Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Khảo sát các yếu tố hình thành chiến lược học tập của sinh viên năm nhất tại trường đại học nông lâm TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÂN ĐỖ DIỆU HƯƠNG

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S K C0 0 4 6 2 7

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÂN ĐỖ DIỆU HƯƠNG

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÂN ĐỖ DIỆU HƯƠNG

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học:
TS. ĐOÀN THỊ HUỆ DUNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.

LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:

Họ và tên: Thân Đỗ Diệu Hƣơng

Giới tính: Nữ


Ngày, tháng, năm sinh: 14/04/1984

Nơi sinh: Đồng Nai

Quê quán: Đồng Nai

Dân tộc: Kinh

Địa chỉ liên lạc: 77/69, tổ 30, kp3, Bình Đa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại cơ quan: 0838.974.560

Điện thoại nhà riêng: 0613.838.619

Fax:

E-mail:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ 9/2003 đến 9/2005

Nơi học: Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Đồng Nai
Ngành học: sƣ phạm Mầm non
2. Đại học:
-Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ 9/2006 đến 9/2010


Nơi học: Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn TP.HCM
Ngành học: Quản lý giáo dục
-Hệ đào tạo: Văn bằng 2 hệ Vừa làm vừa học Thời gian đào tạo từ 11/2011 đến
12/2014
Nơi học: Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP.HCM
Ngành học: Ngôn ngữ Anh
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC:
Thời gian
2010 - 2011
2011 - nay

Nơi công tác
Công ty TNHH Gỗ Hạnh phúc, khu công
nghiệp Tam Phƣớc, Biên Hòa-Đồng Nai
Trƣờng Đại học Nông Lâm TP.HCM

i

Công việc đảm nhiệm
Nhân viên nhân sự
Chuyên viên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày


tháng

Học viên

Thân Đỗ Diệu Hƣơng

ii

năm 2015


LỜI CẢM TẠ
Để thực hiện và hoàn thành đƣợc đề tài “Khảo sát các yếu tố hình thành
chiến lƣợc học tập của sinh viên năm nhất tại trƣờng Đại học Nông Lâm TP.HCM”,
đó không chỉ là công sức của riêng tôi. Vì lẽ đó, lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm
ơn TS. Đoàn Thị Huệ Dung đã hƣớng dẫn tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện
đề tài. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn các phòng ban trƣờng Đại học Nông Lâm
Tp.HCM đã cung cấp các dữ liệu cần thiết giúp tôi hoàn thành đề tài. Cuối cùng, tôi
xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân, đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện giúp
đỡ trong suốt thời gian qua.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2015

Học viên

Thân Đỗ Diệu Hƣơng


iii


TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm hiểu các yếu tố của chiến lƣợc học tập
đƣợc sinh viên năm nhất trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.HCM sử dụng, tìm hiểu sinh
viên còn gặp những khó khăn nào trong học tập để từ đó đề xuất những kiến nghị
giúp nhà trƣờng hỗ trợ sinh viên năm nhất thích ứng với môi trƣờng học tập mới và
những đề xuất nhằm giúp sinh viên năm nhất nhanh chóng thích ứng với môi trƣờng
học tập mới.
Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên khảo sát bằng phiếu điều tra 358 sinh viên
và phỏng vấn sâu giảng viên, cố vấn học tập tại trƣờng nhằm khám phá các yếu tố
hình thành chiến lƣợc học tập và mức độ sử dụng các yếu tố của sinh viên năm nhất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố hình thành chiến lƣợc học tập của sinh
viên năm nhất (1) Mục đích học tập, (2) Động cơ học tập, (3) Kế hoạch học tập, (4)
Phƣơng pháp học tập, (5) Tự kiểm tra-đánh giá quá trình học tập. Trong đó yếu tố
“Mục đích học tập” và “Động cơ học tập” đƣợc sinh viên thực hiện tốt nhất. Kiểm
định tƣơng quan giữa các yếu tố chiến lƣợc học tập và khả năng thích ứng cho thấy
có 4 yếu tố yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng thích ứng của sinh viên năm nhất (1)
Động cơ học tập, (2) Kế hoạch học tập, (3) Phƣơng pháp học tập, (4) Tự kiểm trađánh giá quá trình học tập. Kết quả cũng cho thấy không có sự khác biệt về các yếu
tố chiến lƣợc học tập theo nơi trƣờng trú và có sự khác biệt theo giới tính, học lực,
điểm thi đại học, ngành học.

