ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
PHẠM THANH TÙNG
TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC VỀ KHOA HỌC
CỦA FRANCIS BACON TRONG TÁC PHẨM
“CÔNG CỤ MỚI”
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
PHẠM THANH TÙNG
TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC VỀ KHOA HỌC
CỦA FRANCIS BACON TRONG TÁC PHẨM
“CÔNG CỤ MỚI”
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
& Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số:
62 22 80 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ MINH HỢP
HÀ NỘI – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Triết học “Tư tưởng triết học về
khoa học của Francis Bacon trong tác phẩm Công Cụ Mới” là công trình
nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Minh Hợp, không
có sự sao chép từ các công trình khoa học khác.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận án là chính xác, khách
quan; những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2015
Tác giả luận án
Phạm Thanh Tùng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI........ 6
1.1. Tài liệu nghiên cứu về các điều kiện và tiền đề cho sự ra đời tư
tưởng triết học về khoa học của F.Bacon trong tác phẩm “Công cụ mới” ... 6
1.1.1. Tài liệu về các điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa ..................... 6
1.1.2. Tài liệu về những tiền đề lý luận................................................... 14
1.1.3. Tài liệu về thân thế của F. Bacon và khái lược về tác phẩm
“Công cụ mới” ........................................................................................ 16
1.2. Tài liệu nghiên cứu về tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon
trong “Công cụ mới” ................................................................................... 18
1.2.1. Quan niệm của F.Bacon về mục đích cơ bản của khoa học ......... 18
1.2.2. Quan niệm của F.Bacon về bản chất của nhận thức khoa học...... 19
1.2.3. Quan niệm của F.Bacon về triết học kinh viện ............................. 21
1.2.4. Quan niệm của F.Bacon về con đường nhận thức khoa học ........ 22
1.3. Tài liệu về những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học về khoa
học của F.Bacon .......................................................................................... 26
Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................... 29
Chƣơng 2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HÓA VÀ
CÁC TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC VỀ KHOA
HỌC CỦA F.BACON TRONG TÁC PHẦM “CÔNG CỤ MỚI” .................30
2.1. Những điều kiện kiện kinh tế - xã hội, văn hóa ................................... 31
2.2. Tiền đề tư tưởng ................................................................................... 42
2.2.1. Logic học Aristotle........................................................................ 42
2.2.2. Triết học kinh viện hậu kỳ ............................................................ 46
2.2.3. Triết học phục hưng ...................................................................... 54
2.3. Thân thế, sự nghiệp của F. Bacon và tác phẩm công cụ mới .............. 62
2.3.1. Thân thế và sự nghiệp của F.Bacon .............................................. 62
2.3.2. Khái lược về tác phẩm công cụ mới của F.Bacon ........................ 66
2.4. Khái niệm “triết học về khoa học” ....................................................... 67
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................... 69
Chƣơng 3. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG TRIẾT
HỌC VỀ KHOA HỌC TRONG TÁC PHẨM “CÔNG CỤ MỚI” .......... 70
3.1. Bộ phận phê phán ................................................................................. 70
3.1.1. F.Bacon chống lại chủ nghĩa chủ quan trong nhận thức ............... 70
3.1.2. F.Bacon phê phán tính chất tư biện của triết học kinh viện.......... 83
3.1.3. F.Bacon phê phán chủ nghĩa giáo điều ......................................... 88
3.2. Bộ phận xây dựng ................................................................................ 94
3.2.1. F.Bacon khẳng định sự cần thiết phải có một phương pháp
nhận thức mới .......................................................................................... 94
3.2.2. Cơ sở bản thể của nhận thức khoa học ....................................... 100
3.2.3. Bản chất của nhận thức khoa học............................................... 106
3.2.4. Con đường nhận thức khoa học ................................................. 112
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................... 119
Chƣơng 4. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TƢ
TƢỞNG TRIẾT HỌC VỀ KHOA HỌC CỦA F.BACON TRONG
TÁC PHẨM “CÔNG CỤ MỚI” ............................................................... 121
4.1. Giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon
trong tác phẩm” Công cụ mới” ................................................................. 121
4.1.1. Giá trị tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon trong tác
phẩm "Công cụ mới" ............................................................................. 121
4.1.2. Hạn chế tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon trong tác
phẩm "Công cụ mới". ............................................................................ 130
4.2. Tác động của tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon trong
“Công cụ mới” đến lịch sử khoa học và triết học phương Tây sau ông .. 135
Kết luận chƣơng 4 ................................................................................... 149
KẾT LUẬN .................................................................................................. 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 154
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khoa học là một hiện tượng lịch sử văn hóa. Mặc dù những mầm mống
của khoa học xuất hiện từ thời cổ đại ở Trung Quốc cổ đại, ở Ai Cập cổ đại, ở
Hy Lạp cổ đại, song khoa học theo nghĩa hiện đại của từ này chỉ ra đời ở thời
cận hiện đại ở Tây Âu. Sự ra đời của khoa học cùng với ảnh hưởng ngày một
tăng lên của nó đến tất cả các mặt sinh hoạt của con người và xã hội đã đánh
dấu một thời đại mới trong tiến trình phát triển lịch sử của nhân loại – sự ra
đời của xã hội công nghiệp. Khoa học dần dần đã làm thay đổi triệt để lẽ sống
và nếp sống của con người. Khoa học đã cho phép sản xuất ra một số lượng
của cải khổng lồ thỏa mãn phần lớn nhu cầu sinh hoạt vật chất của con người,
làm thay đổi tư duy, ý thức định hướng giá trị của con người, tạo ra những
tiền đề cần thiết cho sự phát triển cả về thể xác, cả về tinh thần của con người.
Có thể nói, khoa học trở thành giá trị quan trọng nhất trên thang bậc giá trị xã
hội trong xã hội công nghiệp.
