Tải bản đầy đủ (.pdf) (288 trang)

Tư tưởng ishida baigian ( 1685 1744 ) và phong trào sekimon shingaku từ trung kì edo đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 288 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

KIỀU HỒNG HẠNH

TƢ TƢỞNG ISHIDA BAIGAN (1685-1744)
VÀ PHONG TRÀO SEKIMON SHINGAKU
TỪ TRUNG KÌ EDO ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

KIỀU HỒNG HẠNH

TƢ TƢỞNG ISHIDA BAIGAN (1685-1744)
VÀ PHONG TRÀO SEKIMON SHINGAKU
TỪ TRUNG KÌ EDO ĐẾN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thu Giang


Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Tư tưởng
Ishida Baigan (1685-1744) và phong trào Sekimon Shingaku từ trung kì Edo
đến nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Phạm Thị Thu Giang.
Mọi trích dẫn trong Luận văn này đều được ghi rõ nguồn đầy đủ và cụ
thể. Nội dung Luận văn này không trùng lặp với bất cứ nội dung luận văn nào
đã công bố.
Tác giả

Kiều Hồng Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giáo viên hướng
dẫn là TS. Phạm Thị Thu Giang đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên em
trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Bộ môn
Nhật Bản học và Chuyên ngành Châu Á học, Khoa Đông Phương học, trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, quan
tâm và giúp đỡ em trong suốt những năm học tập vừa qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo và bạn học tại trường
Đại học Senshu Nhật Bản, đặc biệt là giáo sư Nishizaka Yasushi và giáo sư Arai
Katsuhiro thuộc ngành Lịch sử, Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn. Em cũng
không thể quên nhắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của phu nhân cố giáo sư Ishikawa
Ken tại thư viện Kendo Bunko (Tokyo), sự hợp tác tích cực của ông Goto Issei; các
thành viên thuộc giảng xá Tâm học Shuseisha (Kyoto) và lớp “Thực hành Sekimon

Shingaku” (Tokyo)...
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đặc biệt là người mẹ đã luôn
động viên em trên bước đường học tập và nghiên cứu.
Do trình độ có hạn, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em
rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng các bạn để bài
luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 25/10/2015

Kiều Hồng Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................4
2.Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn .......................................................................5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.....................................................8
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................................9
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ........................................9
6.Những đóng góp mới của luận văn ........................................................................10
7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................11
CHƢƠNG 1: ISHIDA BAIGAN – CON NGƢỜI VÀ THỜI ĐẠI .....................12
1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội Nhật Bản thế kỉ XVII-XVIII ................................12
1.1.1. Bối cảnh kinh tế ...............................................................................................12
1.1.2. Bối cảnh xã hội................................................................................................13
1.2. Sự giải phóng của tri thức và bung nở của các trào lƣu tƣ tƣởng có nguồn
gốc từ Nho giáo ........................................................................................................15
1.2.1. Sự phát triển của tri thức và học thuật thời Edo.............................................15
1.2.2. Sự bung nở của các luồng tư tưởng, học phái có nguồn gốc Nho giáo ..........17
1.3. Những chuyển biến trong nhận thức của giới thị dân ..................................19

1.3.1. Nhận thức về vai trò của thị dân .....................................................................19
1.3.2. Nhận thức về tầm quan trọng của gia nghiệp .................................................20
1.3.3. Nhận thức về việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và thuật xử thế...................21
1.4. Thân thế và sự nghiệp của Ishida Baigan ......................................................22
1.4.1. Thân thế của Ishida Baigan ............................................................................22
1.4.2. Sự nghiệp giảng dạy ........................................................................................24
1.4.3.Những tác phẩm chính .....................................................................................28
TIỂU KẾT .................................................................................................................34

1


CHƢƠNG 2: CHẤT LIỆU VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG ISHIDA BAIGAN
35
2.1.Chất liệu tƣ tƣởng của Ishida Baigan .............................................................35
2.2. Nội dung tƣ tƣởng của Ishida Baigan ............................................................40
2.2.1. Quan hệ giữa Đạo và Tâm ..............................................................................40
2.2.2. Sự phát triển từ Tâm đến học vấn ...................................................................44
2.2.3. Sự thực hành trong học vấn tri Tâm ...............................................................46
2.2.4. Tư tưởng thương nhân đạo .............................................................................48
2.2.5. Sự kết hợp của các đạo đức thông tục với tư tưởng tri Tâm ...........................51
TIỂU KẾT .................................................................................................................55
CHƢƠNG 3:SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO SEKIMON SHINGAKU
TỪ SAU THỜI KÌ CỦA BAI GAN CHO ĐẾN NAY ..........................................56
3.1. Sự triển khai phong trào Sekimon Shingaku nửa sau thời Edo (1745-1867)
...................................................................................................................................56
3.1.1. Bối cảnh thời đại .............................................................................................56
3.1.2. Những biến đổi về nội dung, cơ cấu tổ chức, và phương thức giáo hóa ........57
3.2. Sekimon Shingaku sau Chiến tranh thế giới thứ 2 .......................................67
3.2.1. Bối cảnh thời đại .............................................................................................67

3.2.2. Sự thành lập và hoạt động của Sekimon Shingakkai những năm đầu sau chiến
tranh thế giới thứ 2 (1949-1952)...............................................................................69
3.2.3. Hoạt động của Sekimon Shingakkai và các tổ chức thành viên (1953-2000) 72
3.3. Sekimon Shingaku trong đời sống Nhật Bản hiện đại ..................................77
3.3.1. Những thay đổi về hình thức hoạt động của Meiseisha ..................................77
3.3.2. Sự thành lập của “Sekimon Shingaku Jissen Koza”.......................................78
TIỂU KẾT................................................................................................................86
KẾT LUẬN ..............................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................89
PHỤ LỤC .................................................................................................................97
2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình xuất bản trong những năm Kanbun – Genroku (1661-1704)...16
Bảng 2.1: Thống kê trích dẫn trong tác phẩm “Đô bi vấn đáp” ................................36
Bảng 2.2: Thống kê trích dẫn trong tác phẩm “Kiệm ước tề gia luận”.....................38
Bảng 3.1: Một số tác phẩm tiêu biểu trong tạp chí “Tâm học” ................................71
Bảng 3.2:Cơ cấu thành viên của Sekimon Shingakkai. ............................................72
Bảng 3.3: Bảng thống kê số lượng và nội dung bài viết trong tạp chí “Tâm” ..........74

