Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Văn hiến việt nam 2011 12 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.56 MB, 32 trang )

DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC

CENTER FOR RESEARCH CONSERVATION & DEVELOPMENT OF NATIONAL CULTURE

VIỆT NAM
SỐ 12 (188) - 2011/ RA NGÀY 15 HÀNG THÁNG

Hát Xoan - Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại
Công ty TNHH Sa Giang - Nguồn nhân lực là tài sản hàng đầu
TẠP CHÍ VĂN HIẾN VIỆT NAM - ĐƠN VỊ BẢO TRỢ THÔNG TIN CHO CHƯƠNG TRÌNH BÌNH CHỌN VÀ TRAO TẶNG GIẢI THƯỞNG “VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ASEAN”,
“NHÀ QUẢN LÝ XUẤT SẮC THỜI KỲ ĐỔI MỚI”, CÚP VÀNG “THƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU” VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA NĂM 2011


THUỐC CAI NGHIỆN

Ma Túy

BÔNG SEN
Liên hệ Đại lý phía Bắc:
Mr. Trần Đức Trung
Địa chỉ: 64 Trung Hòa (Số 06 Lô 12B cũ),
Khu ĐTM Trung Yên, Cầu Giấy, TP. Hà Nội
ĐT: 0437717665 * Mobile: 0989186661
Tính năng tác dụng:
Bệnh nhân chỉ cần dùng 5 chai thuốc “Bông Sen” trong vòng 5 7 ngày điều trị, sẽ cắt cơn nghiện hoàn toàn 100%, độ tái nghiện
thấp, tâm - sinh lý trở lại bình thường. Đặc biệt, trong quá trình sử
dụng không gây tác dụng phụ, dễ uống, giúp người cai nghiện
vượt qua một cách êm dịu cho dù bệnh nhân đã nghiện 5 - 10
năm. Nếu bệnh nhân kiên trì dùng thuốc và có thể dùng ở các cơ
sở y tế, ở nhà hay tại các trung tâm cai nghiện.
Sau hơn 12 năm nghiên cứu và 3 năm đầu tư xây dựng nhà máy,


tháng 10/2007 thuốc hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện ma túy hiệu “Bông
Sen” chính thức được Bộ Y tế cho phép “Thuốc hỗ trợ cắt cơn, cai
nghiện ma túy hiệu Bông Sen” được sử dụng rộng rãi trong cộng
đồng trên toàn Quốc, đặc biệt được sử dụng điều trị tại gia đình.
Phác đồ Điều trị:
Với những bệnh nhân đã nghiện từ 2 năm trở lên và đã từng đi
cai nghiện ở các trung tâm cai nghiện về nhưng lại tái nghiện thì
phương pháp điều trị có sự thay đổi một chút so với phác đồ điều
trị của Bộ y tế về thuốc Bông Sen
Trước khi cai nghiện, bệnh nhân phải dừng hẳn việc sử dụng
ma túy.
Ngày đầu tiên uống 5-6 lần ,từ 80 -100 ml, mỗi lần cách nhau 2
tiếng đồng hồ,
Tuy nhiên, nếu trong ngày bệnh nhân thấy thèm thuốc thì
uống thêm 1 lần nữa trước cơn đói thuốc.

Các biểu hiện khi bệnh nhân cai nghiện:
- Ngày đầu tiên hiện tượng thèm thuốc vẫn còn xuất hiện, có dấu hiệu của mệt
mỏi nhưng chỉ xuất hiện ở những người có sức khỏe yếu, nhưng khi được tăng
cường thuốc Bông Sen thì cơn đói thuốc sẽ được cắt hoàn toàn. Khi thấy các dấu
hiệu của quá trình cai xuất hiện ( 13 hội chứng cai nghiện), bệnh nhân đi tắm thật
nhiều, và uống thật nhiều nước, kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu..
- Ngày thứ 2 uống liều lượng như ngày đầu tiên, các hội chứng mệt mỏi hoặc thèm thuốc xuất hiện rất ít và gần như không còn với người có sức
khỏe tốt. Tuy nhiên các hội chứng cai nghiện vẫn có thể xuất hiện nhưng không đáng lo ngại, như tiêu chảy hoặc buồn nôn.
- Ngày thứ 3 uống 4-5 lần/ ngày, từ 70 -80 ml mỗi lần cách nhau 2 -3 tiếng
Bệnh nhân đã vượt qua được 2 ngày đầu thì đến ngày thứ 3 sẽ rất tốt, các cơn đói thuốc không còn xuất hiện trong ngày thứ 3, các hội chứng cai
cũng giảm hẳn và không còn xuất hiện nữa. bệnh nhân sẽ ăn được và ngủ ngon từ ngày thứ 3 trở đi.
- Ngày thứ 4 uống 4 lần/ ngày, mỗi lần uống 60 -70ml và cách nhau 3 tiếng/lần
Trong ngày thứ 4 trở đi bệnh nhân sẽ trở lại như người bình thường không còn các dấu hiệu của người sử dụng ma túy nữa……
* Tuy nhiên có một chủ quan mà tất cả các bệnh nhân đều mắc phải là, từ khi không còn hiện tượng thèm thuốc nữa là bệnh nhân chủ quan trong

việc uống thuốc và điều trị, vì thế rất dễ tái nghiện hoặc quá trình cai nghiện không đạt được hiệu quả như ý muốn của gia đình. Vì vậy, sau khi dùng
xong 5 chai/liều bệnh nhân nên tiếp tục dùng thêm tối thiểu từ 4 chai/tháng uống kéo dài trong khoảng 1-2 tháng để cho quá trình tẩy độc tố và
chống tái nghiện đạt kết quả cao và nhất là phục hồi sức khỏe sau cai nghiện.
Lưu ý: Quá trình cai nghiện rất vất vả và đòi hỏi phải có sự quyết tâm từ chính bệnh nhân và sự giúp sức và chăm sóc từ người nhà của bệnh nhân,
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện tại vẫn chưa có một phương thuốc nào thật sự đặc trị và cắt cơn dứt điểm, vì vậy trước khi cai nghiện bệnh
bệnh nhân và gia đình cần xác định cho rõ, tránh viêc ỷ lại vào thuốc mà quá trình cắt cơn không được như ý muốn
Do đó, thành công hay không tùy thuộc chính vào sự quyết tâm của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Thuốc không bán lẻ cho những người lần đầu tiên mua về cắt cơn vì vậy mong mọi người thông cảm!


NỘI DUNG Số 12 (188)-2011
CULTURE OF VIETNAM
Tạp chí xuất bản 02 kỳ/tháng
Giấy phép hoạt động báo chí số 397/GP- BVHTT
Và số 41/GP - SĐBS
Giấy phép Quảng cáo số 1187/BC
TÒA SOẠN TRỊ SỰ
27 Hương Viên, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
ĐT & Fax: (84.4)39.764.693
CHỦ NHIỆM
GS. Hoàng Chương

04

TỔNG BIÊN TẬP
Nhà văn - TS. Phạm Việt Long
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP THƯỜNG TRỰC
Nhà báo Nguyễn Thế Khoa

CON NGƯỜI VÀ SỰ KIỆN


4. Hát xoan - Di sản văn hóa phi vật
thể nhân loại

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS. Nguyễn Minh San
Nhà báo Trần Đức Trung

TS. Nguyễn Minh San

TRƯỞNG BAN TRỊ SỰ
Nhà báo Nguyễn Hoàng Mai

9. Trận chiến bảo vệ kho sách quý
giữa lòng Hà Nội, năm 1946

THƯ KÝ TÒA SOẠN
Nhà báo Trần Thu Hiền
Nhà báo Từ My Sơn

Trương Nguyễn

12. Những tình cảm thiêng liêng

Vũ Thò Thanh
(Bà quả phụ của nhà thơ Tố Hữu)

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Nhà báo Võ Thành Tân
PGĐ: Nhà báo Lê Hải Châu

GIÁM ĐỐC VPPT VĂN HIẾN VIỆT NAM
Phan Tôn Tònh Hải
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP
GS. Vũ Khiêu - Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh
- GS. Trần Bảng - GSTS. Trần Văn Khê - Nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm - NS. Vũ Mão - GSVS. Hồ Só
Vònh - GS. Trường Lưu - GSTS. Thái Kim Lan TS.NSND Phạm Thò Thành - NSND Đặng Nhật Minh
- TS. Đoàn Thò Tình - GSTS. Nguyễn Thuyết Phong
- NB. Phạm Đức Lượng - NB. Trung Đông
BAN CHUYÊN ĐỀ
Văn phòng Ban Biên tập
Số 64 Trung Hòa (Số 06 - Lô 12B cũ) Khu ĐTM
Trung Yên - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội
ĐT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962
Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn
VĂN PHÒNG QUẢNG CÁO VÀ PHÁT HÀNH
Số 404 Đường Bưởi, Q. Ba Đình - TP. Hà Nội
ĐT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875;
Mobile: 0989.186661
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TP. HCM
288B An Dương Vương - Q. 5 - TP. HCM
ĐT: (84.8)38.353.878
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI ĐÀ NẴNG
Tầng 5 Khách sạn Eiffel -117 Lê Độ - TP. Đà Nẵng
ĐT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972
Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn
Trình bày - Cty CP Văn hóa Thông tin
De. QA
TÀI TR PHÁT HÀNH
Doanh nghiệp sách Thành nghóa - TP. HCM

In Tại - Nhà máy in Quân đội I
GIÁ: 22.000VNĐ

16. 20 Năm Hội Hữu nghò Việt Nam
– Rumani
GS Hoàng Chương

22. Bộ ấm trà gắn gốm lớn nhất
Việt Nam

28

VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

40. Công ty CP Giáo dục Anh văn
Hội Việt – Mỹ: Lấy tiên phong làm
thế mạnh
Quang Hòa

42. Công ty CP Asita: Luôn phục vụ
khách hàng tốt nhất
Đại Miêu

44. Công ty Yến Sào Khánh Hòa:
Đa dạng hóa sản phẩm phục vụ
khách hàng
Trúc Lam

46. Nhà máy Nước khoáng Thạch
Bích: Lớn mạnh cùng đất nước


Bùi Thọ

Đắc Phong

24. Vai trò đặc biệt của Hội Hữu
nghò Việt Nam – Rumani Trong
việc phát triển mối quan hệ hữu
nghò giữa Việt Nam và Rumani

DOANH NHÂN TÂM - TÀI

48. Ông chủ gỗ “Trường Hưng” đi
lên bằng hai bàn tay trắng
Ánh Huệ

Dumitru Olaru
(Đại sứ ĐMTQ Rumani tại Việt Nam)

50. Nhà thuốc Dương Thọ Đường:
Một nữ doanh nhân của vùng đất
Buôn Ma Thuật

Nguyễn Thu

52. Công ty CP Cao su Sơn La:
Chuyện về một doanh nhân Tâm Tài

26. Tổ khúc thơ múa “Con đường
từ trái tim”


HIỀN TÀI ĐẤT VIỆT

28. Ông Bộ trưởng Quốc phòng giỏi
…8 ngoại ngữ
Nguyễn Thùy Linh
TỪ TRONG DI SẢN

32. Đất Chèo Thái Bình
Ny San

35. Miếu An Mỹ - Di tích lòch sử cách
mạng tiêu biểu của Quảng Trò
Minh Ngọc

37. Phục hồi Hội đánh bài chòi cổ
dân gian ở Bình Đònh
Nguyễn An Pha
DIỄN ĐÀN

38. Giữ nếp gia phong
Nguyễn Thu Hiền

Tử Đan

Mộng Huệ
THƯƠNG HIỆU & NHÃN HIỆU - TỪ GÓC
NHÌN VĂN HÓA

54. Doanh nghiệp Tiến Nông Thanh

Hóa: Khi thương hiệu song hành với
đối tượng tiêu dùng
Trần Thu

56. Công ty TNHH Nhà nước MTV
cơ khí Quang Trung – Chi nhánh
TPHCM: Nỗ lực nâng cao năng lực
sản xuất kinh doanh
Thu Trần

58. Công ty TNHH Sa Giang: Nguồn
nhân lực là tài sản hàng đầu

Đơn Đơn


60. Công ty TNHH Mỹ Yên - Nhà
máy chế biến lâm sản xuất khẩu:
Doanh thu ngày một tăng
Thế Điệp
ĐỜI SỐNG QUANH TA

62. Hội thảo khoa học “Nâng cao
nghệ thuật biểu diễn xiếc thú trên
sân khấu Việt Nam

between Vietnam and Romania

Dumitru Olaru


26. Dancing poetry: “The road from
the heart”

Nguyen Thu

TALENTS OF VIETNAMESE LAND

28. A national defense minister is
proficient at 08 foreign languages
...
Nguyen Thuy Linh

Nguyễn Thò Tâm Chính

64. Văn học Rumani giản lược –
một món quà của nghóa tình

PGS. TS Lê Nguyên Cẩn
VĂN HÓA GIAO THÔNG

66. Cán bộ công chức viên chức
với việc thực hiện VHGT
Ths. Nguyễn Huỳnh Huyện

69. Hội LH Phụ nữ Bình Đònh với
công tác tuyên truyền, vận động
phụ nữ thực hiện văn hóa giao
thông
PN
TIN TỨC


72. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội
Hữu nghò Việt Nam – Rumani lần
thứ V
Đức Duy

72. Bình Đònh Xây dựng Đàn tế trời
đất của nhà Tây Sơn
72. Bảo tàng Quang Trung(Bình
Đònh) Tiếp nhận hiện vật của nghóa
quân Tây Sơn

