Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tư tưởng giáo dục của fukuzawa yukichi và ý nghĩa của nó đối với tư tưởng giáo dục của phan bộ châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LƢU THI YÊ
̣ ́N

TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦ A FUKUZAWA YUKICHI VÀ Ý
NGHĨA CỦ A NÓ ĐỐI VỚI TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦ A PHAN
BỘI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LƢU THI YÊ
̣ ́N

TƢ TƢỞNG GIÁO DU ̣C CỦA FUKUZAWA YUKICHI
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI TƢ TƢỞNG
GIÁO DU ̣C CỦA PHAN BỘI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC
Mã số: 60 22 03 01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hạnh

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Hạnh.
Tôi cũng xin cam đoan, đề tài này không trùng với bất cứ đề tài luận
văn thạc sĩ nào đã được công bố ở Việt Nam. Đề tài có sự kế thừa, chắt lọc
và phát triển từ những tài liệu chuyên ngành có vấn đề liên quan.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài.
Người cam đoan

Lƣu Thị Yến


LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của sự dạy dỗ tận tình, sự góp ý chân thành của
tất cả các thầy giáo, cô giáo và sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tôi trong
suốt thời gian học tập, rèn luyện tại Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Qua đây cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô
giáo trong Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
nói riêng, cũng như tất cả các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt cho chúng tôi
kho tàng kiến thức vô cùng quý báu trong quá trình học tập tại Trường. Đặc
biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Hạnh - người đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn chân thành đến tất cả bạn bè,

người thân, đồng nghiệp - những người đã luôn ở bên giúp đỡ và động viên
tôi suốt trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015

Lƣu Thị Yến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu .............................................................................. 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................... 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 7
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 7
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................. 8
7. Ý nghĩa của luận văn............................................................................... 8
8. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 8
CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH XÃ HỘI NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM CUỐI
THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX .............................................................. 9
1.1. Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ........................................... 9
1.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội ................................................. 9
1.1.2. Tiền đề văn hóa tư tưởng ................................................................. 17
1.2. Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ....................................... 20
1.2.1. Tình hình kinh tế, chính trị xã hội .................................................. 20
1.2.2. Tiền đề văn hóa tư tưởng ................................................................. 29
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 33
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG
GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI ........................................... 34
2.1. Fukuzawa - con ngƣời và sự nghiệp ................................................. 34

2.1.1. Đôi nét về con người của Fukuzawa Yukichi ................................. 34
2.1.2.Về Sự nghiệp của Fukuzawa Yukichi .............................................. 38
2.2. Một số tƣ tƣởng duy tân chủ yếu của Fukuzawa Yukichi nhằm
giáo dục ngƣời dân .................................................................................... 41
2.2.1. Mục đích giáo dục vì con người ...................................................... 41


2.2.2. Nội dung giáo dục mang tính thiết thực cao .................................. 54
2.2.3. Phương pháp và nguyên tắc giáo dục tiến bộ................................. 61
2.2.4. Ý nghĩa tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi đối với sự phát
triển của xã hội Nhật Bản.......................................................................... 67
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 71
CHƢƠNG 3. Ý NGHĨA TƢ TƢỞNG DUY TÂN VỀ GIÁO DỤC CỦA
FUKUZAWA YUKICHI ĐẾN TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA PHAN
BỘI CHÂU ................................................................................................. 72
3.1. Phan Bội Châu với phong trào Đông Du và Đông Kinh nghĩa thục
..................................................................................................................... 72
3.1.1. Phan Bội Châu con người và sự nghiệp ......................................... 72
3.1.2. Phan Bội Châu hoạt động trong phong trào Đông Du và Đông
Kinh nghĩa thục .......................................................................................... 74
3.2. Ý nghĩa tƣ tƣởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi đến
sự chuyển biến tƣ tƣởng giáo dục của Phan Bội Châu ......................... 81
3.2.1. Chuyển biến trong tư tưởng của Phan Bội Châu về mục đích giáo
dục ............................................................................................................... 81
3.2.2. Chuyển biến trong tư tưởng Phan Bội Châu về nội dung giáo dục
..................................................................................................................... 85
3.2.3. Chuyển biến của Phan Bội Châu về nguyên tắc, phương pháp và
đối tượng giáo dục ...................................................................................... 90
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 96
KẾT LUẬN ................................................................................................ 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 98


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Hồ Chí Minh , giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải
tạo con người cũ, xây dựng con người mới. Trong tập thơ “Ngục trung nhật
ký”, ở bài Dạ bán (Nửa đêm) Người đã viết “Thiện, ác nguyên lai vô định
tính, đa do giáo dục đích nguyên nhân” (nghĩa là: thiện, ác vốn chẳng phải
là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên). Không những thế ,
giáo dục còn góp phần đắc lực vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Chính vì vậy, tại Nghị quyết Trung Ương VIII Khóa XI có nhấn mạnh,
giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển,
giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, mục
tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân tài, phát triển giáo
dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh quốc
phòng.
Giáo dục đào tạo có ý nghĩa quan trọng là chìa khóa, là động lực
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sự lạc hậu và yếu kém của nền giáo dục,
bao giờ cũng phản chiếu một cách biện chứng chính cơ chế quản lý kinh tế
- xã hội của một nhà nước. Tuy nhiên, đến lượt nó giáo dục cũng góp phần
tác động trở lại, kìm hãm và ngăn cản sự phát triển của xã hội. Hiện nay,
nước ta đang tham gia vào quá trình toàn cầu hóa của thế giới, những ảnh
hưởng tích cực và tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa tác động tới hầu hết
các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa - giáo dục. Để khắc phục
những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với nước ta, chúng ta cần
phải đổi mới trên mọi lĩnh vực. Trong đó, giáo dục phải có một cuộc “cách
mạng” thực sự, để tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới
nhằm thoát khỏi sự lạc hậu, lỗi thời như hiện nay.
Trong quá trình đổi mới giáo dục cần nắm chắc phương pháp luận

