Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

TÌM HIỂU VỀ CÀ CHUA VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.68 KB, 37 trang )

Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

Luận văn
TÌM HIỂU VỀ CÀ CHUA
VÀ QUY TRÌNH SẢN
XUẤT SẢN PHẨM

Trang 1


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

MỤC LỤC
TỔNG QUAN TÌM HIỂU VỀ CÀ CHUA VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT
SẢN PHẨM
1. Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm
Trang 2
2. Tổng quan về nguyên vật liệu sản xuất
Trang 3
3. Vận chuyển, tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu cà chua
Trang 7
B. TỔNG QUAN TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT SẢN PHẨM
1. Quy trình trình công nghệ
Trang 11
2. Các phương án lựa chọn
Trang 13
A.



C.

PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC ĐIỂM TỪNG PHƯƠNG ÁN VÀ CHỌN
PHƯƠNG ÁN KHẢ THI

1. Lựa chọn máy rửa
2. Lựa chọn máy xé tơi (băm, xay,..):
D.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG RỬA, BĂM CÀ CHUA

Nguyên lý hoạt động
E.

Trang 19
Trang 22

Trang 24

CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG HỌC CHO HỆ THỐN BĂNG TẢI, MÁY RỬA
VÀ MÁY BĂM
Thông số băng tải:

Trang 26

2.

Máy băm


Trang 28

3.

Máy rửa thổi khí

Trang 29

1.

F.

THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỀN CHO HỆ THỐNG

1.

Sơ đồ cảm biến mực nước:

Trang 34

2.

Sơ đồ mạch khởi động động cơ bơm nước và thổi khí

Trang 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 37


Trang 2


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

A. TỔNG QUAN TÌM HIỂU VỀ CÀ CHUA VÀ QUY TRÌNH
SẢN XUẤT SẢN PHẨM
1. Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm
Quả cà chua được chế biến thành nhiều dạng khác nhau và được dùng trong
các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam nhằm mục đích làm tăng thêm giá trị
dinh dưỡng và tạo nên vẻ đẹp bắt mắt trong việc trình bày các món ăn.
Hàm lượng sinh tố: khi cà chua chín màu đỏ tươi của cà chua tạo nên vẻ đẹp
rất bắt mắt trong việc trình bày các món ăn. Màu đỏ của cà chua cũng cho thấy
hàm lượng Vitamin A thiên nhiên trong cà chua cao, trung bình 100g cà chua chín
tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về Vitamin A, Vitamin C, ngoài ra
còn có Vitamin B1, B2.. Sắc tố hồng có trong quả cà chua có thể làm giảm chỉ số
thương tổn da xuống 40% đặc biệt là những quả cà chua chín đỏ
Cà chua cung cấp ít năng lượng do vậy thích hợp với người sợ mập.
Khoáng vi lượng: Canxi, sắt, kali, phospho, lưu huỳnh, niken, iot, các axit
hữu cơ dưới dạng muối citrat, malat và tuỳ môi trường trồng mà cà chua còn có
đồng, molibden.
Hợp chất caroten trong quả cà chua là chất có khả năng chống oxi hoá phổ
biến. Ngoài tác dụng làm tiền chất tạo ra vitamin A giúp cho sự đổi mới tế bào, hợp
chất caroten còn có tác dụng bảo vệ mạnh mẽ tế bào, bảo vệ niêm mạc, miệng,
mũi, đường hô hấp…
Hàm lượng Vitamin C có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm nhẹ dị ứng
do các nguyên nhân như khói bụi. Ngoài ra Vitamin C còn có tác dụng chống oxi
hoá, còn giúp cho cơ thể hấp thụ tốt các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể như: Cu,

Zn
Ngoài ra, cà chua còn chứa nhiều hợp chất hóa thực vật khác và chất xơ giúp
cho cơ thể bài xuất cholesterol, giảm cục máu đông, đề phòng các tai biến của bệnh
tim mạch, bệnh béo phì
Cà chua rất giàu lycopen có khả năng Lycopene là chất chống oxy hoá rất
tích cực, nó có khả năng ngăn ngừa sự hình thành oxy hoá LDL, cholesterol có hại
trong máu, từ đó sẽ ngăn chặn được chứng xơ vữa động mạch và các nguy cơ dẫn
tới đột quỵ. Lycopene được coi là có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự
do gây ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt, tuyến tụy và đại tràng. Cơ thể
chúng ta không có khả năng tự tổng hợp chất lycopene, chính bởi thế bạn phải “thu
nhận” nó từ bên ngoài qua chế độ ăn uống hàng ngày. Và trong các loại thực phẩm
cà chua giữ” ngôi vị quán quân”có chứa rất nhiều lycopene.
Theo y học cổ truyền, cà chua vị ngọt chua, tính mát, có công dụng thanh
nhiệt, chỉ khát, dưỡng âm và lương huyết, thường được dùng để chữa các chứng
bệnh như nhiệt bệnh phiền khát, môi khô hang khát do vị nhiệt, can âm bất túc, hay
Trang 3


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

hoa mắt chóng mặt, âm hư huyết nhiệt, chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiêu
hoá kém, loét dạ dày, huyết áp cao…
2. Tổng quan về nguyên vật liệu sản xuất
2.1 Nguyên liệu cà chua
2.1.1 Giới thiệu chung về cây cà chua
Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, có nguồn gốc từ
Nam Mỹ, là loại rau ăn quả, họ Cà (Solanaceae). Cây cà chua có 2 loại hình sinh
trưởng: có hạn và vô hạn. Cà chua là cây dài ngày, tự thụ phấn.