3


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đã từ lâu, thành công trong công cuộc cận đại hóa hay sự phát triển thần kì
của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ 2 là mối quan tâm và câu hỏi lớn trong
giới nghiên cứu xã hội nhân văn của các nước châu Á nói riêng và thế giới nói
chung. Có thể nói, một trong những yếu tố được xem là nền tảng, cội nguồn cho

thành công đó là sự hình thành và phát triển của tư tưởng, học thuật thời kì Edo.
Vào thời Edo (1603-1867), Nho giáo được dung nạp như một trụ cột về tư
tưởng cho tầng lớp võ sĩ thống trị và trí thức. Nhưng sau đó, một cách tự nhiên, Nho
giáo trong sự kết hợp với các tôn giáo tín ngưỡng khác như Phật giáo, Thần
đạo…dần trở thành chất liệu tư duy và biểu đạt tư tưởng của cả tầng lớp thường dân
– tầng lớp bị trị trong xã hội. Ở Nhật Bản, từng có thời kì những tư tưởng bắt nguồn
từ tầng lớp thường dân hình thành bằng những “chất liệu” trên bị đánh giá là “lạc
hậu”, “phong kiến”, nhưng sau đó đã xuất hiện khuynh hướng nghiên cứu chỉ ra
rằng, “những tư tưởng đó đã lay động quần chúng bình dân, khơi dậy những khả
năng vô hạn bên trong họ. Đó là sự hình thành của một thứ triết học mang tính năng
động, chủ thể, trái với Túc mệnh luận của Nho giáo và Phật giáo trong thời kì cận
thế” [55, tr.21].
Đây có thể xem là một điểm đặc sắc trong sự phát triển của tư tưởng học
thuật ở Nhật Bản so với các nước Đông Á khác, nơi mà học thuật tư tưởng thường
gắn liền với khoa cử và vai trò chủ đạo nằm ở tầng lớp thống trị. Cũng chính nhờ
quá trình sáng tạo và hấp thu này mà nhiều tư tưởng học thuật thời kì Edo đã vượt
qua những thăng trầm của lịch sử, vẫn đang được đón nhận và bảo tồn đến tận ngày
nay. Những tư tưởng học thuật thời kì Edo với sức sống lâu bền như vậy có sự góp
mặt của các nhà tư tưởng trưởng thành từ tầng lớp thị dân, trong đó có Ishida
Baigan (石田梅岩, 1685-1744) và phong trào tư tưởng Tâm học mang tên ông –
Sekimon Shingaku (石門心学, Thạch môn Tâm học).
4


Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đang tích cực
hợp tác, học hỏi những bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản, việc nghiên cứu tư tưởng
của Ishida Baigan và lịch sử phong trào Sekimon Shingaku có thể xem là một cách
tiếp cận để nhận thức quá trình hình thành, tồn tại cũng như sức mạnh của tinh thần
đã tạo nên những khác biệt và thành công của Nhật Bản.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn

2.1. Tình hình nghiên cứu ở Nhật Bản
Trong những nghiên cứu về tư tưởng của Ishida Baigan và phong trào
Sekimon Shingaku ở Nhật Bản, có lẽ hiếm có công trình nghiên cứu nào có thể vượt
qua được “Nghiên cứu lịch sử Sekimon Shingaku” (NXB Iwanami Shoten, 1938)
của giáo sư Ishikawa Ken (石川謙) – nhà nghiên cứu hàng đầu về lịch sử giáo dục
Nhật Bản thời kì cận thế. Bằng phương pháp thống kê, miêu tả rất tỉ mỉ và chi tiết,
luận án tiến sỹ với gần 1400 trang này đã phác họa nên quá trình hình thành, phát
triển, suy yếu của Sekimon Shingaku với tư cách một nền giáo dục đạo đức bình
dân bên cạnh các cơ sở giáo dục khác trong thời kì cận thế.
Từ những năm 1940 đến năm 1970, tư tưởng Ishida Baigan và phong trào
Sekimon Shingaku được nghiên cứu chủ yếu trên phương diện lịch sử tư tưởng. Tuy
nhiên, trong những năm đầu của thời kì này, tư tưởng Ishida Baigan và phong trào
Sekimon Shingaku có lúc không nhận được những đánh giá tích cực. Trong nghiên
cứu“Tư tưởng luân lý Nhật Bản” (NXB Iwanami Shoten, 1952), Watsuji Tetsuro
cho rằng, tư tưởng đạo đức thị dân của Baigan chịu sự quy định của võ sĩ đạo,
không thể đóng vai trò là tư tưởng dẫn dắt thời đại thay thế cho võ sĩ đạo. Xét trong
quá trình cận đại hóa Nhật Bản (quá trình đả phá chế độ Mạc phủ), Sekimon
Shingaku cũng không thể nắm giữ vai trò tiên phong chủ đạo giống như các tư
tưởng của thị dân ở các nước Châu Âu trong cuộc cách mạng tư sản [54, tr.609-624].
5


Tiếp nối lập trường này, Maruyama Masao với công trình“Nghiên cứu lịch sử tư
tưởng chính trị Nhật Bản” (NXB Đại học Tokyo, 1952) còn khắt khe hơn khi cho
rằng, Sekimon Shingaku không hề có giá trị lý luận của một học thuật, và chưa
thoát ra khỏi địa hạt của những đạo đức bình dân thông tục [37, tr.146-147]. Tuy
nhiên, những đánh giá dựa trên quan điểm lấy phương Tây làm qui chuẩn như vậy
dần lu mờ. Thay vào đó, những nghiên cứu nhìn nhận lại nội dung cũng như giá trị
của tư tưởng Ishida Baigan và phong trào Sekimon Shingaku đã xuất hiện. Năm
1971, Shibata Minoru đã xuất bản công trình“Sekimon Shingaku– hệ thống tư tưởng