Hồ Chí Minh: Đổi mới “không phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gì
1


cũng làm mới. Cái cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái cũ không xấu mà phiền phức
thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm...Cái gì
mới mà hay thì phải làm”[37, tr.94-95]. Đây cũng chính là sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin với
phép ứng xử linh hoạt của văn hóa phương Đông trong phương pháp luận
Hồ Chí Minh.
Cuố i thế kỷ XIX - đầ u thế kỷ XX, tình hình chính trị - xã hội của thế
giới và Việt Nam có nhiều chuyển biến quan trọng. Các nước Châu Á,
Châu Phi và Châu Mỹ La tinh lần lượt trở thành miếng mồi béo bở của
thực dân, đế quốc trên con đường mở rộng thị trường. Nhiều nước đã biến
thành thuộc địa, nửa thuộc địa và làm sân sau của chúng, đặc biệt là khu
vực Châu Á. Việt Nam cũng chịu chung số phận, từ năm 1885 đến năm
1883, sau hơn 20 năm kháng cự thất bại, nước ta trở thành một nước nửa
phong kiến nửa thuộc địa của thực dân Pháp. Trong hai mươi năm đó, thực
tiễn chính trị - xã hội Việt Nam đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, sôi nổi
trong tư tưởng của các nhà yêu nước nhằm giải quyết những vấn đề bức
thiết và cấp bách của dân tộc.
Cùng vị trí địa lý thuộc Châu Á, cùng bị đế quốc thực dân de dọa,
xâm lược nhưng cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản thực hiện một cuộc cải cách
Minh Tri ̣ duy tân (1868 - 1892) làm cho Nhật Bản phát triển một cách
nhanh chóng và thần kỳ, từ mô ̣t nước yế u kém đã trở thành mô ̣t nướ c có đủ
khả năng, tiề m lực chố ng la ̣i các lực lươ ̣ng xâm lươ ̣c . Trong đó, nội dung
cuộc cải cách Minh Trị chú trọng ưu tiên vào lĩnh vực giáo dục. Những
thành tựu to lớn trong cuô ̣c cải cách giáo dục thời Minh Trị đem lại, phải kể
đến công lao của các nhà tư tưởng hàng đầ u Nhâ ̣t Bản lúc bấ y giờ


như

Mori Arinori (Sâm Hữu Lễ) (1847 - 1889) và Fukuzawa Yukichi (Phúc
Trạch Dụ Cát) (1835 - 1901). Đặc biệt, Fukuzawa Yukichi là một nhà tư
tưởng, nhà giáo dục lỗi lạc tại Nhật Bản xuất thân từ tầng lớp võ sĩ dưới
thời Minh Trị.
2


Fukuzawa Yukichi là một nhà tư tưởng “khai quốc công thần” có
ảnh hưởng sâu rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại. Những tư tưởng về
chính trị - xã hội, kinh tế - văn hóa mà Fukuzawa Yukichi truyền bá góp
phần thúc đẩy sự phát triển của Nhật Bản đương thời. Bên cạnh là một nhà
chính trị, ông còn là một nhà giáo dục t iế n bô ̣ và lỗi lạc của đất nước Nhật
Bản. Những tư tưởng tiến bộ về giáo dục của ông được thi hành và áp dụng
trong cuộc cải cách Minh Tri ̣ duy tân, nhờ đó mới thu được sự thành công
vang dội của cuộc cải cách này . Tư tưởng về giáo du ̣c của ông đến thời đại
ngày nay vẫn còn nguyên giá tri to
̣ lớn.
Nhâ ̣t Bản trở thành mô ̣t tấ m gươn g cho các nước cùng khu vực ho ̣c
tâ ̣p trong đó có Viê ̣t Nam . Ở Việt Nam, những người tiếp thu tư tưởng duy
tân Nhật Bản không ai khác chính là những nhà Nho yêu nước tiến bộ như:
Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phan Châu Trinh...
Đặc biệt, có Phan Bô ̣i Châu , Phan Bội Châu đã tìm tới Nhật Bản để thực
hiê ̣n con đường cứu nước của miǹ h . Trước là cầ u viê ̣n binh sau chuyể n
sang chin
́ h sách cầ u ho ̣c. Điều này được thể hiện rõ trong phong trào Đông
Du do ông và một số nhà tư tưởng cùng chí hướng khác khởi xướng và
thực hiện.
Trong hoạt động thực tiễn cách mạng và hoạt động nghiên cứu lý

luận của mình, Phan Bội Châu rấ t coi tro ̣ng nề n giáo du ̣c nước nhà , giáo
dục con ngư ời.Tư tưởng về giáo dục của ông là sự chuyể n biế n từ cái cũ ,
cái lạc hậu đến với những tư tưởng tiế n bô ̣. Sự chuyể n biế n đó bắt nguồn từ
cuô ̣c cải cách Minh Tri ̣ duy tân ở Nhật Bản, hay nguyên nhân sâu xa chính
là tư tưởng của Fukuzawa Yukichi - nhà giáo dục lỗi lạc hàng đầu Nhật Bản
lúc bấy giờ. Để tìm hiể u, nghiên cứu rõ về tư tưởng giáo du ̣c của Fukuzawa
Yukichi và làm rõ ý nghĩa của nó tới tư tưởng của Phan Bội Châu, tôi đã
lựa chọn đề tài: “Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi và ý nghĩa
của nó đến tư tưởng giáo dục của Phan Bội Châu” làm đề tài luận văn
cao học của mình.
3


2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, đã có mô ̣t s ố công trình nghiên
cứu về tư tưởng Fukuzawa Yukichi về giáo dục và tư tưởng giáo dục của
Phan Bội Châu dưới các góc độ và nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau.
Trong phạm vi của đề tài mà ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu
dưới đây được phân loại theo thời gian
a. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Fukuzawa
Yukichi
Năm 2002, Hội thông tin giáo dục quốc tế kết hợp với Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia xuất bản cuốn “Hiện đại hóa giáo dục Nhật Bản”. Nội
dung cuốn sách trình bày cả về mặt tư tưởng, hệ thống nội dung và phương
pháp, nhấn mạnh đến cải cách giáo dục thời Minh Trị duy tân và vai trò của
nó đối với nền giáo dục Nhật Bản hiện nay. Cuốn sách có đề cập đến tư
tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi nhưng chỉ khát quát một cách cơ
bản và trong một số nội dung nhất định.
Nhật Bản thay da đổi thịt toàn bộ diện mạo của đất nước nhờ thực
hiện cuộc cải cách Minh Trị duy tân. Đề tài này được nhiều nhà nghiên cứu