Triết học, với tính cách là một lĩnh vực tri thức nhân văn, có nhiệm vụ
suy ngẫm, phản tư về các cơ sở bản thể, các nền tảng thế giới quan, nhân sinh
quan của đời sống xã hội và đời sống cá nhân. Đối mặt với khoa học như một
hiện tượng lịch sử văn hóa làm thay đổi triệt để các cơ sở bản thể của đời
sống xã hội và đời sống cá nhân, triết học tất nhiên cần phải phản tư về hiện
tượng này, qua đó triết học hoàn thành chức năng thế giới quan, nhân sinh
quan của mình. Nói cách khác, phản tư, suy ngẫm về khoa học, về bản chất,
mục đích và con đường lịch sử của nó chính từ góc độ đặc thù của mình, triết
học góp phần thúc đẩy (hay cản trở) sự phát triển của khoa học như một bộ
phận cấu thành của tồn tại người, xác lập thái độ của con người đối với hiện
tượng "khoa học" và những hiện tượng có can hệ với khoa học. Francis Bacon
là nhà triết học sáng tạo chính ở thời điểm lịch sử khoa học xuất hiện và bắt
1
đầu trở thành nhân tố đóng vai trò quyết định sự ra đời và phát triển của một
loại hình xã hội và con người mới – xã hội công nghiệp và con người công
nghiệp. Chính vì vậy ông đã đưa ra một quan điểm triết học độc đáo của mình
về khoa học.
Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh tri thức. Khoa học đã trở
thành nhân tố mang tính quyết định đối với sự phát triển của xã hội hiện đại.
Có thể nhận thấy, một trong các tiền đề quan trọng nhất là sự hợp lý hóa quá
trình sản xuất công nghiệp dựa trên sự vận dụng và kế thừa khoa học để thúc
đẩy sản xuất. Do vậy, để tiến hành thành công sự nghiệp lịch sử này, chúng
ta cần phải nỗ lực phát triển khoa học và áp dụng công nghệ căn cứ trên
khoa học ấy như nhân tố quan trọng hàng đầu đưa đất nước ta tiến lên ngang
hàng với các quốc gia phát triển khác trong khu vực và trên thế giới. Đảng
CSVN đã khẳng định sự cần thiết phải phát triển khoa học và công nghệ như
chiến lược quan trọng trong phát triển đất nước: “Cùng với giáo dục, đào
tạo, khoa học và kỹ thuật là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh
tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội” [13, tr.94].
Ngày nay, khi khoa học và công nghệ đã trở thành một trong những
yếu tố quyết định của sự phát triển xã hội, là lực lượng sản xuất trực tiếp của
nền kinh tế toàn cầu, khoa học càng trở thành đối tượng quan trọng trong
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học (xã hội học tri thức, kinh tế học tri
thức, tâm lý học tri thức, v.v.), trong đó triết học có vị trí đặc biệt, gắn liền
với bộ môn “triết học về khoa học”. Quan điểm triết học về khoa học được
thể hiện rõ qua việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển khoa học,
kỹ thuật và kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Thực tiễn lịch sử khẳng định
rằng, phát triển khoa học và công nghệ có tính quyết định trong phát triển
kinh tế quốc gia. Do vậy, việc nghiên cứu triết học về khoa học trong xã hội
hiện đại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đang thực hiện công
2
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong bối cảnh lịch sử đó, triết học cần phải có tiếng nói đóng góp
riêng của mình cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Nói cụ thể, triết
học cần phải đưa ra quan điểm đặc thù riêng của mình về khoa học nhằm góp
phần thúc đẩy sự phát triển của nó như nhân tố quan trọng hàng đầu trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội. Để thực hiện mục đích quan
trọng này của mình, triết học không thể không quay lại với lịch sử tư tưởng
triết học về khoa học, với tính cách một bộ môn triết học phản tư về khoa học
như một hiện tượng lịch sử văn hóa tham dự vào quá trình hình thành các bản
thể của tồn tại xã hội và tồn tại người.
Triết học về khoa học ra đời và phát triển cùng với tiến trình lịch sử của
đối tượng của nó là khoa học. Xét từ góc độ này, tư tưởng triết học về khoa
học của F.Bacon giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử ra đời và phát triển
của triết học về khoa học. Do vậy, thiết nghĩ, việc quay lại với di sản lý luận
triết học của F.Bacon nói chung hay tư tưởng triết học về khoa học của
F.bacon trong tác phẩm "Công cụ mới" có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan
trọng, cấp bách. Tác phẩm “Công cụ mới” của F.Bacon được đánh dấu như
một cột mốc quan trọng trên con đường hình thành và phát triển của triết học
về khoa học. Vì vậy mà ông đã được C.Mác coi là ông tổ của chủ nghĩa duy
vật Anh và khoa học thực nghiệm hiện đại. Với tinh thần hăng say khám phá
và phục hưng khoa học, quan điểm triết học về khoa học của F.Bacon đã ảnh
hưởng rộng lớn và sâu sắc đến các trào lưu triết học về khoa học ở phương
Tây cùng với những tác phẩm có giá trị và ý nghĩa quan trọng.
Nghiên cứu triết học của F.Bacon nói chung và tư tưởng triết học về
khoa học của ông nói riêng có ý nghĩa quan trọng, vì nó cho phép làm sáng tỏ
bản chất, mục đích của khoa học, loại bỏ những trở ngại trên con đường phát
triển của khoa học, qua đó góp phần biến khoa học thành “lực lượng sản xuất
3
trực tiếp”, khẳng định vị trí, vai trò của khoa học kỹ thuật như nhân tố quyết
định đối với sự phát triển của xã hội.
Triết học của F.Bacon nói chung và đặc biệt là tư tưởng triết học về
khoa học của ông trong tác phẩm “Công cụ mới” chưa được nghiên cứu một
cách đầy đủ và sâu sắc ở nước ta. Do vậy, việc nghiên cứu tư tưởng triết học
về khoa học nói chung và của tư tưởng triết học về khoa học F.Bacon nói
riêng trở thành một nhiệm vụ tất yếu và quan trọng đối với những người
nghiên cứu và giảng dạy triết học.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn
chủ đề : Tư tưởng triết học về khoa học của Francis Bacon trong tác phẩm
“Công cụ mới” làm đề tài nghiên cứu trong luận án của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là làm rõ những tư tưởng triết học về khoa học
trong tác phẩm “Công cụ mới”.
Để thực hiện mục đích này, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Thứ nhất, trình bày, phân tích các điều kiện, tiền đề lý luận hình thành
tư tưởng triết học về khoa học trong tác phẩm “Công cụ mới” của F. Bacon.
