Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

An toàn trên xe buýt cho sinh viên đại học quốc gia thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.5 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGỮ VĂN NGA



BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
AN TOÀN TRÊN XE BUÝT CHO SINH
VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
BÙI THỊ THU HIỀN
NHÓM 16:

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................4
1.Tính cấp thiết của đề tài...............................................................4
2.Tình hình nghiên cứu đề tài..........................................................6
1


3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................8
4.Phương pháp nghiên cứu..............................................................8
5.Phạm vi nghiên cứu......................................................................9
6.Đối tượng nghiên cứu...................................................................9
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN XE BUÝT
.......................................................................................................10
1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN XE BUÝT...............10


1.1.1.Khái niệm về phương tiện công cộng..................................10
1.1.2. Khái niệm về tệ nạn trên xe buýt.........................................11
1.1.3.Khái niệm về dịch vụ............................................................11
1.2.VAI TRÒ CỦA XE BUÝT ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC
QUỐC GIA...................................................................................12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN
SỰ MẤT AN TOÀN TRÊN XE BUÝT ĐỐI VỚI SINH VIÊN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP......................................................................14
2.1. THỰC TRẠNG VIỆC ĐI XE BUÝT CỦA SINH VIÊN ĐẠI
HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................14
2.1.1. Các tệ nạn xảy ra đối với sinh viên đại học quốc gia thành
phố HCM trên xe buýt...................................................................14
2.1.2. Thực trạng lái xe của tài xế và chất lượng dịch vụ trên xe
buýt................................................................................................15
2.1.3. Hậu quả của sự thiếu an toàn trên xe buýt đối với sinh viên
đại học quốc gia thành phố HCM.................................................16
2.2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG THIẾU AN
TOÀN TRÊN XE BUÝT..............................................................16
2.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO AN TOÀN CHO SINH
VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HCM.....................17
2


2.3.1 Đề xuất giải pháp cho bản thân sinh viên............................17
2.3.2 Đề xuất giải pháp cho nhà trường........................................19
2.3.3.Đề xuất giải pháp cho ban quản lý và điều hành các phương
tiện công cộng...............................................................................19
KẾT LUẬN...................................................................................21
PHỤ LỤC......................................................................................22


PHẦN MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xe buýt là một phương tiện giao thông công cộng rất gần gũi với
người dân thành phố nói chung và sinh viên học sinh nói riêng, chưa
kể đến là những lợi ích của xe buýt mang lại như:
_ Giảm áp lực lên giao thông thành phố

3


_ Giá vé rẻ phù hợp với mọi người (đối với xe buýt nội thành:
2000đ/vé đối với sinh viên học sinh và 5000đ/ vé hoặc 6000đ/vé
đối với người dân)
_ Tiện dụng, đáp ứng nhu cầu đi lại (hiện nay các tuyến xe buýt
đã chạy khắp hầu hết các tuyến đường chính trong thành phố)
_ Giảm thiệt hại cho người sử dụng khi xảy ra tai nạn (không nói
đến những tai nạn xe buýt gần đây tại Việt Nam mà phần lớn
nguyên nhân do sự bất cản của tài xế thì xe buýt được coi là một
trong những phương tiện giao thông an toàn hàng đầu)
_ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường (xe buýt giúp giảm áp lực giao
thông đường bộ, điều đó cũng giúp giảm độ ô nhiễm môi trường,
đồng thơi một số tuyến xe như 50,52,.... đã sử dụng loại xe đạt tiêu
chuẩn Euro2 cũng góp phần ít nhiều vào việt giảm ô nhiễm môi
trường)
Tuy nhiên xe buýt vẫn tồn tại những mối nguy hiểm đe dọa sự an
toàn của người sử dụng nói chung và sinh viên nói riêng. Việc quấy
rối tình dục, trộm cắp tài sản dưới mọi hình thức,... đã đe dọa nghiêm
trọng đến sự an toàn của hành khách, nhất là các bạn nữ sinh và tài sản
của những người sử dụng xe buýt. Một số bạn nữ vì nhiều lí do khác

nhau thiếu khả năng tự vệ bản thân, vì vậy kẻ xấu lợi dụng điều đó,
khiến cho nạn quấy rối tình dục xảy ra ngày càng nhiều (chưa kể các
bạn nam cũng có thể là nạn nhân của tệ nạn này)
Ngoài ra còn có những tệ nạn khác như: cướp có dàn cảnh, bắt cóc,....
Những tệ nạn này diễn ra không những gây thiệt hại về của, còn gây
tổn thương tâm lí cho người bị hại, nhất là các nạn nhân nữ (và bao
gồm các nạn nhân nam)
Chưa kể đến là việc lái xe bất cẩn cũng như thái độ phục vụ của cánh
nhà xe góp phần đe dọa đến sự an toàn của người sử dụng (bỏ khách
không đúng chỗ, đóng cửa khi khách chưa lên xe hết làm kẹt tay,....)
Mặc dù các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã và đang áp dụng
biện pháp để ngăn chặn cũng như xóa bỏ tệ nạn trên xe buýt song kết
quả thực tế vẫn chưa khả quan .