đi sâu tìm hiểu trong đó là luận án Tiến sĩ của tác giả Đặng Xuân Kháng
“Cải cách giáo dục và những tác động chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội Nhật Bản” (2003). Luận án đề cập đến những vấn đề cấn phải đổi
mới trong cuộc cải cách giáo dục là phương pháp, nội dung. Qua đó, tư
tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi được đề cập một cách cơ bản.
Năm 2012, tác giả Dương Thị Nhẫn có công trình nghiên cứu đầy đủ
và sâu sắc về tư tưởng giáo du ̣c của Fukuzawa Yukichi: “Tìm hiểu tư tưởng
duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi”. Nội dung của luận văn tập
trung bàn về những vấn đề có tính then chốt là tư tưởng giáo dục của
Fukuzawa Yukichi với nô ̣i dung n ổi bâ ̣t như : Mục đích giáo dục, nguyên
tắc tiến hành giáo d ục, nô ̣i dung giáo du ̣c và phương pháp giáo dục của
ông. Luận văn đã trình bày sự ảnh hưởng tư tưởng giáo dục của ông đối với
4


xã hội Nhật Bản, tuy nhiên chưa đề cập đến sự ảnh hưởng tư tưởng giáo
dục của ông tới các nhà tư tưởng Việt Nam đương thời.
Năm 2013, Luận văn: “Ảnh hưởng tư tưởng cải cách giáo dục từ thời
Minh Trị (Meiji) Nhật Bản đến tư tưởng giáo dục của phong trào Đông
Kinh Nghĩa Thục” của tác giả Ngô Bích Đào. Đã làm nổi bật nội dung cải
cách giáo dục Minh Trị duy tân trong đó có Arinori (Sâm Hữu Lễ) và
Fukuzawa Yukichi (Phúc Trạch Dụ Cát). Tuy nhiên ở luận văn chưa có sự
tách biệt tư tưởng giáo dục của hai ông.
Năm 2013, tư tưởng giáo d ục của Fukuzawa Yukichi được tác giả
Nguyễn Tiến Lực xuất bản một cuốn sách trình bày về tư tưởng cải cách
giáo dục của Fukuzawa Yukichi. Tuy nhiên, tác giả so sánh tư tưởng giáo
dục của Fukuzawa Yukichi với nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ ở nước ta.
Đó là cuốn “Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ - Tư tưởng cải cách
giáo dục”, Nxb Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh. Hai ông có sự tương
đồng về thời đại, về đất nước, về tình hình thế giới bởi cả hai sống trong

một giai đoạn lịch sử. Từ việc so sách hai nhà tư tưởng về cải cách giáo dục
thông qua đó thể hiện nội dung cải cách giáo dục của Fukuzawa Yukichi.
Đặc biệt là trong chương 2 đã giới thiệu tư tưởng cải cách giáo dục của
Fukuzawa Yukichi một cách cụ thể.
Năm 2015, trong cuốn “Nhật Bản duy tân 30 năm” của Đào Trinh
Nhất là cuốn sách được xem như cẩm nang để tìm hiểu về đất nước, con
người và văn hóa Nhật Bản. Cuốn sách nghiên cứu về nguồn gốc của công
cuộc duy tân ở Nhật Bản và sự lột xác thần kỳ của Nhật Bản. Cuốn sách
nghiên cứu về Fukuzawa Yukichi một cách khái lược, chưa sâu sắc và trình
bày được tổng quan về cuộc đời và sự nghiệp giáo dục của Fukuzawa
Yukichi.
b. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Phan Bội
Châu

5


Tư tưởng của Phan Bội Châu được đề cập trong một số công trình
như:
Năm 2000 trên tạp chí Triết học, tác giả Nguyễn Văn Hòa có bài
viết: “Vấn đề giáo dục trong tư tưởng của Phan Bội Châu”, số 1, tr. 39 40. Đã đề cập đến tư tưởng giáo dục của Phan Bội Châu một cách khái quát
được thể hiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu.
Năm 2004, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về tư tưởng
Việt Nam cận đại là GS. Chương Thâu. Ông là người dành nhiều công sức
và tâm huyết của mình nghiên cứu về Phan Bội Châu. Cuốn sách “Nghiên
cứu về Phan Bội Châu”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Qua đó, ông phân
tích về con người, sự nghiệp và những tư tưởng chính trị của Phan Bội
Châu qua các thời kỳ hoạt động của Phan Bội Châu.
Năm 2008, tác phẩm “Tư tưởng Triế t học và chính tri ̣ c ủa Phan Bội
Châu” tác giả Nguyễn Văn Hòa , Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội . Tác

phẩ m làm nổ i bâ ̣t và cu ̣ thể tư tưởng về con người của Phan Bô ̣i Châu trong
đó có nô ̣i dung giáo du ̣c và đào ta ̣o con người.
Năm 2008, tác phẩm “Những hoạt động của Phan Bội Châu ở Nhật
Bản (1905 - 1909)” của Nguyễn Tiến Lực, Nxb Đại học Quốc gia Tp Hồ
Chí Minh. Tác giả giới thiệu những hoạt động của Phan Bội Châu trong
thời kỳ ở Nhật Bản qua đó cho ta thấy từ ảnh hưởng tư tưởng giáo dục của
các nhà giáo dục Nhật Bản mà Phan Bội Châu có sự chuyển biến trong tư
tưởng giáo dục của mình.
Năm 2013, công trình được viết thành sách phải kể đến cuốn: “Tư
tưởng Phan Bội Châu về con người” của PGS. TS Doãn Chính - TS. Cao
Xuân Long. Các tác giả đã trình này một cách cơ bản và có hệ thống về tư
tưởng giáo dục Phan Bội Châu gồm những nội dung cơ bản đó là những
quan điể m cơ bản của tư tưởng giáo dục con người nhằm mục đích giải
phóng con người, phát triển giáo dục dựa trên cơ sở yêu nước.

