Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

70 câu hỏi về trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.42 KB, 38 trang )

70 CÂU HỎI VỀ TRUNG TÂM TRỌNG TÀI
QUỐC TẾ VIAC (Có đáp án)

LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
NGUỒN : VIAC


1. VIAC là gì ?
2. VIAC được thành lập từ khi nào?
3. VIAC có phải là tổ chức thuộc Chính phủ không và VIAC có địa vị pháp lý như
thế nào?
4. Mục tiêu hoạt động của VIAC là gì?
5. VIAC có chức năng như thế nào trong tố tụng trọng tài?
6. VIAC có trực tiếp giải quyết vụ tranh chấp không?
7. Những lĩnh vực tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của VIAC ?
8. Luật sư người nước ngoài có thể tham gia tranh tụng tại VIAC hay không?
9. Muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phải có điều kiện gì?
10. Trường hợp các bên đã ký thỏa thuận trọng tài nhưng khi tranh chấp phát sinh,
một bên có thể khởi kiện tại Tòa án được hay không?
11. Thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong những trường hợp nào?
12. Trường hợp nào thì thỏa thuận trọng tài bị coi là không thể thực hiện được?
13. Thỏa thuận trọng tài được thể hiện bằng những hình thức nào?
14. Trường hợp các bên vừa thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vừa
thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
15. Thỏa thuận trọng tài và hợp đồng có quan hệ như thế nào?
16. Thời hiện khởi kiện tại Trọng tài được quy định như thế nào?
17. Khi nào thì được coi là mất quyền phản đối?
18. Để trở thành Trọng tài viên thì phải có những tiêu chuẩn gì?
19. Những ai không được làm Trọng tài viên?
20. Khi nào thì tố tụng trọng tài tại VIAC bắt đầu?
2




21. Khi nào thì tố tụng trọng tài tại VIAC kết thúc?
22. Tố tụng trọng tài tại VIAC bắt đầu như thế nào?
23. Thông báo, tài liệu của mỗi bên gửi tới VIAC có thể gửi bằng những hình thức
nào?
24. Tài liệu kèm theo Đơn khởi kiện, Bản tự bảo vệ, Đơn kiện lại và các tài liệu
khác có phải công chứng không?
25. Khi nào thì VIAC gửi Thông báo và Đơn khởi kiện của Nguyên đơn cho Bị
đơn ?
26. VIAC có thể gửi Thông báo và Đơn khởi kiện của Nguyên đơn cho Bị đơn ngay
sau khi nhận được Đơn khởi kiện của Nguyên đơn hay không?
27. Đơn khởi kiện gồm những nội dung gì?
28. Kèm theo Đơn khởi kiện phải có những tài liệu nào?
29. Ai là người có thẩm quyền ký Đơn khởi kiện?
30. Bản tự bảo vệ gồm những nội dung gì?
31. Thời hạn nộp Bản tự bảo vệ là bao lâu?
32. Bị đơn có thể gia hạn nộp Bản tự bảo vệ không?
33. Trường hợp Bị đơn không nộp Bản tự bảo vệ thì tố tụng trọng tài có được tiếp
tục hay không?
34. Bản tự bảo vệ có thể gộp chung với Đơn kiện lại hay không?
35. Bị đơn có thể kiện lại Nguyên đơn được không? Trình tự giải quyết đơn kiện lại
như thế nào?
36. Đơn kiện lại gồm những nội dung gì?
37. Phí trọng tài bao gồm những chi phí gì?
38. Việc nộp phí trọng tài được thực hiện như thế nào?
3


39. Phí trọng tài có thể nộp từng phần được không?

40. Phí trọng tài được nộp tại đâu?
41. Trường hợp một bên không nộp phí trọng tài thì Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại có
được chấp nhận giải quyết hay không?
42. Bên nào phải trả phí trọng tài? Phí trọng tài được phân bổ như thế nào?
43. Phí luật sư có nằm trong trị giá vụ tranh chấp hay không và có phải nộp phí
trọng tài cho yêu cầu phí luật sự không?
44. Phí trọng tài có nằm trong trị giá vụ tranh chấp không?
45. Việc hoàn phí trọng tài được quy định như thế nào và mức hoàn phí là như thế
nào? Những trường hợp nào được hoàn phí trọng tài, những trường hợp nào không được
hoàn phí trọng tài ?
46. Phí luật sư có được chấp nhận tại trọng tài hay không?
47. Bên nào phải trả chi phí triệu tập người làm chứng?
48. Bên nào phải trả chi phí giám định?
49. Bên nào phải trả chi phí tham vấn chuyên gia?
50. Nguyên đơn có thể rút Đơn khởi kiện, Bị đơn có thể rút Đơn kiện lại được
không và vào thời điểm nào?
51. Nguyên đơn có thể sửa đổi bổ sung Đơn khởi kiện, Bị đơn có thể sửa đổi, bổ
sung Đơn kiện lại và/hoặc Bản tự bảo vệ được không và vào thời điểm nào?
52. Hội đồng trọng tài có bao nhiêu Trọng tài viên? Nếu các bên không có thỏa
thuận về số lượng Trọng tài viên thì tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài có
bao nhiêu Trọng tài viên ?
53. Việc thành lập Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên được tiến hành như thế
nào ?