INSIDE HERITAGE

32. Thai Binh Cheo singing land

San Ny

35. An My Temple - Revolutionary
typical historic relic of Quang Tri

Minh Ngoc

N0 12 (188)-2011

PEOPLE AND EVENT

NEWS

40. Vietnam - U.S.A Society English

language Education JSC: Take
pioneer as strength

Quang Hoa

42. Asita JSC: Always serve the
customer best
Dai Mieu

44. Khanh Hoa Swallows Nest
Company: Diversify products for
customer

67. Officials and cadres with traffic
culture

Ma. Nguyen Huynh Huyen

PN

73. The 5th Nation-wide congress
of Vietnam - Romanian Friendship
Association
Duc Duy

73. Binh Dinh builds worshipping
Place for Tay Son Dynasty
73. Quang Trung Museum (Binh
Dinh) to receive historic things of
Tay Son Dynasty


Truc Lam

46. Thach Bich Mineral Water Plant:
Growing up with country
DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HĨA DÂN TỘC

CENTER FOR RESEARCH CONSERVATION & DEVELOPMENT OF NATIONAL CULTURE

VIỆT NAM
SỐ 12 (188) - 2011/ RA NGÀY 15 HÀNG THÁNG

BUSINESSMAN, HEART - TALENT

48. The “Truong Hung” wood firm
owner starts up with his empty
hands
Anh Hue

CULTURAL VIEWPOINT ON TRADE MARK
& BRAND NAME

Dac Phong

Asso. Prof. - Dr. Le Nguyen Can

FOR THE COMMUNITY DEVELOPMENT

Nguyen Thu Hien


12. The divine sentiments

24. Special role of Vietnam Romania Friendship Association in
the development of friendly relation

Nguyen Thi Tam Chinh

64. Romanian literature, a brief
summary - A kind-hearted gift

70. Women’s Union of Binh Dinh
with propaganda of traffic culture
for women

52. The Son La Rubber JSC: Story
on a Heart-talented businessman

16. 20 years celebration of Vietnam
- Romania Friendship Association
Prof. Hoang Chuong
22. The largest ceramic teapot in
Vietnam

62. Scientific Conference on
“Improving animal circus arts in
Vietnam”

38. Keep the family rule

9. The battle to protect precious

book store in the heart of Hanoi, in
1946
Vu Thi Thanh
(Widow of the poet To Huu)

LIFE AROUND

FORUM

Nguyen An Pha

4. Xoan singing - Intangible cultural
heritage of mankind

Truong Nguyen

The Diep

TRAFIC CULTURE

50. Duong Tho Duong Pharmacy: A
businesswoman of Buon Ma Thuat
land

Dr. Nguyen Minh San

Don Don

60. My Yen Co., Ltd.: Export forest
products processing plant: Turnover

increases

37. Recovering the folk gambling
players association of Choi in Binh
Dinh

Bui Tho

CONTENTS

58. Sa Giang Co., Ltd.: Manpower
is a top asset

Tu Dan

Mong Hue

54.
Thanh
Hoa
Agriculture
Business: When brands go along
with consumers
Tran Thu

56. Quang Trung One Owner State
Mechanical Co., Ltd.: Ho Chi Minh
City branch: Efforts to improve
business - production
Thu Tran


Hát Xoan - Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại
Cơng ty TNHH Sa Giang - Nguồn nhân lực là tài sản hàng đầu
TẠP CHÍ VĂN HIẾN VIỆT NAM - ĐƠN VỊ BẢO TRỢ THƠNG TIN CHO CHƯƠNG TRÌNH BÌNH CHỌN VÀ TRAO TẶNG GIẢI THƯỞNG “VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ASEAN”,
“NHÀ QUẢN LÝ XUẤT SẮC THỜI KỲ ĐỔI MỚI”, CÚP VÀNG “THƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU” VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA NĂM 2011

Ảnh Bìa 1: Bà Nguyễn Thò Mai
Hương - GĐ Công ty TNHH Thương
mại Sa Giang (giữa) vinh dự nhận giải
thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu Asean”
từ ông Bun-pon But-ta-na-vong - Ủy viên
Bộ Chính trò, Bí thư TƯ Đảng Nhân dân
cách mạng Lào (trái) và ông Nguyễn
Đức Kiên – Nguyên Phó chủ tòch Quốc
hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghóa
Việt Nam (Phải)


Hát Xoan

DI SẢN VĂN HĨA PHI VẬT THỂ NHÂN LOẠI
l TS.

NGUYỄN MINH SAN

Hát Xoan là sản phẩm văn nghệ dân gian đặc
sắc của vùng đất Tổ - Phú Thọ, xuất hiện từ thời
Hùng Vương. Xoan là nói trệch của từ Xuân, vì
vậy hát Xoan còn gọi là hát Xuân, ca Xuân. Hát
Xoan là hình thức dân ca lễ nghi – phong tục,

được trình diễn dưới hình thức ca hát hoặc hát
- múa tập thể, chủ yếu diễn ra trước ban thờ
thành hoàng tại các đình làng / cửa đình, mỗi
khi làng mở hội (vì thế hát Xoan cũng được gọi
là hát cửa đình / Khúc môn đình). Như thế, hát
Xoan là một thức cúng đặc biệt – thức cúng phi
vật thể / một sản phẩm văn hóa để dâng thánh
thần (giống như hát Văn và Hầu bóng dâng cúng
Đức Thánh Mẫu trước ban/cửa Mẫu).

4


H

át Xoan gồm các thành tố: nghi thức lễ hội,
tín ngưỡng, nghệ thuật trình diễn (động tác
múa, đội hình hoạt cảnh), ngôn từ/ca từ và
âm nhạc. Trong đó, âm nhạc và ca từ hát Xoan là
những thành tố cơ bản, xuyên suốt cuộc trình diễn
Xoan.
Âm nhạc trong hát Xoan có giai điệu mang ba
phong cách truyền thống dân ca Bắc Bộ là hát nói,
hát ngâm và ca xướng. Thang âm trong hát Xoan có
sự đan xen, chuyển dòch của các thang âm 3, 4 và
5. Nhạc cụ đệm cho hát Xoan rất đơn giản, chỉ có 1
chiếc trống nhỏ, tang làm bằng thân cây cọ già hay lõi
gốc mít già, hai mặt bòt da trâu (hoặc da bò) và mấy
cặp phách làm bằng gốc tre già. Trống, phách giữ
nhòp cho người hát. Diễn xướng hát Xoan ngoài trống,

phách giữ nhòp cho người hát dẫn còn có các cô đào
hát phụ họa và múa.
Ca từ trong hát Xoan có hai cấp độ: dân gian và
bác học; trong đó dân gian là thành phần gốc nguyên
sơ, có trước, chiếm vò trí chủ đạo và có số lượng lớn
hơn. Nội dung tư tưởng đề tài phản ánh trong ca từ
hát Xoan rất phong phú và đa dạng. Những bài Xoan
cổ, thường có ca từ suy tôn, cầu chúc một lực lượng
siêu nhân , nhờ cậy sự che chở của lực lượng này đối
với sức khỏe con người và mùa màng. Bên cạnh nội
dung thần quyền – thần linh, thành hoàng, đạo trời,
nội dung vương quyền cũng xuất hiện trong hát Xoan,
với sự xuất hiện của hoàng đế, hoàng hậu, hoàng tử,
công chúa…Đề tài chủ yếu được nói đến nhiều nhất
trong ca từ hát Xoan là về Tứ dân (só, nông, công,
thương) và đề tài về các nghề nghiệp ở nông thôn,
đề tài về thời tiết bốn mùa, cảnh vật thiên nhiên nông
thôn vùng trung du Bắc Bộ. Ngoài các nội dung trên,
nội dung tình yêu và giao duyên cũng chiếm vò trí quan
trọng, và phong phú, có những ca từ nói về tình yêu
của tầng lớp bình dân, và có cả những khúc tự tình
trong văn chương bác học của những nhà nho xưa.
Trang phục trong hát Xoan có nét dân giã gần gũi
với trang phục truyền thống của cư dân đồng bằng
Bắc Bộ, cả về kiểu dáng, lẫn mầu sắc. Các cô đào
(nữ giới) thì đầu đội khăn mỏ quạ, quần láng đen, áo
the thâm, thắt lưng đen, có khi là bao xanh, bao hồng.
Các kép (nam giới) đầu đội khăn lượt hoặc khăn xếp,
mặc áo the thâm, quần trắng, cổ quàng thêm dải
nhiễu điều.

Hát Xoan là sinh hoạt tập thể, những người đi
hát Xoan được tập hợp lại trong một tổ chức gọi là
“phường Xoan” hoặc “họ Xoan”. Số lượng thành

CON NGƯỜI & SỰ KIỆN

viên trong mỗi phường (một họ) thường từ 15 đến 18
người, trạc tuổi mười tám, đôi mươi. Trai gọi là kép,
gái gọi là đào. Số lượng thành viên trong mỗi phường
có thể ít hơn (không dưới 8 người), nhưng số đào bao
giờ cũng đông hơn số kép. Mỗi phường Xoan có một
“trùm phường” là những người đàn ông đứng tuổi,
có uy tín, đã đi hát nhiều năm, biết chữ Nôm,…Ông
trùm lo việc chung cho cả phường, cả họ, từ việc điều
hành luyện tập chuyên môn, phân công các thành
viên trong phường thực hiện các vai trò khác nhau
trong cuộc diễn xướng, đến việc giao dòch với ban
tổ chức của làng đến hát. Ông cũng là người huấn
luyện các bài bản, làn điệu cho các đào, kép trẻ mới
nhập phường. Mỗi phường Xoan thường kết nghóa với
một số làng (cửa đình) và hàng năm họ chỉ đến hát
ở những làng (cửa đình) ấy. Trước mùa đi hát hàng
năm, phường Xoan thường tập dượt, ôn luyện bài bản
vào các buổi tối trong tháng cuối năm, đòa điểm tập
dượt thường là nhà ông trùm. Sau Tết Nguyên đán,
nơi sớm nhất là từ mùng 5 tháng Giêng, các phường
Xoan lần lượt đến các đình làng kết nghóa để hát thờ,
vui chơi trong lễ hội. Thời gian hát ở mỗi cửa đình có
thể kéo dài thêm hay không (từ 2 hay 3, 4 ngày) còn


5


CON NGƯỜI & SỰ KIỆN

Nghệ thuật múa và hát luôn đi cùng kết hợp với nhau, dùng điệu múa minh họa nội dung cho lời ca.

tùy thuộc vào khả năng kinh tế của làng sở tại. Sau
mỗi lần đi hát ở các cửa đình về, phường Xoan thường
nhận được bồi dưỡng là tiền hoặc gạo của làng sở tại.
Dân làng Đức Bác kể rằng: ngày xưa, mỗi lần phường
Xoan đến hát, làng thu mỗi hộ có đàn ông (hoặc con
trai) 1 đấu gạo để góp làm phần thưởng cho phường
Xoan. Nhiều nơi khác lại góp bằng tiền cọc. Thù lao
nhận được từ các cửa đình sau khi bớt ra để làm q
chung thì thường chia đều cho các thành viên trong
phường. Những làng có đình, mỗi dòp có lễ hội hàng
năm bao giờ cũng mời phường Xoan đến hát thờ, vui
chơi đều có sự chuẩn bò về mặt nhân lực để phối hợp
trong một vài tiết mục diễn xướng. Gần đến ngày mở
hội, mỗi làng thường tuyển chọn một số chàng trai
trẻ trạc tuổi 18, 20 tốt mã, dẻo tay, trong giọng,…hàng
đêm đến luyện tập dưới sự chỉ đạo của một số đàn
anh hoặc bậc cha chú có kinh nghiệm để ngày tiệc
hội góp vui với phường Xoan.
Khởi thủy, hát Xoan là hát thờ thần linh, diễn ra
tại cửa đình/trước ban thờ thần, theo một lề lối, niêm
luật chặt chẽ. Thời điểm diễn ra cuộc hát thờ có thể
bắt đầu vào buổi sáng hoặc chập tối. Trong đình làng,
ngoài các hàng quan viên, bô lão ngồi theo vai vế

luật làng qui đònh, còn có dân làng ngồi xem. Phường
Xoan diễn xướng ở khoang giữa của đình, gọi là đình
trung. Cuộc hát thờ theo lề lối diễn ra theo trình tự 4
chặng, như sau:
Chặng 1: Mở đầu cho cuộc hát, ông trùm phường
Xoan cùng ông chủ tế của đình làng chắp tay đứng

6

trước hương án để hát chúc. Đây là một bài văn vần
có nội dung chúc tụng được xướng lên theo kiểu hát
nói. Sau khi hát chúc xong, chú kép trẻ nhất phường
Xoan cổ đeo chiếc trống con ngang bụng, đứng ra
giữa khoang đình trước hương án vừa hát vừa nhảy
múa. Kép trẻ này là người hát dẫn chính các tiết mục
Giáo trống và Giáo pháo, Thơ nhang, Đóng đám. Các
cô đào đứng phía bên là những người hát phụ họa.
Chặng 2: là phần trọng tâm của cuộc hát, với phần
trình diễn 14 quả cách. Đây là phần hứng thú và sinh
động nhất trong cuộc hát thờ. Nghệ thuật của hát
Xoan phong phú, đậm nét chính là ở phần trình diễn
này. Hát Xoan/ hát thờ có 14 quả cách. “Quả” là một
bài bản dài, một thiên, một áng văn, một diễn ca…; còn
“Cách” là một lối hát, một bài bản cụ thể. Một cuộc
hát Xoan / hát thờ được trình diễn 14 quả cách theo
thứ tự sau: 1. Kiều giang cách; 2. Nhàn ngâm cách; 3.
Tràng Mai cách; 4. Ngư, tiều, canh, mục cách; 5. Đối
dẫy cách; 6. Hồi liên cách; 7. Xoan thời cách; 8. Hạ
thời cách; 9. Thu thời cách; 10. Đông thời cách; 11. Tứ
mùa cách; 12. Thuyền chèo cách; 13. Tứ dân cách;

