Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

KHẢO sát một số CHƯƠNG TRÌNH phát thanh của đài phát thanh VOV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.15 KB, 39 trang )

MỞ ĐẦU
Báo phát thanh, từ khi ra đời cho đến nay, luôn là một loại hình quan trọng
trong nền báo chí của tất cả các quốc gia. Với những lợi thế như khả năng phủ
sóng rộng khắp, phương tiện kỹ thuật gọn nhẹ, cũng như tính nhanh nhạy,
thân mật, gần gũi… báo phát thanh đang ngày càng khẳng định chỗ đứng của
mình trong đời sống báo chí hiện đại.
Nói đến báo phát thanh, người ta luôn nhấn mạnh một đặc trưng cơ bản,
cũng là phương thức tác động duy nhất của loại hình này là sử dụng âm thanh
tổng hợp, bao gồm: lời nói, tiếng động, âm nhạc. Trong đó, âm nhạc chiếm
một vị trí quan trọng, không thể thay thế. Ở nhiều nước trên thế giới, người ta
coi âm nhạc là thế mạnh thứ hai của phát thanh sau tin tức, và trong các
chương trình phát thanh, âm nhạc chiếm dung lượng lớn nhất, sau đó đến lời nói.
Trong cuốn “Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh”, khi trả lời câu
hỏi: “Radio là gì?”, tác giả Lois Baird đã nêu ra luận điểm: “Radio là âm
nhạc. Có thể nói, âm nhạc đặc biệt phù hợp với báo phát thanh - loại hình mà
thông tin chỉ truyền tải tới người nghe thông qua thính giác. Trong quá trình
tiếp nhận thông tin, thính giả cần có những giây phút thư giãn một cách hợp
lý để không bị căng thẳng. Đó chính là lúc âm nhạc phát huy vai trò tích cực
của mình.
Âm nhạc tác động tới cảm xúc, đồng thời kích thích sự liên tưởng của bạn
nghe đài. Bên cạnh đó, đối với thính giả, âm nhạc còn là một “món ăn tinh
thần” ý nghĩa, một phương thức giải trí hiệu quả trong cuộc sống hiện đại đầy
áp lực.
Hiện nay, chỉ tính riêng ở Đài Tiếng nói Việt Nam, mỗi ngày đã có hàng
chục chương trình âm nhạc được phát sóng. Đặc biệt, Hệ Âm nhạc - Thông
tin - Giải trí (VOV3) của Đài Tiếng nói Việt Nam từ lâu đã trở thành địa chỉ
quen thuộc của nhiều thính giả yêu nhạc, nhất là các thính giả trẻ. Nhiều
chương trình đã lên sóng gần chục năm nhưng vẫn thu hút được lượng thính
1



giả đông đảo, như: Quick and Snow show, Quà tặng âm nhạc… và gần đây
nhất là sự xuất hiện của Xone FM.
Làm nên thành công của các chương trình âm nhạc này, bên cạnh chất
lượng bài hát tốt, còn phải kể tới sự đóng góp không nhỏ của công việc dẫn
chương trình. Ở nhiều nước trên thế giới, dẫn chương trình được coi là một
khâu quan trọng trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm phát thanh, đặc biệt
là trong môi trường phát thanh hiện đại. Dẫn chương trình không chỉ làm cho
thông tin trở nên rõ ràng, dễ tiếp thu, giúp chương trình sinh động, hấp dẫn
hơn, mà còn là cầu nối giữa chương trình với thính giả. Chương trình âm nhạc
cũng không phải ngoại lệ.
Những người dẫn quen thuộc trong các chương trình âm nhạc như: Trang
Công Tiến, Vân Anh, Quang “Quick”, Ngọc Anh “Snow”, Ngọc Bảo, Mr. K,
Nguyên Khang, Neo… đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng bạn nghe đài, thu
hút thính giả đến với chương trình. Họ không đơn thuần là người giới thiệu,
kết nối bài hát, mà còn trở thành một người bạn tâm tình, chia sẻ buồn vui
cùng thính giả.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng, bên cạnh những thành công, khâu dẫn
trong các chương trình âm nhạc vẫn còn gặp phải một số hạn chế nhất định
trong kỹ năng dẫn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình. Những hạn
chế đó cần được kịp thời khắc phục để nâng cao chất lượng hoạt động dẫn
chương trình âm nhạc trên sóng phát thanh.
Cho đến nay, ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu nào tổng kết lý luận
gắn liền với thực tiễn về kỹ năng dẫn chương trình âm nhạc ở Đài Tiếng nói
Việt Nam, từ đó, đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động dẫn chương trình âm nhạc.

2


KHẢO SÁT MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH

I, Chương trình âm nhạc “Quick and Snow show”
1, Đôi nét về “Quick and Snow show”
Tiền thân của “Quick and Snow show” là chương trình ca nhạc quốc tế
“MTV Most Wanted” do hãng Clear tài trợ (phát sóng lần đầu tiên năm
2001). Khi mới ra đời, chương trình này hoạt động dưới dạng chương trình
ca nhạc quốc tế theo yêu cầu. Đến tháng 6 năm 2007, hai người dẫn của
chương trình là Quick (Hồng Quang) và Snow (Ngọc Anh) đã quyết định sẽ
đổi tên chương trình “MTV Most Wanted” thành “Quick and Snow show”,
đánh dấu sự gắn bó của chương trình với thương hiệu của hai người. Với
phiên bản mới, 50 phút của chương trình không còn dành riêng cho âm nhạc
quốc tế, mà nó còn trở thành nơi thu thập mọi tâm tình của thính giả. “Nhật
ký viết chung” là tên gọi rất gần gũi mà các thính giả yêu mến chương trình
dành tặng cho “Quick and Snow show”.
Tính đến tháng 10 năm 2008, số lượng thành viên tham gia vào câu lạc bộ
người hâm mộ chương trình âm nhạc “Quick and Snow show” trên website
đã gần ba vạn người.
Theo kết quả thăm dò ý kiến thính giả, có 34% thính giả thường xuyên
nghe chương trình, 66% thỉnh thoảng nghe và 10% không bao giờ nghe.
Trong số 135 thính giả có nghe chương trình, có 32,6% đánh giá “Quick and
Snow show” là một chương trình rất hay, 58,5% cho rằng chương trình hay.
Kết quả này phần nào cho thấy đánh giá của bạn nghe đài về chất lượng
chương trình và sức hút của nó đối với thính giả.
Cả Quang “quick” và Ngọc Anh “snow” đều đã xây dựng được cho mình
một phong cách khá sâu đậm trong lòng thính giả. Nhiều người tìm đến với
chương trình không chỉ vì những ca khúc quốc tế có giai điệu hay, chất lượng
âm thanh tốt, mà còn do họ muốn chia sẻ, và muốn lắng nghe những tâm tình
của bạn nghe đài khắp nơi gửi về chương trình. Vẫn là việc đáp ứng những
yêu cầu bài hát qua thư, nhưng xen lẫn với đó là những màn trêu đùa, châm
3