Cây cà chua có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau như đất sét, đất
cát, đất pha cát,có độ pH= 6 – 6,5. Đất có độ ẩm cao và ngập nước kéo dài sẽ làm
giảm khả năng sinh trưởng của cây cà chua. Nhiệt độ thích hợp cho cà chua để đạt
năng suất cao, chất lượng tốt là khoảng 21 – 24 độ C và thời tiết khô.
Ở Việt Nam, cây cà chua được xếp vào các loại rau có giá trị kinh tế cao,
diện tích trồng cà chua lên đến chục ngàn ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và
trung du phía Bắc. Hiện nay có một số giống chịu nhiệt mới lai tạo chọn lọc có thể
trồng tại miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ nên diện tích ngày càng được mở
rộng. Nhiều giống cà chua lai ghép chất lượng tốt được phát triển mạnh ở Đà Lạt,
Lâm Đồng. Một số giống cà chua chất lượng đã được xuất khẩu ra thị trường thế
giới.
Thời vụ :một năm có thể trồng 4 vụ cà chua:
• Vụ sớm, gieo hạt vào cuối tháng 7 đầu tháng 8;
• Vụ chính gieo cuối tháng 9 đến đầu tháng 10
• Vụ muộn gieo từ tháng 11 đến giữa tháng 12
• Vụ xuân gieo từ tháng 1 – 2 năm sau.
Có nhiều giống cà chua đang được trồng ở Việt Nam. Có thể chia cà chua
thành 3 loại dựa vào hình dạng:
• Cà chua hồng: quả có hình dạng quả hồng, không chia múi. Thịt quả đặc,
nhiều bột, lượng đường trong quả cao. Năng suất thường đạt 25 – 30 tấn/ha.
Các giống thường gặp: Ba Lan, hồng lan của Viện cây lương thực; giống
214; HP5; HP1 của Hải Phòng…
• Cà chua múi: quả to, nhiều ngăn tạo thành múi, là giống cây sinh trưởng vô
hạn, thời gian sinh trưởng dài, năng suất và khả năng chống chịu khá nhưng
chất lượng không bằng cà chua hồng.
• Cà chua bi: quả nhỏ, chua, giá trị thấp, thường dùng làm nguyên liệu tạo
giống.
Quả cà chua có nhiều kích cỡ và màu sắc khi chín khác nhau (vàng, da cam,
hồng, đỏ…) nhưng cà chua màu đỏ giàu chất dinh dưỡng và các hợp chất có hoạt
tính sinh học nhất. Trong số các loại rau, củ, quả dùng làm rau thì cà chua là thực

Trang 4


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

phẩm chứa vitamin, chất khoáng và nhiều chất có hoạt tính sinh học nhất, là thực
phẩm có lợi cho sức khỏe được dùng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới..
2.1.2 Thành phần hóa học
Glucid:
Hàm lượng glucid trong cà chua phụ thuộc vào loại nguyên liệu và điều kiện trồng
trọt, chiếm khoảng 4 – 8%. Trong thành phần glucid bao gồm các chất:
• Đường: 2 – 5%, phần lớn là fructose, glucose còn sacharose chiếm rất ít
(<0.5%) (cần chú ý khi tiến hành cô đặc thì phải tiến hành cô đặc ở nhiệt độ
thấp để giảm bớt mức độ xảy ra phản ứng melanoidin hay caramen hóa sẽ
làm thành phẩm có màu tối kém hấp dẫn).
• Tinh bột: chỉ có ở dạng vết khoảng 0.07% – 0.26%. Trong quá trình chín,
tinh bột sẽ chuyển thành đường.
• Cellulose: có nhiều trong quả xanh, càng chín thì hàm lượng càng giảm
dần..
• Pecin: có nhiều khi quả chín (pectin có khả năng tạo nhớt cao, góp phần tạo
độ paste cho sản phẩm vì vậy cần chú ý nhiệt độ khi chế biến tránh phá hủy
cấu trúc pectin).
Acid hữu cơ:
• Hàm lượng acid chung của cà chua chín trung bình khoảng 0.4% (theo acid
malic), pH = 3.1 – 4.1, ngoài ra còn có acid citric và lượng nhỏ acid tatric.
• Khi còn xanh, acid ở dạng tự do. Khi chín nó có dạng muối acid.
• Môi trường chua làm môi trường tốt cho sự phát triển của các loại nấm men,
nấm mốc nhưng các vi khuẩn ưa nhiệt lại rất kỵ môi trường này. Bởi vì các

nấm men, nấm mốc dễ dàng bị tiêu diệt khi gia nhiệt nên đồ hộp sản xuất từ
cà chua thường chỉ cần thanh trùng ở nhiệt độ 80 – 100oC.
Nitơ:
• Nitơ trong cà chua khoảng 1%, lúc còn xanh, nitơ ở dạng tự do, khi chín nó
bị phân hủy thành acid amin.
• Hàm lượng trung bình của bốn acid amin quan trọng (mg/gN) Lysine: 180
• Methionine: 40
• Cystine: 40
• Trytophan: 50
Khoáng:
Gồm có:
Bảng 2.1: Hàm lượng chất khoáng trong 100g cà chua
Na
Ca
Mg
Fe
Zn
Hàm lượng(μg/100g)
3
13
11
0.4
0.2
Trang 5


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy


Chất chát:
Ở cà chua thường có vị đắng, hăng đó là do có chứa glucosid solanin.
Bảng 2.2: Số lượng solanin theo độ chín của cà chua
Cà chua
Xanh
Ửng
Chín
Solanin
4 mg%
5 mg%
8 mg%
Sắc tố:
• Trong cà chua thường có sắc tố thuộc nhóm carotenoid như carotene,
lycopen, xantophyl. Ở quả xanh còn có chlorophyll. Tùy theo mức độ chín
mà các sắc tố kia tăng dần nên màu của quả trở nên đậm hơn.
Bảng 2.3: Các sắc tố trong cà chua theo độ chín
Sắc tố cà chua
Còn xanh
Nửa chín
Chín
Lycopen
0.11
0.84
7.85
Carotene
0.16
0.43
0.73
Xantophyl
0.02