14. Chơi Dâu cách. Trong khi trình bày, ở cuối một số
bài bản thường có lời kết:
Cách ấy đã qua
Hỡi bạn chèo ta
Giở ra cách khác
(trong Thuyền chèo cách)
Nội dung các quả cách miêu tả sinh hoạt của các
tầng lớp người đương thời ở nông thôn vùng trung du


CON NGƯỜI & SỰ KIỆN

Hát Xoan luôn gắn bó với hình ảnh cây đa, mái đình. (Ảnh:
Tiến Dũng/TTXVN)

Nghệ nhân Nguyễn Thò Quy, đã 105 tuổi nhưng vẫn say
sưa hát Xoan. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)

Bắc Bộ, hoặc ca ngợi thiên nhiên, kể các truyện tích
xưa,…Khi vào hát cách/hát thờ, người trùm phường
(hoặc một kép) đến ngồi giữa khoang đình, trước
hương án, tay cầm dùi phách, trước mặt là quyển
sách chữ Nôm chép 14 quả cách, lần lượt hát các quả
cách. Những cô đào đứng ở phía bên đồng thanh hát
phụ họa vào những câu, đoạn đã được qui đònh. Một
quả cách khi diễn xướng thường có bố cục 3 phần:
Giáo cách (hay gọi là giang đầu, bỉ đầu), do người dẫn
cách hát; Đưa cách (là phần trung tâm, cốt lõi của một
quả cách, do người kép dẫn cách hát có sự phụ họa
của các cô đào); Kết cách (là phần kết thúc một quả

cách, do các cô đào diễn xướng).
Ngày xưa, có những cửa đình dành hẳn một đêm
để các phường Xoan (trường hợp mời nhiều phường)
thay nhau “hát cách”. Trường hợp có tổ chức thi giữa
các phường Xoan thì cũng thi trên các quả cách (xem
phường nào thuộc lòng và hát đúng 14 quả cách thì
được tặng giải).
Chặng 3: là diễn xướng các giọng vặt gồm hai
phần hát – múa (múa – thực ra là làm động tác minh

họa) của các cô đào trong phường và dựng các trò
chơi gắn với các tiết mục hát – múa giữa các cô đào
và một số trai làng sở tại. Chặng này bao gồm các tiết
mục Bợm gái, Bỏ bộ, Xin hoa - đố chữ, Gài hoa.
Bợm gái là tên gọi của một lối hát, một tiết mục
bao gồm nhiều lời dựa trên một khúc điệu gần giống
nhau. Các cô đào phường Xoan tay cầm quạt đứng
dàn hàng ngang giữa khoang đình, vừa hát vừa
chuyển đội hình, vừa làm động tác minh họa. Bên
cạnh nội dung khẩn nguyện Bợm gái đã có thêm nội
dung giao duyên.
Tiết mục Bỏ bộ phần lớn cũng mang nội dung
giao duyên và cũng do các cô đào trình diễn. Trong
tiết mục này, những động tác múa minh họa có phần
phong phú hơn (“bỏ bộ” có nghóa là làm điệu bộ). Bỏ
bộ là một chuỗi những bài hát được hát liên tiếp, trong
khi mỗi đoạn (hoặc bài) có tính chất tương đối về mặt
cấu trúc thì chúng có chung một số đường nét giai
điệu, đặc biệt nét nhạc bắc cầu thì được dùng giống
nhau khi mở đầu mỗi đoạn.

Xin hoa - Đố chữ là một cảnh hát đối đáp giữa trai
tráng sở tại và các cô đào của phường Xoan. Cảnh
này gồm hai phần: Xin hoa (phần mở đầu) và Đố hoa
(phần chính). Phần này là hát đố – giảng giữa hai bên
nam – nữ. Sau bài Đố hoa là Đố chữ. Ở đây chỉ thay
đổi lời ca mà không thay đổi cách thức đối đáp và cơ
cấu âm nhạc.
Gài hoa /huê là một tiết mục múa hát có kết hợp
với lối chơi gồm 12 người (8 cô đào trong phường và 4
trai làng sở tại) kết thành bông hoa 4 cánh, mỗi cánh
hoa phải đủ 3 người, hai gái một trai. Lối chơi gồm 8
cô đào của phường Xoan và 4 trai gái làng sở tại. Khi
bắt đầu tiết mục, họ cầm tay nhau thành vòng tròn,
rồi đan xen, lượn vòng để kết thành hình bông hoa
bốn cánh. Sau khi kết thành hình bông hoa, họ ngồi
yên tại chỗ, rồi từng người trong bông hoa lần lượt cất
tiếng hát. Mỗi cánh hoa phải hát đủ ba câu thì mới
giải thể lối chơi. Nội dung của tiết mục này cũng lấy
đề tài Hoa để nói lên tình yêu nam nữ hoặc chúc tụng
dân làng. Gài hoa là một giai điệu ngâm ngợi phổ thơ
6-8, các câu hát đều dựa vào một khuôn làn điệu.
Sau khi mỗi “cánh hoa” hát đủ ba câu thì lối chơi được
giải thể.
Chặng 4 (chặng kết): Sau khi trình diễn xong tiết
mục Gài hoa, tùy tập tục, thói quen của từng cửa đình,
quá trình diễn xướng của hát Xoan có thể chuyển qua
một chặng mới, hoặc đi vào phần kết bằng trò vui
múa hát gọi là “Đánh cá” hoặc “Giã cá”, hoặc xen vào

7



CON NGƯỜI & SỰ KIỆN

Đêm ra mắt hát Xoan đã để lại ấn tượng mạnh, yêu thích của bạn
bè quốc tế với nghệ thuật đất Vua Hùng

Hát tiều ngư canh mục - Còn gọi là mò cá, điệu múa hát của ước
vọng sinh sôi.

trò chơi giao duyên gọi là hát Đúm.
Giã cá là tiết mục hát phối hợp giữa các cô đào
của phường Xoan và các trai làng sở tại. Sở dó gọi là
Giã cá vì đây là tiết mục có liên quan đến công việc
đánh bắt cá của nghề nông, tiết mục lại được coi như
một nghi thức dùng để kết thúc, giã từ hội đám. Trai
làng và các cô đào cầm tay nhau thành vòng tròn, vừa
hát vừa chuyển động đội hình theo đường tròn, có lúc
dừng lại đưa những cánh tay lên xuống dập dềnh tựa
như sóng nước.
Thoạt đầu người trùm phường hoặc một người
kép nào đó đứng bên hát câu giáo đầu: Chiềng làng
chiềng chạ / Thượng hạ hai làng / Dẹp trống vào tang
/ Để tôi giáo cá. Một hồi trống vang lên ròn rã, sau đó
lặng dần, đôi dùi gõ vào tang lách tách…Người kép lại
hát tiếp: Minh niên xuân tiết vừa sang / Chúc các cụ
làng thượng hạ chu chi / Bây giờ trai gái gập thì / Dân

8


ta mở tiệc tứ thì phong đăng.
Đánh cá là một khúc điệu mang phong cách của
một bài ca lao động, có xướng có xô, động tác nhòp
nhàng, khỏe mạnh như một điệu hò. Bài hát được trình
diễn theo kiểu nam xướng, nữ xô. Trong màn diễn cứ
dứt một trổ, người làm cá (tức trai làng) lại vùng vẫy
như muốn thoát ra khỏi lưới, nhưng lại bò vây bắt trở
lại….Cuộc hát và trò chơi có thể kéo dài….cho đến khi
một “con cá” (một chàng trai) đã mắc phải lưới và các
“ả lưới” (các cô đào) đã túm được “con cá” xấu số, lật
ngửa nó lên và khiêng đặt lên bàn thờ, nơi hương án
để tiến vua. Người chủ tế của làng đến thắp hương,
cầu khấn trước hương án. Lúc đó, chàng trai “cá” vật
thờ mới được giải phóng trở lại làm “người”. Đánh cá
hay “Mó cá” là trò múa hát vui nhộn, đặc sắc nhất
trong các lễ hội có hát Xoan ở vùng đất Tổ.
Ngoài cách trình diễn theo lề lối vào những ngày
hội đám, tế thần ở trong đình, hát Xoan cũng có những
ngoại lệ, có thể được tổ chức tại các gia đình có điều
kiện mời phường Xoan đến hát để thưởng ngoạn
nghệ thuật, văn chương với một số bài bản thơ Hán
Nôm (các quả cách) hoặc ngâm phú, ca lý do các cô
đào hát cũng như hát đối đáp giao duyên với trai làng
trước khi vào lễ hội hoặc ngoài lễ hội… đều là những
cuộc hát ngoài lề lối. Sinh hoạt hát Xoan ngoài lề lối
có hát Trống quân (ví như ở Đức Bác), hát thi 14 quả
cách ở một số cửa đình, hát thưởng ngoạn tại các tư
gia, đặc biệt là hát Đúm.
Hát Đúm được tách ra thành một lối chơi riêng,
hầu như không gắn gì với lễ thức tín ngưỡng của cửa

đình/hát thờ. Nó là một trò chơi giao duyên trong lễ hội
làng xã. Hát Đúm (hay Chơi đúm) không phải là một
tiết mục bắt buộc trong lề lối của hát thờ, không phải
cửa đình nào khi đón phường Xoan đến hát cũng có
trò chơi hát Đúm. Hát Đúm – Chơi Đúm là một trò chơi
giao duyên được cấy thêm vào dân ca nghi lễ phong
tục – hát thờ – hát cửa đình là hát Xoan.
Hát Xoan là sản phẩm văn hóa dân gian đặc sắc
và vô cùng q giá của Phú Thọ nói riêng, dân tộc ta
nói chung. Trải qua bao biến thiên của lòch sử và dâu
bể cuộc đời từ khi ra đời (từ thời Hùng Vương) đến
nay, hát Xoan vẫn hiện diện trong đời sống người dân
đất Tổ. Để bảo tồn và phát huy giá trò di sản hát Xoan
trước nguy cơ mai một, tháng 11 vừa qua, UNESCO
đã quyết đònh công nhận Hát Xoan là Di sản văn hóa
phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Đây là
niềm tự hào, song cũng là trách nhiệm của Việt Nam,
cụ thể là của nhân dân Phú Thọ./. n


KỶ NIỆM 65 NĂM NGÀY TỒN QUỐC KHÁNG CHIẾN
(19/12/1946 – 19/12/2011)

TRẬN CHIẾN BẢO VỆ
KHO SÁCH Q GIỮA LỊNG HÀ NỘI
l TRƯƠNG

NGUYỄN

N


gày 19/12/1946, tiếng súng ở Pháo
đài Láng – Hà Nội chính thức phát
hỏa, là hiệu lệnh cả nước đứng lên
kháng chiến chống cuộc chiến tranh xâm lược
nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp. Trong
cuộc chiến đấu không cân sức chống lại đội
quân viễn chinh Pháp có xe tăng, máy bay,
pháo binh yểm trợ, có một trận chiến đấu của
lực lượng tự vệ ở một bệnh viện Hà Nội để
bảo vệ một kho sách q về y học trước khi bí
mật chuyển khối tài sản vô cùng q báu này
về căn cứ an toàn.
Trận chiến đấu đó diễn ra tại Bệnh viện
Phủ Doãn (nay là Bệnh viện Hữu nghò Việt
- Đức – Hà Nội) và ngôi nhà của Bác só Tôn
Thất Tùng ở số nhà 75B, phố Hàng Bông, liền
kề phía sau bệnh viện.
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ra đời, một trong những công việc được Chủ
tòch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm trong công
cuộc kiến quốc là xây dựng nền giáo dục và
đào tạo mới, phát hiện, bồi dưỡng và trọng
dụng đội ngũ trí thức yêu nước. Trong chuyến
thăm chính thức với tư cách Thượng khách
tới Cộng hòa Pháp, Bác đã cảm hóa và động
viên được nhiều trí thức Việt Nam bên Pháp về
phục vụ Tổ quốc, tiêu biểu như Giáo sư, Bác
só Trần Hữu Tước, Kỹ sư Trần Đại Nghóa,…Đối


