ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------*****------------
PHẠM THỊ NHUNG
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
TRUNG QUỐC VỚI VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT BIỂN ĐÔNG
TỪ THÁNG 5 NĂM 2013 ĐẾN HẾT NĂM 2014
(Nghiên cứu trường hợp Nhân dân nhật báo và Hải Nam nhật báo)
CHUYÊN NGÀNH CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 60 31 06 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
HÀ NỘI – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------*****------------
PHẠM THỊ NHUNG
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
TRUNG QUỐC VỚI VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT BIỂN ĐÔNG
TỪ THÁNG 5 NĂM 2013 ĐẾN HẾT NĂM 2014
(Nghiên cứu trường hợp Nhân dân nhật báo và Hải Nam nhật báo)
CHUYÊN NGÀNH CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 60 31 06 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU PHƢƠNG
HÀ NỘI - 2016
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
NỘI DUNG..................................................................................................... 15
CHƢƠNG 1.................................................................................................... 15
NHẬN THỨC CỦA TRUNG QUỐC VỀ VAI TRÕ CỦA BÁO MẠNG
ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT BIỂN ĐÔNG ........................ 15
1.1. Khái quát về báo mạng điện tử.......................................................... 15
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................ 15
1.1.2. Vai trò của báo mạng điện tử .......................................................... 17
1.2. Vai trò của truyền thông trong các quyết sách ngoại giao của
Trung Quốc ................................................................................................ 19
1.3. Nhiệm vụ của Nhân dân nhật báo và Hải Nam nhật báo đối với
vấn đề xung đột Biển Đông………………………………………………...27
CHƢƠNG 2.................................................................................................... 32
PHƢƠNG THỨC TRUYỀN THÔNG CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
TRUNG QUỐC VỚI VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT BIỂN ĐÔNG ...................... 32
2.1. Mục đích và phƣơng thức tổ chức hoạt động của truyền thông .... 32
2.2. Phƣơng thức truyền thông của báo mạng điện tử Trung Quốc với
vấn đề xung đột Biển Đông ....................................................................... 33
2.2.1. So sánh về số lượng bài báo ....................................................... 34
2.2.2. So sánh về nội dung thể hiện ....................................................... 36
2.2.3. So sánh về tần số các sự kiện chủ yếu ......................................... 45
CHƢƠNG 3.................................................................................................... 50
PHẢN ỨNG DƢ LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ỨNG PHÓ CỦA VIỆT
NAM ............................................................................................................... 50
3.1. Tác động tới dƣ luận trong nƣớc ....................................................... 50
3.2. Tác động tới dƣ luận ngoài nƣớc ....................................................... 55
3.2.1. Tác động tới truyền thông Việt Nam và quốc tế ............................ 55
3.2.2. Tác động tới dư luận Việt Nam ...................................................... 56
3.3. Một số đề xuất ứng phó cho Việt Nam .............................................. 62
3.3.1. Nhìn nhận lại tình hình phát triển của báo mạng Việt Nam ........... 62
3.3.2. Một số đề xuất giải pháp cho Việt Nam ......................................... 66
3.3.2.1. Tăng cường công tác quản lý báo chí và truyền thông đối với
vấn đề xung đột Biển Đông. .................................................................. 66
3.3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường nhận thức của
người dân Việt Nam về vấn đề xung đột Biển Đông. ........................... 67
3.3.2.3. Tăng cường công tác định hướng dư luận trong nước và quốc tế
đối với vấn đề xung đột Biển Đông. ...................................................... 68
3.3.2.4. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng. ............... 69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 75
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 93
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Phát biểu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về truyền thông đối ngoại
qua các thời kỳ ................................................................................................ 22
Bảng 2: Một số dẫn chứng về nội dung thể hiện của Nhân dân nhật báo trong
vấn đề xung đột Biển Đông ............................................................................. 39
Bảng 3: Một số dẫn chứng về nội dung thể hiện của Hải Nam nhật báo trong
vấn đề xung đột Biển Đông ............................................................................. 42
Bảng 4: Trích dẫn comment của dư luận Trung Quốc với vấn đề xung đột
Biển Đông ....................................................................................................... 52
Bảng 5: Trích dẫn comment của dư luận Việt Nam với vấn đề xung đột Biển
Đông ................................................................................................................ 57
Biểu đồ 1: Tình hình số lượng bài báo trên Nhân dân nhật báo về vấn đề xung
đột Biển Đông từ tháng 5 năm 2013 đến năm 2014 ....................................... 34
Biểu đồ 2: Tình hình số lượng bài báo trên Hải Nam nhật báo về vấn đề xung
đột Biển Đông từ tháng 5 năm 2013 đến năm 2014. ...................................... 35
Biểu đồ 3: Các nội dung thể hiện của báo mạng Nhân dân nhật báo và Hải
Nam nhật báo về vấn đề xung đột Biển Đông trong năm 2013 ...................... 37
Biểu đồ 4: Các nội dung thể hiện của báo mạng Nhân dân nhật báo và Hải
Nam nhật báo về vấn đề xung đột Biển Đông trong năm 2014 ...................... 37
Biểu đồ 5: Các kiểu sự kiện chủ yếu do Nhân dân nhật báo đưa tin về vấn đề
xung đột biển Đông từ tháng 5/2013 - 2014 ................................................... 46
Biểu đồ 6: Các kiểu sự kiện chủ yếu do Hải Nam nhật báo đưa tin về vấn đề
xung đột biển Đông từ tháng 5/2013 - 2014 ................................................... 47
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông nối liền Thái Bình
Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á và được
coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Chính vì
vậy, nhiều quốc gia trong khu vực như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan, Singapore và Trung Quốc đã coi Biển Đông là tuyến đường huyết mạch.
Hơn nữa, Biển Đông có eo biển Ma-lắc-ca, eo biển Đài Loan là hai eo biển
khá nhộn nhịp trên thế giới. Do đó, Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng
đối với tất cả các nước trong khu vực về địa – chiến lược, an ninh quốc phòng,
giao thông hàng hải và kinh tế.
Đối với Việt Nam, Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng về an ninh,
quốc phòng, kinh tế. Xét về vai trò an ninh, quốc phòng: Biển Đông là tuyến
phòng thủ hướng đông của Việt Nam. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông,
đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc
kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng
thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam. Xét về vai trò kinh tế, Biển Đông
tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ để Việt Nam có
quan hệ trực tiếp với các vùng, miền của đất nước, giao thương với thị trường
khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa. Hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, rất thuận lợi
cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên
liệu cho tàu thuyền…phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.
