Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Phân tích hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty cổ phần sản xuất ô tô hoà bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.16 KB, 25 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hạch toán kế toán là một phận cấu thành quan trọng của hệ
thống công cụ quản lý kinh tế tài chính , có vai trò tích cực trong
quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh . Hiện nay cơ chế
quản lý kinh tế tài chính ở nước ta đã và đang định hướng điều
chỉnh các mục tiêu kinh tế thị trường năng động có sự quản lý của
nhà nước cũng như trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc doanh .
Để phát huy vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải có tổ chức
công tác kế toán khoa học , hợp lý nhằm nâng cao thông tin một
cách kịp thời , đầy đủ và trung thực , đáp ứng yêu cầu của cơ chế
quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Việc tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ nội dung công
tác kế toán trong doanh nghiệp đòi hỏi tổ chức công tác kế toán
khoa học hợp lý , gọn nhẹ và linh hoạt để hoạt động có hiệu quả là
điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin kế toán một cách kịp
thời cho ban lãnh đạo đồng thời phát huy và nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên kế toán .
Vốn là một bộ phân quan trọng không thể thiếu được đối với
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Việc theo dõi
đầy đủ chính xác hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn là
nhiệm vụ quan trọng của công tác hạch toán và quản lý nguồn vốn .


Trong báo cáo quản lý này em xin phân tích hiệu quả công tác
quản lý và sử dụng vốn tại công ty Cổ Phần sản xuất ô tô Hoà
Bình.
PHẦN I : ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ
MÁY Ô TÔ HOÀ BÌNH (NAY LÀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ
KHÍ Ô TÔ HOÀ BÌNH)
1.1 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của nhà máy:


Nhà máy ô tô Hoà Bình là thành viên thuộc tổng công ty công
nghiệp ô tô Việt Nam . Tiền thân của nhà máy là quân giới V202 ,
được thành lập ngày 15/02/1952 tại chiến khu Việt Bắc . Nhiệm vụ
của nhà máy là sửa chữa các phương tiện giao thông vận tải phục
vụ cho chiến dịch Tây Bắc và mặt trận Thượng Lào trong kháng
chiến chống Pháp .
Để đáp ứng với tình hình mới ngày 30/04/1959 Bộ giao thông
có quyết định tách quốc doanh vận tải ô tô Trung Ương ra thành
các công ty vận tải địa phương , từ đó xưởng ô tô Hoà Bình là đơn
vị kinh doanh độc lập và được chuyển về địa điểm hiện nay ( Km 9
Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội) và đổi tên thành nhà máy ô
tô Hoà Bình. Nhà máy có nhiệm vụ sửa chữa ô tô , đào tạo công
nhân kỹ thuật và sửa chữa ô tô cho ngành giao thông vận tải .
Năm 1968 do nhiệm vụ kháng chiến chống Mỹ cứu nước
ngày càng tăng nhu cầu về xe phục vụ giao thông . Do đó , quy mô
và sản phẩm của nhà máy càng lớn và đa dạng . Bước đầu chỉ là
nhà máy chuyên sửa chữa xe ca , xe tải các loại , sau này tiến lên


đóng mới xe ca, xe rơ moóc và một số mặt hàng phục vụ kháng
chiến chống Mỹ, làm các phụ tùng ô tô .
Những năm 60,70 nhà máy mới chỉ có khoảng 500 cán bộ
công nhân viên đến trước năm 1990 nhà máy có trên 1000 cán bộ
công nhân viên , hàng trăm máy móc thiết bị : máy dập , máy tiện ,
máy hàn , máy phay , máy bào . Đặc biệt có nhiều loại máy cắt gọt.
từ chỗ có 2 phân xưởng tiến tới có 6 phân xưởng : Phân xưởng sửa
chữa , đóng mới xe ca , phân xưởng cơ khí , phân xưởng phụ và
phân xưởng phục hồi … Do có đường lối đổi mới của Đảng thu hút
vốn đầu tư nước ngòai ngày 19/8/1991thành lập xí nghiệp liên
doanh sản xuất ô tô Hoà Bình (VMC) . Với tỷ lệ góp vốn pháp định