chọc đầy thú vị, và cả những giây phút sâu lắng đầy xúc cảm mà hai người
dẫn đem lại cho người nghe. Chính điều đó đã làm nên sức hấp dẫn của
“Quick and Snow show”.
Chương trình âm nhạc “Quick and Snow show” phát sóng vào lúc 8 giờ
sáng chủ nhật hàng tuần trên sóng hệ VOV3 - Đài Tiếng nói Việt Nam.
2, Công việc của người dẫn trong chương trình âm nhạc “Quick and
Snow show”
Hai người dẫn của chương trình là Hồng Quang và Ngọc Anh đảm nhận
tất cả các khâu trong quá trình sản xuất chương trình “Quick and Snow
show”. Họ vừa là người lên ý tưởng, thu thập, xử lý thông tin, vừa là người
làm kịch bản, sau đó lại tự thể hiện và hoàn thiện kỹ thuật cho chương trình.
Đây có thể coi là một thuận lợi vì chương trình khi hoàn thiện sẽ đảm bảo
chuyển tải được 100% ý tưởng ban đầu của người làm kịch bản.
Qua khảo sát cho thấy, công việc của hai người dẫn trong chương trình âm
nhạc “Quick and Snow show” cụ thể như sau:
- Kiểm tra, tập hợp và phân loại thư yêu cầu của bạn nghe đài:
Hiện nay, thư yêu cầu của thính giả gửi đến chương trình “Quick and
Snow show” chủ yếu là qua địa chỉ email Theo
lời biên tập viên Hồng Quang (Quick) thì trong hòm thư này luôn có gần 1000
lá thư mà chương trình chưa thể đọc và đáp ứng. Do đó, quá trình kiểm tra,
phân loại các lá thư vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, việc kiểm tra, tập hợp
và phân loại cũng giúp cho hai biên tập của chương trình lọc bớt được những
thư không yêu cầu bài hát mà chỉ mang tính chất tâm sự, hoặc những thư yêu
cầu bài hát trùng với nhiều lá thư khác đã hoặc sắp phát sóng. Nhờ đó, quá
trình chọn lọc thư cũng được tiến hành nhanh và thuận lợi hơn.
- Chọn những thư yêu cầu có nội dung tốt, tiêu biểu để phát sóng:
Các lá thư yêu cầu của thính giả khi được lựa chọn để phát sóng thường
phải đáp ứng được một số tiêu chí như: nội dung thư có ý nghĩa, bài hát yêu
cầu là một bài hát hay, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của thính giả. Có thể nói,

4


hai biên tập viên và cũng là hai người dẫn của chương trình đã rất thành công
trong việc lựa chọn thư yêu cầu để phát sóng. Hầu hết các lá thư của thính giả
khi được chọn phát sóng trong chương trình đều có cách diễn đạt giàu tính
biểu cảm với những chi tiết hay, hấp dẫn, nội dung mang định hướng tốt.
Chính điều này cũng góp phần làm nên sự độc đáo, phong phú trong lời dẫn,
từ đó tạo nên thành công của “Quick and Snow show”.
- Viết kịch bản:
Người dẫn chương trình âm nhạc “Quick and Snow show” - biên tập viên
Ngọc Anh (snow) cho biết: hai người dẫn không mất quá nhiều thời gian vào
khâu này, họ chỉ viết kịch bản trước khi thực hiện chương trình một ngày.
Kịch bản của chương trình luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo nội dung
thông tin có tính logic và tạo được sự hấp dẫn đối với thính giả.
Hai người dẫn chương trình thay nhau viết kịch bản cho mỗi tuần. Thông
thường, một người viết và người còn lại chỉ đọc trước kịch bản trước khi thu
chương trình khoảng 30 phút. Do hai người dẫn đều dày dặn kinh nghiệm,
nên dù có hay không tham gia viết kịch bản, họ vẫn hiểu ý nhau và thể hiện
được ý tưởng muốn chuyển tải tới thính giả.
- Chọn bài hát theo yêu cầu của thính giả:
Đây là khâu được tiến hành nhanh nhất nhờ có kho lưu trữ bài hát lên tới
hàng trăm ngàn mà hai người dẫn sưu tập và lưu trữ sau nhiều năm làm
chương trình. Nhiều trường hợp, thính giả không yêu cầu bài hát, mà nhờ
chương trình tư vấn cho một bài phù hợp với tâm trạng nên Ngọc Anh và
Hồng Quang cũng thường xuyên cập nhật những bài hát được công chúng yêu
mến để sử dụng trong chương trình.
Dù là lựa chọn bài hát theo yêu cầu của thính giả, nhưng bản thân hai
người dẫn cũng luôn chú ý tới tính thẩm mỹ, định hướng của bài hát. Do đó,
ngoài việc lựa chọn những lá thư hay thì những bài hát yêu cầu có ý nghĩa

cũng là tiêu chí mà người dẫn đặt ra khi lựa chọn thư để phát trên sóng.

5


Nhiều trường hợp, hai người có thể không phát bài hát đúng như thính giả
yêu cầu và thay thế bằng một bài hát khác phù hợp hơn với không khí của
chương trình, cũng như cảm xúc của người gửi thư mà vẫn không làm họ
“phật lòng”.
- Thực hiện chương trình tại studio:
Đây là khâu then chốt trong quá trình sản xuất chương trình. Đối với
chương trình âm nhạc “Quick and Snow show”, trong quá trình thực hiện thu
âm chương trình tại studio, người dẫn không gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất là
do chương trình là dạng chương trình phát thanh thu băng, không thực hiện
trực tiếp, nên người dẫn không có nhiều áp lực, có thể chủ động sửa chữa, làm
lại cho đúng ý tưởng. Thứ hai là do hai người dẫn của chương trình đều là
những người dẫn có kinh nghiệm nên không mắc nhiều lỗi trong khi dẫn.
Mỗi tuần một lần, vào sáng thứ sáu, tại studio A8B của Đài Tiếng nói Việt
Nam, hai người dẫn tiến hành thu chương trình để chuẩn bị sản phẩm phát
sóng vào sáng chủ nhật của tuần đó. Trong khoảng 2 tiếng, Hồng Quang và
Ngọc Anh vừa dẫn, vừa cắt gọt và lồng ghép âm thanh, bài hát cho chương
trình cho đến khi hoàn chỉnh.
- Hoàn thiện chương trình về mặt kỹ thuật:
Hai người dẫn cũng đồng thời đóng vai trò làm kỹ thuật viên nên họ hoàn
toàn chủ động trong việc hoàn thiện chương trình về mặt kỹ thuật, đảm bảo
cho các phần chương trình được kết nối với nhau nhuần nhuyễn, đúng như ý
tưởng kịch bản. Chất lượng âm thanh, sự khớp nối giữa các phần chương trình
rất ăn ý. Để làm được điều đó đòi hỏi hai người dẫn phải tìm hiểu, nắm vững
cách sử dụng các loại phương tiện kỹ thuật trong studio. Đây là khâu được
tiến hành tại studio A8B, sau khi thu xong chương trình.

- Nhận hồi âm của thính giả:
Sau mỗi chương trình, chương trình lại nhận được sự đóng góp, chia sẻ
của bạn nghe đài từ khắp mọi miền, ngoài thư gửi qua đường bưu điện, hồi
âm của thính giả chủ yếu là qua email, qua blog, qua các website âm nhạc…
6


Đó là những lời khen, lời cảm ơn, lời chia sẻ, và có cả những góp ý để làm
chương trình thêm hấp dẫn và ý nghĩa.
3, Thành công và hạn chế của khâu dẫn chương trình
Xin nhấn mạnh rằng: khi đề cập thành công và hạn chế của khâu dẫn
chương trình, chúng ta phải đánh giá được chất lượng của lời dẫn và cách thể
hiện, dẫn dắt của người dẫn chương trình.
3.1, Những thành công