0.05
0.06
Trong quá trình đun nóng và xé nhỏ thì hàm lượng caroten bị tổn thất
khoảng 16 – 20%. Mặt khác do caroten là tiền chất để tạo ra vitamin A, do
vậy trong quá trình đun nóng dưới tác dụng của nhiệt độ đặc biệt nếu như
đun nóng lâu và ở nhiệt độ cao thì các vitamin A bị phá hủy, từ đó các
caroten cũng bị phá hủy. Do vậy hàm lượng caroten bị tổn thất trong quá
trình đun nóng làm giảm màu sắc của cà chua trong quá trình chế biến.
• Mặt khác công đoạn xé tơi để phục vụ cho công đoạn đun nóng cũng làm
cho hàm lượng caroten bị tổn thất.
• Màu sắc của cà chua bị biến đổi chính là do các phản ứng hóa học giữa các
sắc tố có trong cà chua và ion kim loại như các lưỡi dao dùng để xé nhỏ hay
các dụng cụ chứa đựng làm bằng đồng, sắt.
Vitamin:
• Vitamin K (7,9 μg/100g)
• Vitamin C (40mg/100g)
• Beta-caroten (393 μg/100g)
Các thành phần khác:
Cà chua chứa pectinase, khi càng chín enzyme này càng nhiều.
2.1.3 Yêu cầu nguyên liệu và đặc điểm cần chú ý
• Quả cà chua gồm có vỏ, thịt quả, dịch quả và hạt. Sát vỏ quả là thành ngoài,
bên trong quả chia thành nhiều buồng hạt (2 – 20 buồng hạt) được ngăn cách


Trang 6


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy


bởi những thành trong. Giữa buồng hạt là khoảng trống chứa đầy dịch quả
và hạt. Lượng hạt trong quả ít buồng hạt nhiều hơn quả có nhiều buồng hạt.
Thành quả nhất là thành trong có hàm lượng chất khô cao.
• Khi chế biến cà chua cô đặc, vỏ và hạt trở thành phế liệu, do đó cần chọn
giống có ít vỏ và hạt (chiếm 2 – 3% khối lượng quả). Cà chua thu hái khi
vừa chín tới, vỏ đỏ đều, không quan trọng kích thước. Thời gian chờ đợi chế
biến không quá 48 giờ.
2.1.3 Yêu cầu nguyên liệu và đặc điểm cần chú ý
• Quả cà chua gồm có vỏ, thịt quả, dịch quả và hạt. Sát vỏ quả là thành ngoài,
bên trong quả chia thành nhiều buồng hạt (2 – 20 buồng hạt) được ngăn cách
bởi những thành trong. Giữa buồng hạt là khoảng trống chứa đầy dịch quả
và hạt. Lượng hạt trong quả ít buồng hạt nhiều hơn quả có nhiều buồng hạt.
Thành quả nhất là thành trong có hàm lượng chất khô cao.
• Khi chế biến cà chua cô đặc, vỏ và hạt trở thành phế liệu, do đó cần chọn
giống có ít vỏ và hạt (chiếm 2 – 3% khối lượng quả). Cà chua thu hái khi
vừa chín tới, vỏ đỏ đều, không quan trọng kích thước. Thời gian chờ đợi chế
biến không quá 48 giờ.
3. Vận chuyển, tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu cà chua
3.1 Vận chuyển và tiếp nhận nguyên liệu cà chua
Nguyên liệu cà chua được tiếp nhận từ Đà Lạt và Lâm Đồng (chất lượng
giống ở đây rất tốt).
Quả có màu hồng hoặc chín đỏ thường được thu hoach do nhu cầu của nhà
chế biến sản phẩm cà chua cô đặc. Nhưng trong suốt quá trình vận chuyển, cà chua
chín – xanh có thể chịu được điều kiện bề mặt lưu trữ ráp, xù xì tốt hơn, vì thế mà
việc tổn thất chất lượng và số lượng là tối thiểu.
Ở đây, chúng ta sẽ tiếp nhận nguyên liệu cà chua vừa chín tới, vỏ chín đều
(dùng để sản xuất liền). Đồng thời chúng ta cũng sẽ tiếp nhận nguyên liệu cà chua
chín xanh (nguồn nguyên liệu dự trữ, tránh ngừng trệ trong sản xuất).
Nguyên liệu cà chua được vận chuyển về nhà bằng phương tiện chính là ô

tô. Do ô tô có thể vận chuyển nguyên liệu từ nơi thu hái rau quả đến nhà máy một
cách dễ dàng, thời gian vận chuyển nhanh, việc bốc dỡ đơn giản (giả thuyết là nhà
máy đặt tại thành phố Đà Lạt hay tỉnh Lâm Đồng).
Do vận chuyển là một trong những công đoạn quan trọng trong xử lý cà
chua bởi vì bất cứ một thiếu sót nào trong hệ thống này (như điều kiện vận chuyển
nghèo nàn, thao tác cẩu thả, những sự chậm trễ) đều có thể dẫn đến những hao hụt
nghiêm trọng.
Những phương tiện vận chuyển chủ yếu thường không được làm lạnh. Để
hạn chế thấp nhất những hao tổn, cần lưu ý một số điểm sau:
Trang 7


