Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tieu luan đặc TRƯNG của PHÁT THANH HIỆN đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211 KB, 18 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA BÁO CHÍ
PHÁT THANH HIỆN ĐẠI

Đề tài:

ĐẶC TRƯNG CỦA PHÁT THANH HIỆN ĐẠI

Học viên:
Lớp Cao học báo chí 17

HÀ NỘI - 2012


MỞ ĐẦU
Phát thanh (radio) là loại hình truyền thông đại chúng, trong đó nội
dung thông tin được chuyển tải qua âm thanh. Âm thanh trong phát thanh
bao gồm lời nói, âm nhạc, các loại tiếng động làm nền hoặc minh họa cho
lời nói như tiếng, mưa, gió, nước chảy, sóng vỗ, chim hót, tiếng vỗ tay,
tiếng ồn đường phố …(1)
Thuật ngữ phát thanh ( radio) trước đây thường thể hiện qua hai phương
thức truyền dẫn là đó là phát thanh qua làn sóng điện, và truyền thanh qua hệ
thống dây dẫn., và giờ đây tiếp sóng qua vệ tinh. Nhờ nguyên lý hoạt động đó
mà phát thanh có thể chuyên chở thông tin đến bất cứ đâu.
Từ những năm 1990 trở về trước các chương trình phát thanh đã làm rất
tốt vai trò và nhiệm vụ của loại hình báo chí truyền thông. Đó là thông tin đa
dạng, phong phú, và phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân, tuyên
truyền mọi chủ trương chính sách của của Đảng, hiến pháp và pháp luật của
nhà nước tới toàn thể nhân dân…Phát thanh đã trở thành quen thuộc không
thể thiếu trong nếp sống của mỗi gia đình.
Tuy nhiên đứng trước thách thức, sự cạnh tranh khốc liệt của các loại


hình báo chí khác như Truyền hình, Báo in, báo mạng điện tử…cùng với sự
phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ mà cụ thể là các phương
tiện truyền dẫn và phát sóng, những người làm báo phát thanh không thể
không thay đổi, cách thức, chương trình phát thanh để tồn tại, và cũng là để
phát triển.
Do bản thân là một biên tập viên truyền hình, không làm về lĩnh vực
phát thanh cũng như không đi sâu nghiên cứu loại hình này, nên em xin phép
chọn đề tài “SO SÁNH NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA PHÁT THANH
TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT THANH HIỆN ĐẠI
TỪ ĐÓ TÌM RA ĐẶC TRƯNG CỦA PHÁT THANH HIỆN ĐẠI” làm
đề tài tiểu luận với mong muốn, tìm hiểu thêm về loại hình báo chí này. Mục
đích thứ 2 cũng là để thấm nhuần cơ sở lý luận của môn học, từ đó phục vụ
cho quá trình nhận thức của bản thân được tốt hơn.

2


NỘI DUNG
1.Lịch sử phát triển phát thanh ở Việt Nam
Lịch sử ra đời của phát thanh ở Việt Nam phải kể đến sự kiện lịch sử:
Vào lúc 11h30 phút ngày 7 -9 năm 1945, nhạc hiệu Diệt phát xít và lời xướng
Đây là Đài Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội thủ đô nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa cất lên qua làn sống điện là thời điểm khai sinh ra Đài
Tiếng nói Việt Nam. Đây cũng là thời điểm khai sinh ra ngành phát thanh non
trẻ trong làng truyền thông đại chúng cách mạng của đất nước. Nhà nước dân
chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á đã có thể cất lên tiếng nói bình đẳng
của mình trước bè bạn quốc tế.
Đêm ngày 29-12 – 1946, Đài Tiếng nói Việt Nam phát trực tiếp lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện khởi
đầu cho giai đoạn 9 năm kháng chiến 1946 – 1954 trong lịch sử phát triển của

Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong 9 năm đó, Đài Tiếng nói Việt Nam phải đổi
địa điểm 14 lần. Các thiết bị kỹ thuật đã nghèo nàn lại di chuyển bằng xe thô
sơ và khuân vác trong những khu vực địa hình hiểm trở từ hang núi Trầm đến
Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn….kẻ thù luôn rình rập, săn
đuổi hòng tiêu diệt “tiếng nói kháng chiến”. Trong khó khăn, gian khổ và
thiếu thống, những người làm phát thanh đã mưu trí, kiên cường giữ gìn, bảo
vệ đài phát, duy trì liên tục các chương trình phát sóng.
Cán bộ, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam luôn xông xáo, bám sát các
sự kiện, có mặt kịp thời ngay cả trong những trận chiến ác liệt. Tin tức về các
chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông năm 1947, giải phóng biên giới năm 1950,
Điện Biên Phủ năm 1954….được phát kịp thời trên sóng Đài Tiếng Nói Việt
Nam, động viên, cổ vũ quân và dân ta tiến lên giành thắng lợi. Các phóng
viên viết bài và trực tiếp đọc trước máy. Các biên tập viên dịch ra tiếng nước
ngoài rồi tự thể hiện. Tất cả các chương trình phát thanh đều phát thẳng,
không qua máy ghi âm.
3


Cùng với Đài Tiếng nói Việt Nam ở Việt Bắc, Đài Tiếng nói nhân dân
Nam Bộ được thành lập ngày 1 – 6 – 1946 tại liên khu V. Đài Tiếng nói nhân
dân Nam Bộ vừa là tiếng nói đại diện của nhân dân Nam Bộ trong cuộc kháng
chiến, vừa nhằm thay thế cho Đài Tiếng nói Việt Nam khi cần thiết. Chính
vào thời điểm quân đội Pháp kéo lên Chợ Rã, Đài Tiếng nói Việt Nam phải
tạm ngừng phát sóng để di chuyển và bảo vệ, thì Đài Tiếng nói nhân dân Nam
Bộ đã phát thay thế với danh xưng là Đài Tiếng nói Việt Nam.
Chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra một thời kỳ mới. Miền Bắc hoàn toàn
giải phóng, bắt tay vào công cuộc cải tạo và xây dựng chế độ mới. Miền Nam
tiếp tục cuộc chiến đấu anh dũng chống xâm lượnc Mỹ và ngụy quyền tay sai.
Trong giai đoạn này (1954 – 1975), cơ sở vật chất – kỹ thuật của Đài Tiếng
nói Việt Nam được tăng cường nhanh chóng. Cuối năm 1958, Đài phát sóng

Mễ Trì do Liên Xô viện trợ đã chính thức đi vào hoạt động. Trung tâm âm
thanh cũng được mở rộng, các thiết bị cá nhân cho phóng viên, biên tập viên
được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều. Nội dung các chương trình của Đài
Tiếng nói Việt Nam ngày càng phong phú, phục vụ các yêu cầu đa dạng của
nhân dân. Để hỗ trợ cho nhân dân miền Nam, một loạt chương trình dành cho
miền Nam đã ra đời, trong đó có cả chương trình tiếng Anh nhằm vào binh
lính Mỹ.
Chương trình đối ngoại chung đã phát triển thành 11 t hứ tiếng. Năm
1967, một tốp phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam đã sang Cu Ba để biên
soạn mỗin gày 6 chương trình 20 phút
nhằm thông tin, tuyên truyền thu hút sjự đồng tình ủng hộ của nhân dân
Mỹ đối với cuộc đấu tranh của nhân dân ta. CP 90 – một bộ phận của Đài
Giải Phóng cùng Đài Nam Bộ, Đài Đồng Tháp Mười, Đài Giải phóng tạo nên
hệ thống phát thanh trực tiếp phuục vụ những nhiệm vục của cuộc chiến tranh
giải phóng miền Nam.
Trong 12 ngày đêm, máy bay B52 Mỹ ném bom, rải thảm xuống Hà
Nội, phá sập đài phát sóng Mễ Trì và Bạch Mai, Tiếng nói Việt Nam chỉ
4


ngừng đúng 7 phút. Các đài phát sóng dự phòng đã kịp thời thay thế chức
năng cho các đài phát bị phá hủy. Tiếng phát thanh viên cất lên: “Đây là Đài
Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội, Thủ độ nước Việt Nam Dana chủ
Cộng hòa” đã làm xúc động hàng triệu con tim người Việt Nam cũng như bạn
bè trên khắp năm châu.
Cùng với Đài Tiếng nói Việt Nam, một hệ thống phát thanh đã ra đời
gồm Đài phát thanh Việt Bắc, Đài phát thanh Tây Bắc, đài phát thanh và
truyền thanh của các tỉnh, các huyện và các xã. Hệ thống truyền thanh ở
huyện và xã đã có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đem lại ánh sáng văn
hóa và đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhân dân trong điều kiện lúc đó.