Nhật Bản 42” (NXB Iwanami Shoten, 1971) tổng kết các tác phẩm tiêu biểu của
các học giả Sekimon Shingaku thời kì cận thế. Tác giả đã chỉ ra một cách khách
quan những đặc điểm cũng như cả những hạn chế về mặt nội dung của Sekimon
Shingaku ở mỗi học giả qua từng thời kì lịch sử. Vài năm sau đó, với công
trình“Công cuộc cận đại hóa ở Nhật Bản và các tư tưởng đại chúng” (NXB
Heibonsha, 1969), Yasumaru Yoshio đã có những phân tích hết sức sâu sắc về cấu
trúc của các tư tưởng quần chúng trong đó có tư tưởng Ishida Baigan và phong trào
Sekimon Shingaku. Đặc biệt, ông ghi nhận những ý nghĩa của các phong trào tư
tưởng này, coi đó là một hình thái tư tưởng mang tính lịch sử, một hình thái cụ thể
chất chứa những nỗ lực của quần chúng bình dân trong việc xây dựng con người với
tư cách là một cá thể độc lập, cải biến bản thân ở một giai đoạn nhất định của lịch
sử [55,tr.18]. Sự tự giác về đạo đức sống của con người thời kì cận thế cũng được
xem như một trong những tiền đề của công cuộc cận đại hóa sau đó. Cũng trong
khuynh hướng này, Sagara Toru với bài nghiên cứu “Tư tưởng của Ishida Baigan”
(NXB Perikan, 1979) đã chỉ ra cả những ưu việt trong triết học thị dân của Baigan
so với tư tưởng Võ sĩ đạo đương thời, khẳng định những quan niệm sống mới trong
con người Nhật Bản do nền triết học đó mang lại.
6


Từ những năm 1990 cho đến nay, bên cạnh những nghiên cứu trên phương
diện lịch sử tư tưởng là những nghiên cứu trên phương diện lịch sử kinh tế. Tư
tưởng Ishida Baigan và phong trào Sekimon Shingaku được xác lập vị trí trong lịch
sử giáo dục thương nghiệp, và được xem là một trong những khởi nguồn của triết lí
kinh doanh kiểu Nhật Bản. Những nghiên cứu tiêu biểu cho khuynh hướng này là:
Komiyama Takayuki, “Những khảo sát về sự chuyển biến trong giáo dục
thương nghiệp và đạo đức thương nghiệp ở Nhật Bản”, Tuyển tập luận văn Đại học
Aichi Gakuin, Nghiên cứu thương học 47(1/2), 39-63, 2006-12-20
Morita Kenji, “Tư tưởng luân lý kinh tế trong tác phẩm “Đô bi vấn đáp” của
Ishida Baigan – những khả năng và giới hạn trong thực tại”, Tuyển tập luận văn

kinh tế Đại học Osaka Gakuin, 23(1), 55-78, 2009-06
Yoshida Kenichi, “So sánh tư tưởng Ishida Baigan và Inamori Kazuo –
những ý nghĩa mang tính hiện đại trong tư tưởng của Ishida Baigan”, Kỉ yếu
nghiên cứu Đại học Kagoshima (2), 2010
Watanabe Toru, “Sekimon Shingaku trong doanh nghiệp hiện đại: trường
hợp của công ty cổ phần Hanbefu”, Tuyển tập luận văn thương nghiệp Học viện
Kumamoto, 18(2), 59-81, 2014-03
Tư tưởng Ishida Baigan và phong trào Sekimon Shingaku không chỉ nhận
được sự chú ý của các nhà nghiên cứu Nhật Bản mà còn nhận được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu ở các nước phương Tây, và gần đây là các nước Đông Á trong
đó có Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhà nghiên cứu ở các nước này đề cao tư tưởng
Ishida Baigan ở tinh thần cộng đồng, hòa hợp lợi ích song phương và đa phương khi
giảng giải về việc mưu cầu lợi nhuận của thương nhân trong thời kì phong kiến.
Tiêu biểu cho khuynh hướng này, phải kể đến công trình tập hợp các bài viết của
các nhà nghiên cứu Trung – Nhật – Hàn trong cuốn “Con người của cộng đồng tập
II, Ishida Baigan – nhà giáo dục thị dân và tư tưởng thực hành chí hướng thương
nghiệp cộng đồng” (NXB Đại học Tokyo, 2011)
7


2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu tư tưởng Ishida Baigan và phong trào Sekimon
Shingaku còn là một vấn đề mới. Trong cuốn “Mấy vấn đề lịch sử Châu Á và Việt
Nam” (NXB Văn hóa dân tộc, 2001), giáo sư Nguyễn Văn Hồng từng đưa ra “một
lời giải ảo về sự thành công của Nhật Bản Duy Tân từ học thuyết thị dân của Ishida
Baigan”. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở mặt ý tưởng mà chưa có những
phân tích cụ thể về nội dung của tư tưởng Ishida Baigan và phong trào Sekimon
Shingaku.
Ngoài ra, Ishida Baigan và phong trào Sekimon Shingaku cũng chỉ được đề
cập mang tính chất giới thiệu trong các tác phẩm giới thiệu về lịch sử Nhật Bản hay

lịch sử tôn giáo tư tưởng Nhật Bản như cuốn “Chính sách đóng cửa của Nhật Bản
thời kì Tokugawa –Nguyên nhân và hệ quả” (NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2000) của
giáo sư Nguyễn Văn Kim, bản dịch cuốn “Lịch sử tôn giáo Nhật Bản” (NXB Thế
giới, 2011) của giáo sư Sueki Fumihiko.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Từ lịch sử nghiên cứu có thể thấy, những khảo sát về tư tưởng của Ishida
Baigan và phong trào Sekimon Shingaku đã được tiến hành không chỉ ở Nhật Bản
mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Về nội dung, những công trình nghiên cứu này
được triển khai trên ba bình diện chính là lịch sử giáo dục, lịch sử tư tưởng và lịch
sử kinh tế. Tuy nhiên, dù ở bình diện nội dung nào, phạm vi thời gian và không gian
nghiên cứu của các công trình trên thường chỉ dừng lại ở thời kì Edo. Không thể
phủ nhận rằng, tư tưởng Ishida Baigan và sau đó là phong trào Sekimon Shingaku
có những hạn chế mang tính thời đại, và từng bước suy yếu dần vào cuối thời kì
Edo. Song, việc đề cao tư tưởng Ishida Baigan và quá trình phục hồi của phong trào
Sekimon Shingaku sau Chiến tranh thế giới thứ 2 cho đến nay là một hiện tượng
8