Chính vì vai trò và lợi ích của Biển Đông đối với Việt Nam và các nước trong
khu vực như vậy cho nên đây là nơi dễ xảy ra xung đột.
2. Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế đã dẫn tới
nhu cầu khổng lồ về dầu và khí để phục vụ cho nhu cầu phát triển và tham
vọng ngày càng lớn của quốc gia này. Hơn nữa, Trung Quốc là một quốc gia
đông dân nhất thế giới cũng là nước tiêu dùng dầu lớn thứ hai và nước nhập
1
khẩu ròng nguồn "vàng đen" lớn thứ ba toàn cầu (sau Mỹ và Nhật Bản).
Trung Quốc đang khát khao tìm kiếm nguồn nhập khẩu xa hơn như Châu Phi
và Mỹ Latin để đảm bảo sự ổn định, ít phụ thuộc hơn vào nhà cung cấp truyền
thống từ Trung Đông. Do đó, Biển Đông đã trở thành một điểm nóng của khu
vực Châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng. Nghiên cứu cho thấ y , xung
đột trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã xuất hiện từ rất sớm, có
thể lấy mốc từ tháng 3 năm 1909. Những xung đột đó vẫn tiếp tục gia tăng và
ngày càng căng thẳng hơn khi Trung Quốc dần chuyển từ xung đột sang tranh
chấp bắt đầu bằng sự kiện Hải chiến Hoàng Sa (1974); Hải chiến Trường sa
(1988); Cắt cáp tàu Bình Minh 2 (2011); Thành lập thành phố Tam Sa (2012);
Đưa giàn khoan 海洋 981 (Phiên âm: Haiyang 981, Tiếng Việt: Hải Dương
981 – chúng tôi dùng theo tên gọi tiếng Việt cho sự kiện Hải Dương 981) vào
vùng biển đặc quyền của Việt Nam. Trước tình hình xung đột Biển Đông ngày
càng gia tăng, để phục vụ cho lợi ích cốt lõi của mình, giới lãnh đạo Trung
Quốc đã đưa ra nhiều chính sách, biện pháp, trong đó có chính sách truyền
thông mạng về các vấn đề liên quan đến xung đột Biển Đông. Hơn nữa, dưới
tác động dư luận của các phương thức truyền thông của báo mạng điện tử
Trung Quốc đã đẩy xung đột Biển Đông vào trạng thái căng thẳng và nhạy cảm.
3. Đặc biệt, trong giai đoạn gần đây, để phục vụ cho lợi ích cốt lõi của
mình, Trung Quốc đã chú trọng đến việc sử dụng truyền thông với những lợi
thế về tốc độ, phạm vi ứng dụng cao và đầu tư cho phát triển công nghệ thông
tin. Các trang báo mạng đã truyền tải thể hiện đường lối, chính sách của
Trung Quốc trong vấn đề xung đột Biển Đông và tạo ra những ảnh hưởng
nhất định như tạo ra nhiều luồng dư luận khác nhau, lợi dụng niềm tin của dư
luận để thực hiện ý đồ lấn chiếm Biển Đông, hay xây dựng chủ nghĩa dân tộc
của mình,…Mặt khác, Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến hành các hành động gia
tăng căng thẳng, không quan tâm đến lợi ích các nước nhỏ trong khu vực
Đông Nam Á (Việt Nam và Philippin). Trong khi đó, công tác quản lý truyền
2
thông của Việt Nam còn chưa nhận thức khái quát, toàn diện mục đích của
truyền thông mạng Trung Quốc trong vấn đề xung đột Biển Đông. Vì vậy, các
ban ngành có thẩm quyền, đặc biệt các cơ quan quản lý truyền thông còn lúng
túng trong cách xử lý trước những hành động của truyền thông Trung Quốc.
4. Trước tình hình như vậy, Việt Nam vẫn chưa nhận thức rõ được vai
trò, phương thức và khả năng tác động của báo mạng Trung Quốc tới chủ
quyền, lãnh thổ của mình trong vấn đề xung đột Biển Đông. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu tác động của báo mạng điện tử Trung Quốc với vấn đề xung
đột Biển Đông theo chúng tôi là một lựa chọn cần thiết và có ý nghĩa khoa
học và thực tế của luận văn.
2. Lịch sử vấn đề
Trên cơ sở điểm luận 87 tài liệu, trong đó có 55 tài liệu tiếng Việt, 26
tài liệu tiếng Trung, 6 tài liệu tiếng Anh. Trong đó, các nghiên cứu trực tiếp
hoặc gián tiếp xoay quanh chủ đề tác động của báo mạng điện tử Trung Quốc
với vấn đề xung đột Biển Đông, đặc biệt có 18 tài liệu là các luận văn thạc sỹ
và tiến sỹ về vấn đề ngoại giao truyền thông của Trung Quốc và hàng trăm
đầu tài liệu mạng cũng được tôi sử dụng tham khảo trong luận văn này. Chính
vì vậy, việc lựa chọn đề tài ―Phân tích tác động của báo mạng điện tử Trung
Quốc với vấn đề xung đột Biển Đông‖ là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn của luận văn.
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
2.1.1. Tình hình nghiên cứu tại phương Tây
Xung đột Biển Đông đã sớm nhận được sự quan tâm của rất nhiều học
giả trên thế giới, đặc biệt là các học giả, chính khách Mỹ và phương Tây.
Người đầu tiên bày tỏ sự lo ngại về xung đột có thể xảy ra giữa Việt Nam và
Trung Quốc ở Biển Đông là Samuel Huntington, học giả nổi tiếng toàn thế
giới với tác phẩm Sự đụng độ của các nền văn minh xuất bản bằng 39 thứ
tiếng. Từ góc độ trật tự địa chính trị, năm 1993 ông đã cảnh báo các nhà chiến
lược Mỹ về điều này trên tờ ―Foreign Affairs‖ Vol. 72 số 3, nhưng do quan
3
tâm nhiều hơn đến mối đe dọa Hồi giáo cực đoan nên lúc đó dường như
không mấy ai chú ý. Phát triển tư tưởng trong cuốn sách Sự đụng độ của các
nền văn minh xuất bản năm 1996, ông viết rõ: ―Sự bá quyền của Trung Quốc
ở Đông Á khó có thể đưa đến sự bành trướng về kiểm soát lãnh thổ thông qua
can thiệp quân sự trực tiếp‖ nhưng ―Biển Đông là trường hợp ngoại lệ‖ [82].