9


CON NGƯỜI & SỰ KIỆN

Nhà thương Phủ Doãn xưa (nay là Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội )

với các trí thức trong nước, Bác só Tôn Thất Tùng
là một trong những người được Bác quý mến.
Bác só Tôn Thất Tùng là giảng viên Trường Đại
học Y khoa Hà Nội, lúc đó đang được phân công
tham gia chăm sóc sức khỏe của Người.
Năm 1946, một lần đến thăm gia đình Bác só
Tôn Thất Tùng, Bác khen nhà có nhiều sách quý
hiếm và căn dặn cần bảo quản gìn giữ cho tốt, vì
nó là tài sản q báu sẽ góp phần đào tạo nhân tài
giúp dân, giúp nước sau này.
Do nắm chắc thực dân Pháp sẽ xâm lược nước
ta lần nữa, nên ngay từ giữa năm 1946, Đảng, Nhà
nước ta đã chỉ đạo các cơ quan đầu não của Đảng
và Nhà nước, các nhà máy, công xưởng, trường
học bí mật sơ tán cán bộ, nhân viên và di chuyển
tài liệu, máy móc,…khỏi Hà Nội tới những vùng
căn cứ đòa. Ngay từ đầu tháng 12 năm 1946, Bác
Hồ đã yêu cầu tổ chức phảI bằng mọi cách đưa
gia đình Giáo sư, Bác só Hồ Đắc Di – Hiệu trưởng
Trường Đại học Y khoa Hà Nội và gia đình Bác só
Tôn Thất Tùng cùng kho sách q của Bác só Tôn
Thất Tùng ra khỏi Hà Nội để đưa về khu căn cứ.
Một buổi chiều trước ngày toàn quốc kháng chiến

nổ ra, đồng chí Hoàng Hữu Nam – Thứ trưởng
Bộ Nội vụ đã tổ chức một bộ phận đặc biệt đưa
gia đình Giáo sư, Bác só Hồ Đắc Di – Hiệu trưởng
Trường Đại học Y khoa Hà Nội và gia đình Bác só
Tôn Thất Tùng sơ tán về Vân Đình và Đốc Tín,

10

Hà Đông, cách Hà Nội hơn 10 cây số an toàn, để
từ đó theo đường dây đưa lên chiến khu Việt Bắc.
Song, do thời gian này, giặc Pháp liên tục cho xe
bọc thép, đem quân đi gây hấn, khủng bố ở khắp
các khu phố Hà Nội, nên các đồng chí mới đem
theo một số đồ dùng gọn nhẹ cần thiết của gia
đình bác só Tôn Thất Tùng, còn kho sách, tài liệu
q giá cùng một số thiết bò y tế khác, phải để lại,
chưa thể mang đi được. Đang tìm cách đưa kho
sách đó đI thì đêm 19/12/1946, tiếng súng toàn
quốc kháng chiến đã nổ ra. Giặc Pháp huy động
hàng nghìn quân thuộc Trung đoàn bộ binh thuộc
đòa số 6 có thiết giáp, pháo binh và máy bay yểm
trợ đã phản kích quân ta ở khắp Hà Nội. Nhiều
trận chiến đấu ác liệt xảy ra ở Bắc Bộ phủ, trụ sở
Bộ Quốc phòng ( số nhà 28, phố Hàng Bài), sở
chỉ huy tự vệ chiến đấu Hà Nội (Cung Văn hóa
hữu nghò Việt – Xô hiện nay)…Chỉ sau mấy ngày
chiến đấu, số thương binh của giặc Pháp đã lên
tới hàng trăm tên. Để có nơi cứu chữa số thương
binh này, quân Pháp đã đánh chiếm một số bệnh
viện, trong đó có Bệnh viện Phủ Doãn, đồng thời

dùng mọi thủ đoạn lôi kéo, bao vây ngôi nhà của
Bác só Tôn Thất Tùng – một bác sỹ phẫu thuật
giỏi của Bệnh viện Phủ Doãn, để bắt ông làm việc
cho Pháp.
11 giờ trưa ngày 22 tháng 12 năm 1946, quân
Pháp dùng chiến xa dẫn đầu một đơn vò bộ binh


CON NGƯỜI & SỰ KIỆN

GS Tôn Thất Tùng (trái) và GS Hồ Đắc Di, Hiệu trưởng
Trường đại học Y (phải) ở Chiêm Hóa năm 1948.

tiến vào Bệnh viện Phủ Doãn. Đồng chí Hưng,
trung đội trưởng Vệ quốc quân thuộc Tiểu đoàn
77 nhận chỉ thò: “Trung đội bổ sung một đội cảm
tử quân và một số tự vệ chiến đấu, bố trí đội hình
chiến đấu ngăn không cho đòch từ bệnh viện vào
nhà bác só Tôn Thất Tùng sang tới Hàng Bông”.
Để bảo toàn tính mạng cho nhân viên y tế và bệnh
nhân đang điều trò trong bệnh viện, các đồng chí
đã thống nhất không đưa lực lượng vào chiến đấu
trong bệnh viện, mà tổ chức đánh chặn đòch từ xa.
Giặc Pháp từ cổng chính tràn vào lùng sục khắp
các buồng bệnh rồi tiến về phía sau bệnh viện.
Chúng dùng xe húc đổ bức tường giữa bệnh viện
và nhà bác só Tôn Thất Tùng. Lính Pháp theo sau
xe, bắn tiểu liên, súng cối vào nhà bác só Tùng,
đốt cháy tầng dưới nhà Sinh Lợi gần đó. Ta được
lệnh nổ súng chặn đòch. Từ trên sân thượng nhà

bác só Tùng, đội viên cảm tử Sinh bắn chết 1 tên
lính Pháp. Đồng chí Phúc, đội viên cảm tử ném
tiếp 2 quả lựu đạn vào toán lính Pháp núp phía sau
xe cơ giới, diệt 4 tên. Điên cuồng trước sức đánh
trả anh dũng của quân ta, giặc Pháp đã bắt 7 phụ
nữ và trẻ em rồi bắn chết tất cả rất dã man tại sân
bệnh viện.
Cuộc chiến đấu kéo dài hơn một tiếng đồng
hồ, ta diệt tại chỗ 11 lính Pháp, ngăn không cho
đòch lọt vào nhà bác só Tùng. Phía ta, 1 chiến só hy
sinh. Những ngày tiếp theo, giặc Pháp nhiều lần
tiếp tục tấn công vào nhà bác só Tôn Thất Tùng,
nhưng chúng không thể nào lọt được vào ngôi
nhà. Quân ta nhiều lần tìm cách bí mật đưa kho
sách đi, nhưng khắp nơi trong thành phố, từ khu

Cửa Nam, đến Khâm Thiên, Hàng Bột,…quân giặc
đều chiếm đóng, kiểm soát gắt gao, nên đến cuối
tháng 12/1946 ta vẫn chưa thực hiện được chỉ thò
chuyển số tài liệu sách vở ở nhà bác só Tôn Thất
Tùng ra ngoài.
Việc này khiến các đồng chí lãnh đạo Bộ Nội
vụ hết sức lo lắng. Đầu tháng 1/1947, trước khi
đi dự hội nghò quân sự toàn quốc ở Trúc Sơn
(Chương Mỹ, Hà Đông), đồng chí Trần Quốc Hoàn
đã điện cho đồng chí Lê Trung Toản một trong
những cán bộ chỉ huy Tự vệ thành Hàn Nội gấp
rút tổ chức đưa các tài liệu sách vở cần thiết còn
ở trong Hà Nội ra ngoài căn cứ đòa kháng chiến.
Bức điện viết: “Bds 5-7-1-1947. Toản. Đến 75B

phố Hàng Bông tư thất Bác só Tôn Thất Tùng lấy
sách Y Dược chuyển ra ngay. Ký tên Hoàn”. Cuối
cùng, bằng nhiều biện pháp, các chiến só tự vệ
Thành Hà Nội đã đưa được số tài sản q giá đó
về nơi nó cần về. Tháng 1 năm 1947, tại Vân Đình,
nơi Trường Đại học Y khoa Hà Nội tản cư đến,
Bác só Hiệu trưởng Hồ Đắc Di và bác só Tôn Thất
Tùng đã nhận được sách vở, tài liệu, dụng cụ y tế
của Trường và sách y dược ở nhà bác só Tôn Thất
Tùng do Ủy ban kháng chiến Hà Nội chuyển ra.
Cũng trong đầu năm 1947, trong buổi làm việc với
Hồ Chủ tòch về việc tổ chức hoạt động của Trường
Đại học Y khoa trong kháng chiến, bác só Hồ Đắc
Di và bác só Tôn Thất Tùng đã cảm ơn và kể lại
với Bác câu chuyện cảm động hôm nhận được tài
liệu, dụng cụ y tế vô cùng q giá từ nội thành
chuyển ra và trình bày với Bác kế hoạch đào tạo,
sử dụng bác só, nhân viên y tế của Trường phục vụ
công cuộc kháng chiến. Bác rất vui lòng.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, giữa
rừng sâu Việt Bắc, nhờ những pho sách q giá
chuyển ra từ nhà bác só Tôn Thất Tùng và những
tài liệu y học khác, Trường Đại học Y Hà Nội đã
tiếp tục chương trình đào tạo ra những thế hệ bác
só, cán bộ y tế cung cấp kòp thời cho các mặt trận
để cứu chữa thương binh và chăm sóc sức khỏe
nhân dân, góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc
kháng chiến. n

(Bài viết sử dụng tư liệu trong sách “100 năm Đại

học Y Hà Nội – Những kỷ niệm”, Hà Nội, 2002).

11


CON NGƯỜI & SỰ KIỆN

Những Tình Cảm

THIÊNG LIÊNG
l VŨ THỊ THANH
(Bà quả phụ của nhà thơ Tố Hữu)

K

hi anh Tố Hữu nghỉ công tác quản lý, anh
Chế Lan Viên dặn dò chú bảo vệ anh Tố
Hữu (chú Ngô Ngọc Châu): - Chú cẩn thận
bảo vệ anh Tố Hữu. Hàng trăm năm nữa có thể
không có một Tố Hữu thứ hai đâu.
Khi anh Chế Lan Viên bò ung thư phổi sang giai
đoạn cuối, hoàn toàn suy kiệt, nằm liệt giường,
nhân dòp chuyến vào Nam công tác, tôi đến thăm
anh. Anh mừng rỡ, nắm tay tôi rất lâu; rồi anh nhờ
chò Thường vợ anh, lấy cho anh giấy bút nằm viết
mấy chữ đưa cho tôi: “Tôi yêu anh Tố Hữu”. Rồi cứ
thế anh nằm khóc, nước mắt giàn giụa. Tôi cảm
động, nắm tay anh, mong anh cảm nhận được tấm
lòng của chúng tôi đối với anh. Khi tôi ra Hà Nội,
kể lại chuyện này với anh Tố Hữu, anh im lặng,

rơm rớm nước mắt…
Anh ghi vào nhật ký câu của La Bruyère: “Tất

12

cả những gì liên quan đến con người không hề xa
lạ đối với tôi”. Và ngay cả những lời cuối cùng anh
để lại cho đời cũng không ngoài tâm niệm “Sống
là cho” ấy. Ngoài ý nghóa lớn của từ “cho” là hy
sinh cả cuộc sống ấm no yên ổn thường tình, hy
sinh tình yêu, thậm chí cả tính mạng khi cần, để
dấn thân vào con đường cách mạng, đem lại hạnh
phúc cho nhân dân, thì có một nghóa đen mà anh
làm thật sự. Trước kia, khi đất nước còn nghèo,
anh sẵn sàng nhường quần áo tốt của mình cho
những người bạn cần hơn. Bạn bè ốm đau, anh
nhắc tôi giúp tiền, tìm thuốc men tới biếu. Tiền
nhuận bút của anh tuy không nhiều, nhưng chúng
tôi gắng góp cho một số đòa phương (làng Hanh
Cù quê mẹ Tơm và huyện Hoằng Hóa để xây trạm
xá, góp cho xã Khánh Cư tỉnh Ninh Bình xây dựng
một trường tiểu học)…


CON NGƯỜI & SỰ KIỆN

Một trang trong tập bản thảo viết tay tập thơ “Ra trận” - năm
1963 của Nhà thơ Tố Hữu

Gắn liền với vận mệnh của Đất nước là những

chiến sỹ cách mạng, những nhân cách lớn mà anh
kính nể. Đi vào thơ anh trước hết là hình tượng Bác
Hồ. Anh đã rất thật khi viết:
“Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”
Hay:
“Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”…
Ngoài những bài thơ hoàn chỉnh về Bác, như bài
“Hồ Chí Minh”, “Sáng tháng năm”, “Bác ơi”, “Theo
chân Bác”, v.v… trong rất nhiều bài thơ khác, hình
ảnh Bác Hồ luôn được anh liên tưởng tới.
Tôi còn nhớ bài “Bác ơi”, anh làm chỉ trong một
buổi chiều và đêm mùng 2 tháng 9 năm 1969. Lúc
Bác mất, vì biết anh Tố Hữu đang mệt nặng nên
Trung ương không báo sớm cho anh tin buồn. Mãi
gần trưa anh Xuân Thủy mới đến báo tin Bác đã ra
đi. Tháng 9-1969 anh Tố Hữu ốm nặng phải nằm
Bệnh viện Việt Xô cả tháng. Đến gần trưa hôm
2-9 có lệnh đưa xe vào bệnh viện đón anh. Tôi
ngạc nhiên vì biết anh vẫn còn sốt cao. Tôi cho
cháu Hoa đi theo xe vào đón ba. Một lúc thì xe về.
Nhưng anh lại đi ngay vào Phủ Chủ tòch bất chấp
sức còn yếu. Trở về nhà trưa hôm đó, nước mắt

lưng tròng, anh không nói gì, đi thẳng vào phòng
mình, khóa trái cửa lại. Tôi rất lo cho tim và huyết
áp của anh. Một lúc không cầm lòng được, tôi khẽ
gọi cửa xin vào đem khăn mặt và nước uống cho
anh. Thấy tôi, anh nghẹn ngào:
- Em ơi, Bác đi rồi!