đáng lưu tâm. Chính vì thế, mục đích nghiên cứu của luận văn này là thông qua việc
phân tích sự hình thành và phát triển của tư tưởng Ishida Baigan và phong trào
Sekimon Shingaku từ trung kì Edo đến nay để chứng minh sức mạnh của những nền
tảng phi vật chất đóng góp vào thành công của Nhật Bản. Với mục đích trên, luận
văn sẽ triển khai ba nhiệm vụ chính. Thứ nhất, luận văn sẽ làm rõ thân thế và sự
nghiệp của Ishida Baigan, phân tích để làm nổi bật những đặc trưng tư tưởng của
ông. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đánh giá vị trí, vai trò của Ishida Baigan trong sự
phát triển tư tưởng thời Edo nói riêng và Nhật Bản nói chung. Mặt khác, luận văn
cũng sẽ cố gắng khái quát, lý giải nguyên do, cách thức tồn tại của tư tưởng Ishida
Baigan và phong trào Sekimon Shingaku trong mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại
theo một dòng chảy lịch sử gần như liên tục suốt từ trung kì Edo đến nay.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Với mục đích nghiên cứu như trên, so với các công trình nghiên cứu đi trước,
phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian của luận văn sẽ được mở rộng từ trung kì Edo
cho đến thời kì hiện đại, tức là khoảng những năm 1700 cho đến những năm 2000.
Do những hạn chế về mặt tư liệu, trong phần khảo sát lịch sử Sekimon Shingaku từ
sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, phạm vi nghiên cứu về mặt không gian của
luận văn được giới hạn ở trường hợp của tổ chức Sekimon Shingakkai (石門心学会,
Thạch môn Tâm học hội) hoạt động từ thập niên 50 đến khoảng cuối thập niên 90 và
trường hợp của tổ chức Sekimon Shingaku Jissen Koza (石門心学実践講座, Lớp
thực hành Thạch môn Tâm học) bắt đầu hoạt động từ năm 2014 đều có trụ sở chính
tại Tokyo.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Trong khuôn khổ một luận văn về lịch sử tư tưởng, tác giả chủ yếu sử dụng
các phương pháp chính của khoa học lịch sử bao gồm phương pháp duy vật biện
9


chứng và duy vật lịch sử, phương pháp nghiên cứu thực chứng dựa trên sử liệu
đương thời, các phương pháp lịch sử và logic, lịch đại - đồng đại nhằm miêu tả,
phân tích, lý giải sự hình thành và phát triển của một tư tưởng, phong trào giáo hóa
xã hội. Bên cạnh đó, các phương pháp thống kê miêu tả cũng được vận dụng giúp
cho việc phân tích nội dung trở nên dễ hiểu và thuyết phục hơn.
Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu của luận văn còn là mảng lịch sử Sekimon
Shingaku trong những năm 2000. Chính vì vậy, ngoài các phương pháp nghiên cứu
thường dùng trong khoa học lịch sử, tác giả còn vận dụng phương pháp phỏng vấn sâu
của Xã hội học để thu thập những thông tin cập nhật và khách quan góp phần miêu tả
chính xác diện mạo của việc tiếp nhận Sekimon Shingaku trong thời kì hiện đại.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Đối với việc nghiên cứu tôn giáo và tư tưởng ở Việt Nam, luận văn góp
phần giới thiệu một cách cơ bản nhất tư tưởng Ishida Baigan và phong trào
Sekimon Shingaku từ trung kì Edo đến nay. Đối với việc nghiên cứu Sekimon

Shingaku nói chung, luận văn cố gắng miêu tả một cách chi tiết hơn khuynh hướng
đề cao tư tưởng Ishida Baigan và sự phục hồi của Sekimon Shingaku sau Chiến
tranh thế giới thứ 2 bằng nguồn tài liệu của Sekimon Shingakkai (石門心学会,
Thạch môn Tâm học hội) gần như chưa từng được khai thác nghiên cứu từ trước
đến nay ở Việt Nam. Ngoài ra, bằng những phân tích dựa trên các tài liệu phỏng vấn
sâu, luận văn có đóng góp trong việc miêu tả diện mạo của sự tiếp nhận cũng như
những giá trị của Sekimon Shingaku trong thời kì hiện đại. Trên cơ sở đó, đóng góp
mới của luận văn là nêu bật cái nhìn xuyên suốt về tư tưởng Tâm học từ Baigan cho
đến hiện nay, đi sâu vào lý giải sức sống của tư tưởng này trong đời sống xã hội
Nhật Bản, tạo ra một cái nhìn mới trong cách giải thích sự chuyển đổi của các giá trị

10


tư tưởng từ truyền thống đến hiện đại.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương.
Chƣơng 1: Ishida Baigan – Con ngƣời và thời đại
Ở chương này người viết sẽ phân tích bối cảnh thời đại và thân thế sự
nghiệp của Ishida Baigan như những thành tố có ảnh hưởng đến sự hình thành nội
dung cũng như những đặc trưng trong tư tưởng của Ishida Baigan.
Chƣơng 2: Chất liệu và nội dung tƣ tƣởng Ishida Baigan
Ở chương này, người viết thống kê số lượng trích dẫn trong các trước tác để
thấy được chất liệu và sự biến đổi trong việc sử dụng chất liệu để biểu đạt tư tưởng
của Ishida Baigan. Tiếp theo, người viết cố gắng phân tích những nội dung cơ bản
nhất trong tư tưởng của Ishida Baigan từ thế giới quan về Đạo và Tâm đến nhân
sinh quan với các quan điểm về học vấn, thực hành chức nghiệp trong đời sống với
trung tâm là Đạo của thương nhân, và sự thực hành các đạo đức thông tục.
Chƣơng 3: Sự phát triển của phong trào Sekimon Shingaku từ sau thời
kì của Baigan cho đến nay

Ở chương này, người viết khái quát sự hình thành và phát triển của phong
trào Sekimon Shingaku từ tư tưởng của Ishida Baigan trong thời kì Edo. Trên cơ sở
tổng hợp các nguồn tư liệu mới, người viết cố gắng phác họa quá trình phục hồi của
Sekimon Shingaku sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và những chuyển biến mới trong
thời kì hiện nay.