Hay như trên tờ ―Foreign Policy‖ số tháng 9 và tháng 10 năm 2011 đã cho ra
mắt bài ―Biển Đông: Tương lai của xung đột‖ của R. Kaplan [84], đây là công
trình xác lập căn cứ lý luận, lịch sử và những tư tưởng nền tảng cho chiến
lược Biển Đông của Mỹ. Trong giới chính trị chiến lược Mỹ và phương Tây,
Robert D. Kaplan, chuyên gia nổi tiếng của Hội đồng Chính sách Quốc phòng
Mỹ, người có tầm nhìn sâu sắc về chiến lược và có kinh nghiệm dày dạn trong
hoạt động quân sự, được coi là người giỏi nhất về Biển Đông. ―Vạc dầu Châu
Á‖ là thuật ngữ gọi Biển Đông của Kaplan từ tháng 3 năm 2014. Gần như
trùng với thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển
Đông, Kaplan đã cho ra mắt cuốn sách Vạc dầu Châu Á: Biển Đông và sự kết
thúc của Thái Bình Dương yên tĩnh [83]. Cuốn sách đã trở thành ―hiện tượng‖
ở Mỹ và nhiều nước phương Tây, một phần vì chính sự kiện Trung Quốc đưa
giàn khoan Haiyang 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cuốn
sách gồm 8 chương, trong đó chương 3 được dành riêng viết về Việt Nam
(Tiêu đề chương 3: ―Thân phận của Việt Nam‖ – The Fate of Vietnam). Với
sự am tường Việt Nam sâu sắc về lịch sử, ngoại giao và sự cảm nhận tinh tế
về những diễn biến phức tạp trong các cuộc gặp gỡ với những chính khách và
các nhân vật đáng chú ý ở Việt Nam, Mỹ và ở các nước khác, Kaplan đã phân
tích khá rõ vị thế vô cùng khó khăn và phức tạp của Việt Nam trước ý đồ của
Trung Quốc trong trật tự địa chính trị thế kỷ XXI. Ngoài ra, cũng có nhiều bài
viết của các học giả trên thế giới quan tâm tới vấn đề Biển Đông như bài viết
“Biển Đông: ảo tưởng và thực tế‖ của Đại sứ Rodolfo Severino, nguyên Tổng
thư ký ASEAN, phân tích 10 vấn đề mà ông cho là ảo tưởng đang tồn tại xung
quanh vấn đề tranh chấp Biển Đông [94], hay bài viết “Biển Đông trên khía
4
cạnh pháp lý”của học giả Hasjim Djalal tập trung phân tích các chủ đề: Khía
cạnh pháp lý; bản chất của tranh chấp, các bên tranh chấp và công cụ pháp lý
áp dụng để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông [96].
2.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Trung Quốc
Các nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp tới chủ đề tác động của báo
mạng điện tử Trung Quốc với vấn đề xung đột Biển Đông ở Trung Quốc là
khá đa dạng. Chúng tôi tạm chia ra các hướng nghiên cứu sau: Thứ nhất,
nghiên cứu ―Công cụ truyền thông của ngoại giao công chúng‖. Trong những
nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu những hiệu quả và vận dụng truyền thông
trong ngoại giao công chúng, đánh giá ảnh hưởng của nó đối với hình tượng
quốc gia và nhận thức các quyết sách ngoại giao. Trước tiên, chúng ta có thể
kể đến nghiên cứu của học giả Triệu Khả Kim – Viện Nghiên cứu quan hệ
quốc tế đương đại – Đại học Thanh Hoa với hai nghiên cứu là Lý luận và thực
tiễn ngoại giao công chúng (2007) và Chiến tranh sức mạnh mềm trong ngoại
giao công chúng của Mỹ và Trung Quốc (2011). Trong hai nghiên cứu này,
tác giả đều đứng từ góc độ chính trị học để nghiên cứu, phân tích. Từ đó, tác
giả đối chiếu truyền thông của Mỹ và Trung Quốc đối với ngoại giao công
chúng, bao gồm các nội dung như ngoại giao công chúng đối với chính sách
ngoại giao của Mỹ, truyền thông công chúng đối với ngoại giao truyền thông,
thông tin mạng và ngoại giao. Hay như nghiên cứu của học giả Triệu Ju
Chính Ngoại giao công chúng và giao lưu đa văn hóa (2011) và Đối thoại đa
quốc gia: trí tuệ ngoại giao công chúng (2012). Trong hai nghiên cứu này,
ông đã kết hợp giữa trách nhiệm của một người phát ngôn viên của quốc vụ
viện để giảng thuật về các phương pháp cụ thể của ngoại giao công chúng, từ
những điểm không giống nhau trong ngoại giao công chúng để đưa ra những
vấn đề thực tiễn của Trung Quốc. Thứ hai, nghiên cứu từ góc độ của việc
hoạch định chính sách ngoại giao tới truyền thông. Trong các tài liệu chúng
tôi sưu tầm được thì chủ yếu là nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông, các
mạng điện tử tới các quyết sách ngoại giao của Trung Quốc: Như luận văn
5
thạc sĩ của Kim Ngô năm 2008 Nhân Dân nhật báo và ngoại giao Trung
Quốc nói về tác động của Nhân Dân nhật báo tới các chính sách ngoại giao
của Trung Quốc. Trong luận văn này, tác giả đã thống kê và phân tích nội
dung các danh mục bài viết trong phần thảo luận quốc tế của Nhân Dân nhật
báo. Tiếp đó, tác giả đã đưa ra những nhận định, đánh giá những tác động của
việc đưa các thông tin đó đối vơi dư luận quốc tế như thế nào và đưa ra các
mục tiêu cũng như phương hướng hoạt động tiếp theo của Nhân Dân nhật báo.