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hệ thống phát thanh
Việt Nam càng có điều kienẹ để phát triển. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của các
đài phát thanh được tăng cường. Các đài phát sóng FM đã được xây dựng
tăng cường khả năng chuyển tải thông tin phát thanh. Đội ngũ cán bộ, phóng
viên dần dần được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghiệp vụ. Hệ thống
phát thanh đã luôn luôn bám sát dòng thời sự chủ lưu trong và ngoài nước,
thông tin nhanh chóng kịp thời các sự kiện, vấn đề, góp phần thực hiện thắng
lợi những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ.
Hienẹ nay, hệ thống phát thanh của nước ta gồm hàng trăm đài phát
sóng, trong đó riêng Đài Tiếng nói Việt Nam trực tiếp quản lý 11 đài phát
sóng với công suất hơn 3.000 KW. Tín hiệu quả Đài Tiếng nói Việt Nam
được truyền dẫn qua vệ tinh. Hệ thống phát thanh địa phương gồm 61 đài ở
các tỉnh, thành phố (trong đó có các đài phát thanh độc lập và các đài phát
thanh trong cơ cấu chung của đài phát thanh – truyền hình). Hầu hết trong số
hơn 600 huyện đều có đài phát sóng FM công suất nhỏ. Riêng Đài Tiếng nói
Việt Nam đã phát 101 giờ trong ngày trên 4 hệ đối nội và đối ngoại. Chương
trình đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam gồm 11 thứ tiếng và một chương
trình dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. (2)

5


2. Chương trình phát thanh truyền thống
Chương trình phát thanh truyền thống được quan niệm là các chương
trình từ năm 1945 đến giai đoạn trước năm 1990. Ở chương trình phát thanh
truyền thống , thông thường trong môt chương trình phần mở đầu bằng nhạc
hiệu, và kết thúc là lời chào tạm biệt. Ngay sau nhạc hiệu là lời xướng của
phát thanh viên, trong đó chỉ ra tên và đôi khi cả một vài đặc trưng cốt yếu
của chương trình.
Trước đây người ta thường chia phát thanh thành 4 loại chính: Loại

chương trình tin tức, thời sự tổng hợp, chương trình chuyên đề, chương trình
giải trí, chương trình giáo dục.
Loại chương trình tin tức thời sự thổng hợp là chương trình cung cấp
thông tin nhanh, gắn…đó là các chương trình: Thời sự, bản tin, điểm tin…
Chương trình chuyên đề: Nội dung thông tin về từng lĩnh vực ngành ghề
VD: Vì An Ninh Tổ Quốc, Cây cao bóng cả, Chương trình Nông nghiệp, Trả
lời thư bạn nghe đài…
Loại giải trí như: Ca nhạc , thể thao, sân khấu truyền thanh, quà tặng âm
nhạc, hay tường thuật bóng đá…
Trước đây, căn cứ cào phương pháp và kỹ thuật sản xuất, người ta chia
chương trình phát thanh thành 2 loại : Chương trình sản xuất tại Studio,
chương trình đọc thẳng
2.1 Chương trình sản xuất tại Studio
Là phương thức được dùng phổ biến từ trước đến nay. Phương thức này
được thực hiện với quy trình gồm 3 giai đoạn: Biên tập nội dung, thu in vào
băng thành phẩm tại Studio và phát sóng. ở công đoạn thứ nhất, BTV viết, tập
hợp các tin tức, vài vở, tư liệu…biên tập sửa chữa , bổ sung và sắp xếp theo
trình tự, nôi dung, nhạc hiệu, quảng cáo… , hoàn thiện phần lời giới thiệu, dự
kiến và chuẩn bị nhạc cắt, nhạc đệm cũng như tiếng động cần thiết. ..
Toàn bộ các công việc của công đoạn thứ nhất được thực hiện tại phòng
biên tập.
6