- Thứ hai, phân tích làm rõ các nội dung cơ bản của tư tưởng triết học
về khoa học của F.Bacon trong tác phẩm “Công cụ mới”.
- Thứ ba, Chỉ ra những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học về khoa
học của F.Bacon.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án:
- Đối tượng nghiên cứu trong luận án là tư tưởng triết học về khoa học
được F. Bacon trình bày trong tác phẩm “Công cụ mới”.
- Phạm vi nghiên cứu là tác phẩm “Công cụ mới” và một số tác phẩm
khác của F.Bacon đề cập tới những nội dung của tư tưởng triết học về khoa
học, cũng như những tác phẩm của các nhà triết học khác bàn luận về tư
tưởng của F.Bacon.
4
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý luận Mác – Lênin về triết học, đặc biệt
là quan điểm triết học của Mác về khoa học, cũng như các quan điểm của
Đảng cộng sản Việt Nam về khoa học và công nghệ.
Ðể giải quyết các nhiệm vụ đã nêu trên, luận án vận dụng tổng hợp
những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú ý sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng
hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, hệ thống hoá, logic - lịch sử.
5. Đóng góp mới của luận án
- Là công trình đầu tiên ở Việt nam nghiên cứu về tư tưởng triết học về
khoa học của F. Bacon trong tác phẩm "Công cụ mới"
- Nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng triết học về khoa học của
F. Bacon trong tác phẩm “Công cụ mới”.
- Trên cơ sở phân tích giá trị, hạn chế, tác giả chỉ ra những tác động của tư
tưởng triết học về khoa học của F.Bacon trong tác phẩm "Công cụ mới" đối với
thời kỳ sau ông.
6. Ý nghĩa của luận án
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy
và nghiên cứu triết học của F.Bacon và chuyên đề “Triết học về khoa học”
cho sinh viên và cao học.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương 11 tiết
5
B. NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
F.Bacon là một nhà triết học Anh kiệt xuất ở thế kỷ XVII – XVIII. Do
đó, các công trình nghiên cứu về lịch sử triết học phương Tây phần lớn đều đề
cập khái quát đến thân thế, sự nghiệp, các tác phẩm và tư tưởng triết học
chính của ông. Các tác giả đều ghi nhận công lao to lớn của F.Bacon trong
việc khởi xướng và tạo dựng những cơ sở thế giới quan nhằm phát triển khoa
học cùng với những chức năng và nhiệm vụ của nó trong lịch sử hình thành
xã hội công nghiệp. Song, tất cả các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại việc
giới thiệu rất khái quát những tư tưởng cơ bản trong triết học của F.Bacon nói
chung và đề cập khá sơ lược tới tư tưởng triết học về khoa học của ông nói
riêng. Do vậy, tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon trong tác phẩm
“Công cụ mới” cần được nghiên cứu một cách sâu sắc và có hệ thống nhằm
làm rõ ý nghĩa lịch sử của triết học của F.Bacon, đặc biệt trong điều kiện kinh
tế tri thức ngày càng phổ biến và chiếm ưu thế.
Để triển khai luận án của mình, tác giả luận án nhận thấy một việc làm
cần thiết và bắt buộc là giới thiệu những kết quả cơ bản đã đạt được của các
các tác giả đi trước trong việc nghiên cứu triết học của F.Bacon nói chung và
tư tưởng triết học về khoa học của ông nói riêng được ông trình bày trong tác
phẩm “Công cụ mới”, qua đó làm sáng tỏ tình hình nghiên cứu của đề tài luận
án và những vấn đề còn chưa được giải quyết thỏa đáng, sẽ được tác giả luận
án giải quyết trong luận án của mình.
1.1. Tài liệu nghiên cứu về các điều kiện và tiền đề cho sự ra đời tƣ
tƣởng triết học về khoa học của F.Bacon trong tác phẩm “Công cụ mới”
1.1.1. Tài liệu về các điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa
Trong hàng loạt tác phẩm của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân
tích những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của nước Anh, cũng như của
6
châu Âu đương thời với F.Bacon để luận giải thực chất của triết học cận hiện
đại nói chung và tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon nói riêng, từ đó
đưa ra nhận xét, đánh giá toàn diện đối với tư tưởng triết học về khoa học của
F.Bacon. Trong “Tư bản”, C.Mác cho rằng, nước Anh đi đầu trong việc phát
triển các mầm mống của quan hệ tư sản nhờ thủ tiêu chế độ nông nô: “Vào
cuối thế kỷ XIV, chế độ nông nô ở Anh đã thực sự không còn nữa. Bấy giờ,
tuyệt đại đa số dân cư và trong thế kỷ XV thì lại càng nhiều hơn nữa là những
nông dân tự do, có kinh tế độc lập, mặc dầu quyền sở hữu của họ có thể bị che
đậy dưới những chiêu bài phong kiến nào chăng”[42, tr 299].
C.Mác đã nhận thấy rằng, chính sự thay đổi về sở hữu đất đai đã đưa
F.Bacon đến chỗ giữ lập trường bảo vệ những cải cách có lợi cho quan hệ tư
sản đang ra đời. Ông nhận xét: “Bản thân F.Bacon đã vô tình mở ra cho
chúng ta thấy bí ẩn của cuộc đấu tranh vô ích của chính phủ chống lại những
sự khoanh chiếm đất”, tức là chống lại việc mở rộng quy mô canh tác vì lợi
ích của tầng lớp tư sản đang hình thành. C.Mác vạch rõ quan điểm của
F.Bacon về sự so sánh giữa bộ binh dũng cảm với giai cấp địa chủ khỏe mạnh
và được giải phóng khỏi thái độ nhẫn nhục kiểu nô lệ. Tất cả mọi quy chế của
chính phủ chống lại việc “khoanh chiếm đất” rốt cuộc đều trở nên vô ích, vì
chúng mâu thuẫn với “tự nhiên” (nhu cầu của nền kinh tế tư sản) và “tính hữu
ích” (lợi ích vị kỷ của tầng lớp tư sản ngày càng trở nên chiếm ưu thế ở Anh
lúc bấy giờ) [xem: 42, tr. 131].