Hay như luận văn thạc sỹ của Hàn Tự, Đại học Ngoại giao nghiên cứu về Ảnh
hưởng của các báo mạng Internet tới chính sách ngoại giao của Trung Quốc
– luận văn bảo vệ tháng 6 năm 2011, luận văn tiến sĩ của học giả Ngô Lập
Tân – trường Trung ương Đảng Trung Quốc nghiên cứu về Ảnh hưởng của
phương tiện truyền thông Trung Quốc với truyền thông quốc tế
(2011),…Trong luận văn của tác giả Hàn Tự đã tiến hành phân tích vai trò,
mối quan hệ giữa các báo mạng Internet và chính sách ngoại giao. Tác giả
cũng tiến hành phân tích các phương thức tác động của báo mạng Internet tới
các quyết sách ngoại giao, sau đó phân tích và tổng kết lại những ảnh hưởng
của báo mạng đối với chính sách ngoại giao. Còn trong luận án tiến sỹ của
học giả Ngô Lập Tân này chủ yếu đề cập đến những vấn đề như mối quan hệ
giữa truyền thông quốc tế và dư luận, nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của
truyền thông Trung Quốc với truyền thông quốc tế,... Trong luận án này, tác
giả đã phân tích khá sâu và rộng các vấn đề liên quan đến dư luận, truyền
thông Trung Quốc và truyền thông quốc tế, giới thiệu cho các độc giả cách
nhìn mới hơn về truyền thông nói chung. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã sưu tầm
được một tài liệu khá mới về vấn đề liên quan đến truyền thông ở Biển Đông.
Đó là luận văn thạc sỹ của Liễu Lôi – Đại học ngoại giao về Tác dụng và vai
trò của các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc đối với
vấn đề xung đột Biển Đông – dựa trên quan điểm tác dụng của việc truyền tải
tín hiệu – (2012). Trong luận văn này, tác giả đã tiến hành khảo sát, thống kê
trong 2 năm là 2010 và 2011 trên 2 báo mạng chính thống của Trung Quốc là
6
Nhân dân nhật báo và Tân Hoa Xã. Thông qua việc thống kê, nghiên cứu
phân tích các bài tin trên Tân Hoa Xã và Nhân dân nhật báo làm rõ những tác
dụng truyền tải mà các nhà báo đã phát huy được tác dụng của truyền thông
chính thống Trung Quốc trong vấn đề xung đột ngoại giao ở biển Đông. Tác
giả đã đi phân tích nguyên nhân, tác dụng và lợi ích quốc tế của tờ báo truyền
thông chính thống Trung Quốc trong xung đột ngoại giao. Tác giả cũng kết
hợp với tình hình phát triển của dư luận quốc tế để tìm ra hướng đi cho dư
luận trong và ngoài nước. Luận văn đã chỉ ra khá rõ vai trò của truyền thông
chính thống Trung Quốc trong xung đột ngoại giao, đưa ra những hướng tiếp
cận mới cho giới nghiên cứu. Gần đây, có nghiên cứu của học giả Vương
Nghiên (2015) của trường Đại học sư phạm Sơn Đông. Luận văn Phân tích
ngôn ngữ phê bình của các báo cáo liên quan vấn đề đảo Điếu Ngư trong
truyền thông chính thống của Mỹ và Trung Quốc có những giá trị khoa học
nhất định về nghiên cứu truyền thông đối với vấn đề xung đột ở Biển Đông.
Trong luận văn này, tác giả phân tích các bản tin chủ yếu từ truyền thông đại
chúng của hai quốc gia Trung Quốc và Mỹ, mô tả những khác biệt giữa bản
tin hai nước và khai phá đặc tính của bản tin được phản ánh bởi sự khác biệt
và các mối quan tâm trong việc giải quyết quan hệ quốc tế. Luận văn cũng lựa
chọn các bản tin từ China Daily và New York Times làm đối tượng nghiên
cứu và phân tích so sánh về tranh chấp trên đảo Điếu Ngư dựa trên cấp độ văn
bản, diễn ngôn và xã hội.
Có thể nói rằng, những nghiên cứu về ngoại giao truyền thông của
Trung Quốc là khá nhiều, đặc biệt trong thời gian gần đây khi quan hệ giữa
Trung Quốc và một số nước trong khu vực ngày càng phức tạp thì cũng ngày
càng thu hút được giới nghiên cứu Trung Quốc. Ngoài việc nghiên cứu những
ảnh hưởng của truyền thông với chính sách ngoại giao nói chung thì cũng có
nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của truyền thông đối với từng khu vực trong
chính sách ngoại giao như nghiên cứu về Những tác động ảnh hưởng của
công chúng đối với chính sách ngoại giao của Trung Quốc ở Trung Đông của
7
học giả Vương Tịnh – Đại học ngôn ngữ quốc tế Thượng Hải (2012), luận
văn thạc sỹ của Đinh Quyên (2013) nghiên cứu về góc độ truyền thông trong
ngoại giao công chúng và hướng thúc đẩy các sách lược. Luận văn này đã đi
phân tích các nội dung tin tức, thông tin trong truyền thông, các văn hóa trong
truyền thông và tác động của nó tới công chúng như thế nào, từ đó đã đưa ra
những định hướng để thúc đẩy, phát triển truyền thông trong nước đối với
ngoại giao công chúng,…Tuy nhiên, do hầu hết các nghiên cứu này chỉ đứng
trên góc độ là nghiên cứu về quốc gia mình, phục vụ lợi ích Trung Quốc. Tuy
nhiên, do cách tiếp cận có phần cực đoan nên luận văn đã thiếu tính khách
quan cần thiết đối với nghiên cứu quốc tế về vấn đề xung đột Biển Đông.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Biển Đông đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và giới
nghiên cứu Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam đã có Trung tâm nghiên cứu
Biển Đông trực thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc và một Viện Biển Đông
trực
thuộc
Bộ
Ngoại
Giao
với
website
chính
thức
mang
tên
nghiencuubiendong.vn. Ở cả Trung tâm nghiên cứu Biển Đông (Học viện
Ngoại giao) và Viện Biển Đông đều có rất nhiều nghiên cứu về Biển Đông và
trên mọi lĩnh vực. Các bài nghiên cứu được đăng tải trên website
nghiencuubiendong.vn với số lượng nhiều và nội dung phong phú, cập nhật
tin tức khá nhanh như chuyên mục “Tin tức tuần” thì cập nhật những tin tức
mới nhất trong tuần về vấn đề liên quan tới Biển Đông bằng cả tiếng Anh và
tiếng Trung. Hiện nay, ở Việt Nam cũng có một số trang web khác quan tâm
đề các vấn đề tranh chấp, xung đột ở Biển Đông như: website biendong.net,
website biendong.vntime.vn…
Những website đăng tải nội dung liên quan đến Biển Đông khá đầy đủ
và nhanh chóng. Trong hai website vừa nêu trên cũng cung cấp những thông
tin mới về Biển Đông, các hồ sơ tư liệu về Biển Đông, hay môi trường sinh
thái ở Biển Đông cũng được quan tâm,… Tuy nhiên, theo như những quan sát
8
của chúng tôi thi hầu như không các nghiên cứu về truyền thông của Trung
Quốc nói chung và báo mạng điện tử của Trung Quốc nói riêng thì khá ít.