Ê kíp làm việc tại Studio bao gồm BTV, phát thanh viên, và các kỹ thuật
viên. BTV là người giữ vai trò chỉ huy ê kip, chịu trách nhiệm về chất lượng
của chương trình. Chương trình được thực hiện tại Studio và ghi vào băng từ.
Sau khi hoàn thành , băng từ ghi chương trình được bàn giao bộ phận phát
sóng. Bộ phận phát sóng sẽ phát theo lịch quy định trước
Với cách làm này, ưu điểm là an toàn cả về nội dung và hình thức khi

phát trên sóng. Nhước điểm là hạn chế về tính thời sự kho khâu hậu kỳ chiếm
nhiều thời gian, gò bó, khuôn mẫu, không tự nhiên
2.2 Chương trình đọc thẳng
Toàn bộ quá trình sản xuất chương trình đọc thẳng cũng giống như quy
trình sản xuất chương trình sản xuất tại Studio nhưng bỏ qua công đoạn ghi
băng.
Thông thường trong các chương trình đọc thẳng một số băng ghi âm các
tác phẩm thành phần đã được chuẩn bị trước. Phần đọc thẳng chỉ là những tư
liệu, tin tức, được BTV chuẩn bị tại Đài
Cách này tuy có ưu điểm là bớt nhàm chán hơn ghi băng, nhưng về hiệu
quả hấp dẫn vẫn chưa cao.
3. Chương trình Phát thanh hiện đại
3.1 Chương trình phát thanh trực tiếp
Cũng tương tự như chương trình truyền hình trực tiếp, chương trình phát
thanh trực tiếp làm người nghe có cảm giác như mình đang trực tiếp đang có
mặt tại nơi đang diễn ra sự kiện. Tin tức được cập nhật nóng hổi nhất , tính
tương tác gần gũi với thính giả.
Chương trình phát thanh trực tiếp có hai dạng chính, là chương trình
tường thuật tại chỗ các sự kiện đang xảy ra và chương trình giao lưu trực tiếp
giữa BTV tại studio với khách mời, hay người nghe liên lạc qua điện thoại.
Đối với dạng chương trình tường thuật tại chỗ, máy phát sóng FM công
suất nhỏ và phòng thu di động, là những điều kiện bắt buộc để thực hiện. Đối
với dạng chương trình giao lưu trực tiếp cần phải thực hiện trong Studio,
7


trang bị hệ thống điện thoại, máy thu, máy phát, kết nối trực tiếp với công
chúng.
Ngày nay trong các Studio làm phát thanh trực tiếp người ta còn lắp đặt
thiết bị kiểm tra thông tin từ công chúng bằng cách lưu chậm các cuộc nói

chuyện điện thoại trực tiếp của người nghe trong một khoảng thời gian ngắn
từ ( 5 đến 10 giây) trước khi lên sóng. Thiết bị này cho phép loại bỏ những cú
điện thoại không nghiêm túc hoặc khiêu khích đối với chương trình.
Quy trình chương trình phát thanh trực tiếp trải qua hai công đoạn:
Chuẩn bị và thực hiện. Trong công đoạn chuẩn bị , biên tập chương trình
phải nghiên cứu tìm hiểu sự kiện, vấn đề cần thông tin, hình thành kịch bản
và lựa chọn ekip. Trong kịch bản nội dung giới thiệu, kết thúc chương trình
và một số lời dẫn giải cùng tư liệu cần thiết đã được chuẩn bị trước trên văn
bản. Ngoài ra cần lường trước những tình huống có thể xảy ra trong quá
trình thực hiện. Kịch bản càng chi tiết, cụ thể, thì việc thực hiện chương
trình càng thuận lợi.
Một êkip chương trình phát thanh trực tiếp thường bao gồm: tổng đạo
diễn, đạo diễn phụ trách hiện trường, biên tập viên chính chủ trì, biên tập viên
đứng bình luận trước máy, bộ phận trợ lý, biên tập viên trực điện thoại, kỹ
thuật viên…ở những tầm quan trọng của những sự kiện khác nhau mà ê kíp
sản xuất có quy mô lớn, hay vừa.
Một điều mà tất cả những thành viên trong êkip đều phải tuân thủ đó là
gần như thuộc lòng kịch bản, nắm thật chắc kịch bản. Ví dụ bộ phận trực điện
thoại biết thời gian nào sắp đến khúc kết nối điện thoại với thính giả, bộ phận
kỹ thuật biết phần nào sắp đến khúc cần đẩy âm thanh là tiếng phỏng vấn qua
điện thoại, đoạn nào cần âm thanh hiện trường để đẩy tiếng lên cho phù
hợp….Còn hơn ai hết tổng đạo diễn phải là người nắm kỹ lưỡng tới từng chi
tiết, công việc của từng thành viên và điều tiết trong suốt cuộc diễn ra chương
trình phát thanh trực tiếp.

