sinh chuồng trại không
gây ô nhiễm môi trường.

- Mặt khác CaO được dùng nhiều trong xây
dựng, bột vôi là nguyên nhân gây ra ô nhiễm
môi trường – Liên môn Sinh học 9 – Bài “Ô
nhiễm môi trường – CaO là chất thải rắn”.

Bên cạnh đó còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ,
4


gây bụi bặm cho nhà ở của con người – Liên
môn Công nghệ 6 – Bài “ Giữ gìn nhà ở sạch
sẽ, ngăn nắp”. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nhà ở nói
riêng và đường làng ngõ xóm nói chung.


Lưu
- Tính chất
huỳnh hoá
học
đi oxit của SO2
– Hoá
9

- Học sinh biết
SO2, CO2 là một
trong
những
nguyên
nhân
gây mưa axit,
biết tác hại của
mưa axit.

- Dựa vào bài “ Vệ sinh hệ hô hấp” – Môn Sinh
học 8. Học sinh xác định được các khí độc hại
cho cơ thể sinh vật: khí cacbonic; lưu huỳnh đi
oxit; khói thuốc lá; cacbon oxit...
- Học sinh còn biết các khí này có thể gây các
bệnh đường hô hấp ở người như: viêm phổi; ung
thư phổi; viêm phế quản; lao...
- Học sinh biết khí SO2 là một trng những
- Giúp học sinh nguyên nhân chính gây ô nhiễm bầu không khí –
nắm được một Môn Sinh học 9 – Bài “Ô nhiễm môi trường”.
số biện pháp

nhằm hạn chế
mưa axit.

5


- Mưa axit phá huỷ các công trình bằng kim loại,
hoa màu, rừng => ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống của thực vật, động vật, con người – Liên
môn Sinh học 6 – Bài “ Vai trò của thực vật đối
với động vật và con người”

- Việc xử lí chất thải, khí thải trong các nhà máy,
xí nghiệp trước khi thải ra môi trường. Khử hết
lượng lưu huỳnh có lẫn trong than trước khi sử
dụng than làm chất đốt sẽ góp phần hạn chế
lượng khí SO2 thải vào bầu không khí; hạn chế
được mưa axit => Liên môn Giáo dục công
dân, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là bảo
vệ sức khoẻ của chính con người.
VII. BÀI SOẠN - GIẢNG THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
Tích hợp các môn: Công nghệ; Sinh học 6, 8, 9; Vật lí; Ngữ văn; Giáo dục công dân”
CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
TIẾT 17 – BÀI 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
6


1. Kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức

- HS biết:
+ Hiện tượng vật lí là hiện tượng không có sự biến đổi chất này thành chất khác.
+ Hiện tượng hoá học là hiện tượng có sự biến đổi chất này thành chất khác.
+ Dấu hiệu để phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học là có chất mới tạo
ra.
- HS hiểu: khi có sự biến đổi về chất là có hiện tượng hoá học.
- HS vận dụng:
+ Chỉ rõ hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học.
+ Phân biệt được giai đoạn nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học trong một
chuỗi các giai đoạn nối tiếp nhau.
b. Kĩ năng
- Quan sát một số hiện tượng cụ thể rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện
tượng hóa học.
- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng
hóa cho học sinh.
c. Trọng tâm
- Khái niệm về hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học.
- Phân biệt hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học.
2. Phát triển phẩm chất và năng lực
a. Các phẩm chất
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.
- Nhận biết được tầm quan trọng và vai trò của bộ môn Hóa học trong cuộc sống.
b. Các năng lực chung
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: nhận biết các hiện tượng vật lí, hóa học.
- Năng lực giao tiếp: hoạt động nhóm, mô tả thí nghiệm
- Năng lực tự học.
c. Các năng lực riêng
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: gọi tên các hiện tượng vật lí, hóa học
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học: Phát hiện và nêu được tình

huống có vấn đề trong khi làm thí nghiệm, trong khi nghiên cứu bài học.
- Năng lực thực hành hóa học: sử dụng dụng cụ, hóa chất khi làm thí nghiệm.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: ứng dụng của 1 số chất
trong cuộc sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ
1. Phương pháp.
- Hoạt động nhóm, bàn tay nặn bột.
- Sử dụng bài tập theo định hướng phát triển năng lực.
- Vận dụng kiến thức liên môn: Sinh học, Ngữ văn, Vật lí, Công nghệ, Giáo dục
công dân.
2. Đồ dùng dạy học
a. Giáo viên
- Thiết bị: máy chiếu, màn chiếu.
7


