TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
ĐINH THỊ
XÂY DƯNG VÀ PHÁT TRIỂN NÈN VĂN HÓA
TIÊN TIÉN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN Tộc Ở
HUYỆN KIM BẢNG, HÀ NAM HIỆN NAY
THEO Tư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh
ĐINH THỊ
XÂY DựNG VÀ PHÁT TRIỂN NÈN VĂN HÓA
TIÊN TIẾN ĐẢM ĐÀ BẢN SẤC DÂN Tộc Ở
HUYỆN KIM BẢNG, HÀ NAM HIỆN NAY
THEO Tư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngưòi hướng dẫn khoa học
ThS. Phạm Thị Thúy Vân
Với tấm lòng kính trọng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ThS. Phạm
Thị Thuý Vân - Người đã luôn tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoaLỜI
giáoCẢM
dục chính trị, trường Đại
học Sư Phạm Hà Nội II đã cung cấp cho tôi nền tảng tri thức quý báu để tôi hoàn
thành khóa luận của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo, cán bộ sở ban ngành và nhân
dân huyện Kim Bảng, Hà Nam đã giúp đỡ và cung cấp các số liệu và tài liệu tham
khảo cho khóa luận.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và những người thân trong gia đình
đã động viên, giúp đỡ và là chỗ dựa tinh thần lớn nhất để tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 13 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thưc hiên •
•
Đỉnh Thị An
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của ThS. Phạm
Thị Thúy Vân. Tôi cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong khóa luận chưa công bố LỜI
trongCẢM
bất kỳ công trình nghiên
nào và không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào. Các số liệu được sử dụng trong
khóa luận là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc rõ ràng.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội ngày 13 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thưc hiên •
•
Đinh Thi An
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề văn hóa luôn chiếm một vị trí quan trọng.
Những quan điểm của Người về văn hóa là kim chỉ nam để Đảng ta hoạch định chính
sách, sách lược phát triển văn hóa qua các giai đoạn xây dựng đất nước. Những quan
điểm và hoạt động văn hóa của Người đã góp phần vào sự tiến bộ, văn minh của nhân
loại.
Khi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta nhận
thây rằng, Người đã đấu tranh không mệt mỏi, hi sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc Việt Nam vì sự tiến bộ của nhân loại. Chính sự cống hiến to lớn như
vậy Người đã được UNESCO ghi nhận danh hiệu cao quý: “Anh hùng giải phóng dân
tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất thế giới”. Với tầm vóc danh nhân văn hóa thế giới,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lạ cho chúng ta một di sản vô cùng quý báu về nhiều lĩnh
vực trong đó có lĩnh vực văn hóa. Việc tìm hiểu những quan điểm của Người về văn
hóa và việc giữ gìn văn hóa, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc giúp chúng ta có cơ sở lý
luận và kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước.
Có thể nói, trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của
dân tộc, luôn gắn liền với quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đất
nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, toàn bộ những giá trị tư tưởng của Hồ Chí Minh
như ngọn đuốc dẫn đường cho cách mạng Việt Nam qua bến bờ đến tương lai, trong
đó có giá trị tư tưởng về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc. Cùng với quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa dân tộc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng , văn minh”, chúng ta phải ra sức bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam để đất nước ta bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế một cách toàn và phát triển bền
vững.
Hà Nam - một tỉnh phía Bắc nằm giáp Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Nam
Định, là tỉnh có nền văn minh lúa nước lâu đời và nền văn hóa dân gian phong phú,
thể hiện qua các điệu chèo, hát chầu văn, hầu bóng, ả đào, đặc biệt là hát dậm. Đây
cũng là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống và di tích lịch sử và lễ hội: Lễ hội đền
Trúc (còn gọi là hội Quyển Sơn), Hội chùa Đọi Sơn, Lễ hội tịch điền, Hội đền Trần
Thương, Hội làng Duy Hải, ...
Hiện nay, huyện Kim Bảng - Hà Nam đang trên đà phát triển cùng với sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước chúng ta phải ra sức bảo tồn và giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc để phát triển huyện một cách toàn diện và bền vững. Vì vậy, nghiên
cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam là việc làm có ý
nghĩa quan trọng.
Từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam hiện nay theo tư tưởng
Hồ Chí Minh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về vấn đề văn
hóa và giữ gìn bản sắc vãn hóa dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh được in thành
sách, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cụ thể như:
-
Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong, Hồ Chí Minh - vãn hóa và đối mới, Nxb lao động,
Hà Nội, 1996.
-
Võ Nguyên Giáp, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
-
Phùng Ngọc Diễm, “Bác Hồ - Tinh hoa bản sắc vãn hóa dân tộc”; Tạp chí Văn hóa các
dân tộc, số 5 - 2007.
-
Nguyễn Ngọc Quyến, “Tu tuởng Hồ Chí Minh về văn hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa
dân tộc”; Tạp chí Triết học, tháng 11- 2014.