Ph.Ăngghen chỉ rõ rằng, phương thức sản xuất thống trị ở nước Anh
vào thời kỳ này đã không còn là phương thức sản xuất phong kiến. Song, các
quyền chính trị của tầng lớp tư sản (hay như ông nói là của tầng lớp quý tộc
mới) do Hạ nghị viện đại diện là rất hạn chế. Sáng kiến của Hạ nghị viện
nhằm mở rộng chúng luôn bị Thượng nghị viện và Hoàng gia ngăn cản.
Trong khi đó thì “xét về địa vị của mình, tầng lớp tư sản đã là một giai cấp
7
quan trọng trong nhà nước” [46, tr. 89]. Họ không thể chấp nhận địa vị vô
quyền chính trị ấy và vô số tàn dư của chế độ phong kiến. Trong bối cảnh đó,
với tư cách quan chức của Hoàng gia, F.Bacon cần đưa ra giải pháp nhằm
phát triển xã hội Anh nhờ thúc đẩy khoa học là nhân tố mang tính quyết định
đối với việc phát triển sản xuất kinh tế.
Chính C.Mác đã chỉ ra rằng, thông qua tư tưởng triết học về khoa học
của mình, F.Bacon biểu thị các xu hướng tinh thần của thời đại. C.Mác viết:
“Chủ nghĩa duy vật là con đẻ chân chính của nước Anh”, còn F.Bacon là “ông
tổ của chủ nghĩa duy vật Anh” [44, tr.142]. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học tự nhiên và kỹ thuật ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy
F.Bacon luận chứng cho khoa học về mặt triết học như nhân tố chủ yếu của
tiến bộ lịch sử xã hội.
Theo Ph.Ăngghen, nhằm loại bỏ những trở ngại và mở ra con đường
cho sự phát triển khoa học, vốn là đại diện cho giai cấp tư sản đang hình
thành và đang nỗ lực khẳng định địa vị thống trị của mình trong xã hội,
F.Bacon đã lên tiếng chống lại tôn giáo như chỗ dựa của chế độ phong kiến.
Tiến hành cuộc đấu tranh này, F.Bacon dựa vào khoa học đang không ngừng
phát triển và di sản tư tưởng cổ đại phong phú. Ph.Ăngghen khẳng định
“Chuyên chính về mặt tinh thần của giáo hội đã bị đánh bại”[45, tr. 459]. Đây
là những chỉ dẫn, nhận xét, đánh giá có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc
nghiên cứu các điều kiện cho sự ra đời của tư tưởng triết học về khoa học của
F.Bacon, vì chúng cho phép làm sáng tỏ nguyên nhân sâu xa nhất dẫn tới việc
F.Bacon hình thành và luận chứng tư tưởng triết học về khoa học của mình
trong tác phẩm “Công cụ mới”.
Trong cuốn “Lịch sử triết học” do Nguyễn Hữu Vui chủ biên, các tác
giả đã khái quát điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị cho sự ra đời và phát
triển của triết học F.Bacon. Các tác giả viết: “Bước sang thời cận đại, bắt đầu
8
từ thế kỷ XVII, nước Anh đạt được sự phát triển thịnh vượng về kinh tế và xã
hội, trở thành một trong những cường quốc tư bản lớn nhất ở Tây Âu. Giai
cấp tư sản Anh ngày càng khẳng định vai trò của mình trong đời sống xã hội
của đất nước, tập hợp lực lượng chống lại chế độ phong kiến đã lỗi thời…
Các nhà triết học Anh thế kỷ XVII là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản Anh
trước và sau cách mạng” [75, tr. 263-264].
Trong cuốn “Câu chuyện triết học” của Will Durant gồm chín chương,
tác giả đã dành hẳn một chương để nói về sự nghiệp triết học của F.Bacon. Tác
giả cuốn sách đã phân tích những điều kiện chính trị, xã hội từ Aristotle đến
thời Phục hưng, làm sáng tỏ những điều kiện chủ quan qua sự nghiệp chính trị,
liệt kê những tiểu luận, cuối cùng tập trung vào sự nghiệp phục hưng mà logic
tất yếu dẫn F.Bacon tới việc viết tác phẩm “Đại phục hồi”. Muốn thực hiện
công cuộc “đại phục hồi” đó, theo tác giả, trước tiên người ta phải làm gia tăng
tri thức nhờ tạo ra bộ “công cụ mới”. Sau khi làm “gia tăng tri thức (xây dựng
và củng cố hệ thống các khoa học) và kiện toàn trật tự xã hội bằng cách quản lý
nó một cách khoa học, thì một xã hội lý tưởng sẽ xuất hiện”[102, tr. 220-222].
Trong cuốn Lịch sử triết học phương Tây trước Mác, tác giả Trần
văn Phòng đã phân tích rất rõ điều kiện và tiền đề cho sự ra đời triết học
của F.Bacon, trong đó tác giả đã chỉ rõ yêu cầu bức thiết của thực tiễn xã
hội cũng như yêu cầu về mặt lý luận, đặc biệt là các nhân tố như là tiền đề
có tác động quan trọng đến các quan điểm nhận thức luận của triết học
F.Bacon [xem: 54, tr. 68-73].
Về những điều kiện văn hóa cho sự ra đời tư tưởng triết học về khoa
học của F.Bacon trong tác phẩm “Công cụ mới”, Ph.Ăngghen vạch rõ một
trong những nhân tố văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lập trường thế giới
quan triết học của F.Bacon là ở chỗ những thăng trầm của cuộc đấu tranh
chống tôn giáo diễn ra ở bên trong tầng lớp trí thức Anh đã làm xuất hiện
9
thái độ thờ ơ về tôn giáo. Thậm chí người cha của F.Bacon là N.Bacon đã dễ
dàng tiếp nhận Công giáo và cũng dễ dàng từ bỏ nó để chuyển sang Tin lành
giáo. Ph.Ăngghen nhận thấy: “đó là nguồn gốc lịch sử của sự giả dối về tin
thần. Song điều này cũng có một hệ quả tích cực là giới trí thức được giải
phóng khỏi những hạn chế của chủ nghĩa giáo điều, sự xa rời cuộc sống thực
tế” [41, tr. 10]. Và đây chính là tiền đề văn hóa rất quan trọng để tạo ra tâm
thế tự do làm khoa học dành cho tầng lớp trí thức tiến bộ, ủng hộ một kiểu
xã hội mới thay thế cho xã hội phong kiến trì trệ cùng với ách áp bức đối với
đa số xã hội.