8


Những người trong êkip làm phát thanh trực tiếp đa phần đều là những
biên tập cứng, hiểu việc, quen việc…ngoại trừ những người phụ giúp, hỗ trợ.

Bởi nếu không quen việc, nắm chắc việc sẽ rất dễ bị “ tai nạn” trên sóng. Chỉ
cần kỹ thuật lơ là, hoặc quên việc của mình, không đẩy tiếng âm thanh phỏng
vấn lên sóng, thì toàn bộ phần phỏng vấn với khách mời qua điện thoại sẽ bị
mất tiếng ( câm tiếng) ảnh hưởng rất lớn tới cả chương trình.
Hoặc chương trình cần những biên tập cứng để xử lý những tình huống
nhạy cảm, những phát ngôn “ quá giới hạn” của khách mời. Cố gắng làm sao
hạn chế đến mức nhỏ nhất những lỗi có thể xảy ra trong một chương trình
trực tiếp.
Bởi vì đã phát trực tiếp có nghĩa là toàn bộ những gì sai sót đều được
đưa thẳng lên sóng, mà không hề có sự biên tập, chỉnh sửa…Chính vì thế
chương trình phát thanh trực tiếp rất hiệu quả, nhưng cũng khá nguy hiểm.
3.2 Chương trình cầu truyền thanh.
Cầu truyền thanh là hình thức trao đổi thông tin giữa hai hay nhiều địa
điểm khác nhau, xa nhau…tỉnh này với tỉnh khác, thậm chí ở VN với nước
ngoài thông qua một hoặc nhiều Studio khác nhau.
Cầu truyền thanh sử dụng với những sự kiện có quy mô rộng lớn, xảy ra
tại nhiều địa điểm xa nhau về khong gian địa lý, và có cùng một chủ đề của sự
kiện.
VD sự kiện bầu cử hội đồng nhân dân
VD2 Chương trình ca nhạc chào mừng ngày độc lập
VD 3 Cầu truyền thanh chương trình đêm giao thừa chào đón năm mới
vv..vv…
Mục đích của chương trình cầu truyền thanh là mang đến cho người
nghe một không khí toàn cảnh về một sự kiện, diễn ra ở nhiều địa điểm.
Thông tin rộng lớn, sinh động, nhiều chiều…làm cho tâm lý người nghe hứng
thú hòa nhập vào không khí của sự kiện đang diễn ra.