Thành công về lời dẫn

Theo thăm dò ý kiến, 107/135 thính giả (tương đương 79,25%) cho rằng
lời dẫn của “Quick and Snow show” hay. Có thể nói, lời dẫn của chương trình
đã đạt được nhiều thành công và tạo nên sức hút mạnh mẽ với bạn nghe đài.
- Lời dẫn có tính đối thoại, hấp dẫn người nghe
Trước hết, cần khẳng định rằng, trong một chương trình, khi có hai người
tham gia dẫn (dẫn đôi), thì chắc chắn lời dẫn phải có tính đối thoại. Nếu như
lời dẫn không có tính đối thoại, mà chỉ đơn thuần là hai người dẫn tự chia
nhau đọc các nội dung thì sẽ rất nhàm chán và đơn điệu. Đặc biệt, trong
chương trình âm nhạc, lời dẫn càng cần có tính trao đổi, giao lưu để tạo ra sự
tương tác giữa hai người dẫn với nhau, và giữa người dẫn với thính giả.
Lời dẫn trong “Quick and Snow show” thành công ở chỗ, nó luôn tạo ra
không khí trao đổi, đối thoại rất hấp dẫn giữa Quick và Snow - hai MC của

chương trình. Đó có thể là những chia sẻ về cảm xúc một cách thật sâu lắng,
hoặc là một màn tranh cãi gay go, hay cũng có thể là những giây phút trêu đùa
rất thoải mái giữa hai người dẫn chương trình. Chính điều này đã cuốn hút
người nghe, khiến cho họ luôn có cảm giác muốn tham gia vào cuộc trò
chuyện thú vị giữa hai người dẫn.
Qua lời dẫn của mình, Quick và Snow đã tạo nên sự hứng khởi cho người
nghe ngay từ đầu chương trình bởi những màn đấu khẩu quen thuộc và cách
dẫn dắt vào thư của thính giả rất hài hước và logic. Sự đối thoại giữa hai
7


người dẫn thể hiện rất rõ, ngoài yếu tố tranh luận, nó còn thể hiện qua việc lời
dẫn của hai MC liên tục bổ sung thông tin cho nhau.
Kết quả thăm dò ý kiến cho thấy: 49,6% thính giả đánh giá cao tính đối
thoại của lời dẫn trong chương trình “Quick and Snow show”. Điều đó chứng
tỏ sức hấp dẫn của các phần đối thoại đối với thính giả khi nghe chương trình.
- Sử dụng ngôn từ trẻ trung, phù hợp với giới trẻ
Chương trình âm nhạc “Quick and Snow show” dù đã lên sóng nhiều năm
những vẫn thu hút được sự quan tâm theo dõi của đông đảo thính giả, trong
đó đa phần là các bạn trẻ. Một trong những lý do tạo nên sức hút ấy của
chương trình là cách sử dụng ngôn từ rất trẻ trung, vui nhộn và đặc biệt phù
hợp với suy nghĩ, phong cách của giới trẻ. Cũng theo thăm dò ý kiến, 40%
thính giả cho rằng lời dẫn của “Quick and Snow” hay vì đã sử dụng ngôn từ
rất trẻ trung, phù hợp với giới trẻ. Rõ ràng, đây cũng là một cách để những
người dẫn chương trình làm nội dung thông tin trở nên năng động, gần gũi và
cởi mở hơn.
Chỉ trong một đoạn dẫn ngắn nhưng có thể thấy không ít từ ngữ và
cụm từ được “trẻ hoá” như: “đá”, “hot girl”, “okey”, “ngụy biện tùy tiện”,
“ban một đường bóng khó”, “vết đá thẳng chân”, “hay hớm”, “ghen ăn tức ở”.
Những từ ngữ này là ngôn ngữ rất đời thường, sinh động và đúng là những

“từ lóng” mà giới trẻ đang sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày.
Chính điều này đã phần nào giúp cho hai người dẫn xích lại gần hơn với các
thính giả trẻ tuổi. Nói với giới trẻ bằng ngôn ngữ của chính họ - đó là thành
công của “Quick and Snow show”.
- Lời dẫn rất linh hoạt
Những “thính giả ruột” của chương trình này có thể dễ dàng nhận thấy
rằng, đến với “Quick and Snow show”, họ không chỉ được lắng nghe vào
những màn đấu khẩu đầy kịch tính của Quick và Snow được cười sảng khoái
bởi những pha gây hài thú vị, mà còn được lắng đọng bởi những phút giây
8


đầy ý nghĩa. Đó chính là tính linh hoạt của lời dẫn. Không chỉ linh hoạt trong
cách truyền tải thông tin, linh hoạt trong cách dẫn dắt vào vấn đề, mà lời dẫn
của chương trình còn linh hoạt cả trong việc tạo cảm xúc cho thính giả. Người
nghe không cảm thấy nhàm chán vì một tâm trạng quá hồ hởi, hay trầm buồn
kéo dài trong cả chương trình, mà họ được thay đổi trạng thái tâm lý liên tục,
luôn có cảm giác hứng khởi.
Có thể thấy sự linh hoạt trong lời dẫn của một chương trình “Quick and
Snow show” thể hiện rất rõ, thính giả đi từ cảm xúc này đến cảm xúc khác,
mỗi cảm xúc lại luôn có tác động mạnh mẽ đến tình cảm của họ. Người nghe
đến với chương trình, không chỉ vì bài hát hay, mà quan trọng hơn là vì họ
muốn tận hưởng không gian âm nhạc đầy ý nghĩa mà chương trình mang lại.
- Tận dụng được những lời yêu cầu của thính giả có nội dung hay
Chương trình “Quick and Snow show” là dạng chương trình âm nhạc đáp
ứng thư yêu cầu của thính giả, vì vậy sự xuất hiện của những lá thư, những lời
yêu cầu trong chương trình là điều không thể thiếu. Vậy nhưng, giữa hàng
nghìn lá thư, lời yêu cầu đến từ mọi miền Tổ quốc, việc lựa chọn yêu cầu nào
đưa vào chương trình cũng không hề dễ dàng.
Những lời yêu cầu được chọn đều có nội dung hay, ý nghĩa và chân thành.

Đó là những lời tâm sự “từ đáy lòng” của các bạn thính giả. Hai người dẫn đã
khéo léo tận dụng những lá thư, những lời yêu cầu ấy để làm nổi bật lên sự
thân mật, gần gũi, và không gian chia sẻ cởi mở mà chương trình “Quick and
Snow show” hướng tới.
Theo thăm dò ý kiến, 55,6% thính giả cảm thấy thích lời dẫn của chương
trình vì đã tận dụng được nhiều là thư hay của thính giả. Kết quả này cho
thấy, sự xuất hiện của những lời yêu cầu đầy tình cảm như vậy trong chương
trình đã thực sự tạo nên những điểm nhấn, giúp cho “Quick and Snow show”
hoàn thành tốt vai trò của mình: Nhật ký viết chung. Nhiều bạn trẻ đã coi
9


chương trình như một người bạn tâm giao, là cầu nối tình cảm của mình và
chia sẻ những cảm xúc chân thành nhất với hai người dẫn chương trình.
- Lời dẫn có tính định hướng
Với bất kỳ sản phẩm phát thanh nào, dù là thời sự - chính luận hay tạp kỹ giải trí, khi đã phát sóng và được nhiều người biết tới thì nhất định phải có
tính định hướng bởi chúng đều là những sản phẩm báo chí, tác động tới nhận
thức của công chúng.
Chương trình âm nhạc “Quick and Snow show” không chỉ làm tốt vai trò
định hướng về âm nhạc cho người nghe mà người dẫn cùng với những lời dẫn
sinh động của mình còn góp phần định hướng cho thính giả về suy nghĩ, cách
hành xử và cả lối sống, dù đây không phải là nhiệm vụ chính của chương
trình. Quick và Snow đã cùng đồng cảm và chia sẻ tâm tư với nhiều bạn thính
giả trẻ.
Chỉ là một đoạn dẫn ngắn, những chính nhờ sự chân thành, giản dị của lời
dẫn, mà thính giả sẽ cảm thấy nhẹ lòng hơn khi được chia sẻ tâm sự của bản
thân và nhờ đó, người dẫn chương trình cũng thực sự trở thành một người bạn
tâm tình, đồng cảm cùng thính giả, chứ không chỉ đơn thuần là đáp ứng bài
hát theo yêu cầu của họ.



