Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Báo cáo Xây dựng Hệ thống cỡ số trang phục chân váy bút chì các nữ sinh viên từ 19 đến 21 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 41 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM
KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG



TIỂU LUẬN

HỆ THỐNG CỠ SỐ TRANG PHỤC
NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 1

NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 2013
1


MỤC LỤC
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NHÂN TRẮC HỌC
1. KHÁI NIỆM NHÂN TRẮC HỌC …………………………………………………..4
2. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NHÂN TRẮC ………………………………...4
2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NHÂN TRẮC TRÊN THẾ GIỚI ……………………4
2.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NHÂN TRẮC Ở VIỆT NAM ……………………….5
CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƢỜI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƢỜI ………………………………………………8
2.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CƠ THỂ NGƢỜI ………………………………………12
2.3. CÁC CHỦNG TỘC NGƢỜI TRÊN THẾ GIỚI …………………………………..15
2.4. PHÂN LOẠI HÌNH DÁNG CƠ THỂ NGƢỜI ……………………………………18
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ CƠ THỂ NGƢỜI
3.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………..19
3.2. ĐÁM ĐÔNG VÀ MẪU……………………………………………………………19
3.3. XÁC ĐỊNH PHƢƠNG PHÁP ĐO…………………………………………………19
3.4. CÁC BƢỚC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ THEO PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU NGANG .................................................................................................................20.


CHƢƠNG IV: ỨNG DỤNG HỆ THỐNG CỠ SỐ TRONG MAY CÔNG NGHIỆP
4.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HỆ THỐNG CỠ SỐ ………………………...32
4.2. CÁC CÁCH KÝ HIỆU CỠ SỐ …………………………………………………….33
4.3. GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỆ THỐNG CỠ SỐ ……………………………………....34
4.4. HỆ THỐNG CỠ SỐ MỞ RỘNG …………………………………………………...37
4.5. BẢNG CHUYỂN ĐỔI SIZE CỠ GIỮA CÁC NƢỚC ……………………………..37
4.6. CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM KHI SỬ DỤNG HỆ THỐNG CỠ SỐ ………………40

2


CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NHÂN TRẮC HỌC
1. KHÁI NIỆM NHÂN TRẮC HỌC
Nhân trắc học là khoa học về phƣơng pháp đo trên cơ thể ngƣời và sử dụng toán học để
phân tích những kết quả đo nhằm tìm hiểu các quy luật về sự phát triển hình thái ngƣời đồng
thời vận dụng các quy luật đó vào việc giải quyết những yêu cầu thực tiễn của khoa học, kỹ
thuật, sản xuất và đời sống .
2. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NHÂN TRẮC
2.1. Sơ lược lịch sử phát triển nhân trắc học trên thế giới
-Đầu TK XX, Fisher, một trong những sáng lập môn di truyền học quần thể, đã xây dựng
đƣợc môn thống kê toán học ứng dụng vào y học thì nhân trắc học mới thực sự trở thành
môn khoa học với đầy đủ ý nghĩa của nó.
-Vào những năm 20 của thế kỷ này, Rudolf Martin- nhà nhân học đi tiên phong của
ngƣời Đức đã đề xuất một hệ thống các phƣơng pháp và dụng cụ để đo đạc kích thƣớc cơ thể
ngƣời. Năm 1991, ông đã cho ra đời cuốn sách “ Giáo trình về nhân học” đầu tiên trình bày
một cách đầy đủ các phƣơng pháp nghiên cứu nhân trắc học. Năm 1924 ông tiếp tục xuất bản
cuốn “Chỉ nam đo đạc cơ thể và xử lý thống kê ” . Đây là cuốn sách đƣợc xem là kim chỉ
nam cho môn khoa học này và Rudoft Martin xứng đáng đƣợc giới chuyên môn và những
nhà khoa học trên thế giới tôn vinh là ngƣời đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại.
-Năm 1952, Buniak với công trình nghiên cứu “Ảnh chân dung nhƣ tƣ liệu xác định cấu

tạo đầu và mặt” đã mô tả và minh hoạ bằng hình ảnh các dạng cấu tạo đầu và mặt ngƣời
đồng thời nêu lên các ứng dụng vào nghiên cứu nhân chủng tộc.
-Năm 1956, Tejeeve trong cuốn “Nhận dạng ngƣời qua đặc điểm bên ngoài” đã mô tả
những nghiên cứu đặc điểm nhân trắc đầu và mặt, ứng dụng vào công tác nhận dạng hình sự
và sự giám định pháp y.
-Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu trên đều chú trọng vào đặc điểm mô tả còn đặc điểm
đo đạc chƣa đƣợc đề cập nhiều. Đến năm 1960, nhà nhân trắc học ngƣời Pháp Olivier cho ra
đời cuốn “Thực hành nhân trắc” đƣa ra những phƣơng pháp nghiên cứu nhân trắc khá đầy
đủ. Lúc này các nghiên cứu nhân trắc học của vùng đầu mặt mới đƣợc phát triển một cách hệ
thống và toàn diện.
-Năm 1961, có hai công trình nghiên cứu lớn là:
+Đề tài nghiên cứu ảnh hƣởng của địa lý đến sự tăng trƣởng chiều cao cơ thể.
+Đề tài nghiên cứu thu thập số liệu và chứng minh tình trạng dinh dƣỡng và bệnh tật ảnh
hƣởng rõ rệt đến sự gia tăng của các kích thƣớc cơ thể.
-Năm 1962, “Học thuyết về sự phát triển thể lực con ngƣời” của tác giả Baskirop bàn
luận về các qui luật phát triển cơ thể ngƣời dƣới ảnh hƣởng của những điều kiện sống. Cũng
3


năm 1962, Mikhenson với nghiên cứu “ Phẫu thuật tạo hình vùng hàm dƣới” và Kruchinxki
(1975) với nghiên cứu “ Thẫm mỹ vành tai ngƣời” bắt đầu đƣa ra những nghiên cứu nhân
trắc vùng đầu mặt và ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình.
-Năm 1964, F.Vandervael, đã viết cuốn sách giáo khoa về nhân trắc học đƣa ra những
nhận xét toàn diện về các qui luật phát triển thể lực theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và
xây dựng các thang phân loại thể lực với các đặc trƣng thống kê trung bình cộng và đô lệch
chuẩn .
2.2. Sơ lược lịch sử phát triể n nhân trắ c ở Viê ̣t Nam
-Viê ̣t Nam nhân trắ c học đã đƣợc bắ t đầ u tƣ̀ nhƣ̃ng năm 1930 của thế kỷ 20, hầ u hế tcác
công trin
̀ h nghiên cƣ́u đều do một bác sĩ ngƣời Pháp và ngƣời Viê ̣t Nam thƣ̣c hiê ̣n tại Ban