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

Cách thức xếp hàng phù hợp – đối với các sọt tre, đặt các tấm gỗ ngăn nằm
ngang giữa các lớp trong khối hàng để tránh làm hỏng quả ở các lớp phía
dưới. Với các loại bao bì như thùng gỗ hoặc sọt nhựa thì không cần thiết.
• Giữ chặt các thùng hàng trong một khối, đảm bảo cho các thùng hàng trong
cùng một khối để giữ chúng không bị trật ra khỏi khối trong suốt quá trình
vận chuyển, điều có thể dẫn tới sự hư hỏng lớn.
• Cần che phủ để tránh mưa, nắng và gió to. Sử dụng vải bạt để che phủ tránh
mưa ướt, phơi sản phẩm dưới trời nóng và dưới trời gió mạnh trong quá
trình vận chuyển. Quả bị ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của vi khuẩn và thối hỏng, còn việc phơi nắng sẽ làm quả bị nóng lên. Phơi
bày quả dưới tốc độ gió cao dẫn đến sự mất hơi nước và làm héo quả.
• Cần đảm bảo sự thông khí thích hợp để tránh hiện tượng nóng cục bộ hoặc
sự yếm khí làm tăng nhiệt độ và hàm lượng ethylen. Khi vận chuyển cần che
phủ cẩn thận bằng vải bạt và tấm ngăn gió được làm bằng tấm Gl phẳng đặt

cao hơn cabin.
3.2 Bảo quản nguyên liệu cà chua
Quá trình bảo quản nguyên liệu càng ngắn, nguyên liệu càng ít biến đổi về
thành phần dinh dưỡng, đồng thời các vi sinh vật càng ít có điều kiện phá hoại.
Trong quá trình bảo quản nguyên liệu thì các quá trình sinh hóa trong rau
quả sau khi thu hái vẫn tiếp tục xảy ra.
3.2.1 Phân loại và tuyển chọn trước khi đưa vào bảo quản
Sau khi vận chuyển nguyên liệu cà chua về thì chúng ta phải tiến hành phân
loại và tuyển chọn trước khi đưa vào bảo quản.
Bắt đầu bằng việc phân biệt những quả có chất lượng tốt với những quả kém
chất lượng, hoặc bị khuyết tật (những quả bị rạn nứt, biến dạng, thối hỏng, bị côn
trùng hại, hoặc bị các vết thương vật lý). Những quả tốt sau đó sẽ tiếp tục được
phân loại theo mức độ chất lượng, dựa vào kích thước và độ chín.
Phân loại và tuyển chọn sẽ tránh được sự hư hỏng sớm của quả.
• Nếu để lẫn các loại quả khác nhau về chất lượng, quả bị bệnh hoặc bị tổn
thương với các quả lành lặn sẽ làm tăng tỷ lệ thối hỏng, vì quả chất lượng
kém hoặc quả bị tổn thương rất nhạy cảm với sự phát sinh bệnh, dễ dàng bị
nhiễm bệnh từ quả bị bệnh, và có thể dẫn đến hư hỏng cả những quả lành lặn
khác.
• Quả bị bệnh hoặc bị tổn thương cơ giới thường sản sinh ra nhiều ethylene,
một hoocmon thúc đẩy quá trình chín và già hoá. Vấn đề này sẽ trở nên nguy
hiểm nếu quả được tiêu thụ ở thị trường xa, những nơi mà thời gian vận
chuyển có thể phải kéo dài 3 – 5 ngày, nhiệt độ sẽ tăng, tạo điều kiện thuận
lợi cho bệnh phát triển.


Trang 8


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459


Gvhd: Võ Anh Huy

Cũng không nên để lẫn quả chưa chín với quả chín, đặc biệt là trong suốt
thời gian dài vận chuyển và lưu trữ, vì quả chín sẽ sinh ra lượng ethylene
cao, gây ra sự chín sớm của những quả chưa chín.
3.2.2 Quy cách sắp xếp
Quy cách sắp xếp nguyên liệu phải hợp lý đồng thời bao bì sử dụng phải
phù hợp. Cà chua được xếp thành chồng, cao khoảng 1.5 m. Các chồng nguyên
liệu được xếp theo hình dích dắc để tránh việc thông gió quá mạnh làm nguyên liệu
dễ mất nước.
Có nhiều loại bao bì khác nhau được sử dụng để bảo quản cà chua nhưng
phổ biến nhất sọt nhựa mặc dù chúng khá đắt, nhưng vẫn được giới thiệu bởi
chúng rắn chắc và có thể tái sử dụng, hoặc trả lại, chúng có bề mặt mềm và dễ vệ
sinh và có thể xếp thành chồng cao.
Để tránh hoặc hạn chế thấp nhất các thương tổn vật lý và những hao tổn
khác ở quả, khi bao gói cần chú ý thực hiện những điểm sau:
• Sử dụng bao bì sạch.
• Những bao gói chứa từ 40-50 kg là quá nặng. Người đóng gói thường làm
rơi hoặc ném chúng hơn là nhấc chúng lên một cách nhẹ nhàng trong suốt
quá trình đóng gói và vận chuyển. Đối với nguyên liệu cà chua chúng ta nên
đựng trong bao bì khoảng 6 – 7kg.
• Sử dụng những vật lót và vật đệm hoặc những vật liệu dùng để lót như giấy
báo, lá…. Với thùng gỗ, có thể dán sẵn những tấm bìa các tông mỏng phía
bên trong.
• Không sử dụng những vật chứa quá sâu vì sẽ dễ làm tổn thương quả ở phần
đáy.
• Chỉ đóng vừa đủ dung tích chứa của bao bì. Không được ấn quá chặt hoặc
đóng quá đầy dẫn đến những tổn thương do bầm dập.
• Đóng gói những quả có cùng độ chín trong cùng một bao bì. Nếu xếp lẫn

những quả chín với những quả chưa chín có thể dẫn đến sự chín ép của
những quả chưa chín và làm tăng hư hỏng ở những quả chín từ trước.
• Giữ cố định quả trong bao bì làm cho quả không xê dịch trong suốt quá trình
đóng gói và vận chuyển và hạn chế thấp nhất hư hỏng do va đập. Có thể cố
định quả bằng cách lắc nhẹ bao bì trong quá trình đóng gói để lấp đầy các
khoảng trống. Bao bì được làm đầy tới 1/3 dung tích chứa và lắc nhẹ; sau đó
tiếp tục làm đầy đến 2/3 dung tích chứa và lắc lại bao bì lần nữa. Tiếp tục
quá trình này cho đến khi bao bì được làm đầy khít.
• Cần thao tác cẩn thận trong suốt quá trình đóng gói (như không để rơi
quả…)
• Buộc chặt bao bì bằng dụng cụ chuyên dụng hoặc dây buộc.
• Xếp vào nơi mát.