iv


ABSTRACT
This study focuses on the elements of Nong Lam university freshman’s
learning strategies. Freshmen get any difficulty in their learning. This study helps
Nong Lam university find out recommendation to support freshmen can adapt to

environmental university and helps freshmen easy to adapt new life.
In this study, we studied with 358 sample freshmen and interviewed teachers
to analyze elements of learning strategies, how did they use learning strategies. The
results show that learning strategies including (1) Goal (2) Motivation (3)
Oganization (4) Method learning (5) Self-evaluate the learning process. Freshmen
do in get their learning goal and motivation. Correlation testing show that,
Oganization, Method learning, Self-evaluate the learning process influence
freshmen’s adaption
Additionally, the result detected four factors of learning strategies have
relationship with (1) gender, (2) academic performence, (3) income score (4)
facutly, not have relationship with place of residence.

v


MỤC LỤC
TRANG
LÝ LỊCH KHOA HỌC ................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... ii
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................iii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iv
ABSTRACT ................................................................................................................ v
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH S CH CH

VI T TẮT ................................................................................. x

DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ xi
DANH S CH C C BẢNG, BIỂU ĐỒ .................................................................... xii
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ........................................................................................... 1

1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu-khách thể nghiên cứu.................................................... 4
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.6 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.7 Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 5
1.8 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 5
1.9 Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 6
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI N LƢỢC ..................................................... 7
HỌC TẬP .................................................................................................................... 7
2.1 Các khái niệm cơ bản ........................................................................................ 7
2.1.1 Khái niệm chiến lƣợc (strategy) .................................................................. 7
2.1.2 Khái niệm học tập (learning) ....................................................................... 9
2.1.3 Khái niệm chiến lƣợc học tập (learning strategy) ..................................... 10
2.1.4 Đặc trƣng của chiến lƣợc học tập .............................................................. 13
2.2 Các nghiên cứu liên quan đến chiến lƣợc học tập .......................................... 16

vi


2.2.1 Những nghiên cứu ngoài nƣớc .................................................................. 16
2.2.2 Những nghiên cứu trong nƣớc ................................................................... 19
2.3 Các lý thuyết liên quan đến chiến lƣợc học tập .............................................. 21
2.3.1 Bảng phân loại tầng lớp nhận thức của Bloom (1956) .............................. 21
2.3.2 Phƣơng pháp học tập hiệu quả của Robert Feldman (2000) ..................... 23
2.3.3 Mô hình của Ambrose và các cộng sự (2010) ........................................... 24
2.4 Đặc điểm quá trình nhận thức (hoạt động học tập) của sinh viên .................. 26
2.5 Các yếu tố của chiến lƣợc học tập .................................................................. 26
2.5.1 Mục đích học tập ....................................................................................... 27

2.5.2 Động cơ học tập ......................................................................................... 27
2.5.3 Kế hoạch học tập ....................................................................................... 27
2.5.4 Phƣơng pháp học tập ................................................................................. 28
2.5.5 Tự kiểm tra-đánh giá quá trình học tập ..................................................... 28
2.6 Sự thích ứng của sinh viên với môi trƣờng học tập đại học ........................... 29
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................. 32
Chƣơng 3: CHI N LƢỢC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TẠI
TRƢỜNG ĐH NÔNG LÂM TP. HCM .................................................................... 33
3.1 Giới thiệu về trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.HCM ........................................ 33
3.1.1 Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển ................................................ 33
3.1.2 Tổng quan tình hình học tập của sinh viên năm nhất ................................ 35
3.2. Phƣơng pháp khảo sát .................................................................................... 36
3.2.4 Xây dựng thang đo .................................................................................... 37
3.2.5 Hoàn chỉnh bảng câu hỏi ........................................................................... 39
3.3 Kết quả khảo sát chiến lƣợc học tập của sinh viên năm nhất ......................... 39
3.3.1 Mô tả mẫu .................................................................................................. 39
3.3.2 Đánh gía mức độ tin cậy của thang đo ...................................................... 41
3.3.3 Khảo sát thực trạng các yếu tố chiến lƣợc học tập và sự thích ứng của sinh
viên năm nhất ............................................................................................................ 44
3.3.3.1 Mục đích học tập ................................................................................. 45
3.3.3.2 Động cơ học tập .................................................................................. 47