30% . để tham gia liên doanh này xí nghiệp đã đóng góp hầu hết
nhà xưởng , đất đai và số công nhân chủ chốt , công nhân lành nghề
. Năm 1993 tại quyết định 1045/QĐ/ TCCB_ LĐ ngày 27/06/1993
của Bộ giao thông vận tải thành lập doanh nghiệp nhà nước – Nhà
máy ô tô Hoà Bình hiện nay ở Km9- Nguyễn Trãi – Thanh Xuân –
Hà Nội .có diện tích mặt bằng hơn 60.000 m2 . Đây là một diện
tích không lớn so với tính chất của một ngành sản xuất công
nghiệp, nhưng có vị trí dựa trên nền tảng cơ sở một nhà máy nổi
tiếng trong cả nước về đóng mới và sửa chữa xe ca - đây là một
thuận lợi của nhà máy.
1.2 Cơ cấu tổ chức của nhà máy:
-Do việc nhà máy nhập rồi tách khỏi (VMC) nên không tránh
khỏi việc không ổn định về mặt tổ chưc , gây khó khăn cho việc tổ
chức lại sản xuất và kinh doanh
Từ năm 1993 khi có quyết định của Bộ giao thông vận tải thành
lập lại doanh nghiệp nhà nước giao quyền tự chủ sản xuất kinh


doanh . Ban lãnh đạo nhà máy coi việc tổ chức lại bộ máy quản lý
là công việc hàng đầu nhằm đưa nhà máy vào hoạt động có hiệu
quả hơn .
• Nhà máy ô tô Hoà Bình hiện có nhiệm vụ chính là :
• Đóng mới xe ô tô chở khách từ 24-80 chỗ ngồi
• Sửa chữa ô tô khách các loại
• Đóng mới các phương tiện chuyên dụng
• Lắp ráp các loại xe ô tô buýt thành phố
• Làm dịch vụ cơ khí , sửa chữa bán phụ tùng ô tô các loại …
Qua hai lần đầu tư và mỏ rộng năng lực của nhà máy về công
nghệ đóng mới xe ca chở khách thì công suất nhà máy đã được
nâng lên . Các dây truyền sơn sấy , gia công , dập cắt , định hình

sản phẩm đã được lắp đặt thiết bị mới . từ đó nâng công suát nhà
máy tùe 200xe lên 500xe / năm .
Hiện nay :
• Số lao động hiện có trên 200 người
• Máy móc thiết bị hàng trăm cái hầu hết được tranh bị mới
• Nhà máy có 6phòng chức năng :
1. Phòng tài chính kế toán : Chịu trách nhiệm trước giám
đốc trong công tác thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và
thông tin kinh tế trong công ty . Thực hiện công tác kế
toán công nghiệp và tài chính thông qua tiền tệ . Giúp
giám đốc quản lý chặt chẽ việc dùng vật tư , tiền vốn
trong sản xuất kinh doanh , thực hiện các chỉ tiêu tích


luỹ có hiệu quả , đảm bảo việc bảo toàn và phát triển
vốn của công ty .
2. Phòng kế hoạch sản xuất : tham mưu cho giám đôc về
công tác điều hành chung của toàn công ty , thu thập
nghiên cứu phân tích thông tin về nhà máy để có kế
hoạch đề xuất lập ra kế hoạch sản xuất kinh doanh kịp
thời phục vụ cho điều hành sản xuất , triển khai kế
hoạch sản xuất của công ty
3. Phòng tổ chức hành chính : chịu trách nhiệm trước
giám đốc về mặt nhân sự của các phòng ban , cán bộ
công nhân viên trong toàn công ty điều hành phân công
quản lý nhân sự một cách hợp lý nhất
4. Phòng kỹ thuật cơ điện : chịu trách nhiệm trước giám
đốc về công tác kỹ thuật , công nghệ bảo dưỡng máy
móc thiết bị cung cấp và sửa chữa trong toàn công ty ,
đảm bảo điện cho cho hoạt động sản xuất kinh doanh