4


Vì vậy, đề tài này sẽ làm rõ hơn về các tệ nạn và gợi ý một số biện
pháp nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho mọi người, nhất là sinh
viên đại học quốc gia từ đó để mọi người có biện pháp tự vệ hợp lí
cũng như giảm thiểu tệ nạn xảy ra trên xe buýt.
2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Các nghiên cứu về xe buýt ở nước ngoài, đặc biệt là các nước phát
triển, là không ít. Tuy vậy, các nghiên cứu trên không phù hợp với tình
hình Việt Nam. Ở nước ngoài, các khu dân cư, khu xí nghiệp, khu vui
chơi,… được quy hoạch thành từng khu vực riêng biệt. Trong khi đó,
ở Việt Nam, các khu dân cư, buôn bán,… không tách thành từng khu
riêng biệt. Hơn nữa, ở các nước phát triển ngoài hệ thống xe buýt còn
có hệ thống tàu điện ngầm. Chính vì vậy, việc áp dụng đề tài nghiên
cứu nước ngoài vào Việt Nam là không khả thi. Về các đề tài nghiên

cứu về xe buýt ở Việt Nam, nhóm chúng tôi đã tham khảo qua.
Nhóm sinh viên khoa quản trị marketing trường đại học Quốc dân Hà
Nội (2005) với luận văn tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp xe buýt
hiên nay. Đề tài này quan tâm nhiều đến khía cạnh dịch vụ mà cụ thể ở
đây là dịch vụ xe buýt. Đề tài nghiên cứu và đề ra các phương pháp
thiên về đẩy mạnh sử dụng dịch xe buýt. Đề tài khảo sát, nghiên cứu
thực trạng xe buýt và đề ra các giải pháp như xã hội hóa xe buýt, sử
dụng xe buýt hai tầng và phát triển các tuyến xe buýt nhanh.
Nhóm sinh viên khoa Quản trị Marketing của trường Đại học Kinh tế
quốc dân Hà Nội với đề tài Nhu cầu đi lại bằng xe buýt của công nhân
viên chức trong khu vực nội thành Hà Nội và đề xuất các giải pháp
đáp ứng quan tâm đến một bộ phận nhất định là công nhân viên chức
đối với việc sử dụng xe buýt. Đề tài khảo sát và nghiên cứu nguyên
nhân tình trạng sử dụng xe buýt không phổ biến và nhu cầu sử dụng
xe buýt của công nhân viên chức. Từ đó đề ra những giải pháp thích
hợp nhằm tăng việc sử dụng xe buýt trong công nhân viên chức.
Đề tài Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ xe buýt
tại Trà Vinh nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ xe
buýt. Từ đó đề ra được những phương pháp cụ thể khắc phục những
nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng cảm thấy không hài lòng khi sử
dụng xe buýt và phát triển những ưu điểm của dịch vụ xe nuýt nhằm
nâng đẩy mạnh sử dụng dịch vụ xe buýt.
5


Sinh viên Lê Thị Hồng trường đại học Quốc dân Hà Nội (2007) với đề
tài Phân tích hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hệ thống xe buýt
trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 1996-2006 và định hướng phát
triển hệ thống xe buýt trong giai đoạn tới. Đề tài phân tích những chỉ
tiêu đánh giá của hệ thống xe buýt trên địa bàn Hà Nội giai đoạn

1996-2006, cụ thể là: chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu số lượt xe, chỉ tiêu
vận chuyển, chỉ tiêu luân chuyển và chỉ tiêu lao động. Từ đó, đề tài
đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ xe buýt ở Hà Nội.
Ths Xã hội học Nguyễn Ngọc Vân trường đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh (2008) với luận văn thạc sỹ Các
nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng xe buýt của người dân thành phố
Hồ Chí Minh. Đề tài tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa
chọn sử dụng xe buýt của người dân Tp Hồ Chí Minh Để làm rõ mục
tiêu đã đề ra, đề tài phân tích các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh
hưởng đến việc lựa chọn và sử dụng xe buýt của người dân Tp Hồ Chí
Minh. Từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng xe buýt
của thành phố trong thời gian tới.
Đặng Anh Tuấn (2011) với đề tài Xây dựng hệ thống quản lý xe buýt
trên địa bàn thành phố Hà Nội ứng dụng công nghệ GPS và Gis, đề
tài nghiên cứu, phân tích công nghệ GPS và Gis đối với dịch vụ xe
buýt. Từ đó đưa ra hệ thống quản lý xe buýt thích hợp tiết kiệm được
thời gian, chi phí trong việc quản lý xe buýt.
Đề tài Chiến lược và hệ thống xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh và
các giải pháp thu hút sinh viên sử dụng phương tiện xe buýt làm
phương đi lại của trường đại học Tài chính-Marketing (2013) chuyên
sâu đến một bộ phận nhất định là sinh viên đối với việc sử dụng xe
buýt. Đề tài đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy sử dụng
dịch vụ xe buýt trong sinh viên như việc trợ giá vé cước, tăng thời
gian hoạt động, nâng cao cơ sở vật chất cũng như đẩy mạnh quảng
cáo.
Nhóm sinh viên Khoa Công tác xã hội trường đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn TPHCM (5/2014) (Giáo viên hướng dẫn: Ths
Nguyễn Thị Thu Hiền) với đề tài nghiên cứu khoa học Dư luận xã hội
về các vấn đề tiêu cực liên quan tới hệ thống xe buýt có trợ giá ở
thành phố Hồ Chí Minh, tìm hiểu dư luận xã hội về các vấn đề tiêu