Thành công về cách dẫn

72,6% thính giả trả lời phiếu thăm dò ý kiến của khóa luận cho rằng hai
người dẫn của chương trình âm nhạc “Quick and Snow show” có cách thể
hiện rất tốt. Điều đó phần nào khẳng định thành công trong cách dẫn của
Hồng Quang và Ngọc Anh.
- Giọng nói chuẩn, có tính biểu cảm cao
Làm báo phát thanh, tức là làm báo nói. Mọi thông tin, tư tưởng của người
làm chương trình đều đến với thính giả qua giọng nói. Vì thế, đòi hỏi về giọng
là không thể thiếu.

10


Đối với hai người dẫn của “Quick and Snow show”, họ đều có lợi thế về
giọng. Ngoài giọng nói chuẩn, chất giọng tốt, cả Hồng Quang (Quick) và
Ngọc Anh (Snow) đều có khả năng biểu đạt cảm xúc bằng giọng nói một cách
sinh động. Kết quả thăm dò ý kiến cho thấy, 71,85% thính giả cho rằng hai
người dẫn có chất giọng chuẩn và truyền cảm.
Người nghe đôi khi phải bật cười vì giọng nói thỏ thẻ của Snow, hay
những lời châm chọc tinh nghịch của Quick, nhưng rồi cũng sẽ có lúc lắng
đọng lại bởi âm hưởng dạt dào của những lá thư khi hai người dẫn chương
trình trầm giọng và trở nên đầy xúc cảm.
Cũng theo kết quả thăm dò ý kiến, 31,85% thính giả đã đánh giá cao sự am
hiểu về âm nhạc của hai người dẫn trong “Quick and Snow show”.
- Có phong cách dẫn riêng: hài hước, thân thiện, gần gũi
Khi dẫn dắt một chương trình, người dẫn nào cũng muốn mình phải có
phong cách thể hiện độc đáo, để lại dấu ấn trong lòng thính giả. Điều này đặc
biệt cần thiết đối với hai người dẫn của “Quick and Snow show”, vì đây là

chương trình được xây dựng gắn liền với tên tuổi, thương hiệu của họ. Ở mặt
này, Quick và Snow đã rất thành công. Nhắc đến chương trình, người nghe
nhớ ngay đến một chàng Quick lém lỉnh, thích trêu chọc, và một Snow khá
kiêu kỳ, đanh đá. Thính giả sẽ không thể quên những giây phút tranh cãi
quyết liệt, những lời trêu chọc đáng yêu và cả những phút chia sẻ ngọt ngào
mà hai người dẫn mang lại.
Quick và Snow đã xây dựng được cho mình một phong cách dẫn riêng: rất
dí dỏm, hài hước, đời thường, nhưng cũng đầy cá tính và sự tự tin. Khi nghe
“Quick and Snow show”, thính giả có cảm giác thoải mái, thân thiện. Đó
chính là thành công lớn nhất của chương trình.
- Hai người dẫn phối hợp rất ăn ý
Khi có hai người dẫn tham gia trong cùng một chương trình, điều kiện
quan trọng để làm nên thành công của hoạt động dẫn, đó là: sự kết hợp ăn ý
11


của hai người dẫn. Trong quá trình dẫn, nếu hai người dẫn hiểu ý nhau và có
sự tung hứng phù hợp thì chương trình sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.
Ngược lại, khi hai người dẫn làm việc không ăn khớp, người nghe sẽ có cảm
giác chương trình rời rạc, không nhuần nhuyễn và hai người dẫn chưa thực sự
nhập tâm.
52,6% thính giả khi trả lời phiếu thăm dò ý kiến của khóa luận cho rằng sự
phối hợp ăn ý giữa hai người dẫn đã làm nên thành công trong cách dẫn của
họ. Để có được sự kết hợp nhuần nhuyễn đó, hai người dẫn phải rất hiểu
nhau, và hiểu nội dung chương trình. Trong chương trình âm nhạc “Quick and
Snow show”, hai người dẫn đã có cơ hội cộng tác, làm việc chung trong một
khoảng thời gian dài, vì vậy quá trình làm việc cũng diễn ra rất thuận lợi.
Trong từng lời nói, Quick và Snow luôn biết cách để trao đổi, giao lưu với
nhau và với thính giả. Đồng thời, họ cũng đã tạo được ấn tượng sâu sắc với
thính giả nhờ sự phối hợp ăn ý, tung hứng, bay bổng trong khi dẫn.

3.2, Những hạn chế


Hạn chế về lời dẫn

- Lời dẫn còn dài
Nhiều chương trình “Quick and Snow show”, hai người dẫn vẫn còn lạm
dụng những màn tranh cãi và trêu chọc, hoặc vì không chọn lọc được thông
tin quan trọng nhất trong thư yêu cầu, nên thường đọc hết toàn bộ thư. Điều
này dẫn đến việc lời dẫn còn dài, nhiều khi hơi lan man, mang nặng tính chất
cá nhân. Chính sự dài dòng đó có thể khiến người nghe bị phân tán, không
biết nên tập trung vào nội dung nào, hoặc có thể bị cuốn theo không khí tranh
luận của người dẫn mà quên đi một phần quan trọng của chương trình là các
bài hát.
Đây chỉ là đơn cử một trong rất nhiều đoạn tranh luận xuất hiện trong
“Quick and Snow show”. Rõ ràng dung lượng của nó quá dài, hơn nữa, trong
đó có nhiều chi tiết hoàn toàn không cần thiết, có thể cắt bỏ để làm nội dung

12


rõ ràng và hấp dẫn hơn. Một số chủ đề khi được đưa vào lời dẫn còn mang
nặng tính cá nhân, rất dễ khiến cho thính giả có cảm giác nhân vật chính của
chương trình lúc này không phải là họ mà là người dẫn chương trình. Còn
theo kết quả thăm dò ý kiến, 69,6% thính giả cho rằng đây là một hạn chế,
làm giảm hiệu quả của lời dẫn.
- Lời dẫn bị lặp
Trong cùng một chương trình, lời dẫn vào các yêu cầu thường rất giống
nhau. Thông thường, hai người dẫn sẽ trò chuyện một vài câu, sau đó dẫn vào
thư và phát bài hát. Hoặc trong vài chương trình liên tục, lời dẫn cũng có khi

bị lặp lại. Cách giới thiệu này lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời dẫn dễ tạo ra sự
nhàm chán, tạo cảm giác chương trình ít sáng tạo, đổi mới về lời dẫn.
Cùng trong một chương trình “Quick and Snow show” phát sóng ngày
28/12/2008 nhưng có tới bốn bài hát (trong tổng số sáu bài hát được phát
trong chương trình) có cách giới thiệu giống hệt nhau, đều theo mô-típ:
- Hai người dẫn tranh cãi
- Dẫn từ mâu thuẫn của hai người vào thư yêu cầu
- Đọc thư yêu cầu
- Tiếp tục tranh luận xoay quanh các thông tin của lá thư
- Phát bài hát
Thính giả có thể chấp nhận sự lặp lại đôi chỗ trong cách thể hiện của một
vài chương trình, nhưng sự lặp lại liên tục một kiểu lời dẫn trong cùng một
chương trình sẽ rất dễ tạo ra sự nhàm chán khi thính giả nghe nhiều. Chương
trình “Quick and Snow show” đã lên sóng trong một thời gian dài, vì vậy việc
đổi mới, sáng tạo hơn trong lời dẫn là rất cần thiết. Điều này đòi hỏi sự sáng
tạo của hai người dẫn.
- Thiếu chào kết
Có một đặc điểm là tất cả các chương trình “Quick and Snow show” đều
kết thúc bằng chính đoạn nhạc hiệu của chương trình, còn người dẫn thì
13