11


CHƢƠNG 1: ISHIDA BAIGAN – CON NGƢỜI VÀ THỜI ĐẠI
1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội Nhật Bản thế kỉ XVII-XVIII
1.1.1. Bối cảnh kinh tế
Năm Keicho thứ 8 (1603), tướng quân Tokugawa Ieyasu thiết lập Mạc phủ tại
Edo. Sự kiện này đã đánh dấu chấm hết cho một thời kì chiến loạn liên miên trước đó,
đồng thời mở ra một thời kì hòa bình lâu dài hiếm có trong lịch sử Nhật Bản và thế
giới.
Dưới nền hòa bình, chính trị ổn định với vai trò đứng đầu của Mạc phủ
Tokugawa, kinh tế Nhật Bản thời kỳ này đã có những bước phát triển lớn. Có thể
nói, thế kỉ XVII là thế kỉ của những cuộc đại khai khẩn. “Diện tích đất canh tác mở
rộng gấp đôi từ 1.640.000 ha năm 1600 lên 2.970.000 ha năm 1720. Nhờ những cải
tiến trong nông nghiệp, các giống lúa, giống cây lương thực, cây công nghiệp được
chọn lọc, tăng năng suất nhằm đảm bảo cho đời sống của người dân và cung cấp
cho các hoạt động sản xuất thủ công nghiệp” [4, tr.207].
Bên cạnh nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng có đầy đủ
những điều kiện thuận lợi để phát triển hơn so với những giai đoạn trước đó. Yếu tố
đầu tiên phải kể đến là sự gia tăng số lượng các jokamachi1 và sự tập trung một lực
lượng đông đảo võ sĩ tại đây theo chính sách “Binh nông phân ly”. Họ chính là tầng
lớp tiêu dùng – phi sản xuất [50, tr.102]. Ngoài cuộc sống tại jokamachi, lãnh chúa
và gia thần các phiên cũng cần đến các khoản tiền để trang trải cuộc sống tại Edo
theo chính sách luân phiên trình diện. Các lãnh chúa buộc phải bán hoặc thế chấp

lúa gạo và các sản vật để quy đổi lấy tiền thông qua các thương nhân chủ yếu tại các
đô thị lớn như Edo, Osaka. Điều này giúp thúc đẩy hình thành một mạng lưới giao

1

Jokamachi (城下町): là khu vực bao bọc xung quanh thành lũy của các lãnh chúa phong kiến. Khu vực này
được các lãnh chúa tập trung phát triển từ cuối thời trung thế theo chính sách “Phú quốc cường binh”. Sang
thời kì Cận thế, để đảm bảo an ninh, kiểm soát và huấn luyện, lực lượng võ sĩ dưới quyền lãnh chúa được
huy động tập trung sinh sống tại đây.

12


thông để chuyên chở vật phẩm, cũng như hệ thống kho bãi để bảo quản, các chợ để
tiêu thụ và phân phối vật phẩm trên phạm vi toàn quốc.
Như vậy, dưới thể chế Mạc phiên không chỉ tồn tại nền kinh tế nông nghiệp
bó hẹp trong các lãnh địa mà chính thể chế đó đã tạo ra và dần dần cũng chịu tác
động của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ trên quy mô toàn quốc.
1.1.2. Bối cảnh xã hội
Song song với quá trình xác lập vai trò thống trị của mình, Mạc phủ đã xây
dựng một xã hội mới trên nền tảng của chế độ đẳng cấp đã có từ thời kì trước đó.
Võ sĩ ở vị trí trung tâm trong tầng lớp thống trị, nắm quyền chính trị, và được
hưởng nhiều đặc quyền. Trong khi đó, nông dân, thợ thủ công và thương nhân là
những đẳng cấp chính trong tầng lớp bị trị, với nhiều quyền lợi bị hạn chế. Do
những ảnh hưởng của Nho giáo, quan niệm “sĩ – nông – công – thương” đã xuất
hiện để nói về trật tự xã hội đầu thời kì Edo. Trong quan niệm này, vai trò của
thương nhân và các hoạt động thương nghiệp phần nào bị đánh giá thấp.
Tuy nhiên, sự thay đổi của nền kinh tế nhanh chóng đưa tới những biến đổi
trong xã hội, diễn ra trong từng đẳng cấp. Do những khó khăn về kinh tế, võ sĩ ngày
một phải nhún mình trước thị dân. Dazai Shundai (太宰春台, 1680-1747), một Nho

gia đương thời từng miêu tả cảnh chư hầu từ lớn đến nhỏ vì muốn trang trải cuộc
sống qua ngày nên đã nhún mình, xin vay thị dân, nhờ vả sự giúp đỡ của những hào
thương ở Kyoto, Osaka, Edo [22, tr. 27].
Tương phản với sự bần cùng của võ sĩ là sự vươn lên của thị dân cả về kinh
tế và địa vị xã hội. Điều này được phản ánh rõ nét qua lời miêu tả của Nishikawa
Joken (西川如見, 1648-1724) – một thị dân ở Nagasaki như sau:
“Trong tứ dân (sĩ, nông, công, thương), công và thương còn được gọi là thị
dân (町人). Từ xa xưa, thị dân vốn “ngồi dưới” nông dân. Nhưng không biết từ bao

13


giờ, thiên hạ này chuyển sang dùng vàng bạc, và thị dân trở thành chủ nhân của
vàng bạc, tài sản trong thiên hạ, được diện kiến trước quý nhân, nên có thể nói là tư
cách như đã ở trên cả nông dân vậy. Sau một trăm năm nhờ sống trong cảnh thái
bình thịnh trị, từ giới thị dân đã xuất hiện nhiều nhà Nho, thầy thuốc, những người
am hiểu thơ ca, trà đạo…”[50, tr. 115].
Kinh tế hàng hóa tiền tệ không chỉ phát triển ở vùng đô thị, mà còn xâm nhập
vào các vùng nông thôn ven các đô thị lớn. Theo đó, sự hưng thịnh và suy vong của
các dòng tộc nơi đây không thể tránh khỏi những tác động của nền kinh tế hàng hóa,
tiền tệ đó. Điều này được phản ánh rõ nét trong tác phẩm “Ghi chép của Kawachiya
Kasho (『河内屋家正旧記』) do Kasho – một địa chủ có nghề nấu rượu sống tại xứ
Kawachi (nay thuộc vùng Osaka) viết trong những năm Genroku – Hoei
(1690-1710). Kasho đã thuật lại những điều mắt thấy tai nghe và những trải nghiệm
thực tế của riêng mình, nên thông qua những ghi chép của ông, người đọc có thể
hiểu được về đời sống sinh hoạt, văn hóa đương thời. Trong cuốn truyện ký, Kasho
đã kể về nhiều trường hợp gia đình trước nay hưng thịnh, nhưng đột nhiên phá sản.
Những nhà ở Kyoto, Osaka cách đây ba bốn mươi năm còn là những đại thương gia
giàu có, thì nay cứ “mười nhà thì bảy, tám nhà” phá sản [22, tr. 27]. Có những nhà
phá sản trắng tay, con cháu phải đổ ra các đô thị lớn như Osaka, Sakai sinh sống,

