Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

một số giải pháp kiềm chế lạm phát ở việt nam từ khi gia nhập wto đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.86 KB, 25 trang )


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



DƢƠNG QUỲNH CHI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM
PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ KHI GIA NHẬP
WTO ĐẾN NAY


Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số: 60 34 20

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MINH PHONG




Hà Nội – 2013

2


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Lạm phát cao là vừa căn bệnh kinh niên vừa là người bạn đường của
nền kinh tế thị trường; nó không có bản chất giai cấp mà nó là bản chất của
kinh tế thị trường. Có thể nói lạm phát luôn là một vấn đề làm đau đầu các
nhà hoạch định chính sách kinh tế của bất kỳ một nền kinh tế nào trên thế
giới. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy
cảm hàng đầu của đời sống kinh tế xã hội cả ở cấp quốc gia và quốc tế. Với
tư cách là kết quả tổng hoà của các chính sách kinh tế xã hội vĩ mô, cũng như
của các hoạt động kinh doanh vi mô trong sự hoà quyện và ảnh hưởng tương
tác với bối cảnh chung của nền kinh tế khu vực và thế giới, lạm phát đã có
tác động trực tiếp và gián tiếp, nhanh hoặc chậm, tích cực và tiêu cực, ở mức
độ này hay ở mức độ khác đến toàn bộ các lĩnh vực và khía cạnh hoạt động
của chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân, đến các quan hệ kinh tế đối nội và
đối ngoại của quốc gia, và tác động cả đến tình hình kinh tế khu vực và thế
giới với mức độ tuỳ theo vị thế kinh tế chính trị mà nước đó đảm nhận trong
khu vực và trên thế giới. Vì vậy, nghiên cứu lạm phát luôn luôn có ý nghĩa
thời sự cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.
Cho đến nay, trên thế giới đã có hàng chục lý thuyết, hàng trăm cuốn
sách, hàng ngàn bài báo và hàng chục cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế
thuộc các tầm cỡ chuyên về lạm phát dưới mọi khía cạnh. Song, thực tiễn
lạm phát thế giới luôn diễn tiến không ngừng với nhiều đặc tính mới mẻ
chưa được phân tích thấu đáo
Hơn nữa, từ khi Việt Nam gia nhập WTO (năm 2007) đến nay, lạm
phát ở Việt Nam có một số biểu hiện mới, như tốc độ cao và diễn biến phức
tạp hơn do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố mới, bên ngoài… Lạm phát đã
và đang tác động đến đời sống thường ngày của người dân, đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như gây khó khăn đối với
kinh tế vĩ mô.

Vì vậy, như Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và 11/NQ-CP của Chính
phủ ban hành ngày 24/2/2011 đã xác định: mục tiêu chính của năm 2011 và

3

các năm tiếp theo là kiềm chế lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô và bảo đảm an
sinh xã hội…
Những trình bầy trên cho thấy đề tài: “Một số giải pháp kiềm chế lạm
phát ở Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay” là cấp thiết cả về lý thuyết
và thực tế kinh tế ở nước ta. Và đó cũng là lý do khiến em chọn đề tài này
làm luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu:
Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, vấn đề về lạm phát
trong nền kinh tế của mỗi quốc gia không chỉ chịu ảnh hưởng của các yêu tố
bên trong mà còn chịu tác động mạnh mẽ bởi những yêu tố bên ngoài. Cho
đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều lý thuyết, nhiều công trình, đề tài, đề án
nghiên cứu, phân tích về vấn đề này: Paul Anthony Samuelson, người đoạt
giải Nobel kinh tế năm 1970, người sáng lập khoa kinh tế học lừng danh của
học viện Kỹ thuật Massachusetts. Ông là đại diện tiêu biểu của trường phái
kinh tế học vĩ mô tổng hợp, các nghiên cứu của ông về vấn đề lạm phát được
trình bày rất kỹ trong cuốn “Kinh tế học” – cuốn sách từng được tái bản rất
nhiều lần ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài ra có thể kể đến học thuyết
kinh tế học hiện đại của John Maynard Kenyes về lạm phát trong cuốn “The
economic Consequences of the Peace”. Keynes được coi là người khai sinh
kinh tế học vĩ mô hiện đại, hệ thống lý luận kinh tế học vĩ mô của Keynes trở
thành căn cứ chế định chính sách kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa phát
đạt. Ông đã đưa ra những quan điểm về lạm phát, nguyên nhân gây nên lạm
phát và theo ông để kiềm chế lạm phát buộc phải có những kiểm soát chặt về
giá cả hàng hóa bằng sức mạnh của luật pháp. Nối tiếp trường phái kinh tế
học hiện đại của Keynes, Robert J. Sumelson cũng đề cập đến lạm phát theo

các khía cạnh khác nhau dựa trên quan điểm của Keynes trong cuốn “The
Great Inflation and its Aftermarth the Past and Future of American
Affluence”
Trong nước cũng đã có rất nhiều những công trình, đề án nghiên cứu về
lạm phát như: “Lạm phát và một số biện pháp kiềm chế lạm phát trong tình
hình kinh tế Việt Nam” của Th.s Phạm Minh Tuấn – Đại học Quốc gia Hồ
Chí Minh đưa ra các đặc điểm về lạm phát trong nền kinh tế hiện đại. Hay

4

trong cuốn “Lạm phát ở Việt Nam – Lý thuyết và kiểm chứng mô hình P-
Start” của Nguyễn Trọng Hoài, Nguyễn Hoài Bảo đề cập đến việc xây dựng
và áp dụng mô hình kiểm chứng P-start vào nghiên cứu lạm phát và nhiều
công trình có giá trị khác…
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về tình hình lạm
phát ở Việt Nam từ khi tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến
nay. Đặc biệt trong bối cảnh thế giới hiện đang có nhiều bất ổn cả về chính
trị, kinh tế và an ninh quốc phòng; trong đó Việt Nam cũng đang phải đối
mặt với những tranh chấp chính trị, kinh tế trên biển đông. Điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia và tăng trưởng của nền kinh tế đất nước
ta. Vì vậy, cần có những nghiên cứu kịp thời để ngăn chặn những tác động
xấu đến nền kinh tế: suy giảm đà tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát tăng cao, tỷ lệ
thất nghiệp tăng cao….
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
+ Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát ;
+ Phân tích thực tiễn lạm phát ở Việt Nam từ khi Việt nam gia nhập
WTO;
+ Dự báo xu hướng, nhân tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp kiềm chế
lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Phân tích và tổng hợp những vấn đề lý luận liên quan đến lạm phát
như: định nghĩa về lạm phát, phân loại lạm phát, những tác động của lạm
phát đến nền kinh tế. Đưa ra một số nguyên nhân và giải pháp đối phó với
lạm phát.
+ Phân tích tình hình lạm phát ở VN từ năm 2007-2011 với những diễn
biến lạm phát và chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ
+ Đưa ra một số giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong
thời gian tới
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề chung về lạm phát và thực tiễn về lạm phát ở Việt Nam.