vii


3.3.3.3 Kế hoạch học tập ................................................................................. 49
3.3.3.4 Phƣơng pháp học tập ........................................................................... 51
3.3.3.5 Tự kiểm tra-đánh giá quá trình học tập ............................................... 53
3.3.3.6 Sự thích ứng của sinh viên năm nhất .................................................. 55
3.3.3.7 Sự khác biệt giữa các yếu tố chiến lƣợc học tập theo nhóm sinh

viên………………………….. ................................................................................. .60
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................. 66
Chƣơng 4: K T LUẬN VÀ KI N NGHỊ ................................................................ 67
4.1 Đóng góp chính của đề tài .............................................................................. 67
4.2 Kiến nghị......................................................................................................... 68
4.2.1 Kiến nghị về “Mục đích học tập” .............................................................. 68
4.2.2 Kiến nghị về “Động cơ học tập”................................................................ 69
4.2.3 Kiến nghị về “Kế hoạch học tập” .............................................................. 71
4.2.4 Kiến nghị về “Phƣơng pháp học tập” ........................................................ 72
4.2.5 Kiến nghị về “Tự kiểm tra-đánh giá quá trình học tập” ............................ 73
4.3 Hƣớng phát triển của đề tài ............................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 76
Tiếng Việt ............................................................................................................. 76
Tiếng Anh ............................................................................................................. 78
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 81
Phụ lục 1: Dàn bài phỏng vấn sâu sinh viên ......................................................... 81
Phụ lục 2: Dàn bài phỏng vấn sâu dành cho giảng viên, CVHT .......................... 82
Phụ lục 3: Phiếu khảo sát sinh viên ...................................................................... 83
Phụ lục 4: Thống kê tần số các câu hỏi................................................................. 86
Phụ lục 5: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ....................................................... 103
Phụ lục 6: Thống kê mô tả các nhóm câu hỏi ..................................................... 110
Phụ lục 7: Kiểm định hồi qui bội ........................................................................ 112
7.1. Kiểm định sự tƣơng quan (pearson) giữa các yếu tố chiến lƣợc học tập và
sự thích ứng của sinh viên ....................................................................................... 112

viii


7.2. Kiểm định hồi qui - quan hệ giữa chiến lƣợc học tập với sự thích ứng của
sinh viên .................................................................................................................. 113

Phụ lục 8: Kiểm định trung bình tổng thể........................................................... 119
8.1. Kiểm định các yếu tố chiến lƣợc học tập và sự thích ứng theo “giới tính”119
8.2. Kiểm định các yếu tố chiến lƣợc học tập và sự thích ứng theo “thƣờng trú”120
8.3. Kiểm định các yếu tố chiến lƣợc học tập và sự thích ứng theo “học lực” 122
8.4. Kiểm định các yếu tố chiến lƣợc học tập và sự thích ứng theo “điểm thi đại
học” ......................................................................................................................... 127
8.5. Kiểm định các yếu tố chiến lƣợc học tập và sự thích ứng theo “ngành” .. 130
Phụ lục 9: Bảng định nghĩa chiến lƣợc học tập của các học giả......................... 133

ix


DANH SÁCH CH

VI T TẮT

ANOVA

Phân tích phƣơng sai (Analysis of Variance)

CVHT

Cố vấn học tập

ĐH

Đại học

HCM


Hồ Chí Minh

LASSI

Learning and study strategies inventory

Max

Giá trị lớn nhất (Maximum)

Min

Giá trị nhỏ nhất (Minimum)

N

Kích thƣớc mẫu

NXB

Nhà xuất bản

SACQ

Student adaption to college questionnaire manual

Sig.

