Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đánh giá phân hạng đất nhằm đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện hải hậu, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.25 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------

Nguyễn Thị Thu Hƣơng

ĐÁNH GIÁ PHÂN HẠNG ĐẤT NHẰM ĐỀ XUẤT SƢ̉ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP BỀN VƢ̃ NG HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------

Nguyễn Thị Thu Hƣơng

ĐÁNH GIÁ PHÂN HẠNG ĐẤT NHẰM ĐỀ XUẤT SƢ̉ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP BỀN VƢ̃ NG HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60850103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Phin

Hà Nội - 2015




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc trước sự quan tâm, dìu dắt và tận tình hướng dẫn của TS.Phạm Thị Phin.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo bộ môn Công nghệ Địa chính,
khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan
tâm và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, các cán bộ phòng Tài nguyên Môi
trường huyện Hải Hậu, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định tạo điều kiện
giúp đỡ về mọi mặt để tôi thực hiện luận văn trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn những người thân và tất cả bạn bè đã luôn động
viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Luận văn có sự hỗ trợ kinh phí và cung cấp dữ liệu của đề tài cấp Trung tâm
Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á, mã số 08/2013/HĐĐT.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hƣơng

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... i

MỤC LỤC ................................................................................................................................ ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4
1.1.Cơ sở lý luận khoa học về đánh giá tài nguyên đất, phục vụ định hướng quy
hoạch sử dụng đất nông nghiệp ............................................................................... 4
1.1.1.Các khái niệm cơ bản về phát triển bền vững và sử dụng đất nông nghiệp
bền vững.. ................................................................................................................ 4
1.1.2. Những chỉ tiêu đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững ........................ 6
1.1.3 Các trường phái đánh giá, phân hạng đất trên thế giới ................................ 10
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đánh giá tiềm năng đất
phục vụ định hướng quy hoạch bền vững sử dụng đất nông nghiệp ..................... 21
1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đánh giá tiềm năng đất phục vụ
định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam .............................. 21
1.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đánh giá tiềm năng đất phục vụ
định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định ...................... 22
1.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 23
1.3.1. Cách tiếp cận ............................................................................................... 23
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 24
Chƣơng 2: ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG ĐẤT HUYỆN HẢI HẬUTỈNH NAM
ĐỊNH........................................................................................................................................ 31
2.1. Đặc điểm tự nhiên và sử dụng đất của huyện Hải Hậu .................................. 31
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 31

ii


2.1.2. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 – 2011 và thực trạng phát triển kinh tếxã hội ..................................................................................................................... 34

2.1.3. Thực trạng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ........................................ 36
2.1.4. Đánh giá chung (ưu và nhược điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
huyện Hải Hậu trong mối quan hệ với sử dụng đất nông nghiệp) ........................ 38
2.2. Thực trạng sử dụng đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ............................... 39
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ........................ 39
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ... 39
2.2.3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định giai
đoạn 2005 - 2014 ................................................................................................... 40
2.3. Đánh giá, phân hạng thích hợp đất đai huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ....... 42
2.3.1. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định .... 42
2.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai .................................................................. 43
2.3.3. Phân hạng thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ
biến huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ..................................................................... 57
2.3.4. Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất
nông nghiệp phổ biến huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ......................................... 61
2.3.5. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm sử dụng đất bền vững
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ............................................................................. 66
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN V
ỮNG HUYỆN
HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH........................................................................................... 74
3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam Đinh
̣ đế n năm 2020 ...................................................................................... 74
3.1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................ 74
3.1.2. Chỉ tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp ...................................................... 74
3.2. Phân tić h, đánh giá quy hoa ̣ch sử dụng đất của huyện Hải Hậu đến năm 2020
............................................................................................................................... 75
3.2.1. Quan điểm sử dụng đất................................................................................ 75
3.2.2. Định hướng sử dụng đất cho giai đoạn 20 năm tới và giai đoạn tiếp theo.. 77


iii


3.3. Đề xuấ t sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu , tỉnh Nam Định 78
3.3.1. Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu đến năm 2020
............................................................................................................................... 78
3.3.2. Xây dựng bản đồ đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải
Hậu đến năm 2020................................................................................................. 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 82
1. Kết luận ................................................................................................................ 82
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 84

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CN - XD

Công nghiệp - xây dựng

DV - TM

Dịch vụ - thương mại

LUT

Loại hình sử dụng đất


LMU

Đơn vị bản đồ đất đai

NLN - TS

Nông lâm nghiệp - thuỷ sản

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số nông hộ được điều tra theo các loại hình sử dụng đất phổ biến của huyện
Hải Hậu..................................................................................................................................... 25
Bảng 1.2: Ma trận so sánh mức độ quan trọng của các chỉ tiêu.......................................... 27
Bảng 1.3: Giá trị RI ứng với từng số lượng chỉ tiêu n ......................................................... 28
Bảng 2.1: Diện tích, cơ cấu đất đai năm 2014 ...................................................................... 39
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2014 huyện Hải Hâ ̣u, tỉnh Nam Định
................................................................................................................................................... 40
Bảng 2.3: Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2014 ............................ 41
Bảng 2.4: Diện tích của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến của huyện Hải
Hậu năm 2014 .......................................................................................................................... 42
Bảng 2.5: Phân cấp chỉ tiêu độ mặn trong đất ...................................................................... 44
Bảng 2.6: Phân cấp đất theo thành phần cơ giới .................................................................. 44
Bảng 2.7: Phân cấp chế độ tưới nước nông nghiệp huyện Hải Hậu................................... 45
Bảng 2.8: Phân cấp chế độ tiêu nước nông nghiệp huyện Hải Hậu ................................... 45