Ph.Ăngghen khẳng định rằng, chính thái độ thờ ơ tôn giáo, phong trào
Phục hưng, nhu cầu nhận thức bản tính con người đã có ảnh hưởng đáng kể
tới sự hình thành lập trường triết học duy vật của F.Bacon. Thực tiễn lịch sử
này đã đưa tới chỗ văn hóa Anh “trải qua thời kỳ cổ điển của mình” [45, tr
346]. Theo Ăngghen, văn hóa Phục hưng đã tạo ra những con người khổng lồ.
Ông viết rằng, văn hóa Phục hưng “cần đến những con người khổng lồ và đã
sản sinh ra những con người khổng lồ về sức mạnh tư duy, khát vọng và tính
cách, về tính đa dạng và sự uyên bác, tất cả họ đều sống bằng chính những lợi
ích thời đại mình, tham gia hăng say vào cuộc đấu tranh thực tiễn và F.Bacon
chính là con người khổng lồ như vậy” [45, tr. 459-460].
Ph.Ăngghen đặc biệt nhấn mạnh bối cảnh văn hóa tinh thần đã có tác
động mạnh mẽ đến quá trình hình thành triết học về khoa học ở giai đoạn đầu
cận hiện đại. Ông viết: “Trong những sách viết tay còn sót lại khi thành
Bidăngxơ bị diệt vong, qua những bức tượng cổ đào được ở các di chỉ của
thành La Mã, một thế giới mới đã hiện ra trước mắt phương Tây kinh ngạc:
đó là thời cổ Hy Lạp; trước những hình thức huy hoàng của nó, những bóng
ma của thời Trung cổ đã biến mất; ở Italia bắt đầu một thời kỳ phồn vinh chưa
từng có về nghệ thuật, nó xuất hiện giống như một ánh sáng phản chiếu của
10
thời cổ điển và từ đó trở đi người ta không bao giờ thấy lại thời kỳ ấy nữa. Ở
Italia, ở Pháp, ở Đức, một nền văn học mới, nền văn học hiện đại đã xuất
hiện; sau đó ít lâu, Anh và Tây Ban Nha, cũng có thời kỳ văn học cổ điển của
mình… Chuyên chính tinh thần của giáo hội bị đập tan; đa số các dân tộc
Giécmanh đã trực tiếp vứt bỏ nền chuyên chính đó và theo đạo Tin lành; còn
trong các dân tộc La Mã thì một luồng tư tưởng tự do phóng khoáng tiếp thu
được của người Ảrập và thấm nhuần tư tưởng triết học Hy Lạp vừa mới được
phát hiện, càng ngày càng ăn sâu, mọc rễ và chuẩn bị cho chủ nghĩa duy vật
thế kỷ XVIII” [46, tr. 459].
Tuy nhiên, vốn sinh ra ở thời kỳ đang xuất hiện những mầm mống đầu
tiên của xã hội tư sản, theo C.Mác, cần đề cập tới sự ảnh hưởng của tôn giáo
trên tư duy của F.Bacon. Theo ông, F.Bacon quan tâm bảo vệ khoa học khỏi
tôn giáo. Ông nói về tôn giáo bằng ngôn ngữ mang sắc thái thần học nhằm che
đậy thái độ phê phán đối với nó. Một mặt, ông sẵn sàng vạch ra tính vô căn cứ
lý luận của tôn giáo, song mặt khác, ông lại làm ra vẻ có đóng góp cho việc bảo
vệ tôn giáo. C.Mác có nhận xét rất tinh tế về thái độ này của F.Bacon: những
suy luận của F.Bacon chứa đầy những “sự không nhất quán thần học, song
những nhượng bộ của ông thường mang tính chất thuần túy hình thức, bao hàm
sự chế diễu bất kính đối với các nhà thần học” [44, tr. 143].
Nói tới điều kiện văn hóa quy định cơ sở thế giới quan cho sự phát
triển của tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon, các tác giả của cuốn
“Lịch sử triết học” (do Nguyễn Hữu Vui làm chủ biên) khẳng định rằng
“…cùng với sự phát triển các ngành khoa học thực nghiệm mà các nhà triết
học Anh thời kỳ này đều thiên về lập trường duy vật và duy cảm trong nhận
thức” [75, tr. 264-265].
Trong tập 2 của bộ sách “Lịch sử triết học phương Tây” gồm 3 tập của
Đỗ Minh Hợp, tác giả đã phác họa bối cảnh lịch sử văn hóa cho sự ra đời và
11
phát triển của triết học Tây Âu cận hiện đại, trong đó gồm có cả triết học về
khoa học của F.Bacon. Theo tác giả, những tư tưởng ấy biểu thị một thời đại
lịch sử có quy mô lớn, có ý nghĩa văn minh hóa là khởi xướng phát triển khoa
học dựa trên cơ sở kỹ thuật cơ khí. Vì vậy, theo tác giả, có thể nhận định
“Học thuyết của F.Bacon là sự phê phán triết học kinh viện, ... kêu gọi hoạch
định chính sách nhìn xa trông rộng của nhà nước đối với khoa học; dự án của
F.Bacon về xã hội và nhà nước căn cứ trên khoa học” [26, tr. 7].
Theo tác giả của công trình nêu trên, đặc điểm tiếp theo của văn hóa
cận hiện đại nhìn chung có thể được đánh giá là chủ nghĩa duy lý theo nghĩa
rộng: tin tưởng vào năng lực của lý tính sẽ hóa giải được những bí ẩn của tự
nhiên, nhận thức được thế giới bao quanh và bản thân con người, xét đến
cùng, cải tạo được tự nhiên, cải biến được xã hội và con người dựa trên các
nguyên tắc hợp lý. Định hướng chủ đạo (mặc dù không phải định hướng duy
nhất) của triết học cận hiện đại là định hướng vào khoa học và nhận thức khoa
học với tư cách là hình thức tối cao của văn hóa, tức nó có một trong những
nội dung quan trọng bậc nhất của mình là tư tưởng triết học về khoa học. Triết
học sẽ trở thành khoa học khi xây dựng phương pháp “khoa học đích thực cho
bản thân và cho các khoa học khác” [26, tr. 15-16].