không nói lời chào kết. Trong quá trình khảo sát chương trình này, tôi thấy
đây là một thiếu sót về lời dẫn. Khi chương trình được mở đầu một cách ấn
tượng, thì khép lại chương trình cũng nên có một lời chào dành cho thính giả.
Trước tiên, một trong những đặc điểm của chương trình phát thanh là có
lời kết và lời chào thính giả, do đó nếu thiếu lời kết thì chương trình trở nên
không trọn vẹn. Thứ hai là sự tồn tại của lời kết để khép lại nội dung của
chương trình cũng thể hiện sự tôn trọng đối với thính giả. Hơn nữa, một lời
chào kết được dẫn thành công chắc chắn sẽ để lại dư âm sâu sắc trong lòng

bạn nghe đài. Tuy nhiên, lời dẫn của “Quick and Snow show” lại bỏ qua điều
này. Đây có thể là ý đồ của hai người dẫn, nhưng chính nó cũng phần nào tạo
ra sự thiếu thiếu hụt của chương trình. Lời dẫn kết có thể rất đơn giản, nhưng
nó sẽ khép lại chương trình một cách có ý nghĩa.


Hạn chế về cách dẫn

- Bám quá sát kịch bản nên còn thiếu tự nhiên, tạo cảm giác hơi “diễn”
Như đã nói ở phần trên, kịch bản của chương trình được chuẩn bị rất chi
tiết. Tất cả các nội dung, các thông tin, bài hát, tình huống, trao đổi… của
chương trình đều được tính toán kỹ càng. Đây có thể là một lợi thế về mặt
chuẩn bị, nhưng xét ở một khía cạnh nào đó, nó lại là một cản trở đối với
người dẫn. 40% thính giả (54/135 ngươii) khi được hỏi đã đánh giá cách thể
hiện của hai người dẫn còn cứng và gò bó.
Dẫn âm nhạc đòi hỏi người dẫn phải thực sự tự nhiên, bay bổng trong cách
thể hiện. Chính vì thế, khi người dẫn quá phụ thuộc vào kịch bản, trong quá
trình dẫn dắt sẽ có “sạn” vì họ chưa thực sự nhập tâm và thoải mái để “phiêu”
với chương trình. Nói đúng hơn thì người dẫn đang “diễn” lại kịch bản chứ
không phải là sáng tạo và ứng khẩu một cách linh hoạt.
Trong nhiều chương trình “Quick and Snow show”, khi đối thoại với nhau,
hai người dẫn vẫn còn thiếu tự nhiên và tạo cảm giác họ chưa thể hiện đúng
con người thật của mình trên sóng. Nó có thể tạo cho người nghe suy nghĩ:

14


những gì người dẫn đang nói, đang chia sẻ với mình là những điều bị áp đặt,
chuẩn bị trước để thể hiện trên sóng, chứ không phải đó là suy nghĩ, cá tính,
phong cách thực của họ.

Thậm chí, chính sự cứng nhắc của hai người dẫn trong khi dẫn cũng gây
nên một suy nghĩ tiêu cực khác đối với người nghe: người dẫn đang cố ép
mình vào phong cách trẻ trung, nhí nhảnh, trong khi họ đã không còn phù
hợp. Suy nghĩ này sẽ khiến người nghe có tâm lý gượng ép, không thoải mái
khi nghe chương trình vì thấy nó hơi giả tạo.
- Có hiện tượng đi vào lối mòn, không có sự đổi mới trong cách dẫn
Tính tới nay, chương trình âm nhạc “MTV Most Wanted” - ca khúc quốc
tế theo yêu cầu - dưới diện mạo mới “Quick and Snow show” đã kéo dài được
hơn hai năm, còn hai người dẫn Hồng Quang và Ngọc Anh thì đã dẫn cùng
nhau khoảng tám năm. Đây là thuận lợi, nhưng mặt khác, cũng lại là hạn chế.
Thuận lợi là trong quá trình làm việc họ sẽ phối hợp ăn ý và rất hiểu nhau.
Còn khó khăn là cả hai sẽ gặp không ít trở ngại trong việc làm mới mình, tạo
cảm xúc mới mẻ cho bản thân trong mỗi chương trình. Càng dẫn nhiều, người
dẫn càng dễ đi vào lối mòn và dễ bị “đóng khuôn” với một phong cách nhất
định mà không có nhiều sáng tạo.
Hiện nay, “lối mòn” trong cách dẫn của Quick và Snow là ở chỗ: tất cả các
chương trình, hai người dẫn đều phải cố “kiếm ra chuyện” để tranh cãi, đôi
khi dẫn đến tranh cãi quá nhiều, đến mức thừa thãi. Có chương trình, Quick
và Snow tranh cãi về phao con vịt mà Snow mượn Quick không trả; chương
trình khác thì lại tranh cãi về một cái bút chì Quick làm mất và nhớ nhầm
Snow mượn….
Những thính giả thường xuyên nghe chương trình sẽ có cảm giác rằng, mỗi
chương trình, hai người dẫn lại phải lấy một chuyện gì đó làm cái cớ để cho
họ tranh luận, trêu chọc và trách móc nhau cho hâm nóng không khí. 53,3%

15


thính giả tham gia cuộc thăm dò ý kiến của khóa luận cho rằng, cách dẫn của
Hồng Quang và Ngọc Anh thiếu tính sáng tạo, cần được đổi mới. Rõ ràng,

bản thân người dẫn cần có sự sáng tạo hơn trong cách dẫn của mình, tránh để
cách dẫn trở nên “dập khuôn”, khiên cưỡng.
4, Nguyên nhân của thành công và hạn chế
4.1. Nguyên nhân của thành công
• Sự đổi mới nhận thức, tư duy về người dẫn chương trình của lãnh đạo Đài
Tiếng nói Việt Nam
Trước hết, thành công trong hoạt động dẫn của “Quick and Snow show”
nói riêng và các chương trình âm nhạc nói chung, là kết quả của sự đổi mới
nhận thức của nhà Đài về công việc này. Ngoài các tài liệu về nghiệp vụ dẫn,
Đài và các Ban cũng tổ chức một số cuộc hội thảo về vấn đề này và thường
xuyên có sự góp ý, nhận xét với đội ngũ người dẫn. Điều này có tác động
không nhỏ tới hiệu quả của hoạt động dẫn.
Nếu như khâu dẫn trong các chương trình phát thanh vẫn bị coi là một
khâu phụ, một khâu không quan trọng thì chắc chắn người dẫn sẽ không thể
có nhiều cơ hội rèn luyện và phát huy khả năng của mình như hiện nay. Khi
khâu dẫn được coi trọng thì bản thân người dẫn cũng sẽ ý thức hơn vai trò của
mình và từ đó họ không ngừng phấn đấu, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ,
hoàn thiện khả năng dẫn để làm tốt nhiệm vụ.
• Hai người dẫn hoàn toàn chủ động trong quá trình sản xuất chương trình
“Quick and Snow show”
Hai người dẫn - hai biên tập viên của chương trình là người tham gia từ
khâu tạo ý tưởng, cho đến viết kịch bản rồi dẫn dắt chương trình và hoàn
thiện kỹ thuật. Chính điều này đã giúp họ tự tin thể hiện ý tưởng của mình
một cách tốt nhất, bởi cả hai đều rất chủ động trong việc thực hiện “Quick and
Snow show”. Họ là người hiểu rõ nhất ý đồ của kịch bản, từ đó sẽ tìm ra cách