Hiện nay, ở Việt Nam những nghiên cứu về truyền thông của Trung
Quốc khá ít và chỉ thấy một vài bài viết về truyền thông của Trung Quốc đăng
trên báo chứ chưa có nghiên cứu ở cấp độ luận văn. Nổi bật như có bài viết:
Giới truyền thông với vấn đề Biển Đông của Hải Nam – nhà nghiên cứu về
Châu Á và Thái Bình Dương đăng trên website của mattran.org của Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bài viết khá sắc sảo và có cái nhìn tổng quan về
truyền thông trong và ngoài nước đối với vấn đề Biển Đông. Trong bài viết
này, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể như việc dư luận Philippin
phản ứng trước hành động của Trung Quốc trên các tờ báo của Philippin như
thế nào hay báo chí Việt Nam phản ứng thế nào trước hành động của Trung
Quốc, chỉ ra những hành động của truyền thông Trung Quốc,…hay việc một
số cơ quan báo chí né tránh hay lợi dụng vấn đề biển Đông để tạo lợi nhuận
cho mình.
Trước sự việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng
biển chủ quyền của Việt Nam tháng 5/2014 – các học giả Việt Nam đã có các
công trình nghiên cứu, trong đó tiêu biểu có bài viết của học giả Dương Quốc
Bảo trên tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông số tháng 8 năm 2014 về
Thông tin đối ngoại về vấn đề Biển Đông cho học sinh, sinh viên Việt Nam ở
nước ngoài. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra khá nhiều ý kiến đóng góp
cho công tác tuyên truyền đối với các báo mạng điện tử, các phương tiện khi
đưa các thông tin đối ngoại về vấn đề Biển Đông.
Gần đây có công trình nghiên cứu Phân tích phương thức sử dụng
ngoại giao văn hóa – truyền thông của Trung Quốc tại Việt Nam và một số
nước Đông Á của học giả Nguyễn Thị Thu Phương đã phân tích phương thức
sử dụng truyền thông mang tính hai mặt của Trung Quốc trong việc xây dựng
hình ảnh quốc gia và bảo vệ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Ngoài ra, trong
chương trình nghiên cứu Biển Đông do học viện Ngoại giao tổ chức, tác giả
9
luận văn cũng có bài viết đạt giải bài nghiên cứu xuất sắc với đề tài Truyền
thông của báo mạng điện tử Trung Quốc với vấn đề xung đột Biển Đông từ
năm 2011 đến hết tháng 4 năm 2013”.
Ngoài ra, trên các tin tức trên báo mạng Việt Nam, chúng ta thấy báo
chí Việt Nam đưa rất nhiều tin về các hành động của Trung Quốc trên Biển
Đông hay bình luận về một số hành động của truyền thông Trung Quốc, bình
luận về các bài báo của Trung Quốc. Tuy nhiên, lại chưa có những nhận định,
nghiên cứu sâu về truyền thông của Trung Quốc thực chất đang làm gì, vì vậy
cũng giới truyền thông của Việt Nam cũng chưa đưa ra được những giải pháp
trước cách ứng xử của truyền thông Trung Quốc. Hơn nữa truyền thông của
Việt Nam còn khá yếu, nhất là trong vấn đề xung đột Biển Đông.
Thông qua viê ̣c tổ ng quan điể m luâ ̣ n lich
̣ sử vấ n đề , chúng tôi nhận
thấ y sẽ kế thừa nh ững nghiên cứu của các học giả đi trước ở cả phương Tây,
Trung Quốc và Việt Nam về nghiên cứu truyền thông với vấn đề Biển Đông
như về cách thống kê, phân loại các bài báo, cách phân tích các bài báo cũng
như tổng hợp, chỉ ra những ảnh hưởng của các báo đó đối với dư luận Trung
Quốc,…Tuy nhiên, qua lịch sử nghiên cứu trình bày ở trên có thể thấy nghiên
cứu tác động của truyền thông Trung Quốc với vấn đề xung đột Biển Đông
mới chỉ lấy đối tượng là báo mạng Trung ương, mà chưa quan tâm, khảo sát
các báo mạng địa phương tác động như thế nào đối với vấn đề xung đột Biển
Đông. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đi trước đồng thời bổ sung thêm
khoảng khuyết thiếu chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát báo mạng trung ương
(Nhân dân nhật báo) mà còn tổng hợp, phân tích so sánh với báo mạng địa
phương (Hải Nam nhật báo) để từ đó làm rõ tác động của báo mạng điện tử
Trung Quốc với vấn đề xung đột Biển Đông.
Với cách tiếp cận như vậy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này, hi
vọng sẽ mang lại một hướng nhìn mới cho truyền thông Việt Nam trong vấn
đề xung đột Biển Đông và hi vọng giới truyền thông Việt Nam hiểu rõ được
phần nào truyền thông của Trung Quốc trong ngoại giao nói chung và xung
10
đột Biển Đông nói riêng, từ đó có những giải pháp ứng xử tốt trước những
hành động của truyền thông Trung Quốc.
3. Đối tƣợng, khung phân tích, phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hai trang báo mạng điện tử của
Trung Quốc là: Nhân dân nhật báo (đại diện cho báo mạng Trung ương) và
Hải Nam nhật báo (đại diện cho báo mạng địa phương) của Trung Quốc.
2. Khung phân tích: dựa trên kế thừa và phát triển Khung phân tích từ công
trình Sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc – tác động tới Việt Nam và một số nước
Đông Á của học giả Nguyễn Thị Thu Phương, chúng tôi sẽ sử dụng khung phân tích sau
để triển khai đề tài:
Truyền thông báo mạng điện
tử Trung Quốc
Nhân dân nhật báo
Hải Nam nhật báo
Đối tượng tiếp nhận
Dư luận trong nước
Dư luận quốc tế
(Qua phản hồi trên mang)
(Qua phản hồi trên mạng)
Giải pháp ứng xử cho Việt Nam
11
3. Về phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung vào tìm hiểu nội dung các bài
báo có liên quan đến vấn đề xung đột Biển Đông được đăng tải trên hai trang
web của Nhân Dân nhật báo và Hải Nam nhật báo từ thời điểm tháng 5 năm
2013 đến hết năm 2014. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo thêm một số tài
liệu tiếng Việt có liên quan đến lĩnh vực truyền thông và một số tài liệu mạng
có liên quan đến vấn đề truyền thông với xung đột Biển Đông.