9



Nếu liên hệ thì thấy chương trình cầu truyền thanh cũng giống như
chương trình phát thanh trực tiếp nhưng ở quy mô lớn hơn, nhiều địa điểm,
điểm cầu. Điều này đồng nghĩa với việc sự chuẩn bị của êkip cũng phải công
phu, và kỹ lưỡng hơn, vai trò của người đạo diễn lớn hơn rất nhiều, và trách
nhiệm nặng nề hơn rất nhiều so với 1 chương trình phát thanh trực tiếp.
Một khía cạnh nữa là ở chương trình này sự phân chia êkíp thành từng
nhóm nhỏ, tương đương với từng điểm cầu, ở mỗi điểm cầu lại có một đạo
diễn nhóm, và từng thành viên ê kíp, đứng trên hết là tổng đạo diễn. Đạo diẽn
lúc nàu được coi như anh nhạc trưởng chỉ huy cả một dàn nhạc lớn, thành
công hay thất bại thì vai trò lớn nhất, nặng nề nhất cũng là ở anh này.
Về phần kịch bản, thì chương trình cầu truyền thanh cũng dầy hơn
chương trình truyền thanh thực tế rất nhiều. Từng thành viên trong êkip không
chỉ nắm được những nội dung tại điểm cầu của mình, mà còn phải nắm được
nội dung ở những điểm cầu khác, 2 đến 3 điểm cầu, nắm được tổng thể cả
chương trình.
Tuy nhiên có một điều cần phải lưu ý nhất trong chương trình cầu truyền
thanh đó là hạn chế tối đa thời gian chết khi chuyển từ điểm cầu này sang
điểm cầu khác. Đôi khi có những trường hợp bất khả kháng phải đệm nhạc
hiệu, hoặc nhạc nền, trailer vào giữa thời gian giữa các điểm cầu.
3.3 Phát thanh tương tác
Chương trình phát thanh tương tác, là chương trình kết nối tương tác với
thính giả. Thính giả không chỉ nghe thông tin một chiều, áp đặt...mà chính
họ trở thành một phần của chương trình.
Khi chương trình trực tiếp lên sóng, cũng đồng nghĩa với việc mở ra một
không gian cho thính giả cùng tham gia.
VD Chương trình phát thanh trực tiếp tại Studio đang trao đổi về chủ đề
bệnh Viêm Xoang. Thính giả có thể đặt câu hỏi trực tiếp với khách mời
trường quay thông qua kết nối điện thoại cá nhân, vào trường quay.

10



VD2 Chương trình VOV giao thông, thính giả ngồi trên ô tô từ khắp các
đường phố cũng có thể gọi điện về tổng đài và báo chỗ nào đường tắc, đoạn
nào đường xảy ra tai nạn, lý do vì sao.
Những chương trình phát thanh tương tác thường mang lại không khí kết
nối, được trực tiếp tham gia vào chương trình, khiến bản thân người được
tham gia cảm thấy hứng thú, và những thính giả khác cảm thấy sự khách
quan, chân thực của chương trình.
Tuy nhiên cũng giống những chương trình trực tiếp, chương trình phát
thanh tương tác cũng cần sự cẩn trọng, vì nếu không khống chế tốt phần thính
giả tương tác sẽ nói những nội dung ngoài kịch bản.
3.4 Phát thanh thực tế
Các chương trình theo tuân thủ theo kịch bản gốc, để diễn biến tự nhiên
của sự vật hiện tượng, âm thanh hiện trường.
“Chương trình nâng đỡ ước mơ” chương trình phát thanh trực tiếp của
Đài tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Ở chương trình kiểu này tính thực tế được đề cập cao hơn hết. Toàn bộ
những âm thanh hiện trường, lời nói nhân vật, tiếng động như ô tô, đường
phố, tiếng gió thổi...sẽ được biên tập viên sử dụng máy thu âm tại hiện trường
và phát lên sóng, ít có sự can thiệp của khâu hậu kỳ.
Những chương trình làm theo cách này thu hút rất nhiều sự quan tâm của
thính giả, vì họ có cảm giác như chính tai họ được nghe trực tiếp những âm
thanh đó, hơn thế họ có cảm giác thật hơn, sống động hơn. Cảm nhận bằng
âm thanh cũng dễ đi vào con tim của thính giả hơn.
Thiết bị kỹ thuật trong những chương trình kiểu này cũng đòi hỏi thiết bị
công nghệ cao, thu âm nhạy hơn, tốt hơn, lọc tạp âm tốt hơn. Biên tập cũng
phải nâng cao trình độ, khả năng sử dụng tốt các phương tiện kỹ thuật hiện
đại, tiên tiến.
Tuy nhiên nếu chương trình truyền thanh thực tế nếu làm không khéo sẽ