16


thể hiện sao cho phù hợp với từng trường hợp, từng lá thư của thính giả. Việc

hai người dẫn tự thu âm, cắt gọt và chỉnh sửa âm thanh của chương trình cũng là
một thuận lợi để họ tạo ra một sản phẩm ưng ý nhất, đúng với ý đồ của mình
nhất. Nhờ vậy mà các sản phẩm của “Quick and Snow show” khi được phát
sóng luôn có chất lượng âm thanh cao và cách thể hiện khá sinh động, độc đáo.
• Hai người dẫn đều có năng lực, kiến thức phong phú và nhiều kinh nghiệm
Hai người dẫn của chương trình đều là những biên tập viên âm nhạc có
năng lực, am hiểu về âm nhạc. Hơn nữa, họ còn có khả năng sử dụng thành
thạo phương tiện kỹ thuật hiện đại, giỏi ngoại ngữ, tin học. Chính phông kiến
thức nền tảng đó đã trở thành ưu điểm, giúp hai người dẫn tự tin hơn với vai
trò của mình.
Hơn nữa, cả hai người dẫn đều đã gắn bó với vai trò dẫn chương trình
“Quick and Snow show” trong một thời gian dài nên bản thân họ cũng tự tích
lũy được không ít kinh nghiệm dẫn. Hồng Quang và Ngọc Anh luôn thể hiện
được sự chủ động, linh hoạt trong cách dẫn, luôn làm chủ được những thông
tin mà chương trình mang đến cho thính giả và để lại dấu ấn trong lòng bạn
nghe đài.
• Bản thân những người dẫn luôn có sự đầu tư nghiêm túc cho hoạt động
dẫn của mình
Trước khi thực hiện thu âm chương trình, người dẫn phải có quá trình
chuẩn bị rất kỹ lưỡng, mặc dù đây không phải là chương trình phát thanh trực
tiếp. Ngoài việc xây dựng kịch bản, lựa chọn bài hát, lựa chọn thư của thính
giả, hai người dẫn của chương trình “Quick and Snow show” còn đảm nhiệm
luôn công việc của kỹ thuật viên, nên họ còn phải chuẩn bị cả về phương diện
kỹ thuật.
Bên cạnh đó, sự đầu tư nghiêm túc của hai người dẫn, còn thể hiện ở việc
họ không ngừng trau dồi, nâng cao nghiệp vụ dẫn chương trình cũng như kiến
thức về âm nhạc trong suốt quá trình làm nghề của mình. Nhờ sự đầu tư đúng

17



đắn đó, mà người dẫn có thể tự tin, chủ động trong mọi tình huống, tạo cho
mình một phong cách, cá tính riêng khi lên sóng. Để làm được điều này, cần
xuất phát từ lòng yêu nghề, niềm đam mê công việc cũng như sự nghiêm túc,
ý thức kỷ luật của hai người dẫn. Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận rằng
chính sự hấp dẫn của chương trình và sự ủng hộ của thính giả đã tạo nên động
lực giúp người dẫn luôn muốn hoàn thiện bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
4.2, Nguyên nhân của hạn chế
• Hạn chế về tuổi tác của hai người dẫn
Hai người dẫn của “Quick and Snow show” đều đang ở trong độ tuổi từ 35
đến 40 tuổi. Với một người dẫn chương trình thời sự, chính luận thì tuổi tác
không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động dẫn chương trình, vì nó luôn đồng
hành cùng sự trải nghiệm và sự vững vàng trong nghề nghiệp. Còn với một
chương trình âm nhạc, đặc biệt là một chương trình âm nhạc dành cho giới trẻ
như “Quick and Snow show”, rõ ràng vấn đề tuổi tác cũng đáng để bàn tới.
Ở độ tuổi 35 – 40, chắc chắn suy nghĩ và cách hành xử không còn giống
như các bạn trẻ ở lứa tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là lúc mà mọi
ứng xử của con người đã có độ chững chạc và chín chắn nhất định, do đó,
việc tham gia dẫn một chương trình trẻ trung và phải thường xuyên có những
biểu hiện hồn nhiên cho hợp với giới trẻ, ít nhiều cũng không còn phù hợp với
lứa tuổi của hai người dẫn chương trình. Dù ngoài đời, họ cũng hài hước và
trẻ trung, nhưng để thực sự “trẻ hoá” khi lên sóng thì không phải là dễ. Đó là
lý do vì sao, đôi khi nghe chương trình “Quick and Snow show”, thính giả có
cảm giác: họ đang cố gắng trẻ trung, chứ không hồn nhiên thực sự.
Theo kết quả của cuộc thăm dò ý kiến, 25,2% thính giả cho rằng những
hạn chế mà người dẫn mắc phải là độ tuổi của họ đã không còn phù hợp để
dẫn các chương trình dành cho giới trẻ như “Quick and Snow show”. Như
vậy, có thể thấy, tuổi tác cho người dẫn kinh nghiệm và bản lĩnh vững vàng,
nhưng rõ ràng nó cũng đang có tác động không nhỏ đến phong cách dẫn dí
dỏm, trẻ trung, hồn nhiên mà họ đã và đang xây dựng từ trước tới nay.

18


• Do chương trình đã kéo dài tương đối lâu, và hai người dẫn đã quá “quen”
với lối dẫn chương trình hiện tại nên rất khó sáng tạo, đổi mới
Mặc dù “Quick and Snow show” mới thực sự trở thành thương hiệu của
hai người dẫn chương trình từ năm 2007, nhưng trước đó, họ đã gắn bó với
nhau từ format chương trình cũ “MTV Most Wanted” trong hơn sáu năm. Cái
tên Quick và Snow, cũng như phong cách dẫn mà họ luôn theo đuổi đã đồng
hành cùng hai người dẫn trong tám năm qua. Tất nhiên, đó là một trong
những cách thức để họ tạo nên tên tuổi của mình, vì nhớ đến “Quick and
Snow show” là thính giả nhớ ngay tới những giây phút thoải mái, thân thiện,
cởi mở và đầy ắp cảm xúc. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng,
chính vì gắn bó quá lâu với phong cách đó, nên họ đang bắt đầu có biểu hiện
đi vào lối mòn, rất khó sáng tạo, đổi mới trong cách dẫn.
Đã từng có một khoảng thời gian ngắn, hai người dẫn quyết định “sang tên
đổi chủ” chương trình này cho hai người dẫn mới, trẻ trung hơn và có phong
cách khác. Chương trình được đổi tên thành “Fat and Snim” trong khoảng 3 –
4 tháng, nhưng sau đó do hai người dẫn mới không đủ kinh nghiệm và sự tự
tin để tiếp tục chương trình nên Quick và Snow lại tiếp tục đảm nhiệm công
việc này. Như vậy, rõ ràng, ngay bản thân người dẫn cũng muốn thay đổi, làm
mới chương trình, nhưng việc này không dễ dàng.
Mặt khác, chương trình đã kéo dài khá lâu, do đó, cảm xúc của chính
người dẫn nhiều khi cũng đã bị mai một. Mỗi khi chương trình bắt đầu, Quick
và Snow lại phải tìm kiếm một cảm xúc vui tươi, dí dỏm, thân thiện, và tạo ra
một câu chuyện nào đó để bắt đầu và xâu chuỗi trong suốt chương trình.
55,5% thính giả cho rằng nguyên nhân của các hạn chế trong cách dẫn của
Quick và Snow là do chương trình đã kéo dài quá lâu. Có thể nói, gắn bó với
một thương hiệu trên sóng là một thành công, nhưng xét trên một góc độ
khác, nó lại là tạo ra cản trở đối với hai người dẫn trong quá trình làm mới

cảm xúc, làm mới phong cách trong chương trình.