Mức ý nghĩa quan sát (Observed significance level)


SPSS
Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội (Statistical Package for the
Social Sciences)
TB

Trung bình

Tp

Thành phố

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 1.2: Mô hình học tập tự định hƣớng ........................................................... 23
Hình 1.3: Các yếu tố hình thành chiến lƣợc học tập ........................................... 29

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG

TRANG


Bảng 2.1: Bảng định nghĩa chiến lƣợc học tập của các học giả .............................. 17
Bảng 2.2: Bảng phân loại các tầng lớp nhận thức của Bloom ................................ 20
Bảng 3.1: Số lƣợng sinh viên của các khoa, bộ môn (từ năm 2011 – 2014) .......... 35
Bảng 3.2: Kết quả của sinh viên năm nhất học kỳ I năm học 2014-2015 ............... 35
Bảng 3.3: Số lƣợng sinh viên năm nhất bị cảnh báo học vụ học kỳ I (2014-2015) 36
Bảng 3.4: Mẫu khảo sát ........................................................................................... 37
Bảng 3.5: Mô tả mẫu theo giới tính và nơi thƣờng trú ........................................... 38
Bảng 3.6: Mô tả mẫu theo học lực .......................................................................... 38
Bảng 3.7: Kết quả tính toán Cronbach alpha của các yếu tố và khả năng thích ứng
.................................................................................................................................. 43
Bảng 3.8: Giá trị trung bình các yếu tố của chiến lƣợc học tập .............................. 44
Bảng 3.9: Giá trị trung bình các khía cạnh Mục đích học tập ................................. 45
Bảng 3.10: Giá trị trung bình các khía cạnh của Động cơ học tập ......................... 47
Bảng 3.11: Giá trị trung bình các khía cạnh của lập kế hoạch học tập .................... 49
Bảng 3.12: Giá trị trung bình các khía cạnh của Phƣơng pháp học tập .................. 51
Bảng 3.13: Giá trị trung bình các khía cạnh của tự kiểm tra đánh giá .................... 53
Bảng 3.14: Giá trị trung bình các khía cạnh của khả năng thích ứng ..................... 55
Bảng 3.15: Hệ số tƣơng quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc ....................... 57
Bảng 3.16: Hệ số hồi quy của các biến ................................................................... 58
Bảng 3.17: Kiểm định sự khác biệt theo giới tính .................................................. 59
Bảng 3.18: Kiểm định sự khác biệt theo nơi thƣờng trú ......................................... 60
Bảng 3.19: Kiểm định sự khác biệt theo học lực .................................................... 61
Bảng 3.20: Kiểm định sự khác biệt theo điểm thi đại học ...................................... 62
Bảng 3.21: Kiểm định sự khác biệt theo theo ngành .............................................. 63
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ lựa chọn các khía cạnh Mục đích học tập của sinh viên ........... 46

xii


Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ lựa chọn các khía cạnh Động cơ học tập của sinh viên ............. 48

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ lựa chọn các khía cạnh Kế hoạch học tập của sinh viên ............ 50
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ lựa chọn các khía cạnh Phƣơng pháp học tập của sinh viên ...... 53
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ lựa chọn các khía cạnh Tự kiểm tra-đánh giá của sinh viên ...... 54
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ lựa chọn khả năng thích ứng của sinh viên ................................ 56