4


54. Việc thành lập Hội đồng Trọng tài gồm Trọng tài viên duy nhất được thực hiện
như thế nào?
55. Trường hợp Bị đơn không chọn Trọng tài viên thì việc thành lập Hội đồng

Trọng tài sẽ được tiến hành như thế nào
56. Khi có khiếu nại về thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài thì ai có thẩm quyền
xem xét khiếu nại và trong thời gian khiếu nại thì tố tụng trọng tài có bị dừng lại hay
không?
57. Hội đồng trọng tài có thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời không?
58. Hội đồng Trọng tài có thẩm quyền thu thập chứng cứ hay không?
59. Các bên có thể thỏa thuận địa điểm trọng tài được không? Trường hợp các bên
không có thỏa thuận thì địa điểm trọng tài được xác định như thế nào?
60. Các bên có thể thỏa thuận ngôn ngữ trọng tài được không? Trường hợp các bên
không có thỏa thuận thì ngôn ngữ trọng tài được xác định như thế nào?
61. Các bên có thể thỏa thuận luật áp dụng để giải quyết vụ tranh chấp được không?
Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì việc xác định luật áp dụng được thực hiện
như thế nào?
62. Những ai có quyền tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp?
63. Các bên có thể ghi âm hoặc quay phim tại phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
hay không?
64. Trọng tài có thể tiến hành phiên họp khi một bên hoặc cả hai bên vắng mặt được
không?
65. Trường hợp nào thì một bên có quyền yêu cầu hoãn phiên họp? Việc yêu cầu
hoãn phiên họp phải có những điều kiện kiện gì? Bên nào phải chịu chi phí phát sinh do
hoãn phiên họp
66. Trường hợp nào thì vụ tranh chấp được đình chỉ giải quyết?
5


67. Phán quyết trọng tài được lập theo nguyên tắc nào?
68. Phán quyết trọng tài có thể bị kháng cáo không?
69. Phán quyết trọng tài được lập bằng hình thức nào và gồm những nội dung gì
70. Có cơ chế sửa chữa và giải thích Phán quyết trọng tài; lập Phán quyết trọng tài

bổ sung hay không?
71. Phán quyết trọng tài VIAC được thi hành theo trình tự như thế nào?
1. VIAC là gì ?
VIAC là tên viết tắt tiếng Anh của cụm từ “Vietnam International Arbitration
Centre”, tiếng Việt có nghĩa là “Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam”.
Theo Điều lệ của VIAC, VIAC có tên gọi tiếng Việt là Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Việt Nam hoặc còn được gọi là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; tên tiếng Anh là Vietnam International
Arbitration Centre hoặc còn được gọi là Vietnam International Arbitration Centre at the
Vietnam Chamber of Commerce and Industry.

2. VIAC được thành lập từ khi nào?
VIAC chính thức được thành lập vào ngày 28 tháng 4 năm 1993 theo Quyết định số
204/TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở
hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thương (thành lập năm 1963) và Hội đồng Trọng tài
Hàng hải (thành lập năm 1964).

3. VIAC có phải là tổ chức thuộc Chính phủ không và VIAC có địa vị pháp lý
như thế nào?
VIAC không phải là tổ chức thuộc Chính phủ. Theo Điều lệ của VIAC, VIAC là tổ
chức độc lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ của VIAC.
6


VIAC có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. VIAC hoạt động không vì
mục đích lợi nhuận.

4. Mục tiêu hoạt động của VIAC là gì?
Mục tiêu của VIAC là thúc đẩy sự phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác (ADR –

Alternative Dispute Resolution) theo quy định của pháp luật một cách công bằng, thuận
lợi và nhanh chóng.

5. VIAC có chức năng như thế nào trong tố tụng trọng tài?
Theo Điều lệ VIAC, VIAC có chức năng tổ chức hoạt động giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định
của pháp luật; hỗ trợ về hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình trọng
tài và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác.

6. VIAC có trực tiếp giải quyết vụ tranh chấp không?
VIAC không tự mình giải quyết tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp được tiến
hành bởi Hội đồng Trọng tài (Khoản 1 Điều 35 Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC có
hiệu lực từ ngày 01/01/2012).