hình thành nên tầng lớp dân nghèo tại đó. Đối với con người thời kì Edo, khi việc
duy trì gia nghiệp là nhiệm vụ sống còn thì hiện tượng phá sản trên không khỏi
mang tới những nỗi hoang mang, lo sợ. Nỗi lo sợ đó thể hiện trong tâm trạng của
Kasho trong lời nhắn nhủ lại con cháu: “Nhà dù giàu có đến đâu cũng không quá
ba đời”, “không có gì mong manh, bất định như đời người”[55, tr.26].
Trước những biến động kinh tế – xã hội như trên, tướng quân đời thứ 10
Tokugawa Yoshimune đã tiến hành cuộc cải cách Kyoho (từ năm 1717) để giải

14


quyết những khó khăn về tài chính và ổn định trật tự xã hội. Với những chính sách
cắt giảm chi tiêu, giảm thời hạn nghĩa vụ luân phiên trình diện của các lãnh chúa
thay bằng niên cống, cuộc cải cách về căn bản đã giải quyết được khó khăn cho võ
sĩ. Tuy nhiên, ngược lại, những chính sách này lại làm gia tăng gánh nặng sưu thuế
lên tầng lớp nông dân và đưa tới một thời kì đình trệ, đầy thử thách cho thương
nhân [47, tr.457].
Trước những biến động kinh tế – xã hội, khi những chính sách của Mạc phủ
chỉ giúp bảo vệ lợi ích của giai cấp họ, thì những người dân bình thường bị đẩy đến
bước đường phải tự mình tìm kiếm những phương cách, những điểm tựa tinh thần
để có thể vượt qua thời kì khó khăn, thử thách.
1.2. Sự giải phóng của tri thức và bung nở của các trào lƣu tƣ tƣởng có nguồn
gốc từ Nho giáo
1.2.1. Sự phát triển của tri thức và học thuật thời Edo
Trong thời kì trung thế của Nhật Bản, với những cuộc chiến tranh loạn lạc,
con người luôn bị ám ảnh, sợ hãi bởi những sức mạnh ma quái, những linh lực vô
hình, không tên vượt qua nhận thức của con người. Con người gửi gắm vào văn học
và mỹ thuật không gì khác là những sợ hãi, trấn an, những ước nguyện nơi thần phật
để sống sót qua thời kì đen tối. Tuy nhiên, bước sang thời kì cận thế, khi loạn lạc
chấm dứt, con người có thể hiện thực hóa việc “an cư lạc nghiệp” thì điều họ quan

tâm hơn hết là những vấn đề của đời sống hiện thế, cụ thể như việc trau dồi nghề
nghiệp để mưu sinh, những phương cách để duy trì và phát triển gia nghiệp hay đơn
giản là để tiêu khiển lúc nhàn rỗi. Từ đó, họ nhận ra một điều rằng, tri thức là thứ
hữu dụng, cần thiết với con người chứ không phải là tôn giáo. Đó có thể xem là một
nguyên nhân lí giải cho việc con người thời kì này khát khao tầm cứu tri thức ngay
cả khi chúng không thể giúp họ thay đổi thân phận, thăng tiến bằng khoa cử như ở
Trung Quốc và Triều Tiên [48, tr.14]. Dưới tiền đề là sự phổ cập của chữ viết, sự

15


phát triển của kĩ thuật in ấn, và trên hết là nhu cầu của con người, kho tàng tri thức
trước nay chỉ giới hạn trong tầng lớp võ sĩ, quý tộc, sư tăng thông qua xuất bản
được “giải phóng” và trở nên gần gũi với đời sống thường nhật. Chỉ trong vòng hai
mươi năm cuối thế kỉ XVII, theo thống kê từ năm Kanbun thứ 10 (1670) đến năm
Genroku thứ 5 (1692), số bộ sách được xuất bản đã tăng gấp đôi từ 3826 bộ lên
7132 bộ [52, tr.235].
Không chỉ nhiều về số lượng, sách vở trong thời kì này cũng đa dạng, phong
phú về chủng loại. Lời tựa mở đầu cuốn “Quảng Ích thư tịch mục lục đại toàn”
(広益目録大全』) – một cuốn danh mục sách xuất bản năm 1692 có đoạn miêu tả:
“Trong cảnh thái bình, Thánh đức soi rọi tứ hải, tứ dân được lấy việc đọc
sách làm niềm vui. Cũng vì thế mà rất nhiều sách được xuất bản hàng năm. Sách
chữ Nho thì có thần thư, gia thư, nghệ thư, sách bằng chữ kana thì có ca thư, Thần
đạo, Thần Phật, quân thư, âm khúc (âm nhạc bình dân)” [52, tr.235].
Năm
1670

1685

1692


Thể loại
Sách về Phật giáo

Số bộ phát hành

1677

2493

2799

Tỉ lệ (%)

44.3

42.0

38.9

Số bộ phát hành

877

1228

1472

Tỉ lệ (%)


22.8

20.7

20.5

Số bộ phát hành

247

401

405

Tỉ lệ (%)

6.4

6.8

6.3

Số bộ phát hành

1025

1812

2456


Tỉ lệ (%)

26.5

30.5

34.3

Tổng số bộ

3826

5934

7132

Tỉ lệ gia tăng

100

155

186

Sách học thuật, sách giáo dưỡng

Sách Y học

Sách viết bằng chữ kana


Bảng 1.1: Tình hình xuất bản trong những năm Kanbun – Genroku
(1661-1704) Nguồn: [52, tr.235]
16