5

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: giai đoạn Đổi mới, đặc biệt những năm 2007 – 2010
+ Về không gian: Động thái, nguyên nhân và chính sách kiềm chế lạm
phát của Chính phủ Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu: Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh, đối chiếu để đánh giá tình hình thực tế. Đồng thời kết hợp sử dụng
các bảng biểu để minh họa
6. Những đóng góp mới của luận văn
Hệ thống hóa lý luận về lạm phát, đưa ra một số cách tiếp cận, phân loại
lạm phát theo nguyên nhân, tính chất và quá trình bộ lộ của lạm phát. Góp
phần phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam từ khi tham gia vào tổ chức
thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đến nay, đồng thời đề xuất một số giải
pháp cụ thể, cấp thiết góp phần kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong thời

gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về lạm phát
Chương 2: Tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007 đến nay
Chương 3: Một số giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam
trong thời gian tới











6

Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LẠM PHÁT

1.1. Định nghĩa về lạm phát
Có rất nhiều các luận thuyết, các quan niệm về lạm phát mặc dầu, hoặc
chỉ dựa vào hiện tượng biểu hiện bề ngoài của lạm phát, hoặc tiếp cận khái
niệm lạm phát từ một hoặc vài nguyên nhân nào đó của lạm phát, song đều
thừa nhận và toát lên đặc tính cơ bản chung về lạm phát là hiện tượng giá cả
chung tăng lên và đúng hơn là sức mua thực tế của đồng tiền giảm xuống.
Đây cũng chính là định nghĩa ngắn gọn và nhấn mạnh bản chất xác
đáng nhất về lạm phát được thừa nhận rộng rãi nhất trên thế giới cho đến

nay.
1.2. Phân loại và đo lƣờng lạm phát
1.2.1. Phân loại lạm phát
1.2.1.1. Căn cứ vào nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát, người ta phân
biệt
* Lạm phát "cầu dư thừa tổng quát"
* Lạm phát "chi phí đẩy"
* Lạm phát "cơ cấu"
* Lạm phát "nhập khẩu"
1.2.1.2. Căn cứ vào tính chất chủ động hoặc bị động từ phía chính phủ đối
phó với lạm phát, người ta chia ra:
* Lạm phát cân bằng và có thể dự đoán trước: Là lạm phát mà toàn bộ
giá cả các hàng hoá, dịch vụ đều tăng với chỉ số ổn định trong sự chờ đợi có
tính mặc nhiên, có thể dự báo được và mọi tính toán, thu nhập cũng tăng theo
tương ứng
* Lạm phát không cân bằng và không dự đoán trước: Loại lạm phát mà
giá cả các hàng hoá dịch vụ tăng không đều nhau và nhà nước không dự báo
cũng như không chủ động điều tiết được. Đây là hiện tượng phổ biến nhất ở
các nước đang phát triển.
1.2.1.3. Căn cứ vào quá trình bộc lộ, "hiện hình" lạm phát, người ta phân
biệt:
* Lạm phát “ngầm”: Lạm phát đang còn ở giai đoạn ẩn náu, tiềm ẩn, bị

7

kiềm chế về tốc độ tăng giá, hoặc biểu hiện ở dạng giá cả không tăng nhưng
tăng sự khan hiếm hàng hoặc giảm chất lượng hàng hoá và dịch vụ cung cấp.
* Lạm phát “công khai”: Có sự biểu hiện tăng phổ biến giá cả hàng
hoá, dịch vụ rõ rệt trên thị trường
1.2.2. Đo lường lạm phát

Công thức tính lạm phát là:
I
t
= (P
t
-P
t-1
)/P
t-1
.100.
Trong đó:
I
t
- Tỷ lệ lạm phát giai đoạn t
t - là giai đoạn tính lạm phát
P
t
- tổng giá trị cả giai đoạn t
P
t-1
- tổng giá cả giai đoạn t-1
t-1 và t là hai giai đoạn kế tiếp nhau)
Trong thực tế người ta thường sử dụng các chỉ số giá thông dụng sau
để đánh giá tình hình lạm phát:
1.2.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Trong thực tế các nước, trong đó có Việt Nam, thước đo lạm phát phổ
biến nhất được sử dụng chính là CPI- Chỉ số giá thời gian (consumer price
index) đo mức biến động giá cả bán lẻ của một số lượng lớn các loại hàng
hóa và dịch vụ khác, bao gồm thực phẩm, lương thực, chi trả cho các dịch vụ
y tế Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền

theo công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở.
Để làm được điều đó phải tiến hành như sau:
1. Cố định giỏ hàng hóa: Thông qua điều tra, người ta sẽ xác định
lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
2. Xác định giá cả: Thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng
hóa tại mỗi thời điểm.
3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hóa bằng cách dùng số
lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hóa rồi cộng lại.
4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu
dùng bằng công thức sau:


8

CPI
t
=
100
x
Chi phí để mua giỏ hàng hóa
thời kỳ t
Chi phí để mua giỏ hàng hóa
kỳ cơ sở
Nhược điểm chính của chỉ số giá tiêu dùng là mức độ bao phủ cũng
như sử dụng trọng số cố định trong tính toán.
1.2.2.2. Chỉ số giá sản xuất (PPI)
Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được
không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI
là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận
được bởi các nhà sản xuất không bằng khớp với những gì người tiêu dùng đã

thanh toán.
1.2.2.3. Một số chỉ số khác:
- Chỉ số đánh giá sinh hoạt
- Chỉ số giá bán buôn đo
- Chỉ số giá hàng hóa
- Chỉ số giảm phát/ GDP
- Chỉ số điều chỉnh GDP là loại chỉ số có mức bao phủ rộng nhất
1.3. Những tác động của lạm phát
1.3.1. Các tác động tiêu cực của lạm phát
Thứ nhất, do làm rối loạn chức năng thước đo giá trị của tiền tệ, nên
lạm phát xuyên tạc, bóp méo, làm biến dạng các yếu tố và tín hiệu thị trường,
làm cho toàn bộ các hoạt động kinh tế-xã hội, đặc biệt là các hoạt động sản
xuất-kinh doanh không thể tiến hành bình thường được.
Thứ hai, lạm phát làm biến dạng hành vi kinh doanh, đặc biệt là hành
vi đầu tư, do làm mất khả năng tính toán hợp lý về lợi nhuận. Lạm phát kìm
hãm các đầu tư dài hạn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kích thích đầu tư
ngắn hạn thường là vào các tài sản mang lại lãi vốn, có tính đầu cơ (các bất
động sản, kim loại quý ) gây ra tình trạng khan hiếm hàng hoá không bình
thường và lãng phí.
Thứ ba, lạm phát làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn và tín
dụng.

9

Thứ tư, việc phân phối thu nhập thường kém đồng đều trong các thời
kỳ lạm phát.
Thứ năm, lạm phát làm tăng nguy cơ phá sản do vỡ nợ và làm tăng chi
phí dịch vụ nợ nước ngoài tính bằng ngoại tệ của cả các doanh nghiệp lẫn
chính phủ
Thứ sáu, sự mất ổn định của giá cả và tiền tệ còn làm xấu đi môi

trường kinh doanh trong nước, khiến dòng đầu tư nước ngoài đổ vào bị
chậm, chững lại, thậm chí suy giảm, đi đôi với sự ra đi của những dòng vốn
trong nước.
1.3.2. Lợi ích của lạm phát
- Một là, lạm phát tựa như dầu mỡ giúp "bôi trơn" nền kinh tế.
- Hai là, lạm phát cho phép Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các
công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở
rộng tín dụng và tài trợ lạm phát; Đồng thời, lạm phát giúp phân phối lại thu
nhập và các nguồn lực xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng
thời gian nhất định có chọn lọc.
1.4. Các nguyên nhân và giải pháp đối phó với lạm phát
1.4.1. Các nguyên nhân gây lạm phát
1.4.1.1. Lạm phát do mất cân đối về cơ cấu kinh tế:
Lạm phát xảy ra do sự mất cân đối về cơ cấu kinh tế, mâu thuẫn về
phân phối gây ra tăng giá. Lạm phát do mất cân đối cơ cấu kinh tế xuất hiện
khi có quan hệ không bình thường trong các cân đối lớn của nền kinh tế như
công nghiệp-nông nghiệp, công nghiệp nặng – công nghiệp nhẹ, sản xuất -
dịch vụ, xuất khẩu - nhập khẩu, tích luỹ- tiêu dùng.
Để kiểm soát được loại lạm phát này đòi hỏi phải loại bỏ những mất
cân đối nêu trên, như tăng sản xuất lương thực - thực phẩm, tăng xuất khẩu
trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất để xuất khẩu phát triển, cải
tiến cơ chế tỷ giá hối đoái có lợi cho nhà làm hàng xuất khẩu, hạn chế chi
tiêu của Chính phủ và xã hội, chỉ chi ở mức thu được không để thâm hụt quá
cao.
1.4.1.2. Lạm phát tiền tệ
Lạm phát tiền tệ xảy ra khi tốc độ tăng trưởng cung tiền vượt quá tốc

10

độ tăng trưởng thực sự của nền kinh tế.

Để kiểm soát loại lạm phát này phải sử dụng cách tiếp cận tiền tệ, trong
đó khống chế tổng phương tiện thanh toán ở mức tăng cung tiền tệ tương ứng
với mức kiểm soát tăng lương, khống chế hạn mức tín dụng.
1.4.1.3. Lạm phát do cầu kéo
Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức
toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát.
Các nguyên nhân có thể là do chính phủ chi tiêu quá mức khi thực hiện
chính sách thu chi ngân sách mở rộng, hoặc tăng chi tiêu tiêu dùng quá mức
bình thường do khu vực hộ gia đình …
1.4.1.4. Lạm phát do chi phí đẩy
Đây là tình trạng khi chi phí sản xuất tăng lên quá mức trung bình mà
nền kinh tế có thể chịu được đã đẩy giá cả tăng lên. Nhiều nước đang phát
triển nhập khẩu nguyên liệu thường bị ảnh hưởng của lạm phát của các nước
khác. Trong trường hợp này, chi phí nguyên liệu nhập khẩu tăng khi tỷ giá
ngoại hối trong nước không đổi. Do đó, lạm phát từ nhập khẩu là một
nguyên nhân quan trọng dẫn đến lạm phát nội địa, nếu nước đó phụ thuộc
chủ yếu vào hàng nhập khẩu để làm nguyên liệu đầu vào.
1.4.1.5. Các nguyên nhân khác
(1). Lạm phát do thâm hụt ngân sách
(2). Lạm phát theo tỷ giá hối đoái
(3). Lạm phát đẻ ra lạm phát (lạm phát kỳ vọng, lạm phát tâm lý)
1.4.2. Các giải pháp đối phó với lạm phát
1.4.2.1. Chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các
nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất cho vay tái chiết khấu. Các công cụ của
chính sách này sẽ tác động vào cung tiền và lãi suất, rồi nhờ ảnh hưởng của
lãi suất đến đầu tư mà tác động vào tổng cầu từ đó đưa nền kinh tế vào trạng
thái cân bằng.
1.4.2.2. Chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa là quyết định của chính phủ về chi tiêu và thuế để

hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn. Chính sách

11

tài khoá có hai công cụ chủ yếu là chi tiêu của chính phủ và thuế.
1.4.2.3. Các chính sách khác
Ngoài chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa chúng ta cũng có thể áp
dụng đồng thời nhiều biện pháp khác để kiềm chế lạm phát như, hỗ trợ thúc
đẩy phát triển sản xuất, nhất là sản xuất các mặt hàng thiết yếu như: lương
thực, thực phẩm, dầu thực vật, thịt, …, đẩy mạnh và kiện toàn hệ thống dự
trữ, điều tiết xuất nhập khẩu, bình ổn giá thị trường trong nước…
1.5. Tính chất hai mặt của những giải pháp thị trƣờng chống lạm phát
1.5. 1. Bẫy lạm phát liên quan đến tự do hoá giá cả
1.5.2. Bẫy lạm phát liên quan đến chính sách tự do hoá tỷ giá hối đoái
1.5.4. Bẫy lạm phát liên quan đến chính sách vay nợ và thu hút đầu tư
nước ngoài.
1.5.5. Bẫy lạm phát liên quan đến thắt chặt chính sách tài chính - tiền tệ-
tín dụng
1.5.6. Bẫy lạm phát liên quan đến các khía cạnh xã hội.
1.5.6.1. Những xung lực lạm phát liên quan đến chính sách tiền lương và lao
động xã hội.
1.5.6.2. Những xung lực liên quan đến chất lượng quản lý nhà nước bằng
pháp luật, trên cơ sở yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
- Nhận xét chung: Tóm lại, toàn bộ sự phân tích trên đây về vấn đề
lạm phát cho phép rút ra một số nhận định mang tính khái quát có ý nghĩa
trong việc vận dụng nghiên cứu lạm phát ở Việt Nam .
1. Lạm phát là vốn có và đặc trưng cho nền kinh tế thị trường.
2. Lạm phát có cả những tác động tích cực lẫn những tác động tiêu cực to lớn
đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Không có phương thuốc chung duy nhất nào cho điều trị lạm phát ở các

nước, các nền kinh tế khác nhau, bao gồm cả các nền kinh tế chuyển đổi.
4. Chính sách chống lạm phát, cũng như những cải cách thị trường ở các nền
kinh tế chuyển đổi, cần nằm trong tổng thể, đồng bộ, nhất quán và triệt để.




12

CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2007 ĐẾN NAY

2.1. Khái quát đặc điểm và chính sách đối phó với lạm phát ở Việt Nam
trƣớc năm 2007
- Thời kỳ thứ nhất, từ 1976 đến 1980:
thời kỳ được coi là không có lạm phát theo quan niệm kinh tế chính trị phổ
biến trong các nước XHCN đương thời và không được phản ánh trong các
thống kê chính thức.
- Thời kỳ thứ hai: từ 1981 đến 1988: thời kỳ lạm phát đã chuyển từ
dạng "ẩn sang dạng "mở" song vẫn chưa được thừa nhận trong các văn kiện
chính thức.
- Thời kỳ thứ ba, từ tháng 5/1988 đến năm 1991 là thời kỳ lần đầu tiên
lạm phát được chính thức thừa nhận bằng Nghị quyết số 11
- Thời kỳ thứ tư, từ cuối năm 1991 đến 2006, thời kỳ mà chống lạm
phát được gắn quyện hữu cơ với chính sách đổi mới toàn diện đất nước.
- Thời kỳ thứ năm, từ năm 2007-nay, thời kỳ mà lạm phát có nhiều biến
động mới, có tốc độ cao, diễn biến phức tạp gắn với việc Việt Nam chính
thức trở thành thành viên thứ 152 của Tổ chức thương mại thế giới.
2.2. Tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2012
- Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 152 của tổ

chức thương mại thế giới WTO. Đây cũng là năm khởi đầu cho những động
thái mới của lạm phát, với đặc trưng là tốc độ cao và diễn biến phức tạp.
Theo Tổng cục Thống kê, CPI năm 2007 tăng 12.63% . Đây là mức lạm phát
cao nhất châu Á trong năm này. Hiện tượng giá tăng diễn ra ở hầu hết các
nhóm hàng hóa và dịch vụ. Tuy vậy, đứng đầu về tốc độ tăng giá trong nhóm
các hàng hóa tính CPI là thực phẩm
- Lạm phát thực sự bùng nổ và thực sự gây nên những bất ổn vĩ mô vào
năm 2008. Lạm phát đỉnh điểm vào tháng 9 năm 2008 khi lên tới 21,87%.
Bốn nhóm hàng có chỉ số giá bình quân năm 2008 tăng cao so với năm trước
là: hàng ăn - dịch vụ ăn uống tăng 36,57% (riêng lương thực tăng 49,16%,
thực phẩm tăng 32,36%); nhà ở - vật liệu xây dựng tăng 20,51%; phương

13

tiện đi lại - bưu điện tăng 16% và đồ dùng - dịch vụ khác tăng 13,17%.
- Sang đến năm 2009 lạm phát không còn là một vấn đề đáng lo ngại
của Việt Nam. Đây là một trong những điểm sáng hiếm hoi trên bức tranh
kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa thoát khỏi suy thoái và
khủng hoảng cùng thời điểm so sánh


Biểu 2.3: Chỉ số giá tiêu dùng các tháng năm 2012
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
- Bước sang những tháng đầu năm 2011, sức ép từ lạm phát tiền tệ
giảm dần gắn liền với xu hướng gia tăng chính sách tài chính-tiền tệ thắt
chặt theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ
- Động thái CPI những tháng đầu năm 2012 cho thấy 3 điểm nổi bật:
Thứ nhất, CPI có mức tăng thấp hơn nhiều so cùng thời điểm so sánh
trong vòng 10 năm qua.
Thứ hai, CPI vẫn đang duy trì xu hướng truyền thống là tăng mạnh trong dịp

sát trước và sau Tết Nguyên Đán.
Thứ ba, các nguyên nhân gây tăng CPI về cơ bản vẫn tập trung vào
những nhân tố quen thuộc, trước hết gắn với những sự gia tăng nhu cầu tiêu
dùng gắn với lễ, tết và sự điều chỉnh giá cả thị trường những hàng hóa đầu
vào nhậy cảm trên diện rộng.