7. Những lĩnh vực tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của VIAC ?
Theo Điều 2 Luật Trọng tài thương mại, VIAC có thẩm quyền giải quyết:
a)

Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

b)

Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động

thương mại.
7


c)


Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng

Trọng tài.

8. Luật sư người nước ngoài có thể tham gia tranh tụng tại VIAC hay không?
Quy tắc VIAC không có quy định về việc luật sư người nước ngoài không được
tranh tụng tại VIAC, do đó luật sư người nước ngoài có thể tham gia tranh tụng tại VIAC
như luật sư người Việt Nam.

9. Muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phải có điều kiện gì?
Theo Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại, tranh chấp được giải quyết bằng
Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước
hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Như vậy, điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng Trọng
tài là phải có thỏa thuận trọng tài.

10. Trường hợp các bên đã ký thỏa thuận trọng tài nhưng khi tranh chấp phát
sinh, một bên có thể khởi kiện tại Tòa án được hay không?
Theo Điều 6 Luật Trọng tài thương mại, trong trường hợp các bên tranh chấp đã có
thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ
trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được.

11. Thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong những trường hợp nào?
Theo Điều 18 Luật Trọng tài thương mại, thoả thuận trọng tài vô hiệu trong các
trường hợp sau:
a)

Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng

tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
8



b)

Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của

pháp luật.
c)

Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy

định của Bộ luật dân sự.
d)

Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của

Luật này.
e)

Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả

thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.

12. Trường hợp nào thì thỏa thuận trọng tài bị coi là không thể thực hiện
được?
Theo Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP, thoả thuận trọng tài bị coi là không thể
thực hiện được là các trường hợp:
Trung tâm trọng tài nơi các bên đã có thoả thuận giải quyết tranh chấp đã chấm dứt
hoạt động mà không có tổ chức kế thừa và các bên không có thoả thuận thay thế;

Trọng tài viên trọng tài vụ việc mà các bên đã có thoả thuận lựa chọn không thể
tham gia giải quyết tranh chấp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; hoặc
Toà án không thể tìm được Trọng tài viên như các bên yêu cầu và các bên không có thoả
thuận thay thế;
Trọng tài viên trọng tài vụ việc mà các bên đã có thoả thuận lựa chọn từ chối hoặc
Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không có thoả thuận
thay thế;
Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài nhưng lại
thỏa thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác mà điều lệ của Trung

9


tâm trọng tài các bên chọn không cho phép và các bên không thỏa thuận được về việc lựa
chọn Quy tắc tố tụng trọng tài thay thế.
Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận
trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hóa, dịch vụ do nhà
cung cấp soạn sẵn nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa
chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp.

13. Thỏa thuận trọng tài được thể hiện bằng những hình thức nào?
Theo Khoản 2 Điều 16 Luật Trọng tài thương mại, thoả thuận trọng tài phải được
xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập
dưới dạng văn bản:
a)

Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex,

thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b)


Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các

c)

Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi

bên;

chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d)

Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận

trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của
thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

14. Trường hợp các bên vừa thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
vừa thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thì cơ quan nào có thẩm quyền
giải quyết?

10


Khoản 4 Điều 2, Nghị quyết số: 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/03/2014 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài
thương mại quy định như sau:
“4. Trường hợp các bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa
có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án mà các bên không có thỏa thuận lại hoặc

thỏa thuận mới về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và không thuộc trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều này mà phát sinh tranh chấp thì xử lý như sau:
a)

Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi

yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp khi
Tòa án chưa thụ lý vụ án quy định tại điểm b khoản 4 Điều này thì Tòa án căn cứ quy
định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại để từ chối thụ lý, giải quyết. Trong trường hợp
này, khi nhận được đơn khởi kiện Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, nếu đã thụ lý vụ án
thì căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải
quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu
gửi kèm theo đơn khởi kiện.
b)

Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, thì ngay

sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu
Trọng tài giải quyết hay chưa.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện mà Tòa án
xác định người bị kiện, người khởi kiện đã yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì
Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, trường hợp người bị kiện, người khởi
kiện chưa yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án xem xét thụ lý giải quyết
theo thủ tục chung.
Trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ án mà phát hiện tranh chấp đã có yêu cầu Trọng tài
giải quyết trước thời điểm Tòa án thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ quy định tại điểm i
khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc
thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện”.
11



15. Thỏa thuận trọng tài và hợp đồng có quan hệ như thế nào?
Theo Điều 19 Luật Trọng tài thương mại, thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với
hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể
thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.