Từ đó có thể thấy, mối quan tâm của người Nhật đương thời đối với tri thức
trải rộng từ tôn giáo, giáo dục – tu dưỡng, đến nghệ thuật, giải trí.
1.2.2. Sự bung nở của các luồng tư tưởng, học phái có nguồn gốc Nho giáo
Cùng với sự giải phóng của tri thức, các tư tưởng học thuật vốn chỉ được mật
truyền trong tầng lớp quý tộc, sư tăng am hiểu Hán học cũng được phổ biến trong
xã hội. Một trong số đó phải kể tới Nho giáo.
Đầu thời kì Edo, Nho giáo – cụ thể là Chu Tử học phái được Mạc phủ nồng
nhiệt đón nhận như một hệ tư tưởng biện luận cho tính chính đáng trong nền thống
trị của dòng họ Tokugawa và trật tự xã hội đương thời. Mạc phủ duy nhất thừa nhận
tính chính thống của Chu Tử học do dòng họ Hayashi (hay còn gọi là Rinke, tức
Lâm gia) nghiên cứu và giảng dạy. Tuy nhiên, trên thực tế Mạc phủ không tuyệt đối
hóa Nho giáo của Lâm gia học phái như một tiêu chuẩn để tuyển chọn người tài và
cũng không ban hành bất kì chính sách thống nhất học thuật tư tưởng nào. Chính vì
thế, Nho giáo dưới thời kì Edo được tự do phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.
Sự phát triển về chiều sâu của Nho giáo đầu thời kì Edo thể hiện ở sự phát
triển đa dạng của các học phái. Bên cạnh Lâm gia học phái, có thể kể đến sự phát
triển của Dương Minh học phái với tên tuổi của Nakae Tojyu (中江藤樹,
1608-1648), Kumazawa Banzan (熊沢蕃山, 1619-1691). Tuy nhiên, từ thực tế hoàn
cảnh xã hội Nhật Bản, nhiều học giả Nho học như Ito Jinsai (伊藤仁斎, 1627-1705),
Yamaga Soko (山鹿素行, 1622-1685) đã nhìn ra tính sơ cứng, trừu tượng của Chu
Tử học và Dương Minh học. Họ cho rằng những tư tưởng này chịu ảnh hưởng của
Phật giáo, nên muốn hiểu chân ý trong lời dạy của Thánh nhân thì nên đọc trực tiếp
từ Tứ thư, Ngũ kinh. Khuynh hướng phục cổ đó đã tạo nên Cổ học phái với những
tác phẩm phê phán Chu Tử học xuất hiện đầu tiên ở Đông Á trước cả ở Trung Quốc


17


và Triều Tiên2. Kế thừa tinh thần của Cổ học phái chính là sự ra đời của Chiết chung
học phái do Ogyu Sorai (荻生徂徠, 1666-1728) đề xướng. Tương tự như Cổ học
phái, Chiết chung học phái cũng mang tinh thần phê phán Chu Tử học và đề cao
việc nghiên cứu cổ văn. Song, học phái này không thừa nhận quyền uy tuyệt đối của
bất kì một kinh sách hay tư tưởng của học giả nào, thay vào đó là nhìn nhận tất cả
theo một dòng chảy lịch sử với cả những ưu điểm và hạn chế. Sorai từng nhìn nhận:
“Học vấn chính là lịch sử”3. Khuynh hướng chiết chung thay vì tranh luận đối lập
của Sorai đã tạo nên một phong thái linh động, cởi mở trong tiếp thu tri thức, có ảnh
hưởng đến rất nhiều các học giả Nho giáo khác sau đó như Miura Baien (三浦梅園,
1723-1789) Ninomiya Sontoku (二宮尊徳, 1787-1856), Sato Issai (佐藤一斉,
1772-1859).
Bên cạnh sự phát triển theo chiều sâu, Nho giáo thời kì Edo còn phát triển
mạnh theo chiều rộng, lan tỏa trong các cấp bậc và tầng lớp xã hội khác nhau từ võ
sĩ đến các tầng lớp dân thường.
Để hiện thực hóa nền “nhân chính”, “đức trị”, bắt đầu từ thời kì của tướng
quân thứ 4 Tsunayoshi (徳川綱吉, 1646-1709), và đặc biệt là thời kì của tướng
quân thứ 5 Yoshimune (徳川吉宗, 1684-1751), Nho giáo được khuyến khích học
tập và phổ biến sâu rộng cho mọi tầng lớp trong xã hội. Từ năm 1717, Yoshimune
cho phép dân thường được nghe giảng kinh thư tại các cơ sở vốn trước nay là cơ sở
học tập của võ sĩ như Yushima Seido (湯島聖堂), Takakura Yashiki (高倉屋敷) ở
Edo [53, tr.42]. Nhận thấy sự phổ biến của cơ sở giáo dục bình dân terakoya4,
Yoshimune đã có ý tưởng thực thi nền giáo dục đạo đức Nho giáo trong dân chúng
2

[48, tr.77]
Ogyu Sorai (1973), Ogyu Sorai tuyển tập quyển 1 – Tồ Lai tiên sinh vấn đáp thư, NXB Misuzu Shobo, Nhật
Bản.

4Terakoya (寺子屋): là những cơ sở giáo dục của thường dân trong thời kì Edo. Giáo viên ở đây thường là
các sư tăng, võ sĩ, thầy thuốc...Nội dung giảng dạy tập trung vào các kĩ năng như đọc, viết, làm tính.
3

18


bằng cách can thiệp vào hoạt động giảng dạy tại đây. Nổi bật nhất là sự kiện ông ra
lệnh dịch và đơn giản hóa nội dung “Lục dụ diễn nghĩa”5 của Trung Hoa. Tác phẩm
này sau đó được in và cung cấp như tài liệu tập đọc viết cho các terakoya. Ngoài ra,
Mạc phủ cũng công nhận và tạo điều kiện để các cơ sở nghiên cứu học thuật của thị
dân như Fukagawa Kyojyusho (深川教授所, 1723), Kaitokudou (懐徳堂, 1726)
được phép hoạt động [51, tr.255-256]. Bằng những việc làm trên, Nho giáo từng
bước thâm nhập và thẩm thấu vào đời sống của tầng lớp dân thường.
Rõ ràng, mục đích cuối cùng trong sự phổ cập Nho giáo của giới thống trị
trong tầng lớp dân thường là xây dựng ý thức phục tùng thể chế và ổn định trật tự
xã hội. Song, điều đó đã ngẫu nhiên trở thành chất xúc tác tạo nên sự phát triển của
dòng Nho học nơi thị tứ, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, ý thức đạo đức
của giới thị dân.
1.3. Những chuyển biến trong nhận thức của giới thị dân
1.3.1. Nhận thức về vai trò của thị dân
Sự bung nở của tri thức và sự phát triển của học thuật tư tưởng không thể có
được nếu thiếu đi sự đón nhận, ủng hộ, đóng góp không nhỏ từ tầng lớp thị dân
trong xã hội.
Tầng lớp này được ví như “chủ nhân” tiền bạc, tài sản của xã hội trong một
thời đại mà tiền bạc có uy lực chi phối đời sống và dường như trở thành tiêu chuẩn
để đánh giá con người vượt lên cả xuất thân hay đẳng cấp. Từ thực tế này, Ihara
Saikaku – một nhà tiểu thuyết thị dân nổi tiếng đương thời từng viết:
“Thị dân bình thường nên biết việc làm giàu mà vang danh thiên hạ...Vàng
bạc giống như gia phả của thị dân...Điều cốt yếu của một thị dân là trở thành hào