Những công trình nghiên cứu kể trên của tác giả đã đề cập đến tu tuởng văn hóa
của Hồ Chí Minh tuy nhiên vẫn chua có công trình nghiên cứu cụ thể nào nói về quá
trình xây dụng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim
Bảng, Hà Nam hiện nay theo tu tuởng Hồ Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Muc đích
Khóa luận tốt nghiệp góp phần hệ thống hóa tu tuởng Hồ Chí Minh về văn hóa
và tìm hiểu sụ vận dụng tu tuởng của Nguời vào quá trình xây dụng và phát triển nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam hiện nay.
* Nhiêm vu
m
•
Để thục hiện mục đích trên khóa luận có nhiệm vụ:
-
Tìm hiểu tu tuởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa.
-
Phân tích thục trạng, chỉ ra nguyên nhân và nêu nên các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả trong quá trình xây dụng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam hiện nay theo tu tuởng Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
* Đối tượng
Khóa luận nghiên cứu việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam hiện nay theo tu tuởng Hồ Chí Minh.
* Phạm vi nghiên cứu
Việc tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam hiện nay theo tu tưởng Hồ
Chí Minh là vấn đề quan trọng. Song ở đây công trình nghiên cứu giới hạn trong phạm
vi văn hóa của huyện Kim Bảng trong vòng 5 năm từ năm 2010 đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp: phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp
logic là chủ yếu, đồng thời kết họp với phương pháp phân tích tổng hợp, khái quát trừu tượng, ...để làm rõ mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
6. Kết cấu của khóa luân
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
khóa luận gồm 2 chương và 5 tiết.
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẮN ĐỀ VĂN HÓA
1.1.
Khái niêm về văn hóa
Khái niệm văn hóa có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng. Chính vì vậy
có đến hằng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Tháng 8- 1943, khi còn trong nhà
tù Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa của mình về văn
hóa. Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những phát minh sáng tạo đó tức là văn hóa. Văn hóa
là sự tổng họp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài
người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sinh
tồn” [8, tr.458].
Với định nghĩa này chúng ta nhận thấy Người đã khắc phục được những quan
điểm phát diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại, hoặc chỉ đề cập đến những lĩnh
vực tinh thần, trong văn học nghệ thuật, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực giáo dục, phản
ánh trình độ học vấn, ... Trên thực tế, văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất
và những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng sự sinh tồn và
cũng như mục đích sống của loài người.
Theo nghĩa rộng, văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần:
Văn hóa vật chất là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện và kết tinh trong
sản phẩm vật chất. Theo nghĩa hẹp, văn hóa được hiểu chủ yếu là văn hóa tinh thần.
Văn hóa tinh thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng tạo ra trong đời
sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người. Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn
giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi
người phải đi học văn hóa, xóa mù chữ, ... Như vậy, nói tới văn hóa là nói tới con
người, tới việc phát huy những năng lực thuộc bản chất của con người nhằm hoàn
thiện con người, hoàn thiện xã hội.
1.2.
1.2.1.
Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời
sống xã hội
Một là, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.
Ngay sau thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan
điểm này. Ở đây, Hồ Chí Minh đặt văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội,
tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và các vấn đề này có quan hệ với
nhau rất mật thiết. Cho nên trong công cuộc xây dựng đất nước, cả bốn vấn đề này
phải được coi trọng như nhau.
Trong quan hệ với chính trị, xã hội: Hồ Chí Minh cho rằng, chính trị, xã hội có
được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng sẽ mở đường
cho văn hóa phát triển. Người nói: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy... Dưới chế độ
thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lệ, thì văn hóa cũng bị nô lệ, bị tồi tàn,
không thể phát triển được”[14, tr.231 ] .Để văn hóa phát triển tự do, phải làm cách
mạng chính trị trước. Ở Việt Nam , tiến hành cách mạng chính trị thưc chất tiến hành
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để dành chính quyền, giải phóng chính trị, giải
phóng xã hội , từ đó giải phóng văn hóa, mở đường chovăn hóa phát triển.
Trong quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng,
là nền tảng của xây dựng văn hóa. Từ đó, Người đưa ra luận điểm: Phải chú trọng xây
dựng kinh tế , xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa.
Người viết: văn hóa là một kiến trúc thượng tầng ; những cơ sở hạ tầng của xã hội có
kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được.
Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là kinh tế phải đặt trước một bước. Người viết:
“Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không
nói phát triển văn hóa và kinh tế . Tục ngữ ta có câu : có thực mới vực được đạo, vì
kinh tế phải đi trước” .[17, tr.470]
Hai là, văn hóa kinh tế không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính
trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển cả kinh tế.
Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chi Minh không nhấn mạnh
một chiều về sự phụ thuộc “thụ động” của văn hóa vào kinh tế , chờ cho kinh tế phát
triển, chờ cho kinh tế phát triển xong rồi mới phát triển văn hóa. Người cho rằng, văn
hóa có tính tích cực, chủ động đóng vai trò to lớn như một động lực thúc đẩy sự phát
triển của kinh tế và chính trị. Người nói: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ
giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao
trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành
một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.[15, tr.459 ]
Văn hóa phải ở trong kinh tể và chính trị, có nghĩa là văn hóa phải tham gia thực
hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy phát triển và xây dựng kinh tế. Quan điểm
này không chỉ định hướng cho việc xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà
còn định hướng cho mọi hoạt động văn hóa. Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp,
quan điểm “Văn hóa cũng là một mặt trận”, “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa
kháng chiến”...mà Người đưa ra, đã tạo nên một phong trào văn hóa văn nghệ sôi
động chưa từng thấy. Văn hóa không đứng ngoài mà ở trong cuộc kháng chiến thần
thánh của dân tộc. Và cuộc kháng chiến trở thành cuộc kháng chiến có tính văn hóa.
Chính điều này đã đem lại sứ mạnh vượt trội cho nhân dân Việt Nam đã thắng cuộc
chiến tranh xâm lược của Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.
Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị, điều đó cũng có nghĩa là kinh tế chính
trị cũng có tính văn hóa, mà chủ nghĩa xã hội và thời đại đang đòi hỏi. Ngày nay,
trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đảng ta chủ trưong gắn văn hóa với phát triển, chủ trưong đưa các giá tri văn hóa
thấm sâu vào kinh tế và chính trị, làm cho văn hóa thực sự vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
1.2.2.
Quan điểm về tính chất của nền văn hóa
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Hồ Chí Minh đã bắt tay
ngay vào việc xây dựng một nền văn hóa mới. Nhiều vấn đề về văn hóa đã được đặt ra
và giải quyết ngay trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng, như: giải quyết
nạn dốt, giáo dục nhân dân tinh thần cần, kiệm, liêm, chính;cấm hút thuốc phiện,
lương giáo đoàn kết và tự do tín ngưỡng...Như vậy, nền văn hóa mới ra đời đã gắn liền
với nước Việt Nam mới. Nền văn hóa việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực
dân Pháp là nền văn hóa kháng chiến, kiến quốc, nền văn hóa dân chủ mới. Khi miền
Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền văn hóa được xây dựng nền
văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau xong nền văn hóa mới mà chúng ta
xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn bao hàm ba tính chất dính dân tộc, tính
khoa học và tính đại chúng.
Tỉnh dân tộc của nền văn hóa được Hồ Chí Minh biểu đạt bằng nhiều khái niệm,
như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, nhằm nhấn mạnh đến chiều sâu bản chất rất
đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phân biệt không nhầm lẫn với văn hóa của dân tộc
khác.
Tính khoa học của nền văn hóa mới thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến thuận với
trào lưu văn hóa của thời đại. Tính khoa học của văn hóa đòi hỏi phải đấu tranh chống
lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, phải truyền bá tư tưởng mác- xít, đấu
tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, thần bí, mê tín dị đoan, phải biết gạn đục khơi
trong, biết kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của
nhân loại.
Tính đại chúng của nền văn hóa được thể hiện ở chỗ nền văn hóa ấy phục vụ
nhân dân và do nhân dân xây dựng nên. Hồ Chí Minh nói: “văn hóa phục vụ ai? cố
nhiên, chúng ta phải nói là phục vụ công nông binh, tức là phục vụ đa số nhân
dân”[16, tr.558]; Quần chúng là những người sáng tạo. Nhưng quần chúng không chỉ
sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là những người sáng
tác nữa...”
Hồ Chí Minh cũng nhận định: mỗi cán bộ, mỗi người dân đều phải biết xây
dựng một nền văn hóa dựa trên cơ sở giữ, vay, trả. Giữ là luôn giữ gìn, bảo tồn và phát
huy bản sắc dân tộc; vậy là biết cách lựa chọn để tiếp nhận cái hay, cái đẹp của văn
hóa của nhân loại nhằm bổ sung vào cái thiếu, cái dở của ta; trả là chúng ta biết cách
giới thiệu cái đẹp của nền văn hóa nước ta ra nước ngoài, một nền văn hóa đẹp mà họ
cần học hỏi. Trong đó, giữ vai trò quan trọng nhất, nó là căn bản để phân biệt nền văn
hóa của dân tộc ta với nền văn hóa của dân tộc khác trên thế giới. Chúng ta vay phải
cảnh giác với âm mưu “diễn biến hòa bình” của Chủ nghĩa Đế quốc, mà ta có thể trở
thành cái bóng của văn hóa họ, mất đi bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
1.2.3.
Quan điểm về chức năng của nền văn hóa
Chức năng của nền văn hóa rất phong phú và đa dạng. Khi bàn về chức năng
của văn hóa Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa có 3 chức năng chủ yếu sau đây:
Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp.
Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của con
người. Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp.
Chức năng cao quý nhất của vãn hóa là bồi dưỡng nêu cao tư tưởng đúng đắn và tình
cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ được những sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư
tưởng tình cảm của mỗi người. Tư tưởng và tình cảm rất phong phú, văn hóa phải đặc
biệt quan tâm đến những tư tưởng và tình cảm ấy tri phối đời sống tinh thần cảu mỗi
con người và cả dân tộc.
Hai là, mở rộng phải biết nâng cao dân trí.