xiii


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1 Lý do chọn đề tài
Chiến lƣợc học tập đƣợc xem nhƣ là một trong những yếu tố quyết định thành
tích học tập của sinh viên, chiến lƣợc học tập có vai trò quan trọng trong quá trình
lĩnh hội tri thức của sinh viên, chiến lƣợc học tập giúp sinh viên cải thiện và nâng
cao kết quả học tập, vì chất lƣợng học tập phụ thuộc phần lớn vào phƣơng pháp học
tập của sinh viên, chính sinh viên là nhân tố quyết định thành tích của họ trong môi
trƣờng học tập. Do đó điều này phụ thuộc vào quan niệm của ngƣời học cho rằng họ
biết gì về việc học của mình cũng nhƣ chiến lƣợc học tập trong môi trƣờng mới.
Nhiều học giả khẳng định rằng chiến lƣợc học tập là một phần không thể thiếu trong
quá trình lĩnh hội tri thức của ngƣời học, chiến lƣợc học tập giúp ngƣời học có thể
tiếp cận những nhiệm vụ hoặc vấn đề phải đối mặt trong suốt quá trình học,
Weinstein và Mayer (1986) cho rằng muốn giảng dạy tốt bao gồm cả cách dạy
ngƣời học cách học nhƣ làm thế nào để nhớ, để tƣ duy và thúc đẩy đƣợc động cơ
học tập của ngƣời học. Các tác giả cho rằng việc giúp học sinh phát triển những
phƣơng pháp học tập hiệu quả để xử lý các thông tin cũng nhƣ quá trình tƣ duy đó
là một trong những mục tiêu chính của hệ thống giáo dục. Strichart và Mangrum
(1993) cũng nêu lý do tại sao sinh viên cần thực hành các chiến lƣợc học tập. Họ
cho rằng để quá trình học tập diễn ra dễ dàng, ngƣời học phải có khả năng nhớ
thông tin mới và sử dụng chúng thành thạo khi cần thiết. Các nghiên cứu khác của
Lance A. Lawson (2009), Micheal C.W.Yip (2003) cũng chứng minh rằng, sử dụng
các chiến lƣợc học tập có thể cải thiện thành tích học tập của ngƣời học. Thật vậy,

chiến lƣợc học tập không chỉ giúp sinh viên cải thiện thành tích học tập mà còn hỗ
trợ sinh viên sau khi ra trƣờng, thực tế chứng minh rằng, hiện nay nhiều ngành nghề
đòi hỏi ngƣời lao động phải thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của công nghệ,
nghĩa là ngƣời lao động muốn tồn tại thì phải kịp bắt nhịp với những kỹ năng mới
hoàn toàn khác những kỹ năng mà họ đƣợc học ở trƣờng (Gettinger & Seibert,
2002), tất cả những điều đó cho thấy chiến lƣợc học tập còn liên quan đến kết quả
đầu ra của sinh viên.

1


Năm thứ nhất đại học đƣợc xem là năm “bản lề” của quá trình chuyển tiếp từ
bậc phổ thông trung học đến bậc đại học. Trong năm học đầu tiên sinh viên phải đối
diện với nhiều thử thách, đặc biệt là sự thích ứng với môi trƣờng học tập mới, nếu
nhƣ ở bậc phổ thông bài học đƣợc giáo viên giảng dạy kỹ càng, chi tiết thì ở bậc đại
học giảng viên chủ yếu là gợi mở, định hƣớng cho sinh viên tự tìm hiểu vấn đề,
khối lƣợng kiến thức nhiều, chuyên sâu hơn. Theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo để học một giờ tín chỉ, ngƣời học phải có 2-3 giờ tự học để chuẩn bị bài
trƣớc và sau khi lên lớp, điều này đã khiến nhiều sinh viên năm nhất chƣa thích ứng
kịp với nội dung và cách thức, phƣơng pháp học tập ở bậc đại học, kết quả nhiều
sinh viên mất phƣơng hƣớng trong năm học đầu tiên, ảnh hƣởng không nhỏ đến kết
quả học tập của sinh viên. Trong một nghiên cứu của Nguyễn Thị Thiên Kim
(2007) đã chứng minh rằng một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho sinh
viên năm nhất đó chính là bản thân sinh viên chƣa tìm cho mình phƣơng pháp học
tập phù hợp do nội dung, kiến thức chuyên sâu và khó. Khác với phƣơng pháp học
tập ở bậc phổ thông, phƣơng pháp học tập ở đại học chủ yếu là phƣơng pháp tự học,
tuy nhiên nhiều sinh viên vẫn chƣa biết cách lập kế hoạch học tập, họ còn bỡ ngỡ
trong việc sắp xếp và quản lý thời gian học tập và sinh hoạt (Trƣơng Thị Ngọc
Điệp, 2012). Do đó những sinh viên nào chuẩn bị tốt cho cuộc sống ở bậc đại học,
có phƣơng pháp học tập phù hợp sẽ quyết định thành tích và dễ dàng hòa nhập với