của công ty
5. Phòng (KCS) : Phòng đảm bảo chất lượng , chịu trách
nhiệm trước giám đốc về công tác kiểm tra quản lý sản
phẩm , từ khâu nguyên vật liệu đầu vào đến thành phẩm
kịp thời xử lý ngăn chặn những sản phẩm sai hỏng . tổ
chức kiểm tra dụng cụ đo lường của công ty theo định
kỳ .
6. Phòng kinh doanh : Đảm nhận tất cả các công việc liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh


nghiệp , từ việc nghiên cứu thị trường , xây dựng chiến
lược sản phẩm và chiến lược tiêu thụ và thu hồi tiền tệ .
Phòng kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
• Có 3 phân xưởng : Phân xưởng khung xương , phân xưởng vỏ
xe và phân xưởng hoàn thiện
• Tổ chức đảng đoàn thể :
-

Có một chi bộ cơ sở

-

Công đoàn cơ sở gần 200 người

-

Chi đoàn thanh niên nhà máy gần 100 đoàn viên thanh niên


Cơ cấu lao động :
-

Công nhân trực tiếp sản xuất : 150 người

-

Công nhân gián tiếp sản xuất 50 người
Trong đó :

-

Đại học cao đẳng : 20 người

-

Cán bộ quản lý 15người

1.3 Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy ô tô Hoà Bình :
Năm 1993 nhà máy ô tô Hoà Bình tách khỏi liên doanh
(VMC) khi đó nhà máy chỉ còn lại một số cán bộ chủ chốt và rất ít
công nhân lành nghề do liêndoanh (VMC) tuyển dụng . Chính vì
vậy mà nhà máy thiếu hụt về mặt nhân sự , từ các cán bộ phòng ban
, đến công nhân lao động tay nghề , lúc này nhà máy gặp rất nhiều
khó khăn do chưa ổn định về mặt tổ chức , do máy móc lạc hậu ,
thiếu đồng bộ , nguồn vốn eo hẹp , nhưng với sự quan tâm kịp thời
của Bộ giao thông vận tải và Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt


Nam , nhà máy đã xác định phải đầu tư đồng bộ . Ngay từ những

ngày đầu , ban lãnh đạo đã xác định đầu tư con người , rà soát lại
công nhân xem năng lực của từng người có tương xứng với trình độ
bằng cấp và bậc thợ . Đồng thời đào tạo cán bộ quản lý , cán bộ kỹ
thuật và công nhân có tay nghề cao làm chủ các phương kỹ thuật
mới . trong thời gian này nhiệm vụ chính của nhà máy là sửa chữa
và đóng mới các xe ô tôcác loại chủ yếu là xe buýt thành phố
Từ năm 1997 nắm bắt được nhu cầu của thị trường nhà máy
tiến hành đóng mới các loại xe chất lượng cao mới 100% như : Isu
zu , Hinno …. Với kiếu dáng và tiện nghi hiện đại giá thành chỉ
tương đương với 2/3 xe nhập khẩu cùng loại . Sản phẩm của nhà
máy ô tô Hoà Bình ngày càng được thị trường trong nước tín nhiệm
Năm 2004 nhà máy dự kiến đóng và sửa chữa 300 xe ô tô các
loại với giá trị sản lượng 105 tỷ đồng , bằng 221% giá trị sản lương
năm 2003 . Hiện nay có tới 70% số lượng xe ô tô chở khách liên
tỉnh không đạt chất lượng ( Theo quyết định 890 của Bộ giao thông
vận tải ) . Điều này đã mở ra một lĩnh vực hoạt động mới của nhà
máy . Nhà máy đang tiến hành cải tạo cơ sở hạ tầng , đầu tư thêm
thiết bị cán cắt , hàn . Đặc biệt là nhà máy sơn sấy xe ô tô nhằm
thực hiện dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuát trên 300 xe /
năm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường .
2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần cơ khí ô tô Hoà
Bình