16. Thời hiện khởi kiện tại Trọng tài được quy định như thế nào?
Theo Điều 33 Luật Trọng tài thương mại, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy
định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và
lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

17. Khi nào thì được coi là mất quyền phản đối?
Theo Điều 13 Luật Trọng tài thương mại, trong trường hợp một bên phát hiện có vi
phạm quy định của Luật này hoặc của thỏa thuận trọng tài mà vẫn tiếp tục thực hiện tố
tụng trọng tài và không phản đối những vi phạm trong thời hạn do Luật này quy định thì
mất quyền phản đối tại Trọng tài hoặc Tòa án.
Điều 6 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại quy định như
sau:
“Điều 6.Mất quyền phản đối quy định tại Điều 13 Luật Trọng tài thương mại
1. Trường hợp một bên phát hiện có vi phạm quy định Luật Trọng tài thương mại
hoặc của thỏa thuận trọng tài mà vẫn tiếp tục thực hiện tố tụng trọng tài và không phản
đối với Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài những vi phạm đó trong thời hạn do Luật
Trọng tài thương mại quy định thì mất quyền phản đối tại Trọng tài, hoặc tạiTòa án đối
với những vi phạm đã biết đó. Trường hợp Luật Trọng tài thương mại không quy định
thời hạn thì thời hạn được xác định theo thỏa thuận của các bên hoặc quy tắc tố tụng
12


trọng tài. Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc quy tắc tố tụng trọng tài không quy

định thì việc phản đối phải được thực hiện trước thời điểm Hội đồng trọng tài tuyên phán
quyết.
2 .Trước khi xem xét yêu cầu của một hoặc các bên về việc có vi phạm quy định
Luật Trọng tài thương mại hoặc của thỏa thuận trọng tài, Tòa án phải kiểm tra các tài liệu,
chứng cứ, quy tắc tố tụng trọng tài để xác định đối với yêu cầu đó, một hoặc các bên có
mất quyền phản đối hay không mất quyền phản đối.
Trường hợp Tòa án xác định vi phạm đã mất quyền phản đối quy định tại Điều 13
Luật Trọng tài thương mại và hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thì bên đã mất quyền phản
đối không được quyền khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài, yêu cầu hủy phán
quyết trọng tài đối với những vi phạm đã mất quyền phản đối đó. Tòa án không được căn
cứ vào các vi phạm mà một hoặc các bên đã mất quyền phản đối để quyết định chấp nhận
yêu cầu của một hoặc các bên.
Khi giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tòa án có trách nhiệm xem xét
theo quy định tại điểm đ khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại.
Trường hợp xét thấy có đủ căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thì Tòa án
có quyền quyết định ngay cả khi một hoặc các bên đã mất quyền phản đối”.

18. Để trở thành Trọng tài viên thì phải có những tiêu chuẩn gì?
Theo Điều 20 Luật Trọng tài thương mại, tiêu chuẩn để trở thành Trọng tài viên bao
gồm:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
b) Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở
lên;

13


c) Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều
kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng
có thể được chọn làm Trọng tài viên.

Theo Điều lệ VIAC, điều kiện trở thành Trọng tài viên VIAC gồm:
1. Điều kiện chung
a) Tuổi từ 30 đến 70;
b) Tốt nghiệp đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ tám năm trở
lên, trừ trường hợp chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm;
c) Cam kết giải quyết vụ kiện một cách độc lập, khách quan, công bằng và nhanh
chóng;
d) Sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của Trung tâm; nỗ lực cống hiến vì sự phát
triển của Trung tâm.
2. Điều kiện bổ sung
Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 trên đây, cá nhân nộp đơn đề nghị xét kết
nạp làm Trọng tài viên phải đáp ứng thêm một trong các điều kiện sau đây:
a) Đã là Trọng tài viên trong ba vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài trước
đó, hoặc
b) Có tên trong danh sách Trọng tài viên của một tổ chức trọng tài được công nhận
trên thế giới và đã tham gia giải quyết ít nhất là một tranh chấp tại tổ chức này, hoặc
c) Có giới thiệu của hiệp hội nghề nghiệp trong phạm vi toàn quốc, hoặc trường đại
học hoặc viện nghiên cứu, hoặc
d) Được ít nhất một thành viên trong Ban điều hành Trung tâm giới thiệu.
Việc cá nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên không bảo đảm rằng cá nhân đó
sẽ đương nhiên được Trung tâm kết nạp làm trọng tài viên. Việc xem xét kết nạp một cá
nhân làm Trọng tài viên thuộc thẩm quyền của Ban điều hành Trung tâm.
14


19. Những ai không được làm Trọng tài viên?
Theo Khoản 2 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại, trường hợp sau đây không được
làm Trọng tài viên:
a) Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công
chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành

án;
b) Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp
hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.

20. Khi nào thì tố tụng trọng tài tại VIAC bắt đầu?
Theo Điều 5 Quy tắc VIAC, tố tụng trọng tài bắt đầu từ ngày VIAC nhận được Đơn
khởi kiện của Nguyên đơn theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy tắc.