6


cực liên quan tới hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí
Minh. Từ đó đánh giá tầm quan trọng và ành hưởng của dư luận từ
nhiều phía khác nhau, như ban quản lý xe buýt, tài xế, nhân viên thu
vé, hành khách, cộng đồng dân cư… đến những vấn đề tiêu cực liên
quan tới hệ thống xe buýt để làm cơ sở đưa ra những khuyến nghị góp
phần nâng cao chất lượng của hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố
Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, chưa có một công trình chuyên biệt nào thể hiện rõ nội
dung an toàn cho hành khách sử dụng xe buýt.
Ngoài ra nhóm chúng tôi còn tham khảo các bài báo viết về thực trạng
xe buýt. Sau đây là ví dụ cụ thể về một số bài báo đề cập đến vấn đề
an toàn trên xe buýt cho hành khách sử dụng phương tiện giao thông
công cộng này:
"Kỳ lắm! Xe buýt nữ" (28/12/2014) trong báo Tuổi trẻ. Bài báo nói về
quấy rối tình dục gia tăng trên xe buýt. Đồng thời, bài báo đã đề xuất
việc đưa vào hoạt động tuyến xe buýt nữ nhằm giải quyết vấn đề vừa
nêu.
"Sẽ lắp đặt camera cho hơn 2700 xe buýt" ( 12/07/2015) trong báo
Tuổi trẻ. Bài báo nêu lên tình trạng bán hàng rong và mất trật tự trên
xe buýt, tác phong, hành vi của tài xế và tiếp viên trên xe buýt cũng
như tình trạng mất cắp gây rối trên xe buýt và số lượng hành khách
quá tải khó kiểm soát gây mất an toàn. Bài báo đã đề cập đến việc lắp
camera như một giải pháp cho vấn đề vừa nêu.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
_Cung cấp các thông tin quan trọng về an toàn trên xe buýt cho sinh
viên Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh để tăng vốn hiểu biết

và khả năng tự vệ cho các bạn trước những tình huống nguy hại xảy ra
khi sử dụng xe buýt công cộng
_Để thực hiện những mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm
vụ:
7


+Thông qua khảo sát và xử lí số liệu để rút ra thực trạng về sự an toàn
trên xe buýt của sinh viên Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
+ Phân tích đánh giá về sự an toàn trên xe buýt của sinh viên Đại học
quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
+Thông qua khảo sát, phỏng vấn, phân tích, đánh giá thực trạng, hiểu
được suy nghĩ, ý kiến của sinh viên Đại học quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh về sự an toàn trên xe buýt. Từ đó đề xuất những giải pháp
phù hợp để làm giảm các tệ nạn trên xe buýt và bảo vệ sự an toàn của
hành khách trên xe.
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
_ Tiến hành khảo sát, thống kê phân tích số liệu
_ Thu thập thông tin từ các bài nghiên cứu khoa học, tiểu luận, sách
báo, internet,...
5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
_ Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
6.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
_ Sinh viên trong khối Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Chương 1
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN XE BUÝT
ẢNH HƯỞNG ĐẾN AN TOÀN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
QUỐC GIA
1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN XE BUÝT
1.1.1. Khái niệm về phương tiện công cộng.

Khái niệm phương tiện công cộng.
Phương tiện cộng cộng là các phương tiện thường có sức chở lớn,
chạy theo các tuyến nhất định nhằm phục vụ chung cho toàn đô thị
như: tàu điện, tàu diện ngầm, ôtô điện, xe buýt. 1
1 />
de-5-he-thong-giao-thong-cong-cong-1791913.html
8


Khái niệm xe buýt .
Xe buýt là một phương tiện đi lại đường bộ lớn có động cơ chở hành
khách, phục vụ cộng đồng trên một tuyến đường với một giá vé nhất
định 2
1.1.2. Khái niệm tệ nạn trên xe buýt.
Khái niệm tệ nạn xã hội.
Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các
hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện
hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã
hội, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình
và xã hội.3
Các tệ nạn trên xe buýt.




Quấy rối tình dục
Trộm cướp
Những tệ nạn khác

1.1.3. Khái niệm dịch vụ trên xe buýt.

Khái niệm dịch vụ.

2 (trích

từ điển Oxford

/>nguyên văn tiếng anh: “A large motor vehicle carrying passengers by
road, typically one serving the public on a fixed route and for a fare:”)
3 ( />
(Chịu trách nhiệm: Thạc sĩ Luật học - Luật sư - Giám đốc điều hành:
Ông Nguyễn Văn Dương )
(Giấy phép hoạt động: 01021052/TP/ĐKHĐ Sở Tư pháp thành phố
Hà Nội cấp)

9


Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu
dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống
ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.4
Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định
của số đông, có tổ chức và được trả công 5

Dịch vụ là “kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa người
cung ứng với khách hang và các hoạt động nội bộ của người cung ứng
để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”. 6
Dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên xe buýt
Dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên xe buýt là tập hợp những
đặc tính của dịch vụ vận tải có khả năng thỏa mãn nhu cầu di chuyển
của hành khách từ nơi này đến nơi khác bằng xe buýt và những nhu

cầu trước và sau quá trình di chuyển đó của hành khách.
Nói cách khác: chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng là tập
hợp các đặc tính của hệ thống vận tải hành khách công cộng và quá
trình vận chuyển hành khách công cộng, có khả năng đáp ứng các yêu
cầu của hành khách trong các chuyến đi và thỏa mãn các yêu cầu, tiêu
chuẩn hiện hành về vận tải hành khách công cộng.7
1.2 VAI TRÒ CỦA XE BUÝT ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC
QUỐC GIA TP. HCM
4.

5 (Từ

(Theo luật giá năm 2013).