Kế toán trưởng


Toán
Vật



Kế
Kế
Toán
Toán
T ài
Tiền
Sản
Lươn
Cố
g
định

tập
Hợp
CFSX
Giá
ành : phụ trách các
• Kế toán Th
trưởng

Kế
toán
tiêu
thụ

Xác
định
KQK
Doanh


Kế
Toán
Thanh
Toán

Kế
Toán
Vốn
Bằng
Tiền

bộ phận dưới quyền , theo dõi

tình hình tài chính của nhà máy , chịu trách nhiệm trước
giám đốc và cấp trên về công tác hạch toán kế toán và các chỉ
tiêu của nhà máy .
• Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết và tổng hợp
tình hình nhập – xuất kho từng loại vật tư bao gồm vật liệu
chính , vật liệu phụ ,công cụ lao động nhỏ diễn ra hàng ngày .
Kế toán vật tư được theo dõi trên tài khoản 152.
• Kế toán tài sản cố định : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng
giảm của tài sản cố định , trích khấu hao của tài sản cố định ,
quản lý vôn đầu tư tài sản và dự toán các công trình , đặc biệt
mỗi khi cần xây dựng các nhà kho nhà xưởng . Ngoài ra kế
toán tài sản cố định có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ và
quản lý các quỹ của nhà máy .


• Kế toán tiêu thụ sản phẩm : theo dõi tình hình nhập – xuát –

tồn thành phẩm đồng thời theo dõi tình hình thanh toán với
người mua để xác định doanh thu tiêu thụ sản phẩm xuất bán
• Kế toán thanh toán có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán
với người bán , thông qua quan hệ mua bán giữa nhà máy với
nhà cung cấp đặt trước . Đồng thời kế toán thanh toán còn
theo dõi các khoản tạm ứng công nhân viên trong nhà máy do
mua hàng phải tạm ứng
• Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng : Có nhiệm vụ nhập
các phiếu thu phiếu chi trên cơ sở mở sổ theo dõi tình hình
theo dõi các khoản thu chi bằng tiền mặt phát sinh hàng ngày
tại nhà máy , đồng thời theo dõi tình hình chi trả thông qua
tiền gửi ngân hàng . Hàng ngày khi nhận được bao nợ của
ngân hàng kiêmt tra tính chính xác của nó sau đó ghi nhật ký
chứng từ , nhận được giấy báo có ghi vào bảng kê số 2 .
Sau đây là sơ đồ bộ máy quản lý của nhà máy ô tô Hoà Bình


HĐQT

GĐ ĐH

PTC
HC

PTC
KT

PGĐ

PTT


PKF
XV

PKT
CN

KCS

PX

Công ty hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ


PHẦN 2 : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CƠ KHÍ Ô TÔ HOÀ BÌNH
1 - Đánh giá tình hình tài chính của công ty
Về việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp là
công việc hết sức cần thiết và có ý quan trọng . công việc này sẽ
thông tin khái quát về tình hình tài chình của doanh nghiệp được
thể hiện qua cách phân tích sau :
Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Chỉ

Năm 2004 TT(%) Năm 2005 TT(%) CLTT(%)
tiêu
A Nợ
28.805.332.722 75.15 17.400.746.515 63.95
-11,2

phải
trả
I Nợ

8.007278.472

15.725.642.215

hạn
II Nợ dài 2.500.474.300

1.675.104.300

ngắn

hạn
III Nợ

316.726.541

khác
B Nguồn 7.874848.671 24.85 9.812.571.954 36.05
vốn
CSH
I Nguồn

7.585.482

9.779675.748


11,2


vốn
quỹ
II Nguồn

389.366468

32.895.206

31.680181.393

27.213.317.469

vốn
KP
Tổng

Qua quá trình phân tích trên cho ta thấy trong những năm
gần đây doanh nghiệp kinh doanh không có lãi . tuy nhiên trong cơ
cấu nguồn vốn có một số vấn đề chưa hợp lý . Điều đó là sự mất
cân đối giữa tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả trong
tổng số nguồn vốn trong cơ cấu nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm
đa số , năm 2005 nợ ngắn hạn tăng gấp đôi so với năm 2004, trong
khi đợgn dài hạn năm 2005 giảm
Bảng phân tích cơ cấu tài sản
Chỉ tiêu
A TSLĐvà
ĐTNH

I Tiền
II Đầu

Năm 2004 TT(%) Năm 2005 TT(%) CLTT(%)
24.216.640542 74,45 21.186.346.323 77,85
3,4
1.322.699.722

0.