Nói đến văn hóa là phải nói đến dân trí. Đó là trình độ hiểu biết, là vốn kiến thức
của người dân. Nâng cao dân trí phải bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết để có thể hiểu
biết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. vấn đề nâng cao dân trí chỉ có thể
thực hiện sau khi chính trị đã được giải phóng, toàn bộ chính quyền thuộc về tay nhân
dân.
Mục tiêu của nâng cao dân trí trong từng giai đoạn cách mạng có thể có những
điểm chung và riêng, song tất cả đều hướng vào mục tiêu chung là độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội. Nâng cao dân trí để nhân dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ
văn hóa, góp phần cùng Đảng “...biến một nước dốt nát thành một nước văn hóa cao
và đời sống vui tươi hạnh phúc”.
Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách lối sống tốt đẹp, lành mạnh;
hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.
Phẩm chất và phong cách được hình thành từ đạo đức, lối sống, từ thói quen của
cá nhân và phong tục tập quán của cả cộng đồng. Phẩm chất và phong cách thường có
mối quan hệ gắn bó với nhau. Mỗi người thường có nhiều phẩm chất, trong đó có
nhiều phẩm chất chung và phẩm chất riêng, tùy theo nghề nghiệp và vị trí công tác.
Căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng, Hồ Chí Minh đề ra những phẩm chất
và phong cách cần thiết để mỗi người tự tu dưỡng. Riêng với cán bộ, Đảng viên, Hồ
Chí Minh đắc biệt quan tâm đến phẩm chất đạo đức- chính trị.
Những phẩm chất và phong cách tốt đẹp tạo nên giá trị con người. Văn hóa giúp
con người hình thành nên những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành
mạnh thông qua việc phân biệt cái đẹp và cái xấu, cái hư hỏng, cái tiến bộ với cái lạc
hậu, bảo thủ. Từ đó giúp con người hoàn thiện bản thân mình. Với ý nghĩa đó Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: Phải làm thế nào cho văn hóa thấm sâu vào tâm lý quốc dân nghĩa là
văn hóa phải sửa đổi được tình trạng tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ; văn hóa
phải soi đường cho quốc dân đi.
1.2.4.
Quan điểm của Hồ Chí Mình về một số lĩnh vực chính của văn hóa
Thứ nhất, văn hóa giáo dục.
Sau khi tim thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã bỏ nhiều công sức phân
tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến, chuẩn bị cho việc xây dựng một nền giáo dục
của nước Việt Nam sau này. Hồ Chí Minh đã phê phán gay gắt nền giáo dục phong
kiến (tầm chương, kinh viện, xa rời thực tế, bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ...) và
nền giáo dục thực dân (ngu dân, đồi bại, xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát.)
Nền giáo dục mới thực sự ra đời sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám và phát
triển cùng với sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây
dựng nền giáo dục mới phải được coi là mặt trận quan trọng, nhiệm vụ cấp bách, có ý
nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài. Nền giáo dục đó sẽ; . .làm cho dân tộc chúng ta
trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với
nước Việt Nam độc lập”.
Trong quá trình xây dựng nền văn hóa giáo dục ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã
đưa ra một hệ thống quan điểm rất phong phú và toàn diện, định hướng cho nền giáo
dục phát triển đúng đắn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội và thống nhất nước nhà.
về mục tiêu của văn hóa giáo dục, giáo dục là để thực hiện cả ba chức năng của
văn hóa thông qua việc dạy và học. Dạy và học là nhằm mở mang dân trí, nâng cao
kiến thức; bồi dướng những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, những phẩm chất
trong sáng và phong cách lành mạnh cho con người, đào tạo con người có ích cho xã
hội. Văn hóa giáo dục phải đào tạo những lớp người có đức, có tài kế tục sự nghiệp
cách mạng, làm cho nước ta “sánh vai với các cường quốc năm châu”[9, tr.35] . Học
không phải để lấy bằng cấp mà phải thực học, “học để làm việc, làm người, làm cán
bộ”.
về nội dung giảo dục, phải phù họp với thực tiễn Việt Nam. Giáo dục phải toàn
diện bao gồm cả văn hóa, chính trị, khoa học- kỹ thuật, chuyên môn nghền nghiệp, lao
động. Các nội dung này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Người chỉ rõ, nếu không có
trình độ văn hóa thì không tiếp thu được khoa học- kỹ thuật, không học khoa học- kỹ
thuật thì không theo kịp được nhu cầu kinh tế nước nhà; song phải chú ý học chính trị,
vì nếu chỉ học văn hóa không học chính trị thì như người nhắm mắt mà đi. Học chính
trị là học chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Học để
nắm vững quan điểm, lập trường có tính nguyên tắc của Đảng, thế giới quan, phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin. Phương pháp học phải sáng tạo, không giáo
điều. Xã hội ngày càng phát triển, nhân dân ngày càng tiến bộ nên người đành phải
tiến hành cải cách giảo dục, nhằm xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp dạy
và học thật khoa học, họp lý, đáp ứng đòi hỏi của cách mạng.
về phương châm, phương pháp giáo dục, phương châm học đi đôi với hành, lý
luận phải liên hệ với thực tế, học tập phải kết hợp với lao động, phải kết hợp thật chặt
chẽ ba khâu: gia đình, nhà trường và xã hội; thực hiện dân chủ, bình đắng trong giáo
dục; học ở mọi nơi, mọi lúc; học mọi người, học suốt đời. Coi trọng việc tự học, tự
đào tạo và đào tại lại. Phương pháp giáo dục phải phù hợp với mục tiêu giáo dục.