14




Biểu 2.4. CPI tháng 1 từ năm 2002-2011
(Nguồn: GSO)
CPI trong 10 năm gần đây đã liên tục tăng trên 1% vào các tháng ngay sau
Tết Nguyên Đán.
Bên cạnh đó, sức ép lạm phát cao vẫn tiếp tục hiện diện, mà nổi bật là:
Thứ nhất, Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ hệ quả cuộc
khủng hoảng nợ công và suy giảm kinh tế toàn cầu,
Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam phát triển còn thiếu bền vững, chất
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, còn nhiều nút thắt nội tại chưa dễ
tháo gỡ;
Thứ ba, CPI năm 2012 còn chịu tác động của làn sóng tăng giá hàng
thiết yếu và nhậy cảm cao.
2.3. Chính sách chống lạm phát của chính phủ giai đoạn 2007- 2012
2.3.1. Những giải pháp chung
(1).Hoàn thiện hệ thống pháp luật, hình thành nhanh và đồng bộ thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
(2). Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; chuyển mạnh việc xây

dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng coi trọng
hơn nữa các chỉ tiêu chất lượng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển
bền vững.

15

(3). Đẩy nhanh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu
(4). Phát triển nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là
nguồn nhân lực có chất lượng.
(5). Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại hình
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
(6). Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, nông dân
(7). Hoàn thiện chính sách và mở rộng mạng lưới an sinh xã hội
(8). Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí
(9). Tăng cường công tác đối ngoại và quốc phòng, an ninh; giữ vững
chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ;
2.3.2. Những giải pháp cụ thể
- Thực hiện chính sách tăng cường quản lý thị trường, bảo đảm cân đối
cung cầu và quản lý giá.
- Thực hiện chinh sách tiền tệ thắt chặt và linh hoạt
- Thực hiện chính sách hỗ trợ tăng sản xuất hàng hóa, giảm nhập siêu
- Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công.
- Các giải pháp khác
2.3.3. Đánh giá công tác và bài học về chống lạm phát ở Việt Nam giai
đoạn 2007 đến nay
2.3.3.1. Đánh giá chung
Để đối phó với tình hình lạm phát diễn biến phức tạp, Chính phủ Việt
Nam đó có những phản ứng chính sách ngày càng kịp thời đồng bộ và mang
tính thị trường hơn… , đặc biệt là đảm bảo hài hoà hơn giữa chính sách nới
lỏng và thắt chặt tài chính- tiền tệ; vừa giải kiểm soát hành chính, vừa có duy

trì khung trần một loạt giá đầu vào quan trọng của nền kinh tế( như giá điện,
xăng dầu, than…); Đồng thời, đã sử dụng công cụ thuế nhập khẩu. Ngoài ra,
đã có sự chỉ đạo tập trung, nhất quán hơn và sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ
hơn giữa các cấp, các ngành và địa phương trong quá trình điều hành giá.
Đặc biệt, chính phủ đã dũng cảm nhận thức lại mục tiêu ưu tiên trước mắt là
kiềm chế lạm phát, kể cả phải giảm bớt tốc độ tăng trưởng GDP;
2.3.3.1. Một số bài học chung
- Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ bàn tay nhà nước với bàn tay thị trường, coi

16

trọng tính đồng bộ, hài hòa của các mục tiêu, loại công cụ chính sách và sự
phối hợp ăn khớp cần có giữa các cơ quan chức năng hữu quan, giữ vững
lòng tin cho khu vực kinh tế tư nhân và thị trường tài chính
- Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo, phản biện và
chủ động các phương án và giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn khủng hoảng
- Thứ ba, coi trọng đào tạo, thu hút sử dụng và tôn vinh nhân tài, các
doanh nhân, nguồn nhân lực trình độ cao và nâng cao chất lượng công tác
cán bộ.
- Thứ tư, sớm nhận diện và kiên quyết khắc phục tư duy nhiệm kỳ và lợi
ích nhóm, coi trọng cuộc đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn tham
nhũng trong quá trình phát triển.
- Thứ năm, chủ động và không ngừng hoàn thiện cơ sở lý luận đường
lối, phỏp luật, nâng cao chất lượng công tác xây dựng các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch và đề án xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội theo yêu cầu
phát triển bền vững
- Thứ sa
́
u, đẩy mạnh tái cấu tru
́

c , đa dạng hóa, bình đẳng hóa và phát
triển, quản lý sự hợp tác, gắn kết kinh tế giữa các doanh nghiệp, thành phần
kinh tế.
Ngoài ra, thực tế cho thấy, để phát triển bền vững TTTC cần tập trung
xây dựng một số TCTD mạnh làm nòng cốt cho TTTC













17

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Bối cảnh kinh tế thế giới, Việt Nam trong thời gian tới
3.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới
1) Đình trệ và suy giảm kinh tế kéo dài ở hầu hết các khu vực, khối và
quốc gia năm 2012-2013 và thể đạt mức bình thường trong giai đoạn 2014-
2015, cải thiện hơn vào thời gian tiếp theo.
2). Tiếp tục xu hướng thất nghiệp và nợ công cao
3). Gia tăng xu hướng nới lỏng tài chính-tiền tệ và áp lực lạm phát

4). Mở rộng quá trình dịch chuyển các dòng vốn, các hoạt động M&A
và đàm phán FTA
5). Những kịch bản và xu hướng kinh tế thế giới năm 2013 và tiếp theo
3.1.2. Bối cảnh kinh tế Việt Nam
Những tín hiệu tích cực của kinh tế Việt Nam về kiểm soát lạm phát,
nhập siêu, tỷ giá và giá dự trữ quốc gia tương đối ổn định là động lực tốt và
tạo dựng niềm tin của người dân, doanh nghiệp về triển vọng kinh tế Việt
Nam năm 2013.
Tuy nhiên, về nhiều mặt, tình hình kinh tế Việt Nam năm 2013, nhất là
trong nửa đầu năm, sẽ còn khó khăn hơn cả năm 2012 do sức ép và khó khăn
về nợ xấu, thanh khoản của các ngân hàng thương mại, việc hạ lãi suất, tìm
kiếm thị truờng tiêu thụ cho doanh nghiệp, làm ấm thị trường chứng khoán
và thị trường bất động sản; duy trì tốc độ tăng trưởng, kiềm chế vững chắc
lạm phát, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách, tăng thu hút FDI,
giảm thất nghiệp và bảo đảm an sinh xã hội…
Đặc biệt, các nhân tố gây tác động mạnh nhất đến triển vọng lạm phát ở
Việt Nam chủ yếu sẽ tập trung vào :
- Chính sách tài chính-tiền tệ thắt chặt, linh hoạt và sự lành mạnh của
thị trường tài chính-tín dụng trong nước
- Cân đối cung-cầu những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, nhất là gạo,
lương thực và thực phẩm khác, đặc biệt trong bối cảnh thời tiết không thuận
lợi, hạn hán kéo dài