Tôi lặng im bên cạnh anh, vò khăn mặt vào
chậu nước ấm, và rót nước đưa cho anh. Được một
lúc lâu, anh hơi bình tâm lại, bảo tôi:
- Em ra lo cơm nước cho cả nhà đi.
Tôi hiểu là anh muốn ngồi một mình để viết,
nên đành lui ra. Trưa đến, anh không ăn uống gì,
hối hả viết bài Bác ơi, vừa viết vừa lau nước mắt:
“Suốt mấy đêm rày đau tiễn đưa:
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa”.
Bài Bác ơi anh trực tiếp đọc và được truyền đi
trên đài phát thanh đúng hôm cả nước khóc tiễn
đưa Bác. Những ngày tháng 9 năm ấy là những
ngày nặng nề đối với anh và cả gia đình tôi.
Đến bài Theo chân Bác anh cũng sáng tác
trong một hoàn cảnh éo le. Cuối năm 1969 anh lại
bò ốm nặng, hàng tháng phải chòu một cơn sốt cao,
thường kéo dài cả 10 ngày, không thuốc gì chặn
được. Hội đồng bảo vệ sức khỏe Trung ương nghi
anh bò ung thư máu và quyết đònh gửi anh sang
chữa bệnh ở Liên Xô. Sau một thời gian kiểm tra,
bạn không tìm ra nguyên nhân. Một giáo sư chuyên
khoa về ung thư thử cho anh dùng một loại thuốc
(có tên là Lekeran) và tuyên bố một cách không
tin tưởng rằng: anh phải chung sống lâu dài với
loại thuốc này. Khi đó, anh bàn với tôi:
- Thuốc này không chắc đã trúng, quỹ thời gian
còn lại của anh có lẽ không có nhiều. Anh phải làm
một cái gì có ích.

Thế là chúng tôi lén dọn dẹp một phòng xép
nhỏ độ 3m2, chỗ chứa dụng cụ y tế phục vụ riêng
cho phòng cách ly của anh, để làm nơi anh viết.
Sỡ dó phải lén vì các bác sỹ cấm anh làm việc.
Phòng cách ly nơi anh và tôi ở là một căn nhà
nhỏ nằm cách biệt giữa rừng thông. Vì là giữa
mùa đông nên xung quanh và mái nhà phủ một
lớp tuyết dày trắng xóa. Đồ đạc trong nhà chỉ có
một chiếc vô tuyến đen trắng. Cả ngày anh và tôi
chỉ xem được một chút đá bóng và thỉnh thoảng
một vài chương trình ca múa nhạc. Tin tức không
xem được vì không biết tiếng Nga. Anh hối hả viết

13


CON NGƯỜI & SỰ KIỆN

Nhà thơ Tố Hữu (trái) và TBT Lê Duẩn (phải)

trong khoảng thời gian giữa hai cơn sốt. Mỗi lần
anh viết xong một đoạn lại gần như kiệt sức, phải
nhờ tôi chép sạch lại cho anh. Tuy anh không nói
ra, nhưng tôi có cảm tưởng, anh viết bài thơ này
vội vã như bài thơ cuối của anh. Sau này anh thú
nhận: trong ý nghóa của đầu đề bài thơ Theo chân
Bác, còn có một nghóa ngầm là có lẽ anh cũng có
thể sắp “ra đi”. May sao, một tháng sau cơn sốt
đònh kỳ không tái phát. Coi như anh khỏi bệnh.
Thật là một điều kỳ diệu. Kỳ lạ ngay cả đối với

các bác sỹ của bạn. Nghe tin anh khỏe lại, đồng
chí Brejnev – Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô
khi đó nhờ đồng chí Vôrônin cán bộ Ban Đối ngoại
đem tặng anh một thùng rượu vang trắng và trứng
cá đen để ăn mừng và tặng tôi một miếng lụa hoa
màu tím…
Viết xong bài Theo chân Bác, anh tâm sự với
tôi:
- Anh có hai niềm vui, một là khỏi bệnh, hai là
viết được một trường ca về Bác. Những tưởng lần
này ra đi theo Bác, thế mà lại làm được một việc
có ích…
Trong nhà tôi, những chỗ trang trọng nhất, anh
đều treo ảnh Bác: trên tường phòng khách, phòng
làm việc, cả dưới mặt kính bàn giấy của anh. Hình
ảnh Bác ngồi đọc báo ngoài vườn, Bác hút thuốc
lá, Bác ra mặt trận, Bác tiếp văn nghệ sỹ và anh
hùng chiến sỹ, v.v…đâu đâu anh cũng như thấy
được ở bên Bác.
Dưới ảnh Bác là đồng chí Lê Duẩn cũng được
trang trọng treo trong phòng làm việc của anh.
Anh Tố Hữu thường nói với tôi:

14

- Đồng chí Lê Duẩn là người đầu tiên đưa anh
vào con đường cách mạng. Anh là một cán bộ lão
thành từng trải từ lúc mới thành lập Đảng. Anh am
hiểu phong trào và cán bộ của cả ba miền Đất
nước. Không những thế, anh là một nhà chiến lược

thông tuệ và tài năng của Đảng. Nhân cách cao
đẹp của người cộng sản kiên trung như Anh đáng
cho ta học tập noi theo.
Nhớ đến anh Lê Duẩn, anh Tố Hữu thường gọi
câu tâm huyết giáo dục đạo đức cán bộ đảng viên:
“Mỗi ngày ta nên vào Đảng một lần”.
Khi anh Lê Duẩn mất, anh đã viết tặng một bài
thơ dài Nhớ về Anh. Nhưng không hiểu sao bài thơ
đưa in ở Hà Nội rất khó khăn, anh phải đem in ở
nhà xuất bản Đà Nẵng hàng vạn bản và gửi tặng
nhiều nơi. Trong bài thơ Mười tám thôn Vườn Trầu,
anh viết sau khi đi thăm huyện Hóc Môn, nơi đòch
đã giết năm đồng chí Trung ương ủy viên lãnh đạo
cuộc khởi nghóa Nam Kỳ năm 1940, anh nhắc đến
anh Lê Duẩn, người đã đến Hóc Môn lúc đó để
họp: “Lê Duẩn ẩn thiên tài”.
Nhiều lần được nghe nói chuyện, đôi lần được
tiếp xúc với anh Lê Duẩn, tôi nhận ra giữa anh Lê
Duẩn và anh Tố Hữu thật sự có một sự đồng điệu
về lối suy nghó linh hoạt, khả năng nhậy bén khi
đánh giá tình hình, tính quyết đoán trong công việc,
và cả tính tình nhân hậu của người cộng sản.
Một người nữa mà anh Tố Hữu thương yêu,
trận trọng là anh Nguyễn Chí Thanh. Hai anh cùng
chung một quê là xã Quảng Thọ, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà hai anh ở hai làng
sát gần nhau, anh Thanh ở Niêm Phò, anh Tố Hữu
ở Phù Lai, cách nhau một cái cầu đá nhỏ vắt qua
một nhánh hẹp của con sông Bồ. Một thời gian
sau giải phóng, dân xã đã xây dựng lại cây cầu đá

thành cầu xi măng và đặt tên là cầu Thanh Hữu.
Tình bạn của hai anh bắt đầu cũng thật ngộ
nghónh. Khi mới được giác ngộ, có lần về làng,
nghe đồn có anh nông dân tên Vònh khí khái, dám
đấu tranh với cường hào, anh Tố Hữu nảy ra ý
đònh sang tuyên truyền cách mạng. Thấy anh Tố
Hữu là một thanh niên học sinh thành phố còn trẻ
măng, anh Thanh chưa tin, liền trả lời bâng q:
Mình có làm chi mô. Chỉ thấy người làng ta than


CON NGƯỜI & SỰ KIỆN

người rất yêu thơ Tố Hữu và là một trong những
“nhà phê bình thơ” chân thành của anh.
Năm 1963 khi anh Nguyễn Chí Thanh được
Trung ương cử vào Nam phụ trách Trung ương
Cục, anh Tố Hữu làm bài thơ Tiễn đưa tặng anh
Thanh:
…Đã hay đâu cũng say tiền tuyến
Mà vẫn bâng khuâng, mộng chiến trường
Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ
Nhà thơ Tố Hữu (ngoài cùng bên trái) và các Đồng chí Lê Văn Lương,
Hơn ngàn trang giấy luận văn chương…
Lê Thanh Nghò, Võ Nguyên Giáp
Những câu thơ đó cũng chính là nguyện vọng
của anh muốn trực tiếp được vào Nam công tác.
sưu cao thuế nặng thì mình cũng đi theo đòi giảm
Năm 1967, khi ở miền Nam ra báo cáo với Bộ
sưu thuế thôi”.

Chính trò, để chuẩn bò cho chiến dòch 1968, anh
Anh Tố Hữu buồn thất vọng ra về. Đến năm Thanh đến thăm chúng tôi. Anh vỗ vai anh Tố
1939, khi anh Tố Hữu bò bắt vào lao Thừa Phủ, Hữu:
gặp lại anh Thanh và được tổ chức bên ngoài giới
- Mi làm nhiều thơ hay vào, ở rừng chiến khu,
thiệu anh Thanh là Bí thư Tỉnh ủy, mới vỡ lẽ ra anh nằm võng nghe Châu Loan ngâm thơ Tố Hữu, tau
Thanh trước kia đã là cán bộ cốt cán của Đảng bộ mát ruột lắm.
Thừa Thiên rồi. Từ trong lao Thừa Phủ, hai anh
Trước hôm trở về Nam, anh Thanh đến thăm
gắn bó với nhau, anh Thanh làm Bí thư, anh Tố anh Tố Hữu và tâm sự rất lâu. Ai ngờ ba giờ sáng
Hữu làm Phó bí thư Chi bộ nhà tù.
hôm sau, điện thoại réo, báo tin anh Nguyễn Chí
Trong tù, mỗi lần đấu tranh chống khủng bố, tù Thanh bò nhồi máu cơ tim khó cứu chữa. Anh Tố
nhân (như vụ chống giết hại cụ Tiết, vụ hành hạ Hữu tức tốc chạy vào bệnh viện thì anh Thanh đã
anh Lê Chưởng), đòch đem dùi cui đến đánh đập, được đưa vào phòng mổ tim và không biết gì nữa.
và xòt vòi rồng xối nước dữ dội vào người tù, thì Anh Thanh ra đi, với anh Tố Hữu có lẽ đau đớn như
anh Thanh lại đứng ra và động viên những đồng mất một người anh ruột. Anh viết bài thơ viếng:
chí to lớn khỏe mạnh đứng hàng đầu che chở cho
MỘT CON NGƯỜI
những đồng chí yếu ớt như anh Tố Hữu. Trong
…Cứ nghó như anh vẫn sống hoài
khám Thừa Phủ, nhớ đồng quê, nhớ quê hương
Mặt hiền như ruộng lúa, nương khoai
anh đã viết tặng anh Thanh (tên thật là Vònh) bài:
Hai con mắt đỏ bừng như lửa
Nhớ đồng.
Cái miệng cười tươi sáng dặm dài
Sau mỗi lần tranh đấu, đòch chia rẽ, phân tán tù
nhân đi các nhà tù khác, không hiểu sao hai anh
Ở đâu nghèo đói gọi xung phong

vẫn được đi với nhau. Đến khi Cách mạng thắng
Lon nước mo cơm lội khắp đồng
lợi, anh Thanh ra tù, hai anh trở về Thừa Thiên,
Ở đâu tiền tuyến kêu anh đến
lại cùng ở trong Xứ ủy Trung kỳ, anh Thanh là Bí
Vượt núi băng rừng, lại tiến công!
thư Xứ ủy, anh Tố Hữu là Phó. Rồi các anh cùng
hoạt động với nhau ở Khu Bốn, ở Trung ương tại
Ôi! Sống như Anh, sống trọn đời
Việt Bắc, tại Hà Nội, một “quan võ”, một “quan
Sáng trong như ngọc, một Con Người!
văn” nhưng thực sự là một đôi bạn tâm giao thân
Thanh ơi! Anh mất rồi chăng đấy?
thiết. Những dòp gặp nhau, hai anh trao đổi không
Cứ thấy như Anh nở miệng cười! n
chỉ chuyện công tác mà còn chuyện quê hương,
chuyện nhân tình thế thái. Anh Thanh cũng là

15


20 NĂM

HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – RUMANI
l GS HOÀNG CHƯƠNG
Uỷ viên Đoàn Chủ tòch Liên hiệp CTCHN Việt Nam
Phó Chủ tòch Hội Hữu nghò Việt Nam – Rumani

TUỔI 20 LÀ CÁI TUỔI ĐẸP NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI VÀ CŨNG LÀ CÁI MỐC LỊCH SỬ CỦA
MỘT TỔ CHỨC. HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – RUMANI CỦA CHÚNG TA ĐÃ TRÒN 20 TUỔI.

TUY KHÔNG BẰNG TUỔI CỦA CÁC HỘI ĐÀN ANH NHƯ XÔ - VIỆT (NAY LÀ NGA - VIỆT),
TRUNG - VIỆT, LÀO - VIỆT… NHƯNG CŨNG THẬT TỰ HÀO RẰNG, HỘI LÀ MỘT THÀNH
VIÊN LỰC LƯỢNG TRONG NGÔI NHÀ CHUNG CỦA LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ
VIỆT NAM ĐANG NỐI TIẾP CHIẾC CẦU HỮU NGHỊ DO CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẶT NỀN
MÓNG TỪ NHỮNG NĂM 50 CỦA TK 20.