4 .Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Thứ nhấ t, làm rõ các nhận thức của Trung Quốc về vai trò của truyền
thông, đặc biệt là các trang báo điện tử của Trung Quốc trong vấn đề xung đột
Biển Đông.
- Thứ hai, chỉ ra phươgng thức tác động của báo mạng điện tử Trung
Quốc với vấn đề xung đột Biển Đông.
- Thứ ba, đánh giá khả năng phản ứng dư luận và đề xuất một số gợi ý
giải pháp ứng xử cho truyền thông Việt Nam trong vấn đề xung đột Biển Đông.
4.2. Nhiêm
̣ vu ̣ nghiên cƣ́u
- Một là , đi sâu phân tić h nh ận thức của Trung Quốc về vai trò của các
kênh truyề n thông ma ̣ng c ủa trung ương và địa phương trong việc thực hiện
đối sách của Trung Quốc đối với vấn đề xung đột Biển Đông.
- Hai là , tiế n hành th ống kê, phân loa ̣i nô ̣i dung , so sánh đố i chiế u hai
trang mạng Nhân dân nhật báo và Hải Nam nhật báo, từ đó tim
̀ ra các
phương thức tác động của báo mạng điện tử Trung Quốc đối với vấn đề xung
đột Biển Đông.
- Ba là , đánh giá khả năng tác động của báo mạng điện tử Trung
Quốc thông qua đo lường phản ứng dư luận trong và ngoài Trung Quốc. Từ
đó, đưa ra một số đề xuất giải pháp ứng phó cho Việt Nam.
12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Phương pháp nghiên cứu này
đươ ̣c áp du ̣ng trực tiế p vào hai trư ờng hợp là Nhân dân nhật báo và Hải Nam
nhật báo để tiến hành nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Nghiên cứu này được áp dụng vào việc
phân tích các bài báo trên Nhân dân nhật báo và Hải Nam nhật báo các nội
dung liên quan đến vấn đề xung đột Biển Đông, từ đó tổng hợp về số lượng
bài báo, nội dung các bài báo thuộc nội dung là đưa tin hay là bài bình luận,…
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh sẽ giúp đề tài tìm ra đươ ̣c sự
khác nhau về bản chất truyền thông giữa báo m
ạng trung ương và báo địa
phương của Trung Quốc trong phương thức hoạt động.
- Các thao tác thống kê, phân loại khác: Để đa ̣t đươ ̣c hiê ̣u quả cao nhấ t cho
luận văn, các thao tác như thống kê , phân loa ̣i sẽ đươ ̣c sử du ̣ng triê ̣t để nhằ m
tổ ng hơ ̣p số liê ̣u và phân lo ại những bài báo có nội dung liên quan đến xung
đột Biển Đông rồi sau đó tổng hợp các vấn đề của luận văn.
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt tư li ệu: Luận văn này sẽ góp phần tìm ra cơ sở thông tin và
phương thức truyền thông của Trung Quốc đã sử dụng để trong vấn đề xung
đột Biển Đông.
- Về mặt khoa học và thực tiễn: Luận văn cung cấp những nghiên cứu,
những cái nhìn mới nhất về vai trò, phương thức, khả năng tác động của
truyền thông Trung Quốc nói chung và báo mạng điện tử Trung Quốc nói
riêng trong vấn đề xung đột Biển Đông. Qua đó cũng cung cấp các luận cứ
khoa học đóng góp cho những nghiên cứu tiếp theo về xung đột Biển Đông.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục luận văn được chia làm 3
chương với nội dung chính của các chương như sau:
13
Chương 1: Nhận thức của Trung Quốc về vai trò của báo mạng điện tử
đối với vấn đề xung đột Biển Đông
Chương 2: Phƣơng thức truyền thông của báo mạng điện tử Trung Quốc
với vấn đề xung đột Biển Đông
Chương 3: Phản ứng dƣ luận và một số đề xuất giải pháp ứng phó của
Việt Nam
14
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHẬN THỨC CỦA TRUNG QUỐC VỀ VAI TRÕ CỦA BÁO MẠNG
ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT BIỂN ĐÔNG
1.1. Khái quát về báo mạng điện tử
1.1.1. Khái niệm
Truyền thông là một khái niệm rộng với nhiều cách định nghĩa khác
nhau. Frank Dance (1970) được coi là người đầu tiên đưa ra khái niệm về
truyền thông trong công trình nghiên cứu Khái niệm cơ bản về truyền thông.
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra 15 định nghĩa trên nhiều
góc độ khác nhau như góc độ ký hiệu lời; góc độ sự hiểu biết của con người;
góc độ tương tác; góc độ quá trình truyền tải; góc độ giảm độ không rõ ràng;
góc độ chuyển giao, truyền tải, trao đổi; góc độ ghép nối, kết nối; góc độ tính
công cộng; góc độ kênh, phương tiện, lộ trình; góc độ dẫn dắt; góc độ khuyến
khích; góc độ thời gian, tình huống và góc độ quyền lực. Ngoài quan niệm
trên còn có nhiều cách hiểu về truyền thông. Một trong những khái niệm đầu
tiên được đưa ra là: Truyền thông là quá trình truyền thông tin có nghĩa giữa
các cá nhân với nhau; là quá trình trong đó một cá nhân (người truyền tin)
truyền những thông điệp với tư cách là những tác nhân kích thích (thường là
những ký hiệu ngôn ngữ) để sửa đổi hành vi của những cá nhân khác (người
nhận tin); truyền thông xảy ra khi thông tin được truyền từ nơi này đến nơi
khác; không phải đơn thuần là sự truyền tải các thông điệp bằng ngôn ngữ xác
định và có ý định trước mà nó bao gồm tất cả các quá trình trong đó con
người gây ảnh hưởng, tác động đến một người khác; truyền thông xảy ra khi
người A truyền thông điệp B qua C đến người D với hiệu quả E. Mỗi chữ cái
ở vài phạm vi là chưa được biết, và quá trình truyền thông có thể được giải
thích với bất cứ chữ cái nào trong số hay bất cứ một sự kết hợp nào; truyền
thông (Communication) là quá trình trao đổi thông tin giữa các thành viên hay
các nhóm người trong xã hội nhằm đạt sự hiểu biết lẫn nhau [38].