môi trƣờng học tập mới, ngƣợc lại những sinh viên nào chƣa thích ứng khi lần đầu
tiên sống xa nhà, môi trƣờng mới, cách học mới khác hẳn bậc phổ thông sẽ gặp
không ít khó khăn, thậm chí rơi vào trạng thái mất kiểm soát, mất định hƣớng bản
thân.
Giảng dạy và học tập trong một thế giới mà khoa học công nghệ biến đổi
không ngừng nếu không nói là biến đổi từng giờ, đặc biệt là mạng xã hội và Internet
đã xóa tan mọi biên giới, phá vỡ khái niệm học tập và làm việc, nhà trƣờng không
còn là nơi độc quyền cung cấp kiến thức cho sinh viên nhƣ ngày xƣa nữa, điều đó
không chỉ là thách thức đối với ngƣời dạy mà còn là thách thức lớn đối với ngƣời
học. Nếu ngày xƣa nhà trƣờng là nơi chủ yếu truyền thụ kiến thức và đánh giá kết

2


quả học tập của sinh viên chủ yếu qua những kiến thức mà sinh viên thu nhận đƣợc
từ ngƣời thầy thì chiến lƣợc học của sinh viên làm sao ghi nhớ hết những gì thầy
dạy, thời gian chủ yếu là học trên lớp do đó sinh viên thụ động trong việc lĩnh hội
kiến thức từ ngƣời thầy cung cấp. Thì ngày nay với sự phát triển của khoa học công
nghệ, đánh giá kết quả học tập của sinh viên chủ yếu bằng việc sinh viên phải hiểu
đƣợc bản chất vấn đề và vận dụng đƣợc chúng vào thực tiễn chứ không đơn thuần là
chỉ nhớ những gì đã học, do đó chiến lƣợc học của sinh viên cũng phải thay đổi cho
phù hợp, sinh viên phải chủ động trong học tập, chủ động tìm kiếm và xử lý thông
tin, thời gian học linh động hơn, do đó sinh viên phải biết cách sử dụng quỹ thời
gian hợp lý với hiệu quả cao nhất. Vì vậy chiến lƣợc học tập rất cần thiết cho mỗi
sinh viên để bắt kịp với xu thế của thời đại và làm chủ đƣợc quá trình học tập của
họ.
Trƣờng ĐH. Nông Lâm Tp.HCM là một trƣờng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực,
là một trong những trƣờng đi đầu về chất lƣợng đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực
Nông – Lâm – Ngƣ, với số lƣợng tuyển sinh hàng năm khoảng 5000 sinh viên, thế
nhƣng tỉ lệ sinh viên bị cảnh báo học vụ và buộc thôi học vì lý do học lực kém

khoảng 400-500 sinh viên/năm, chiếm một tỉ lệ khá cao (khoảng 10%). Kết quả trên
phản ảnh sinh viên còn thiếu các chiến lƣợc học tập phù hợp với môi trƣờng học tập
bậc đại học, một môi trƣờng hoàn toàn khác môi trƣờng học tập bậc phổ thông. Đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục không chỉ bắt nguồn từ việc thay đổi, đổi mới ở
nhà giáo dục mà còn thay đổi chính từ phía ngƣời học về cách tƣ duy, phƣơng pháp
học, sao cho đạt đƣợc thành quả cao trong học tập.
Xuất phát từ thực tế đó với kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hỗ trợ và tƣ
vấn cho sinh viên, ngƣời nghiên cứu nhận thấy sự cần thiết xây dựng đề tài : “Khảo
sát các yếu tố hình thành chiến lƣợc học tập của sinh viên năm nhất tại trƣờng
Đại học Nông Lâm TP.HCM”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mục tiêu tìm hiểu, đánh giá thực trạng và phân tích những
yếu tố hình thành chiến lƣợc học tập của sinh viên năm nhất trƣờng Đại học Nông