phú” [56, tr.250].
5

Tham khảo phụ lục 1

19


Từ sự tự ý thức về địa vị kinh tế đang ngày một nâng cao, thị dân cũng bắt
đầu tỏ ra xem thường những giá trị đạo đức của võ sĩ, và mang ý thức tự tôn về tầng
lớp mình. Điều này được thể hiện dưới ngòi bút của Nishikawa Joken – một thị dân
sống ở Nagasaki qua tác phẩm “Cẩm nang của thị dân” (『町人嚢』).
“Sinh ra làm thân võ sĩ quả là phiền não. Cả đời phải khép nép phụng sự
quân chủ, chẳng có lúc nào tâm được thư thái, đặt danh lợi lên làm đầu rồi dọa nạt
người khác, sống cuộc đời của một thị dân còn vui sướng hơn niềm vui sống cuộc
đời lúc nào cũng phải tỏ ra nghiêm trang, đạo mạo như võ sĩ”[49, tr.295].
Ngỡ tưởng rằng sự vươn lên về mặt kinh tế sẽ giúp thị dân xác lập được vai
trò chủ đạo về mặt đạo đức tư tưởng. Song, dù giàu có đến đâu, thương nhân cũng
không thể thay đổi thực tế rằng, họ vẫn phải sống dưới sự thống trị hà khắc, nghiêm
ngặt của tầng lớp võ sĩ. Nhiều trường hợp thương nhân, trong đó nổi tiếng nhất có
phú thương Ishikawa Rokubei (石川六兵衛) năm Tenwa (1681) và phú thương
Yodoya Tatsugoro (淀屋辰五郎) năm Hoei (1705) vì sống xa hoa không đúng danh
phận mà bị Mạc phủ tịch thu gia sản, bắt đi lưu đày [22, tr. 28-29].
1.3.2. Nhận thức về tầm quan trọng của gia nghiệp
Để duy trì gia nghiệp trong một xã hội khi võ sĩ vừa là tầng lớp thống trị, vừa
là tầng lớp tiêu dùng chính, xã hội thị dân đã hình thành nhiều thuật xử thế và chuẩn
mực đạo đức như một phương cách phòng vệ. Những điều này được ghi lại và
truyền tụng trong gia huấn, gia pháp của nhiều thương gia. Điều được nhấn mạnh
trước tiên là việc “hiểu và tuân theo pháp độ của bề trên” [56, tr.240], “thực hiện
vạn sự đường hoàng đúng đắn, giữ gìn chính pháp, quốc pháp” [56, tr.244].

Bên cạnh ý thức phục tùng giới thống trị là ý thức về việc xây dựng, gìn giữ và
dốc sức vì gia nghiệp. Gia huấn của nhà Konoike từng viết: “không làm trái nhân
nghĩa và đạo ngũ thường. Đó là tôn kính quân chủ, hiếu hành với cha mẹ, vợ chồng
hòa mục, khiêm tốn, không xa xỉ, lấy việc dốc sức vì gia chức làm đầu” [56, tr.240].

20


1.3.3. Nhận thức về việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và thuật xử thế
Những năm cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII, xã hội thị dân lại phải trải qua
một thời kì khó khăn đình trệ do những chính sách trong cuộc cải cách Kyoho (từ
năm 1717). Ngay tại thời điểm này, một số tác phẩm viết về thuật xử thế đã ra đời,
trong đó không thể không kể đến tác phẩm “Những ghi chép về thị dân” (『町人考
見録』) của đại thương gia Mitsui do Mitsui Takafusa (三井高房,1684-1748) biên
soạn. Đương thời, tác phẩm này vốn chỉ được lưu truyền trong gia đình Mitsui và
không được phép công khai ra bên ngoài. Trong đó, Takafusa đã tổng kết, phân tích
ba mươi trường hợp phá sản của các đại thương gia đương thời. Trên cơ sở đó, ông
đã đúc kết những phẩm chất của thương nhân để hiện thực hóa việc duy trì gia
nghiệp bền vững gồm: kiệm ước, chuyên tâm vì gia nghiệp, biết tính toán, giữ
chừng mực khoảng cách trong mối quan hệ với võ sĩ…[49, tr.281-292]. Takafusa
một mặt khẳng định thương nhân làm ăn không thể thiếu đạo lý con người, nhưng
mặt khác ông cũng viết: “không biết bản thân, chỉ biết vì thiên hạ, vì người khác thì
cũng sẽ phá sản”, “một ngày rời xa nhân nghĩa thì không thành nhân đạo, nhưng
nếu không biết tính toán mà từ bi quá mức thì thật ngu ngốc” [57, tr.265-266].
Đi ngược lại với quá trình vươn lên giữ vai trò chủ thể trong kinh tế và văn
hóa, tư tưởng, thị dân đã xây dựng một xã hội với thuật xử thế và chuẩn mực đạo đức
vì mục tiêu cao nhất là duy trì gia nghiệp của chính họ thay vì cố gắng thoát ra khỏi
vòng cương tỏa của chế độ phong kiến do tầng lớp võ sĩ thống trị. Vì thế, ý thức của
họ hầu như không có nhiều khác biệt so với đạo đức Nho giáo mà giai cấp thống trị
cố gắng truyền bá để ổn định trật tự xã hội. Trong giai đoạn tìm kiếm những phương

cách sống để vượt qua thời kì khó khăn thử thách, ý thức của thị dân cũng tồn tại
những mâu thuẫn giữa vấn đề nhân nghĩa – đạo đức truyền thống của Nho giáo và
vấn đề lợi ích để bảo toàn gia nghiệp. Vấn đề của thời đại đặt ra trong xã hội thị dân
đã thu hút sự quan tâm, trăn trở của nhiều nhà tư tưởng. Một trong số đó phải kể đến

21


×