Nhân ho ̣c thuô ̣c Viê ̣n Viễn đông bác cổ và Viê ̣n Giải phẫu học thuô ̣c trƣờng đa ̣i học Y khoa
Hà Nô ̣i. Cuố n “Hình thái học ngƣời và giải phẩ u mỹ thuâ ̣t” là mô ̣t trong nhƣ̃ng tác phẩ m đầ u
tiên củagiáo sƣ bác si ̃ Đỗ Xuân Hợp - nhà nhân trắc học đầ u tiên củaViê ̣t Nam , cô ̣ng tác với
giáo sƣ P.Huard xuấ t bản năm 1942. Nhƣng kế t quả còn hạn chế do chƣa hệ thống các kỹ
thuâ ̣t và nghiên cƣ́u còn đơn sơ, xƣ̉ lý thố ng kê toán học còn chƣa triệt để và chính xác.
-Trong thời kì chố ng thƣ̣c dân Pháp (1945-1954), giáo sƣ Đỗ Xuân Hợp đã cùng mô ̣t số
bác sĩ , sinh viên tiế n hành nghiên cứu nhân trắchọc trên thanh niên để phục vụ cho việc
tuyể n quân và mang quân trang, giầ y, mũ cho bộ đội.
-Sau khi đấ t nƣớc đƣơ ̣c giải phóng cho đế n nay đã có nhiề u công trình nghiên cƣ́u về
nhân trắ c học.
- Có thể khái quát các kế t quả nghiên cƣ́u nhân trắ c theo các hƣớng chính sau:
 Các kế t quả đi theo hướng tìm hiểu các đặc trưng hình thái , chủng tộc của các cộng đồ ng
người Viê ̣t Nam.
-Trong hƣớng nghiên cứu này , cố giáo sƣ Nguyễn Quang Quyền với tác phẩm “nhân
trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên ngƣời Việt Nam” với nội dung bổ ích mang tính ứng
dụng cao, giới thiệu các bƣớc tiến hành nghiên cứu, các mốc đo nhân trắc thông dụng trên cơ
thể ngƣời, trên xƣơng; các dụng cụ đo đạc và những nét chính về toán thống kê ứng dụng
trong nghiên cứu nhân trắc, đƣợc xem là một tài liệu quan trọng hƣớng dẫn cho nhiều nhà
nghiên cứu trẻ sau này đi vào lĩnh vực nhân trắc học Việt Nam.
- Võ Hưng với chuyên đề nghiên cƣ́u xây dƣ̣ng các chỉ tiêu nhân trắ c ho ̣c ngƣời lao đô ̣ng
Viê ̣t Nam ( phầ n các dấ u hiê ̣u nhân trắ c đô ̣ng ) và các chỉ dẫn phƣơng pháp luận đánh giá
ecgonomi chỗ làm viê ̣c phòng ngƣ̀a tai na ̣n và sƣ̣ cố do sa i lầ m của ngƣời điề u khiể n nhƣ̃ng
hê ̣ thố ng ki ̃ thuâ ̣t. Tiế p theo đề tài 58.01.03.01 nhằ m bổ sung tâ ̣p atlat nhân trắc học

ngƣời VN trong lƣ́a tuổ i lao đô ̣ng, phầ n khảo sát các dấu hiê ̣u nhân trắ c đô ̣ng của ngƣời VN.
1: Đã chế tạo một thiết bị đo các dấu hiệu nhân trắc động về tầm hoạt động của tay trong
không gian 3 chiề u, đảm bảo đô ̣ chính xác cầ n thiế t và di chuyể n đƣơ ̣c.
2: Xác định phƣơng phát luâ ̣n và kỹ thuâ ̣t đo đa ̣t và sƣ̃ lý số liê ̣u ; tiế n hành đo trên 1075
ngƣời trong đô ̣ tuổ i lao đô ̣ng ở cả hai miề n ( Nam Bắ c ) xƣ̉ lý toàn bô ̣ số liê ̣ u thu đƣơ ̣c trên
máy tính.

3: Biên soa ̣n và hoàn chin̉ h dƣ̣ thảo tâ ̣p “ Atlat nhân trắ c ho ̣c ngƣời lao đô ̣ng VN- dấ u hiê ̣u
nhân trắ c đô ̣ng về tầ m hoa ̣t đô ̣ng của tay” , là tài liệu có giá trị tham khảo tốt . Phầ n cuố i có
4


hai báo cáo phu ̣ lu ̣c và sƣ̉ du ̣ng các dấ u hiê ̣u nhân trắ c đô ̣ng để đánh giá ecgonomi chỗ làm
viê ̣c của công nhân lắ p ráp cân đồ ng hồ.
- Nguyễn Đình Khoa với hai chuyên khảo “Các dân tô ̣c ở Viê ̣t Nam” và “Nhân chủng
học Đông Nam Á”.
Ngoài ra còn có những tác giả khác nhƣ Nguyễn Duy, Trịnh Hữu Vách .v.v..

 Các nghiên cứu nhằm khảo sát đánh giá thể lực, sự tăng trưởng, phát triển về hình thái cơ
thể người.
- Các nhà nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự tăng trƣởng và phát triển của trẻ em, thiếu niên,
thanh niên mà đạidiện là Lê Thị Hợp, Đinh Kỷ, Nguyễn Công Khanh, Lê Nam Trà, Hàn
Nguyệt Kim Chi, Đào Huy Khuê…
-Liên tục trong các năm 1972, 1973 Đinh Kỷ và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu
của mình về một số kích thƣớc hình thái và thể lực của học sinh phổ thông
của Thái Bình từ 7 đến 18 tuổi. Trong công trình này, tác giả đã bàn về sự phát triển cơ thể
của học sinh và so sánh với các nhận định của Đỗ Xuân Hợp và Nguyễn Quang Quyền tiến
hành nghiên cứu đối với học sinh Hà Nội cùng lứa tuổi từ năm 1959.Năm 1991, đề tài nghiên
cứu đặc điểm và hình thái kích thƣớc, sự tăng trƣởng và phát triển cơ thể của trẻ em của Đào
Huy Khuê đã khảo sát tới 50 chỉ tiêu nhân trắc trên 1478 em học sinh từ 7 đến 18 tuổi. Đây là
công trình nghiên cứu khá công phu tỉ mỉ để đánh giá sức lớn của trẻ em Việt Nam cả về mặt
sinh lý và hình thái.
-Năm 1992, đề tài “Đặc điểm hình thái và thể lực học sinh một trƣờng phổ thông
cơ sở ở Hà Nội” của Thẩm Thị Hoàng Điệp đã mang lại cho lĩnh vực nghiên cứu nhân trắc
học ở Việt Nam một bứt phá mới khi lựa chọn phƣơng pháp theo dõi dọc (Longgitudial
Study) để tiến hành theo dõi một nhóm học sinh trong 10 năm liên tục từ năm 1981 – 1992,
từ đó đƣa ra quy luật phát triển của trẻ em thông qua các quy luật phát triển nhƣ: quy luật

phát triển về chiều cao, quy luật phát triển về cân nặng, quy luật phát triển của các kích thƣớc
vòng…. Đề tài này đƣợc tác giả bảo vệ thành công nhận học vị Phó Tiến sĩ khoa học. Từ đó
cho đến nay phƣơng pháp này cũng đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và áp dụng.
-Các công trình nghiên cứu ứng dụng cho ergonomics (nghiên cƣ́u về lao đô ̣ng).
+ Từ những năm 1970 hƣớng nhân trắc ergonomic đƣợc hình thành do yêu cầu của thực
tiễn sản xuất và tổ chức lao động khoa học. Nhân trắc ergonomics đã đƣợc ứng dụng ở Việt
Nam trong các công trình nghiên cứu, đánh giá về mức độ phù hợp của các loại máy móc,
thiết bị (đa phần đƣợc nhập ngoại) với ngƣời lao động Việt Nam. Những kiến nghị, đề
xuất thay đổi kích thƣớc máy, chỗ làm việc trên cơ sở kết quả các dẫn liệu nhân trắc đã đƣợc
đƣa ra.
+ Cho đến những năm đầu thập kỉ 80, các công trình nghiên cứu nhân trắc ở Việt Nam có
từ trƣớc, một mặt còn dẫn liệu về nhân trắc ergonomics, mặt khác đối tƣợng, phạm vi khảo
sát còn hẹp chƣa đủ đại diện cho các lứa tuổi và các vùng dân cƣ khác nhau. Các công trình
mang tính ergonomics đã đƣợc thực hiện đều phải bắt đầu bằng việc đo đạc, khảo sát các chỉ
tiêu nhân trắc của các nhóm đối tƣợng nghiên cứu. Thêm nữa, có một số tiêu chí không kèm
theo các quy định về kỹ thuật đo lƣờng và xác định rõ các điểm mốc đo.
+ Để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu ergonomics, nhiệm vụ đề ra trƣớc tiên là phải
xây dựng các dẫn liệu nhân trắc ergonomic theo quy định thống nhất trên một số đối
tƣợng đủ lớn đại diện đƣợc cho các lớp ngƣời lao động, các lứa tuổi và các vùng dân cƣ khác
nhau. Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động dƣới sự chỉ đạo của PGS.TS
Nguyễn An Lương và sự phối hợp nghiên cứu của nhiều cán bộ khoa học thuộc nhiều trƣờng
đại học, nhiều cơ quan khoa học đã nghiên cứu xây dựng ba tập Atlas nhân trăc học ngƣời
Việt Nam trong lứa tuổi lao động trong khuân khổ các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và
cấp Nhà nƣớc.
+ Tập “Atlas nhân trắc học ngƣời Việt Nam trong lứa tuổi lao động” (1986) do
5