18

- Các động thái giá cả hàng hoá nguyên liệu ngoại nhập, như xăng, dầu,
sắt thép và một số hàng nguyên liệu quan trong khác của nền kinh tế.
- Các động thái thị trường tài chính quốc tế, nhất là ở các quốc gia-con
nợ lớn và sự ổn định của các đồng tiền chủ chốt trên thế giới, cũng như của
giá vàng.

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế vững chắc lạm phát ở Việt
Nam trong thời gian tới
3.2.1. Tích cực và chủ động tham gia hội nhập quốc tế
Sự tham gia đầy đủ của Việt Nam vào các hoạt động hợp tác của
ASEAN, APEC, WTO nói riêng, và quá trình xúc tiến hội nhập với thế giới
nói chung có tác động 2 chiều đến động thái lạm phát ở nước ta:
Một mặt, dưới giác độ tích cực làm dịu lạm phát, nó cho phép chúng ta
nhập được nguồn hàng rẻ, dồi dào từ bên ngoài, trực tiếp làm tăng tổng cung
trên thị trường, điều hoà cân đối cung cầu.
Mặt khác, nó cũng gây ra những thách thức lớn cho nền sản xuất nội
địa vốn chưa phát triển. Nếu không có giải pháp thích đáng, không chỉ Việt
Nam sẽ trở thành một "ô đất trũng" nhập và tiêu xài toàn hàng rẻ của ngoại,
mà còn khiến nền sản xuất trong nước sẽ bị o ép, thu hẹp hơn, làm mất đi
thực lực và nhân tố ổn định của nền kinh tế nói chung. Rõ ràng cả 2 thái độ
và cách thức đều sai lầm nếu hoặc ta lo sợ, khép cửa chặt hơn hoặc
cứ mở cửa toang, bất chấp tất cả. Sự cần thiết ở đây là vừa phải tích cực đổi
mới công nghệ, khơi thông các nguồn nội lực, phát triển lực lượng sản xuất
trong nước, hoàn thiện cơ chế thị trường để tăng sức cạnh tranh của sản
phẩm và môi trường trong nước, vừa phải tuân thủ các cam kết, thông lệ
quốc tế trong một lộ trình mở cửa từng bước nghiêm ngặt và tối ưu, phù hợp
với trình độ phát triển đồng đều trong nước. Điều quan trọng nổi bật là cần
chủ động khai thông các nguồn vốn bên ngoài an toàn (FDI, ODA ), đồng
thời với hạn chế các luồng vốn kém an toàn (vay thương mại, chứng
khoán ) để giảm thiểu các cú sốc tài chính - tiền tệ do sự rút chạy hoặc đình
hoãn các dự án có vốn đầu tư bên ngoài.
3.2.2. Bảo đảm các cân đối tài chính vĩ mô
Để tiến tới cân bằng vững chắc NSNN, cần đặc biệt coi trọng giải
quyết 2 tồn tại chủ yếu sau:

19


1). Bịt chặt những lỗ hổng thất thu, thất thoát NSNN và bảo đảm an toàn tín
dụng qua mọi kênh
2). Việc bù đắp thiếu hụt NSNN cần, một mặt, tiếp tục kiên quyết không phải
bằng con đường phát hành lạm phát; mặt khác, cũng cần giảm dần những
khoản vay tín dụng thương mại nhà nước
3.2.3. Cải tổ, sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động khu vực DNNN
Quá trình thanh lọc và cải cách các DNNN tới đây phải bảo đảm được
2 yêu cầu dưới giác độ của chính sách kiềm chế vững chắc lạm phát của
nước ta:
- "Thu nhỏ" khu vực DNNN lại và giảm thiểu bao cấp NSNN cho
chúng, để giành vốn chi NSNN cho những ưu tiên chiến lược và tăng hiệu
quả sử dụng vốn xã hội.
- Tăng cường cơ chế quản lý thị trường và nhà nước pháp quyền cho
các DNNN còn hoạt động.
3.2.4. Phát triển thị trường tài chính-tiền tệ lành mạnh và hiện đại
Hệ thống ngân hàng phải được "xốc" lại, hiện đại hoá và vận hành đặt
trên cơ sở thị trường, tách chức năng kinh doanh tiền tệ khỏi chức năng
chính sách. Lạm phát sẽ được kiềm chế chắc chắn hơn nếu "bịt" được các lỗ
hổng làm tăng các xung lực lạm phát, chẳng hạn như cần:
- Thay việc Ngân hàng nhà nước tái cấp vốn với lãi suất thấp cho các
ngân hàng thương mại quốc doanh, bằng việc tái cấp vốn với lãi suất bám sát
thị trường, và với thời hạn ngắn hơn.
- Chấm dứt việc Ngân hàng nhà nước cho ngân sách vay trực tiếp dưới
mọi hình thức.
- Hạn chế và chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ, tăng cường quản lý
ngoại tệ; đẩy lùi nạn "đô la hoá" và tình trạng đầu cơ tín dụng do chênh lệch
lãi suất bản tệ và ngoại tệ.
- Đề cao việc sử dụng các công cụ điều tiết tiền tệ của Ngân hàng nhà
nước như quy định về hạn mức tín dụng, về dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị

trường mở.v.v
- Giảm bớt khối lượng sử dụng tiền mặt và ngoại tệ trong thanh toán xã
hội.