6


Tóm lại, những tác giả và các tác phẩm trên đây đã có những cách
tiếp cận khác nhau, có những đánh giá trực tiếp, sâu sắc về nội dung tư
tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi và của Phan Bội Châu. Song nhìn
chung chưa có một công trình nào đề cập rõ đến ý nghĩa của tư tưởng giáo
dục Fukuzawa Yukichi đối với tư tưởng giáo dục của Phan Bội Châu.
Chính vì vậy, luận văn tập trung tìm hiểu và nghiên cứu Ý nghĩa tư tưởng
giáo dục của Fukuzawa Yukichi đối với tư tưởng giáo d ục của Phan Bội
Châu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Làm rõ nội dung tư tưởng giáo dục của Fukuzawa
Yukichi, từ đó phân tích ý nghĩa của nó đối với tư tưởng giáo dục của Phan
Bội Châu

- Nhiệm vụ:
+ Khái lược về những điều kiện kinh tế - chính trị, tiền đề văn hóa xã hội và tiền đề tư tưởng ảnh hưởng tới cuộc đời và sự nghiệp của
Fukuzawa Yukichi.
+ Tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi qua một số tác
phẩm của ông.
+ Phân tích những ý nghĩa của tư tưởng giáo dục của Fukuzawa
Yukichi tới sự chuyển biến tư tưởng giáo dục của Phan Bội Châu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi và ý nghĩa
của nó đối với sự chuyển biến tư tưởng giáo dục của Phan Bội Châu.
- Phạm vi: Luận văn tập trung tìm hiểu tư tưởng về giáo dục trong
một số tác phẩm của Fukuzawa Yukichi và sự chuyển biến trong tư tưởng
về giáo dục Phan Bội Châu qua các tác phẩm của ông.
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin; Quan điểm và những chính sách của Đảng và Nhà nước ta về giáo
7


dục. Đồng thời luận văn tham khảo và kế thừa một số sách tham khảo,
những công trình, bài viết của những nhà chuyên môn về vấn đề liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm công cụ để khái
quát nội dung. Đồng thời, luận văn sử dụng các phương pháp trừu tượng
hóa và khái quát hóa, phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử.
6. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu ý nghĩa tư tưởng giáo dục Fukuzawa Yukichi sự chuyển
biến tư tưởng giáo dục của Phan Bội Châu
7. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả của nghiên cứu luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm những
luận điểm, các vấn đề lí luận, vấn đề thực tiễn về giáo dục trong một số các

tác phẩm của Fukuzawa Yukichi. Và ý nghĩa của quan điểm trên tới tư
tưởng giáo dục của Phan Bội Châu. Đồng thời, luận văn cũng là tài liệu
nghiên cứu, tham khảo cho học sinh, sinh viên quan tâm đến những vấn đề
có liên quan trong luận văn.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của đề tài: gồm 3 chương, 6 tiết

8


CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH XÃ HỘI NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM
CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
1.1. Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
1.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội

Nhật Bản là một quần đảo hình vòng cung hẹp, dài khoảng 3000km,
nằm ở cực đông lục địa châu Á, đồi núi chiếm 70% diện tích cả nước. Nhật
Bản là đất nước nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên
không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội thường xuyên xảy ra
động đất sóng thần. Những điều kiện tự nhiên trên đã ảnh hưởng quan
trọng đến lịch sử hình thành và phát triển của đất nước Nhật Bản.
Về kinh tế: Đất nước Nhật Bản dưới sự cai trị của chính quyền
Tokugawa đã tạo nên những điều kiện hết sức thuận lợi cho các ngành kinh
tế phát triển. Sau một thời gian mở cửa đẩy mạnh quan hệ với nước ngoài
đến năm 1630, chính quyền Tokugawa đã thực hiện chính sách bế quan tỏa
cảng chỉ cho phép một số lượng hạn chế tàu buôn Hà Lan, Trung
Quốc...được tiếp tục đến giao thương. Nhờ vào chính sách đó mà Nhật Bản
đã thoát khỏi sự lệ thuộc vào hệ thống thương mại quốc tế và từng bước
vươn lên thành một nước tự chủ về kinh tế.

Nhật Bản là một nước châu Á, cơ sở kinh tế chủ yếu dựa vào sản
phẩm nông nghiệp tự nhiên nên chính quyền Mạc phủ luôn coi trọng vai trò
của ngành kinh tế này và thực thi nhiều chính sách tích cực nhằm khuyến
khích ngành kinh tế nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, trong nông nghiệp
vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân
lao động rất nặng nề chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói
kém liên tiếp xảy ra làm cho lớp nông dân nghèo bị bần cùng hóa phải bán
đất cho địa chủ hoặc thương nhân và trở thành nông dân tự do.
Đối với kinh tế công thương nghiệp cũng có bước phát triển đáng kể.
Các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công
xuất hiện ngày càng nhiều khiến nền kinh tế hàng hóa của Nhật Bản phát
9


triển mạnh. Đến cuối thời Edo, các ngành thủ công nghiệp thu hút 20% lực
lượng lao động trên toàn quốc. Nhờ sự chuyên môn hóa và sự đầu tư máy
móc kỹ thuật, một số mặt hàng thủ công của Nhật Bản lúc đó đã đạt đến
trình độ tinh xảo nổi tiếng thế giới như: tơ lụa, luyện kim, đồ gốm sứ, sơn
mài...
Việc hình thành một đội ngũ thương nhân chuyên nghiệp là một
nhân tố quan trọng khác nữa thúc đẩy kinh tế phát triển. Thương nhân bao
gồm rất nhiều loại. Loại có thế lực lớn nhất (Tonya) là những người kinh
doanh lớn có quyền lợi gắn chặt với giới chính trị. Họ thường mua hàng từ
các vùng sản xuất, công xưởng rồi bán lại cho các thương nhân trung gian
(Nakagai) và từ đó lại phân chia cho những người bán lẻ, bán dạo. Bên
cạnh tầng lớp Nakagai còn có một loại thương nhân đặc biệt khác nữa là
Nakadachi - Nin. Họ là những thương nhân chuyên mua đi bán lại giữa các
thương nhân khác với nhau. Các đại doanh thương như gia đình Mitsui,
Konoike, Yodoya...đã thâu tóm nhiều lĩnh vực kinh tế ở Nhật Bản thời bấy
giờ.