N

hớ lại mùa đông năm
1991, trong một ngày
tiết trời Hà Nội se lạnh
những sinh viên Việt Nam đã học
tập ở Rumani đã tập hợp về hội
trường của Liên hiệp các Tổ chức
Hữu nghò Việt Nam (105A Quán
Thánh) làm lễ ra mắt Hội hữu
nghò Việt Nam – Rumani. Tham
dự và chứng kiến có Chủ tòch Liên
hiệp các Hội Hữu nghò Việt Nam
Nguyễn Thò Bình (sau đó là Phó
Chủ tòch nước) và những vò đại
diện của Ban đối ngoại TƯ, Bộ
Ngoại giao và đại sứ quán Rumani
tại Việt Nam. Đây là một sự kiện
đáng ghi nhớ đối với những người
đã từng sống, học tập và công
tác tại nước Rumani. Tiến só Trần
Văn Huynh, Thứ trưởng Bộ Xây
dựng, Giáo sư Hoàng Chương Viện trưởng Viện Sân khấu Việt
Nam, Tiến só Tăng Mười – Viện

trưởng Viện Đòa chất Việt Nam
được bầu làm Chủ tòch và Phó
Chủ tòch Hội. Buổi họp mặt đầu
tiên của các cựu sinh viên đã
từng sống trên đất nước thơ mộng

16

với núi Ban – căng, với sông Đa –
nuýp, dải biển Đen nổi tiếng thật
là đầm ấm và vui vẻ đến kỳ lạ.
Tiếng Việt xen lẫn tiếng Ru chào
hỏi, nói cười, nâng cốc chúc tụng
kéo dài như bất tận…
Từ đó đến nay tròn 20 năm,
tuy còn nhiều khó khăn, nhưng
với cố gắng của hai bên nên
chiếc cầu Hữu nghò Việt Nam –
Rumani ngày một nối dài và rút
ngắn khoảng cách giữa Đông
Nam Á và Đông Nam Châu Âu.
Hoạt động của Hội Hữu nghò Việt
Nam – Rumani phát triển không
ngừng, hội viên ngày càng đông,
công việc ngày càng nhiều và
có hiệu quả được Liên hiệp các
tổ chức Hữu nghò Việt Nam đánh
giá Hội Việt – Ru là một trong
những hội mạnh và đã tặng cờ thi
đua cho Hội, tặng nhiều kỷ niệm

chương cho Ban lãnh đạo Hội và
một số ủy viên chấp hành Hội.
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã
tặng bằng khen cho Hội Hữu nghò
Việt Nam – Rumani năm 2005.
Nhiều hội viên cũng đã nhận

bằng khen và kỷ niệm chương
của Đoàn chủ tòch Liên hiệp các
tổ chức Hữu nghò Việt Nam.
Ngay từ những ngày đầu mới
thành lập, Hội hữu nghò Việt Nam
– Rumani đã có một hệ thống
tổ chức khá hoàn chỉnh. Ngoài
thường trực Hội gồm Chủ tòch,
các Phó Chủ tòch và Tổng thư ký,
Hội còn có một Ban chấp hành
35 người và gần đây đã tăng lên
tới 55 người, gồm đủ các ngành
nghề trong cả nước, đồng thời lập
ra các tiểu ban như: kinh tế, văn
hoá – tuyên truyền – đối ngoại
và câu lạc bộ giao lưu văn hoá
và KHKT Việt – Ru (Lễ ra mắt
câu lạc bộ tháng 9/1996 có nhà
thơ Tố Hữu, nhà thơ Huy Cận,
các ông Nguyễn Chí Vu, Nguyễn
Nam Khánh, Hoàng Bích Sơn,
NguyễnVăn Son, TrầnVăn Huynh
và nhiều quan chức khác tới dự).

Hội cũng tích cực vận động thành
lập các chi hội đòa phương như chi
hội Bãi Bằng – Phú Thọ, chi hội
Thái Nguyên, chi hội Nghệ An,
Thanh Hoá, Khánh Hoà, Tp Hồ


CON NGƯỜI & SỰ KIỆN

Ngài Dumitru Olaru - Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Rumani tại Việt Nam, trao
đổi với GS. Hoàng Chương và các Đại sứ tại chiêu đãi Quốc khánh nước Rumani
lần thứ 92

Chí Minh, Bà Ròa – Vũng Tàu…
Các cơ sở kết nghóa Việt – Ru
từ xa xưa như trường phổ thông
La Hiên (Thái Nguyên), trường
Hùng Vương – Phú Thọ. Hợp tác
xã Mộc Bắc ở Nam Đònh, xã Bắc
Ninh (nơi đại sứ Rumani Valeriu
Arteni đã từng sống và học tập
trong chiến tranh chống mỹ) và
một số cơ sở khác cũng được
phục hồi lại, đồng thời Hội cũng
đã tổ chức cho các đại sứ, tham
tán, tuỳ viên đi thăm các cơ sở
kết nghóa đó để nối lại quan hệ
hữu nghò truyền thống trong nửa
thế kỷ qua.
Hàng năm cứ vào dòp Quốc

khánh Rumani (1/12), Hội hữu
nghò Việt Nam – Rumani đều có
những hoạt động sôi nổi, như tổ
chức những cuộc đi thăm, gặp
gỡ giữa đại sứ Rumani với các
cơ sở hữu nghò, những đơn vò kết
nghóa Việt – Ru, tổ chức sinh hoạt
câu lạc bộ giao lưu nghệ thuật và
chiếu phim về đất nước, con người
Rumani trên vô tuyến truyền hình,
hoặc ở các rạp chiếu phim. Đặc
biệt là tổ chức mít tinh kỷ niệm

Quốc khánh nước bạn vào ngày
1/12 hàng năm đã trở thành ngày
hội truyền thống của cộng đồng
những người đã học tập và công
tác ở Rumani. Hội hữu nghò Việt
Nam – Rumani cũng đã nhiều lần
phối hợp với đại sứ quán Rumani
tại Hà Nội tổ chức những hoạt
động như kỷ niệm, tọa đàm, hội
thảo, triển lãm tranh ảnh, giới
thiệu các danh nhân văn hoá thế
giới như Caragiale, Eminesu…
Ngoài ra, hàng năm Hội đã chủ
động phối hợp với một số cơ
quan, tổ chức những cuộc tiếp
xúc với các đoàn đại biểu cao cấp
của Rumani sang thăm Việt Nam

như đoàn của Thủ tướng Roman
(1995), đoàn của Phó Thủ tướng
kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
và đón tổng thống Emil Constan
tinescu. Tổng thống Inon Iliescu
(năm 1997), đoàn của các Bộ
trưởng, Quốc vụ khanh ngoại
giao, đoàn vô tuyến truyền hình
sang quay phim ở Việt Nam đầu
năm 1995. Đặc biệt Hội đã đón
tiếp rất chu đáo đoàn Hội hữu nghò
Ru - Việt đầu tiên sang thăm Việt

Nam cuối năm 1998 do ông Dic
Boboian làm trưởng đoàn và đã
ký với bạn chương trình phối hợp
hành động giữa hai Hội Hữu nghò
Việt – Ru và Ru - Việt. Hội cũng
đã đón đoàn Hội nhà văn Rumani
lần đầu tiên sang thăm Việt Nam
tháng (12/2000) và tiếp theo cứ
hai năm một lần Hội Hữu nghò Việt
Nam – Rumani phối hợp với hội
nhà văn Việt Nam đón các đoàn
Hội nhà văn Rumani. Hội cũng đã
đón đoàn Bộ Y tế Rumani sang
đầu năm 2001, chưa kể những
đoàn doanh nghiệp sang làm ăn
theo hợp tác song phương của các
cơ sở mà Hội đã móc nối, hỗ trợ

và khuyến khích. Một hoạt động
nổi bật là đoàn 12 người của Hội
Hữu nghò Việt Nam – Rumani do
Chủ tòch Hội Trần Văn Huynh dẫn
đầu sang thăm Rumani (tháng
9/2000). Đây là một đoàn lớn, có
cả Thứ trưởng và các nhà doanh
nghiệp đến với Rumani. Ngoài
việc tìm hiểu tình hình, tìm hiểu
các đối tác làm ăn kinh tế, Đoàn
còn làm cả việc thăm hỏi thầy
xưa, bạn cũ bằng tất cả tấm lòng
đền ơn đáp nghóa. Với ý nghóa
cao cả ấy mà nước bạn từ Chủ
tòch Hội Rumani - Việt Nam đến
các Bộ trưởng, Thứ trưởng và nhà
doanh nghiệp đã đón tiếp Đoàn
một cách rất trọng thò, thân hữu
và cảm động. Đoàn của Bộ Xây
dựng cũng do Chủ tòch Trần Văn
Huynh và Phó Chủ tòch Tống Văn
Nga dẫn đầu sang thăm và trao
đổi với đất nước bạn về hợp tác
kinh tế. Tiếp theo, đoàn các danh
nhân do Chủ tòch Hội Tống Văn
Nga dẫn đầu sang thăm Rumani
mùa hè năm 2008. Và tháng 8
năm 2010, đoàn 12 người do Phó
Chủ tòch Nguyễn Văn Thụ dẫn
đầu lại sang Rumani thăm thầy

xưa trường cũ và trao đổi việc hợp

17


CON NGƯỜI & SỰ KIỆN

Đoạn đường Transfagarasan, chạy qua phần cao nhất của dãy núi Carpathian, đất nước Rumani

tác kinh tế.
Về giao lưu văn hoá giữa hai
nước Việt – Ru sau một thời gian bò
chững lại trong quan hệ hai nước
do tan rã khối XHCN ở Châu Âu.
Hội hữu nghò Việt Nam – Rumani
đã nối lại nhòp cầu hữu nghò ngày
một bền vững hơn. Hàng năm Hội
đều tổ chức cho những cá nhân và
tập thể sang thăm Rumani nhưng
nổi bật nhất là đoàn nghệ thuật
dân tộc Việt Nam do Phó chủ tòch
Hội Hoàng Chương dẫn đầu sang
thăm và biểu diễn ở Rumani vào
cuối tháng 8 và đầu tháng 9 năm
1994, được sự giúp đỡ tận tình
của Đại sứ Nguyễn Ngọc Sinh,
Tham tán Trần Xuân Đảm, bí thư
Phạm Minh Chính, đã tham gia
biểu diễn rất thành công ở hai
Festival quốc tế nghệ thuật dân

gian tại thành phố Tulcia và thành
phố Piastranem Đoàn còn biểu
diễn ở thủ đô Bucarest và thành
phố biển Congstamxa. Như vậy
là đã nhiều năm vắng bóng tiếng
đàn, giọng hát Việt Nam trên đất

18

Rumani, thậm chí cả một thế hệ
tuổi hai mươi chưa có khái niệm
về văn hoá Việt Nam, thế mà sự
đón tiếp và chào mừng của nhân
dân Rumani thật nồng nhiệt đối
với các nghệ sỹ Việt Nam. Cũng
chuyến đi này, Hội người Việt tại
thủ đô Bucarest do TS Hoàng
Trung Du phụ trách đã tổ chức
cho các nghệ sỹ Việt Nam biểu
diễn phục vụ bà con Việt kiều và
nhiều bạn Rumani tại đại sứ quán
Việt Nam. Qua chuyến biểu diễn
này càng thấy rõ tình hữu nghò
truyền thống giữa hai dân tộc Việt
Nam và Rumani vẫn không hề
suy giảm, nhân dân Rumani tỏ ra
rất yêu thích nghệ thuật dân tộc
Việt Nam, nghóa là họ vẫn yêu
nhân dân Việt Nam như ngày nào
họ còn trong phe XHCN. Thể hiện

trong các cuộc liên hoan quốc tế,
Đoàn Việt Nam luôn luôn được
mời đi đầu trong đoàn diễu hành
và được mở đầu các chương trình
biểu diễn Festival.
Sau đoàn nghệ thuật dân tộc

Việt Nam sang biểu diễn thành
công ở Rumani. Mùa thu năm
1994 bạn tiếp tục đón hai đoàn
ca nhạc của Việt Nam cũng sang
biểu diễn, dù ngắn ngày nhưng
cũng gây được ấn tượng tốt đẹp
trong nhân dân Rumani. Tình yêu
Việt Nam còn được thể hiện ở văn
nghệ sỹ trí thức Rumani, Nhà văn
Pôtungga (nguyên đại sứ Rumani
tại Việt Nam) đã tổ chức phòng
tranh Việt Nam tại gia đình và
viết nhiều quyển sách ca ngợi đất
nước, con người Việt Nam. Nhà
thơ, nhà báo Dona Tudor trong
tập thơ Condamata La Fericire đã
từng có nhiều bài viết về Việt Nam
rất tốt đẹp và nhiều bài viết gần
đây của đoàn nhà văn Rumani
sang thăm Việt Nam cũng hết lời
ca ngợi đất nước, con người Việt
Nam và tình hữu nghò truyền thồng
Việt Nam – Rumani. Ở Việt Nam,

Hội cũng đã tổ chức viết rất nhiều
bài báo về hoạt động của Hội đã
đăng trên các báo Việt Nam và
báo Rumani. Nhiều chương trình