PGS.TS Võ Hưng làm chủ biên là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc
“Nghiên cứu ứng dụng ergonomics vào bảo hộ lao động và áp dụng các dữ kiện nhân trắc vào

việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân” (mã số: 58:01:03:01) thuộc chƣơng trình
tiến bộ khoa học kỹ thuật trọng điểm của Nhà nƣớc về bảo hộ lao động trong giai đoạn từ
1982-1985. Atlas đã trình bày 138 dấu hiệu nhân trắc học tĩnh đƣợc đo đạc trên 13.223 ngƣời
đang trực tiếp lao động sản xuất trong nhiều ngành nghề khác nhau trên cả nƣớc Việt Nam.
Công trình đã nghiên cứu tiến hành theo các phƣơng pháp và dụng cụ đo theo tiêu chuẩn
quốc tế. Đó là công trình nhân trắc học đầu tiên của Việt Nam đƣợc xử lý thống kê bằng máy
tính điện tử thời điểm đó. Tất cả 138 dấu hiệu trong Atlas đƣợc tính theo các giá trị ngƣỡng
1%, 5%, 95% và 99%.
+ Trong giai đoạn 1986 – 1990, tập Atlas thứ 2 “Atlas nhân trắc học ngƣời Việt
Nam trong lứa tuổi lao động – Dấu hiệu nhân trắc động về tầm hoạt động của tay” ra
đời. Đây cũng là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp Nhà nƣớc “Nghiên cứu xây dựng các chỉ
tiêu nhân trắc học ngƣời lao động Việt Nam (phần dấu hiệu động) và sự chỉ dẫn phƣơng pháp
đánh giá ergonomic chỗ làm việc, phòng ngừa tai nạn, sự cố do sai lầm của ngƣời điều khiển
những hệ thống kỹ thuật phức tạp” (mã số: 58A:01:02).
+ Cuốn sách trình bày các số liệu thống kê về tầm hoạt động của tay trong không gian
theo 9 mặt phẳng ngang của 1075 lao động nam nữ từ 17 – 50 tuổi trong một số ngành công
nghiệp phổ biến nhƣ: Cơ khí, dệt may, chế biến lƣơng thực, thực phẩm… ở một số địa
phƣơng của miền Bắc và miền Nam Việt Nam theo phƣơng pháp của Kennedy (USA) và Eva
Nowak (Ba Lan). Kết quả công trình nghiên cứu khoa học của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu tầm
hoạt động của khớp và giới hạn thị trƣờng bình thƣờng của ngƣời lao động Việt Nam” (mã
số: 93-19/TLĐ) đã cho ra đời tập Atlas thứ 3 “Atlas nhân trắc học ngƣời Việt Nam trong lứa
tuổi lao động – Dấu hiệu nhân trắc động khớp và giới hạn thị giác” 1997. Nội dung chủ yếu
của cuốn Atlas nhân trắc này là trình bày các thông số thống kê của 50 dấu hiệu hoạt động
khớp đo trên 2267 nam nữ lao động tuổi từ 17 – 59 ở hai miền Bắc, Nam Việt Nam cùng với
sự phân tích nhận định tổng quát về tầm hoạt động khớp theo giới tính, lứa tuổ i và vùng lañ h
thổ .

-Và không nhữ ng thế nhân trắ c ho ̣c đố i với nhƣ̃ng ngành khác cũng quan tro ̣ng không
kém:
-Ngành thiết kế nội thất: Bấ t kể công trin

̀ h lớn nhỏ , đƣơ ̣c thiế t kế theo kiể u nào cũng phải
căn cƣ́ vào nhân trắ c , đă ̣c biê ̣t trong nô ̣i thấ t . Kích thƣớc của đồ nội thất gắn với một khái
niê ̣m “tỷ xích” (mố i tƣơng quan giƣ̃a kiế n trúc và ngƣời ).Theo KTS Nguyễn Văn Học , Vũ
Quang Đinh:
mỗi công trình lớn , nhỏ đều phải tuân theo một tỉ xích nhất định . Kích thƣớc
̣
của nội thất loại trung bình hoặc nhỏ : đi văng: 200 x 80 cm và 190 x 80 cm; ghế tiế p khác :
60 x 80 cm (cao 32-40 cm); bàn tiếp khách : 30 x 50 cm và 50 x 100 cm; bàn làm việc : 70x
120 cm và 70 x 140 cm (cao 72-76 cm). Giƣờng đôi: 120 x 190 cm và 140 x 190 cm (cao 35,
40, 45 cm); giƣờng mô ̣t: 75 x 190 cm. Bàn nhỏ để cạnh giƣờng : 40 x 40 cm. Giƣờng trẻ em
60 x 120 cm (cao 45 cm, dùng cho trẻ em 3, 4 tuổ i). Tủ tƣờng, giá sách, tủ quần áo: 35 x 80
cm, 35 x 120 cm, 50 x 120 cm, 55 x 180 cm, 60 x 240 cm (cao 180,200, 240 cm).
-Ngành sinh học thực nghiệm ThS Ngô Thi ̣ Phương Thanh - Trƣờng đa ̣i ho ̣c Khoa Ho ̣c
Tƣ̣ Nhiên: Nghiên cứu mô ̣t số giá tri ̣sinh ho ̣c về hình thái c ủa học sinh ở độ tuổi từ 12 đến
15 tuổi thuộc trƣờng THCS D ịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội với các chỉ số:
Chiều cao đứng, cân nặng, vòng cánh tay phải co, vòng bụng, vòng đùi phải, chỉ sốPignet,
chỉ số BMI. Nghiên cứu một số dấu hiệu mô tả về dậy thì của học sinh ở độ tuổi từ 12 đến 15
tuổi trƣờng THCS D ịch Vọng bao gồm: Dấu hiệu dậy thì chính thức: thời điểm có kinh
6


nguyệt lần đầu ở nữ và thời điểm xuất tinh lần đầu ở nam; Dấu hiệu sinh dục phụ thứ cấp:
lông ở hố nách, lông trên mu ở nam giới; lông trên mu, lông ở hố nách, tuyến vú ở nữ

giới.Đề tài góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu về sinh học hình thể và dậy thì của học sinh
trƣờng THCS trong giai đoạn hiện nay. Từ đó giúp việc áp dụng phƣơng pháp dạy học phù
hợp nhất đối với từng đối tƣợng nghiên cứu, nhằm mang lại hiệu quả giáo dục tối ƣu. Đề tài

nghiên cứu có vai trò đánh giá thực trạng chất lƣợng con ngƣời của học sinh trƣờng THCS
Dịch Vọng thông qua các giá trị hình thái và đặc điểm sinh dục học sinh từ 12 đến 15 tuổi.


CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƢỜI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƢỜI:
Hình dáng cơ thể ngƣời đƣợc tạo bởi hệ xƣơng và hệ cơ bắp.