20

- Giảm việc dùng tiền phát hành để mua ngoại tệ.
- Tăng độ vững mạnh, hiệu quả hoạt động và hệ số tín nhiệm của hệ
thống ngân hàng thương mại.
3.2.5. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước
Một Chính phủ yếu không thể tạo ra một nền kinh tế mạnh. Lạm phát
cao thường có ở những nước có Chính phủ yếu. Đấu tranh với tệ nạn tham
nhũng vừa là biểu hiện, vừa là điều kiện cần thiết của một nhà nước mạnh.
Đối với Việt Nam, có thể nói, tham nhũng và lạm phát có quan hệ qua lại
trực tiếp và chặt chẽ với nhau. Vì thế, một chính sách chống lạm phát triệt để
của Việt Nam trong tương lai không thể không bao hàm nội dung chống
tham nhũng triệt để. Nhằm mục đích đó, cần phải:
- Khắc phục sự không minh bạch giữa hai hệ thống quyền lực: Đảng và
nhà nước; mở rộng Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội, đi đôi với xây
dựng một nhà nước pháp quyền mạnh.
- Lấp kín những lỗ hổng luật pháp mà có thể là nơi xuất phát và ẩn nấp
của tệ tham nhũng. Hệ thống luật pháp phải rõ ràng, đồng bộ và nhất quán,
đồng thời mang tính hiện đại, theo kịp trình độ phát triển luật pháp và thông
lệ quốc tế.
- Tạo lập cơ chế phòng ngừa và trấn áp tham nhũng có hiệu lực. Phát
triển hệ thống tư pháp và thực hiện rộng rãi tự do báo chí, ngôn luận.
- Thường xuyên tiến hành "tẩy rửa" bộ máy nhà nước từ trên xuống.
- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho công tác quản lý
nhà nước.
- Chống tham nhũng ở Việt Nam, ở khía cạnh cải cách hành chính, có

thể được coi thực chất đây là cuộc đấu tranh về "giá cả của những con dấu và
chữ ký".
3.2.6. Phát triển nguồn nhân lực và hệ thống an sinh xã hội
Giải quyết các vấn đề về nhân lực và xã hội vừa là yêu cầu nội dung,
vừa là điều kiện cần thiết hàng đầu để đảm bảo sự thành công của chính sách
chống lạm phát triệt để trong tương lai ở nước ta.
Có 3 vấn đề nổi bật cần ưu tiên giải quyết là:
- Giải quyết việc làm, giảm thiểu nạn thất nghiệp.
- Phát triển hệ thống an sinh xã hội.
- Phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích và trọng dụng nhân tài.


21

KẾT LUẬN

Từ các phân tích trên cho phép rút ra một số kết luận chính sau:
Lạm phát là phạm trù kinh tế tổng hợp và là thuộc tính vốn có của nền
kinh tế thị trường. Lạm phát và giảm phát biểu hiện 2 quá trình ngược nhau
về trạng thái giá trị tiền tệ và giá cả chung về hàng hoá và dịch vụ xã hội,
song giữa chúng có sự gắn bó qua lại và là điều kiện tồn tại của nhau. Có
nhiều lý thuyết khác nhau về lạm phát và giảm phát đề cập và liên quan đến
các nguyên nhân, hình thức khác nhau của chúng Song, tựu chung lại dưới
giác độ kinh tế xã hội, chúng có thể được xem như biểu hiện bên ngoài kết
quả của tổng thể những phương thức xử lý và phối hợp lợi ích vật chất giữa
các nhóm xã hội dưới sự điều chỉnh vĩ mô của nhà nước. Tốc độ lạm phát
phụ thuộc vào rất nhiều các nguyên nhân khác nhau, song trong mỗi giai
đoạn và dạng lạm phát cụ thể đều có một hoặc một số nguyên nhân chủ yếu.
Tốc độ lạm phát dưới 4%/ năm được hầu hết các chuyên gia kinh tế và các
chính phủ trên thế giới coi là bình thường, thậm chí là cần thiết trong quá

trình phát triển kinh tế đất nước. Lạm phát trong nền kinh tế chuyển đổi
thường có tốc độ cao hơn (đặc biệt ở thời kỳ đầu công cuộc chuyển đổi) tốc
độ lạm phát ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, do có sự giải
phóng đồng thời các xung lực lạm phát tích tụ suốt thời kỳ dài trước đó, do
tính chao đảo của các phương hướng cải cách và cả do tính chất quá độ, chưa
hoàn thiện của các cơ chế quản lý, các cơ cấu kinh tế - xã hội, cũng như tâm
lý xã hội đặc thù của những nước đó. Lạm phát càng cao và càng kéo dài
càng khó chống và càng không có lợi cho ổn định và phát triển kinh tế - xã
hội đất nước.
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ khi Việt Nam từ năm 2007 đến nay
cũng có những đặc điểm của lạm phát trong giai đoạn trước đó; Tuy nhiên, lạm
phát thời kỳ mới này chịu ảnh hưởng của bên ngoài rõ hơn, nhất là về giá cả và
tỷ giá, nên có tốc độ lạm phát cao hơn, cũng như có tính bất thường hơn…
Sự kiềm chế lạm phát ở Việt Nam chỉ có kết quả vững chắc khi nhà

22

nước chủ động áp dụng những biện pháp hành chính và thị trường đồng bộ,
nhất quán và triệt để nhằm chống lạm phát và những biện pháp bổ trợ cần
thiết nhằm đạt mục tiêu đó, cũng như nhất quán theo đuổi mục tiêu tổng
quát, dài hạn là giải phóng sức sản xuất xã hội, huy động tối đa mọi nguồn
lực cho phát triển kinh tế. Trong suốt quá trình kiềm chế lạm phát ở Việt
Nam, những biện pháp có tính hành chính ngày càng được thay thế bởi
những biện pháp có tính thị trường triệt để hơn.
Chính sách đối phó với lạm phát chỉ thực sự mang tính chủ động, tích
cực và hiệu quả khi hướng vào mục tiêu đề cao nhân tố con người. Điều này
đòi hỏi chính phủ, một mặt, cần coi trọng mục tiêu kinh tế - xã hội, nhất là
cân nhắc bảo vệ các lợi ích vật chất - tinh thần của các tầng lớp dân cư dễ bị
tổn thương (các đối tượng chính sách, người nghèo, người thất nghiệp );
mặt khác, cần coi trọng việc đào tạo và tuyển dụng có hiệu quả các nhân tài