Bảng 2.9: Phân cấp địa hình tương đối huyện Hải Hậu ...................................................... 45
Bảng 2.10: Phân cấp chỉ tiêu hàm lượng chất hữu cơ ......................................................... 46
Bảng 2.11: Bảng phân loại đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ........................................ 46
Bảng 2.12: Kết quả đánh giá độ mặn trong đất huyện Hải Hậu ......................................... 47
Bảng 2.13: Kết quả phân loại thành phần cơ giới đất huyện Hải Hậu ............................... 48
Bảng 2.14: Kết quả phân loại địa hình tương đối huyện Hải Hậu...................................... 48
Bảng 2.15: Kết quả đánh giá chế độ tưới nước nông nghiệp huyện Hải Hậu ................... 48
Bảng 2.16: Kết quả đánh giá chế độ tiêu nước nông nghiệp huyện Hải Hậu ................... 50
Bảng 2.17: Kết quả đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong đất huyện Hải Hậu .............. 49
Bảng 2.18: Kết quả đánh giá đặc điểm và tính chất của các đơn vị đất đai....................... 51
huyện Hải Hậu ......................................................................................................................... 51
Bảng 2.19: Ma trận so sánh cặp của các chỉ tiêu thành phần của LUT 2 lúa .................... 57
Bảng 2.20: Ma trận sau khi đã chuẩn hóa và trọng số các chỉ tiêu thành phần của LUT 2
lúa .............................................................................................................................................. 58
Bảng 2.2: Ma trận so sánh cặp và tính trọng số các chỉ tiêu thành phần của LUT lúa đặc
sản ............................................................................................................................................. 59

v


Bảng 2.22: Ma trận so sánh cặp và tính trọng số các chỉ tiêu thành phần của các LUT (2
lúa+1 màu, 2 màu + 1 lúa) ...................................................................................................... 59
Bảng 2.23: Ma trận so sánh cặp và tính trọng số các chỉ tiêu thành phần của LUT
chuyên màu .............................................................................................................................. 60
Bảng 2.24: Ma trận so sánh cặp và tính trọng số các chỉ tiêu thành phần của các LUT (1
lúa + 1 NTTS nước ngọt, 1 lúa + 1 NTTS nước lợ) ............................................................ 60
Bảng 2.25: Ma trận so sánh cặp và tính trọng số các chỉ tiêu thành phần của các LUT
(NTTS nước ngọt, NTTS nước lợ, NTTS nước mặn) ......................................................... 61
Bảng 2.26: Diện tích đấttheo hạng thích hợp của các LUT phổ biến của huyện Hải Hậu
................................................................................................................................................... 62

Bảng 2.27: Bảng phân hạng thích hợp đất đai huyện Hải Hậu ........................................... 64
Bảng 2.28: Chi phí vật chất của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Hải Hậu
................................................................................................................................................... 67
Bảng 2.29: Chi phí của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu ............... 68
Bảng 2.30: Phân cấp và thang điểm đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng
đất nông nghiệp huyện Hải Hậu ........................................................................................... 68
Bảng 2.31: Kết quả tổng số điểm của chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử
dụng đất nông nghiệp phổ biến huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ....................................... 68
Bảng 2.32: Phân cấp và thang điểm đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng
đất nông nghiệp huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ................................................................. 69
Bảng 2.33: Kết quả tổng số điểm của chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử
dụng đất nông nghiệp phổ biến huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ....................................... 71
Bảng 2.34: Phân cấp và thang điểm đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử
dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ....................................................... 71
Bảng 2.35: Kết quả tổng số điểm của chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường các loại hình
sử dụng đất nông nghiệp phổ biến huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định .................................. 72
Bảng 2.36: Kết quả đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
huyện Hải Hậu ......................................................................................................................... 73

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ đơn vị đất đai huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ...................................... 56
Hình 2.2: Bản đồ phân hạng thích hợp đất đai huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định .............. 65
Hình 3.1: Bản đồ đề xuất sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ...... 81