III
IV
V
VI
B

TCNH
Phải thu
Hàng tồn kho
TSLĐ khác
CFSXKDDD
TSCđ


I

ĐTDH
TSCĐ

4,17


323.149.300
0

3.370.725.392 10,63
19.410.817.712 62,27
112.397.716 0,35

123.481.475
136.407.648
0
0
7.463.540.851 23,55 6.026.971.446 22,15
7.463.540.851 23,55

-1,4


II Đầu



0.

0

TCDH
III CFXDCBD

0


0

0

0

31.680.181.393

27.213.317.469

D
IV

CFTT dài
hạn
Tổng

Trong cơ cấu tài sản ta thấy sự hợp lý đặc biệt ở tiền mặt
trong khoản phải thu. Nhưng trong năm 2005 tiền và phải thu đều
giảm xuống 75.56% và 96,33% So với năm 2004 , tài sản lưu động
khác năm 2005 là 0. điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp chưa được tốt lắm xu hướng đi xuống rất lớn .
Tình hình tài chính của doanh nghiệp còn được thể hiện rõ hơn
qua phân tích một số chỉ tiêu sau :
a. Tỷ suất tài trợ:
Năm 2004 = = 24,77%
Năm 2005 = = 36,05%
Tỷ suất tài trợ có xu hướng tăng, điều này cho thấy mức độ
đảm bảo tài chính là khả năng độc lập về mặt về mặt tài chính của

Công ty ngày càng tăng.
b. Khả năng thanh toán hiện hành:
Khả năng thanh toán hiện hành =
Năm 2004 = = 3,02 %
Năm 2005 = = 1,347


Khả năng thanh toán hiện hành của công ty chưa được tốt
lắm. Năm 2005 có xu hướng giảm so với năm 2004 , điều này
chứng tỏ tình hình tài chính của công ty đang gặp một số khó
khăn .
c. Tỷ lệ thanh toán :
Tỷ lệ thanh toán nhanh =
Năm 2004 =
=
= 0,60%
Năm 2005 =
=
= 1,33
Ta thấy năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp năm 2005
tốt hơn năn 2004 tăng 0,73% điều náy doanh nghiệp sử dụng có
hiệu quả vốn bằng tiền
d. Tỷ số nợ:
Tỷ số nợ =
Năm 2004 =
= 0,90
Năm 2005 =
Qua phân tích số liệu ta thấy tổng số nợ ngứn hạn năm 2005
so với năm 2004 là 0,27 , điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử
dụng vốn vay có hiệu quả hơn . Tuy nhiên cần phải tăng hơn nữa .

e. Tỷ suất thanh toán VLĐ.


Tỷ suất thanh toán VLĐ =
Năm 2004 = = 0,054
Năm 2005 = = 0,152
Qua phân tích số liệu trên ta thấy trong cơ cấu tài sản lưu
động của doanh nghiệp thì tiền mặt chiếm một tỷ trọng lớn năm
2005 tăng 0.098 so với năm 2004
f. Tỷ suất thanh toán tức thời.
Tỷ suất thanh toán tức thời =
Năm 2004 = = 0,16
Năm 2005 = 0,020
Qua chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp : Về khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn c ủa doanh nghiệp là chưa cao trong một chu kỳ
kinh doanh. Năm 2004 bình quân một đồng nợ ngắn hạn doanh
nghiệp có khả năng thanh toán tức thời là 0,16 năm 2005 chỉ tiêu
này giảm xuống là 0,020 %.
Việc thực hiện công tác hạch toán tại công ty cổ phần cơ khí ô
tô Hoà Bình được thực hiện hàng năm do phòng tổng hợp thực
hiện, lập kế hoạch và giao cho các đơn vị , các phòng ban tại công
ty thực hiện . Việc lập công tác kế hoạch hoá tài chính đã giúp cho
công ty giảm bớt khó khăn về mặt tài chính , mà thực tế việc thực
hiện này của công ty rất có hiêu quả .
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần cơ khí ô
tô Hoà Bình .
Sau đây là bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty
trong 2 năm : Năm 2004 và năm 2005



Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
- Các khoản giảm trừ
( 03=04+05+06+07)
+ Chiết khấu thương

MS
01

Năm 2004
25.454.249.98

Năm 2005
5.307.503.577

03

5
395.238.000

0

04

mại
+ Hàng bán bị trả lại
+ Thuế tieu thụ đặc

05
06


395.238.000
0

biệt
+ giảm giá hàng bán
1 Doanh thu thuần

07
10

0
25.059.011.985

5.307.503.577.

(10=01-03)
Giá vốn
2 LN gộp
3 Doanh thu tài chính
4 Chi phí tài chính
Trong đó lãi vay phải

11
20
21
22
23

23.431.252.394

1.627.759.591
5.406.745
196.813.079
0

4.789.865.282
517.638.295
3.414.252
268.291.103
455.460.082

trả
5Chi phí bán hàng
6 Chi phí quản lý DN
7 Lnthuần từ hoạt động

24
25
30

677.531.831
590.487.710
168.333.716

-434.460.082
20.337.700
-413.857.350

KD
8 thu nhập khác

9 Chi phí khác
10 LN khác
11 Tổng lợi nhuận

31
32
40
50

60.060003
0
60.060.003
228.393.719

trước thuế
12 Thuế thu nhập DN

51

phải nộp
13 Ln sau thuế

60

228.393.719

-.413.857.350


Hiệu quả sử dụng vốn là 1 chỉ tiêu tổng hợp đánh giá khái

quát thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu
này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và ngược
lại. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua 1 số chỉ tiêu sau:
A. Hệ số doanh lợi vốn =
Năm 2004 = = 0,051
Năm 2005 = = 0,00074
Ta thấy hệ số doanh lợi vốn kinh doanh của doanh nghiệp là
rất thấp trong khi đó có xu hướng giảm, năm 2005 hệ số này là nhỏ
không đáng kể. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp ngày càng giảm, từ đó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tình hình
kinh doanh của doanh nghiệp.
B. Hệ số doanh lợi của vốn CSH.
Hệ số doanh lợi vốn CSH =
Năm 2004 = = 0,029
Năm 2006 thì lãi dòng của doanh nghiệp là con số âm, năm
2004 bình quân 1 đồng vốn kinh doanh đem lại 0,029 đồng lợi
nhuận nhưng sang 2005 thì không đem lại đồng lợi nhuận nào mà
mang số âm (tức là doanh nghiệp bị lỗ).
C. Hệ số vòng quay vốn CSH =
Năm 2004 = = 3,18
Năm 2005 = = 0,046
Về hệ số vòng quay vốn CSH giảm 11,3%, hệ số doanh thu
thuần ảnh hưởng quyết định đến hệ số doanh lợi của nguồn vốn chủ
sở hữu.


D. Hệ số doanh lợi doanh thu:
=
Năm 2004 = = 0,0091
Đến năm 2005 thì lãi ròng mang số âm.

Ta thấy hệ số doanh lợi doanh thu cho thấy trong những năm
gần đây doanh nghiệp làm ăn không có lãi.
2.1. Tình hình sử dụng vốn lưu động.
=
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch
LN thuần
228.393.719
-413.857.350
-185.463.631
VLĐ
bình 7.201.333.180,5 4.350.186.628,7 quân
2.851.146.551,7
Hệ số sinh lợi 0,0091
Dựa vào kết quả trên ta thấy năm 2004 cứ 1 đồng VLĐ bình
quân dùng vào sản xuất kinh doanh tạo ra 0,0091 đồng LN. Hệ số
sinh lợi của năm 2005 đã giảm xuống con số âm (tức là doanh
nghiệp thua lỗ). Điều này cho thấy VLĐ của Công ty năm 2005 sử
dụng không hiệu quả vì không đem được LN mà còn thua lỗ.
2.2. Tình hình sử dụng vốn cố định.
Chỉ tiêu
Hiệu suất sử dụng VCĐ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Hàm lượng VCĐ
Tỷ suất LN
Mức khấu hao TSCĐ