Theo các tác giả trên thì tự ý thức văn hóa của người Tây Âu cận hiện
đại là một trong những khác biệt lớn của văn hóa Tây Âu cận hiện đại. Văn
hóa được hiểu là giới tự nhiên nhân tạo (thứ hai), quan trọng như giới tự nhiên
thứ nhất. Do vậy, nguyên tắc sáng tạo chiếm ưu thế, thể hiện ở định hướng
vào cái mới, tích lũy những sản phẩm vật chất và tinh thần nhiều hơn cần
thiết, vào đổi mới công nghệ. Cải tạo tự nhiên và xây dựng một thế giới mới
dựa trên cơ sở đó là yếu tố phân biệt triệt để định hướng của văn hóa châu Âu
cận hiện đại không chỉ với văn hóa châu Âu trước đó, mà còn với tất cả các
nền văn minh khác. “Đây thực chất là tư tưởng tích cực ở phương Tây mà
12
F.Bacon biểu thị rất rõ thông qua quan niệm về khoa học như công cụ biến
con người thành chủ nhân của thế giới. Từ đó là đặc trưng nổi bật của văn hóa
châu Âu cận hiện đại - thái độ phê phán của nó đối với các thời đại trước”
[26, tr. 22-23].
Đặc điểm quan trọng khác của văn hóa cận hiện đại được tác giả Đỗ
Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn trong cuốn Đại cương lịch sử
triết học phương Tây hiện đại đã phân tích khá sâu sắc khi cho rằng : chủ
nghĩa duy lý theo nghĩa rất đề cao lý tính (ratio), thực chất là sùng bái lý tính
khoa học - niềm tin vào những khả năng vô hạn của khoa học. “Chính niềm
tin vào tính hợp lý của thế giới mở ra con đường luận chứng cho khoa học về
mặt phương pháp luận” [22, tr. 331].
Như vậy, các công trình đề cập tới điều kiện kinh tế - xã hội và chính
trị cho sự ra đời tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon đã nêu bật giai
đoạn lịch sử tiền xã hội tư sản đòi hỏi giải phóng nguồn lực con người khỏi
chế độ nông nô, phát triển khoa học như nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển.
Cách tiếp cận như vậy là hoàn toàn thỏa đáng, phù hợp với quan niệm duy vật
về lịch sử.
Về điều kiện văn hóa cho sự ra đời tư tưởng triết học về khoa học của
F.Bacon, tác giả của các công trình nêu trên đã vạch rõ định hướng chống
thần học, tính chất thế tục, chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa tích cực của văn hóa
cận hiện đại như các nền móng của tòa nhà văn hóa khoa học đang hình thành
và tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon thể hiện chính là sự phản tư về
chúng, qua đó luận chứng cho khoa học như cơ sở cho toàn bộ vận động tiến
tới của xã hội.
Tuy nhiên, tất cả các công trình nêu trên đều chỉ dừng lại ở những
nhận định khái quát, chưa khu biệt và phân tích cụ thể các nhân tố cơ bản
thúc đẩy F.Bacon đưa ra quan điểm triết học về khoa học của mình như
13
một trong các chương trình luận chứng cho khoa học nổi bật ở thời cận
hiện đại. Tác giả luận án tiếp thu những kết quả nghiên cứu nêu trên và sẽ
trình bày những điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa cho sự ra
đời tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon thông qua việc phân tích
bốn nhân tố chủ yếu là (1) quá trình hình thành các quan hệ xã hội mới; (2)
phong trào Cải cách giáo hội như một hiện tượng văn hóa; (3) quá trình
hình thành khoa học như một thiết chế xã hội; (4) lập trường giai cấp tư sản
mang tính lịch sử tiến bộ của F.Bacon.
1.1.2. Tài liệu về những tiền đề lý luận
a) Tài liệu về tiền đề khoa học tự nhiên
Bàn về tiền đề khoa học tự nhiên cho sự ra đời của tư tưởng triết học về
khoa học của F.Bacon trong tác phẩm “Công cụ mới”, C.Mác nhận xét rằng,
mặc dù chịu ảnh hưởng của văn hóa Phục hưng, song trái ngược với tinh thần
của khoa học Phục hưng, tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon mang
trên mình dấu ấn của khoa học tự nhiên thế kỷ XVII-XVIII: nó được hình
thành không hẳn dựa trên tư tưởng cổ đại được phục hưng mà chủ yếu dựa
trên sự đối lập với tư tưởng ấy. Điều đó thể hiện ở nhận thức tường minh về
sự không thỏa đáng của phương pháp tư biện được xây dựng nhờ viện dẫn
vào Aristotle và thái độ sùng bái tư tưởng cổ đại xét từ góc độ những nhu cầu
của khoa học tự nhiên mới. Bản thân tên gọi “Phục hưng các khoa học”,
“Công cụ mới” ở F.Bacon có nội hàm khác, mà chính là sự thống trị của con
người đối với các lực lượng tự nhiên nhờ các phương pháp khoa học mới.
F.Bacon lần đầu tiên luận chứng các cơ sở thế giới quan, các nhiệm vụ và các
phương pháp của khoa học tự nhiên thực nghiệm mới. Do vậy C.Mác coi ông
là ông tổ không những của chủ nghĩa duy vật Anh mà còn của “toàn bộ khoa
học thực nghiệm hiện đại” [44, tr. 142-143].
Trong cuốn “Những chủ đề cơ bản của triết học Phương Tây”, tác giả
Phạm Minh Lăng đã đề cập một cách rất khái quát những vấn đề về văn hóa,
14
khoa học kỹ thuật, mối quan hệ giữa triết học và các khoa học khác, đã chỉ ra
mối quan hệ biện chứng giữa triết học và khoa học cũng như xác định vai trò của
cả khoa học và triết học ở phương Tây thế kỷ XVII [xem: 31, tr. 121 - 122].