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hoạt động của con người ngày càng gia tăng cùng với việc gia tăng dân
số làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và đất đai ngày càng bị suy thoái dẫn
đến giảm năng suất và không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, cần sử dụng đất
nông nghiệp có hiệu quả và bền vững là rất cần thiết. Công tác đánh giá đất đai đã phân
hạng mức độ thích hợp của từng loại hình sử dụng đất (Lan Use Type – LUT) trên từng
đơn vị bản đồ đất đai. Kết quả phân hạng đất là căn cứ quan trọng để lập quy hoạch sử
dụng đất và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững. Vì vậy, các nước có nền khoa
học đất phát triển lập quy hoạch sử dụng đất luôn gắn liền với đánh giá đất.
Trên thế giới có nhiều trường phái đánh giá đất khác nhau. Phương pháp
đánh giá đất theo FAO được coi là phương pháp tiến bộ, kết hợp được những điểm
mạnh của phương pháp đánh giá đất theo Liên Xô (cũ) và Hoa Kỳ, đồng thời có sự bổ
sung hoàn chỉnh về phương pháp đánh giá đất đai cho các mục đích sử dụng khác nhau.
Điểm nổi bật của phương pháp đánh giá đất theo FAO là coi trọng và quan tâm đến việc
đánh giá khả năng duy trì và bảo vệ tài nguyên đất đai, nhằm xây dựng một nền nông
nghiệp bền vững trên phạm vi toàn thế giới cũng như trong từng quốc gia riêng rẽ.
Phương pháp đánh giá đất ở Việt Nam được tiến hành từ những năm 1970,
khởi đầu là nghiên cứu về phân hạng đất tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình của
Bùi Quang Toản, tiếp theo là nghiên cứu đánh giá đất phục vụ tính thuế nông
nghiệp năm 1981 – 1983 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kết hợp với
Tổng cục Quản lý ruộng đất chỉ đạo. Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây còn
nặng về chủ quan, thiếu tính định lượng. Phương pháp nghiên cứu đánh giá đất theo
FAO được áp dụng vào Việt Nam từ cuối những năm 1980.
Hải Hậu là huyện ven biển nằm ở phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng
thuộc tỉnh Nam Định, có tổng diện tích tự nhiên là 22.895,59 ha, diện tích đất nông
nghiệp là 15.639,31 ha (chiếm 68,31%) ( Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện
Hải Hậu, 2014). Điều này cho thấy đây là một huyện thuần nông.Cơ cấu và phân bố
cây trồng, thủy sản chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân và ý kiến
1



chủ quan của các nhà quy hoạch địa phương. Hiện nay, trên địa bàn huyện độc canh
cây lúa là chính, hiệu quả kinh tế thấp, đất đai đã có hiện tượng thoái hóa và thiếu
một số nguyên tố vi lượng do không được luân canh với các loại cây trồng khác.
Hơn nữa, do tác động của biến đổi khí hậu, đất đai ngày càng bị nhiễm mặn, thiên
tai (bão, sạt lở biển…) ngày càng nhiều.
Vì vậy, “Đánh giá, phân hạng đất nhằm đề xuất sử dụng đất nông
nghiệp bền vững huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định” là thực sự cần thiết.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được đặc tính, tính chất đất đai của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
- Đề xuất được các LUT bền vững cho huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan: Tổng quan về cơ sở lý luận đánh giá, phân hạng đất
của các trường phái khác nhau trên thế giới; khái quát hướng dẫn đánh giá đất của
FAO; tổng quan các công trình đánh giá đất của Việt Nam và tỉnh Nam Định.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có tác động đến sử dụng đất
nông nghiệp tại huyện Hải Hậu.
- Đánh giá phân hạng thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất nông
nghiệp tại huyện Hải Hậu theo hướng dẫn của FAO: Điều tra được các loại hình sử
dụng đất nông nghiệp (Land Use Type – LUT) phổ biến trên địa bàn nghiên cứu;
lựa chọn được các LUT có triển vọng; xác định được yêu cầu sử dụng đất của các
LUT có triển vọng; xây dựng được các bản đồ chuyên đề và bản đồ đơn vị đất đai;
áp dụng phương pháp tính trọng số AHP (phương pháp phân tích phân cấp) vào
phân hạng thích hợp đất đai.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các LUT nông nghiệp tại
huyện Hải Hậu.
- Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho huyện Hải Hậu.


2


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên (khí hậu, đặc điểm địa hình, nguồn nước, chế độ thủy
văn, thảm thực vật,…)
- Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Hải Hậu.
- Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, các hệ thống sử dụng đất trên địa bàn
huyện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính huyện
Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
- Phạm vi thời gian: Các vấn đề liên quan đến đối tượng và địa bàn nghiên
cứu trong giai đoạn 2005 – 2014.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận khoa học cho việc sử dụng đất
nông nghiệp khu vực ven biển.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu làm rõ đặc tính và tính chất đất đai ở huyện Hải Hậu.
- Đề xuất được các LUT nông nghiệp bền vững cho huyện Hải Hậu.

3


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.Cơ sở lý luận khoa học về đánh giá tài nguyên đất, phục vụ định hƣớng quy hoạch
sử dụng đất nông nghiệp


1.1.1.Các khái niệm cơ bản về phát triển bền vững và sử dụng đất nông nghiệp
bền vững
1.1.1.1. Phát triển bền vững
Khái niệm “Phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi
trường từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX.
Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED, 1986) [54], đã đề
xuất “Chương trình tương lai của chúng ta”. Sau đó, Hội nghị Olympic thế giới (thể
thao và môi trường) (1992) [47], đã đưa ra “Chương trình nghị sự 21”. Hai chương
trình này đều định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu
hiện tại mà không làm thương tổn đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai”.
Hội đồng Liên Hợp Quốc trong Hội nghị Rio de Janeiro về môi trường và
phát triển (1992) [52], có 182 nước tham gia đã thông qua bản tuyên bố Rio de
Janeiro về môi trường và phát triển. Bản tuyên bố này đã đưa ra 27 nguyên tắc cho
sự phát triển và bảo vệ môi trường.
Hội đồng Liên Hợp Quốc trong Hội nghị về phát triển bền vững (2002) [53],
đã thông qua bản tuyên bố “Johannesburg”. Trong bản tuyên bố này đã nêu, phát
triển bền vững là có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát
triển gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và
bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất
lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống).
FAO (1991) [34] và FAO (1994) [44], đề xuất “Phát triển bền vững là quản
lý và bảo vệ nguồn lực tự nhiên, định hướng sự thay đổi công nghệ, thể chế, nhằm