Sự phát triển của các thành thị với tư cách là các trung tâm kinh tế là
nhân tố quan trọng tạo nên diện mạo mới trong xã hội Nhật Bản. Vào thời
Edo, Nhật Bản có tới 200 thành thị và cảng thị. Trong các thành thị đó,
tầng lớp thương nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống
kinh tế. Thông qua các hoạt động kinh doanh, nhiều thương nhân đã tích
lũy được nguồn của cải lớn và trở thành một lực lượng có vị thế vững chắc
trong xã hội. Đây là những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
nhanh chóng.
Thời Minh Trị, chính quyền tiến hành những cải cách kinh tế,
khuyến khích phát triển sản xuất. Những cơ chế kinh tế mang tính chất
phong kiến bị hủy bỏ nhắm thiết lập một nền kinh tế hiện đại. Để hỗ trợ
cho việc xây dựng một nền công nghiệp hiện đại, hệ thống giao thông và
thông tin liên lạc được mở mang hoặc xây dựng mới. Năm 1869, Nhật Bản
10


khánh thành hệ thống điện tín Tokyo -Yokohama. Ngành bưu chính cũng
nhanh chóng được tổ chức để đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại. Năm
1871, Nhật Bản thiết lập đường bưu chính giữa Tokyo và Osaka. Vào một
năm sau, hệ thống bưu chính đã được áp dụng trên quy mô toàn quốc. Giá
tem cũng được thống nhất giữa các vùng kể từ năm 1885.
Về giao thông, đường xe lửa đầu tiên của Nhật Bản nối Tokyo với
Yokohama khánh thành vào năm 1872 do dự giúp đỡ của các chuyên gia
Anh. Vào năm 1874, tuyến xe lửa thứ hai từ Osaka đi Kobe đã hoàn thành.
Năm 1889, toàn bộ tuyến đường Tokaido nổi tiếng nối liền Tokyo với
Kobe được đưa vào sử dụng. Đường biển cũng được chú trọng đầu tư.
Tổng cộng đến năm 1893, Nhật Bản đã có hơn 2.000 dặm đường xe lửa,
4.000 dặm đường điện thoại và 100.000 tấn trọng tải tàu biển chạy bằng
hơi nước. Hàng ngàn xí nghiệp công nghiệp có từ 10 đến 20 công nhân trở
lên. Các ngành công nghiệp chè, thuốc lá, đồ sứ và đặc biệt ngành dệt là

ngành phát triển với tốc độ diễn ra nhanh chóng.
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung, chính phủ đã
tổ chức lại hệ thống tài chính, thiếp lập chế độ tiền tệ hiện đại. Ngân sách
lúc đầu chính phủ chủ yếu tiếp thu từ nguồn thuế đất theo chế độ tô thuế
trước đây của Mạc phủ. Năm 1871, chính phủ ban hành chế độ tiền tệ mới
của Nhật Bản và thiết lập hệ thống ngân hàng quốc gia theo mô hình của
Hoa Kỳ (1872). Năm 1873, Ngân hàng quốc gia đầu tiên được thành lập.
Những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế đem lại là bước chuẩn bị hết sức
quan trọng, là sự tích lũy dần về lượng để tạo tiền đề cho sự thay đổi về
chất trong công cuộc hiện đại hóa đất nước của Nhật Bản sau này.
Về chính trị: Đến giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong
kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền hành
lại thuộc về Tướng quân (Shogun). Nhật Bản dưới sự trị vì của dòng họ
Tokugawa suốt 300 năm (XVII - XIX) không hề có một cuộc chiến tranh
nào chạm tới cuộc sống thanh bình của người dân nước này. Vì chính
11


quyền Tokugawa thực thi chính sách “Tỏa quốc” (Sakoku) đóng của đất
nước từ chối mọi sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Trong khi đó, thuộc địa - vấn đề xuất hiện ngay từ những ngày đầu
tích lũy tư bản chủ nghĩa vào thế kỷ XV - XVI nay đã trở thành một nhu
cầu cấp thiết của các nước này, vì vậy hầu hết khu vực Á - Phi nhanh
chóng bị cuốn vào cơn lốc tranh giành thuộc địa của các nước Âu - Mỹ.
Nước Trung Hoa khổng lồ đã bị chia năm xẻ bảy bởi các nước đế quốc.
Nhật Bản cũng bị đặt trước nguy cơ tương tự vào giữa thế kỷ XIX, nền độc
lập được bảo toàn hơn hai thế kỷ dưới chính quyền Mạc phủ Tokugawa nay
bắt đầu bị đe dọa.
Nhiều cường quốc Anh, Pháp, Nga, Mỹ sau khi xâm lược các nước
châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc và mục tiêu tiếp theo các nước này hướng

tới là Nhật Bản. Nga là cường quốc châu Âu đầu tiên đến yêu cầu Nhật Bản
mở cửa để buôn bán sau đó là các nước như Anh, Pháp. Tuy nhiên, Hoa Kỳ
mới trở thành quốc gia quyết định trong việc phá bỏ chính sách “Tỏa quốc”
đưa Nhật Bản hội nhập với thế giới bên ngoài.
Ngày 3/6/1853, Edo đứng trước một bước ngoặt lớn được đánh dấu
khi đoàn tàu chiến của hải quân Mỹ do đô đốc M. Perry dẫn đầu vào vịnh
Tokyo để trao bức thư của tổng thống Mỹ đòi Nhật Bản mở cửa. Một hiệp
định theo yêu cầu của Mỹ đã được ký kết vào mùa xuân năm sau tại
Kanagawa. Trong khi đó, các nước tư bản phương Tây nhân lúc tình hình
Nhật Bản rối ren đã nhảy vào gây áp lực buộc Nhật Bản phải mở cửa cho
họ vào tự do buôn bán. Nhật Bản đứng trước hai sự lựa chọn: Một là, tiếp
tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; Hai là, canh tân,
cải cách xóa bỏ chế độ phong kiến đưa Nhật Bản hòa nhập với nền kinh tế
phát triển hiện đại phương Tây.
Ngày 31/3/1854, Hoa Kỳ liên tục dùng vũ lực đến gây hấn khiến
Mạc phủ phải ký hiệp ước Kanagawa với bốn điều khoản chính bất lợi
thuộc về Nhật Bản như: Một là, Nhật Bản sẽ cung cấp lương thực, chất đốt
12