3


Lâm Tp.HCM. Từ đó đề xuất những kiến nghị cần thiết hỗ trợ sinh viên năm nhất
thích ứng với môi trƣờng học tập mới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài hƣớng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Những yếu tố nào hình thành nên chiến lƣợc học tập của sinh viên năm nhất?
2. Chiến lƣợc học tập có mối quan hệ với khả năng thích ứng của sinh viên đối
với môi trƣờng học tập mới?
3. Có sự khác biệt nào về chiến lƣợc học tập tính theo giới tính, nơi thƣờng trú,
điểm thi đại học, học lực và ngành học của sinh viên hay không?
4. Những kiến nghị, đề xuất nào nhằm tăng khả năng thích ứng của sinh viên
năm nhất với môi trƣờng học tập bậc đại học?
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu-khách thể nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: những yếu tố hình thành chiến lƣợc học tập của sinh

viên năm nhất trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.HCM
Khách thể nghiên cứu: sinh viên năm nhất trƣờng Đại học Nông Lâm
TP.HCM, giảng viên và cố vấn học tập
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về các yếu tố hình thành chiến lƣợc học tập của sinh
viên năm nhất thuộc các trƣờng cao đẳng và đại học.
Nghiên cứu thực trạng chiến lƣợc học tập của sinh viên năm nhất tại trƣờng
Đại học Nông lâm Tp.HCM
Đề xuất các kiến nghị hỗ trợ nhằm tăng khả năng thích ứng của sinh viên năm
nhất với môi trƣờng học tập bậc đại học.
1.6 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chiến lƣợc học tập của sinh viên năm nhất tại
trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.HCM niên khóa 2014-2018 của khoa Nông học, khoa
Chăn nuôi thú ý, khoa Lâm nghiệp, khoa Thủy sản, khoa Cơ khí công nghệ và khoa
Công nghệ thông tin.

4


Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2015 đến tháng 8/2015
1.7 Giả thuyết nghiên cứu
Chiến lƣợc học tập đƣợc hình thành từ 5 yếu tố: (1) Mục đích học tập, (2) Kế
hoạch học tập, (3) Động cơ học tập, (4) Phƣơng pháp học tập và (5) Tự kiểm tra,
đánh giá quá trình học tập. Chiến lƣợc học tập và sự thích ứng của sinh viên đối với
môi trƣờng học tập có quan hệ thuận chiều. Có sự khác biệt trong việc sử dụng các
yếu tố của chiến lƣợc học tập theo: giới tính, nơi thƣờng trú, điểm thi đại học, học
lực và ngành học. Do đó nếu sinh viên thực hiện tốt các yếu tố của chiến lƣợc học
tập thì sẽ giúp sinh viên nhanh chóng thích ứng với môi trƣờng học tập bậc đại học.
1.8 Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng pháp:
 Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: tham khảo các nguồn tài liệu nghiên cứu
liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Từ đó tổng hợp, phân tích, hệ thống
hóa các nghiên cứu về chiến lƣợc học tập làm cơ sở tiền đề lý luận cho đề tài.
 Phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi:
Khảo sát thử 10 sinh viên để tìm hiểu các yếu tố hình thành chiến lƣợc học tập
của sinh viên và điều chỉnh thuật ngữ sử dụng trong thang đo. Kết quả của bƣớc này
là xây dựng đƣợc một bảng hỏi hoàn chỉnh
Tiếp đến là khảo sát bằng bảng hỏi đối với 358 sinh viên năm nhất trƣờng Đại
học Nông Lâm Tp.HCM thuộc 6 khoa: khoa Công nghệ thông tin, khoa Cơ khí
công nghệ, khoa Nông học, khoa Thủy Sản, khoa Chăn nuôi thú y, khoa Lâm
nghiệp của trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.HCM để tìm hiểu thực trạng chiến lƣợc
học tập của sinh viên năm nhất
 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu 2 giảng viên, 2 cố vấn học tập, 5 sinh viên năm nhất để tìm
hiểu thực trạng sinh viên sử dụng các yếu tố của chiến lƣợc học tập và một số kiến
nghị nhằm giúp sinh viên thích ứng với môi trƣờng học tập mới.
 Phƣơng pháp xử lý phân tích số liệu:
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để phân tích số liệu theo mục tiêu, nhiệm

5


S

K

L

0


0

2

1

5

4



×