19


• Hai người dẫn phải đảm nhận nhiều vai trò khác, không thực sự đầu tư cho
hoạt động dẫn trong chương trình “Quick and Snow show”
Hiện nay, biên tập viên Ngọc Anh đã chuyển sang công tác tại Hệ Giao
thông – Giải trí của Đài Tiếng nói Việt Nam, và chỉ còn tham gia làm chương
trình “Quick and Snow show” với tư cách cộng tác viên của VOV3. Còn
người dẫn Hồng Quang hiện công tác tại một công ty thương mại và chỉ là
công tác viên của nhà Đài. Chính vì vậy, cả hai người dẫn đều không thực sự
chuyên tâm và dành hết tâm lực và trí lực cho việc sản xuất chương trình
“Quick and Snow show” do còn phải đảm đương nhiều vai trò khác.
Mỗi tuần, hai người dẫn chỉ có thể dành 2 tiếng của ngày thứ 6 để đến
studio A8B làm chương trình. Điều này đã tác động không nhỏ tới chất lượng
chương trình bởi sức ép về mặt thời gian và áp lực công việc đôi khi khiến họ
có tâm lý “làm cho xong”, chứ không thực sự tâm huyết.

20


II, Chương trình âm nhạc “XoneFM Breakfast show”
1, Đôi nét về “XoneFM” và “XoneFM Breakfast show”
Xone FM bắt đầu phát sóng chính thức từ ngày 20 tháng 9 năm 2006. Đây
là chương trình âm nhạc hướng tới đối tượng chính là giới trẻ (từ 16 đến 30
tuổi) trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam. XoneFM được công ty
trách nhiệm hữu hạn Sóng Xuân (lập năm 2006, trụ sở chính đặt tại Hà Nội)
mua bản quyền chương trình của Mỹ và sản xuất tại chi nhánh của công ty ở
thành phố Hồ Chí Minh.

XoneFM được phát trên hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí VOV3 vào tất cả
các ngày trong tuần, với thời lượng phát sóng là 10 giờ. Đây là chương trình
âm nhạc mang tính thương mại cao, có phong cách khá mới lạ trong ngành
phát thanh của Việt Nam. Chương trình dành phần lớn thời lượng để phát
sóng các bài hát theo kiểu mix up (trộn lẫn, không theo chủ đề), bên cạnh đó
là các chuyên mục mang chủ đề riêng (bảng xếp hạng âm nhạc, talk show...).
Ngoài ra xen lẫn giữa các bài hát còn có các quảng cáo của nhà tài trợ chương
trình và các quảng cáo giới thiệu cho chính chương trình.
Xone FM phát sóng các ca khúc Việt Nam và quốc tế theo tỉ lệ là: 40%
nhạc quốc tế, 50% là nhạc Việt Nam, 10% thông tin quảng cáo. Có thể kể đến
một số chuyên mục âm nhạc của XoneFM như: XoneFM Breakfast show,
Vina 10, Hot 10@10, XoneFM Official Vietnam Top 40, Nhật ký FV, Movie
Xone, Drive Xone, Name That Singer… Theo thống kê, mỗi ngày có hơn 9
triệu người nghe các chương trình của XoneFM trên Đài Tiếng nói Việt Nam.
“XoneFM Breakfast Show” là chuyên mục âm nhạc buổi sáng lên sóng từ
tháng 9 năm 2006. Do chương trình kéo dài trong 3 tiếng nên nội dung của nó
được chia thành 3 giờ âm nhạc (giờ âm nhạc thứ 1 từ 6h đến 7h, giờ âm nhạc
thứ 2 từ 7h đến 8h và giờ âm nhac thứ 3 từ 8h đến 9h).
Xen kẽ giữa các bài hát là các cuộc trò chuyện giữa những người dẫn
chương trình với nhau và với thính giả. Trong Breakfast Show có một số mục
nhỏ như: Request line - Bài hát yêu cầu của thính giả, International Music
21


Chart - Các bảng xếp hạng quốc tế được cập nhật hàng ngày, Ca khúc hay
nhất một thời đại - Một ca khúc hay nhưng đã phát hành từ lâu được chọn giới
thiệu, Magic Sound - "Âm thanh kì diệu" - một trò chơi nhỏ đoán âm thanh
được tổ chức theo tuần; Vina 10 Review và Hot 10@10 Review - Tóm tắt lại
hai bảng xếp hạng Vina 10 và Hot 10@10 của tối hôm trước; Let it rock –
phần dành riêng cho các thông tin nhạc rock và các bài hát rock mới nhất

trong và ngoài nước. Ngoài ra thính giả còn có thể lắng nghe những tin tức âm
nhạc mới nhất của Việt Nam cũng như quốc tế trong Breakfast Show.
Chương trình “XoneFM Breakfast show” do Mobifone tài trợ, phát sóng từ
6h - 9h, thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Trong chương trình có lồng ghép
quảng cáo dịch vụ của nhà tài trợ trong lời dẫn của Ngọc Bảo và Chính Kỳ.
Theo kết quả thăm dò ý kiến đối với 150 thính giả sống trên địa bàn Hà
Nội, 23,5% thính giả thường xuyên nghe chương trình, 69,3% thỉnh thoảng
nghe và 7,4% không bao giờ nghe (chủ yếu do thời gian phát sóng quá sớm).
Trong 139 thính giả có nghe chương trình, 17,98% đánh giá chương trình rất
hay, 59,71% cho rằng chương trình hay. Kết quả này cũng phần nào cho thấy
sức hút của chương trình với bạn nghe đài.
Hiện nay chương trình âm nhạc “XoneFM Breakfast show” do hai người
dẫn là Trịnh Ngọc Bảo và Mr. K (tên thật là Mai Chính Kỳ) đảm nhiệm. Họ
đều là những biên tập viên âm nhạc trẻ trung và hài hước, luôn hấp dẫn thính
giả bởi cách dẫn dắt tự nhiên và thân thiện vào mỗi buổi sáng.
Với sự am hiểu về âm nhạc trong nước và quốc tế, kết hợp với giọng nói
đầy biểu cảm và cách thể hiện độc đáo, tự nhiên, hai người dẫn của “XoneFM
Breakfast show” đã tạo nên sức hút của chương trình với nhiều thính giả trẻ.
Đây cũng là hai người dẫn được đánh giá cao trong đội ngũ người dẫn chương
trình hiện nay của XoneFM.