Cách dạy phải phù hợp với trình độ người học, phù hợp với lứa tuổi, dạy từ dễ đến
khó; phải kết hợp học tập với vui chơi, giải trí lành mạnh phải dùng biện pháp nêu
gương gắn liền với phong trào thi đua...
về đội ngũ giáo viên, phải quan tâm xây dựng, bồi dưỡng được đội ngũ giáo
viên có đạo đức cách mạng, yêu nghề, yên tâm công tác, đoàn kết và họp tác với đồng
nghiệp, giỏi chuyên môn, thuần thục về phuơng pháp. Mỗi giáo viên phải là một tấm
guơng sáng về đạo đức, về học tập “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”.
Nhu vậy Hồ Chí Minh đã định huớng cho việc xây dựng nền giáo dục mới phát
triển đúng đắn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và
thống nhất nuớc nhả.
Thứ hai, văn hóa văn nghệ.
Văn nghệ bao gồm văn học và nghệ thuật, là biểu hiện tập trung nhất cảu nền
văn hóa, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Hồ Chí
Minh không chỉ là nguời khai sinh ra nên văn nghệ cách mạng ở Việt Nam mà còn là
chiến sĩ tiên phong trong sáng tạo văn nghệ. Trong quá trình chỉ đạo xây dựng nền văn
nghệ cách mạng, Hồ Chí Minh đã đua nhiều quan điểm lớn. Trong đó, có 3 quan điểm
chủ yếu sau đây:
Một là, văn hóa văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ
là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng.
Hồ Chí Minh khẳng định văn hóa văn nghệ là một mặt trận, tức là khẳng định
vai trò, vị trí của văn hóa văn nghệ trong sự nghiệp cách mạng, coi mặt trận văn hóa
cũng có tầm quan trọng nhu mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế. Ở một tầm nhìn sâu
xa hon, Hồ Chí Minh coi mặt trận văn hóa nhu một “cuộc chiến khổng lồ’’ giữa chính
tà, giữa cách mạng và phản cách mạng. Cuộc chiến đó sẽ rất quyết liệt, rất lâu dài
song rất vẻ vang. Trong cuộc chiến đó, nguời “nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ
là vũ khi’’ đấu tranh. Truớc khio giánh đuợc chính quyền văn nghệ có nhiệm vụ thức
tỉnh quần chúng, tập hợp lực luợng, cổ vũ cho thắng lợi tất yếu của cách mạng. Sau
khi có chính quyền, văn nghệ phải tham gia vào công cuộc xây dựng chế độ mới, xây
dựng con nguời mới. Mặt trận văn nghệ lúc này còn gam go hon, quyết liệt hon, bởi
thắng đế quốc thực dân đã khó, thắng nghèo nàn, lạc hậu còn khó hon nhiều. Để hoàn
thành nhiệm vụ vẻ vang đó, Hồ Chí Minh yêu cầu “chiến sĩ nghệ thật cần có lập
truờng vững, tu tuởng đúng, .. .đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ Quốc, của nhân dân
lên trên hết, truớc hết.” Phải nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, có phẩm
chất, bản lĩnh, tài năng để sáng tạo ra những sản phẩm tinh thần phục vụ đời sống,
phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
Hai là, văn nghệ phải gắn với thực tiễn đời sống của nhân dân.
Thực tiễn đời sống của nhân dân rât phong phú, bao gồm thực tiễn lao động sản
xuất, chiến đấu, sinh hoạt và xây dựng đời sống mới. Đây là nguồn nhựa sống, là sinh
khí và là chất liệu vô tận cho văn ngệ sáng tác. Từ thực tiễn đó, bằng tài năng sáng tạo
và tinh thần nhân văn của mình, văn nghệ sĩ có thể nhào lặn, thăng hoa, hu cấu tạo nên
những tác phẩm nghệ thuật truờng tồn cùng dân tộc và nhân loại. Để làm đuợc nhu
vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu các văn nghệ sĩ phải “thật hòa mình vào quần chúng”, phải
“từ trong quần chúng ra, trở về nơi quần chúng”, phải “liên hệ và đi sâu vào đời sống
của nhân dân” để hiểu thấu tâm tu, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, học tập nhân
dân và miêu tả cho hay, cho chân thật và hùng hồn thục tiễn của đời sống nhân dân.
Bởi vì nhân dân không chỉ là nguời sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần. Họ
còn là nguời huởng thụ và đánh giá các tác phẩm văn học- nghệ thuật một cách trung
thực, khách quan và chính xác nhất.
Ba là, phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại của đất nuớc và
dân tộc.