Trong luận văn thạc sĩ “Học thuyết của F. Bacon về nhận thức” của
Nguyễn Thị Hồng Diệp, tiền đề về khoa học tự nhiên cũng được tác giả phân
tích khá sâu sắc. Theo tác giả của luận văn này, các tiền đề khoa học tự
nhiên cho sự ra đời tư tưởng nhận thức luận của F.Bacon là Leona de Vinci
như người sáng lập ra cơ học, là hệ thống của Copecnicus, là cơ học của là
Galilée, tức là những người đặt nền móng cho các lĩnh vực tri thức khoa học
mới [xem: 7, tr.22 - 25].
Nguyễn Ước trong cuốn Đại cương triết học phương Tây cũng đã có đề
cập tới các tiền đề về mặt lý luận cho sự ra đời của triết học của F.Bacon, trong
đó tác giả của cuốn sách đã có những phân tích và đánh giá khá rõ về các tiền
đề khoa học tự nhiên. Nó được bắt nguồn từ những tư tưởng của các bậc tiền
bối là Leona de Vinci, hay Copecnicus, Galilée và đặc biệt những tiền đề khoa
học này và yêu cầu của thực tiễn xã hội chính là những luận chứng vô cùng
quan trọng trên con đường đấu tranh chống triết học kinh viện và luận chứng
cho phương pháp nhận thức mới của F.Bacon [xem: 68, tr.36 -38].
b) Tài liệu về tiền đề triết học
Trong cuốn Lịch sử triết học phương Tây trước Mác, Tác giả Trần văn
Phòng đã phân tích rất rõ điều kiện và tiền đề cho sự ra đời triết học F.Bacon,
trong đó tác giả đã chỉ rõ yêu cầu bức thiết của thực tiễn xã hội cũng như yêu
cầu về mặt lý luận, đặc biệt là các nhân tố như là tiền đề có tác động quan trọng
đến các quan điểm nhận thức luận của triết học F.Bacon [xem: 54, tr.67-73].
Cuốn Lịch sử triết học của tác giả Phương Kỳ Sơn cũng đã giới thiệu
được đôi nét về bối cảnh lịch sử cho sự ra đời của triết học F.Bacon. Theo tác
giả, tiền đề cho sự ra đời của triết học F.Bacon cũng chính là tiền đề triết học, đó
là những tiền đề về mặt lý luận đối với sự hình thành triết học của F.Bacon.
15
Tác giả Nguyễn Tiến Dũng, trong cuốn Lịch sử triết học phương Tây
cũng đã đề cập một cách khái quát các tiền đề trực tiếp đến sự ra đời của triết
học của F.Bacon, trong đó tác giả đi sâu phân tích những yêu cầu bức thiết về
mặt nhận thức cũng như thực tiễn đối với việc hình thành tư tưởng triết học
của F.Bacon [xem: 9, tr. 28-30].
Cuốn Lịch sử triết học của tác giả Nguyễn Hùng Hậu, có những bước
tiến hơn khi tác giả đã chỉ ra vai trò của tiền đề lý luận đối với sự phát triển
của triết học F.Bacon nói chung và triết học cận đại nói riêng.
Như vậy, có thể nói, khi đề cập tới các tiền đề cho sự ra đời tư tưởng
triết học của F.Bacon, các tác giả chỉ giới thiệu các tiền đề ấy và mặc nhiên
coi chúng là tiền đề lý luận, mà không phân tích cụ thể vai trò “tiền đề” của
chúng đối với sự ra đời tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon. Còn vấn
đề về tiền đề triết học cho sự ra đời tư tưởng triết học của F.Bacon, thì nó
chưa được khảo cứu thỏa đáng.
Tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên, tác giả luận
án sẽ đi sâu phân tích tư tưởng khoa học của Kopernik, Bruno và Galilée như
các tiền đề khoa học tự nhiên trực tiếp và tư tưởng triết học của Aristotle (chủ
yếu là tác phẩm “Công cụ”), của R.Bacon, Occam như các tiền đề triết học cơ
bản cho sự ra đời tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon.
1.1.3. Tài liệu về thân thế của F. Bacon và khái lược về tác phẩm
“Công cụ mới”
Về cuộc đời và sự nghiệp của F.Bacon, trong các cuốn “Lịch sử triết
học” (do Nguyễn Hữu Vui làm chủ biên), “Đại cương lịch sử triết học
phương Tây trước Mác” (của nhóm tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh,
Nguyễn Anh Tuấn”, các tác giả cung cấp thông tin sơ lược về cuộc đời và
sự nghiệp của F.Bacon, như ông sinh ra trong một gia đình quý tộc, tốt
nghiệp Đại học Cambridge, công tác nhiều năm tại Bộ Ngoại giao, sống
16
dưới thời kỳ tiền cách mạng tư sản nhưng vẫn nhiệt liệt ủng hộ những cải
cách tư sản nhằm phát triển đất nước, ủng hộ sự phát triển khoa học và triết
học [xem:75, tr.264-265].
Cuốn 106 nhà thông thái của P.S.Taranốp (do Đỗ Minh Hợp dịch) đã
đưa ra những khắc họa rất thú vị về cuộc đời, số phận, học thuyết (tư tưởng)
của nhà triết học F.Bacon. Tác giả xây dựng chân dung F.Bacon với những sự
kiện có tác động đáng kể đến sự nghiệp sáng tạo của F.Bacon. Xuất thân từ
một gia đình quý tộc giữ vị trí nổi bật trong đời sống chính trị nước Anh (cha
ông Nicolas Bacon là bá tước phụ trách ngành in ấn và bộ trưởng đầu tiên
dưới thời Nữ hoàng Elidabeta); học tại trường tiểu học ở Cambridge, từ năm
lên 16 tuổi F.Bacon sau đó vinh dự được nằm trong thành phần của Uỷ ban
ngoại giao nước Anh; ông sống nhiều năm ở Pháp, tại đây ông làm quen với
nhiều nhân vật vĩ đại trong đời sống văn hóa và khoa học Pháp; năm lên 23
tuổi được bầu vào nghị viện, bắt đầu nghiên cứu luật pháp, họat động thực
tiễn và tham gia vào đời sống chính trị; năm 52 tuổi, F.Bacon trở thành viện
trưởng viện công tố Anh; chủ ý dành những khát vọng khoa học của mình cho
“Đại phục hồi khoa học”; năm 1617 trở thành người đứng đầu ngành in ấn
quốc gia, sau đó là phó thủ tướng; năm 1621 bị nghị viện buộc tội âm mưu
đảo chính và tham nhũng, phải ra hầu tòa và bị kết án; trong những năm cuối
đời, ông ốm đau nhiều, thu nhập của ông rất thấp, thậm chí có lúc còn lo phải
đi “ăn xin”. Vào vùa xuân năm 1626, ông quyết định làm thí nghiệm ướp lạnh
gà để xem băng có thể giữ được thịt tươi bao lâu, bị cảm lạnh và mất sau vài
ngày [xem: 19, 631-631].