CON NGƯỜI & SỰ KIỆN
lòch sử và văn hoá Rumani đã
phát trên truyền hình Việt Nam
đồng thời cũng có một số chương
trình về Việt Nam đã phát trên
truyền hình Rumani. Mùa hè năm
1998, Hội đã phối hợp với Đại sứ
quán Rumani tại Hà Nội cử hai
cán bộ của Hội là Đặng Xuân Vui
và Phạm Viết Đào sang Rumani
tập huấn về báo chí.
Đến giữa năm 2000, Hội nhà
văn Rumani lại mời dòch giả
Phạm Viết Đào, thành viên của
Hội Việt – Ru sang dự Hội thảo
quốc tế về Eminescu tại Botosan
– quê hương của thi nhân
Eminescu. Tại đây dòch giả Phạm
Viết Đào đọc thơ Việt và thơ
Ru và được tổng thống Rumani
Emil Constantinescu tặng huân
chương Eminescu, phần thưởng
xứng đáng đối với một dòch giả
đã dòch và xuất bản 7 tác phẩm

văn học Rumani sang tiếng Việt
và dòch nhật ký Đặng Thuỳ Trâm
sang tiếng Rumani.
Cuối tháng 12/2000. Hội hữu
nghò Việt – Ru đã phối hợp với
Hội Nhà văn Việt Nam đón đoàn
3 nhà văn Rumani và Hội đã phối
hợp với đài truyền hình Việt Nam
và Chi hội Việt Nam – Rumani
Bãi Bằng – Phú Thọ tổ chức
“Đêm thơ hữu nghò”, với sự tham
dự của lãnh đạo Hội, của đại sứ
quán Rumani và đoàn nhà văn
Rumani. Đêm thơ diễn ra trong
bầu không khí đầy tình hữu nghò.
Chủ tòch Hội nhà văn Rumani phát
biểu: “Chúng tôi rất xúc động khi
thấy cờ Việt Nam và cờ Rumani
phấp phới bay trên đất tổ Hùng
Vương. Và chúng tôi cũng bất
ngờ khi thấy công nhân Việt Nam
không chỉ cần bánh mì mà cần cả
thơ ca. Thơ tình của Eminescu đã
được in từ giấy của Bãi Bằng và
công nhân Bãi Bằng đã đọc thơ

của Eminescu là điều kỳ diệu”.
Trong nhiều năm liền đã có nhiều
nhà văn Rumani sang thăm Việt
Nam và nhiều đoàn nhà văn Việt

Nam sang thăm Rumani. Sau
những chuyến thăm, các nhà văn
đã góp phần làm cho nhân dân
hai nước hiểu nhau hơn.
Hội cũng luôn quan tâm cử
các đoàn sang thăm Rumani như
cuối tháng 4/2001, PGS Lê Văn
Truyền, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó
chủ tòch Hội đã dẫn đầu đoàn
cán bộ y tế sang thăm Rumani,
tìm hiểu khả năng hợp tác y dược
với Rumani, đồng thời tìm cách
nối lại việc hợp tác về giáo dục,
nhằm khôi phục và phát huy
truyền thống cũ, giao lưu chuyên
gia và học sinh. Hội hữu nghò Việt
– Ru cũng đã vận động phía bạn
xin học bổng cho con em các hội
viên tiếp tục sang học ở Rumani.
Ngoài ra, Tổng công ty dầu khí
Việt Nam cũng thường xuyên cử
thực tập sinh sang Rumani học
tập.
Nhờ sự hưởng ứng và đóng
góp nhiệt tình của các chò hội,
trong đó có chò hội người Việt
Nam ở Rumani, mà TƯ Hội đã tổ
chức được nhiều hoạt động, như
tiếp đón các đoàn cấp cao, các
nhà doanh nghiệp, các đoàn nhà

văn, hoặc tổ chức những cuộc hội
thảo, những cuộc giao lưu và biểu
diễn nghệ thuật. Đặc biệt là sự
kiện “Những ngày văn hoá Việt
Nam tại Rumani” trong đó có Hội
thảo khoa học “Thơ Nhật ký trong
tù của Hồ Chí Minh” được tổ chức
rất thành công vào trung tuần
tháng 8/2005 tại thủ đô Bucaest
mà âm vang của nó rất lớn. Nhiều
nhà văn Rumani đã ngợi ca Hồ
Chủ Tòch, ngợi ca Việt Nam. Tại
Cung văn hóa sinh viên hàng
trăm người Rumani đã đến xem

biểu diễn nghệ thuật Việt Nam,
thưởng thức ẩm thực Việt Nam, và
mua hàng mỹ nghệ Việt Nam. Có
thể nói những ngày văn hóa Việt
Nam tại Rumani tháng 8/2005 là
dấu ấn văn hóa Việt Nam đậm
nhất và có ý nghóa nhất ở Rumani
trong 20 năm qua.
Ngay từ ngày mới thành lập
Hội, chúng ta đã tranh thủ sự liên
kết ủng hộ của các đại sứ, đặc biệt
là Đại sứ Veleriu Arteni, người đã
sống, học tập và công tác ở Việt
Nam ngót 17 năm rất giỏi tiếng
Việt và thông thạo cả phong tục

tập quán Việt Nam, nên ông đã
có những đóng góp tích cực cho
hoạt động của Hội hữu nghò Việt
Nam - Rumani trong những năm
1994 – 1999. Chính vì thế mà Hội
đã đề nghò Bộ trưởng Bộ văn hóa
thông tin Việt Nam tặng thưởng
huy chương vì sự nghiệp văn hóa
cho ông và gần đây Liên hiệp các
tổ chức hữu nghò Việt Nam cũng
đã tặng kỷ niệm chương cho đại
sứ Veleriu Arteni nhận công tác
trở lại thăm Việt Nam cùng đoàn
ngoại giao Rumani. Hội cũng liên
kết, hỗ trợ Đại sứ C.Lupeanu, một
nhà ngoại giao chuyên nghiệp,
đồng thời là nhà văn tên tuổi đã
giành tất cả tấm lòng nhiệt tình
cho Việt Nam. Ông đã dòch Nhật
ký trong tù của Hồ Chủ Tòch
và thơ Hồ Xuân Hương ra tiếng
Rumani. Cả nhiệm kỳ 4 năm,
Đại sứ C.Lupeanu đã quan hệ
rất chặt chẽ với Hội Việt - Ru và
đã phối hợp với Hội làm được rất
nhiều việc cho quan hệ hữu nghò
hai nước từ kinh tế đến văn hóa.
Vì vậy mà Hộ cũng đã đề nghò Bộ
VHTT thưởng huy chương văn hóa
cho ông và Liên hiệp các tổ chức

hữu nghò đã tặng Huy chương hữu
nghò cho ông. Hội cũng đã đề
nghò nhà nước cũng như các Bộ,

19


CON NGƯỜI & SỰ KIỆN
ngành và Liên hiệp Các tổ chức
hữu nghò Việt Nam tặng thưởng
huy chương hữu nghò cho một số
nhà khoa học, GS, văn nghệ só là
thầy giáo Rumani có công giúp
đỡ Việt Nam đào tạo cán bộ cho
Việt Nam và tuyên truyền cho
Việt Nam. Hội cũng đã tác động
mạnh mẽ với Bộ Văn hóa Thể
Thao – Du lòch Việt Nam để dẫn
đến kết quả ký kết hiệp đònh, văn
hóa và khoa học giữa Việt Nam
và Rumani (năm 2009)
Nét nổi bật của Hội Hữu nghò
Việt Nam - Rumani trong Liên hiệp
các tổ chức Hữu nghò là có câu lạc
bộ giao lưu văn hóa và khoa học
Việt Nam - Rumani. Câu lạc bộ
này đã tập hợp được nhiều nghệ
só tài năng và nhiệt tình. Chính họ
đã làm nên sự kiện đột phát khẩu
ở hai cuộc liên hoan nghệ thuật

Goklo Quốc tế tại Rumani năm
1994, đã gây được ảnh hưởng lớn
về giao lưu văn hóa giữa hai nước
mà có hơn 10 tờ báo ở Việt Nam Rumani đã phản ánh sự kiện này.
Trong nhiều năm, CLB giao lưu
văn hóa và khoa học Việt Nam Rumani còn có những hoạt động
rất tốt không những ở Hà Nội mà
còn có nhiều đòa phương khác
như Thái Nguyên, Việt Trì, Bãi
Bằng, Hòa Bình… nổi bật nhất là
cuộc đón tiếp và biểu diễn phục
vụ các đoàn cấp cao Rumani do
Tổng thống Emil Cosntatinescu
dẫn đầu vào cuối năm 1997 và
đón Tổng thống Ion Ilescu đầu
năm 2002. Cuộc giao lưu với một
ngàn cán bộ và học sinh tại trường
chuyên Hùng Vương – trường kết
nghóa với Rumani, có đại sứ và
cán bộ đại sứ quán Rumani tham
dự Rumaniất sôi nổi và nhiệt tình.
Tình hữu nghò Việt - Ru lan tỏa
mạnh trong thế hệ học sinh ở Phú
Thọ.

20

Một sự kiện quan trọng đánh
dấu sự phát triển quan hệ hữu
nghò Việt Nam - Rumani, là cuộc

hội thảo khoa học về “Lòch sử và
văn hóa Rumani” được Hội hữu
nghò Việt – Ru phối hợp với Trung
tâm văn hóa quốc tế và Đại sứ
quán Rumani được tổ chức vào
27 tháng 11 năm 2003, nhân
Quốc khánh Rumani lần thứ 85,
với sự tham gia đông đảo nhà
nghiên cứu Việt Nam, đoàn Hội
nhà văn Rumani và Đoàn kinh tế
vùng Hunedoara (Rumani) cùng
nhiều cựu đại sứ Việt Nam tại
Rumani, tại Nga, tại Pháp. Cũng
nhân quốc khánh lần thứ 85 nước
Rumani, Hội hữu nghò Việt – Ru
phối hợp với đại sứ quán Rumani
tại Việt Nam và nhà hát kòch Việt
Nam đã phục hồi và biểu diễn
thành công vở kòch “Một đêm
giông tố” (Noapte Furtunoasa)
của Caragiale. Sau đó lại tổ chức
hội thảo về kòch của Caragiale tại
đại sứ quán Rumani ở Hà Nội.
Hoạt động nối tiếp hoạt động,
đầu năm 2010, Hội đã phối hợp
với Phòng thương mại và công
nghiệp Việt Nam đón đoàn doanh
nghiệp Rumani và tổ chức thành
công hội thảo về kinh tế Việt - Ru
tại trụ sở Liên hiệp Hội – 105 A

Quán Thánh – Hà Nội.
Là tổ chức phi chính phủ, hoạt
động đối ngoại nhân dân nên Hội
không có biên chế, không có kinh
phí. Đó là khó khăn lớn, nhưng
bù lại. Hội Hữu nghò Việt Nam Rumani có khá nhiều con người
có tâm, có lực, có lòng nhiệt tình
với Hội, tiêu biểu là các chức sắc
ở Bộ Xây dựng, các Tổng công ty
dầu khí, Xi măng, Công ty Giấy
bãi bằng, các công ty Hóa chất
Lâm thao, Viglacela và một số
đơn vò kinh tế khác ở Bộ Công
nghiệp, Bộ Văn hóa Thông tin,

Ban đối ngoại Trung ương, Đài
Truyền hình Việt Nam và Hội
những người Việt ở Rumani…
Từ những cán bộ chủ chốt, đến
các tổng giám đốc và một số cá
nhân, những người đã học tập tại
Rumani luôn luôn đem hết nhiệt
tình ra đóng góp cho những hoạt
động liên tục và sôi nổi của Hội
hữu nghò Việt Nam – Rumani, đều
có sự đóng góp tinh thần và vật
chất kẻ ít, người nhiều của các
cán bộ Hội và hội viên của Hội.
Cũng nhờ có sự đóng góp nhiệt
tình ấy mà một số ấn phẩm văn

hóa được xuất bản như các đặc
san Việt – Ru, các tác phẩm thơ
Eminescu in song ngữ và tập tiểu
thuyết “Tình yêu hoang dã” của
Zaharia Stancu do Phạm Viết Đào
dòch và xuất bản ở Việt Nam dưới
sự đón chào nồng nhiệt của độc
giả. Trên cơ sở đó một lễ kỷ niệm
150 ngày sinh Eminescu vào cuối
năm 2000 được thực hiện và được
dư luận cho là tốt. Cuộc tọa đàm
về tiểu thuyết “Tình yêu hoang dã”
diễn ra rất tốt vào ngày 14/4/2001
tại Đại sứ quán Rumani ở Hà Nội,
cũng như tập nhật ký Đặng Thùy
Trâm được dòch ra tiếng Rumani
và in trang trọng không những
công bố trong nhân dân Rumani
mà còn được Phó Chủ tòch nước
Trương Mỹ Hoa mang theo tặng
cho Hội nghò quốc tế các nước nói
tiếng Pháp tại Rumani. Đặc san
Việt – Ru khá đẹp cũng ra đời kòp
phục vụ cho lễ kỷ niệm 15 năm
thành lập Hội.
Sự phát triển của Hội hữu nghò
Việt – Ru được đánh dấu qua các
thời kỳ Đại Hội. Đặc biệt nhiệm
kỳ IV (2008 – 2012) số lượng ủy
viên chấp hành tăng lên con số

55 và số lượng Phó chủ tòch Hội
cũng tăng lên tới 5 người, chứng
tỏ đây là một hội mạnh. Trong