dễ bị phô, bắt người nghe phải nghe những sự “ Thật” nhưng lại hóa có sự
11


dàn dựng, giả dối...điều này sẽ khiến thính giả xa rời chương trình, và hậu quả
còn khủng khiếp hơn chương trình phát thanh truyền thống.
3.5 Phát thanh có hình
“Kênh phát thanh có hình” trước đây nay gọi là “Kênh truyền hình” của
Đài Tiếng nói Việt nam Hiện là đơn vị đầu tiên thực hiện chương trình phát
thanh có hình.
ở đây họ tận dụng lợi thế của truyền hình, đó là tác động bằng hình ảnh,
và âm thanh để đưa vào khai thác. Những chương trình này khiến thính giả,
trở thành khán giả, tức là họ không chỉ được nghe mà còn được nhìn ( tăng
hiệu quả của truyền thanh).
Tuy nhiên hệ phát thanh có hình khiến dư luận có rất nhiều chiều. Hiện
nay khi họ chuyển đổi thành kênh truyền hình thì dư luận ít sôi nổi hơn.
Nhưng suy cho cùng về mặt lý luận phát thanh thì đây cũng là một trong
những yếu tố của phát thanh hiện đại.
3.6 Phát thanh trên mạng
Là những chương trình phát thanh được thực hiện rồi phát qua kênh là
mạng Internet. Với cách thức này các chương trình phát thanh sẽ được lưu và
thính giả chỉ cần tùy chọn chương trình gì yêu thích và click chuột vào
chương trình đó. Thính giả không thể chỉ nghe một lần, mà có thể nghe theo
yêu cầu, nghe đi nghe lại những điều mình thích
4. Đặc trưng phát thanh hiện đại
4.1 Phương thức thể hiện chương trình phát thanh hiện đại
Trước đây chúng ta có chương trình kéo dài,giờ đây có chương trình thời
lượng rút ngắn hơn, các chương trình 5, phút, nội dung đa dạng hơn. Chương
trình tường thuật được diễn ra thường xuyên hơn, không chỉ đài TW, mà cả
đài địa ph lương cũng có những chương trình phát thanh trực tiếp, phát thanh

tương tác.
Hình thức phát thanh trực tiep, đã tạo ra cách làm mới cho những người
làm phát thanh. Vấn đề được phản ánh trực tiếp, nóng hổi…Phóng Viên là
12


những ngừoi tham gia tích cực vào chương trình, không còn là cách thức đọc
lại bài người khác cho khan gỉa nghe, mà phóng viên mang hơi thở cuộc sống.
Chương trình tính thời sự hấp dẫn. Cách thức nhanh nhất, có thể đêm so sánh
với báo điện tử…
Từ đó dẫn đến phương thức sản xuất của chương trình phải thay đổi, từ
phóng viên, BTV, dẫn chương trình làm việc ăn ý, hiểu biết kỹ thuật, hiểu biết
4.2 Yêu cầu của con người đáp ứng chương trình phát thanh hiện đại
Do chương trình phát thanh hiện đại dựa trên nền tảng của yếu tố
công nghệ nên đòi hỏi người thực hiện cũng cần có trình độ công nghệ khá
khá.
Người viết dùng câu văn ngắn gọn, dễ hiểu dễ nhớ. MC…nói linh hoạt
BTV, nhanh nhẹn quyết đoán lấy, bỏ phần nào. Ngăn chặn những
người dẫn linh động, dẫn dắt có chủ động, thực hiện người vừa là PV,
dẫn chương trình, kỹ thuật. Những người thư ký nghe điện thoại, sang lọc
những ý kiến hay, và kết nối điện thoại với thính giả đó…
4.3 Công chúng mới:
Phát thanh hiện đại sẽ tạo ra công chúng của nó, và nhu cầu công chúng
sẽ tạo ra chưong trình mới. Trình độ nhận thức cao hơn, công chúng được
tham gia vào phương thức sản xuất đó…như sử dụng điện thoại, mail
Sự đổi mới của phát thanh rõ ràng nhằm tới công chúng, phát thanh càng
hiện đại thì công chúng càng được lợi. Anh được nghe tin tức thời sự nóng
bỏng hơn, chất lượng âm thanh tốt, hơn thông tin cập nhật hơn. Và yêu cầu ý
kiến của họ được đáp ứng tốt hơn. Công nghệ phát triển, giá rẻ, làm ra nhiều
chương trình phát thanh hay, và công chúng được nghe nhiều hơn.

Phát thanh hiện đại phải thích ứng với công chúng hiện đại. Phát thanh
hiện đại, công chúng hiện đại…Công chúng ngày nay có nhiều sự lựa chọn,
nên phát thanh phải độc đáo, điều đó lại quay trở lại có lợi khi tác động tới
công chúng.