điển Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, tr256)

6(

Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng – thuật ngữ và định
nghĩa TCVN 6814-1994)

7(

)

10


Xe buýt đã có mặt tại Việt Nam từ hơn 60 năm qua, sự góp mặt của
xe buýt trong hệ thống phương tiện công cộng tại Việt Nam không chỉ

mang đến sự thuận tiện trong di chuyển cho người dân, mà còn mang
đến lợi ích kinh tế thiết thực cho cộng đồng xã hội , đặc biệt là đối với
sinh viên học sinh.
Vấn đề tài chính luôn là mối quan tâm hàng đầu của sinh viên, đặc
biệt là các bạn ở xa nhà. Trong thời buổi kinh tế có nhiều biến động ,
giá xăng dầu liên tục tăng cao khiến cho các bạn sinh viên buộc phải
cắt giảm chi tiêu trong các mặt khác của đời sống để bù đắp cho việc
hao hụt tài chính trong đi lại. Không những thế việc đi lại bằng xe
máy của sinh viên còn phát sinh các khoản phí khác như: tiền gửi xe,
tiền bảo hiểm xe máy, tiền sửa chữa bảo trì xe,… Và thậm chí đôi khi
bị phạt tiền hoặc bị tịch thu phương tiện di chuyển khi các bạn sinh
viên khi vi phạm luật giao thông. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng
nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt, học tập và thậm chí là sức khoẻ
của sinh viên.
Theo khảo sát trên 100 sinh viên thì 100% đều sử dụng xe buýt,
trong đó có tới 68% là thường xuyên sử dụng xe buýt, 32% là thỉnh
thoảng. Số liệu trên cho thấy phần lớn sinh viên đã lựa chọn xe buýt
làm phương tiện đi lại nhằm tiết kiệm chi phí . Sinh viên chỉ cần trả
2000đ/vé có trợ giá cho một chuyến xe buýt trên tuyến đường Đại học
quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 2
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ MẤT AN
TOÀN TRÊN XE BUÝT ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC
GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
2.1. THỰC TRẠNG VIỆC ĐI XE BUÝT CỦA SINH VIÊN ĐẠI
HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1. Các tệ nạn xảy ra đối với sinh viên đại học quốc gia thành
phố HCM trên xe buýt
Theo như kết quả khảo sát cho thấy tình hình các tệ nạn xảy ra trên xe
buýt diễn biến ngày càng phức tạp và có xu hướng tăng lên theo từng

ngày
11


Dựa trên những gì đã khảo sát chúng ta có thể thấy rằng xe buýt là
một phương tiện đi lại không thể thiếu đối với sinh viên ĐHQG TP
HCM , mức độ sử dụng xe buýt




Thường xuyên: 68%
Thỉnh thoảng : 32%
Chưa bao giờ : 0

Lợi dụng điều này , những bọn xấu đã lấy địa điểm trên xe buýt làm
mục tiêu để gây ra các tệ nạn nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định
của chúng . Trong một bản khảo sát trên 100 người cho thấy có tới 54
người đã bắt gặp các tệ nạn trên xe buýt 46 người còn lại không
gặp .Một khảo sát khác nữa đã cung cấp dữ liệu khảo sát trên 39 người
thì đã hết 7 người là đã gặp tệ nạn trên xe buýt. Từ những số liệu trên,
ta có thể thấy tần suất xảy ra các tệ nạn khá là cao , mà trong đó phải
kể đến tệ nạn móc túi, quấy rối, cướp có dàn cảnh, cướp điện thoại và
khác…
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 100 người và kết quả cho thấy :






Tệ nạn móc túi : 40 trường hợp
Tệ nạn quấy rối : 26 trường hợp
Tệ nạn cướp có dàn cảnh : 5 trường hợp
Khác : 2 trường hợp

Số liệu thu thập được cho thấy rằng , tỉ lệ tệ nạn móc túi và quấy rối
chiếm phần lớn trên tổng số và đây cũng là hai vấn đề gây mối lo ngại
cho những người sử dụng xe buýt nói chung và sinh viên ĐHQG TP
HCM nói riêng nhưng bọn xấu đã lợi dụng sự đông người nơi công
cộng mà hực hiện các hành vi móc túi và quấy rối dưới nhiều hình
thức gây mất sự an toàn cho những người sử dụng xe buýt
2.1.2. Thực trạng lái xe của tài xế và chất lượng dịch vụ trên xe
buýt
Ngoài những vấn đề lien quan đến sự an toàn của sinh viên ĐHQG TP
HCM khi tham gia xe buýt thì việc lái xe của tài xế và chất lượng dịch
vụ trên xe buýt cũng là hai vấn đề cần được quan tâm. Chúng tôi đã
tiến hành hỏi ý kiến cá nhân của 100 người và nhận dược kết quả như
sau

12








Phần lớn các bạn đều nhận xét rằng: Tài xế lái xe rất ẩu , nhanh ,
cộc cằn , không gây được thiện cảm cho khác , một số tài xế

không chịu đón khác khi đến đúng trạm , đỗ xe chưa sát lề , chất
lượng phục vụ chưa tốt , hay nhồi nhét khách …
Một số ít trong số 100 người cho rằng bên cạnh những tài xế chạy
xe ẩu thì vẫn còn một số bác tài: chạy xe cẩn thận, an toàn, nói
chuyện gây thiện,...
Như vậy với thực trạng lái xe của tài xế và chất lượng phục vụ trên
xe buýt nêu trên thì đây thực sự là vấn đề đáng báo động và cần
được chấn chỉnh ngay lập tức.