- Đồ dùng:

+ Tranh ảnh về mưa, sấm chớp; sao băng; quang hợp ở cây xanh...
+ Tranh ảnh về sự ô nhiễm môi trường...
+ Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, ống nghiệm, đèn cồn, kéo
+ Hóa chất: thuốc tím ( GV lấy sẵn cho từng nhóm )

b. Học sinh
- Mang mẫu vật: gạo, cơm, dây thun, diêm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Không kiểm tra.
2. Vào bài
- GV: Các em vừa học xong chương I, vậy chương I các em được học những kiến

thức trọng tâm nào?
- HS trả lời
- GV: Chất có ở đâu?
- HS trả lời
- GV: Vật thể có thể thay đổi. Vậy chất có thể thay đổi không? Cô và các em cùng
tìm hiểu chương II.
3. Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
Hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: Yêu cầu HS quan sát các hình ảnh sau:
- HS liên môn Vật lí – Dựa vào Định
luật bảo toàn và chuyển hóa năng
lượng: “ Mọi vật không tự nhiên
sinh ra cũng không tự nhiên mất đi.
Nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang
dạng khác”.
Mặt khác cũng ở môn Vật lí học sinh
biết chất chuyển đổi ở 3 trạng thái:
rắn, lỏng, khí.
- HS thảo luận đưa ra những biến đổi
có thể xảy ra:
+ Rau, củ quả để lâu sẽ bị thối
+ Hàng rào sắt bị han gỉ
+ Đường sẽ chảy nước
+ Nải chuối xanh sẽ chín
....

8



Thảo luận nhóm, dự đoán xem các vật thể ( chất ) có
thể xảy ra những biến đổi nào? ( 3 phút )
- GV: ghi ra bảng những biến đổi HS dự đoán thành
hai nửa bảng ( ngầm theo các hiện tượng vật lí, hiện
tượng hóa học).
- GV yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm theo hướng
dẫn:
+ TN1: Cho 1 ít thuốc tím vào cốc nước, khuấy đều.
+ TN2: Đun nóng ống nghiệm chứa thuốc tím, đưa
tàn đóm đỏ vào gần miệng ống nghiệm.
Quan sát, ghi lại hiện tượng xảy ra.
GV lưu ý HS cách đun nóng ống nghiệm và sản phẩm
của phản ứng.
- GV: Qua thí nghiệm và các dự đoán, em có nhận xét
gì về những biến đổi trên?
Những biến đổi của chất ( hình dạng, trạng thái, kích
thước...) mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu là hiện
tượng vật lí. Sự biến đổi chất này thành chất khác là
hiện tượng hóa học.
Vậy thế nào là hiện tượng vật lí? Hiện tượng hóa
học?
Dấu hiệu phân biệt hiện tượng vật lí với hiện tượng
hóa học là gì?
Kết luận:
Thí dụ:
+ Đường ăn chảy nước
+ Hòa thuốc tím vào nước
Nhận xét:

- Chất chỉ thay đổi về trạng thái, hình
dạng... không biến đổi về chất.
- Không có chất mới sinh ra
Hiện tượng vật lí
* Định nghĩa: SGK

- HS tiến hành thí nghiệm, ghi hiện
tượng xảy ra.

- HS: các vật thể ( chất ) đều biến đổi
về trạng thái, hình dạng...

- HS rút ra định nghĩa về hiện tượng
vật lí và hóa học.

Thí dụ:
+ Sắt để lâu bị han gỉ
+ Đun nóng thuốc tím
Nhận xét:
- Chất biến đổi từ chất này thành chất
khác.
- Có chất mới được sinh ra
Hiện tượng hóa học
* Định nghĩa: SGK

Hoạt động 2:
9


Nhận biết các hiện tượng vật lí, hóa học


10


Hoạt động của GV
- GV: quan sát các hình ảnh sau và cho biết
chúng thuộc hiện tượng vật lí hay hiện tượng
hóa học.