Mục tiêu của văn nghệ là phục vụ quần chúng. Đe thực hiện đuợc mục tiêu này,
các tác phấm văn nghệ phải đạt tới sự hài hòa giữa nội dung và hình thức. Nguời nói:
“Quần chúng mong muốn những tác phấm cóa nội dung chân thật và phong phú, có
hình thức trong sáng và vui tuơi. Khi chua xem thì muốn xem, xem rồi thì có bố ích”.
[18, tr.504] Đó là một tác phấm hay.
Một tác phấm hay là tác phấm diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, ai đọc cũng
hiểu được và khi đọc xong phỉa suy ngẫm. Tác phẩm đó phải kế thừa được những tinh
hoa văn hóa dân tộc, mang được hơi thở của thời đại, vừa phản ánh chân thực những
gì đã có trong đời sống, vừa phê phán cái dở, cái sai, hướng nhân dân đến cái chân, cái
thiện, cái mỹ, vươn tới cái lý tưởng- đó chính là sự phản ánh có tính hướng đích của
văn nghệ. Để thực hiện được tính hướng đích này, các tác phẩm nghệ thuật phải chân
thực về nội dung, đa dạng, phong phú về hình thức và thể loại. Chính sự phong phú,
đa dạng về hình thức và thể loại dã mở ra con đường sáng tạo không giới hạn cho các
văn nghệ sĩ.
Thứ ba, văn hóa đời sống.
Văn hóa là một bộ mặt tinh thần của xã hội, nhưng bộ mặt tinh thần ấy không
phải là cái gì cao siêu, trừu tượng mà còn được thể hiện ngay ra trong cuộc sống hằng
ngày của mỗi con người, rất dễ hiểu, dễ thấy. Đó chính là văn hóa đời sống. Gắn việc
xây dựng nền văn hóa mới với xây dựng đời sống mới thực sự là một cách nhìn, một
giải pháp rất độc đáo của Hồ Chí Minh.
Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới, được Hồ Chí Minh nêu ra với ba
nội dung: đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Ba nội dung này có quan hệ
mật thiết, trong đó đạo đức giữ vai trò chủ yếu. Bởi vì chỉ có thể dựa trên một nền đạo
đức mới, thì mới xây dựng được nếp sống mới và lối sống mới. Đen lượt mình, đạo
đức mới cũng chỉ có thể thể hiện trong lối sống và nếp sống.
Đạo đức mới: để xây dựng đời sống trước hết phải xây dựng đạo đức mới. Ngay
trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Hồ Chí Minh đã đề nghị “mở một
chiền dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: “Cần, kiệm, liêm,
chính”. Sau này, Người đã nhiều lần khắng định: “Nếu không giữ đúng cần, Kiệm,
Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”, “Nêu cao thực hành
cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là
nhen lửa cho đời sống mới”.
Lối sổng mới: Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Đó còn là lối
sống văn minh, tiên tiến, kết họp hài hòa giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với
tinh hóa văn hóa nhân loại. Con người muốn tồn tại phải làm sao cho có ăn, mặc, ở, đi
lại và làm việc; phải làm sao cho mỗi hoạt động đó đều phải mang tính văn hóa. Chính
vì vậy, để xây dựng lối sống mới, Hồ Chí Minh yêu cầu phải sủa đổi: “cách ăn, cách
mặc, cách ở, cách đi lại” - theo ngôn ngữ hiện nay đây chính là phong cách sống (sinh
hoạt và ứng xử) phong cách làm việc gọi chung là lối sống mới.
Phong cách sống, theo Hồ Chí Minh, là phải khiêm tốn, giản dị, chừng mực,
ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, biết quý trọng thời gian, ít lòng ham muốn về vật
chất, về chức - quyền - danh - lợi. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh
em thì cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị; giàu tình yêu thương, quý mến, trân trọng con
người; với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc, với người thì độ lượng, khoan dung.
Phong cách làm việc theo Hồ Chí Minh, là phải sửa đổi sao cho có tác phong
quần chúng, tác phong tập thể- dân chủ, tác phong khoa học. Ba loại tác phong này có
quan hệ mật thiết với nhau. Sửa đổi phong cách l;àm việc có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với cán bộ làm công tác quản lý, lãnh đạo. Bởi vì, theo Hồ Chí Minh, đã là
cán bộ cách mạng phải có phong cách sống và phong cách làm việc tốt, để làm gương
mẫu cho dân.
Nếp sống mới: Xây dựng nếp sống mới - nếp sống văn minh, là quá trình làm
cho lối sống mới dần dần thành thói quen, thành phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa
phát triển những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng,
đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì
cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì sửa đổi. Cái gì
cũ mà tốt thì phát triển lên. Cái gì mới
mà hay thì phải làm, phải bổ sung.
Xây dựng văn hóa đời sống mới nhằm biến Việt Nam từ một quốc gia nghèo
nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia văn minh và phú cuờng là một công việc lâu dài
và phải có phuong pháp tốt. Công việc đó đòi hỏi quyết tâm của cả cộng đồng dân tộc,
song truớc hết phải bắt đầu từ mỗi con nguời, mỗi gia đình, với tu cách là một tế bào
của xã hội.