Năm 2004

2,78
0,359
0,025

Ta có : Hiệu suất sử dụng VCĐ =
VCĐ bình quân trong kỳ =

Năm 2005
0,075
13,23
-


VCĐbq năm 2004 = = 9.010.383.554,55
VCĐbq năm 2005 = 6.026.971.146
Hiệu suất sử dụng = vốn cố định
Năm 2004 = = 2,78
Năm 2005 = = 0,075
* Hàm lượng VCĐ
Hàm lượng VCĐ =
Năm 2004 = = 0,359
Năm 2005 = = 13,23
Tỷ suất LN VCĐ =
Năm 2004 = = 0,025.
Năm 2005: LN mang số âm
Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2005 giảm so với năm 2005.
Một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
năm 2004 tạo ra 2,78 đồng doanh thu tiêu thụ trong kỳ, trong khi
đó sang năm 2005 chỉ số này giảm xuống còn 0,075 đồng
Về mặt hàm lượng VCĐ do sự giảm mạnh của hiệu suất sử

dụng TSCĐ trong năm 2005 cho nên số VCĐ bình quân cần thiết
để tạo nên 1 đồng doanh thu tiêu thụ trong kỳ có sự tăng chỉ tiêu
này năm 2004 là 0,359 năm 2005 là 1,323.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ cho biết 1 đồng VCĐ đem
vào đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng LN ròng, chỉ tiêu này năm 2004 là
0,025 năm 2005 là (-). Điều này cho thấy trong những năm gần đây
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không đạt kết quả cao .


PHẦN 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ SUẤT , NHẰM HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT Ô TÔ HOÀ BÌNH .
Sau khi cổ phần công ty cổ phần sản xuất ô tô Hoà Bình dã có
những bước phát triển đáng kể về mọi mặt . đặc biệt về khâu quản
lý , nhân sự thuận lợi và những khó khăn trong những năm qua:
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì việc sản xuất kinh
doanh đều có những thuận lợi và những khó khăn. Đối với nhà máy
ô tô Hoà Bình cũng vậy. Nhà máy cũng gặp rất nhiều thuận lợi và
không ít những khó khăn. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để có thể
tần dụng những thuận lợi và khắc phục những khó khăn kịp thời là
điều mà doanh nghiệp nào cũng muốn biết.
Nhà máy ô tô Hoà Bình với một diện tích không lớn 60.000
m2. So với tính chất một nhà máy sản xuất công nghiệp, thế nhưng
có một vị trí dựa trên nền tảng của cơ sở một nhà máy nổi tiếng
trên cả nước về đóng mới và sửa chữa xe ca. Dựa vào ảnh hưởng
này, mấy năm qua mặc dù hệ thống kinh doanh của nhà máy còn
rất hạn chế nhưng nhà máy vẫn tiêu thụ được các sản phẩm nhờ
vào các hợp đồng ký kết đơn chiếc, đó có thể là những khách hàng
tìm đến là do ảnh hưởng của nhà máy ôtô Hoà Bình cũ thời bao
cấp, nhờ đó mà sản lượng tiêu thụ xe khách trong những năm qua

vẫn tăng lên đáng kể.
Theo quyết định số 890 của Bộ Giao thông Vận tải thì hiện
nay có tới 70% số lượng xe ôtô chở khách liên tỉnh không đạt tiêu