4



đảm bảo và đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của con người trong các thế hệ
hiện tại và tương lai”.
1.1.1.2. Nông nghiệp bền vững
Mục đích của nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống nông nghiệp bền
vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu
cầu ngày càng tăng của con người mà không làm suy thoái đất, không làm ô nhiễm
môi trường trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên.
Nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (1989) [51], cho rằng
“Nông nghiệp bền vững là sự quản lý thành công nguồn nhân lực cho nông nghiệp,
để thỏa mãn các nhu cầu thay đổi của con người, trong khi vẫn giữ vững hoặc nâng
cao được chất lượng môi trường và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên”.
FAO (1991) [34] và FAO (1994) [44], định nghĩa “Phát triển bền vững trong
lĩnh vực nông, lâm, ngư là bảo tồn đất đai, nguồn nước, các nguồn di truyền động
thực vật, môi trường không suy thoái, kỹ thuật phù hợp, kinh tế phát triển và xã hội
chấp nhận được”.
Theo nghiên cứu nông nghiệp Hội nghị ở New Delhi Ấn Độ về quản lý nông
nghiệp bền vững (Baier, 1990) [33], “Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống
có hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời giữ
gìn, cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng của môi trường sống cho đời
sau”.
Croson P. và Anderson J.R (1993) [35], đã định nghĩa “Một hệ thống nông
nghiệp bền vững phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về ăn và mặc thích hợp;
có hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội; gắn với việc tăng phúc lợi trên đầu
người”.
1.1.1.3. Hệ sinh thái nông nghiệp
Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái do con người tạo ra với mục đích
thỏa mãn nhu cầu trên nhiều mặt và ngày càng tăng của mình. Hệ sinh thái nông
nghiệp duy trì trên cơ sở quy luật khách quan của nó, tương đối đơn giản về thành
phần và đồng nhất về cấu trúc, chưa cân bằng, kém bền vững và dễ bị phá vỡ. Hệ
5



sinh thái nông nghiệp được duy trì dưới sự tác động thường xuyên của con người,
nếu ngừng tác động nó sẽ quay về hệ sinh thái tự nhiên (Trần Đức Viên, 2004) [32].
1.1.2. Những chỉ tiêu đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững
1.1.2.1. Những chỉ tiêu đánh giá bền vững về kinh tế
 Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất của FAO (1993) [43], các chỉ tiêu đánh
giá tính bền vững về kinh tế gồm:
- Tổng lợi nhuận: Là giá trị sản xuất trừ đi tổng chi phí biến đổi được phân
bổ trực tiếp (đối với cây trồng chi phí gồm: hạt giống, phân bón, nhiên liệu, nước,
lao động, máy móc thuê…).
- Thu nhập thuần: Là tổng lợi nhuận trừ đi các chi phí cố định cho sản xuất.
- Giá trị hiện hữu thuần: Giá trị hiện hữu của lợi ích trừ đi giá trị hiện hữu
của chi phí.
- Tỉ lệ lợi ích/chi phí: Giá trị hiện hữu của lợi ích chia cho giá trị hiện hữu
của chi phí.
- Mức hoàn trả vốn.
 Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000)[11], đề xuất:
- Năng suất cao:
+ Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao hơn mức bình
quân vùng có cùng điều kiện đất đai.
+ Xu thế năng suất phải tăng dần.
- Chất lượng sản phẩm: Đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và
xuất khẩu, tùy mục tiêu thị trường.
- Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích.
- Giảm rủi ro: Hệ thống có mức thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh thấp nhất.
 Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009) [2], chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả kinh tế cho cây trồng ngắn ngày gồm: Giá trị sản xuất, chi phí, lợi
nhuận, tỷ suất lợi nhuận, giá trị ngày công.
 Những thuận lợi và khó khăn về hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

vùng ven biển:

6


- Những thuận lợi: Vùng ven biển có nhiều loại hình sử dụng đất (LUT) có
giá trị kinh tế cao (nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn, trồng lúa đặc sản và hoa
màu)
- Những khó khăn: Gặp nhiều rủi ro do thiên tai (bão, lũ lụt, xâm nhập mặn,
sâu, bệnh…) làm cho hiệu quả kinh tế của các LUT ít ổn định.
1.1.2.2. Những chỉ tiêu đánh giá bền vững về xã hội
 Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất của FAO (1993) [43], các chỉ tiêu bền
vững về xã hội gồm:
- Dân số: Quy mô, phân bố, cấu trúc tuổi, di dân.
- Nhu cầu cơ bản của người sử dụng đất: An ninh lương thực, giảm bớt rủi ro.
- Cơ hội việc làm và thu nhập.
- Quyền sở hữu đất đai.
- Quy hoạch (các hệ thống sử dụng đất) phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật.
- Được cộng đồng chấp nhận: Một hệ thống sử dụng đất cho dù tối ưu với
cấp huyện hay cấp cao hơn, nhưng nông hộ không thể thực hiện thì cũng không thể
lựa chọn.
 Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000) [11], đã đề xuất:
- Đáp ứng nhu cầu của nông hộ: Đây là điều phải quan tâm trước nếu muốn
họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường…). Sản phẩm thu được cần
thỏa mãn ăn, mặc và nhu cầu sống hàng ngày, sau đó mới vươn lên sản xuất hàng hóa.
- Hệ thống muốn bền vững phải không vượt quá khả năng khả thi của nông
hộ (vốn, lao động, kỹ thuật, quyền sử dụng đất đai).
- Sự tham gia của người dân vào quản lý đất đai, từ bước quy hoạch đến tiêu
thụ sản phẩm.
- Cải thiện bình đẳng giới và quyền trẻ em trong cộng đồng: Giảm công việc

nặng nhọc cho phụ nữ và không sử dụng lao động trẻ em.
- Phù hợp với pháp luật hiện hành.
- Được cộng đồng chấp nhận.
- Đảm bảo an ninh lương thực.

7


 Những thuận lợi và khó khăn về hiệu quả xã hội sử dụng đất nông nghiệp
vùng ven biển:
- Những thuận lợi: Những sản phẩm nông nghiệp đều đáp ứng nhu cầu tại chỗ
cho nông hộ. Ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương, vùng ven biển
còn sản xuất hàng hóa, vì nơi đây là những vựa lúa và nuôi trồng thủy sản rộng lớn.
- Những khó khăn: Vùng đồng bằng ven biển thường có mật độ dân số đông,
đất đai hạn hẹp, nhu cầu sử dụng đất của nông hộ thường lớn hơn diện tích đất hiện
có, đất đai được sử dụng triệt để vào sản xuất. Giải quyết việc làm cho người lao
động từ nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, nhưng số lao động thất nghiệp vẫn còn nhiều.
1.1.2.3. Những chỉ tiêu đánh giá bền vững về môi trường
Để đánh giá mức độ bền vững của hệ thống nông nghiệp về mặt sinh thái
môi trường, người ta thường dùng các chỉ tiêu thể hiện tính bền vững của đất, sinh
vật và môi trường.
 Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất của FAO (1993) [43], các chỉ tiêu bền
vững về môi trường bao gồm:
- Tài nguyên đất và nước: Mức độ xói mòn đất, lở đất và bồi tụ; đảm bảo
cung cấp nước, chất lượng nước trong và ngoài khu vực quy hoạch hệ thống sử
dụng đất.
- Tài nguyên rừng và đồng cỏ, chất lượng môi trường sống của động vật
hoang dã: Mức độ mất rừng hoặc suy thoái rừng; cấu trúc và thành phần của rừng,
đồng cỏ và đất ngập nước. Đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo cuộc sống của
động vật hoang dã, bảo tồn nguồn gien.

- Giá trị cảnh quan phục vụ du lịch: Bảo tồn tài nguyên du lịch, vui chơi giải
trí.
 Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000) [11], đề xuất:
- Tính bền vững của đất: Dựa vào sự biến đổi của các chỉ tiêu vật lý, hoá học
và sinh học của đất theo thời gian để đánh giá tính bền vững của đất.
+ Độ phì nhiêu của đất phải tăng dần nhờ việc cung cấp thường xuyên chất
hữu cơ cho đất.

8


+ Giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép.
+ Khử hay giảm thiểu tối đa các yếu tố có hại trong đất.
+ Thực hiện tốt các biện pháp canh tác.
- Tính bền vững sinh vật: Quỹ gien sẵn có được duy trì, phục tráng và bổ sung
bằng các loài mới. Một hệ canh tác nếu tận dụng được nhiều loài bản địa đã được
chọn lọc lâu đời và thích hợp với điều kiện địa phương, lại được bổ sung thêm những
giống mới, sẽ được đánh giá cao về tính bền vững sinh thái.
- Tính bền vững môi trường: Đó là việc quản lý đầu vào và đầu ra của hệ
thống nông nghiệp để không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
 Những thuận lợi và khó khăn về hiệu quả môi trường sử dụng đất nông
nghiệp vùng ven biển:
- Những thuận lợi: Vùng ven biển có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, có
nhiều loài bản địa đặc trưng. Theo báo cáo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt
Nam: Trong vùng bờ biển và đới bờ nước ta đã phát hiện được 11.000 loài sinh vật
cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Chúng thuộc về 6 vùng đa dạng sinh
học biển khác nhau Trong tổng loài được phát hiện khoảng 6.000 loài động vật đáy,
2.038 loài cá với trên 100 loài cá kinh tế, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù
du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài sinh vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài
cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển, 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước (Hội

Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế biển thành phố Hồ Chí Minh, 2012) [57].
- Những khó khăn: Do đặc thù có vị trí tiếp giáp với biển nên gặp nhiều thiên
tai như bão, lũ, xói lở bờ biển, xâm nhập mặn, chịu ảnh hưởng trực tiếp tác động
của biến đổi khí hậu.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009) [3], trong 50 năm qua, nhiệt độ
trung bình năm tăng lên từ 0,5 - 0,7 0C; nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn mùa hè;
phía Bắc tăng nhanh hơn phía Nam. Số đợt không khí lạnh giảm, nhưng các biểu
hiện dị thường lại xuất hiện, nhiều đợt rét đậm rét hại và không theo quy luật. Số
liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc ven biển Việt Nam cho thấy, tốc độ dâng lên
của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm. Những

9


năm gần đây, bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn; quỹ đạo bão có dấu hiệu
dịch chuyển dần về phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có
đường đi dị thường hơn. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, đến cuối thế kỷ 21 mực
nước biển có thể dâng thêm khoảng 75cm so với thời kỳ 1980 - 1999. Nếu mực
nước biển dâng thêm 65 cm thì diện tích bị ngập ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
5.133 km2.
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (2011) [63], độ nhiễm mặn có xu
hướng ngày càng tăng cao và tiến sâu vào đất liền, độ mặn cao nhất trong mùa khô
tại trạm Trà Vinh vùng cửa sông Cửu Long: năm 2010 là 10,7 gam/lít, năm 2008 là
9,9 gam/lít, năm 2006 là 7,4 gam/lít.
1.1.3. Các trường phái đánh giá, phân hạng đất trên thế giới
1.1.3.1. Đánh giá đất của một số trường phái điển hình trên thế giới
Ở Canada dựa trên cơ sở khả năng mang lại lợi ích kinh tế của đất đai khi sử
dụng vào mục đích nông lâm nghiệp. Phương pháp này chú trọng đến các chỉ tiêu
về thành phần cơ giới, cấu trúc của đất, xói mòn và đá lẫn.
Ở Anh áp dụng hai phương pháp đánh giá đất (thống kê sức sản xuất của đất,

năng suất thực tế của đất). Phương pháp đánh giá đất dựa vào thống kê năng suất
của đất, mô tả các hạng đất trong quan hệ ảnh hưởng những yếu tố hạn chế của đất
đối với việc sử dụng chúng trong sản xuất nông nghiệp. Phương pháp đánh giá đất
dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của đất căn cứ vào năng suất bình quân nhiều
năm so với năng suất thực tế trên đất được lấy làm chuẩn.
Ở Ấn độ và các nước vùng nhiệt đới ẩm Châu Phi thường áp dụng phương
pháp tham biến, biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố dưới dạng phương trình toán
học, kết quả phân hạng cũng được thể hiện dưới dạng điểm hoặc phần trăm.
Đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ) theo quan điểm phát sinh do Docuchaev là
người đại diện. Ông cho rằng đánh giá đất trước hết phải đề cập đến loại thổ
nhưỡng và chất lượng tự nhiên của đất. Các yếu tố làm cơ sở đánh giá đất phải ổn
định, nhận biết được rõ ràng. Docuchaev áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố
đánh giá, thang điểm được xây dựng thống nhất. Tại Liên xô (cũ), công tác đánh giá

10


đất đai được tiến hành trên toàn Liên bang, do Bộ Nông nghiệp chủ trì và được thực
hiện theo hai hướng: đánh giá chung và đánh giá riêng theo hiệu suất (khả năng sản
xuất) của từng loại cây trồng. Cây trồng để đánh giá là cây ngũ cốc và cây họ đậu,
đơn vị đánh giá là các chủng đất.
Tại Hoa Kỳ, áp dụng phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai (Soil Potential
Ratings - SPR) do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đề xuất (dẫn theo Nguyễn Thế Đặng
(2003) [6]; Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình (2000) [23]. Phương pháp này đã
được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Cơ sở của phương pháp là dựa trên các yếu
tố khó biến đổi như: độ dốc, độ dày tầng đất, khí hậu, các yếu tố hạn chế trong sử
dụng đất để phân chia đất đai thành các lớp (class), lớp phụ (subclass) và đơn vị
(unit).
Tóm lại: Mỗi phương pháp có ý nghĩa và thích hợp với điều kiện của từng
khu vực, từng quốc gia. Các phương pháp này đều mang ý nghĩa và mục đích sử

dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy,
phương pháp đánh giá đất của Docuchaev quá đề cao khả năng tự nhiên của đất, chỉ
đánh giá đất hiện tại mà không đánh giá được đất đai tương lai. Phương pháp đánh
giá đất của Mỹ có tính chất định lượng cao nhưng chi phí tốn kém. Phương pháp
đánh giá đất ở Anh căn cứ quá nhiều đến năng suất cây trồng, tuy nhiên năng suất
không chỉ liên quan đến yếu tố đất đai mà còn liên quan đến đầu tư vào đất.
1.1.3.2. Nghiên cứu đánh giá đất đai của FAO
Khung đánh giá đất đai của FAO (1976) [36], là một trong những phương
pháp được sử dụng lâu dài và rộng rãi trong lĩnh vực tài nguyên đất đai và phát triển
nông nghiệp. Nguyên tắc đề ra là: mức độ thích hợp đất đai được đánh giá cho các
LUT, việc đánh giá phải có sự gắn kết với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của
vùng nghiên cứu. Đánh giá mức độ thích hợp của LUT đối với đất đai dựa trên cơ
sở bền vững.
Hơn 1/4 thế kỷ qua, phương pháp đánh giá đất theo FAO đã được triển khai
thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới (Băng-la-đét, Ja-mai-ca, Malaysia, Kenya,
Nigeria, Sri Lanka và Thái Lan). Các nguyên tắc đặt ra trong khung đánh giá đất