15
Trên cơ sở xem xét các khái niệm trên, chúng tôi lựa chọn sử dụng khái
niệm của học giả Dương Xuân Sơn là tiêu chuẩn: truyền thông là một quá
trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kinh nghiệm, kỹ
năng… nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và
nhận thức [38].
Như vậy, truyền thông là một khái niệm rất rộng và chúng ta nhắc đến
truyền thông không thể không nhắc đến phương tiện truyền thông. Quá trình
này chỉ được truyền đi khi có các phương tiện truyền thông như: sách, báo,
phát thanh, truyền hình, phim tài liệu, báo chí điện tử phát trên mạng
Internet,… Đối tượng của truyền thông đại chúng là đông đảo quần chúng xã
hội, không phân biệt là giới tình, nghề nghiệp, trình độ học vấn… Phương
tiện truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đối với ngoại giao như chính sách
ngoại giao, truyền thông tác động đến tính phụ thuộc và tính độc lập của
chính phủ. Còn chính phủ có thể lợi dụng và kiểm soát truyền thông [39].
Các phương tiện truyền thông như đã nói ở trên được đánh giá là một
kênh quan trọng và có hiệu quả nhất của truyền thông. Trong đó báo mạng
điện tử được đánh giá là một thể loại báo chí được đánh giá là chi phí thấp
nhưng hiệu quả cao với khả năng tiếp cận thông tin nhanh, mang tính tổng
hợp, cập nhật liên tục…, giúp cho người đọc, dù ở bất cứ đâu trên thế giới
cũng có thể truy cập vào nguồn ―tài nguyên thông tin‖ to lớn nằm trên mạng
toàn cầu.
Báo điện tử hay báo mạng là hình thức báo chí mới được hình thành từ
sự kết hợp những ưu thế của báo in, báo nói, báo hình, sử dụng yếu tố công
nghệ cao như một nhân tố quyết định, quy trình sản xuất và truyền thông dựa
trên nền tảng internet toàn cầu. Báo điện tử là một loại hình thông tin đại
chúng dựa trên việc khai thác thế mạnh của Internet nhằm đem đến cho công
chúng những thông tin mới nhất về mọi mặt của đời sống một cách nhanh và
toàn diện nhất.
16
1.1.2. Vai trò của báo mạng điện tử
Đánh dấu sự ra đời của báo mạng điện tử trên thế giới là tờ Diễn đàn
Chicago (Chicago Tribune) tháng 5/1992 đặt tại máy chủ tại nhà cung cấp
dịch vụ American Online. Dẫn đầu các tờ báo mạng điện tử xuất hiện nhiều
hơn nhưng gặp không ít rào cản vì số lưọng người có máy tính để đọc báo còn
quá ít, sự hạn chế va trục trặc trong khâu kỹ thuật. Tuy nhiên, đến năm 1993,
web đã trở thành một phương tiện truyền tải thông tin nhanh chóng và hữu
hiệu do chi phí thấp và diện phổ quát cao. Hầu như các tờ báo lớn, đài phát
thanh, truyền hình lớn đều đã có mặt trên Internet. Theo thống kê của Tổ chức
tương tác giữa các nhà phát thanh và biên tập nếu đầu năm 1995 mới có 154
tờ báo mạng điện tử thì 9 tháng sau đã tăng lên 1441 đầu báo. Đến tháng 3
năm 2006, tổng số đã lên tới 8.474 tờ. Số người dùng Internet toàn cầu (tính
đến tháng 12/2013) là gần 2 tỷ, trong đó châu Á dẫn đầu với 825,1 triệu người,
châu Âu là 475,1 triệu người. Ngoài ra, số blog trên Internet cũng lên tới 252
triệu [38]. Mỗi ngày, các trang mạng xã hội như Twitter, Facebook, Google,
Yahoo chat, Gmail, video trên Youtube, ảnh trên Flickr cũng thu hút hàng tỷ
người vào xem và trao đổi thông tin.
Thế giới hiện có khoảng trên 2 tỉ người sử dụng Internet. Internet đã trở
thành kênh thông tin gần gũi, tiện lợi, bổ ích và cả độc hại - tùy theo ý thức,
mục đích của người sử dụng. Mấy năm gần đây, cùng với hệ thống báo chí đã
có, trên Internet xuất hiện ngày càng nhiều các mạng xã hội, công cụ tìm kiếm,
kết nối thông tin khác. Chúng phát triển nhanh, lan tỏa rộng khắp toàn cầu,
điển hình là Facebook, Twitter, YouTube, Google, Yahoo chat, Gmail...
Riêng Facebook, chỉ sau mấy năm ra đời, mạng xã hội này đã có xấp xỉ cả tỉ
người khắp thế giới sử dụng. Ở những nước phát triển như Mỹ, EU, một số
nước châu Á, có hơn 50% số dân và gần như toàn bộ giới trẻ thường xuyên
dùng mạng xã hội [23].
Sự phát triển của báo mạng là sự phát triển của ngành công nghệ thông
tin trong xã hội hiện đại. Internet là hệ thống thông tin toàn cầu có thể được
17
truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau giữa mọi
người dùng trên toàn cầu. Mạng internet có vai trò quan trọng, mang lại rất
nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông
của internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy
tính truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển ngân,
và các dịch vụ về y tế, giáo dục… Chúng cung cấp một khối lượng thông tin
và dịch vụ khổng lồ trên internet. Trung bình một ngày ở Việt Nam người sử
dụng mạng internet dành khoảng từ 5-6 tiếng và ở Mỹ người dùng dành
khoảng 9 tiếng để truy cập internet. Nhưng ít có mấy ai bỏ ra từng ấy thời
gian để đọc báo hay xem các chương trình truyền hình, nghe các chương trình
phát thanh. Sự kết nối Internet đã kết nối công dân giữa nước này với nước
kia một cách nhanh chóng, chặt chẽ, tạo thành một mạng xã hội toàn cầu đã
giúp cho con người có thể giao lưu, học hỏi những nét đẹp của những nền văn
hóa tiên tiến khác trên thế giới.