21. Khi nào thì tố tụng trọng tài tại VIAC kết thúc?
Quy tắc VIAC không quy định về thời điểm kết thúc tố tụng trọng tài nhưng theo
Khoản 10 Điều 43 Luật Trọng tài thương mại thì tố tụng trọng tài chấm dứt từ thời điểm
Hội đồng Trọng tài ban hành (lập) Phán quyết trọng tài.

22. Tố tụng trọng tài tại VIAC bắt đầu như thế nào?
Tố tụng trọng tài tại VIAC bắt đầu bằng việc Nguyên đơn gửi Đơn khởi kiện tới
VIAC.

23. Thông báo, tài liệu của mỗi bên gửi tới VIAC có thể gửi bằng những hình thức
nào?
15


Thông báo, tài liệu có thể gửi tới VIAC bằng những hình thức sau:
-

Thư bảo đảm, chuyển phát nhanh;

-

Thư điện tử (email);


-

Fax;

-

Nộp trực tiếp tại VIAC hoặc Chi nhánh của VIAC được VIAC ủy quyền.

Theo Khoản 1 Điều 3 Quy tắc VIAC, Thông báo, tài liệu do một bên gửi tới VIAC
phải đủ số bản để VIAC gửi cho thành viên của Hội đồng Trọng tài mỗi người một bản,
cho bên kia một bản và lưu một bản. Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp tại VIAC, nếu
Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên thì số bản mỗi bên phải gửi là năm (05). Nếu
Hội đồng Trọng tài gồm một trọng tài viên thì số bản mỗi bên phải gửi là ba (03). Khi gửi
thông báo, tài liệu tới VIAC bằng fax hoặc thư điện tử, các bên phải đồng thời gửi các
thông báo, tài liệu đó tới VIAC với số bản nêu trên qua phương thức thư bảo đảm,
chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp tại VIAC.

24. Tài liệu kèm theo Đơn khởi kiện, Bản tự bảo vệ, Đơn kiện lại và các tài liệu
khác có phải công chứng không?
Các tài liệu kèm theo Đơn khởi kiện, Bản tự bảo vệ, Đơn kiện lại và các tài liệu
khác có thể là bản chính, bản sao hoặc bản sao có công chứng. Trong trường hợp cần
thiết Hội đồng Trọng tài có thể yêu cầu các bên cung cấp tài liệu theo hình thức mà Hội
đồng Trọng tài quyết định.

25. Khi nào thì VIAC gửi Thông báo và Đơn khởi kiện của Nguyên đơn cho Bị
đơn ?
Theo Điều 7 Quy tắc VIAC, trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, trong
thời hạn 10 ngày kể từ ngày VIAC nhận được Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài, các tài
liệu khác có liên quan và phí trọng tài quy định tại Điều 33 của Quy tắc VIAC, VIAC gửi

16


tới Bị đơn Thông báo, Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có liên
quan.

26. VIAC có thể gửi Thông báo và Đơn khởi kiện của Nguyên đơn cho Bị đơn ngay
sau khi nhận được Đơn khởi kiện của Nguyên đơn hay không?
VIAC có thể gửi ngay Thông báo và Đơn khởi kiện của Nguyên đơn cho Bị đơn
trong trường hợp Nguyên đơn đã nộp Đơn khởi kiện theo Khoản 2 Điều 6 Quy tắc VIAC
và Nguyên đơn nộp đủ phí trọng tài theo Quy định tại Điều 33 Quy tắc VIAC.

27. Đơn khởi kiện gồm những nội dung gì?
Theo khoản 2 Điều 6 Quy tắc VIAC, Đơn khởi kiện gồm các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm Đơn khởi kiện;
b) Tên, địa chỉ của các bên;
c) Tóm tắt nội dung của vụ tranh chấp;
d) Cơ sở khởi kiện;
đ) Trị giá của vụ tranh chấp và các yêu cầu khác của Nguyên đơn;
e) Tên của người được Nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc yêu cầu Trung
tâm chỉ định Trọng tài viên theo quy định tại khoản 1 Điều 11 hoặc Điều 12 của Quy tắc
này.
g) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện theo ủy quyền
trong trường hợp Nguyên đơn là tổ chức; chữ ký của cá nhân hoặc của người đại diện
theo ủy quyền trong trường hợp Nguyên đơn là cá nhân

28. Kèm theo Đơn khởi kiện phải có những tài liệu nào?

17



Theo Khoản 3 Điều 6 Quy tắc VIAC, kèm theo Đơn khởi kiện phải có thỏa thuận
trọng tài và các tài liệu khác có liên quan.