11


của FAO đã được mở rộng trong các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất cho các đối
tượng cụ thể và được công bố như: đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước trời,
FAO (1983)[37]; đánh giá đất cho nền nông nghiệp có tưới, FAO (1985)[38]; đánh
giá đất cho phát triển nông thôn, FAO (1988) [39]; hướng dẫn đánh giá đất và phân
tích hệ thống nông trại cho quy hoạch sử dụng đất, FAO (1989) [40]; đánh giá đất
cho mục tiêu phát triển, FAO (1990) [41]; đánh giá đất đồng cỏ, FAO (1991) [42];
đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác phục vụ quy hoạch sử dụng đất, FAO
(1995)[45].
Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO được coi là phương pháp tiến bộ,
kết hợp được những điểm mạnh của phương pháp đánh giá đất theo Liên Xô (cũ) và

Hoa Kỳ, đồng thời có sự bổ sung hoàn chỉnh về phương pháp đánh giá đất đai cho
các mục đích sử dụng khác nhau. Điểm nổi bật của phương pháp đánh giá đất của
FAO là coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy trì và bảo vệ tài
nguyên đất đai, nhằm xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trên phạm vi toàn
thế giới cũng như trong từng quốc gia riêng rẽ.
1.1.3.3. Cơ sở lý luận về đánh giá, phân hạng đất đai theo FAO
Việc lựa chọn, bố trí các LUT nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao và bền
vững trên cơ sở kết quả đánh giá, phân hạng đất thích hợp theo FAO.
Hội Khoa học Đất Việt Nam (1999) [10], đề xuất nội dung các bước phân
hạng đất áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam, trên cơ sở hướng dẫn đánh giá, phân
hạng đất của FAO như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu
- Công trình đánh giá đất đai nhằm phục vụ cho vấn đề gì: Quy hoạch tổng
thể xã hội, dự án đa mục tiêu hoặc các dự án vùng chuyên canh...
- Đáp ứng được yêu cầu hiện tại nhưng đồng thời phù hợp với dự kiến phát
triển trong tương lai.
Bước 2: Thu thập tài liệu
Sau khi đã xác định rõ các mục tiêu, thu thập tham khảo những tài liệu, số

12


liệu, bản đồ cần thiết có liên quan đến đánh giá đất.
Bước 3: Xác định loại hình sử dụng đất
- Lựa chọn và mô tả các LUT.
- Xác định yêu cầu sử dụng đất đai của các LUT.
Bước 4: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
- Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đơn vị bản đồ đất đai.
+ Các chỉ tiêu thường được lựa chọn: Nhóm chỉ tiêu về đất; nhóm chỉ tiêu về
địa hình; nhóm chỉ tiêu về chế độ nước. Những chỉ tiêu đồng nhất trong ranh giới

vùng đánh giá đất không cần đưa vào hệ thống chỉ tiêu đánh giá đất.
+ Phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Xây dựng các bản đồ đơn tính: Bản đồ đơn tính là bản đồ thể hiện đặc tính,
tính chất riêng biệt của đất.
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Các bản đồ đơn tính được chồng xếp trên
hệ tọa độ chung bằng công nghệ GIS để tạo thành bản đồ đơn vị đất đai.
- Mô tả bản đồ đơn vị đất đai.
Bước 5: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai
So sánh, đối chiếu giữa các đặc tính, tính chất của đơn vị đất đai với các yêu
cầu của LUT để xác định mức độ thích hợp.
 Xác định yêu cầu sử dụng đất và khả năng thích hợp của các cây trồng,
thủy sản dùng trong đánh giá
- Yêu cầu sử dụng đất và khả năng thích hợp đất đai của cây lúa nước
Yêu cầu chung:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009) [2], đề xuất yêu cầu sử dụng
đất của cây lúa.
Nguyễn Ngọc Đệ (2008) [7], cho rằng tùy từng thời kỳ cây lúa thích hợp với
biên độ nhiệt độ khác nhau, nhưng nhiệt độ tối thích khoảng 26 - 280C. Tổng tích ôn
cần thiết của cây lúa trung bình là 3500 - 45000C đối với các giống lúa trung ngày,
khoảng 2500 - 30000C đối với các giống lúa ngắn ngày. Loại đất thích hợp là thịt
13


hay thịt pha sét, ít chua hoặc trung tính (pH = 5,5 - 7,5). Một số giống lúa có thể
thích hợp được trong những điều kiện đất đai khắc nghiệt như phèn, mặn. Lúa tám
Ấp bẹ Xuân Đài và tám soan Trực Thái, có thời gian sinh trưởng từ 163 - 167 ngày,
chống đổ tốt, chịu úng khá; thích hợp ở chân ruộng vàn, vàn trũng, độ phì nhiêu khá
và hơi mặn.
Yoshida (1981) [55], cây lúa ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau cần yêu
cầu về nhiệt độ khác nhau (xem phụ lục số 2). Để tạo 1 tấn lúa khô vùng nhiệt đới