Tóm lại, tu tuởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa bao gồm những quan điểm,
nội dung cơ bản của Nguời về văn hóa. Tu tuởng Hồ Chí Minh là tu tuởng của nguời
cộng sản một mặt chăm lo đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, mặt khác
Nguời chống lại nguy cơ bảo thủ, khép kín.
Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, trong sụ nghiệp cách mạng của
mình cả trong thời kỳ kháng chiến và trong thời đại ngày nay đã có những quan điểm
tu tuởng về văn hóa hết sức sâu sắc, đến nay vẫn mang đầy đủ ý nghĩa chỉ đạo quá
trình xây dụng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tu tuởng Hồ
Chí Minh còn có giá trị to lớn trong quá trình xây dụng và phát triển nên văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc huyện Kim Bảng, Hà Nam hiện nay.
Chương 2
VẶN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ VÀO VIỆC
XÂY DƯNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA TIÊN TIÉN, DẶM ĐÀ
BẢN SẮC DÂN TỘC Ở HUYỆN KIM BẢNG, HÀ NAM HIỆN NAY
2.1.
Sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng Hố Chí Minh về văn hóa trong việc
xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện
Kim Bảng, Hà Nam hiện nay
2.1.1.
Khái niệm về băn sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa có nhiều cách hiểu khác nhau.
“Bản” là gốc, cái tự có, cái thuộc về bản chất, cốt lõi, căn lề, dòng chính của
một nền văn hóa. “Sắc” nghĩa là màu, đường nét. Bản sắc văn hóa là những đường nét
tạo ra đặc trưng của một nền văn hóa. Bản sắc là cốt cách chứ không phải là cái biểu
hiện ra bên ngoài.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (khóa VIII) đã
khái quát: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử, hàng ngàn năm đấu tranh dựng
nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, tinh
thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia đình- làng xã- Tố Quốc; lòng
nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động,
sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống, ... Bản sắc văn hóa dân tộc còn
đậm nét trong cả hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”.
2.1.2.
Những diễn biến văn hóa trên thế giới
Thứ nhất, ngày nay, khi thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại cùng tồn tại
hòa bình và tập trung nguồn lực quốc gia cho sự phát triển kinh tế bằng những phương
tiện hiện đại của cuộc cách mạng tin học thì việc giao lưu văn hóa trên thế giới càng
được mở rộng hơn bao giờ hết; các sản phẩm “văn hóa” kết họp một cách tinh vi giữa
nghệ thuật - kỹ thuật - kinh doanh tung ra khắp nơi đến mọi ngõ ngách trên thị trường
thế giới đêm lại lợi nhuận khổng lồ cho nhiều nước nhất là nước Mỹ. Hiện tượng cộng
sinh văn hóa là một tất yếu và là một đặc trưng mới của văn hóa thé giới. Mỗi người
đều được sống với bản sắc văn hóa dân tộc mình, vừa được xúc với nhiều nền văn hóa
khác. Thái độ khoan dung (tolérance) do UNESCO đề xướng tạo ra ý thức tôn trọng
những khác biệt của người khác để người khác tôn trọng những khác biệt của ta, sao
cho loài người chung sống hữu nghị, bình đẳng trong khi vẫn khác nhau.
Thứ hai, là nhân tố quan trọng trong nền sản xuất tổng họp có hàm lượng trí tuệ
cao, văn hoá như chất keo dính kết các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội tạo nên
hình hài và bản sắc mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực.
Văn hoá có khả năng bao quát một cách trực tiếp, đảm bảo tính bền vững xã hội,
tính kế thừa lịch sử và không bị trộn lẫn ngay cả khi hội nhập vào những cộng đồng
lớn hơn. Tính độc đáo của mỗi nền văn hoá dân tộc, hay là sự khác nhau của các nền
văn hoá không những chỉ bị quy định bởi những điều kiện môi trường, lịch sử xã hội
khác nhau, mà còn vì con người, ngay cả khi rất gần nhau, vẫn có ý thức khu biệt "ta
với người". Hơn thế nữa, cuộc sống của loài người không phát triển ngang bằng theo
một quá trình như nhau mà qua những phương thức đa dạng đến lạ lùng (trí tuệ, tâm
linh, tư duy, hứng thú thẩm mỹ, giá trị đạo đức...). Vì vậy trong quá trình hội nhập thế
giới, nếu như khoa học kỹ thuật ngày càng nhất thể hóa bao nhiêu, thì ngược lại, văn
hóa mỗi dân tộc như là tấm căn cước, lại càng được khu biệt bấy nhiêu. Như những
dòng sông, văn hóa của các dân tộc bền bỉ tích lũy, thâu nhận, gạn lọc tinh hoa từ
muôn nẻo, không ngừng chuyển tải và biến đổi, không ngừng giao lưu và mở rộng để
rồi kết tinh lại thành cái của riêng mình và góp phần vào đại dương mênh mông của
nhân loại, và đến lượt mình lại được tận hưởng hương vị xa lạ trong cái đại dương vĩ
đại bao la đó.
2.1.3.
Vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tôc ở Vỉêt Nam •
•
Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nhỏ, manh mún tiến lên
ền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, đây là một quá trình phát triển “kinh tế - kỹ thuật - văn hóa - xã hội” rất
phức tạp. Qúa trình ấy đang tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt dối với chính bản thân
con người và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự tác động đan xen giữa các yếu
tố:tích cực và tiêu cực, tiến bộ và bảo thủ, mới và cũ, truyền thống và hiện đại, nội
sinh và ngoại sinh, giá trị và phản giá trị. Vì vậy, bên cạnh những mặt tốt, những mặt
tích cực, con người phải biết chấp nhận và vượt qua thử thách, khó khăn để giữ gìn và
phát huy bản sắc dân tộc.
về tình hình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc ở Việt Nam có thể đánh giá ở một số mặt sau đây:
* Thứ nhất, về văn hóa văn nghệ.
Từ sau cách mạng Tháng Tám, văn hóa văn nghệ Việt Nam đã trở thành một bộ
phận khăng khít của cách mạng, đóng góp một phần to lớn vào sự thắng lợi của hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Các văn nghệ sỹ các nhà hoạt động nghệ
thuật đã thực sự là chiến sỹ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Tác phẩm văn học nghệ
thuật ngày càng xuất hiện nhiều, phong phú về nội dung, đa dạng về nghệ thuật, phản
ánh chân thực cuộc sống chiến đấu và lao động, có sức cố vũ động viên to lớn đối với
quần chúng nhân dân.
Từ ngày đổi mới có nhiều tác phẩm có giá trị tiếp tục ra đời được nhân dân nồng
nhiệt tiếp nhận. Nhiều hình thức văn hóa truyền thống như miếu mạo, chùa chiền, lễ
hội, .. .được khôi phục, phưong tiện thông tin đại chúng ngày càng hiện đại, đặc biệt là
mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài được tố chức với quy mô cả nước, thu hút
hàng triệu người tham gia.
Bên cạnh những tiến bộ và thành tựu thì tình hình văn hóa còn nhiều điều đáng
lo ngại: lối sống chạy theo đồng tiền, những thị yếu không lành mạnh, những hủ tục
mê tín dị đoan có chiều huớng tăng nhanh, văn hóa phẩm đồ trụy độc hại tràn lan trên
thị truờng là mối lo ngaijcuar toàn xã hội. Trong lĩnh vục sáng tác và phê bình nảy
sinh một số quan điểm và khuynh huớng sai lầm: phủi tay với quá khứ, quay lung với
lịch sử, thuơng mại hóa văn hóa văn nghệ, .. .bôi nhọ truyền thống dân tộc.
* Thứ hai, về văn hóa đời sống.
Thấm nhuần tu tuởng Hồ Chí Minh trong qua trình xây dụng nền văn hóa mới,
một kiểu nhân cách mới đuợc hình thành và ngày càng khẳng định giá trị của nó. Đó
là nhân cách con nguời chiến sỹ cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tu,
hết lòng phục sụ Tổ Quốc, quên mình phục vụ nhân dân. Đó là nhân cách con nguời
công dân biết sống và làm việc theo pháp luật, đó là sụ kết hợp hài hoà giữa tài và
đức, huớng tới tự do cá nhân và công bằng xã hội. Nhiều nét mới trong hệ thống giá
trị văn hóa đuợc thiết lập, giáo dục con nguời huớng tới chân - thiện - mỹ trong cuộc
sống. Tầng lớp tuổi trẻ tự tin hơn, có ý trí học tập vuơn lên tầm cao của trí tuệ để lập
thân và lập nghiệp.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị truờng, mặt trái của nó đang khuyến khích một số cá
nhân chạy theo lợi nhuận đồng tiền mà quên đi nhân cách, lối sống của con nguời Việt
Nam, trọng nghĩa tình, giữ gìn danh dự, phẩm chất cá nhân, gia đình và dân tộc. Một
số cán bộ có chức có quyền bị sa ngã truớc sự mua chuộc, lôi kéo của kẻ thù thông
qua mặt trái của đồng tiền mà gục ngã, đầu hàng số phận.
*Thứ ba, về văn hóa giáo dục
Ngày nay, cơ chế thị truờng và quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh, dẫn đến
quá trình thuơng mại hóa tạo ra nguy cơ mới tách rời cá nhân với cộng đồng, làm mất
đi mối qun hệ truyền thống. Hiện tuợng tiêu cực suy thoái đạo đức ngày càng gia tăng,
mối quan hệ huyết thống, gia đình, anh em, bạn bè, thầy trò có xu huớng bị thực dụng
hóa. Con nguời trở thành ích kỷ, tham nhũng trở thành vấn nạn.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chiến luợc con nguời đuợc Đảng, Bác chăm lo
vun sới đang trổ bông thơm, đậu trái ngọt ngào. Song vẫn còn nhiều điều bất cập.Đó
là mâu thuẫn giữa yêu càu và quy mô phát triển, giữa chất luợng và số luợng, giữa đào
tạo và phân công lao động xã hội...Mặt khác, giáo dục đào tạo còn thể hiện sự yếu