CON NGƯỜI & SỰ KIỆN
nhiệm kỳ qua, Hội hữu nghò Việt
– Ru vẫn giữ được truyền thống
đoàn kết và tích cực trong hoạt
động ngoại giao nhân dân. Dưới
sự lãnh đạo của Liên hiệp các tổ
chức Hữu nghò Việt Nam, Hội luôn
liên kết với đại sứ quán Rumani
tại Việt Nam để tổ chức những
hoạt động hữu nghò về kinh tế,
văn hóa. Những tọa đàm hội thảo
về văn hóa nghệ thuật Việt Nam
– Rumani diễn ra sôi nổi, đặc
biệt cuộc triển lãm ảnh của đại
sứ quán Rumani tổ chức tại Hà
Nội cuối năm 2010 và tại TP Hồ
Chí Minh giữa năm 2011 đã gây
ảnh hưởng rất tốt. Đại sứ Dumitru
Olaru rất hài lòng về những hoạt
động văn hóa hữu nghò Việt - Ru.
Hội cũng đã tạo điều kiện cho đại
sứ Dumitru Olaru tham gia các
hoạt động văn hóa xã hội ở Việt
Nam, trên cơ sở đó tổ chức giải
thưởng doanh nhân đã trao cúp

vàng vì sự phát triển cộng đồng
cho ông.
Tuy Hội hoạt động mạnh, có
nhiều thành tích, nhưng vẫn còn
bôc lộ một số nhược điểm như
chưa đồng bộ và thiếu chủ động
trong công việc của một số ít
thành viên trong Ban chấp hành
Hội. Mặt khác, lãnh đạo Hội cũng
chưa khai thác hết tiềm năng các
ủy viên chấp hành, chưa phân
công cụ thể và thiếu đôn đốc
kiểm tra. Thư ký thường trực Hội
thì luôn luôn thay đổi, mọi công
việc không nắm vững nên thường
xảy ra khiếm khuyết, lủng củng.
Một số ủy viên BCH còn ngại đi
họp.
Việc thành lập các chi hội đòa
phương trong những năm gần đây
còn dậm chân tại chỗ, một phần
do cơ chế tổ chức không thống
nhất từ chính phủ đến tỉnh và
thành phố, một phần do thường

trực văn phòng Hội không thường
xuyên đôn đốc, không tìm cách
tháo gỡ những vướng mắc hiện
có. Vì thế đến nay Hội đã có 20
năm ra đời mà còn nhiều cựu sinh

viên Việt Nam ở Rumani chưa
biết tới Hội hoặc, muốn tham gia
Hội cũng không biết tìm ở đâu. Ở
đây càng lộ rõ điểm yếu về công
tác tổ chức hội viện, cũng như
công tác tuyên truyền, vận động
của Hội. Vì vậy sắp tới Hội cần
phải mở rộng chân rết, phải phát
triển Hội đòa phương, phát triển
hội viện mới và phải phát thẻ Hội
viên. Đây là vấn đề then chốt có
tính quyết đònh sự tồn tại và phát
triển của Hội. Bởi lẽ, thế hệ hội
viên hôm nay hầu hết là thế hệ
cao niên, những người đã học
tập ở Rumani trong những năm
50,60,70 và 80 của thế kỷ 20.
Trong thời gian tới, Hội hữu
nghò Việt Nam – Rumani cũng
cần tăng cường mời các chuyên
gia ngành quan trọng của Rumani
sang Việt Nam trao đổi kinh
nghiệm đồng thời, tăng cường cán
bộ khoa học và văn nghệ só của
ta sang thăm Rumani để trao đổi
kinh nghiệm hoặc mở các cuộc
tọa đàm, hội thảo về khoa học kỹ
thuật, về văn học nghệ thuật (ví
dụ cuộc tọa đàm với Hội nhà văn
Rumani tại Hà Nội, chúng ta cũng

tiếp nhận được nhiều ý kiến hay
của bạn).
Hội cần tích cực vận động xin
học bổng cho sinh viên Việt Nam
sang học ở Rumani ngày càng
nhiều hơn. Đây sẽ là những hạt
nhân, là lực lượng nối tiếp truyền
thống hữu nghò Việt – Ru. Nối lại
mối quan hệ giữa các cựu sinh
viên Việt Nam với các giáo sư,
bàn bè Rumani, qua đó để xây
dựng sự hợp tác, trao đổi thông
tin, tài liệu khoa học kỹ thuật với

các trường đại học, Viện nghiên
cứu Rumani.
Hội cũng phấn đấu ra đều
“Đặc san Hữu nghò Việt Nam Rumani” 3 tháng hoặc 6 tháng 1
kỳ, như một số Hội bạn đang làm
để không những Hội có tiếng nói,
có thông tin cho nhau mà còn có
thể giải quyết một phần kinh phí
qua các quảng cáo trên tờ báo
này. Trong những năm tới, Hội
cần phối hợp ĐSQ Rumani tổ
chức những cuộc tọa đàm, giao
lưu về kinh tế, văn hóa tại Hà Nội
và đòa phương có chi hội, có cộng
đồng người Việt học tập và công
tác ở Rumani. Khởi động lại hoạt

động của Câu lạc bộ văn hóa và
khoa học Việt – Ru.
Qua các chương trình biểu
diễn của câu lạc bộ này, các
hội viên của hội, các nhà doanh
nghiệp có cơ sở để đóng góp
cho quỹ Hội một phần với lòng
hảo tâm của mình để phục vụ
cho việc in báo, xuất bản các tác
phẩm văn học nghệ thuật của
Rumani và Việt Nam để phổ biến
ở hai nước nhằm tăng cường hiểu
biết giữa hai dân tộc là cần thiết.
Với nhiệt tình của Hội viên với sự
hỗ trợ tích cực của Liên hiệp các
tổ chức hữu nghò Việt Nam, của
các bộ, các ngành, các cơ quan
và đại sứ quán Rumani tại Hà
Nội chắc chắn Hội hữu nghò Việt
Nam – Rumani sẽ có những bước
tiến đáng kể, góp phần củng cố
và phát triển tinh thần đoàn kết
hữu nghò truyền thống, sự hợp tác
toàn diện giữa hai dân tộc Việt
Nam và Rumani.
Chiếc cầu hữu nghò Việt Nam
– Rumani 20 năm qua vẫn bền
vững, những hội viên chúng ta
cần tiếp tục củng cố cho bền
vững hơn. n


21


CON NGƯỜI & SỰ KIỆN

BỘ ẤM TRÀ GẮN GỐM
LỚN NHẤT VIỆT NAM
l

ĐẮC PHONG

Bộ ấm trà gắn gốm lớn nhất Việt Nam do Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội thực hiện

T

rung tuần tháng 11 tại Thái Nguyên đã diễn
ra Liên hoan trà quốc tế lần thứ nhất Thái
Nguyên - Việt Nam 2011. Đây là sự kiện để
tôn vinh, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm Trà
Việt Nam nói chung và Trà Thái Nguyên nói riêng
với bạn hàng, du khách trong nước và quốc tế. Có
khoảng 10 quốc gia và vùng lãnh thổ, 30 tỉnh, thành
phố trong cả nước, 50 làng nghề truyền thống và 25
doanh nghiệp kinh doanh chè tham gia Liên hoan.
Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất có các hoạt
động chính như Lễ khai mạc, Hội thảo quốc tế về
cây chè, Triển lãm giới thiệu về đất nước và con
người Việt Nam, Lễ hội văn hoá trà, Cuộc thi người
đẹp xứ trà, Hội chợ thương mại và du lòch quốc tế,

giới thiệu ẩm thực trà … Trong đó, việc khánh thành
Bộ ấm trà gắn gốm lớn nhất Việt Nam, trở thành
điểm nhấn nghệ thuật thu hút sự chú ý của đông
đảo du khách dự Liên hoan.

22

Tại không gian văn hoá trà Tân Cương, Sở Văn
hoá Thể thao và Du lòch Thái Nguyên phối hợp với
Bảo tàng Thái Nguyên và Công ty Nghệ thuật Tân
Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và đón nhận
Bằng kỷ lục Bộ ấm trà gắn gốm lớn nhất Việt Nam.
Đến dự lễ và cắt băng khánh thành có đồng chí
Nguyễn Đức Kiên, Nguyên Uỷ viên TƯ Đảng, Phó
chủ tòch Quốc hội; đồng chí Nguyễn Bắc Son - Uỷ
viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông; đồng chí Dương Ngọc Long - Phó Bí thư
Tỉnh uỷ, Chủ tòch UBND tỉnh Thái Nguyên; đồng chí
Huỳnh Vónh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và
Du lòch; Ngài El Houcine Fardani, Đại sứ Marroco,
trưởng đoàn Ngoại giao đại diện cho 35 Đại sứ và
các tham tán văn hoá từ 35 Đại sứ quán đến Thái
Nguyên dự Liên hoan. Trước sự chứng kiến của
đông đảo quan khách và các vò đại sứ, Hội đồng
xác lập kỷ lục Việt Nam đã trao bằng chứng nhận


Cắt băng khánh thành Bộ ấm trà gắn gốm

xác lập kỷ lục Bộ ấm trà gắn gốm lớn nhất Việt

Nam cho Thành phố Thái Nguyên và Công ty Nghệ
thuật Tân Hà Nội.
Tác giả ý tưởng của Bộ ấm trà gắn gốm lớn nhất
Việt Nam là Họa sỹ, nhà báo Nguyễn Thu Thuỷ,
người đã được vinh danh Kỷ lục Thế giới Guines
về công trình Con đường gốm sứ ven sông Hồng
– Công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà
Nội. Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lòch Thái
Nguyên Nguyễn Thò Lệ Thu là người đầu tiên ủng
hộ ý tưởng này và tạo điều kiện để các nghệ sỹ đưa
ý tưởng trở thành hiện thực. Các thành viên của
Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội đã tạo hình và thi
công bộ ấm trà gắn gốm này trong ba tháng. Bộ ấm
trà được tạo hình bằng cốt bê tông và được trang trí
bằng nghệ thuật gắn gốm Mosaic. Ấm có chiều cao
3 mét, đường kính 4,3 mét; 3 chén mỗi chén cao 1
mét, đường kính 80 cm. Chiếc ấm khổng lồ và ba
chén được đặt trên tấm bê tông hình lá chè gắn
gốm có kích thước 8 m x 5,6 m .
Xuất phát từ suy nghó trà không chỉ đem đến sức
khoẻ cho con người làm cho tinh thần sảng khoái,
minh mẫn mà trà còn ẩn chứa rất nhiều yếu tố văn
hoá; Uống trà đã trở thành nghệ thuật; trà đã đi vào
thi ca …, Họa só Nguyễn Thu Thuỷ muốn đưa nghệ
thuật vào bộ ấm chén trà. Với những hoạ tiết trên
ấm chén, trên lá chè họa só đã thể hiện huyền thoại
về cây chè, con người và cây chè của Thái Nguyên,
thủ đô kháng chiến, thủ đô gió ngàn xưa. Ba chiếc
chén cũng thể hiện thú chơi tao nhã của các cụ ta
“chè tam, tửu tứ”. Bộ ấm trà nổi bật giữa không gian

xanh mướt những đồi chè của vùng chè Tân Cương

Ông Nguyễn Hữu Oanh, Phó Chủ tòch Thường trực Hội đồng
Xác lập Kỷ lục Việt Nam trao Bằng kỷ lục cho tác giả Nguyễn
Thu Thủy

Toàn cảnh Bộ ấm trà gắn gốm lớn nhất Việt Nam

Thái Nguyên nổi tiếng từ rất lâu đời càng thêm có
ý nghóa, như một tượng đài, như một biểu tượng về
một vùng đất được thiên nhiên ban tặng cho cây
chè. n

23


Ngài Dumitru Olaru - Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Rumani tại Việt Nam

VAI TRỊ ĐẶC BIỆT
CỦA HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – RUMANI
TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN
MỐI QUAN HỆ HỮU NGHỊ GIỮA VIỆT NAM VÀ RUMANI

N

ăm nay, 2011, là năm đánh dấu hai thập
kỷ kể từ ngày thành lập Hội Hữu nghò Việt
Nam – Rumani. Tại thời khắc kỷ niệm
này, với tư cách là Đại sứ Rumani tại Việt Nam, tôi
rất vinh dự và hân hạnh gửi tới Lãnh đạo của Hội

và các Hội viên lời chúc mừng chân thành nhất
và chúc Hội với tinh thần và nhiệt tình sẵn có luôn
tiếp tục phát triển tình cảm hữu nghò giữa nhân
dân Rumani và Việt Nam.
Hội được thành lập cách đây 20 năm theo sáng
kiến của một nhóm các cựu sinh viên Việt Nam
đã từng học tập tại Rumani, hiểu biết lòch sử, văn
hóa, văn minh Rumani, gắn bó và tâm huyết với
tinh thần hữu nghò. Nhóm khởi xướng việc thành
lập Hội với ý tưởng để tinh thần Rumani được biết
đến tại Việt Nam hơn, tuyên truyền tinh thần Việt
tại Rumani và để đưa nhân dân hai nước xích lại
gần nhau hơn.
Thời gian trôi qua, ý tưởng đã được nhiều bạn
bè yêu mến Rumani hưởng ứng tham gia và nay
Hội đã có hơn 3.000 hội viên hoạt động trong

24

l DUMITRU OLARU
Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Rumani
tại Việt Nam

Lãnh đạo Liên Hiệp Các tổ chức Hữu nghò Việt Nam và Hội
Hữu nghò Việt Nam - Rumani chào đón Tổng thống Ion Iliescu
sang thăm hữu nghò Việt Nam tháng 02 năm 2002

các Chi hội tại các tỉnh thành lớn của Việt Nam.
Họ đều là các cựu sinh viên đã được đào tạo tại
Rumani để trở thành chuyên gia trong nhiều lónh

vực khác nhau.
Trong hai thập kỷ qua kể từ ngày thành lập,


×