Hình ảnh: Sự tiến hóa hình thành nên cơ thể
ngƣời
2.1.1.Cấ u tạo hệ xương
-Hê ̣ xƣơng bao gồ m xƣơng su ̣n và gân . Hê ̣ xƣơng có 206 xƣơng
trong đó 170 xƣơng là xƣơng că ̣p và 36 xƣơng là xƣơng lẻ.
-Chức năng : các xƣơng liên kết với nhau tạo thành khung cứng là
điểm tựa để nâng toàn bộ cơ thể, giúp cho ngƣời có tƣ thế đứng
thẳng,làmchổ bám cho các cơ giúp cơ thể vận và bảo vê ̣ các bô ̣ phâ ̣n
bên trong cơ thể khỏicácảnhhƣởng cơ ho ̣c.
-Phân loại theo hình dáng xương gồm:
7


+ Xƣơng ố ng: phầ nlớn là xƣơng tay xƣơng chân
+ Xƣơng rô ̣ng ( xƣơng de ̣p): gồ m xƣơng bả vai, xƣơng so ̣, xƣơng sƣờn…
+ Xƣơng ngắ n ( xƣơng mề m ): xƣơng bàn tay , xƣơng bàn chân , xƣơng ngón tay , xƣơng
ngón chân…

-Xƣơng liên kế t d ạng liề n và da ̣ng rời. Liên kế t dạng liề n kém cơ động ,hay gă ̣p ở xƣơng
sƣờn, xƣơng cổ , xƣơng bả vai . Nhƣ̃ng xƣơng cƣ̉ đô ̣ng nhiề u hơn cả là các xƣơng hình cầ u
nằ m ở vi ̣trí các khớp tƣ́ chi và các khớp thân.
-Khung xƣơng đƣơ ̣c tạo thành từ các thành phầ n cơ bản nhƣ xƣơng so ̣ , xƣơng số ng ,
xƣơng lồ ng ngƣ̣c v à xƣơng tay , xƣơng chân . Bô ̣ khung này ảnh hƣởng rấ t nhiề u đến viê ̣c
thiế t kế trang phu ̣c.
a) Hình dạng cô ̣t số ng:

-Cô ̣t số ng gồ m 33 đến 34 đố t số ng và là thành phầ n chủ yế u xác đinh
̣ hình dạng và kić h
thƣớc nƣ̃a phầ n trên của cơ thể.
-Cô ̣t số ng gồ m:
+ 7 đố t số ng cổ chiụ cƣ̉ đô ̣ng nhiề u nhấ t.
+ 12 đố t số ng lƣng chịu toàn bộ sức nặng của con ngƣời gia trọng lên nó.
+ 5 đốt sống thắt lƣng.
+ Phần xƣơng cùng: 5 đốt.Phần xƣơng cụt: 4 → 5 đốt liền nhau.
-Các đốt sống không xếp thành một trục thẳng đứng, mà cong hình chữ S ở 4 đoạn: Cổ,
ngực, lƣng, cùng, làm cho trọng tâm cơ thể dồn về 2 chân, thuận lợi cho tƣ thế đứng thẳng
=> Chúng làm tăng sức chịu đựng của cột sống, đảm bảo cho tƣ thế đứng thẳng của cơ thể
đƣợc vững chắc hơn, đồng thời làm tăng sức bật của cơ thể khi chuyển động bằng cách tăng
tính đàn hồi, giảm bớt các tác động gây chấn thƣơng cột sống khi đi bằng hai chân.
-Độ cong của khúc xƣơng sống vùng hông hình
thành từ khi trẻ em bắt đầu biết đi vì xƣơng lúc đó hãy còn
yếu. Khi ngồi thì độ cong này sẽ giảm đi. Ở nữ giới, độ
cong này thƣờng lớn hơn nam giới.
-Độ cong của khúc xƣơng sống ở vùng ngực càng
lớn khi tuổi càng về già. Vì vậy ngƣời già thƣờng bị gù
và thấp lại.
-Nhờ có độ cong cột sống mà trọng tâm cơ thể sẽ
nằm trên một đƣờng thẳng đi qua giữa hai bàn chân.

8


-Độ dài của cột sống gần bằng 1/3 toàn bộ chiều
dài cơ thể nhƣng theo tỉ lệ này có khác nhau tùy theo lứa
tuổi, giới tính và chiều cao cơ thể. Ở những ngƣời thấp


và trẻ em tỷ lệ này thƣờng lớn hơn so với những ngƣời cao.
a) Hình dạng khung xƣơng ngực
+ Khung xƣơng ngực có ảnh hƣởng lớn đến hình dạng cơ thể.

+ Phần trên của nó hơi nghiêng về phía sau làm tăng độ lồi của phần ngực.
+ Độ tăng α của xƣơng ngực đƣợc tạo thành giữa xƣơng ngực và đƣờng thẳng đứng. Nó
phụ thuộc vào tƣ thế và những đặc điểm khác nhau của cơ thể. Trung bình góc α dao động từ
15 đến 20 độ. Ở nữ giới, góc α thƣờng lớn hơn nam giới.
b) Hình dạng khung xƣơng tay
-Hình dạng khung xƣơng tay phụ thuộc vào giá trị góc α và góc β.
-Giá trị trung bình nhƣ sau:
Khi tay có dạng thẳng
Kh tay có dạng cong

Ở nam giới
α >169+3 độ
α >169-3 độ

Ở nữ giới
α >164+3 độ
α >164-3 độ

-Giá trị β trung bình nhƣ sau: 90+- 30
+ Tƣ thế nghiêng về phía sau: β> 90+3 độ
+ Tƣ thế thẳng: β=90+-3 độ
+ Tƣ thế nghiêng về trƣớc: β<90-3 độ
-Với ngƣời có chiều cao bình thƣờng, khi tay ở vị trí hạ thoải mái thì đầu ngón tay giữa
sẽ gần nhƣ nằm khoảng giữa đùi; khi đƣa hai bàn tay lên nằm ngang song song với mặt đất
thì khoảng cách giữa hai đầu ngón tay giữa gần bằng chiều cao cơ thể.
c) Hình dạng khung xƣơng chân

-Có sự khác nhau về xƣơng chân giữa nam giới và nữ giới. Xƣơng chân nữ giới thƣờng
rộng theo chiều ngang và ngắn hơn theo chiều cao so với xƣơng chân nam giới. Điều này đã
tạo nên sự khác nhau về hình thức bên ngoài củ hai phái.
-Xƣơng đùi có dạng hơi cong, hơi lồi về phía trƣớc. Xƣơng đùi không ở dạng tƣ thế
thẳng đứng mà hơi chéo. Ở nữ, xƣơng đùi có độ chéo lớn hơn nam giới.
-Sự phân bố xƣơng ống và xƣơng đùi tạo thành hình dạng bên ngoài của đôi chân.
9


-Ta chia hình dạng ngƣời theo đặc điểm của đôi chân nhƣ sau:
+Ngƣời có chân bình thƣờng (thẳng)
+Ngƣời có dạng chân vòng kiềng (V)
+Ngƣời có dạng chân chữ bát (A)
-Những ngƣời có khuyết điểm ở khung xƣơng chân không nên bận quần áo bó sát hoặc
váy ngắn.
-Một số cách lựa chọn trang phục giúp che khuyết cho đôi chân có dạng :

+ Vòng kiềng: Nên chọn cho mình những kiểu dáng quần suông đứng, không ly hay
những chiếc quần cạp cao rộng phần trên và hơi bó dƣới. Cá tính hơn, bạn có thể chọn cho
mình kiểu quần tụt đũng Alibaba, quần hip hop hay khác lạ với kiểu quần ống rộng đá loe
bên dƣới. Những kiểu váy dài qua gối với kiểu dáng chữ A, váy xòe, váy xéo nhiều tầng,
bohemieng hay váy dài trùm chân.
+ Chữ bát: mặc quần ống rộng, mặc váy xòe dài đến bắp chân.
2.1.2. Cấu tạo hệ cơ
-Cơ tạo nên hình khối cho từng phần trên cơ thể ngƣời.
-Video giới thiệu về cấu tạo của cơ:
/>
-Phân loại theo cấu trúc gồm:
+ Cơ trơn là các cơ nằm dọc vách ngăn các cơ quan bên trong và mạch máu
+ Cơ chằng gồm cơ ngang và cơ dọc.