29. Ai là người có thẩm quyền ký Đơn khởi kiện?
Theo Khoản 2(g) Điều 6 Quy tắc VIAC, Đơn khởi kiện phải có chữ ký của người
đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Nguyên
đơn là tổ chức; chữ ký của cá nhân hoặc của người đại diện theo ủy quyền trong trường
hợp Nguyên đơn là cá nhân.

30. Bản tự bảo vệ gồm những nội dung gì?
Theo Khoản 1 Điều 8 Quy tắc VIAC, Bản tự bảo vệ gồm các nội dung:
a) Ngày, tháng, năm làm Bản tự bảo vệ;
b) Tên, địa chỉ của Bị đơn;
c) Cơ sở tự bảo vệ;
d) Tên của người được Bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc yêu cầu Trung tâm chỉ
định Trọng tài viên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 hoặc Điều 12 của Quy tắc này;
đ) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện theo ủy quyền
trong trường hợp Bị đơn là tổ chức; chữ ký của cá nhân hoặc của người đại diện theo ủy
quyền trong trường hợp Bị đơn là cá nhân.
Trong trường hợp Bị đơn cho rằng thỏa thuận trọng tài không tồn tại, thỏa thuận
trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện thì Bị đơn phải nêu rõ điều
đó trong Bản tự bảo vệ. Trong trường hợp này, Bị đơn vẫn phải chọn Trọng tài viên hoặc
yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 hoặc Điều
12 của Quy tắc này.

18


31. Thời hạn nộp Bản tự bảo vệ là bao lâu?

Theo Khoản 1 Điều 8 Quy tắc VIAC, trừ khi các bên có thỏa thuận khác, trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo, Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các
tài liệu khác có liên quan, Bị đơn phải gửi tới Trung tâm Bản tự bảo vệ.

32. Bị đơn có thể gia hạn nộp Bản tự bảo vệ không?
Theo Khoản 1 Điều 8 Quy tắc VIAC, theo yêu cầu của Bị đơn, Trung tâm có thể gia
hạn thời hạn gửi Bản tự bảo vệ. Yêu cầu gia hạn phải được lập bằng văn bản và gửi tới
Trung tâm trong thời hạn 30 ngày nêu trên. Trong trường hợp này, Bị đơn vẫn phải chọn
Trọng tài viên hoặc yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên theo quy định tại khoản 2
Điều 11 hoặc Điều 12 của Quy tắc VIAC.

33. Trường hợp Bị đơn không nộp Bản tự bảo vệ thì tố tụng trọng tài có được tiếp
tục hay không?
Theo Khoản 3 Điều 8 Quy tắc VIAC, trường hợp Bị đơn không nộp Bản tự bảo vệ,
tố tụng trọng tài vẫn được tiếp tục tiến hành.

34. Bản tự bảo vệ có thể gộp chung với Đơn kiện lại hay không?
Do Bản tự bảo vệ và Đơn kiện lại độc lập với nhau, có nội dung khác nhau nên Đơn
kiện lại không thể gộp chung vào Bản tự bảo vệ.

35. Bị đơn có thể kiện lại Nguyên đơn được không? Trình tự giải quyết đơn kiện lại
như thế nào?

19


Theo Khoản 1 Điều 9 Quy tắc VIAC, Bị đơn có quyền kiện lại Nguyên đơn. Đơn
kiện lại phải căn cứ vào thỏa thuận trọng tài mà dựa vào đó Nguyên đơn đã khởi kiện Bị
đơn. Đơn kiện lại phải được gửi tới Trung tâm vào cùng thời điểm gửi Bản tự bảo vệ.
Theo Khoản 3 Điều 9 Quy tắc VIAC, Đơn kiện lại được giải quyết đồng thời bởi

Hội đồng Trọng tài giải quyết Đơn khởi kiện của Nguyên đơn.

36. Đơn kiện lại gồm những nội dung gì?
Theo Khoản 2 Điều Quy tắc VIAC, Đơn kiện lại gồm các nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm làm Đơn kiện lại;
b) Tên, địa chỉ của các bên;
c) Tóm tắt nội dung của vụ kiện lại;
d) Cơ sở kiện lại;
đ) Trị giá của vụ kiện lại và các yêu cầu khác của Bị đơn;
e) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện theo ủy quyền
trong trường hợp Bị đơn là tổ chức; chữ ký của cá nhân hoặc của người đại diện theo ủy
quyền trong trường hợp Bị đơn là cá nhân.

37. Phí trọng tài bao gồm những chi phí gì?
Theo Điều 32 Quy tắc VIAC, phí trọng tài gồm:
Chi phí để trả thù lao cho các Trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp;
Chi phí hành chính của VIAC liên quan đến việc giải quyết vụ tranh chấp;
Chi phí đi lại, ở và các chi phí có liên quan khác của các Trọng tài viên giải quyết
vụ tranh chấp được quy định tại Văn bản hướng dẫn của VIAC có hiệu lực tại thời điểm
lập dự tính chi phí;
20


Chi phí giám định, định giá tài sản, chi phí tham vấn ý kiến chuyên gia và chi phí
cho các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng Trọng tài.