cần 19 - 24 kg N (trung bình là 20,5 kg), 4 - 6 kg P2O5 (trung bình là 5 kg) và 35 50 kg K2O (trung bình là 44,4 kg).
Trung tâm Khuyến nông, Khuyến lâm tỉnh Hòa Bình (2004) [29], nhu cầu
nước của lúa: Giai đoạn sau cấy đến đẻ nhánh giữ mức nước ổn định 2 - 3 cm, giai
đoạn sau đẻ nhánh tháo nước cạn nẻ chân chim 7 - 10 ngày để hạn chế lúa đẻ nhánh
vô hiệu, sau đó tháo nước vào giữ ở 2 - 3 cm. Muốn trồng lúa đạt năng suất cao, đất
ruộng cần bằng phẳng và chủ động nước.
- Yêu cầu sử dụng đất của cây trồng cạn ngắn ngày:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009) [2], đề xuất yêu cầu sử dụng
đất của cây ngô, cây khoai lang, cây đậu tương, cây đậu xanh, cây lạc.
Trần Thị Ba (2007) [1], cho rằng đậu đũa thích hợp với nhiệt độ 20 - 300C.
Đậu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ thịt pha cát đến thịt pha sét, rất
thích hợp trên đất nhiều chất hữu cơ và thoát nước tốt, pH từ 5,5 - 6, tốt nhất là trên
đất thịt nhẹ.
Theo Vân Quỳnh (2009) [59], khoai tây thích hợp với đất tơi xốp, đất cát
pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, thuận tiện tưới và tiêu nước, đặc biệt thích hợp trên
ruộng luân canh với lúa nước. Chính vụ trồng vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 11,
thu hoạch vào cuối tháng 1 đến đầu tháng 2.
Cà chua: Độ ẩm đất khoảng 50% độ thủy dung là thích hợp nhất. Cà chua có
thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất thịt pha cát,
nhiều mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt, chứa tối thiểu 1,5% chất
hữu cơ, pH = 5,5 - 7.
14


Theo Trần Thị Ba (2007) [1], cải bắp là cây chịu rét trung bình, nhiệt độ
ngày thích hợp cho cây tăng trưởng là 15 - 180C, nên vụ đông xuân cho năng suất
cao nhất. Cải bắp là cây ưa sáng, thích hợp ở cường độ 3000 lux. Độ ẩm đất thích
hợp là 75 - 85%. Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nông vận (2011) [61], cho rằng
cải bắp ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, có độ pH = 5,6 - 6,0. Để
có năng suất 80 tấn/ha, cải bắp đã lấy đi của đất 214 kg N, 79 kg P 2O5, 200 kg K2O;

tức là tương đương với 610 kg đạm urê, 400 kg supe lân, 500 kg kali clorua.
Su hào: Phần lớn yêu cầu sinh thái của su hào giống với cải bắp, nhưng có thể
chịu được nóng hơn cải bắp 2 - 30C. Vì vậy, su hào có thể trồng được sớm hoặc muộn
hơn cải bắp, do đó góp phần chống giáp vụ rau trong vụ xuân hè.
Hội nông dân Việt Nam (2009) [58], cho rằng dưa bở đòi hỏi sinh trưởng và
tạo quả ở điều kiện khí hậu khô, ấm áp và đầy đủ ánh sáng. Biên độ nhiệt tối thích
từ 18 - 280C. Dưa bở sinh trưởng tốt trên các loại đất có tầng mặt dày, giàu dinh
dưỡng, thoát nước tốt, có độ pH = 6 - 7. Trong quá trình sinh trưởng, dưa bở cần
tưới nước rất ít hoặc nhỏ giọt.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nông vận (2011) [60], bí xanh là cây
rau thuộc họ bầu bí, có khả năng sinh trưởng phát triển khỏe, thích ứng rộng, chống
chịu sâu bệnh rất tốt. Bí xanh là cây ưa ấm, nhiệt độ thích hợp từ 24 - 280C. Song để
cho quả phát triển tốt thì lại cần cường độ ánh sáng vừa phải. Bí xanh có khả năng
chịu hạn khá nhờ hệ rễ phát triển. Thời kỳ cây con đến ra hoa cần yêu cầu độ ẩm đất
65 - 70%, thời kỳ ra hoa kết quả cần độ ẩm đất 70 - 80%. Bí xanh chịu úng kém,
phát triển được trên nhiều loại đất, song tốt nhất ở trên đất thịt nhẹ và phù sa, pH
thích hợp từ 6,5 - 8,0.
Dưa chuột: Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển là 20 - 300C.
Yêu cầu về độ ẩm rất lớn (85 - 95%), chịu hạn rất kém. Đất thích hợp có thành phần
cơ giới nhẹ như cát pha, thịt nhẹ; có nhiều chất hữu cơ; pH từ 5,5 - 6,8. Về nhu cầu
dinh dưỡng, phản ứng nhanh chóng với dinh dưỡng trong đất nhưng lại không chịu
được nồng độ cao, nên bón phân nhiều lần thay vì bón tập trung (Trần Thị Ba,
2007) [1].
15


×