2.1.3. Hậu quả của sự thiếu an toàn trên xe buýt đối với sinh viên
đại học quốc gia thành phố HCM
Những bạn sinh viên là nạn nhân của tệ nạn móc túi , quấy rối ,
cướp điện thoại … đã có những ảnh hưởng đến tâm lý sau sự việc đã
xảy ra, cụ thể là :







Một bạn đã cho biết khi bị cướp điện thoại , phản ứng lúc đó là bị
sốc nhưng may mắn được những người trên xe buýt giúp đỡ
Khi bị quấy rối tình dục ;những bạn nữ đã “rất hoảng sợ vì bị
khống chế nên không thể hét lên dược” ; còn các bạn nam thì tùy
mỗi người mà có nhiều phản ứng khác nhau như “ im re”, “tỏ thái
độ bực , giùng giằng tay chân , cảm thấy bị xâm hại”, “bực,
ghét”,thậm chí là “đánh lại kẻ biến thái nhưng sau đó mang tâm lí
sợ hãi vì là nạn nhân”…
Bị móc túi thành công : “tìm kiếm thủ phạm nhưng vô dụng” ; “lo

sợ , la lên cho mọi người biết” ; “xui thì chịu thôi” , “ngồi im , tự
bảo vệ bản thân”, “không dám làm gì”
Bị móc túi không thành công : “Mình không biết mọi người xung
quanh có biết mình bị móc túi không. Khi mình nhận ra có người
bám sát mình và đụng vào balô mình (hôm đó mình chủ quan vì
đoạn đường ngắn nên không đeo balô trước ngực), mình đã tránh
sang vài bước để nhìn về phía người đó (mình không la lên vì
chưa chắc chắn hắn có móc túi mình hay không, nhìn sang để đảm
bảo hắn không thể làm được gì tiếp theo). Lúc đó mình cũng
xuống trạm nhà mình, xem lại balô thì rõ ràng dây kéo đã bị kéo
ra. Mình cảm thấy tức quá đi. Chỉ muốn nện cho hắn 1 trận”

13


2.2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG THIẾU AN TOÀN
TRÊN XE BUÝT
Nguyên nhân chủ quan :






Không cẩn thận , chưa có sự phòng bị kĩ càng
Dễ bị kẻ xấu dụ dỗ
Thiếu kiến thức về sự phòng bị khi đi xe buýt
Tâm lý còn sợ sệt , chưa dám mạnh dạn lên tiếng tố cáo thủ phạm
Ý thức cá nhân kém


Nguyên nhân khách quan :





Các cơ quan chức năng có thẩm quyền vẫn chưa có biện pháp giải
quyết triệt để , lâu dài, chưa đưa các phương án sẵn có tiến hành
rộng rãi
Cơ sở hạ tầng kém phát triển vừa thiếu lại vừa yếu
Tài xế và lơ xe chưa làm hết trách nhiệm và chưa có sự quan tâm
lưu ý đến khách

2.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO AN TOÀN TRÊN XE
BUÝT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
2.3.1 Đề xuất giải pháp cho bản thân sinh viên
Sinh viên luôn là đối tượng sử dụng xe buýt thường xuyên và cũng
là đối tượng dễ lọt vào tầm ngắm của kẻ xấu. Chính vì thế việc tự ý
thức được những mối nguy hiểm tiềm tàng trên xe buýt, cũng như chủ
động bảo vệ bản thân , phòng tránh các tệ nạn này luôn được xem là
giải pháp hiệu quả và thiết thực nhất.
Để giúp bản thân chủ động và linh hoạt trong mọi tình huống , sinh
viên có thể thực hiện những giải pháp sau:


Tự trau dồi kiến thức cần thiết khi tham gia lưu thông bằng xe
buýt, chủ động tìm kiếm thông tin về tình hình xảy ra các tệ nạn
trên xe buýt, cũng như các giải pháp mới được đề ra.Cụ thể là sinh
viên phải thường xuyên đọc báo, xem tin tức hay các chương trình
cập nhật những kỹ năng xử lý tình huống và thông tin về những

thủ đoạn chiêu thức mới của bọn tội phạm, thông qua các chương
14



















trình như: “Kỹ năng thoát hiểm” trên VTV; “Chuyện không của
riêng ai” trên HTV7; “60 giây” trên HTV7; …
Luôn mang balo, giỏ xách, cặp,… ngược ra phía trước khi đi xe
buýt.
Tuyệt đối không được ngủ trên xe dù mệt thế nào, ngồi ôm ba lô
vào lòng nhằm tạo bất lợi cho kẻ cắp hành động cũng như những
kẻ quấy rối.
Luôn đề cao cảnh giác, bảo quản đồ vật, tư trang cá nhân kĩ lưỡng.
Mặc trang phục kín đáo. Không để lộ liễu tư trang hoặc đồ vật quý