Trang 9


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

3.2.3 Thời gian bảo quản
Bảo quản cà chua xanh, làm chậm chín thì cần giữ ở nhiệt độ 10oC, RH
khoảng 80 – 90%, bảo quản được 4 – 6 tháng. Nếu ở 4 – 5oC thì quá trình sinh lý
của cà chua bị phá hủy và cà mất khả năng chín.
Bảo quản cà chua xanh nhưng muốn chúng nhanh chính thì cần giữ nhiệt
độ 20 – 25oC trong 1 tuần.
Bảo quản cà vừa chín tới thì bảo quản ở nhiệt độ thường không quá 2 ngày.
Bảo quản cà chín đỏ, mềm thì bảo quản 2 – 3oC trong 1 ngày.
3.2.4 Kho bảo quản

Khi bảo quản nguyên liệu cà chua trong thời gian ngắn, chúng ta dùng các
kho nguyên liệu đặt gần xưởng chế biến. Kho cần thoáng, sạch sẽ, cao ráo và
không cần phải thông gió nhân tạo, vì sẽ làm hơi nước ở nguyên liệu bốc đi nhiều.
Khi bảo quản nguyên liệu cà chua trong thời gian dài, chúng ta sử dụng kho
lạnh hoặc môi trường khí cải tiến.

B. TỔNG QUAN TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT
SẢN PHẨM
1. Quy trình trình công nghệ
1.1. Nguyên liệu
-Cà chua để sản xuất là loại có cùi dày, nhiều thịt quả, ít hạt và thu hái khi vừa
chín tới, vỏ đỏ đều và trong quá trình thu hái ngắt bỏ cả cuống quả để khi vận
chuyển không gây tổn thương quả do đè nén.
-Cà chua đưa vào sản xuất phải đạt độ chín kĩ thuật. Khi chế biến cà chua cô
đặc, vỏ và hạt trở thành phế liệu, do đó cần chọn giống có ít vỏ và hạt (tỷ lệ vỏ và
hạt chiếm tỷ lệ 2÷3% khối lượng quả). Đối với quả to (trên 100g), hình cầu, màu
đỏ đều có tỷ lệ phế liệu thấp. Hàm lượng chất khô trong cà chua là chỉ tiêu phẩm
chất quan trọng nhất, vì độ khô cao thì ít tốn nguyên liệu và nâng cao năng suất của
thiết bị cô đặc. Hàm lượng chất khô của cà chua Việt Nam là 5÷7%. Không sử
dụng những quả còn xanh hoặc quá chín vì sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm.
-Cà chua sau khi thu hái được vận chuyển về nhà máy, sử dụng sọt tre để đựng
cà chua. Khi bốc xếp cà chua phải nhẹ nhàng, tránh làm xay xát, dập nát, quá trình
vận chuyển phải nhanh chóng.
1.2. Lựa chọn
• Phân loại và tuyển chọn sẽ xác định chất lượng và giá thành của sản phẩm
hàng hóa khi đưa ra thị trường.
• Phân loại và tuyển chọn sẽ tránh được sự hư hỏng sớm của quả. Nếu để lẫn
các loại quả khác nhau về chất lượng, quả bị bệnh hoặc bị tổn thương với
các quả lành lặn sẽ làm tăng tỷ lệ thối hỏng, vì quả chất lượng kém hoặc quả

Trang 10


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

bị tổn thương rất nhạy cảm với sự phát sinh bệnh, dễ dàng bị nhiễm bệnh từ
quả bị bệnh, và có thể dẫn đến hư hỏng cả những quả lành lặn khác.
1.2.1. Mục đích
- Loại bỏ các thành phần nguyên liệu không đủ quy cách để chế biến như bị sâu,
bệnh thối hỏng, …
- Lọai bỏ những quả có độ chín (màu sắc) không thích hợp.
- Cắt bỏ chỗ bầm dập, vết rám, núm quả.
1.2.2. Cách tiến hành
- Nguyên liệu được lựa chọn bằng tay ngay trên băng tải.
- Công nhân đứng hai bên băng tải loại ra những quả cà chua không hợp quy
cách.
- Nguyên liệu phải dàn mỏng hai bên băng tải và việc lựa chọn không bị bỏ sót.

Trang 11


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

Hình 1: cấp liệu và phân loại nguyên liệu
- Mặt quả thường có bụi bẩn, bùn đất, thuốc trừ sâu và bào tử của vi sinh vật, đặc
biệt là bào tử nấm,những thứ có hại cho sức khỏe, vì thế cần loại bỏ trước khi chế

biến.
2. Các phương án lựa chọn
2.1. Máy rửa:
2.1.1. Nguyên lý của quá trình rửa
Quá trình rửa nhằm đảm bảo 2 giai đoạn:
- Ngâm cho bở các cáu bẩn: ngâm là quá trình làm cho nước thấm ướt cà chua,
các chất bẩn hút nước trương lên, làm giảm lực bám của chúng lên quả cà chua
- Xối nước cho sạch hết bẩn: dùng tác dụng của dòng chảy để kéo các chất bẩn
còn lại trên mặt cà chua sau khi ngâm.
Thời gian rửa phụ thuộc vào giai đoạn đầu tức là phụ thuộc vào tính chất hóa lý
của chất bẩn, sức bám chặt của nó vào cà chua rửa và khả năng tác dụng của dung
dịch rửa.
2.1.2. Mục đích:
- Loại trừ các tạp chất, bụi, đất cát bám xung quanh cà chua.
- Làm giảm một lượng lớn vi sinh vật ở cà chua.
- Tẩy sạch một số chất hóa học gây độc hại được dùng trong kỹ thuật nông
Trang 12