cho tàu thuyền Mỹ; Hai là, hai bên hứa cứu hộ lẫn nhau mỗi khi có tàu
thuyền gặp nạn; Ba là, Nhật Bản thừa nhận việc Mỹ gửi lãnh sự đến đóng
tại hai cửa biển Shimoda và Hakodate cho Hoa Kỳ vào buôn bán; Bốn là,
Nhật Bản dành cho Hoa Kỳ quyền quốc gia được ưu đãi đặc biệt. Sau Hoa
Kỳ đến lượt Anh, Pháp, Đức đòi Nhật Bản phải mở cửa và ký những hiệp
ước bất bình đẳng khác. Việc ký kết một loạt hiệp ước mở đã chứng tỏ rằng
chính sách bế quan tỏa cảng của Nhật Bản đã chính thức chấm dứt. Người
Nhật đã phá vỡ lệ của riêng mình để hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Sự
kiện năm 1853 đã thực sự trở thành một cú hích đưa Nhật Bản đến những
biến đổi to lớn sau này.

Bên cạnh áp lực của các cường quốc bên ngoài thì bản thân trong xã
hội Nhật Bản nảy sinh mâu thuẫn ngày càng sâu sắc. Nhiều người cho rằng
Mạc phủ cướp quyền của Thiên Hoàng đã làm cho nước Nhật yếu đi. Vì
vậy họ phát động một phong trào đấu tranh chống Tướng quân đòi lại
quyền hành cho Thiên hoàng dưới khẩu hiệu “Tôn vương nhương di”. Tình
hình Nhật Bản phức tạp hơn bao giờ hết. Liên tiếp các vụ ám sát người
nước ngoài xảy ra trong những năm 1895 - 1862, các tàu nước ngoài cũng
bị tấn công.
Trước sức mạnh của phe tôn vương, tướng quân đương thời và cũng
là tướng quân cuối cùng của Mạc phủ là Yoshinobu thỏa hiệp bằng cách trả
lại thực quyền cho Thiên Hoàng tháng 3/10/1867 với hi vọng khi tham gia
chính phủ mới thì quyền lợi của Tokugawa được duy trì. Tuy nhiên, kết
cuộc phía Tokugawa thấy mình bị mất quá nhiều quyền lợi nên đã đem
quân chống lại phía Thiên Hoàng.
Trước khả năng nước ngoài tìm cách thôn tính Nhật Bản, những nhà
lãnh đạo hai bên Mạc phủ và Thiên Hoàng phải có quyết định để tránh tổn
thất lớn cho đất nước. Lịch sử đã ghi lại sự kiện này bằng bốn chữ “Vô
huyết khai thành” (mở cửa thành đầu hàng để tránh đổ máu). Những người
tài giỏi của thời Tokugawa được chính quyền Minh Trị mời cộng tác trong
13


bộ máy quản lý của nhà nước và nhiều lĩnh vực khác. Như vậy, chế độ Mạc
phủ và sự cầm quyền dòng họ Tokugawa chính thức cáo chung Nhật Bản
bước sang một trang sử mới.
Đối điện với tình hình rối loạn trong nước và sự đe dọa của các nước
phương Tây, Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) mới lên ngôi, đã thực hiện một
cuộc Duy tân năm 1868 với mục tiêu chống lại sự áp bức của người nước
ngoài còn được gọi là “Minh Trị duy tân”. Cuộc cải cách này đã đưa Nhật
Bản phát triển theo con đường của các nước phương Tây, trở thành một

nước đế quốc duy nhất ở châu Á. Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một
loạt những cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một
nước phong kiến lạc hậu trên tất cả lĩnh vực:
Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ phong kiến Mạc
phủ, lập chính phủ mới trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa
đóng vai trò quan trọng. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.
Ban hành Hiến pháp 1889, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
Về kinh tế: Chính quyền đã tiến hành những cải cách kinh tế, khuyến
kích phát triển sản xuất. Những cơ chế kinh tế mang tính chất phong kiến
bị hủy bỏ để thiết lập một nền kinh tế hiện đại trên mọi phương diện. Chính
phủ thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, thiết
lập chế độ tiền tệ thống nhất (đồng Yên), phát triển chủ nghĩa tư bản đến
tận các vùng nông thôn, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong
kiến.
Để xây dựng một nền công nghiệp hiện đại, chính phủ cho xây dựng
nhiều công trình, đường sá đặc biệt là đường sắt, cầu cống phục vụ giao
thông liên lạc. Giao thông đường biển cũng được chú trọng đầu tư phát
triển. Cải cách ruộng đất cũng được triển khai với những chính sách tiến
bộ, nổi bật so với thời Mạc phủ. Trước hết, chính phủ quy định về quyền sử
dụng ruộng đất, quy định thuế ruộng đất và bước đầu đã thu được những
thành công nhất định.
14


Về xã hội: Chính phủ bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các
quý tộc. Đồng thời, tuyên bố “tứ dân bình đẳng”, nghĩa là bốn tầng lớp
gồm võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân giờ đây không còn bị
phân biệt.
Về quân sự: Quân đội được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương
Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho trưng binh, chú trọng công nghiệp