của đất nước - mà trước hết là trong các lĩnh vực tư vấn và hoạch định kế
hoạch nhà nước, trong hoạt động quản lý nhà nước và trong kinh doanh. Họ
chính là những nhà thiết kế, tổ chức khai thác và sử dụng các yếu tố về lao
động, công nghệ, vốn vật chất và tài chính, cùng các cơ hội kinh doanh của
đất nước một cách hiệu quả nhất; tạo động lực thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế-
xã hội đất nước tiến lên không ngừng và vững chắc trong tương lai. Đây
chính là “vấn đề của mọi vấn đề” trong sự phát triển kinh tế và phòng ngừa
những đột biến, cùng các hậu quả tiêu cực của cả quá trình lạm phát tương
lai ở nước ta
Đặc biệt, trong thời gian tới, sự thành công của các giải pháp kiềm chế
lạm phát ở Việt Nam tuỳ thuộc rất lớn vào: Sự tuân thủ đúng cả yêu cầu, lẫn
quy trình của kinh tế thị trường cạnh tranh đầy đủ và có sự kiểm soát vĩ mô
của nhà nước; Sự đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm của các mục tiêu, loại
công cụ chính sách và sự phối hợp ăn khớp cần có giữa các cơ quan chức
năng hữu quan, linh hoạt và phối hợp đồng bộ các công cụ và hoạt động
quản lý, giữa yêu cầu thắt chặt với nới lỏng tài chính-tiền tệ, đảm bảo an toàn
và hiệu quả vốn đầu tư; chất lượng công tác thông tin, dự báo và phản biện
chính sách xã hội trước các biến động nhanh chóng của thị trường…/.

23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (1987), Nghị quyết 10/NQ-BCT
2. Bộ Chính trị (1996), Nghị quyết 12/NQ-BCT
3. Bùi Đình Nghiên (2007), “Hai mươi năm đổi mới tài chính Việt Nam”,
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (số 9)
4. Bùi Đình Nghiên (2009), “Nhận diện lạm phát Việt Nam và đối sách”,
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (số 1)
5. Các Mác (1973), Tư Bản, Quyển 1 Tập I, Nxb Sự thật

6. Các Mác (1973), Tư Bản, Quyển 3 Tập I, Nxb Sự thật
7. Các Mác (1978), Tư Bản, Quyển 3 Tập II, Nxb Sự thật
8. Châu Hồ và Tô Ngọc Hưng (1996), “Xử lý lạm phát của một số nước trên
thế giới”, Tạp chí Ngân hàng, (số 2)
9. Chính phủ (1979), Nghị quyết 279/NQ-CP
10.Chính phủ (1993), Nghị định 63/NĐ-CP
11.Chính phủ (1994), Nghị định 194/NĐ-CP
12.Chính phủ (2011), Nghị quyết 11//NQ-CP
13.Cục Thống kê Hà Nội (1993-2010), Niên giám thống kê (1993-2010),
Nxb Tổng cục thống kê
14.Lê Quốc Lý (2005), Lạm phát - Quá trình chống lạm phát ở Việt Nam,
Nxb Tài Chính
15.Lê Tiến Phúc (1996), “Lạm phát - tăng trưởng”, Tạp chí Tài chính, (số 2)
16. Lương Hữu Định (1996), “Kiềm chế lạm phát - Giải pháp kinh tế”, Thời
báo Kinh tế Sài Gòn, (số 11)

24

17.Ngọc Minh (2008), “Lại phải nói về tư duy điều hành giá cả”,
thanhnienonline, (ngày 16/02/2008)
18.Nguyễn Bá Nha (1995), “Bàn về chính sách kiềm chế lạm phát của nhà
nước trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta”, Tạp chí Tài
chính, (số 7)
19.Nguyễn Đại Lai (2009), “Bình luận và dự báo về các động thái tài chính
Việt Nam sau các quyết định mới nhất của Ngân hàng Nhà nước”, Tạp chí
Ngân hàng, (số 29)
20. Nguyễn Đắc Hưng (2009), “Giải pháp chính sách tài chính, tiền tệ của
Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 8)
21.Nguyễn Thị Hải Hà (2009), “Tác động của kủng hoảng toàn cầu tới ngân
sách nhà nước Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, (số 5)

22.Nguyễn Thị Hường (2009), “Quan hệ giữa tăng trưởng và việc làm ở Việt
Nam: Thực trạng và vấn đề đặt ra”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 8)
23.Nguyễn Thị Hường (2009), “Bàn thêm về nguyên nhân gây ra lạm phat ở
Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (số 5)
24.Nguyễn Thị Hường (2009), “Phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam:
Thành tựu, hạn chế và một số đề xuất chính sách”, Tạp chí Nghiên cứu
kinh tế, (số 5)
25.Nguyễn Văn Quát (1991), “Bàn về chương trình đẩy lùi và kiềm chế lạm
phát thời kỳ 1991-1995”, Tạp chí tài chính, (số 19)
26.Phan Văn Tiệm (1992), “Lạm phát ở Việt Nam: Thực trạng, nguyên nhân
và giải pháp”, Tạp chí Thị trường và giá cả, (số 8)
27.Phan Văn Tiệm (1991), Chặng đường 10 năm cải cách giá (1981-1991),
Nxb Thông tin.

25

28.Tạ Thị Xuân (1992), Chống lạm phát - lý thuyết và kinh nghiệm, Nxb
Thống kê.
29.Tô Chính Thắng (1993), “Bàn về đồng tiền ổn định”, Tạp chí nghiên cứu
kinh tế, (số 2)
30.Trần Hỗ (1995), “Lạm phát ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (số 9)
31.Trần Nguyên Ngọc Anh Thư và Phan Nữ Thanh Thuỷ (2000), Kinh tế
học vĩ mô, Nxb Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.
32. Võ Đại (1991), Chống lạm phát và quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội.

×