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật còn lưu lại.
2.1.3. Cách tiến hành:
Sử dụng máy rửa thổi khí : gồm có bốn bộ phận chính là thùng ngâm, băng tải,
quạt gió, ống thổi khí
- Nguyên liệu vào máy được kéo đi trên băng tải qua thùng ngâm để ngâm cho
bở.
- Sau đó được xối lại nhờ hệ thống vòi phun gắn ngay phía trên băng tải, trước

khi ra khỏi máy.
- Không khí được quạt gió thổi vào thùng ngâm làm đảo trộn nguyên liệu trong
nước, nhờ đó nguyên liệu va chạm với nhau và với nước, giúp chất bẩn hòa tan
nước rửa dễ dàng.
- Đồng thời các vật nhẹ như lá, rác… sẽ nổi lên trên mặt nước.
Yêu cầu:
- Cà chua rửa xong phải sạch, không bị dập nát nếu không sẽ tạo điều kiện cho
các vi sinh vật xâm nhập và phát triển sau này.
-Cà chua ít bị tổn thất chất dinh dưỡng, hạn chế mất mát vitamin C…do chúng
là thành phần dễ hòa tan trong nước sẽ khuếch tán vào trong nước rửa.
- Ngoài ra muốn đạt chất lượng của công đoạn rửa cao thì nước rửa phải có
phẩm chất tốt, đạt tiêu chuẩn nước uống.

Trang 13


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

Cấu tạo
1. Thùng ngâm
2. Băng tải
3. quạt gió
4. ống thổi khí
Hình 2: Máy rửa thổi khí
Ta có thể sử dụng các loại máy rửa khác như sau:
- Máy rửa sàng lắc:
Máy rửa sàng lắc làm việc theo phương pháp xối. Nguyên liệu trong quá trình rửa,
do tác dụng chuyển động của sàng, bị cọ sát lên nhau, lên mặt sàng và được nước

từ trên phun xuống xối sạch. Do sàng đặt nghiêng và tác dụng lắc 2 chiều của sàng
làm cho nguyên liệu chuyển liên tục từ chỗ vào đến chỗ ra. Máy dùng để rửa các
loại nguyên liệu như quả tròn cứng hoặc các loại hạt, ngoài ra còn dùng làm nguội
nguyên liệu sau khi xử lý nhiệt.

Hình 3:máy rửa sàn lắc
- Máy rửa thùng quay
Thùng quay gây ra 1 tác dụng cơ học, chà sát lên mặt ngoài nguyên liệu rửa. Thùng
quay thường có cấu tạo hình nón, nên việc vận chuyển nguyên liệu rửa qua máy
liên tục.
Trang 14


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

- Máy rửa bằng thủy lực
Dùng trong các nhà máy đồ hộp để rửa các loại hạt như đậu, ngô non đem vào
đóng hộp vv... Nó đồng thời vừa rửa,vừa tách riêng ra các tạp chất nặng lẫn vào
nhau như sạn, cát, sắt vụn ... và các tạp chất nhẹ như vỏ, rác rưởi hoặc các hạt thối
lép vv...
- Máy rửa bơi chèo
Máy này là 1 thùng đựng nước, trong có gắn máy khuấy loại bơi chèo. Khi máy
khuấy quay, nguyên liệu di chuyển cùng với vòi nước và được làm sạch. Sau đóï
hệ thống hoa sen sẽ tráng sạch đất cát. Máy này có hiệu qủa rửa cao, dùng cho các
loại quả cứng như cà rốt, khoai tây...
- Máy rửa bàn chải
Bộ phận cọ rửa là các bàn chải gắn trên trục quay. Nguyên liệu được rửa lại bằng
tia nước phun, loại máy này thường dùng để rửa các loại qủa có cấu tạo chắc, bề

mặt xù xì.

Hình 4: máy rửa bàn chải
 Kết luận :các loại máy rửa trên chỉ có máy rửa thổi khí là áp dụng được vì
quá trình rửa nhẹ nhàng. Các loại máy rửa thùng quay, máy rửa bằng thủy
lực, máy rửa bơi chèo, máy rửa bàn chải không áp dụng được vì dễ làm dập,
hư cà chua.
2.2 Máy Băm (xay,…)
2.2.1. Mục đích
Trang 15


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

Trong sản xuất các loại bột rau quả người ta dùng các tác dụng cơ học để làm thay
đổi kích
thước, hình dáng nguyên liệu thành dạng nhỏ và đồng đều.Quá trình này thực hiện
bằng tay sẽ tốn nhiều công sức, mức độ đồng đều kém.
Nguyên liệu sẽ được làm nhỏ, xé tơi phần thịt quả, hỗ trợ cho công đoạn đun
nóng.
2.2.2. Cách tiến hành
Cà chua được xé tơi trên máy xé băm kiểu lưỡi dao cong, kiểu trục đinh hoặc
kiểu đĩa quay.
Cấu tạo: Gồm 1 động cơ gắn liền với trục có các cánh nghiền. Cách cánh
nghiền 1 khoảng là các má nghiền. Ngoài ra còn có các bộ phận khác như: bảng
điều khiển, các đường nước vệ sinh thiết bị.
Nguyên lý hoạt động : nguyên liệu sau khi rửa sạch, thái miếng thích hợp được
đưa đến cửa vào phía trên của thiết bị nghiền. Nhờ động cơ có cánh nghiền,

nguyên
liệu được băm và ép vào má nghiền. Qua các lỗ nhỏ trên má nghiền, nguyên liệu ra
ngoài theo cửa ra ở phía dưới vào phễu của thiết bị đun.