đóng tàu chiến, tiến hành sản xuất vũ khí đạn dược và mời các chuyên gia
quân sự nước ngoài cố vấn và truyền thụ kiến thức cho đội ngũ quân binh.
Về giáo dục: Chính quyền Minh Trị đã quyết tâm xây dựng nền giáo
dục theo mô hình phương Tây. Việc cưỡng bức giáo dục được thi hành. Bất
kể nam hay nữ, khi đến tuổi đều phải tới trường học ít nhất là ba năm.
Cùng với việc xây dựng hệ thống trường học, hàng ngàn thanh niên ưu tú
được lựa chọn gửi ra nước ngoài học tập để tiếp thu kiến thức của phương
Tây hiện đại. Rất nhiều người trong số họ sau này trở thành những quan
chức chủ chốt trong chính quyền Minh Trị.
Bên cạnh đó, hàng ngàn giáo sư và chuyên gia kỹ thuật thuộc các
lĩnh vực khác nhau như chính trị, luật pháp, quân sự, ngoại giao, kinh tế,
tiền tệ, công nghiệp, giao thông, giáo dục...của nước ngoài đã được mời
sang giảng dạy tại Nhật Bản với một mức lương cao gấp ba lần so với
lương của thủ tướng chính phủ khi đó.
Bằng công cuộc cải cách của mình, chính phủ Minh Trị đã thực sự
thoát khỏi nguy cơ bất ổn về tình hình chính trị - xã hội trong nước và bắt
đầu nhận thấy phải nhanh chóng thực thi những cải cách mới về chế độ
chính trị - xã hội. Chính phủ Minh Trị cũng tích cực hơn trong việc đề ra
những chính sách nhằm hiện đại hóa nền kinh tế Nhật Bản đưa Nhật Bản
trở thành một nước siêu cường về kinh tế sau này.
Về xã hội: Chính quyền Tokugawa duy trì chế độ đẳng cấp: Sĩ, nông,
công, thương. Đến cuối thế kỷ XIX, xã hội Nhật Bản ngày càng chuyển
động với vận tốc lớn. Sự tồn vong của dân tộc trước hiểm họa phương Tây
15


thúc đẩy toàn bộ các đẳng cấp xã hội tham gia vào trào lưu cải cách, lật đổ
chế độ Mạc phủ, thiết lập nên nhà nước tư sản đầu tiên ở châu Á. Trong khi
nông dân, thợ thủ công hãy còn chưa đủ sức lực và lực lượng vươn lên nắm
ngọn cờ lãnh đạo, giới thương nhân, đặc biệt là thương nhân tài chính có

quyền lợi gắn liền với chế độ Mạc phủ còn do dự hoặc bị chôn vùi dưới làn
sóng cải cách thì các Samurai với ý thức dân tộc và tinh thần hiệp sĩ Nhật
Bản đã đóng vai trò quan trọng nhất trong công cuộc cải cách đất nước.
Thời Minh Trị xã hội Nhật Bản có những biến đổi to lớn đặc biệt đó
là sự thay đổi cơ cấu xã hội. Chính quyền Minh Trị thực hiện một trong
những nhiệm vụ trước tiên là xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa các giai cấp, sự
cách biệt lớn giữa các đẳng cấp. Trong đó, việc xỏa bỏ những đặc quyền
của tầng lớp võ sĩ là một trong những vấn đề khó khăn và nguy hiểm hơn
cả. Đây là tầng lớp xã hội đông đảo vốn độc quyền về sức mạnh quân sự,
chính trị và được hưởng các đặc quyền có tính chất cho truyền con nối. Nếu
tiếp tục duy trì bổng lộc của họ thì ngân sách quốc gia sẽ khánh kiệt. Chính
quyền đã định ra tên gọi cho bốn tầng lớp mới trong xã hội là Hoa tộc
(Kazoku), Sĩ tộc (Shizoku), Tốt tộc (Sotsuzoku), Bình dân (Heimin). Các
võ sĩ của Daimyo được gọi là Shizoku. Đồng thời nông, công thương được
gọi chung là Heimin. Tốt tộc gồm các võ sĩ lớp dưới do không còn một
nghề cụ thể nên sau ít năm hầu hết cũng chuyển thành tầng lớp bình dân.
Nhìn chung trong quá trình cải cách, tầng lớp sĩ tộc phải hy sinh
nhiều nhất. Sau khi bị tước bỏ quyền đeo kiếm, chế độ bổng lộc của họ
cũng dần dần bị cắt để giảm bớt gánh nặng cho nhà nước. Vào năm 1873,
chính phủ cho phép những sĩ tộc nghèo sẽ được lĩnh một khoản lương hưu
trung bình bằng 1/10 số lương bổng lộc trước kia. Vì vậy, họ trở nên quá
nghèo túng. Trên thực tế, các cựu võ sĩ phải rời khỏi địa vị trước đây và bị
ném vào một thế giới mới, phải tự tìm kiếm kế sinh nhai. Để đảm bảo ổn
định xã hội, chính phủ tìm mọi cách để ổn định đời sống kinh tế cho họ.
Một bộ phận đáng kể được chính phủ chuyển thành nhân viên cảnh sát
16


hoặc tham gia vào các trường quân sự mới thành lập. Một số khác chuyển
sang lĩnh vực hoạt động công nghiệp, thương mại hoặc các nghề chuyên

môn khác. Tuy nhiên, đại đa số trở thành người lao động.
Việc xóa bỏ tầng lớp võ sĩ và cùng với nó là một loạt cải cách trong
các lĩnh vực khác nhau đã đưa lại những biến đổi có chiều hướng tốt. Điều
đó, cho thấy chính quyền Minh Trị đã đưa được ra những chiến lược đúng
đắn nhằm mục tiêu đưa Nhật Bản trở thành đất nước hùng cường và phát
triển sánh ngang với các nước phương Tây hiện đại
1.1.2. Tiền đề văn hóa tư tưởng

Nhật Bản vào thời Mạc phủ Tokugawa là thời kỳ phát triển đa dạng
về văn hóa - tư tưởng, giáo dục Trong lĩnh vực tư tưởng Nhật Bản không
có hiện tượng độc tôn về mặt tư tưởng. Chính vì vậy, nền văn hóa của Nhật
Bản có tính chất mở, người Nhật sớm hình thành phong cách độc lập, tự
chủ, duy lý.
Nhật Bản là một nước theo chế độ phong kiến để nâng cao vị thế cho
đẳng cấp võ sĩ, chính quyền Edo đã có những chủ trương tích cực trong
việc phát triển giáo dục. Từ những cơ sở giáo dục vốn có từ trước, đến thời
Edo việc học tập ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết của nhiều đẳng cấp
xã hội. Để duy trì trật tự xã hội, khẳng định địa vị của bốn đẳng cấp, Mạc
phủ đề cao Nho giáo và lấy học thuyết của Chu Hy là hệ tư tưởng chính
thống của giai cấp phong kiến, nhưng trí thức Nho sĩ lại không trở thành
một tầng lớp có tính thuần nhất. Nhiều học giả Nho giáo đã đi sâu vào việc
nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của Tống nho để vận dụng vào xã hội
Nhật Bản. Hayashi là một gia tộc có truyền thống Nho học ở Nhật Bản.
Bản thân Hayashi Razan đã được chính phủ Tokugawa mời làm cố vấn và
là người giao trách nhiệm truyền bá tư tưởng Nho giáo ở Nhật Bản. Sau khi
ông qua đời, những người trong dòng họ này đã kế truyền cương vị đứng
đầu trường Shoheiko, trung tâm nghiên cứu, giảng dạy Nho học lớn nhất
Nhật Bản.
17