38. Việc nộp phí trọng tài được thực hiện như thế nào?
Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 33 Quy tắc VIAC, nếu các bên không có thoả
thuận, Nguyên đơn phải nộp đủ phí trọng tài tại thời điểm nộp Đơn khởi kiện. Bị đơn
phải nộp đủ phí trọng tài tại thời điểm nộp Đơn kiện lại (gồm chi phí để trả thù lao cho

các Trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp và chi phí hành chính của VIAC liên quan đến
việc giải quyết vụ tranh chấp). Việc nộp phí trọng tài sẽ được thực hiện theo thông báo và
trong thời hạn do VIAC ấn định.
Các chi phí nêu tại khoản 3 và khoản 4 Điều 32 của Quy tắc VIAC (gồm chi phí đi
lại, ở và các chi phí có liên quan khác của các Trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp, chi
phí giám định, định giá tài sản, chi phí tham vấn ý kiến chuyên gia và chi phí cho các trợ
giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng Trọng tài) sẽ được tạm ứng sau khi Hội đồng Trọng
tài được thành lập. VIAC tham khảo ý kiến của Hội đồng Trọng tài để lập dự tính, quyết
định một bên hoặc các bên phải tạm ứng các chi phí này và thông báo cho các bên biết.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của VIAC, bên hoặc các bên
được yêu cầu phải tạm ứng đủ các chi phí này, trừ khi các bên có thoả thuận khác. Nếu
các chi phí này không được tạm ứng đủ, VIAC có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài tạm
dừng giải quyết vụ tranh chấp. Trong trường hợp này, một bên có thể tạm ứng thay cho
bên kia theo yêu cầu của VIAC để quá trình tố tụng trọng tài được tiếp tục. Nếu các chi
phí này không được tạm ứng đủ thì Hội đồng Trọng tài có thể tạm dừng việc giải quyết
vụ tranh chấp.
Các chi phí nêu tại khoản 3 và khoản 4 Điều 32 của Quy tắc VIAC được VIAC tính
và thông báo cho các bên và cho Hội đồng Trọng tài trước khi Hội đồng Trọng tài lập
Phán quyết trọng tài. Nếu số tiền tạm ứng cao hơn chi phí thực tế thì VIAC hoàn trả số

21


tiền còn dư cho bên đã tạm ứng. Nếu chi phí thực tế cao hơn số tiền tạm ứng thì các bên
phải nộp bổ sung cho VIAC.

39. Phí trọng tài có thể nộp từng phần được không?
VIAC không có quy định về việc nộp phí từng phần. Theo Điều 33 Quy tắc VIAC,
khi nộp Đơn khởi kiện hoặc Đơn kiện lại, các bên phải nộp đủ phí trọng tài.


40. Phí trọng tài được nộp tại đâu?
Phí trọng tài được nộp vào tài khoản của VIAC như sau:
Tài khoản số: 0641100157007 (USD) hoặc 0641100152008 (VND)
Tên ngân hàng: Ngân hàng MB Bank
Swift code: MSCBVNVX
Tên người thụ hưởng: Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

41. Trường hợp một bên không nộp phí trọng tài thì Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại có
được chấp nhận giải quyết hay không?
Theo Khoản 1 Điều 33 Quy tắc VIAC, trường hợp Nguyên đơn không nộp phí trọng
tài đối với Đơn khởi kiện trong thời hạn do VIAC ấn định thì được coi là rút Đơn khởi
kiện nhưng không ảnh hưởng đến quyền được nộp lại Đơn khởi kiện.
Theo Khoản 2 Điều 33 Quy tắc VIAC, trường hợp Bị đơn không nộp phí trọng tài
đối với Đơn kiện lại trong thời hạn do VIAC ấn định thì được coi là rút Đơn khởi kiện.

42. Bên nào phải trả phí trọng tài? Phí trọng tài được phân bổ như thế nào?
22


Theo Khoản 3 Điều 33 Luật Trọng tài thương mại, bên thua kiện chịu phí trọng tài
trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác
hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.
Theo Khoản 1 Điều 34 Quy tắc VIAC, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài phân bổ
trừ khi các bên có thoả thuận khác.

43. Phí luật sư có nằm trong trị giá vụ tranh chấp hay không và có phải nộp phí
trọng tài cho yêu cầu phí luật sự không?
Khi tính phí trọng tài, VIAC không tính yêu cầu đòi phí luật sư vào trị giá vụ tranh
chấp hay nói cách khác VIAC không tính phí trọng tài đối với yêu cầu đòi phí luật sư.