+ Cơ xƣơng có khoảng 600 cơ.
10


-Phân loại theo hình thức gồm:
+ Cơ dài (cơ tứ chi)
+ Cơ rộng (cơ thân)
+ Cơ ngắn (ở giữa các phần của xƣơng sống và xƣơng sƣờn).
-Mỗi một cơ đều bắt đầu và kết thúc bằng dây chằng dính chặt với các xƣơng, khớp
xƣơng, tâm mạc hay da.
-Cơ chia làm 3 phần: cơ đầu và cổ, cơ thân, cơ chi.

● Cơ đầu và cổ: hai nhóm này gộp thành một nhóm chính gồm 3 phần:
+ Cơ nét mặt: làm cho nét mặt thay đổi gồm cơ trán, cơ cao mày, cơ mũi…nằm dƣới da
và trên xƣơng mặt.
+ Cơ nhai: cơ cắn, cơ thái dƣơng.
+ Cơ quay cổ: cơ ức
● Cơ thân: cơ ngực, cơ bụng, cơ lƣng và phía sau cổ. Cơ ngực đóng vai trò rất quan trọng
của tay, ngực khi chuyển động, nó tạo nên hình khối cho lồng ngực. Cơ bụng là cơ hoành
quan trọng. Cơ lƣng và cơ sau cổ là các quan trọng phía sau cơ thể.
● Cơ chi: cơ chi trên (cơ đai vai, cơ cánh tay, cơ bàn tay), cơ chi dƣới (cơ hông, đùi,
chân, cơ bàn chân).
+ Cơ chi trên có cơ đai vai và nhóm cơ nối tay vào thân. Cơ tay có cơ cánh tay, cơ bàn
tay, cơ cẳng tay. Cơ trƣớc tay và cơ sau tay quan trọng trong cử động tay.
+ Cơ chi dƣới có cơ đai hông và cơ chổng. Cơ mông to nối phần chi dƣới và xƣơng chậu.
Cơ đùi, cơ cẳng chân, cơ bàn chân, 2 đầu cơ tiếp nối với xƣơng đùi. Cơ cẳng chân nằm dọc
theo chiều dài cẳng chân. Cơ bụng phía sau quyết định hình dạng chân. Cơ bàn chân là cơ
ngắn nhất.
⇒ Tóm lại, hình dáng bên ngoài và các kích thước cơ thể người phụ thuộc vào cấu trúc của
xương, sự phát triển của bắp thịt cũng như các cơ chức năng trong cơ thể và sự phân bố của

mỡ. Tuy nhiên khi nghiên cứu sự phát triển hình thể người, nhiều tác giả chỉ rõ: cơ thể người
phát triển nhanh đặc biệt là xương.
2.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CƠ THỂ NGƢỜI
-Cơ thể thay đổi phụ thuộc vào giới tính và lứa tuổi. Cùng một lứa tuổi , giới tính cũng có
sự thay đổi khác nhau. Điều này có ý nghĩa thiết thực khi ta cần xây dựng hệ thống cỡ số cơ
thể ngƣời.
2.2.1.Đặc điểm hình thái cơ thể người theo lứa tuổi
Hình thái cơ thể ngƣời thay đổi theo từng thời kỳ phát triển.
11


A. Các thời kỳ phát triển
Có 3 thời kỳ lớn: thời kỳ phôi thai, thời kỳ tăng trƣởng sau khi sinh, thời kỳ phát triển
sau trƣởng thành.
a) Thời kỳ phôi thai
Có 3 giai đoạn:
-Tam cá nguyệt đầu (3 tháng đầu):thời kỳ hình thành và hoàn thiện các cơ quan của thai
nhi.

-Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa): là giai đoạn tăng trƣởng , não và tuỷ phát triển
mạnh,nếu thai chậm phát triển xảy ra trong thời kì này thì thƣờng rát nặng.
-Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối : là giai đoạn tăng trọng, hệ cơ phát triển mạnh.
b) Thời kì tăng trưởng sau khi sinh
Có thể chia thành 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn thiếu nhi bé, bắt đầu từ lúc mới sinh đến 2 tuổi rưỡi:
-Em bé có thân hình tròn trĩnh, bụ bẫm, đầu to, chi ngắn, thân dài, đặc biệt chiều cao phát
triển mạnh.
-Sau 1 năm, chiều cao tăng gấp rƣỡi, cân nặng tăng gấp 3.
-Vòng đầu sắp xỉ bằng vòng ngực, vòng bụng lớn hơn vòng ngực.
Giai đoạn 2: Giai đoạn thiếu nhi trung bình, bắt đầu từ 2 tuổi rưỡi đến 7 tuổi:

-Tốc độ lớn chậm hơn so với giai đoạn trƣớc.
-Chấm dứt thời kỳ mọc răng sữa đến lúc bắt đầu mọc răng vĩnh viễn.
-Các đặc điểm về tỉ lệ các phần thân thể cũng vẫn giống nhƣ giai đoạn thiếu nhi bé,
nhƣng có gần về phía ngƣời lớn hơn.
-Tóm lai, đứa trẻ vẫn còn bụ bẫm và tròn trĩnh, tuy không đƣợc bằng giai đoạn thiếu nhi
bé.
Giai đoạn 3: Giai đoạn thiếu nhi lớn:
-Bắt đầu từ 7 tuổi đến lúc xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì (10-11 tuổi
đối với nữ, 11-13 đối với nam)
-Đứa trẻ “gầy” đi nhiều.
-Ngực không tròn mà bắt đầu bè ngang, bụng bé lại vai nở ra.Kích thƣớc đầu hầu nhƣ
không tăng lên nữa.Trán không dô tròn mà bắt đầu hơi vát.Tầng mặt giữa và dƣới bắt đầu
phát triển.

12


-Tóm lại hình thái trẻ trong giai đoạn này là chuyển tiếp từ giai đoạn bụ bẫm ngây thơ
sang giai đoạn cứng cáp biết suy nghĩ của ngƣời lớn.
Giai đoạn 4: Giai đoạn thiếu niên:
-Từ lúc bắt đầu dậy thì đến lúc hết dậy thì (15-16 đối với nữ, 17-18 đối với nam)
-Gồm 2 thời kỳ rõ rệt: kỳ tiền dậy thỳ và kỳ dậy thì chính thức.
-Thời kì tiền dậy thì, kéo dài khoảng 2 năm. Chiều cao tăng vọt lên, cân nặng không tăng
lên nhiều.

-Thời kỳ dậy thì đƣợc đặc trƣng bởi sự xuất hiện kinh nguyệt đầu tiên đối với nữ và xuất
tinh đầu tiên đối với nam.
-Thanh thiếu niên hay còn gọi là Teen, xì-tin, tuổi ô mai là một giai đoạn chuyển tiếp
thể chất và tinh thần trong sự phát triển của con ngƣời diễn ra giữa giai đoạn trẻ
em và trƣởng thành. Sự chuyển tiếp này liên quan tới những thay đổi về sinh học (ví dụ dậy