giá trên người khi đi xe buýt
Mạnh dạn lên tiếng tố cáo thủ phạm khi phát hiện hành vi sai trái
Đặt phím tắt gọi khẩn cấp trên đt ít nhất là 3 số cho người thân, bố
mẹ là tốt nhất
Đi trên xe tránh nói chuyện trực tiếp hay tránh tiếp xúc ánh nhìn
của người lạ, nếu có ai đến bắt chuyện hỏi nên trả lời không biết,
nếu họ nhiệt tình hỏi nên đi chỗ khác , hoặc dung điện thoại mở
máy nói chuyện giả vờ như mình đang bận, nếu như họ vẫn cố nói
chuyện hoặc cố ý không cho bạn ra khỏi chỗ thì bạn hãy hô to
“GHÉ TRẠM” (Cướp dàn cảnh)
Trường hợp có người nhận là người thân, người quen nên chuẩn bị
gọi điện về nhà, để đề phòng bị cướp giật điện thoại nên để trong
túi xách ba lô mở loa lớn gọi điện người thân và nói chuyện để
vừa báo cho người thân biết , vừa vạch mặt kẻ xấu để mọi người
trên xe biết. Tên cướp sẽ bị vạch mặt và hắn không còn cách nào
khác ngoài việc để bạn yên. Vì nếu bọn chúng có đồng bọn và bạn
sử dụng vũ lực hay nói lí để phản bác , chúng sẽ có cơ hội để thực
hiện hành vi phạm pháp
Cách cầm điện thoại tránh bị giật , nên cầm điện thoại bằng cả
lòng bàn tay chú ý ngón trỏ đặt trên đầu điện thoại ngón cái đặt
bên nghiêng về phía ngồi trái phải của xe, ba ngón còn lại đặt trên
đt. Cách cầm như vậy sẽ rất khó giật điện thoại (đối với trường
hợp cướp điện thoại)
Tham gia các lớp dạy kỹ năng phòng vệ , các buổi tuyên truyền về
cách thức phát hiện và phòng chống tệ nạn trên xe buýt, hoặc học
cá môn võ thuật đối kháng bảo vệ bản thân,. . .
Luyện tập võ tự vệ nếu như có sức khỏe nhưng nếu bạn không đủ
sức khỏe nên luyện một vài cách đánh chỗ hiểm như cổ họng, thái
dương , cằm, nhân trung ,hạ bộ.
15



2.3.2 Đề xuất giải pháp cho nhà trường
Ngoài ý thức tự bảo vệ bản thân của mỗi sinh viên thì vao trò của
nhà trường mà ở đây là những trường đại học thuộc Đại học Quốc gia
TP. HCM là vô cùng quan trọng. Sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện
để sinh viên hiểu biết nhiều hơn về tệ nạn trên xe buýt cũng như cung
cấp những giải pháp hiểu quả nhằm bảo vệ bản thân cho sinh viên
luôn là những giải pháp hữu hiệu giúp đời sống sinh viên trở nên thoải
mái vui tươi, giúp họ có một tinh thần sảng khoái sẵn sàng tiếp thu
kiến thức và đạt được hiệu quả cao trong học tập.
Để làm được điều đó, nhà trường có thể thực hiện theo những đề
xuất sau:


_Tổ chức thường xuyên những lớp học kỹ năng tự vệ cho sinh
viên, những buổi thuyết trình, buổi thảo luộn, tọa đàm, . . . nhằm
tuyên truyền cho sinh viên cách phòng tránh các tệ nạn trên xe
buýt, song song đó là cập nhật cho sinh viên những thủ đoạn mới
của bọn tội phạm.



Treo băng rôn, biểu ngữ cổ động sinh viên lên tiếng khi bắt gặp
các tệ nạn trên xe buýt. Khen thưởng xứng đáng cho những tập
thể, cá nhân có thành tích cực tham gia phòng chống tệ nạn trên xe
buýt.




Khi được sinh viên phản ánh, nhà trường phải cùng phối hợp với
công an và chính quyền địa phương tích cực truy lùng hung thủ,
trả lại công bằng cho sinh viên.

2.3.3.Đề xuất giải pháp cho ban quản lý và điều hành các phương
tiện công cộng
Để tạo nên một môi trường xe buýt sạch sẽ và an toàn không chỉ
cho sinh viên mà còn cho cả toàn thể cộng đồng xã hội, góp phần hoàn
thiện bức tranh văn minh đô thị cho toàn thành phố, thì nhất thiết phải
có sự hợp tác của những ban ngành chịu trách nhiệm quản lý các
16


phương tiện công cộng bao gồm cả xe buýt. Để thực hiện điều đó, ban
quản lý có thể thực hiện theo những giải pháp sau:


Giáo dục lại nhận thức của tài xế và lơ xe cũng như đưa ra những
hình phạt thích đáng như: trừ lương, trừ thi đua, nêu tên trước tập
thể, … nhằm giúp họ khắc phục những nhược điểm mà mình gây
ra ảnh hưởng xấu tới hành khách như: chạy ẩu, thắng gắp, dồn ép
khách, hành hung hành khách, …



Lắp đặt camera trên tất cả các xe buýt. Việc lắp đạt sẽ khiến những
kẻ trộm cắp, quấy rối, .. không dám ra tay hành động, cũng như hỗ
trợ cho công an điều tra xác định tìm kiếm đối tượng thực hiện
những hành vi phạm tội
KẾT LUẬN


Thông qua kết quả nghiên cứu ta có thể thấy được tình hình tệ nạn
trên xe buýt nằm ở mức đáng báo động, chưa kể đến là thái độ thờ ơ
của mọi người và lơ xe tạo cơ hội cho những tệ nạn đó xảy ra, cùng
với việc lái xe ẩu của đa số tài xế đã đe dọa sự an toàn của sinh viên
Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Việc giảm thiểu tệ nạn nhằm nâng cao an toàn cho Sinh viên Đại
học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và hành khách trên xe
nói chung không phải là chuyện của riêng cơ quan chức năng, mà còn
là chuyện của cả cộng đồng cần chung tay kiên quyết cùng làm. Đây
không là vấn đề ngày một ngày hai, cần phải có biện pháp phù hợp
cùng với việc nâng cao ý thức mỗi cá nhân khi tham gia sử dụng xe
buýt.
Đây là vấn đề cần phải giải quyết ngay để hình ảnh xe buýt khi
được nhắc đến không còn là nỗi ám ảnh của sinh viên khi tham gia sử
dụng.

PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

17


Nguồn Internet:
/> /> /> /> /> />Luận văn Ths Xã hội học Nguyễn Ngọc Vân trường đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Các nhân tố ảnh hưởng
đến việc sử dụng xe buýt của người dân thành phố Hồ Chí Minh
(2008)
Bài nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên khoa Công tác xã hội
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh:

Dư luận xã hội về các vấn đề tiêu cực liên quan tới hệ thống xe buýt
có trợ giá ở thành phố Hồ Chí Minh (5/2014) (Giảng viên hướng dẫn:
Ths. Nguyễn Thị Thu Hiền )

CÂU HỎI KHẢO SÁT
Độ tuổi
.................................................................................................................
Giới tính
.................................................................................................................
1)

Bạn có sử dụng xe buýt không?
a) Thường xuyên
b) Thỉnh thoảng
c) Chưa bao giờ

2)

Trên thang điểm 10 bạn đánh giá thế nào về độ an toàn trên xe
buýt?

.................................................................................................................
18


3)

Bạn đã bắt gặp các tệ nạn nào không? (nếu có trả lời câu 4 và
5)
a) Có

b) Không

4)

Bạn đã bắt gặp tệ nạn nào?
a) Móc túi
b) Quấy rối
c) Cướp có dàn cảnh
d) Khác, (nêu cụ thể ........................................................................)

5)

Bạn phản ứng như thế nào khi nhìn thấy tệ nạn xảy ra? Bạn
thấy mọi người phản ứng như thế nào? Bạn suy nghĩ như thế
nào về phản ứng của mọi người?

.................................................................................................................
.................................................................................................................
6)

Bạn có từng là nạn nhân của các tệ nạn này chưa? ( Nếu có trả
lời câu 7,8)
a) Có (nêu cụ thể..............................................................................)
b) Không.

7)

Bạn phản ứng như thế nào khi là nạn nhân? Bạn cảm thấy như
thế nào khi là nạn nhân?


.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
8)

Mọi người có giúp đỡ bạn không ?
a) Có
b) Không

9)

Bạn đã được trang bị những kiến thức về tệ nạn trên xe buýt
chưa? (nếu có trả lời câu 10)
a) Rồi
b) Chưa

19


10)

Bạn có được những kiến thức đó từ đâu? (có thể chọn nhiều
đáp án)
a) Internet
b) Báo chí
c) Tivi
d) Sách
e) Từ mọi người xung quanh
f) Khác (Nêu cụ thể.........................................................................)


11)

Bạn đề xuất giải pháp nào để tự phòng vệ bản thân

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
12)

Bạn đề xuất giải pháp nào để giảm các tệ nạn xảy ra trên xe
buýt

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
13)

Bạn thấy tài xế xe buýt trên các tuyến đường đại học quốc gia
lái xe như thế nào?

.................................................................................................................
.................................................................................................................
14)

Bạn thấy chất lượng phục vụ trên xe buýt như thế nào?
a) Rất tốt
b) Tốt
c) Bình thường

d) Tệ

20


15)

Bạn có phản ánh những bức xúc về xe buýt thông qua đường
dây nóng không? (nếu không trả lời câu 15)
a) Có
b) Không

16)

Nếu không phản ánh đường dây nóng, bạn làm gì?

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
THỐNG KÊ KHẢO SÁT

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SINH VIÊN 1
Đối tượng được phỏng vấn 1 sinh viên có sử dụng phương tiện xe
buýt
Người phỏng vấn Nguyễn Quang Vinh
Thời gian 3h15- 3h35
Ngày 24/12/2015
Địa diểm: Ki túc xá A, làng đại học quốc gia, phường Linh Trung,
Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh


Người phỏng vấn: Bạn cho mình hỏi bạn học trường nào ? Chuyên
ngành bạn đang theo học ?
Người trả lời 1 :Mình học trường ĐH Quốc Tế , khoa Kĩ thuật y sinh
Người phỏng vấn: Bạn cho mình biết độ tuổi ?
Người trả lời 1 : 19 tuổi
21


Người phỏng vấn: Xe buýt có phải là phương tiện mà bạn thường
xuyên sử dụng không?
Người trả lời 1 : Dạ có ạ
Người phỏng vấn:Bạn thấy chất lượng phục vụ trên xe như thế nào?
Người trả lời 1 : Bình thường nhưng xe chạy khá nhanh nhiều lúc
Người phỏng vấn: Bạn đã là nạn nhân các tệ nạn này chưa?
Người trả lời 1 : Mình chưa là nạn nhân nhưng có nghe người khác
kể lại, có biết nhưng chưa bao giờ chứng kiến
Người phỏng vấn:Bạn thấy phản ứng của người trên xe như thế nào
khi nhìn thấy tệ nạn xảy ra ạ ?
Người trả lời 1 : Mình chưa thấy nên ko biết
Người phỏng vấn: Bạn có biện pháp gì để phòng ngữa cũng như bảo
vệ tốt cho bản than để chia sẻ cho mọi người ?
Người trả lời 1 : Mình nghĩ xe chạy nhanh nên cần tìm một chỗ đứng
an toàn có tay vịn.Mình thấy ở nước ngoài có sử dụng dây an toàn
nhưng chắc sẽ không áp dụng ở VN vì sẽ rất người đời nếu đeo
Người phỏng vấn : Cám ơn bạn đã tham gia buổi phỏng vấn

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SINH VIÊN 2
Đối tượng được phỏng vấn: sinh viên có sử dụng phương tiện xe
buýt
Người phỏng vấn: Nguyễn Quang Vinh