44. Phí trọng tài có nằm trong trị giá vụ tranh chấp không?
Khi tính phí trọng tài, VIAC không tính yêu cầu đòi phí trọng tài vào trị giá vụ tranh
chấp hay nói cách khác VIAC không tính phí trọng tài đối với yêu cầu đòi phí trọng tài.

45. Việc hoàn phí trọng tài được quy định như thế nào và mức hoàn phí là như thế
nào? Những trường hợp nào được hoàn phí trọng tài, những trường hợp nào không được
hoàn phí trọng tài ?
Theo Mục II Biểu phí trọng tài của VIAC có hiệu lực từ ngày 23/03/2014, ban hành
kèm theo Quyết định số: 137/VIAC ngày 23/03/2014 của Chủ tịch VIAC, phí trọng tài
được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:
1. Trường hợp rút Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại:
a. Nếu Đơn khởi kiện; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện; Đơn kiện lại; sửa đổi, bổ
sung Đơn kiện lại được rút trước khi thành lập Hội đồng Trọng tài, Trung tâm hoàn trả
70% phí trọng tài.
23


b. Nếu Đơn khởi kiện; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện; Đơn kiện lại, sửa đổi, bổ
sung Đơn kiện lại được rút sau khi Hội đồng Trọng tài được thành lập, Trung tâm hoàn
trả 40% phí trọng tài.
c. Nếu Đơn khởi kiện; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện; Đơn kiện lại; sửa đổi, bổ
sung Đơn kiện lại được rút sau khi Trung tâm gửi Giấy triệu tập phiên họp giải quyết vụ
tranh chấp và trước ngày mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp, Trung tâm hoàn trả
20% phí trọng tài.

2. Trường hợp Hội đồng Trọng tài ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp
theo khoản 1(đ) Điều 28 Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm có hiệu lực từ ngày
01/01/2012, Trung tâm hoàn trả 30% phí trọng tài.

3. Trường hợp Hội đồng Trọng tài ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp

theo khoản 1(e) Điều 28 Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm có hiệu lực từ ngày
01/01/2012, Trung tâm hoàn trả 20% phí trọng tài.
4. Trong mọi trường hợp, phí trọng tài còn lại sau khi hoàn trả không dưới
10.000.000 đồng.

46. Phí luật sư có được chấp nhận tại trọng tài hay không?
Theo Khoản 2 Điều 34 Quy tắc VIAC, Hội đồng Trọng tài có quyền quyết định một
bên phải trả toàn bộ hoặc một phần chi phí pháp lý hoặc chi phí hợp lý khác của bên kia.

47. Bên nào phải trả chi phí triệu tập người làm chứng?
Theo Khoản 1 Điều 18 Quy tắc VIAC, chi phí cho người làm chứng do bên yêu cầu
triệu tập người làm chứng chịu hoặc do Hội đồng trọng tài phân bổ.
24


48. Bên nào phải trả chi phí giám định?
Theo Khoản 3 Điều 17 Quy tắc VIAC, phí giám định, định giá tài sản do bên yêu
cầu nộp hoặc do Hội đồng trọng tài phân bổ.

49. Bên nào phải trả chi phí tham vấn chuyên gia?
Theo Khoản 4 Điều 17 Quy tắc VIAC, chi phí tham vấn chuyên gia do bên yêu cầu
chịu hoặc do Hội đồng trọng tài phân bổ.

50. Nguyên đơn có thể rút Đơn khởi kiện, Bị đơn có thể rút Đơn kiện lại được
không và vào thời điểm nào?
Theo Khoản 1 Điều 13 Quy tắc VIAC, trước khi Hội đồng Trọng tài lập Phán quyết
trọng tài, các bên có quyền rút Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại.

51. Nguyên đơn có thể sửa đổi bổ sung Đơn khởi kiện, Bị đơn có thể sửa đổi, bổ
sung Đơn kiện lại và/hoặc Bản tự bảo vệ được không và vào thời điểm nào?

Theo Khoản 1 Điều 13 Quy tắc VIAC, các bên có thể sửa đổi, bổ sung Đơn khởi
kiện, Đơn kiện lại và Bản tự bảo vệ trước thời điểm kết thúc phiên họp cuối cùng giải
quyết vụ tranh chấp. Việc sửa đổi, bổ sung này phải được lập thành văn bản với số bản
theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy tắc này. Hội đồng Trọng tài có quyền không
chấp nhận các sửa đổi, bổ sung này nếu thấy rằng các sửa đổi, bổ sung đó bị lạm dụng
nhằm gây khó khăn, trì hoãn việc ra Phán quyết trọng tài hoặc vượt quá phạm vi thỏa
thuận trọng tài áp dụng cho vụ tranh chấp.

25


×