thì), xã hội và tâm lý, dù những thay đổi về sinh học và tâm lý là dễ nhận thấy nhất. Về lịch
sử, tuổi dậy thì thƣờng gắnliềnvới tuổi teen (13-19) và sự bắt đầu của sự phát triển tuổi thiếu
niên. Tuynhiên, trong những năm gần đây, sự bắt đầu giai đoạn dậy thì đã có một sự gia tăng
trong thiếu niên (đặc biệt là nữ, nhƣ đƣợc thấy với dậy thì sớm); thỉnh thoảng tuổi thiếu niên
đƣợc kéo dài tới sau cả tuổi teen (đặc biệt ở nam). Những thay đổi này đã khiến việc định
nghĩa một cách chắc chắn khung thời gian của tuổi thiếu niên trở nên khó khăn.
Giai đoạn 5:Giai đoạn thanh niên:
-Tiếp theo giai đoạn sau dậy thì cho đến khi cơ thể bƣớc vào tuổi trƣởng thành (khoảng
20-22 tuổi đối với nữ và từ 23-25 đối với nam).
-Tốc độ phát triển chiều cao chậm hẳn lại, trọng lƣợng tăng bình thƣờng.
-Cơ tăng nhiều hơn là xƣơng so với các thời kỳ trƣớc.
c) Thời kỳ phát triển sau trưởng thành:
Cơ thể ít thay đổi về mặt hình thái cấu trúc, cũng nhƣ ít có biến động lớn về mặt chuyển
hoá và chức năng.
Giai đoạn 1: Giai đoạn tráng niên:
-Kéo dài khoảng 20 năm (từ 25 đến 45 tuổi đối với nam và 20 đến 40 tuổi đối với nữ).
-Cơ thể không cao thêm nữa cho tới khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của sự già (tóc bắt
đầu bạc) .
Giai đoạn 2: Giai đoạn đứng tuổi:
-Kéo dài khoảng 10 năm đến 15 năm (từ 40 đến 55 tuổi đối với nữ và nam từ 45 đến 60).
13


-Giai đoạn này nối tiếp giai đoạn tráng niên cho tới lúc có dấu hiệu rõ ràng của tuổi già
(rụng răng, tóc hoa râm) các chức năng hoạt động của cơ thể ổn định và có sự chín chắn về
tƣ duy tinh thần và tâm lý.
Giai đoạn 3: Giai đoạn tuổi già:
-Tiếp theo giai đoạn đứng tuổi và kéo dài cho tới.
-Đƣợc đặc trƣng bởi sự thoái hoá toàn bộ các tạng trong cơ thể và của hình thái bên
ngoài, kéo theo sự thoái hoá cách hoạt động tâm sinh lý của cơ thể và suy nhƣợc dần cho đến

chết.
2.3. CÁC CHỦNG TỘC NGƢỜI TRÊN THẾ GIỚI:
2.3.1. Các chủng tộc người trên thế giới
-Đại chủng tộc Ostraloit: Da đen châu Úc,sẫm và nâu, mắt sẫm,tóc lƣợn sóng,gò má
thấp,môi dày,cao trung bình.
-Alegrốt: da đen châu Phi, tóc xoăn tít, trán thẳng đứng, cánh mũi rộng ,môi dày, cao lớn
chân dài.
-Oropoit: Da trắng ở châu Âu, tóc lăn song,mắt hai mí,mũi cao và hẹp, thân hình cao
lớn ,đặc biệt ngƣời phía bắc da trắng và nhỏ hơn ngƣời phía nam.
-Đại chủng Mengoloit: da vàng, da sáng đến sẫm, tóc thẳng mặt hơi bẹt, mũi trung bình.
2.3.2. Các chủng tộc người ở Việt Nam
Việt Nam có trên 50 dân tộc, chủ yếu là dân tộc Kinh.
-Dân tộc Việt sống ở đồng bằng.
-Trung du vùng núi phía bắc và tây bắc chủ yếu Thái ,Mƣờng ,Tày, Nùng…
-Cao nguyên trung bộ: Thƣợng, Gia lai ,Chăm ,Chàm.
-Tây trung bộ: Vân Kiều, Mai, Khùa…
2.4. PHÂN LOẠI HÌNH DÁNG CƠ THỂ NGƢỜI:
2.4.1 .Phân loại theo tỉ lệ cơ thể
-Theo tỉ lệ giữa chi và thân của cơ thể với chiều cao: có ba dạng cơ bản:
+ Ngƣời dài : chi dài ,thân ngắn.
+ Ngƣời trung bình: chi và thân đều trung bình.
+ Ngƣời ngắn : chi ngắn và thân dài.
-Xác định dạng ngƣời thông qua chi số thân
-Chỉ số thân =(chiều cao ngồi*100)/ chiều cao đứng
14


+ Chỉ số thân dƣới 50,9: là ngƣời có thân ngắn ,chân dài
+ Chỉ số thân từ 51-52,9: ngƣời có thân và chân trung bình
+ Chỉ số thân trên 53: ngƣời có thân dài , chân ngắn

-Xác định dạng ngƣời thông qua chỉ số Skerie:
+ Chỉ số Skerie=(chiều dài chi dƣới *100)/ chiều cao ngồi

2.4.2. Phân loại theo tư thế
-Ngƣỡi ƣỡn
-Ngƣời bình thƣờng
-Ngƣời gù
2.4.3. Phân loại theo thể chất
Có 4 nhóm:
-Ngƣời ngực lép
-Ngƣời cơ bắp
-Ngƣời bụng phệ
-Ngƣời trung bình
2.4.4. Phân loại theo hình dáng các phần trên cơ thể
-Theo độ dốc của vai khi nhìn chính diện hai bờ vai:
+ Vai bình thƣờng (lý tƣởng)
+ Vai xuôi
+ Vai ngang
- Theo độ vƣơn về phía trƣớc của vai khi nhình từ trên xuống:
+ Vai trung bình
+ Vai cánh cung
+ Vai ngửa
- Căn cứ vào phần ngực khi nhìn từ trên:
+ Ngục lép
+ Ngực rộng
+ Ngực trung bình
15


-Phần ngực khi nhìn từ chính diện:

+ Ovan
+ Bán cầu
+ Chóp
-Theo hình dáng của mong khi nhìn chính diện:
+ Bán cầu

+ Ovan
-Theo hình dáng của mong khi nhìn bên hông:
+ Cong
+ Dẹp
+ Trung bình
-Căn cứ vào độ rộng ngang hông so với vai:
+ Hông rộng
+ Hẹp
+ Trung bình
-Căn cứ vị trí điểm nhô ra phía ngoài nhất củ độ cao điểm đó:
+ Hông cao
+ Hông trung bình
+ Hông thấp
-Căn cứ vào tƣ thế của chân
+ Chân vòng kiềng
+ Chân chữ bát

16


CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ CƠ THỂ NGƢỜI
3.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1.Đối tượng nghiên cứu
-Đối tƣợng nghiên cứu phải tƣơng đối thuần nhất, đảm bảo các điều kiện sau:

+ Cùng chủng
+ Cùng điều kiện xã hội, hoàn cảnh địa lí và nghề nghiệp
+ Cùng giới tính
+ Cùng tuổi: với ngƣời trƣởng thành, ngoài 25 tuổi trở đi, việc xếp vào từng nhóm năm
một có thể không cần thiết, nhƣng đối với tuổi rất nhỏ, từ 3-7 tuổi, xếp nhóm từng năm một
chƣa đủ thuần nhất, mà phải xếp theo từng 6 tháng một, vì trẻ em phát triển rất nhanh nên
các kích thƣớc thƣờng luôn thay đổi để đảm bảo thuần nhất.
+ Để đạt đƣợc khoảng tin cậy lớn trong tính toán thống kê thì số lƣợng đối tƣợng nghiên
cứu phải đủ tới mức tối thiểu.
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu
Có 2 phƣơng pháp nghiên cứu nhân trắc học là phƣơng pháp nghiên cứu ngang và phƣơng
pháp nghiên cứu dọc:
Phƣơng pháp nghiên cứu dọc

Phƣơng pháp nghiên cứu ngang

Trên một số đối tƣợng cùng tuổi trong suốt
thời gian dài

Nhiều đối tƣợng khác nhau cùng lứa tuổi
cùng thời điểm

Khó thực hiện, tốn thời gian

Ít tốn thời gian

Cần có sự kiên nhẫn, chuẩn bị kỹ thuật cao

Không cần đợi thời gian theo dõi


Đánh giá tốc độ tăng trƣởng

Đánh giá chiều cao cân nặng chu vi các vòng

17


Số lƣợng đối tƣợng ít

Số lƣợng tƣơng đối nhiều

=>Phƣơng pháp nghiên cứu ngang là tối ƣu nhất để xây dƣng hệ thống cỡ số trang phục. Vì
phƣơng pháp này cho phép tìm ra số trung bình chuẩn của các đại lƣợng nhƣ chiều cao, cân
nặng, chu vi các vòng…thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống cỡ số và tiết kiệm thời gian.