13


Đặc trưng cơ bản: là chương trình sản xuất đến đâu, phát sóng tới đó.
Chương trình hình thành đến đâu phát sóng tới đó.
Phát thanh trực tiếp, không phải cái gì cũng trực tiếp…Trong một
chương trình đó có trực tiếp, có đọc thẳng, có phát băng. Có những món
lương khô, có những món trực tiếp ngay tại chỗ…
Trong phương thức này có nhiều dạng chương trình khác nhau. Trực tiếp
tại hiện trường, trong phòng thu, kết hợp…
Phát thanh tương tác nếu làm đến đâu phát sóng tới đấy sẽ thuộc phương
thức này.
Bên cạnh đó với phát thanh online và phát thanh nhìn…Với đưa tin qua
điện thoại, thì phải thay đổi phương thức tác nghiệp rất lớn, nên chỉ đưa vài
câu ngắn…đòi hỏi kỹ năng mới, và một lớp công chúng mới.
Cho thấy ba phương thức, phát thanh trực tiếp, online, nhìn….để tìm ra
đặc trưng của phương thức này.
Trong phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại, những
ưu điểm của phát thanh truyền thống (như: có đối tượng thính giả rộng rãi;
tính tức thời và tỏa khắp; ưu thế chiếm lĩnh không gian toàn bộ thời gian
trong ngày; tính giao tiếp cá nhân; thông điệp len lỏi khắp nơi và có khả
năng tác động nhanh; dễ tác động vào tình cảm; sinh động trong cách thể
hiện; sự thuyết phục, lôi kéo của lời nói tác động vào thính giác; kích thích trí
tưởng tượng, buộc thính giả phải tự hình dung, liên tưởng; thiết bị rẻ tiền,
đơn giản, dễ phổ biến…) vẫn tiếp tục được phát huy mạnh mẽ và lại được

sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ mới nên càng trở nên hấp dẫn hơn, hiệu
quả hơn.
4.4 Phát thanh hiện đại phải dựa trên nền tảng kỹ thuật cao.
Đây là yếu tố quan trọng tác động đến sự xuất hiện và phát triển của
phương thức sản xuất chương trình phát thanh theo kiểu hiện đại. Dù có muốn
sản xuất theo phương thức mới nhưng nếu không có yếu tố kỹ thuật hỗ trợ thì
phát thanh hiện đại cũng khó mà phát triển. Các yếu tố kỹ thuật ở đây được
14


khai thác sử dụng một cách toàn diện không chỉ trong quá trình sản xuất các
chương trình (các thiết bị kỹ thuật số, phần mềm biên tập âm thanh…) mà còn
cả trong quá trình truyền dẫn thông tin (vệ tinh, mạng interrnet…) mà còn qua
các thiết bị thu phát đầu cuối (radio, điện thoại di động, máy tính, iphone v.v.).

15


KẾT LUẬN
Có thể nói năm 1993 là dấu mốc của phát thanh hiện đại, tổ chức SIDA
lần đầu tiên hỗ trợ cách làm các chương trình phát thanh hiện đại.
Phát thanh hiện đại không tự nảy sinh mà là sự kế thừa và phát triển của
phát thanh truyền thống. Đó là sự thay đổi phương thức trong sản xuất các
chương trình phát thanh cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng nhu cầu
của công chúng. Sự thay đổi của phương thức sản xuất không chỉ dựa trên nền
tảng của công nghệ, kỹ thuật mới mà còn đòi hỏi kỹ năng mới để tạo ra được
chất lượng nội dung và hình thức mới và qua đó có thể hình thành công
chúng mới… Trong phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện
đại, những ưu điểm của phát thanh truyền vẫn tiếp tục được phát huy mạnh
mẽ và lại được sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ mới nên càng trở nên hấp dẫn

hơn, hiệu quả hơn.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, Truyền thông đại Chúng ( 2001)
2. PGS.TS Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, Nxb Văn hoá –
Thông tin, Hà Nội.
3. GS,TS. Vũ Văn Hiền - TS Đức Dũng (chủ biên) (2007), Phát thanh
trực tiếp, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
4. ThS. Nguyễn Lan Phương Đài Tiếng nói Việt Nam – Phát thanh trong
bối cảnh bùng nổ các phương tiện thông tin đại chúng. Tháng 7-2010

17


MỤC LỤC

18



×