22


2, Công việc của người dẫn trong chương trình âm nhạc “XoneFM
Breakfast show”
A, Thu thập thông tin về các sự kiện âm nhạc, các ca sĩ, nhóm nhạc,
bài hát, bảng xếp hạng…
Chương trình âm nhạc “XoneFM Breakfast show” có thời lượng dài 3
tiếng, do đó số lượng bài hát và dung lượng thông tin đưa vào chương trình

rất nhiều. Để tạo nên một chương trình giải trí có chất lượng – vừa đảm bảo
sự thư giãn, vừa giàu thông tin – hai người dẫn của chương trình thường
xuyên cập nhật những tin tức mới nhất trong lĩnh vực âm nhạc. Những thông
tin đó bao gồm: thông tin về hoạt động của các ca sĩ, các ban nhạc, cập nhật
danh sách bài hát tại các bảng xếp hạng và tải các bài hát mới hoặc đang được
yêu thích ở trong và ngoài nước…
Trong chương trình có điểm lại bảng xếp hạng Hot 10@10 của XoneFM
được phát chiều hôm trước, do đó hai người dẫn không gặp nhiều khó khăn
trong việc tổng hợp thông tin về hai bảng xếp hạng này. Thông tin về các
bảng xếp hạng nổi tiếng trên thế giới là Billboard Hot 100, American Top 20,
MTV… được Ngọc Bảo và Mr. K tìm kiếm tại website của các tạp chí âm
nhạc lớn và các trang âm nhạc uy tín trên thế giới như: www.billboard.com,
www.therollingstone.com, www.kr-pop.com.kr... Còn các thông tin về ca sĩ,
ban nhạc và các bài hát mới được cập nhật thông qua các diễn đàn, blog và
website âm nhạc lớn trong và ngoài nước.
Theo hai người dẫn của “XoneFM Breakfast show” thì đây là khâu quan
trọng nhất trong quá trình chuẩn bị để sản xuất một chương trình vì các thông
tin này chiếm hơn 50% dung lượng lời dẫn. Hơn nữa, đây là lại là phần
nguyên liệu cơ bản cấu thành nên kịch bản của “XoneFM Breakfast show”
nên hàng ngày hai người dẫn dành khá nhiều thời gian cho việc thu thập các
thông tin về âm nhạc.
Tiếp nhận, phân loại, chọn lọc email của thính giả
Thời lượng của “XoneFM Breakfast show” là 3 tiếng nhưng chuyên mục
Request Line (đáp ứng bài hát theo thư yêu cầu của thính giả) nằm trong giờ
âm nhạc thứ hai chỉ dài 15 phút. Thông thường, trong khoảng thời gian đó,
23


chương trình sẽ đáp ứng yêu cầu của 3 thính giả. Công việc tiếp nhận, phân
loại và chọn lọc email của thính giả không đòi hỏi người dẫn phải mất nhiều

thời gian và công sức.
Hiện nay, chương trình chỉ tiếp nhận yêu cầu của thính giả qua địa chỉ
email : Mỗi ngày, hai người dẫn dành 1 tiếng để đọc email
của thính giả, sau đó lựa chọn các yêu cầu sử dụng trong chương trình. Tiêu
chí lựa chọn thư phát sóng của chương trình là ưu tiên các email yêu cầu gửi
bài hát đúng vào ngày chương trình phát sóng. Người dẫn Ngọc Bảo cho rằng
việc đáp ứng yêu cầu của thính giả vào đúng ngày họ yêu cầu là quan trọng
nhất, nội dung email không cần quá hoa mỹ, cầu kỳ.
B, Lựa chọn và tìm kiếm các bài hát phục vụ cho chương trình
Sau khi lên danh sách các bài hát được dùng trong chương trình, người dẫn
sẽ tìm các bài hát đó theo 2 nguồn: qua kho nhạc nội bộ của XoneFM hoặc
qua những website âm nhạc lớn trong và ngoài nước. Theo ông Randyl
Arandela – một kỹ thuật viên của XoneFM, kho nhạc nội bộ với số lượng hơn
300.000 bài hát có thể đáp ứng đến 85% các bài hát trong chương trình. Chỉ
có các bài hát mới xuất hiện trên thị trường âm nhạc hoặc đã phát hành quá
lâu mà hệ thống chưa kịp cập nhật hay tổng hợp thì người dẫn mới phải tìm
kiếm qua mạng Internet và sau đó đưa lên mạng nội bộ để sử dụng trong
chương trình.
Viết kịch bản và các đoạn quảng bá cho nhà tài trợ
Không giống với “Quick and Snow show”, kịch bản của chương trình âm
nhạc “XoneFM Breakfast show” là kịch bản mở. Thông thường, kịch bản mở
thường phổ biến trong các chương trình phát thanh trực tiếp, nhưng trong
chương trình “XoneFM Breakfast show”, dù là chương trình thu âm trước
nhưng những người làm chương trình vẫn sử dụng loại kịch bản này. Lý do
mà hai người dẫn Ngọc Bảo và Mr. K chia sẻ, đó là mỗi ngày họ phải thu 2
chương trình liên tục nên không có nhiều thời gian làm kịch bản chi tiết. Hơn
nữa, cả hai đều đã gắn bó với công việc này hơn 2 năm nên đã có khá nhiều
kinh nghiệm dẫn. Kịch bản mở đòi hỏi người dẫn phải nắm chắc nội dung
thông tin và có khả năng ứng khẩu linh hoạt để làm chủ chương trình.
24



Hai người dẫn của “XoneFM Breakfast show” chỉ chuẩn bị phần câu
chuyện ý nghĩa mở đầu chương trình và các thông tin về ca sĩ, nhóm nhạc,
bảng xếp hạng… sau đó sắp xếp chúng theo thứ tự hợp lý trong ba giờ âm
nhạc. Bên cạnh các bài hát “đinh”, người dẫn còn dự phòng 6 đến 7 bài hát có
độ dài khác nhau để sử dụng trong trường hợp chương trình còn quá nhiều
hoặc ít thời gian. Ngoài ra, các phần lời dẫn mang tính đối thoại giữa hai
người dẫn đều không được chuẩn bị sẵn mà người dẫn sẽ “nói vo”, ứng khẩu
tùy hứng dựa trên những thông tin nền đã chuẩn bị sao cho hấp dẫn và tự
nhiên nhất. Mỗi ngày, Ngọc Bảo và Mr. K viết từ một đến hai kịch bản để
thực hiện tại studio vào ngày hôm sau.
Vì là kịch bản mở nên trong quá trình thu âm chương trình, người dẫn có
thể thay đổi bài hát tùy theo thời lượng và điều kiện thực tế. Hai người dẫn
của “XoneFM Breakfast show” đều cho rằng chính kịch bản mở của chương
trình đã kích thích sự sáng tạo và tạo cho họ cảm giác thoải mái, tự tin thể
hiện cảm xúc của mình một cách tự nhiên khi dẫn chứ không bị gò bó bởi
những lời dẫn chi tiết.
Tuy nhiên, trong chương trình vẫn có một số phần đối thoại của hai người
dẫn được viết rất chi tiết, đó là phần quảng bá sản phẩm của nhà tài trợ. Cụ
thể là trong chương trình “XoneFM Breakfast show”, các đoạn giới thiệu dịch
vụ khuyến mại của nhà tài trợ Mobifone được viết rất sinh động, cụ thể thành
một file quảng cáo để đưa vào lời dẫn. Đây là một trong những yêu cầu của
nhà tài trợ và cũng là để đảm bảo sự chính xác, ngắn gọn và hấp dẫn của
thông tin khi lên sóng.
C, Thực hiện chương trình tại studio
Các chương trình “XoneFM Breakfast show” đều được thực hiện trước
thời điểm phát sóng 1 tuần để kịp gửi ra cho Hệ Âm nhạc – Thông tin – Giải
trí VOV3 của Đài Tiếng nói Việt Nam duyệt nội dung. Mỗi ngày, hai người
dẫn phải thu âm từ một đến hai chương trình. Mỗi lần thu âm kéo dài khoảng

một tiếng rưỡi. Không giống với “Quick and Snow show”, người dẫn trong
chương trình “XoneFM Breakfast show” không phải làm nhiệm vụ của một
kỹ thuật viên. Công việc này do hai kỹ thuật viên người Phi-líp-pin đảm nhận.
25


×