Đề tài nhóm:
“ Xây dựng hệ thống cỡ số chân váy bút chì cho sinh viên nữ từ 19 tuổi đến 21 tuổi
khoa Công nghệ may – Thời trang Trƣờng ĐH Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM”
 Lí do chọn đề tài:
+
+
+
+
+
+

Cùng giới tính là sinh viên nữ.
Cùng môi trƣờng học: Khoa CNM-TT.
Thân thiện, dễ dàng đo.
Tiết kiệm thời gian.

Giao lƣu quen biết nhiều bạn bè.
Có sự chỉ dẫn tận tình của các anh chị khóa trên.

3.2. ĐÁM ĐÔNG VÀ MẪU
- Đám đông (hay tổng thể, hay tập tổng quát) là tập hợp tất cả các phần tử cùng loại (hiểu
theo nghĩa: các phần tử có đặc tính hay định lƣợng chung) mà ta quan tâm nghiên cứu đến
một hoặc vài tính chất nào đó.
- Mẫu là số lƣợng đối tƣợng chọn ra trong tổng thể (đám đông) cần nghiên cứu để đảm
bảo mức độ tin cậy theo giả thuyết ban đầu.
- Mức độ tin cậy là xác xuất chắc chắn để khẳng định một kết luận nào đó. Ví dụ: khi
mức độ tin cậy P = 95%có nghĩa là cứ 100 trƣờng hợp thì có khả năng 95 trƣờng hợp đúng
kết luận, còn 5 trƣờng hợp khác kết luận.
- Trong các công trình nghiên cứu, tùy theo lĩnh vực thực hiện mà ngƣời nghiên cứu có
thể lựa cho ̣n các mức xác suất khác nhau:
P = 0,90: có chiều hƣớng chắc chắn.
P = 0,95: chắc chắn.
P = 0,99: rất chắc chắn.
P = 0,999999: hoàn toàn chắc chắn.
- Để tính trị số của m với các mức xác suất nhất định thì đƣa vào công thức trên đặc trƣng
xác suất : m = t → n = ?
3.3. XÁC ĐỊNH PHƢƠNG PHÁP ĐO
18


-Hiện nay trên thế giới các nhà nhân trắc học khi tiến hành làm nghiên cứu tùy thuộc vào
điều kiện cụ thể mà sử dụng một trong hai phƣơng pháp đo nhƣ sau:
3.3.1 Phương pháp đo trực tiếp
-Tiến hành đo ngay trên cơ thể ngƣời bằng dụng cụ đo theo quốc tế qui định ( bộ thƣớc
đo Martin).
-Đối với hàng may sẵn (dùng cho sản xuất công nghiệp) thì phải đo nhiều kích thƣớc trên

cơ thể ngƣời và đo cho nhiều ngƣời, sai số cho phép là 0,1 – 0,2 cm.
-Dụng cụ đo:
+ Thƣớc đo chiều cao có khắc số đến milimet
+ Thƣớc dây, compa đo đọ rộng, compa trƣợt đo số
đến milimet
+ Dây phụ trợ bằng dây vải mảnh không co giãn để
đánh dấu một số ranh giới trên cơ thể giúp việc đo các
kích thƣớc khác.
3.3.3. Phương pháp đo gián tiếp

Phƣơng pháp chụp ảnh tự động 3D thiết bị bằng thiết bị điện tử sử dụng tia hồng ngoại, thực hiện
tính toán xử lí số liệu các kích thƣớc bằng máy tính trong một chu trình khép kín. Nghiên cứu này
có thể có đƣợc tất cả các kích thƣớc một cách chính xác trên cơ thể đối tƣợng đƣợc đo phục vụ cho
các công tác thiết kế trang phục công nghiệp mà không tốn thời gian, nhân công và kinh phí. Tuy
nhiên, giá thành thiết bị đo rất cao chính vì vậy mà công trình nghiên cứu ứng dụng phƣơng pháp
nhân trắc học cho ngành may hiện nay ở nƣớc ta vẫn sử dụng phƣơng pháp đo trực tiếp trên cơ thể
ngƣời. một số nƣớc đã và đan sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu ngang gồm: Anh, Pháp, Mĩ, Trung
Hoa, Nhật, Hàn…
3.4. CÁC BƢỚC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ THEO PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU NGANG
BƢỚC 1: CHUẨN BỊ SỐ LIỆU NGHIÊN
CỨU
I.Đối tƣợng nghiên cứu
-Xây dựng hệ cỡ số chân váy bút chì cho sinh
viên nữ từ 19 đến 21 tuổi khoa Công nghệ may
và Thời trang trƣờng ĐHSPKT.
II.Chọn mẫu trong đám đông để nghiên cứu
-Số lƣợng 50 ngƣời
III.Phƣơng pháp đo
-Đo trực tiếp

1/ Xác định số lƣợng thông số kích thƣớc cần đo
19


Công thức tham khảo:
 Thân trƣớc:
- Hạ mông 16cm->18cm.
- Ngang eo (eo/4 + 2) ~ (ben 1 phân).
- Ngang mông (mông/4 + 1) tùy chất

 Thân sau:
-Vẽ nhƣ thân trƣớc, từ điểm cuối chân váy lên >=12 tùy độ sẻ và độ dài váy. Cắt chừa
đƣờng may 1 fân, lai 1.5
Hình ảnh minh họa

Chân váy bút chì là dạng váy có phần cạp và phần gấu bó sát cơ thể, trong khi
phần ở giữa lại hơi phình ra, trông giống như hình chiếc bút chì.
-Dựa vào công thức thiết kế ta cần có các thông số kích thƣớc sau đối với một chân váy
bút chì:
1.1. Hạ mông
1.2. Dài váy
1.3. Vòng eo
1.4. Vòng mông.
1.5. Vòng ống
2/ Xác định các mốc đo nhân trắc cần thiết
STT

MỐC ĐO

CÁCH XÁC ĐỊNH


1

Đỉnh đầu

Điểm cao nhất của đầu khi ở tƣ thế chuẩn.

2

Rốn

Điểm nằm giữa rốn.
20


3

Đƣờng ngang eo

4

Đƣờng ngang
mông

5

Đƣờng ngang gối

Đƣờng thẳng ngang song song với mặt đất nằm trên rốn 2cm và
đi qua nơi hẹp nhất của phần thân.

Đƣờng thẳng song song với mặt đất và đi qua phần nở nhất của
mông.
Đƣờng thẳng song song với mặt đất đi qua nơi phần xƣơng nhô
ra phía trong đầu gối và xƣơng bánh chè.

3/ Thiết lập ngyên tắc và tƣ thế khi đo
● Nguyên tắc
+ Phòng đủ độ rộng, ánh sáng.
+ Ngƣời mẫu: khi đo, ngƣời đƣợc đo phải mặc quần áo ôm sát cơ thể, đầu tóc gọn gàng.
● Tƣ thế
+ Khi đo kích thƣớc thẳng (chiều cao): Ngƣời đƣợc đo phải đứng thẳng sao cho ba điểm lƣng –
mông – gót chân nằm trên 1 đƣờng thẳng vuông góc với mặt đất , hai cánh tay dang nhẹ.
+Khi đo các kích thƣớc vòng: Phải đặt thƣớc dây đúng mốc đo và chu vi của thƣớc phải tạo
thành mặt phẳng ngang song song với mặt đất.
 Chú ý: Khi dùng dụng cụ đo là thƣớc dây, ngƣời đo phải đặt thƣớc ôm sát trên cơ thể,
không kéo căng hoặc để trùng.
4/ Thiết lập phƣơng pháp đo cho từng thông số kích thƣớc
STT

1
2
3

4

5

6

KÍCH

THƢỚC
Cao đứng


HIỆU

PHƢƠNG PHÁP ĐO



Đo bằng thƣớc đo chiều cao từ đỉnh đầu đến mặt đất.