Trang 16


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

Hình 5: Máy băm lưỡi dao cong


Ta có thể dung máy băm nguyên liệu:
Nguyên lý băm ướt “ băm bèo dưới nước”:
Nghĩa là rau củ bỏ vào thùng đựng nước, còn các dao băm lắp vào một trục
quay (kiểu lưỡi phay) băm vào khối rau củ vừa được băm nhỏ vừa được
xoay tròn cùng với nước trong thùng và càng dễ băm nhỏ hơn.
Nguyên lý cấu tạo của máy băm rau củ này thường có những bộ phận sau:
- Bộ phận băm gồm một số dao 1 lắp thành nhiều hàng trên trục quay 2 được
truyền động, có hai gối đỡ trên mặt thùng 3 chứa nước và rau củ.
- Cửa 5 xả rau củ đã băm (xả cả nước).
- Mô 6 để tăng tính chất đệm cho dao băm tốt hơn.
- Nắp 7 để che các bộ phận băm.
- Bộ phận truyền lực và truyền động.

Hình 6: máy băm có nước nguyên liệu

Trang 17



Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

C. PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC ĐIỂM TỪNG PHƯƠNG ÁN
VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN KHẢ THI
1.Lựa chọn máy rửa:
1.1. Máy rửa thổi khí:
1.1.1.Ưu điểm:


Quá trình rửa dễ dàng, phù hợp quy mô công nghiệp.



Quả được đảo lộn đều trong nước nhờ thổi khí nên nhẹ nhàng và được làm
sạch.

Cà chua rửa xong phải sạch, không bị dập nát nếu không sẽ tạo điều kiện
cho các vi sinh vật xâm nhập và phát triển sau này.
• Cà chua ít bị tổn thất chất dinh dưỡng, hạn chế mất mát vitamin C…do
chúng là thành phần dễ hòa tan trong nước sẽ khuếch tán vào trong nước
rửa.
• Các bong bong khí va đập vào cà chua giúp đảo lộn và giúp chúng luôn xanh
tươi.
1.1.2. Nhược điểm:
• Cần đầu tư cao về hệ thống máy thổi khí.
• Yêu cầu về việc cung cấp nguồn nước và khí sạch.

• Cần khối lượng nước rửa nhất định.


Trang 18


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

Qua một thời gian cần thay nước do sao một thời gian rửa nước rửa sẽ bị
bẩn.
1.2 Máy rửa sàng lắc:
1.2.1. Ưu điểm:
• Rửa sạch tốt quả do bề mặt được cọ sát vào nhau.
• Nước được phun mạnh lên bề mặt quả giúp sạch hơn.
• Nguyên liệu được di chuyển liên tục.
• Tiết kiệm được nước do quá trình phun, tránh được hiện tượng càng về sao
nước càng bẩn ở các náy ngâm khác.
1.2.2. Nhược điểm:
• Máy không thích hợp rửa các loại quả mềm như cà chua,..
• Bề mặt bị cọ sát vào nhau dẫn đến dễ bị dập quả.
• Nước xối mạnh dễ bị nát quả.
• Mất nhiều chất dinh dưỡng do quá trình xối và cọ xát.
1.3.Máy rửa thùng quay:
1.3.1. Ưu điểm:
• Rửa sạch tốt quả do bề mặt được cọ sát vào nhau.
• Nguyên liệu được tiếp xúc trực tiếp với nước.
• Vận chuyển nguyên liệu rửa qua máy liên tục.





Nguyên liệu sao rữa được đưa ra ngoài sao từng đợt rửa.

1.3.2. Nhược điểm:
Bề mặt bị cọ sát vào nhau dẫn đến dễ bị dập quả.
Máy không thích hợp rửa các loại quả mềm như cà chua,..
Cần lực lớn để quay thùng.
Qua một thời gian cần thay nước rửa.
1.4. Máy rửa bằng thủy lực:
1.4.1. Ưu điểm:
• Rửa các loại hạt như đậu, ngô non đem vào đóng hộp.
• Đồng thời vừa rửa,vừa tách riêng ra các tạp chất nặng lẫn vào nhau như sạn,
cát, sắt vụn... và các tạp chất nhẹ như vỏ, rác rưởi hoặc các hạt thối lép vv...
• Nguyên liệu ít bị va đập.
• Thích hợp hơn khi rửa các loại hạt như đậu.





1.4.2. Nhược điểm:


Máy cần hệ thống nước, hệ thống bơm thuỷ lực mạnh.



Mất nhiều chất ding dưỡng trong quá trình rửa vì cà chua thường ít bẩn.

Trang 19


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

1.5. Máy rửa bơi chèo:
1.5.1. Ưu điểm:


Có hiệu qủa rửa cao,do lực khuấy của nước mạnh.



Dùng cho các loại quả cứng như cà rốt, khoai tây...

1.5.2. Nhược điểm:


Không thích hợp rửa cà chua vì dễ bị dập nát do khuất bơi chèo.



Các quả va đập mạnh với nhau.



Lực xối nước lớn dễ bị nát quả.




Mất nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình rửa.

1.6. Máy rửa bàn chải:
1.6.1. Ưu điểm:


Các bàn chải cọ rửa sạch bề mặt.



Nguyên liệu được rửa lại bằng tia nước phun giúp cuốn trôi các chất bẩn do
quá trình cọ rửa sinh ra.



Thường dùng để rửa các loại qủa có cấu tạo chắc, bề mặt xù xì.
Tiết kiệm được nước do chỉ cần nhửng tia nước nhỏ phun lên bề mặt của
quả.



1.6.2. Nhược điểm:


Không thích hợp rửa cà chua vì quá trình cọ rửa của bán chải làm bong tróc
lớp vỏ mỏng bề mặt của cà chua.




Mất đi nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình rửa ở lớp vỏ.


Ta thấy trong các loại máy rửa thì máy rửa thổi khí thích hợp hơn đối
với nguyên liệu rửa là cà chua vì nó có nhiều ưu điểm vượt trội hơn
các máy rửa khác, thích hợp rửa cà chua để cung cấp nguyên liệu cho
quá trình băm ở phía sao.
Trang 20


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

Hình 1: sơ đồ máy rửa thổi khí
2.Lựa chọn máy xé tơi (băm, xay,..):
2.1.Máy băm khô:
2.1.1. Ưu điểm:


Xé tơi tốt phần lớn các loại quả.