Thời gian: 3h40- 3h55
Ngày: 24/12/2015
Địa diểm: Ki túc xá A, làng đại học quốc gia, phường Linh Trung,
Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Người phỏng vấn: Bạn cho mình hỏi bạn học trường nào ? Chuyên
ngành bạn đang theo học ?
22


Người trả lời 2 :Mình học trường ĐH Công nghệ thông tin TP HCM,
khoa Công nghệ thông tin
Người phỏng vấn: Bạn cho mình biết độ tuổi ?
Người trả lời 2 : 18 tuổi
Người phỏng vấn: Xe buýt có phải là phương tiện mà bạn thường
xuyên sử dụng không?
Người trả lời 2 : Thỉnh thoảng
Người phỏng vấn:Bạn thấy chất lượng phục vụ trên xe như thế nào?
Người trả lời 2 : Phục vụ tương đối ổn nhưng về mặt an toàn mình
thấy còn nhiều thiếu sót.Ví dụ xe vào giờ cao điểm có quá nhiều
người đi xe bị nhồi nhét và vẫn có tệ nạn móc túi xảy ra
Người phỏng vấn: Bạn đã là nạn nhân các tệ nạn này chưa?
Người trả lời 2 : Chưa mình chưa là nạn nhân
Người phỏng vấn:Bạn thấy phản ứng của người trên xe như thế nào
khi nhìn thấy tệ nạn xảy ra ạ ?
Người trả lời 2 : Thường thì những người đi xe buýt thấy vậy họ phải
im lặng vì họ sợ bị trả thù
Người trả lời 2 : Thường thì những người đi xe buýt thấy vậy họ phải
im lặng vì họ sợ bị trả thù
Người phỏng vấn: Bạn có biện pháp gì để phòng ngữa cũng như bảo
vệ tốt cho bản than để chia sẻ cho mọi người ?

Người trả lời 2 : Chúng ta phải cảnh giác hơn dù trên xe đông khách
hay ít khách , tiền bạc đừng để trên người hãy bỏ vào ba lô đeo trước
như vậy bọn móc túi sẽ khó lấy tài sảnTài xế chạy hơi nhanh người đi
xe cũng đông hành khách cũng va chạm mình đề nghị nên kỉ luật tài
xế chạy ẩu, , lời phản ánh của hành khác qua đường dây nóng cũng rất
quan trọng thực sự cần được ghi nhận để có hình thức xử lí kỉ luật.
Mình chưa sử dụng đường dây nóng vì trên xe đường dây nóng dán
chồng chất lên nhau nên mình cũng không biết có chính xác hay
không.Mình cũng đề nghị nên có 1 bảng nội quy dành cho tài xế lơ xe
23


vì trên xe chỉ có nội quy cho hành khách vì khi có chuyện thì không
biết ai sẽ xử lí
Người phỏng vấn : Cám ơn bạn đã tham gia buổi phỏng vấn

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SINH VIÊN 3
Đối tượng được phỏng vấn: 1 người tham gia giao thông (có sử
dụng phương tiện xe buýt )
Người phỏng vấn: Nguyễn Quang Vinh
Thời gian: 4h25- 4h50
Ngày: 24/12/2015
Địa diểm: Ki túc xá A, làng đại học quốc gia, phường Linh Trung,
Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Người phỏng vấn: Bạn cho mình hỏi bạn học trường nào ? Chuyên
ngành bạn đang theo học ?
Người trả lời 3 :Mình học trường ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn
TP HCM
Người phỏng vấn: Bạn cho mình biết độ tuổi ?

Người trả lời 3 : 18 tuổi
Người phỏng vấn: Xe buýt có phải là phương tiện mà bạn thường
xuyên sử dụng không? Bạn thấy chất lượng phục vụ trên xe như thế
nào?
Người trả lời 3 :Mình thì cũng thỉnh thoảng một tuần đi chơi 3 4 lần
vì từ quê lên xe buýt phương tiện rẻ. Chất lượng phục vụ thì chắc là
không được tốt vì đi khoảng 10 xe thì dc 1, 2 xe phục vụ tốt , còn lại
là tệ với khách hàng, nhiều khi họ chửi mình vì những vấn đề rất nhỏ ,
họ lớn tiếng nói này nọ , nhiều khi mình muốn hỏi thì họ trả lời thái độ
và cũng không biết hỏi như thế nào , khiến hành khách đi xe rất khó
chịu
24


Người phỏng vấn: Bạn đã là nạn nhân các tệ nạn này chưa?
Người trả lời 3 :Chưa là nạn nhân nhưng từng nghe người ta kể là có
chứng kiến 1 vụ bắt cóc trẻ em công khai trên xe buýt
Người phỏng vấn:Bạn thấy phản ứng của người trên xe như thế nào
khi nhìn thấy tệ nạn xảy ra ạ ?
Người trả lời 3 :Người ta đi sợ bị liên lụy nên không dám nhưng
mình cũng có nghe người ta đồn bị đồng bọn trấn lột công khai trên
xe có lơ xe tài xế nhưng họ không làm gì
Người phỏng vấn: Bạn có biện pháp gì để phòng ngữa cũng như bảo
vệ tốt cho bản than để chia sẻ cho mọi người ?
Người trả lời 3 :Đi trên xe cần đừng mang các vật dụng đắt tiền quý
giá, khi có vấn đề gì thì hãy lên tiếng cho mọi người cùng biết , Mình
nghĩ để cải thiện dịch vụ xe buýt thì các nhà xe nên đào tại lại thái độ
của lơ xe tài xế, phải giúp đỡ hành khách, chứ không được làm lơ
Người phỏng vấn : Cám ơn bạn đã tham gia buổi phỏng vấn


25


×