Hạ mông

Hm

Đo khoảng cách từ đƣờng ngang eo đến đƣờng ngang mông.

Dài váy

Dv

Đo bằng thƣớc dây từ đƣờng ngang eo đến đƣờng ngang gối.

Vòng eo

Ve

Đo chu vi vòng eo đi qua các điểm nằm trên đƣờng ngang eo.


Vòng mông

Vm

Đo chu vi vòng mông đi qua các điểm nằm trên đƣờng ngang
mông.

Vòng ống



Đo chu vi vòng ống qua các điểm nằm trên đƣờng ngang gối,
ngƣời đƣợc đo đứng hai chân dang rộng bằng vai.

21


5/ Xây dựng trình tự đo và chia bàn đo
a/ Xây dựng trình tự đo
-Mục tiêu : Để rút ngắn thời gian và chuyên môn hóa cũng nhƣ tránh sai sót trong quá
trình đo.
-Trình tự đo: Việc đo đƣợc thực hiện trong dây chuyền, mỗi loại dụng cụ đo chỉ do 1
ngƣời sử dụng. Trình tự đo đƣợc đo theo thứ tự từ eo xuống ngang đầu gối, đo kích thƣớc
chiều dài, đo kích thƣớc các vòng.
b/ Chia bàn đo : gồm 2 bàn
-Bàn 1:
+ 1 ngƣời đo chiều cao, hạ mông, dài váy
+ 1 ngƣời ghi thông tin
+ 1 ngƣời hỗ trợ (vd: hƣớng dẫn tƣ thế đo…)
-Bàn 2:

+1 ngƣời đo vòng eo, vòng mông và vòng ống
+1 ngƣời ghi thông tin
+ 1 ngƣời hỗ trợ (vd: cột dây ngang eo…)
+1 ngƣời phát quà

6/ Phiếu đo
PHIẾU ĐO NHÂN TRẮC HỌC KÍCH THƢỚC CƠ THỂ NỮ SINH VIÊN TỪ 19
TUỔI ĐẾN 21 TUỔI KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜ TRANG
Ngày tháng

năm 2013
22


Số phiếu:
Địa điểm: Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TPHCM
Ngƣời đo:
Họ và tên sinh viên:

Cân nặng:

Ngày sinh:

STT

BÀN ĐO

TÊN KÍCH THƢỚC ĐO

KÍ HIỆU


1

1.1

Cao đứng



2

1.2

Hạ mông

Hm

3

1.3

Dài váy

Dv

4

2.1

Vòng eo


Ve

5

2.2

Vòng mông

Vm

6

3.3

Vòng ống



Người được đo
(Ký và ghi rõ họ tên)

KÍCH THƢỚC
(CM)

Người đo
(Ký và ghi rõ họ tên)

23



LỚP 1: 142cm-147cm
Stt

Người được đo

Ngày sinh

33
4

Ngô Thị Hồng Diệp
Trần Thị Mỹ Duyên

20/12/1994
16/12/1994

Cân
nặng
(kg)
35
38
Min
Max
n1=2

Chiều
cao
(cm)
142

146
142
146

Vòng
eo

Hạ
mông

Dài
váy

Vòng
mông

Vòng
ống

58
62
58
62

20
20

22
45


49
84

66
61

LỚP 2: 148cm-153cm
Stt

Người được đo

37
13
21
28
42
50
20
22
32
38

Nguyễn Thị Hồng Quỳnh
Trần Thị Thảo Nguyên
Kỳ Thị Ánh Hồng
Lê Thị Việt Thắng
Hồ Thị Yến Nhi
Võ Thị Thu Trang
Hồ Thị Thái
Bùi Lệ Hằng

Võ Thị Ngọc Hiền
Phạm Thị Thuấn

Ngày sinh
06/06/94
15/10/1994
17/12/1994
10/05/94
14/9/1994
12/10/94
27/10/1993
24/12/1994
07/10/94
11/01/93

Cân
nặng
(kg)
42
40
43
43
43
54
42
38
43
35
Min
Max

n2=10

Chiều
cao
(cm)
148
150
150
150
150
150
153
153
153
153
148
153

Vòng
eo

Hạ
mông

Dài
váy

Vòng
mông


Vòng
ống

65
62
68
69
60
71
65
60
61
54
54
71

22
22
21
22
23
22
22
22
23
23

48
53
50

51
54
46
50
50
51
52

80
86
86
92
87
96
84
81
81
76

65
70
70
73
62
75
71
74
63
63


24


LỚP 3: 154cm-159cm
Stt

Người được đo

Ngày sinh

16
29
40
45
48
1
2
3
8
12
15
17
24
27
36
46
19
30
44
47

7
11
18
25
26
35
43
9
49
14

Đặng Thị Kim Thảo
Lê Thị Nguyên
Phạm Hoàng Tâm
Hồ Thị Yến Nhi
Nguyễn Thị Mỹ Láng
Nguyễn Thị Bạch Mai
Hoàng Thị Miền
Nguyễn Ngọc Thùy Dương
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Trần Thị Thu Hạnh
Nguyễn Thị Hồng Đào
Nguyễn Thị Dịu
Nguyễn Hồng Ngân
Huỳnh Lê Thanh Trúc
Nguyễn Thị Thùy Dương
Đoàn Hoàng Anh
Phạm Thùy Trang
Nguyễn Minh Hải Yến
Ngô Thị Anh Diệu

Lê Thị Liến
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Phan Thị Lệ
Nguyễn Ngọc Huyền Trân
Ngô Thị Kim Nhung
Lê Thị Hồng Vân
Lê Thị Thu Trâm
Võ Thị Ngọc Trâm
Trần Thị Ly Ly
Trần Huỳnh Thơ
Huỳnh Thị Kiều Oanh

22/5/1994
02/07/94
20/10/1993
10/10/94
28/5/1994
08/12/94
30/06/1993
31/1/1994
20/12/1994
05/06/94
22/11/1994
11/06/94
19/3/1994
06/01/94
14/10/1994
24/8/1994
02/08/94
17/9/1994

16/8/1994
08/10/94
11/01/94
06/10/94
17/6/1994
14/3/1994
31/3/1994
10/02/94
28/7/1993
10/07/94
08/04/94

Cân Chiều
nặng
cao
(kg)
(cm)
51
154
42
154
38
154
45
154
41
154
49
155
44

155
50
155
48
155
40
155
41
155
43
155
45
155
51
155
49
155
43
155
46
156
54
156
50
156
44
156
51
157
42

157
46
157
45
157
42
157
50
157
50
157
47
158
45
158
50
159
Min
154
Max
159
n3=30

Vòng
eo

Hạ
mông

Dài

váy

Vòng
mông

Vòng
ống

76
62
59
62
62
66
68
70
67
68
62
64
64
76
66
61
64
72
74
60
74
60

65
62
64
74
67
70
67
69
59
76

22
22
24
23
24
23
23
24
23
22
22
22
23
23
23
23
23
24
23

23
24
22
22
23
22
25
24
23
23
23

50
54
52
53
54
50
50
47
51
50
53
55
47
50
49
52
50
53

51
51
51
54
51
59
54
52
51
51
56
49

92
82
80
88
88
90
85
90
92
84
85
86
90
93
90
86
89

97
90
85
92
86
89
88
88
90
92
87
89
94

75
65
62
67
66
67
67
70
75
64
75
71
70
77
67
68

75
69
65
67
77
77
73
71
70
68
70
69
67
76

25


×