chuẩn chất lượng cần phải đình chỉ hoạt động để thay thế các loại
xe mới nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo cho các loại phương
tiện. Đồng thời chính sách đổi mới của Chính phủ mà trong những
năm qua kinh tế nước ta đã phát triển rõ rệt mức sống của nhân dân
được nâng cao nhu cầu đi du lịch càng nhiều đã tác động rất nhiều
đến số lượng cũng như chất lượng phương tiện vận chuyển hành
khách. Với xu thế này, nhu cầu xe chở khách công cộng trong thời
gian tới là rất lớn đây là điểm báo cho sự phát triển của ngành vận
tải hành khách công cộng. Việc này giúp cho nhà máy có thể phát
triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và mở rộng quy mô
sản xuất để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trước đây nhà máy ôtô Hoà Bình là một đơn vị có bề dày lịch
sử nhưng lại thường xuyên có sự thay đổi không ổn định về mặt tổ
chức do nhập rồi lại tách ra. Thế nhưng từ năm 1993 khi có quyết
định của Bộ giao thông vận tải về việc thành lập lại doanh nghiệp
nhà nước giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh. Ban lãnh đạo nhà
máy coi việc tổ chức lại bộ máy quản lý của nhà máy là công việc
hàng đầu nhằm đưa nhà máy vào hoạt động có hiệu quả hơn. Chính
vì vậy mà hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà máy đã bớt
cồng kềnh, khiến cho việc quản lý được tập trung hơn. Nhà máy có
một đội ngũ cán bộ có năng lực có trách nhiệm cao trong công
việc. Ban lãnh đạo rất quan tâm đến nhân viên và động viên kịp
thời đồng thời mọi người trong nhà máy có mối quan hệ rất tốt.
Trong vài năm gần đây nhà máy đã tuyển dụng một số cán bộ trẻ
có trình độ học vấn và nghiệp vụ. Số cán bộ này nhiệt tình hăng say



với công việc và đã phát huy vị trí, vai trò của mình trong bộ máy
điều hành quản lý của nhà máy. Gần đây nhà máy đã cử một số cán
bộ chủ chốt đi đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành
sản xuất cũng như công tác quản lý được tốt hơn. Chính vì vậy mà
năng xuất lao động của nhân viên trong nhà máy ngày được nâng
cao, đây là một điều quan trọng nhằm giúp nhà máy ngày càng phát
triển mạnh mẽ hơn.
* Về sử dụng vốn lưu động:
- Doanh nghiệp cần huy động nhiều vốn hơn nữa vì thực ra
với một Công ty sản xuất ôtô thì với một số vốn như thế sẽ là rất
khó khăn cho công việc sản xuất kinh doanh. Hơn nữa doanh
nghiệp lại phải luôn đầu tư nâng cấp trang thiết bị để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của thị trường, để Công ty có đủ sức mạnh cạnh
tranh với hàng nhập khẩu, hàng nước ngoài.
- Chính vì đầu tư dây chuyền công nghệ và tổ chức bộ máy
quản lý mà trong năm 2005 việc kinh doanh của Công ty không thu
được lợi nhuận cao nhưng đây sẽ là tiền đề và bước tiến cho những
năm sau công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày
càng tốt hơn.
- Hiện nay Công ty đang gặp một số khó khăn đặc biệt là
thiếu vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh đổi mới trang thiết bị nhà
xưởng. Để khắc phục được khó khăn này Công ty cần phải huy
động nhiều vốn hơn nữa từ nhiều nguồn khác nhau một cách linh
động.


Bên cạnh những khó khăn hạn chế thì nhìn một cách tổng
quát nguồn vốn của Công ty trong những năm tới sẽ có được những

hiệu quả tốt hơn vì những nỗ lực của Công ty mà bây giờ đang là
thời kỳ đầu nên hiệu quả đạt được mới chỉ là những bước đầu.
* Những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
nguồn vốn:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động đặc biệt là
về phần vốn bằng tiền. Trong năm 2005 về khả năng thanh toán
nhanh của Công ty là tốt hơn 2004 điều này chứng tỏ doanh nghiệp
đã sử dụng vốn bằng tiền có hiệu quả hơn.
- Doanh nghiệp cần phải tăng quỹ tiền mặt. Vì hiện nay
nguồn tiền mặt tại quỹ chưa nhiều để đáp ứng những chi phí phát
sinh thường nhật tại Công ty.
* Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố
định hơn nữa chủ yếu vào việc sản xuất kinh doanh tại các phân
xưởng. Trong những năm qua việc sử dụng nguồn vốn cố định của
doanh nghiệp đạt được những hiệu quả nhất định vì vậy doanh
nghiệp cần phải phát huy hơn nữa.


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................

...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................


×