Hệ thống giáo dục ở Nhật Bản khá đa dạng với nhiều loại hình nhà
trường như: Trường học do Mạc phủ thành lập, trường học do các Han
quản lý và trường đền, chùa được lập nên cho tất cả các đẳng cấp. Một số
các môn học mới như: Toán học, thiên văn học, y học, sinh học, vật lý học,
khoa học quân sự...đã được đưa vào nội dung giảng dạy. Với hệ thống giáo
dục đa dạng này đã đào tạo nên một đội ngũ trí thức tương đối đông đảo.
Người dân Nhật Bản lúc đó có tỉ lệ người biết chữ cao so với nhiều nước
châu Á đương thời. Đây chính là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của chế
độ giáo dục Nhật Bản hiện đại cũng như sự thức tỉnh dân tộc vào cuối thế
kỷ XIX.
Sau khi Mạc phủ nới lỏng việc du nhập văn hóa phương Tây vào
năm 1720 và nhận thấy rõ sức mạnh của phương Tây cùng với sự lạc hậu
của Nhật Bản. Nên Mạc phủ Edo tìm mọi cách nhanh chóng tiếp cận với
văn minh phương Tây, luôn tích cực khuyến khích đào tạo ra những người
hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, ngôn ngữ phương Tây. Do vốn có quan hệ
với Hà lan và vì sách, tài liệu của châu Âu đưa vào Nhật Bản hầu hết được
viết bằng chữ Hà Lan, nên để hiểu tất cả các nội dung trong sách đó, giới trí
thức trẻ bắt đầu học ngôn ngữ của nước này. Phong trào học tập Hà Lan
ngày càng có ảnh hưởng lớn và được gọi là Lan học (Rangaku). Fukuzawa
Yukichi cũng theo ngành Hà Lan học năm 1853 lúc đó ông mới 19 tuổi. Hà
Lan học thực sự đã trở thành một trào lưu học thuật và tư tưởng mới góp
phần tích cực vào công cuộc hiện đại hóa và cuộc đấu tranh về tư tưởng ở
Nhật Bản cuối thời cận đại.
Về văn hóa, Edo được coi là thời kỳ phát triển, đan xen của đồng
thời nhiều khuynh hướng văn hóa. Sự khác biệt về địa vị xã hội, tư tưởng
cũng như khả năng về kinh tế đã tạo nên văn hóa của mỗi đẳng cấp những
phong cách, chuẩn mực, thang bậc giá trị riêng. Với vị trí là một đẳng cấp
lãnh đạo, nắm giữ quyền lực chính trị và kinh tế, trên một số phương diện,
dòng văn hóa của đẳng cấp võ sĩ thời Edo vẫn kế thừa nhiều thành tựu của

18


văn hóa truyền thống. Trong điều kiện xã hội mới, dòng văn hóa này có
khuynh hướng trở lại phồn thịnh, lộng lẫy được biểu hiện trong kiến trúc ở
khu lăng mộ, đền thờ, thành trì. Những công trình kiến trúc đó là sự thể
hiện sinh động quyền lực của giới võ sĩ cũng như khung cảnh một thời kỳ
mà kinh tế, văn hóa có nhiều khởi sắc. Nghệ thuật hoa viên, trà đạo, kịch
được giới võ sĩ ưa chuộng, hội họa tạo nên một bản sắc văn hóa riêng, văn
hóa thị dân năng động, khoáng đạt đầy sức sống ở Nhật Bản.
Bên cạnh đó, còn có văn hóa của tầng lớp bình dân, từ việc tiếp nhận
tư tưởng của Phật giáo. Văn hóa bình dân được coi là thiếu lý tưởng, tự
nhiên, phóng khoáng nhưng chính đó là sự thể hiện phong tục vốn có cùng
những ước vọng trần thế của đại đa số đẳng cấp bình dân. Tinh thần này
được thể hiện qua các tác phẩm văn học của tầng lớp bình dân.
Trải qua hơn hai thế kỷ phát triển cuộc sống, văn hóa của giới bình
dân cũng chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa, tư tưởng của đẳng cấp võ sĩ xuất
hiện một đội ngũ trí thức xuất thân từ tầng lớp bình dân. Họ có đóng góp
quan trọng cho nền văn hóa của Nhật Bản như về toán học, địa lý. Có thể
nói, những đóng góp của các học giả đó không chỉ nâng cao vị thế của
dòng văn hóa bình dân mà còn góp phần làm phong phú thêm đời sống văn
hóa, kho tàng tri thức của Nhật Bản. Sự xuất hiện của đồng thời nhiều
khuynh hướng học thuật, tư tưởng mới thời Edo đã phá vỡ thế độc tôn của
Khổng học, coi Trung Hoa là nguồn tiếp thu văn hóa duy nhất. Trước sự
đấu tranh của các dòng tư tưởng và trước yêu cầu lịch sử, dân tộc Nhật Bản
đã quyết tâm thực hiện thành công chủ trương cải cách sớm trở thành
cường quốc trong khu vực.
Nhật Bản cuối thế kỷ XIX xuất hiện nhiều luồng tư tưởng mới du
nhập đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chuyển biến trong
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của chính quyền Nhật Bản nói

riêng và người dân Nhật Bản nói chung. Từ phong trào học tiếng Hà Lan
diễn ra sôi nổi đến phong trào học các ngoại ngữ khác lan rộng rãi trong
19


×