Khi xã hội phát triển chắc chắn nhu cầu về sự hiểu biết của con người
cũng sẽ tăng lên, vì thế con người cũng đòi hỏi những phương tiện truyền
thông hiện đại, nhanh nhạy và thuận tiện nhất. Vì vậy, báo mạng điện tử ra đời
là sự đáp ứng tất yếu nhu cầu của thời đại. Thay vì việc phải ra khỏi nhà để
mua một tờ báo, hay bật ti vi, radio để đón xem từng chương trình mà mình
yêu thích nhưng lại không chủ động về thời gian để đón xem các thông tin đó,
thì giờ đây họ chỉ cần vào mạng truy cập là đã nhanh chóng làm chủ được các
tin tức mà mình muốn. Báo mạng điện tử đã trở thành một công cụ hữu ích có
tác động lớn đến độc giả. Báo điện tử bao gồm nhiều công cụ truyền thống như:
văn bản (text), hình ảnh tĩnh và đồ họa (still image & graphic), âm thanh
(audio), hình ảnh động (video & animation) và gần đây nhất là các chương
trình tương tác (interactive program). Như vậy, ở bất kỳ nơi đâu chỉ cần một
chiếc máy tính, một chiếc điện thoại hay một chiếc máy tính bảng có kết nối
Internet là mọi người có thể thỏa sức tìm kiếm các thông tin trên báo mạng điện
tử ở tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,…và nó cho phép
18
mọi người trên thế giới tiếp cận và đọc không bị phụ thuộc vào không gian và
thời gian. Dịch vụ Internet tạo nên một mạng thông tin báo chí điện tử sôi động
có sức thu hút hàng triệu lượt người truy cập hàng ngày.
Mặt khác, báo mạng điện tử còn góp phần tăng hiệu quả xã hội của báo
chí trong đời sống xã hội. Báo mạng điện tử ra đời giúp cho việc trao đổi và
truy cập thông tin một cách kịp thời, nâng cao trình độ dân trí của xã hội.
Chúng ta có thể tìm hiểu được tất cả những thông tin một cách hiệu quả trên
mạng internet.
Trong tương lai, báo mạng điện tử sẽ phát triển không ngừng hơn nữa
cùng với sự phát triển của nên văn minh nhân loại. Mỗi một bước tiến của xã
hội ngày nay càng thấy rõ vai trò của công nghệ thông tin nói chung và của
báo mạng điện tử nói riêng đối với đời sống xã hội. Bởi vậy, hệ thống báo
mạng điện tử ở Việt Nam cũng như trên thế giới cần không ngừng phát triển
mạnh mẽ và rộng khắp hơn nữa để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của
con người và vươn tới một thời đại mới của nền văn hóa tri thức.
1.2. Vai trò của truyền thông trong các quyết sách ngoại giao của
Trung Quốc
Đầu những năm 90 của thế kỉ 20, mạng truyền thông mới bắt đầu xâm
nhập vào thị trường Trung Quốc, nhưng phải đến giữa những năm 90 nó mới
nhận được sự quan tâm của Đảng và chính phủ Trung Quốc. Cho đến nay,
mặc dù ra đời muộn hơn báo in, báo nói nhưng gắn liền với băng thông rộng
cơ sở hạ tầng kĩ thuật cao, tin tức cập nhật, nội dung phong phú, hình thức
sinh động nên báo điện tử Trung Quốc đã thu hút được một số lượng lớn bạn
đọc. Cho đến tháng 6 năm 2015, Trung Quốc có khoảng 668 triệu người sử
dụng Internet, tỷ lệ người dùng internet đạt 48,8% [90].
Thực tế trên đã khiến cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày càng nhận
thức rõ hơn về vai trò của báo mạng điện tử. Trong các Đại hội của Đảng
cộng sản Trung Quốc đều xác định rõ ràng vai trò của truyền thông chính là
công cụ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Trung Quốc.
19
Điều này đã được xác định trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Trung
Quốc, cụ thể hóa đường lối của Đảng.
Nghiên cứu về đường lối phát triển truyền thông quốc tế của Trung
Quốc cho thấy, từ khi thành lập đến nay, các chiến lược truyền thông quốc tế
có thể phân ra thành 4 chiến lược lớn trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn khác
nhau: những năm 50 là chiến lược “nhất biên đảo”, những năm 60 là chiến
lược “cách mạng thế giới”, những năm, cuối những năm 70 là chiến lược
“một tuyến đường” và từ cuối những năm 70 trở đi là chiến lược “phát triển
hòa bình”. Trong mỗi thời kỳ, chiến lược lại khác nhau nên truyền thông
ngoại giao của Trung Quốc trong mỗi thời kỳ cũng có những tác dụng và
chức năng khác nhau.
Thứ nhất, thời kỳ “nhất biên đảo”. Đây là thời kỳ mới bắt đầu ngay sau
khi Trung Quốc giành được độc lập. Vì vậy, những vấn đề được nhắc tới
mang tính chất cơ bản nhất của ngoại giao truyền thông như: bắt đầu xây
dựng mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, nguyên tắc, phương thức tuyên truyền.
Trong giai đoạn này, chủ trương của Đảng cộng sản Trung Quốc xác định
nhiệm vụ phải giới thiệu ra thế giới một Trung Quốc mới, hòa bình và hữu
nghị. Mặt khác, cũng cần thể hiện Trung Quốc luôn kiên trì đi theo nguyên
tắc và lập trường xã hội chủ nghĩa; thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước
chủ nghĩa xã hội với lực lượng tiên tiến trên toàn thế giới; muốn cùng các
nước duy trì hòa bình thế giới để phát triển. Thời kỳ này truyền thông Trung
Quốc bắt đầu ―đi ra ngoài‖, đối tượng chủ yếu là các quốc gia có cùng quan
hệ ngoại giao.
Thứ hai, thời kỳ “cách mạnh thế giới”. Từ cuối những năm 50 của thế
kỷ XX chiến lược cho truyền thông quốc tế của Trung Quốc bắt đầu có biến
chuyển, nhấn mạnh mục tiêu của ngoại giao là: duy trì hòa bình thế giới. Thời
kỳ này, Trung Quốc cũng tiến hành thành lập một số báo để truyền đạt tư
tưởng của Đảng như: Nhân dân nhật báo, Tân Hoa Xã,…Tuy nhiên, hiệu quả
truyền bá truyền thông đối ngoại thấp, và đội ngũ trong truyền thông còn yếu,
20