Hoạt động của HS
- HS quan sát, nhận biết được:
+ Hiện tượng vật lí: pháo hoa, sao
băng, thác nước.
+ Hiện tượng hóa học: mưa, sấm chớp

Pháo hoa

Sao băng
Sao băng là hiện tượng một loại vật chất vũ trụ
bay vào tầng khí quyển của trái đất bị cọ xát và
phát sáng.

Thác nước

Mưa, sấm sét

GV: Em hãy cho biết câu tục ngữ nói về mối
liên hệ giữa mưa, sấm sét và việc cấy lúa.
- GV giải nghĩa theo hóa học.
+ “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ” là lúc lúa đang

cần chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng.
11
+ Khi có sấm tức là tạo ra sự phóng điện trong
o
0
không khí ( t = 2000 C), làm N2 phản ứng với
O2 :
N2 + O2 -> 2 NO

Liên môn Ngữ văn:
“ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.
- HS nghe và ghi nhớ kiến thức.


Hot ng 3:
Bi tp vn dng
Hot ng ca GV
- GV: Trong khay cú si dõy thun, diờm, kộo. Bn no
cú th to ra nhng bin i v cho bit nhng bin i
ú thuc hin tng vt lớ hay húa hc?
- GV theo dừi HS lm v cựng HS di lp c v cho
bn.
- GV cú nhng bin i xy ra gm nhiu giai on, cú
giai on xy ra hin tng vt lớ, cú giai on xy ra
hin tng húa hc.
- GV a bi tp:
Gch chõn di giai on l hin tng vt lớ,
hin tng húa hc.
a/ Khi t nn, nn chy lng thm vo bc, sau ú

nn lng chuyn thnh hi. Hi nn chỏy trong
khụng khớ to ra khớ cacbonic v hi nc.
b/ Khi rỏn m, m chy lng thnh dng nc. Tip
tc un thy cú mựi khột.
c/ Dựng st ch to khung ca s. Sau vi nm
khung ca s b han g ra.
d/ Nga pha sa bt vo nc ung. Ung khụng
ht bn ngoi khụng khớ thy cú v chua.
- GV gi HS lờn bng lm bi -> nhn xột, b sung.
- GV cht ỏp ỏn ỳng.

Hot ng ca HS
- HS to ra cỏc bin i:
+ Tht dõy thun.
+ Kộo di dõy thun, th tay kộo.
+ t dõy thun
+ Ct on dõy thun...

- HS lờn bng xỏc nh cỏc hin
tng.
- HS t i chiu, sa sai.

4. Cng c bi hc
- Bi hc hụm nay cỏc em cn nm vng ni dung kin thc no?
- GV t chc cho HS tham gia trũ chi ui hỡnh bt ch
Lut chi
- Trên màn hình là 6 miếng ghép nhỏ đợc đánh số từ 1 6.
- Dới các miếng ghép nhỏ là miếng ghép lớn.
- Mỗi miếng ghép tơng ứng với 1 bức tranh về một sự vật, hiện tợng.
- Theo thứ tự đã bốc thăm, các đội chơi lần lợt chọn các miếng ghép nhỏ.

- Nhiệm vụ của các đội chơi là phải nói đc hiện tợng đề cập đến trong bức tranh
là hiện tng vật lí hay hiện tng hóa học?
- Trả lời đúng miếng ghép nhỏ sẽ mở ra và đợc tính 5 điểm, sai không đợc điểm và
quyền trả lời sẽ thuộc về đội còn lại.
- Hết lần lựa chọn thứ nhất, các đội có thể trả lời miếng ghép lớn. Trả lời đúng đc
15 điểm, sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
- Đội nào đợc nhiều điểm hơn sẽ là đội chiến thắng.

12


5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc và lấy các ví dụ về hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học.
- Làm bài tập / SGK. Bài / SBT
- Đọc và tìm hiểu bài 13.
6. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
7. Phụ lục đính kèm.
- Phiếu bài tập:
Gạch chân dưới giai đoạn là hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học.
a/ Khi đốt nến, nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi
nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbonic và hơi nước.
b/ Khi rán mỡ, mỡ chảy lỏng thành dạng nước. Tiếp tục đun thấy có mùi khét.
c/ Dùng sắt để chế tạo khung cửa sổ. Sau vài năm khung cửa sổ bị han gỉ ra.
d/ Nga pha sữa bột vào nước để uống. Uống không hết bạn để ngoài không khí thấy có
vị chua.

13




×