Về tác phẩm “Công cụ mới”, trong cuốn Lịch sử triết học phương Tây
của Lê tôn Nghiêm, Tác giả đã giới thiệu khái quát tác phẩm “Công cụ mới”.
Theo tác giả, “Công cụ mới” được F.Bacon dự định viết là phần thứ hai của
“Đại phục hồi các khoa học”, trở thành phương tiện để lý giải tự nhiên và
17
vương quốc của con người. Mục đích của nó là luận chứng các cơ sở tối hậu
của khoa học. Để mở ra con đường cho nhận thức khoa học, cần thủ tiêu
những ảo tưởng và những khái niệm giả dối đã xâm chiếm lý tính con người
và bám chặt vào đó. Tiếp theo, cần phải nghiên cứu cẩn thận nhất những
nguyên tắc nhận thức.
Như vậy, những thông tin nêu trên về cuộc đời và sự nghiệp của
F.Bacon đem lại cho chúng ta một bức chân dung tổng thể về con người
F.Bacon, song nó chưa đủ để chúng ta hình dung ra những đóng góp vĩ đại
của ông đối với sự phát triển khoa học của nhân loại. Do vậy, tác giả luận án
sẽ cố gắng đem lại một bức tranh về F.Bacon như nhà triết học dành phần lớn
nỗ lực cuộc đời để luận chứng cho khoa học với tính cách là phương tiện biến
con người thực sự thành chủ nhân của thế giới.
Về tác phẩm “Công cụ mới”, tiếp thu đánh giá nêu trên về nó và để
người đọc nắm bắt được vị trí của nó trong lịch sử tư tưởng triết học về khoa
học, tác giả luận án sẽ tái hiện lại nội dung của tác phẩm này thông qua các tư
tưởng chủ đạo của nó.
1.2. Tài liệu nghiên cứu về tƣ tƣởng triết học về khoa học của
F.Bacon trong “Công cụ mới”
1.2.1. Quan niệm của F.Bacon về mục đích cơ bản của khoa học
Trong cuốn “triết học phương Tây từ khởi thủy đến đương đại” (của
Bernard Morichere do Phan Quang Định dịch), tác giả đã đưa ra nhận định
xác đáng đối với quan niệm của F.Bacon về mục đích cơ bản của khoa học
khi cho rằng: “vai trò đặc biệt và sự cần thiết phải thúc đẩy mạnh phát triển
khoa học ... như một nền tảng lý luận của công cuộc phát triển kinh tế đất
nước. Ông coi đó là phương tiện cơ bản nhằm xóa bỏ mọi bất công và tệ nạn
xã hội, xây dựng một cuộc sống phồn vinh”, rằng “khoa học đem lại lợi ích
cho toàn thể nhân loại nói chung chứ không riêng cho ai”, rằng “Muốn chinh
18
phục tự nhiên thì con người phải nhận thức các quy luật của nó, vận dụng và
tuân theo chúng” [xem: 79, tr.265 - 268].
Trong tập 2 cuốn “Lịch sử triết học phương Tây” gồm 3 tập, tác giả
Đỗ Minh Hợp đã khái quát quan niệm của F.Bacon về mục đích cơ bản của
khoa học. Tác giả khẳng định “F.Bacon kêu gọi những người đương thời và
thế hệ mai sau quan tâm đến phát triển các khoa học và làm điều đó vì lợi
ích của cuộc sống và của thực tiễn, vì lợi ích và phẩm giá của con người.
F.Bacon lên tiếng chống lại những thành kiến phổ biến về khoa học nhằm
đem lại một địa vị mới cho nghiên cứu khoa học. Sự đổi mới triệt để các
định hướng trong văn hoá châu Âu đã bắt đầu chính từ F.Bacon. Từ việc tiêu
phí thời gian một cách đáng ngờ và vô bổ dưới con mắt của những người
đương thời, khoa học dần dần trở thành một lĩnh vực văn hoá quan trọng bậc
nhất, có địa vị cao quý” [xem: 26, tr.47].
Cuốn Những chủ đề cơ bản của Triết học phương Tây của Phạm Minh
Lăng (2001) đã trình bày một cách cô đọng về mục đích cơ bản của khoa học
đương thời, việc xác định mục đích khoa học nhằm định hướng cho khoa học
phục vụ những vấn đề của cuộc sống mang tính thực tiễn [xem: 31, tr. 29-31].
Như vậy, có thể khẳng định, các tác giả nghiên cứu vấn đề về mục đích
của khoa học trong di sản triết học của F.Bacon đều nhấn mạnh một cách xác
đáng rằng, F.Bacon là một trong những người đầu tiên đã nhận thấy, nhấn
mạnh và cố luận chứng mục đích của khoa học như một trong những nhân tố
quan trọng nhất đối với phát triển xã hội và con người. Tuy nhiên, các công
trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở những nhận định chung. Do vậy
trong luận án của mình, tác giả của luận án sẽ cố gắng phân tích sâu sắc và
toàn diện quan niệm của F.Bacon về mục đích của khoa học.
1.2.2. Quan niệm của F.Bacon về bản chất của nhận thức khoa học
Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, C.Mác đánh giá cao
quan niệm của F.Bacon về bản chất của nhận thức khoa học. Theo F.Bacon,
19