Máy dùng cho các loại quả co kích thước vừa và lớn.



Năng suất khá cao do có thể xé nhiều quả cúng lúc.




Lực cần quay lưỡi cắt không cần lớn.



Nguyên liệu sao khi xé được lấy ra dễ dàng ở bên dưới lưỡi dao xé.



Nguyên liệu sao khí xé khá đồng điều về khích cỡ do lưỡi dao quyết định,
sao khi xé nguyên liệu được thoát xuống dưới và đi ra ngoài qua các rảnh
của lưỡi dao.



Lưỡi dao quay nhanh do đó ít tốn chi phí cho việc làm hộp giảm tốc.
Trang 21


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

2.1.2. Nhược điểm:


Máy ồn, nguyên liệu bị văng ra xung quanh.




Lưỡi dao phải sắt thì năng suất cắt mới cao



Thiết bị phải kín tránh rò rỉ dầu bôi trơn.

2.2. máy băm dưới nước:
2.2.1. Ưu điểm:


Băm nhuyễn được các loại quả.



Băm được khối lượng lớn quả cùng lúc.



Khối rau củ vừa được băm nhỏ vừa được xoay tròn cùng với nước trong
thùng và càng dễ băm nhỏ hơn.

2.1.2. Nhược điểm:


Năng suất không cao do cần có thời gian nhất định mới lấy nguyên liệu ra
ngoài.




Có nước được cho them vào khi băm vì vậy lực cản lớn, cần công suất động
cơ lớn hơn.



Nước làm nổi nguyên liệu vì vậy quá trình băm cần lâu mới đảm bảo đồng
đều nguyên liệu đầu ra.



Do cho thêm nước nên quá trình cô đặc và sấy khô sao này của cà chua sẽ
khó khăn hơn, vì cần nhiệt lượng lớn. Quá trình cô đặc và sấy lâu sẽ mất
nhiều chất ding dưỡng trong cà chua.



Cần nước sạch cho quá trình băm.



Trong hai loại máy băm trên ta thấy máy băm khô phù hợp hơn vì
năng suất cao phù hợp hơn với quy mô công nghiệp, việc băm này chỉ
cần nguyên liệu đầu ra có khích thước nhỏ nhất định không cần phải
thật nhuyễn vì sao này chúng ta còn có quá trình nghiền. Quá trình
Trang 22


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459


Gvhd: Võ Anh Huy

băm là quá trình sơ chế nguyên liệu để các quá trình sao được dễ
dàng.

D. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG RỬA, BĂM
CÀ CHUA


Nguyên lý hoạt động:



Cà chua được phân loại từ đầu nguồn thu mua nhờ các cơ sở thu mua địa
phương hay công ty trực tiếp thu mua.



Do quá trình vận chuyển đến nhà máy nên cà chua có thể bị dập úng quả
không đảm bảo chất lượng, hoặc quá trình loại bỏ cuống quả không hết, vì
vậy chúng ta cần nhân công để phân loại lại.
Trang 23


Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy




Quá trình phân loại lại có thể được thực hiện bằng cách: công nhân đứng hai
bên băng tải, cho cà chua di chuyển từ từ trên băng tải để công nhân tiến
hành phân loại.



Sau khi cà chua được phân loại xong thì băng tải sẽ vận chuyển cà chua đến
máy rửa, ta dung máy rửa thổi khí.



Băng tải đưa cà chua vào nước rửa, cà chua vừa di chuyển vừa được đảo
trộn nhờ có hệ thống thổi khí ở bên dưới thổi lên. Quá trình này giúp các
chất bẩn, thuốc trừ sâu, vi khuẩn,… hoà tan vào nước và được đưa ra ngoài,
cà chua được đảo lộn trong nước nên ít va chạm vào nhau nên ít dập.



Các chất bẩn không tách ra được trong quá trình thổi khí dưới nước sẽ được
loại bỏ nhờ các tia phun nước mạnh phía sau, do đó cà chua được đảm bảo
rửa sạch.



Sau khi rửa sạch cà chua được đưa đến máy băm.



Cà chua được đưa vào phễu, và được ép bởi hai trục quay ngược chiều nhau,
việc ép này sẽ làm cà chua bị ép nát tương đối để quá trình băm nhỏ sau

được dễ dàng.



Sau khi ép cà chua sẽ lọt vào hệ thống trục có các lưỡi dao cong và thùng
hình trụ thân có đục lỗ.



Khi dao quay sẽ vừa cắt, vừa đảo lộn cà chua. Cà chua sẽ được cắt nhỏ từ từ
khi các hạt nhỏ hơn đường kính lỗ trên thùng trụ các hạt này sẽ lọt qua lỗ và
được đưa ra ngoài.



Nhưng thật ra quá trình chủ yếu giúp cà chua lọt qua lỗ là dao vừa quay vừa
đảo trộn nguyên liệu vừa ép nguyên liệu vào thành thùng trụ. Nguyên liệu
được ép ra ngoài thoả mãn kích thước hạt yêu cầu.



Năng suất máy khá cao do tốc độ dao nhanh. Dao vừa ép vừa băm sẽ giúp
nước trong cà chua được ép ra ngoài, nên quá trình băm chỉ là băm nhỏ xác
(khô) cà chua nên ít tiêu hao công suất so với việc băm trong nước.



Cà chua sao khi băm được lấy ra ngoài nhờ máng nghiêng dưới hệ thống
băm, hoặc có thể dùng vít tải để lấy ra nhanh hơn.
Trang 24



Svth: Nguyễn Trường Giang – 20903459

Gvhd: Võ Anh Huy

E. CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG HỌC CHO HỆ THỐN BĂNG
TẢI, MÁY RỬA VÀ MÁY BĂM
1.



Thông số băng tải:

Chọn băng tải con lăn để vận chuyển nguyên liệu và lựa chọn nguyên liệu
ngay trên băng tải.
Năng suất băng tải: Q = 50 tấn/8h.
Trang 25


×